Đôi điều cùng Quý Độc Giả,

 

Thưa Quý Vị,

 

Đã gần 11 năm tôi chăm sóc Vietsciences. Tuy rất mê say, nhưng một mình tôi không thể kham nổi nên đã nghỉ tổng cộng gần một năm, vì thiếu thì giờ, vì Cha tôi mất và  phải lo sách vở của Cha tôi nữa.

Nhiều cộng tác viên Vietsciences khyến khích tôi trở lại, nhưng tôi không tìm ai để giúp đỡ cho lên bài vở. Người thì lo làm ăn, người về hưu rồi nhưng yếu hoặc phải viết sách vân vân ...

Tôi rất buồn và tiếc, nên hai tháng nay tôi để hết thì giờ để tìm cách để chúng ta có một sân rộng mênh mông, có hàng tỷ chuyện bổ ích về mọi lãnh vực nhỏ từ Nano đến không giới hạn của nhiều Vũ trụ ...

Tha hồ mà chúng ta học hỏi.

Lẽ đương nhiên là tôi không bỏ quên đứa con tinh thần của mình.

Do  đó tôi có mở thêm nhưng tiết mục dùng để giúp các sinh viên TỰ HỌC thêm về Khoa học, Lịch sử, về những cái đẹp của Thiên nhiên, và để rộng mở thêm, tôi đã thêm nhưng bài youtube bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, nhất là tiếng Anh.

 

Nhắc riêng với các em sinh viên, học sinh,

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, trong Tuan's blog, viết:

"... tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất, được nhiều người học nhất, và có nhu cầu cao nhất (1). Theo thống kê hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của khoảng 400 triệu người. Ngoài số này, còn có hơn 430 triệu người sử dụng tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai, và khoảng 750 triệu người sử dụng tiếng Anh như là một ngoại ngữ (1). Có nghiên cứu cho rằng đến năm 2015, phân nửa dân số trên thế giới sẽ sử dụng tiếng Anh....

... Vào thập niên 1980s, trên 60% các tập san khoa học trên thế giới sử dụng tiếng Anh. Hai mươi năm sau, con số này là trên 80%. Trong vài lĩnh vực như y khoa và sinh học, hiện nay hơn 90% các tập san sử dụng tiếng Anh ...

... Các tập san danh tiếng và uy tín vào hàng số một trên thế giới (như Science, Nature, Cell, Lancet, New England Journal of Medicine, Nature Genetics, v.v…) đều xuất bản bằng tiếng Anh....

Ngoài ra, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ quốc tế cho các hội nghị khoa học quốc tế. Ngay cả các diễn giả đến từ các cường quốc khoa học như Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển … cũng chỉ dùng tiếng Anh để trao đổi vớ đồng nghiệp quốc tế..."

 

Và để giỏi tiếng Anh, nhờ có internet, chúng ta có thể tự học dễ dàng vì  trong chương Ngôn ngữ có rất nhiều bài học tiếng Anh online rất hay do những người Anh, Mỹ và Việt đảm nhiệm.  Ta lựa những bài hát karaoke, có lời và nhạc và những phim có phụ đề tiếng Việt để tập nghe cho quen.

Khi một đoạn phim hay một chữ ta chưa hiểu kỹ, ta quay lại xem và nghe rồi mở từ điển online tra rồi lập lại 10 lần cho nhớ.

Nếu một câu trong phim ta không hiểu, ta tự chép câu đó lên để tra bằng GOOGLE:

 

Anh>Việt          Pháp>Việt(Xin bấm lên link)

 

Cách nay trên 5 năm, Google dịch ra tiếng Việt rất ngớ ngẩn, nhưng bây giờ tiến bộ nhiều.

Thử dịch từ Anh văn ra tiếng Việt Anh>Việt  bài Trái bom nguyên tử của Anh quốc đầu tiên năm 1947, ta sẽ cho "nó" là thông dịch viên giỏi và nhanh nhất thế giới, lại hiền lành dễ dạy, miễn phí, lúc nào cũng sẵn sàng. Lẽ đương nhiên, cũng có những bài dịch từ Anh sang Việt vẫn còn yếu và nhiều khi Google bối rối không dịch được mà chép lai y nguyên, thì chúng ta lấy từ ngữ nào ta không hiểu, Google sẽ dịch theo từ điển.

Về Khoa học, năm 2014 là năm được rất nhiều bài Youtube. Đề tài nào cũng có. Thử đánh chữ "youtube" lên Google, có tới 1 720 000 000 bài đã đăng !

Thử tưởng tượng gần cả tỷ bài chuyên môn về Lịch sử, Khoa học, Kỹ thuật, từ những đài phát thanh đứng đắn trang với hình ảnh mà trước đây chục năm, ta không thể nào có được !! Ngày nay chúng ta nhờ Internet và biết bao nhiêu người đã chịu tìm tòi,  viết bài, chụp hình, quay phim để phục chúng ta!

