Nobel Hoá học 2004 tôn vinh nghiên cứu tế bào

18:31' 06/10/2004 (GMT+7)

Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển đã quyết định trao giải Nobel Hoá học 2004 cho hai nhà khoa học Israel và một nhà khoa học Mỹ do đã phát hiện ra quá trình huỷ protein nhất định trong tế bào.

Aaron Ciechanover và Avram Hershko (trái qua phải).

TS Aaron Ciechanover (57tuổi) và TS Avram Hershko (67 tuổi) thuộc Viện Công nghệ Israel và TS Irwin Rose (78 tuổi thuộc ĐH California Mỹ) cùng chia sẻ giải thưởng trị giá 1,3 triệu USD. Lễ trao giải chính thức diễn ra vào ngày 10/12  - ngày Nobel qua đời.

Aaron Ciechanover, Avram Hershko và Irwin Rose đã lội ngược dòng và vào đầu những năm 1980 phát hiện ra một trong những tiến trình tuần hoàn quan trọng nhất của tế bào, huỷ protein có quy định. Protein tạo nên mọi sinh vật sống từ thực vật cho tới động vật. Trong vài thập kỷ qua, ngành hoá sinh đã đi một chặng đường dài để giải thích cách tế bào sản xuất các protein khác nhau của chúng. Tuy nhiên, không có nhiều chuyên gia quan tâm tới sự thoái hoá của protein. Chính vì vậy, những đóng góp của họ trong lĩnh vực này đã giúp họ giành được giải Nobel Hoá học năm nay.

Aaron Ciechanover, Avram Hershko và Irwin Rose đã giúp con người nhận ra rằng tế bào có chức năng giống như một trạm kiểm tra cực kỳ hiệu quả, nơi protein được kiến tạo và bị huỷ với tốc độ chóng mặt. Sự thoái hoá đó mang tính phân biệt và diễn ra thông qua một quá trình. Quá trình đó được kiểm soát chặt chẽ sao cho protein, sẽ bị huỷ vào một thời điểm nhất định, được dán nhãn phân tử hay ''nụ hôn thần chết''. Sau đó, protein được đưa vào cái gọi là proteasomes nơi chúng bị chẻ thành các mẩu nhỏ và bị phá huỷ.

Nhãn phân tử bao gồm một phân tử tên là ubiquitin. Ubiquitin bám chắc vào protein sẽ bị huỷ, hộ tống nó tới proteasome. Tại proteasome, ubiquitin được nhận dạng như chìa khoá trong ổ khoá và phát tín hiệu rằng có một protein cần huỷ. Ngay trước khi protein bị ép vào trong proteasome, nhãn ubiquitin của nó tự rời ra để tái sử dụng.

Nhờ công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học trên, hiện con người có thể hiểu được ở  cấp phân tử, tế bào kiểm soát một số tiến trình trung tâm bằng cách hủy các protein nhất định. Các ví dụ về những tiến trình đó là phân bào, sửa chữa ADN, kiểm soát chất lượng của các protein mới được tạo ra và các bộ phận quan trọng của hệ miễn dịch. Khi quá trình thoái hoá protein như vậy không diễn ra suôn sẻ, con người có thể mắc các bệnh chẳng hạn như ung thư cổ tử cung hoặc bệnh đa xơ cứng. Do vậy, nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể mở đường cho các loại thuốc mới.

Giải Nobel Hoá học 2003 thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ Peter Agre, 54 tuổi, thuộc ĐH Johns Hopkins và Roderick MacKinnon thuộc Viện Y học Howard Hughes do làm sáng tỏ cách muối (ion) và nước được vận chuyển vào và ra khỏi các tế bào trong cơ thể. Những khám phá này cho phép con người hiểu nhiều điều chẳng hạn như thận lấy lại nước như thế nào từ nước tiểu gốc và cách tín hiệu điện trong tế bào thần kinh được tạo ra và truyền đi. Điều đó có tầm quan trọng lớn trong việc hiểu nhiều căn bệnh từ bệnh thận, tim, cơ cho tới hệ thần kinh.

  • Minh Sơn (Vietnamnet)
     
     

 

 

Muốn phạm tội thì đừng cười

  Phan Khương                          
   
 

Những tên tội phạm, dù che đậy bản thân bằng những công cụ như quần áo hay trang điểm mặt, giờ đây vẫn có thể bị các camera an ninh, với sự hỗ trợ của máy tính, nhận dạng nếu chúng chỉ cần nhếch mép lên.

