Sắc đẹp của Socrate

Vietsciences-Võ Thị Diệu Hằng      27/07/2004

 

Socrate  kể lại cho con trai ông, Lamproclès, những gì mà vợ ông  đã làm để dạy cho con biết thương mẹ 

Lamprodès:  Con  cũng muốn mẹ con làm vậy, trăm lần nhiều hơn nữa, nhưng không ai chịu nổi tính khí  dữ tợn của bà.

Socrate: Có khi nào con bị mẹ con cắn hay đá con bị thương như có  người ta nhận từ những con thú?

Lamprodès:  Không,  lạy Chúa, nhưng mà  bà nói những chuyện mà  không ai trên đời này muốn nghe cả

- Còn con, Socrate tiếp lời, con có nghĩ rằng mẹ con  đã nhọc nhằn biết bao vì những gì con đã gây ra ngày lẫn đêm, từ khi con còn trong nôi,  tiếng khóc, tiếng la, những  hành động  cáu gắt, cùng với biết bao là buồn lo khi con bệnh hoạn? [...] Còn con, cho dù mẹ con có nói gì thì mẹ con nói nhưng  không nghĩ điều xấu cho con mà ngược lại; bà muốn những điều tốt đến với con hơn bất cứ người náo trên đời. Vậy mà con  tức giận mẹ con sao? Hay con nghĩ là mẹ con muốn  con gặp điều xấu?

- Không, thật vậy, con không nghĩ vậy.

- Vậy thì người mẹ này lúc nào cũng sẵn sàng vì con, lúc con bệnh, bà chăm sóc  con bằng tất cả tấm lòng để con đươc khoẻ mạnh, [...] , đã vậy còn  mong trời thần cho con được nhiều của ci [...] người mẹ như vậy con cho là tính khí không chịu nổi? Theo cha thì nếu con không thể chịu đựng một người mẹ như vậy thì con sẽ không thể chịu đựng  cái tốt ở trên đời này

 

Xénophon, Mémorables, II, 2 (trad.Chambry, ed. Garnier)

 

© http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.net  Võ Thị Diệu Hằng

 

Socrate sinh tại Athènes năm -470 và mất năm -399.

Ông rất xấu trai:  Xénophon nói ông sói, mũi tẹt. Platon cho rằng ông giống như một Satyre (*) . Còn Rabelais thì gọi ônglà một Silène (**)  

Sự xấu xí của ông đã gây tai tiếng  không ít  vì dân thành Athènes  quan niệm là sắc đẹp bề ngoài tượng trưng cho cái đẹp  tinh thần.

(*) Satyre = thần Dê (truyện thần thoại tiếp theo của Dionysos: Satyre là  vị nửa thần nửa người, có sừng, tai nhọn, chân dê)

(**) Silène, truyện thần thoại Dionysos, là cụ già sói đầu, mũi tẹt, mập

Và đây là cuộc đối thoại giữa Socrate và Critobule về cái đẹp:

Socrate: - Bạn có biết tại sao chúng ta  cần có mắt không?

Critobule: - Ðương nhiên mắt dùng để nhìn

Socrate: - Nếu theo nghĩa như vậy thì mắt của ta đẹp hơn mắt của ngươi rồi!

Critobule: - Tại sao lại như vậy được?

Socrate: -  Tại vì mắt người chỉ thấy được những gì  ở đằng trước  trong lúc mắt ta  thấy được luôn bên cạnh vì chúng ở ngang  mày. 

Critobule: - Vậy thì  hãy so sánh cái mũi: mũi ông và mũi tôi mũi ai đẹp hơn?

Socrate: - Mũi ta. Theo ý ta thì nếu trời cho chúng ta mũi để  ngửi thì mũi của ngươi ngó xuống đất. Mũi ta huếch lên trời để có thể ngửi tất cả  những mọi hương thơm.

Critobule: - Nhưng mà làm thế nào cái mũi ngắn mà tẹt lại đẹp hơn cái mũi thẳng?

Socrate: - Tại vì nó không cản trở tầm nhìn  mà cho phép mắt thấy ngay tức thì khi mắt muốn. Cái mũi cao thì ngược lại, nó  chắn một cách ngạo nghễ ngay giữa hai con mắt như một bức tường

 

© http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.org  Võ Thị Diệu Hằng