Einstein nói về giáo dục

 

Vietsciences- Nguyễn Xuân Xanh      25/06/2007
 

Những bài cùng tác giả

Video

Lo âu giữa phương trình và chính trị

Đừng lo về những khó khăn về toán của bạn; tôi có thể  khẳng định với bạn rằng những khó khăn của tôi còn lớn hơn. 1

 

 “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê” và “Quan trọng là người ta không ngừng hỏi”.

 

 “Nếu tự hỏi từ đâu tôi đã thiết lập nên lý thuyết tương đối, thì câu trả lời dường như nằm ở điều sau đây: người lớn bình thường hầu như  không suy nghĩ về những vấn đề thời gian và không gian. Anh ta nghĩ rằng mình đã làm điều đó từ nhỏ rồi. Tôi ngược lại phát triển chậm về mặt  trí tuệ đến nỗi  tôi bắt đầu ngạc nhiên về không gian và thời gian khi tôi đã lớn rồi. Một cách tự nhiên, tôi đã thâm nhập vào toàn bộ vấn đề sâu hơn những đứa trẻ có năng khiếu phát triển bình thường khác. 2  

 

 […] Ông có thể xem tôi là kiên nhẫn hơn những người trung bình trong việc theo đuổi các bài toán. […] Không phải thông minh hơn là quan trọng, mà là tò mò hơn và có lẽ kiên nhẫn hơn trong vấn đề tìm giải đáp cho một bài toán.3

 

 “…Ngoài ra tôi biết chắc rằng bản thân tôi không có một sự thông minh nào đặc biệt. Óc tò mò, sự đam mê và sự kiên nhẫn một cách bướng bỉnh, cộng với sự tự phê bình, đã đưa tôi đến những suy nghĩ của tôi. Tôi không có một sức mạnh tư duy đặc biệt mạnh (‘cơ bắp não’) nào, dù chỉ trong mức độ khiêm tốn. Nhiều người có thứ đó nhiều hơn nhiều mà không mang lại một cái gì đáng để ngạc nhiên.” 4

"Là một sự thiếu sót nếu chỉ dạy cho con người một ngành chuyên môn. Bằng cách đó anh ta trở thành một loại máy có thể sử dụng được. Nhưng quan trọng là anh ta phải có một cảm giác sinh động về cái gì đáng giá để phấn đấu. Anh ta phải có một cảm giác sinh động về cái gì đẹp và tốt về mặt đạo lý. Nếu không anh ta với kiến thức chuyên môn hoá sẽ giống như  một con chó được huấn luyện tốt, hơn là một con người phát triển hài hoà. Anh ta phải hiểu biết về động cơ của con người, những ảo tưởng và đau khổ của họ, để có được một thái độ đúng với người đồng loại và với cộng đồng." 5

Biết dạy học có nghĩa là dạy một cách thú vị, là giảng bài, kể cả một bài trừu tượng, sao cho những dây đàn cộng hưởng trong tâm hồn của học sinh cùng rung lên và óc tò mò vẫn mãi sinh động”.6  “Kiến thức tự nó là khô cứng. Cần phải có người thầy giỏi và trường tốt để làm sống nó lại”.7   

: “Trường ở Aarau, bằng tinh thần phóng khoáng và sự nghiêm túc bình dị của những vị thầy không dựa vào quyền lực bên ngoài nào cả, đã để lại một ấn tượng không phai trong tôi; khi so sánh với sáu năm học ở một trường trung học Đức gia trưởng, tôi mới ý thức thấm thía một nền giáo dục nhằm khuyến khích hành động tự do và tính tự trách nhiệm hơn hẳn như thế nào một nền giáo dục dựa trên lối huấn luyện khắc nghiệt, lên quyền lực bên ngoài và tinh thần hiếu thắng. Dân chủ đích thực không phải là một lời nói sáo rỗng”

 “phải để con người trẻ phát triển lên trong một tinh thần mà những nguyên tắc này (sự phát triển tự do và tự trách nhiệm của cá nhân) trở thành tự nhiên như không khí người đó thở. Chỉ có dạy thôi thì không đạt được gì cả”. 9   

Về việc học nhồi nhét, ông nói: “Tôi nghĩ người ta có thể làm mất đi tính háo ăn của một con thú ăn thịt sống nếu cứ bắt nó phải ăn dưới roi vọt, ngay cả khi nó không đói, đặc biệt khi người ta tự chọn cho nó những thức ăn dưới áp lực đó.” 10  

            Đến câu hỏi về vận tốc âm thanh ông trả lời: “Điều đó tôi không biết. Tôi không muốn làm nặng nề trí nhớ của tôi với những sự kiện như thế, những thứ mà tôi có thể tìm thấy dễ dàng trong bất cứ tự điển bách khoa nào.” 11  

 “Đối với con người, kiến thức không quan trọng lắm. Để có kiến thức con người không cần đến đại học. Cái đó người ta có thể học từ sách. Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”. 12  

