Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh được trao giải thưởng Dirk Brouwer

Vietsciences-Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh    12/10/2006

 

 

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh vừa được Hội Khoa học Không gian Hoa Kỳ tuyển chọn để trao giải thưởng Dirk Brouwer về những phục vụ và thành tích của ông, trong ngành cơ học phi hành không gian.

 
Ông là cựu Tư lệnh Không Quân Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1958 đến 1962, đồng thời là một nhà văn, nhà giáo, ông là khoa học gia không gian đầu tiên của Việt Nam. Sau khi giải ngũ, ông chuyển sang ngành giáo dục và nghiên cứu tại Hoa Kỳ.

Ông cũng là Viện Sĩ, người Á Châu đầu tiên được bầu vào Hàn Lâm Viện Hàng không và Không Gian Pháp. Ông đã giảng dạy tại viện đại học Michigan với tư cách Giáo sư thực thụ và nghĩ hưu từ năm 1999. Hiện nay, ông và gia đình sinh sống tại San Jose, California, Hoa Kỳ.

Mời quý vị theo dõi câu chuyện giữa Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh với phóng viên Đỗ Hiếu của đài chúng tôi.

Đỗ Hiếu: Thưa Giáo sư, chúng tôi hay tin Giáo sư là người Việt Nam đầu tiên vừa được giải thưởng Dirk Brouwer, xin Giáo sư giải thích cho quý thính giả đài RFA chúng tôi được biết về giải thưởng quốc tế này?

Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh: Tôi rất may mắn là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng này, và cho biết hội đồng giám khảo thuộc Hội Khoa học Không gian Hoa Kỳ mời ông đến Arizona, ngày 28 tháng giêng 2007 để nhận lãnh giải thưởng đó.

Giải thưởng mang tên Tiến sĩ Dirk Brouwer là người gốc Hà Lan đã có công rất lớn, đóng góp vào chương trình huấn luyện các thế hệ mới, từ khi có vệ tinh đầu tiên phóng vào không trung.

Ông Dirk Brouwer đã đi trước và hiểu biết rất nhiều về khoa học tinh thể, xưa nay vẫn dùng để tính quỹ đạo các hành tinh, không thôi. Nhưng từ khi có vệ tinh của con người phóng lên quỹ đạo thì ông đã biết cách áp dụng những nguyên tắc thực tiễn vào môn học mới, gọi là khoa học phi hành không gian, dùng để tính đường bay của những phi thuyền không gian và vệ tinh.

Nhờ những khai thác đó, mà ông Brouwer dùng quỹ đạo của những vệ tinh xung quanh trái đất để biết thêm về trọng trường của trái đất và hiểu thêm về hình thể, cấu tạo của trái đất. Qua những đóng góp xuất đó cho khoa học nên người ta lấy tên ông để đặt cho giải thưởng về vũ trụ và không gian.

Đỗ Hiếu: Thưa Giáo sư, tiêu chuẩn tuyển chọn ra sao ? và Hội Đồng Giám khảo nhận định gì về công trình đóng góp của Giáo sư năm nay?

Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh: Hội Khoa học Không gian Hoa Kỳ giao toàn bộ công trình nghiên cứu cho ủy ban về cơ học phi hành để tuyển chọn hàng năm. Mỗi năm họ nhận được nhiều hồ sơ đề nghị và sau đó chuyển tất cả hồ sơ cho những thành viên trong ủy ban tuyển chọn, những thành viên này sẽ bỏ phiếu kín. Người nào được nhiều phiếu nhất năm đó thì được chọn và nhận lãnh giải thưởng Dirk Brouwer, có năm không một ai đoạt.

Điều kiện cần phải hội đủ để nạp hồ sơ đến ban tuyển chọn, là người từng có những công trình đóng góp về môn quỹ đạo không gian và cơ học phi hành, cũng như cơ học chuyển động của các hành tinh, vệ tinh, các phi thuyền. Đóng góp của ông được đánh giá là rất có giá trị cho khoa học không gian trong tương lai.

Đỗ Hiếu: Cảm tưởng của Giáo sư như thế nào, khi nhận được tin vui này?

Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh: Sau khi đã về hưu năm 1999 thì những cựu học sinh bây giờ là những giáo sư danh tiếng ở những trường đại học lớn tại Hoa Kỳ, ngỏ ý cần đề nghị cho ông được giải thưởng Dirk Brouwer năm nay, dù đối với tôi điều ấy không cần thiết.

