Henri d'Aviz, nhà hàng hải

Vietsciences-Võ Thị Diệu Hằng       27/02/2005  

 

Hoàng tử Henri d'Aviz (Porto 1394 - Sagres 1460), nhà hàng hải Bồ Đào Nha

Hoàng tử Henri d'Aviz còn được gọi là Henri nhà hàng hải (Henri the Navigator) là con của vua Jean Đệ Nhất nước Bồ Đào Nha (Portugal), là người khuyến khích các cuộc du lịch và thám hiểm các bờ biển Phi châu.

Mặc dù biệt hiệu của ông  như vậy nhưng ông chưa từng đi tàu mặc dù ông có tinh thần của một nhà hàng hải. Dưới sự đốc thúc của ông, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha mở ra đường biển tương lai đến Ấn Độ.

Là con trai thứ ba của vua Jean Đệ Nhất, hoàng tử Henri, mới 21 tuổi, đã cần đầu một đoàn quân và chiếm lấy tỉnh Ceuta năm 1415, ngày nay là Maroc. Khi từ miền bắc Phi Châu trở về, Henri đến ở tại Sagres gần mũi Saint Vincent, miền  nam nước  Portugal.

 Henri thành lập trường hàng hải tại Sagres, miền Nam Portugal, và tập hợp các  nhà hàng  hải và nhà địa lý giỏi nhất  Châu Âu. Những người này đã giúp ông  chuẩn bị những cuộc thám hiểm bằng  cách thành lập các toán chuyên  về hàng  hải, thiên  văn và họa đồ địa lý. Ông  đã cho vẽ ra những  bản đồ mới.  Henri còn  cho xây cất một đài thiên  văn để giúp các  nhà thủy thủ lái tàu bằng  cách xác định vị trí nhờ các vì sao. Từ 1420, mỗi năm ông đều cho đoàn thám hiểm tìm hiểu đại dương, phát xuất từ Sagres đi về hướng  Nam.

 

Hành trình của đoàn thủy thủ Portugal

Khám phá đầu tiên của các thủy thủ Portugal là Madere (1418), Acores (1432).  Sau đó họ bắt đầu đi xuống dọc theo bờ biển phía Tây của Phi Châu. Họ đã vượt qua mũi Bojador, phía Nam của Sahara năm 1434, rồi đến mũi Blanc (Trắng) năm 1441, rồi tới mũi Vert (Xanh) năm 1443. Sự phát minh thuyền caravelle với những tiến bộ mới, đã giúp cho ngành hàng  hải Bồ Đào Nha thám hiểm càng  ngày càng  xa về phía Nam. Khi hoàng tử Henri mất, năm 1460, họ đã đến được  bở biển mà hiện nay  tên là Sierra Léone

Chú giải bằng  màu:

  • Người Bồ Đào Nha khám phá Châu Phi
  • Người Bồ Đào Nha xuôi thuyền hướng về Châu Á
  • Người Bồ Đào Nha đến sinh sống tại Brésil, Nam Mỹ

Thuyền :

Thuyền Barca, tổ tiên của Caravelle

Thuyền Barca là tổ tiên của thuyền Caravelle.

Từ thời cổ đại, các  nhà hàng hải vượt biển, dùng  những điểm mốc (repères) của đất liền, đó là những  vật làm mốc (amer) cho ban ngày. Sau nhiều lần lấy các  điểm mốc, họ tính được vị trí của chiếc thuyền. Họ dùng các điểm mốc trên trời, thí dụ mặt trời, mặt trăng, các sao. Vị trí của thuyền được xác định bằng cách đo góc cao độ (hauteur angulaire)* của thiên thể phía trên chân trời. Cách đo này vẫn còn được dùng trong ngành  hàng hải ngày nay.

Thuyền Caravelle:

Thuyền thời thế kỷ 15 và 16, nhanh và nhẹ, có 3 hay 4 buồm. Thuyền caravelle được đóng từ năm 1440, kích thước trung  bình khoảng 25m chiều dài và 10m chiều rộng, cao trên mặt nước. Nhẹ và chạy nhanh, có các cánh buồm  hình vuông  và một cánh buồm đằng sau có hình tam giác  rất chắc và mạnh, rất thích hợp với những cuộc hành trình xa trên biển

 

 

* Phép đo góc cao độ một thiên thể  (mặt trời, mặt trăng, định tinh hay hành tinh)

Phép này dùng kính lục phân (sextant) để đo góc giữa hai đường thẳng, một từ chỗ đo (trên thuyền hay tàu) nối với thiên thể và một từ chỗ đo đến chân trời.  Có được góc này, có thể suy ra đường vị trí (Line of Position = LOP) của tàu.   Khi đo được ba cao độ góc (với ba thiên thể khác nhau) và cùng trong một thời gian rất gần nhau, sẽ có ba đường vị trí, và nếu làm đúng các phép tính ba đường này sẽ cắt nhau thành một tam giác.  Vị trí của con tàu nằm trong tam giác đó.  Thường phải dùng Nautical Almanach (niên giám hàng hải) để xác định thiên thể theo ngày, giờ đo góc  Dùng sách HO 229 (hồi thập niên 1970, là HO 214) có các phép tính để suy ra một cách chính xác đường vị trí (LOP).  Ðo cao độ góc chính xác và làm đúng các phép tính, tam giác vị trí sẽ rất nhỏ, tương ứng với vài trăm thước mỗi cạnh trên hải đồ thường dùng.  Hàng hải Pháp trước đây dùng các bảng Friocourt và các cách tính khá phức tạp để dịnh đường vị trí.  Vì phải dùng đường chân trời nên thường làm phép đo vào lúc chạng vạng tối hay khi gần sáng để thấy được chân trời.  Khi đo với kính lục phân thường lúc lắc kính vài ba lần để định vị trí cân bằng của kính.  Ðộng tác này, tiếng Anh gọi là swing. 

 

© http://vietsciences.free.fr Võ Thị Diệu Hằng