 “trường học chủ yếu dùng những phương tiện gây sợ hãi, cưỡng bách và chuyên chính giả tạo. Phương pháp đó huỷ diệt tình cảm lành mạnh của sự sống, sự chân thật và sự tự tin của học trò. Nó tạo ra một loại thứ dân ngoan ngoãn”. 13  

 “Sự phát triển khả năng tổng quát nhằm tư duy và phán đoán tự lập nên luôn luôn được đặt lên hàng đầu chứ không phải sự tích luỹ của kiến thức chuyên môn”.14  

 “Khắp nơi, sự siêng năng đắc lực, sự thành công được tôn sùng chứ không phải giá trị của sự việc và con người theo quan điểm của cứu cánh  đạo đức của nhân loại. Thêm vào đó là ảnh hưởng rất tai hại về mặt đạo đức của cuộc chiến đấu kinh tế không khoan nhượng. 15  

 chủ nghĩa tư bản là “làm què quặt cá nhân…Cả hệ thống giáo dục chúng ta đau khổ vì tệ nạn này. Một thái độ cạnh tranh quá đáng được khắc sâu vào sinh viên, anh ta được huấn luyện để tôn thờ sự thành công hám lợi như một sự chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai.”16  

 “Một tính cách tốt và vững vàng có giá trị hơn khả năng hiểu biết và sự uyên bác”. 17  

 “Mục tiêu (của nhà trường) phải là sự đào tạo nên những cá nhân tự hành động và tư duy nhưng biết nhìn thấy trong việc phục vụ xã hội nhiệm vụ cao cả nhất của cuộc đời. 18

 Tôi tin rằng sự sa sút khủng khiếp trong tư cách đạo đức của con người trước nhất có liên quan đến sự máy móc hoá và sự làm mất đi tính chất cá nhân của cuộc sống của chúng ta - một sản phẩm phụ bất hạnh của sự phát triển tinh thần khoa học-kỹ thuật. Lỗi của chúng ta…Con người nguội lạnh đi nhanh hơn hành tinh nó đang ngồi trên đó. 19

 một số ít người không tham gia vào cách suy nghĩ thô bạo của số đông, vẫn sống theo lý tưởng tình yêu con người, không bị ảnh hưởng bởi những đam mê của họ, thì phải chịu một số phận bi thảm: họ bị ném ra khỏi xã hội và bị đối xử như những kẻ bị hủi nếu họ không chịu làm những hành động mà lương tâm họ chống lại, và im lặng hèn nhát về những gì họ thấy và cảm nhận.” 20 

 “Bởi vì tất cả những gì vĩ đại và cao cả đều được tạo ra bởi cá nhân trong sự phấn đấu tự do.21  Chính cá nhân tạo ra tài sản văn hoá cho nhân loại. Ông nói: “Có thể dễ dàng nhận thấy rằng tất cả những tài sản vật chất, tinh thần và đạo đức mà chúng ta nhận được từ xã hội xuất phát từ những nhân cách đơn lẻ qua vô số thế hệ.[…] Chỉ cá nhân đơn lẻ mới tư duy và qua đó mới tạo ra những giá trị mới cho xã hội.22

 

Chỉ cá nhân riêng lẻ mới có thể tư duy và qua đó tạo ra những giá trị mới, tạo ra cả những tiêu chuẩn đạo đức mới mà dựa theo đó cuộc sống của cộng đồng phát triển. Không có những cá nhân sáng tạo, tự biết tư duy và phán đoán thì khó hình dung một sự phát triển cao của cộng đồng cũng như khó hình dung sự phát triển của các cá nhân riêng lẻ mà không có miếng đất nuôi dưỡng của cộng đồng. Một xã hội lành mạnh được gắn liền với tính tự chủ của các cá nhân cũng như với sự gắn bó xã hội sâu sắc của họ. Người ta nói một cách chính đáng rằng chính nền văn hoá Hy lạp-Châu Âu-Mỹ, đặc biệt tinh hoa văn hoá của thời Phục Hưng Ý, cái đã chấm dứt giai đoạn trì trệ của thời trung cổ ở châu Âu, là dựa lên sự giải phóng và sự tách biệt tương đối của cá nhân. 23  

 

 “Một xã hội của những cá nhân được tiêu chuẩn hoá không có sắc thái và mục tiêu riêng sẽ là một xã hội nghèo nàn mất khả năng phát triển”.24

 

 “Để phát triển khoa học và hoạt động sáng tạo nói chung cần phải có một thứ tự do khác, người ta có thể gọi là tự do nội tâm. Đó là cái tự do của tinh thần thể hiện qua sự độc lập của tư duy trước các trói buộc của thành kiến, của quyền lực và xã hội, cũng như trước những trói buộc của suy nghĩ lệ thường và thói quen không phê phán. Tự do nội tâm này là một món quà hiếm có của thiên nhiên ban cho và là một mục tiêu đáng giá cho cá nhân. Cộng đồng cũng có thể đóng góp rất nhiều vào việc giáo dục tự do nội tâm này, bằng cách cộng đồng ít nhất không ngăn cản sự phát triển của nó. Trường học, bằng  ảnh hưởng gia trưởng và bằng gánh nặng trí óc thái quá cho những cá nhân trẻ, có thể ngăn cản sự phát triển của tự do nội tâm, hoặc ngược lại bằng khuyến khích tư duy độc lập, sẽ tạo thuận lợi cho nó. Chỉ khi tự do nội tâm và tự do bên ngoài được vun xới một cách có ý thức và lâu dài thì mới có được điều kiện cho sự phát triển tinh thần, cho sự hoàn thiện và cải thiện đời sống nội tâm và bề ngoài”. 25

 

 

 “Bản chất con người là tự do, yêu quyền tự quyết và ghét bắt buộc. Cho nên nó muốn được chỉ đường đến nơi nó phát triển, và không phải bị kéo đi, đẩy đi, hay ép buộc26

 

 “ Khi dọn về Aarau ở Thuỵ Sĩ năm 1896 và vào trường đại học bách khoa kỹ thuật, tôi lần đầu tiên mới ý thức rằng tôi không thích như thế nào cách nhồi nhét và học thuộc lòng, cách dạy của môn toán. Tôi tin rằng sở thích vật lý của tôi hình thành vào thời điểm này.”  27

Bởi vì nghề nghiệp hàn lâm đặt một người nghiên cứu trẻ vào một loại tình huống bắt buộc là phải sản xuất các bài nghiên cứu khoa học với số lượng gây ấn tượng - một sự cám dỗ dẫn đến sự hời hợt mà chỉ có những cá tính mạnh mới có khả năng cưỡng lại được.” 28

Mọi áp lực có tác dụng làm hại cho sự phát triển. “Trong thời học của tôi, ngay khi ngày thi được công bố, tôi bị dồn vào một áp lực đến nỗi tôi có cảm giác tôi không phải bước vào một kỳ thi mà bước lên một đoạn đầu đài. 29  

    “Trí óc của tôi sau những kỳ thi (cử nhân) hoàn toàn bị tắt nghẽn một thời gian cho hoạt động nghiên cứu và phân tích khoa học. Khả năng trí óc của tôi hoàn toàn bị cạn kiệt, bởi vì tôi phải học thuộc lòng những thông tin vô bổ.30  

 

 “Mỗi một tình yêu sâu sắc và đích thực. Là người bạn, anh em và yêu mến – cái đó mở cửa ngục tù với sức mạnh vô biên, huyền bí. Ai không có điều đó, người đó vẫn ở trong cõi chết”.31

 

 “không còn khả năng ngạc nhiên, sửng sốt trước nó, người đó coi như đã chết, ánh mắt đã tắt lịm đi.32  

 

 “Ai muốn giữ cuộc đời mình, người đó sẽ đánh mất nó. Ai mất đời mình vì một cuộc đời cao hơn, người đó sẽ giữ được nó 33  

               Tôi đặt niềm tin vào trực giác 34

 “Sự ngạo mạn của quyền lực là kẻ thù lớn nhất của chân lý”.

Đó hầu như là định luật mà hầu như tất cả những người bề tôi của vị thần khắc nghiệt là Khoa học phải tuân theo, rằng cuộc đời họ kết thúc trong sự đau buồn, càng đau buồn khi họ càng hết lòng với nhiệm vụ của họ.” 38  

 “Quả là khó hiểu cái gì đã thúc đẩy con người khiến cho người đó xem công việc quan trọng kinh khủng như thế? Cho ai? Cho người đó?- Người ta sắp ra đi kia mà. Cho cộng đồng? Cho hậu thế? Không, đó vẫn là điều khó hiểu.” 41

Tôi không bao giờ dạy học sinh; tôi chỉ cố gắng tạo ra những điều kiện để chúng có thể học.” 42 

 

Tôi hầu như chưa bao giời cảm thấy xa lạ với con người như hiện tại, hay đó là một ảo giác của sự lãng quên? 45

 “ Những kinh nghiệm xấu luôn lập lại một cách mới”

 

 “Nhưng rồi tôi biết con người chung quy thay đổi ít, cho dù cái mốt mà họ chạy theo làm cho họ xuất hiện vào những thời khác nhau như thể khác nhau, và cho dù khi những xu thế thời đại như xu thế hiện nay có mang đến cho họ vô số đau khổ. Chẳng có cái gì còn lại hơn là một trang giấy nghèo nàn trong các sách sử, trong đó những sự ngu dại của cha ông sẽ được phơi bày cô đọng lại trước mắt cho tuổi trẻ của các thế hệ sau”? 47  

 

© http://vietsciences.org   và  http://vietsciences.free.fr Nguyễn Xuân Xanh