Tôi không ngạc nhiên lắm khi nhận được tin vui, vì lâu nay vẫn nhận được cảm tình nồng hậu của họ, qua những công trình đóng góp liên tục cho môn khoa học không gian và vũ trụ. Tuy nhiên, đối với tôi thì niềm vui hơn hết cả là khi được biết mình là người Việt Nam đầu tiên nhận lãnh giải thưởng này.

Tôi trông đợi là có thể đến một ngày kia, có một tài tử người Việt đoạt giải thưởng điện ảnh Oscar thì quả thật là Việt Nam chưa ai có danh dự này. Nếu có người Việt Nam nào, trong tương lai nhận lãnh giải thưởng Nobel danh tiếng thế giới thì là thật là một vinh hiển chung cho đất nước Việt.

Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh

Đỗ Hiếu: Chúng tôi được biết vào năm 1994, Giáo sư đã được trao tặng một giải thưởng khác của học viện Hàng Không và Vũ Trụ Hoa Kỳ, đó là giải thưởng nào?

Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh: Giải thưởng đó cũng đã mang lại thêm uy tín cho trường đại học Michigan, là nơi tôi giảng dạy hàng ngày.

Cho đến lúc đó chỉ có một mình tôi là giáo sư về môn khoa học phi hành được tặng giải, có thể nói là lớn nhất của những chuyên gia, khoa học gia, kỹ sư Hoa Kỳ dành để tặng thưởng cho những người có công lớn trong việc nghiên cứu không gian ngoài bầu khí quyển, cũng như sự chuyển động trong bầu khí quyển, điều khiển lý thuyết bay của phi thuyền không gian khi trở về trái đất.

Đỗ Hiếu: Hiện nay Giáo sư đã nghỉ hưu tuy nhiên trong tương lai, Giáo sư có định trở lại phục vụ cho khoa học, hầu đóng góp khả năng và kinh nghiệm của mình cho hậu thế, đặc biệt là trong lãnh vực chuyên môn của mình là hàng không, không gian và vũ trụ?

Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh: Một ngày là lính thì suốt đời vẫn là cựu chiến binh, một ngày là giáo sư tiểu, trung hay đại học, một ngày viết văn thì khó lòng mà bỏ cây viết hay tấm bảng đen.

Trong thời gian gần đây, tôi chú ý nhiều hơn về những lý thuyết căn bản của môn cơ học tinh thể. Hiện có nhiều thời giờ khác để viết văn hay đi nói chuyện ở các nơi, đặc biệt là tiếp xúc với giới trẻ. Hiện nay, tôi vẫn liên hệ với một số cựu sinh viên cũ nay là nhà khoa học danh tiếng, để bàn về những vấn đề phụng sự cho khoa học.

Đỗ Hiếu: Giáo sư có điều gì muốn chia sẻ với thế hệ trẻ Việt Nam, theo Giáo sư thì giới trẻ nói chung có thích theo bước chân của Giáo sư không ?

Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh: Tôi lúc nào cũng hướng về giới trẻ khi đi sinh hoạt khắp nơi hay khi ngồi viết văn, viết sách, phần ông thì suốt đời theo đuổi về khoa học, nhưng nếu các em theo về văn chương thì ông cũng thấy mãn nguyện, vì người mình cần phải có chuyên viên suất sắc mọi ngành nghề, hầu đóng góp hữu hiệu cho xã hội đương thời.

Tôi cảm thấy hài lòng khi thấy giới trẻ theo chân mình trong sự nghiệp khoa học, không gian, vũ trụ. Tuy nhiên nếu các em theo học những ngành giúp phát triển xã hội, bộc lộ được tất cả tài năng của người Việt Nam thì ông cũng rất hoan nghênh.

Tôi trông đợi là có thể đến một ngày kia, có một tài tử người Việt đoạt giải thưởng điện ảnh Oscar thì quả thật là Việt Nam chưa ai có danh dự này. Nếu có người Việt Nam nào, trong tương lai nhận lãnh giải thưởng Nobel danh tiếng thế giới thì là thật là một vinh hiển chung cho đất nước Việt.

Tâm sự của tôi với giới trẻ Việt Nam rằng, cho dù mình được trao tặng một giải thưởng quốc tế quan trọng nhất, mình nên chia sẻ niềm vui đó, đồng thời luôn khuyến khích thế hệ mai sau, hầu có người nối tiếp công việc của mình, tốt hơn là đứng cô đơn một mình.

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đã dành cho Ban Việt Ngữ, RFA chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay.

 

© http://vietsciences.free.fr  , http://vietsciences.org  và http://vietsciences2.free.fr  Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh