Huyền thoại quá đẹp để có thể là sự thật |
Vietsciences- Võ Thị Diệu Hằng 02/06/05 |
Cách đây không lâu, tôi nhận một email có tựa đề "rất thật"do một người bạn tìm thấy thông tin này trên Net và gởi đến. Câu chuyện thứ nhất:Một ngày nọ, người chủ trại nghèo người Tô Cách Lan tên Fleming ra cánh đồng làm việc bỗng nghe từ phía đầm lầy gần đó có tiếng kêu cứu . Ông bỏ hết mọi dụng cụ để chạy tới thì thấy một người con trai bị lún sâu trong bùn, sợ hãi, khóc la và đang tìm cách thoát ra. Người chủ trại cứu cậu con trai thoát khỏi cái chết chậm và dữ tợn này. Sáng hôm sau, một nhà quý tộc ăn bận sang trọng tới nông trại của ông Fleming và tự giới thiệu là cha của cậu bé mà ông đã cứu sống. Nhà quý tộc nói: "Tôi muốn đền ơn ông, bởi vì ông đã cứu con trai tôi". Trại chủ Tô Cách Lan trả lời rằng ông không thể lấy tiền vì việc cứu người. Trong lúc đó có một chú bé tới cửa lều. "Con trai ông đó phải không?", nhà quý tộc hỏi. "Vâng". "Vậy thì tôi đề nghị với ông một việc. Hãy cho phép tôi giúp con trai ông học hành như con tôi vậy. Và tôi chắc chắn cậu sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta sẽ hãnh diện. Nhà nông trại bằng lòng và
con trai của ông theo học trong những trường giỏi nhất và cuối cùng đậu
trường Đại học Y khoa
Tên
của của nhà quý tộc? Lord
Randolph Churchill.
Tên của con trai ông?
Câu chuyện thứ hai:Vào những năm 1880, một thành viên nổi tiếng của quốc hội Anh quốc đang ở trong xe khi xe bị lún xuống bùn. Một người con trai ở nông trại thấy tình trạng khó khăn như vậy mới tới giúp đẩy xe lên trở lại. thành viên quốc hội ngạc nhiên và hỏi: "Tôi đền ơn em cái gì bây giờ?" . "Dạ không có gì đâu". "Được giúp đỡ em, tôi coi như là một đặc ân". Vậy là người đàn ông trả tiền học phí trường y khoa giúp cho người con trai. Người con trai sau này lại cứu sinh mạng của Winston Churchill với penicillin khi Churchill nằm viện trong giờ cao điểm nhất của thế giới chiến tranh thứ Nhì. Người đàn ông đó là Lord Randolph Churchill, là cha của Winston Churchill. Câu chuyện thứ ba:Cũng tương tự như hai câu chuyện trên, nhưng ở đây chàng trai Alexander Fleming cứu chàng tuổi trẻ Winston Churchill sắp bị chết đuối
Lời bàn:Sau khi đọc câu những câu chuyện kỳ thú trên, chúng ta tưởng tượng cậu bé Winston nhỏ tuổi ngơ ngác, tò mò và lạc lõng trong xứ quê mùa đầy nguy hiểm. Không có người thân bên cạnh, cha mẹ cậu chắc cũng nghỉ ngơi ở ngôi nhà gần đó. Và chàng thanh niên Alexander cũng phải trẻ nhất là 17 tuổi thì nhà quý tộc mới đề nghị cho tiền học phí để vô trường Thuốc. Sau đó, trong thế chiến thứ hai, Winston bịnh sưng phổi và lành bệnh nhờ trụ sinh mà Alexander khám phá ra. Câu chuyện có nhiều tình tiết và gia đình Fleming xem như đã cứu gia đình Churchill hai lần. Chúng ta hãy xem lại tiểu sử của hai nhân vật chính và sự khám phá trụ sinh: Tiểu
sử Tiểu
sử Sau khi đọc hết hai câu chuyện giữa hai gia đình Churchill và Fleming và tiểu sử của họ, chúng ta có ý nghĩ gì? Cha của Alexander Fleming cứu Winston Churchill bị lún trong vũng bùn, hay chàng trai Alexander cứu cha của Winston Churchill đang kẹt trong xe bị sa lầy, hay chàng trai Alexander Fleming cứu chàng trai trẻ Winston Churchill bị sắp chết đuối,... Câu chuyện có hai người cha và hai người con mà một trong số bốn người sẽ cứu một trong ba người còn lại và một trong hai người còn lại xin trả