Thí dụ muốn xem "Trái Đất bắt đầu hình thành như thế nào? " hoặc ta cắc cớ hỏi "Khi nào mặt trời nổ" , thì chỉ một tic tac là thấy ngay trước mắt nhiều phim theo như ý ta, tha hồ mà xem ! Không những vậy, lấy một phim ta muốn xem thì hàng hàng lớp lớp phim đủ mọi đề tài nhào ra "dụ" ta xem liên tiếp đến quên ăn quên ngủ !

 

Du lich khắp nơi(Xin bấm lên link)

Sẽ tiếp tục bổ túc thêm

Xem Phim(Xin bấm lên link)

Rất nhiều bộ phim, đủ loại

 

BÁO online(Xin bấm lên link)

Từ những tờ báo nổi tiếng nhất, đến những danh lam thắng cảnh như bảo tàng viện, nhưng thư viện lớn nhất, những Đại học nổi tiếng nhất.. đều được trình bày hầu như tất cả !

Về tin tức, tiếng Việt, Anh, Pháp... chúng ta đều có!

Hàng tỷ bài vở, và ngày càng nhiều, cho dù cả đời, ta không thể có đủ thì giờ để xem !

 

Chọn Radio online(Xin bấm lên link)

Khi đã mỏi mắt, ta nghe tin tức bằng tiếng Pháp, Anh cho quen tai, hay nghe âm nhạc đủ loại, thì có Đài phát thanh. Ban đêm, nhạc cổ điển, nhạc êm dịu được phát ngôn viên thì nói thì thầm mỗi khi đổi bản nhạc một cách êm ái. Thật lịch sự làm sao!

Ta "ngon" hơn Vua

 

Lich sử Việt Nam(Xin bấm lên link)

Với lịch sử Việt Nam, ta được nghe, khỏi phải mỏi mắt, có khi còn đưa ta vô ngấc ngủ. Có điều là những lời giới thiệu không được thiện cảm: "Thư viện sách nói dành cho người mù"

 

Megastructures(Xin bấm lên link)

Đây là trang thật hay, những công trình xây dựng to lớn ngoài sưc tưởng tượng của ta, dù không biết tiếng ngoại quốc, ta chỉ cần xem cũng hiểu được phần nào, giống như ta đi ngắm cảnh, đâu cần phải được giải nghĩa? Tuy nhiên, nếu ta ráng học thêm tiếng Anh, thì xem phim, ta lại càng giỏi thêm!

 

Dạy.ĐH.online P(Xin bấm lên link)

Dạy.ĐH.online A(Xin bấm lên link)

 

The best free cultural & educational media on the web

Các sinh viên muốn học thêm; có hai chục môn khác nhau, có nhưng bài thuyết giảng nổi tiếng của nhưng văn hào, những bài học do những giáo sư nổi tiếng thế giới giảng, phim ảnh, hàng ngàn quyển sách nói, hàng ngàn bài học đại học... hầu hết đều miễn phí !

 Ta có hết mọi thứ trong tầm tay, biết bao nhiêu nhà bác học đã và đang quên mình để phục vụ ta, ta sung sướng được hưởng cả một nền văn minh hữu ích.

Hãy  tưởng tượng Galilée, hai lần bị pháp đình La Mã mang ông ra xử quản lý từ năm 1633 đến 1638 mới được  thả tự do (1564-1642). Họ bắt ông phải quỳ gối  chối bỏ quyển "Ðối thoại về những hệ thống lớn của vũ trụ" và cho là sai vì ông theo lý thuyết nhật tâm của vũ trụ của Copernic chống lại thuyết địa tâm Ptolemy và các lý thuyết của Aristote. Vì  bị ép buộc phải nói ngược chân lý nên ông đành phải nghe lời, nhưng sau đó  ông vẫn lẩm bẩm một cách khổ sở: "E pur si muove" (Và dù sao trái Đất vẫn quay). Ngoài ra, vì nhìn bầu trời quá lâu bằng viễn vọng kính do ông tự sáng chế ra, nên ông đã mù hẳn từ năm 1636.

http://www.history.com/topics/galileo-galilei/videos/beyond-the-big-bang-galileo-galilei

 

 Thương Ông biết bao!

 

Free.online.classes 80.TopUni&Org(Xin bấm lên link)

Và tới 80 đại học trên thế giới chờ bạn

Free e-Books.A(Xin bấm lên link)

Free e-Books.P(Xin bấm lên link)

 

Tôi sẽ tiếp tục bổ sung cho tầm nhìn ngày càng rộng lớn hơn.

Cuối cùng, tôi cũng xin giới thiệu trang http://www.vohong.de/  của Cha tôi, tôi để góc trên, bên trái của trang home xin mời Quý Vị xem.

 

Cám ơn và chúc Quý Vị cùng Gia đình được mọi sự như ý,

 

Võ Thị Diệu Hằng

 

2/11/14

 

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org T