tiền học cho một người, hay cũng tương tự như vậy. Thật là một câu chuyện tốt đẹp!. Khi đọc tiểu sử Churchill, ta thấy khó có thể có trường hợp cha con Churchill gặp cha con Fleming bởi vì Alexander Fleming sinh ra trong một ngôi làng quê mùa ở Scotland và sống trong một nông trại rộng 800 acre (1 acre =mẫu Anh= 4050m²), cách căn nhà kế bên gần nhất là 1 mile (1mile = 1,6 km). Vậy thì số mệnh khó mà đưa đẩy Winston đi lang thang đến nỗi sa lầy, hay đi tắm sông bị nước cuốn. Ngoài ra, Winston lớn hơn Alexander 7 tuổi, thì Alexander quá nhỏ tuổi, khó lòng mà cứu Winston cao lớn khỏi chết đuối. Trích tiểu sử Alexander Fleming: "...sinh ngày 6/8/1881 tại một nông trại ở Ayrshire, tây nam Scotland, trong một gia đình tám người con. Lúc 14 tuổi, ông đến London gặp anh cả Tom lúc bấy giờ là một bác sĩ trẻ. Ông ở với anh và học trung học rồi tìm một việc làm tại một hãng hàng hải. Bốn năm sau cuộc đời ông đổi khác, anh ông đời sống càng lúc càng dễ chịu nên đề nghị ông học Y khoa...." Nghĩa là lúc rời nông trại, ông chỉ mới 14 tuổi, ngoài ra chính anh cả Tom của ông khuyến khích ông học Y khoa. Có nguồn tiểu sử khác nói thêm chi tiết là Alexander có đi học trường Bách khoa và sau khi ra trường, do dự thôi thúc của anh, ông làm thư ký tại một hãng đóng tàu vài năm. Sau đó ông gia nhập vô quân đội Tô Cách Lan khi chiến tranh Boer bắt đầu. Chính vì sau biết chiến tranh mà Alexander mới quyết định theo học y khoa, cộng thêm những khuyến khích của người anh trai bác sĩ. Ngoài ra, tiền học phí của Alexander là 250 bảng Anh, là nhờ thừa hưởng gia tài người chú bác của ông mới chết chớ không phải là nhờ nhà quý tộc biết ơn. Câu chuyện trên có một phần đúng với sự thật: Winston Churchill bị đau cổ họng và sốt nặng trong khi ông đi ngang qua Tunis (trên đường về sau khi gặp Roosevelt và Stalin tại Tehran tháng 12 năm 1943). Bác sĩ tư của Winston là Charles Wilson, (sau này là Lord Moran) chẩn đoán là ông bị sưng phổi. Theo tiểu sử của Winston, là ông được điều trị bằng sulphamide (là thuốc kháng sinh, chớ không phải trụ sinh). Trong thời gian đó một bác sĩ chuyên môn về phổi, giáo sư John Scadding, bay từ London đến nhưng Winston đã bắt đầu bình phục. Nói ngắn lại là Alexander Fleming lần này cũng không có dịp gặp Winston để chạy chữa hoặc là trụ sinh mà ông khám phá ra cũng không dùng để chữa trị bịnh sưng phổi của vị thủ tướng Anh quốc. Cuối cùng, là chuyện khám phá ra trụ sinh. Alexander có tình cờ khám phá ra tính chất diệt trùng của penicilline, nhưng ông không tiếp tục thực hiện đến cùng, bởi vì ông nghĩ là mình tìm ra được một thứ thuốc diệt trùng nhưng phản ứng thuốc quá chậm và khó có thể sản xuất ra nhiều để điều trị được. Vậy là Fleming lại làm công việc khác. Năm 1935, Howard Florey, hiệu trưởng trường Oxford's William Dunn School of Pathology và Ernst Chain, tiến sĩ về Sinh hoá tại Cambridge tiếp tục công trình của Fleming trong nhiều năm. Mấy năm sau, Fleming đến thăm trường Dunn School sau khi họ thông báo trên báo chí những khám phá mới về trụ sinh năm 1940 rồi sau đó lại biến mất trong hai năm nữa. Sau đó Fleming liên lạc với Florey là cũng chỉ để hỏi một ít trụ sinh cho bạn ông bị bịnh viêm màng não (meningitis), nghĩa là nhà khám phá ra trụ sinh phải chờ đợi Florey cung cấp ...
© http://vietsciences.net và http://vietsciences.free.fr Võ Thị Diệu Hằng |
|