Các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết các kỹ thuật nhận dạng hiện nay đều dễ bị đánh lừa. Về cơ bản, máy tính có thể ghép 2 hình ảnh của cùng một người bằng cách so sánh theo từng đơn vị pixel hoặc tính toán khoảng cách giữa những đặc điểm chính như mắt hay miệng. Vì thế, tội phạm vẫn có thể tránh bị phát hiện, đơn giản bằng cách đeo mặt nạ hay kính râm. Tuy nhiên, việc xác định những bó cơ trên mặt tạo nên nụ cười có thể giúp xây dựng được hệ thống nhận dạng mặt tốt hơn.

Tuần qua, Hiệp hội Vật lý Mỹ đã tổ chức hội nghị tại Montreal (Canada) và giới thiệu một hệ thống có tên Stony Brook. Hệ thống này hoạt động dựa trên khả năng tìm hiểu những đặc điểm của cơ bên dưới da. E Guan, trưởng nhóm nghiên cứu, đã thuyết minh công trình bằng cách chụp liên tiếp hai bức ảnh của cùng một người và yêu cầu người đó phải cười hướng về camera. Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng computer để phân tích phần da xung quanh miệng của đối tượng thay đổi như thế nào qua hai bức ảnh. Phần mềm máy tính ghi nhận những thay đổi vị trí của từng nếp nhăn nhỏ trên da với độ rộng tương đương một phần nhỏ của millimet. Dữ liệu này sau đó được sử dụng để tạo ra hình ảnh khuôn mặt được che phủ bằng những mũi tên nhỏ li ti, biểu thị những vùng khác nhau trên da chuyển động như thế nào khi cười. Sự biến đổi này được kiểm soát bởi một mô hình cơ bên dưới da và không bị tác động bởi sự hiện diện của sự ngụy trang hay kích cỡ của nụ cười.

Các tác giả khẳng định hệ thống này đủ nhạy cảm để tạo ra một sơ đồ từ việc co giãn của cơ mặt, thậm chí kể cả khi người ta cố giữ sắc thái mặt không thay đổi. Nhóm nghiên cứu cho rằng sơ đồ này có tính đặc trưng, không ai giống ai. Phần mềm xử lý hình ảnh, qua kiểm tra thử nghiệm, đã ghép một cách chính xác những hình ảnh mà kỹ thuật phân tích truyền thống theo từng pixel đã thất bại. E Guan cùng các đồng sự đang tiếp tục kiểm nghiệm hệ thống trên diện rộng hơn với khoảng 30 khuôn mặt cười khác nhau.

Ông cho biết hệ thống của họ, nếu vượt qua các cuộc kiểm tra sắp tới, có thể được triển khai tại các sân bay để hỗ trợ việc săn lùng những tên tội phạm đã có hồ sơ. Theo Guan, một camera tốc độ cao, với ống kính zoom mạnh, sẽ cho phép ghi nhận được sơ đồ nụ cười mà kẻ bị nghi vấn không hề hay biết.

Công nghệ này cũng có thể đem lại những ứng dụng tiềm năng cho y học. Một số triệu chứng rối loạn thần kinh thường gây ra những dấu hiệu bất đối xứng rõ nét trong chuyển động cơ mặt. Các bác sĩ nhờ đó, khi sử dụng Stony Brook, có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh lý thông qua tìm hiểu sơ đồ cơ mặt.

29/3/2004 (theo InfoTech, Nature), vnExpress.net

Não nhân tạo lái... máy bay

Một "bộ não" sống gồm các tế bào chuột nuôi trên đĩa thí nghiệm giờ đây có thể điều khiển được mô hình chiếc máy bay chiến đấu F-22.

Các nhà khoa học Mỹ cho biết nghiên cứu có thể mở đường cho sự ra đời của các mô hình thiết bị tý hon được não kiểm soát. Và nếu họ có thể giải mã được các quy luật cơ bản đằng sau sự hoạt động của mạng lưới nơron thần kinh này, họ có thể cho ra đời các hệ thống máy tính mới để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu - cứu hộ nguy hiểm và đánh giá mức phá huỷ của bom mìn mà không gây nguy hiểm với con người.

Để thực hiện dự án này, Thomas DeMarse, chuyên gia y sinh cơ khí tại Đại học Florida, đã gắn một hệ thống điện cực vào đáy một cái đĩa thuỷ tinh, rồi phủ lên đó các nơron thần kinh của chuột. Ban đầu, các tế bào này tương tự như những hạt cát rời rạc trong chất lỏng. Nhưng chúng nhanh chóng mọc ra các sợi tý hon bò về phía nhau, dần dần tạo ra một mạng lưới thần kinh, được DeMarse mô tả là một "thiết bị điện toán sống".

"Bộ não" giả này sau đó liên lạc với mô hình chiếc máy bay thông qua một màn hình máy tính.

"Khoảng 25.000 tế bào được nuôi trên một mạng lưới đa điện cực gồm 60 kênh. Nhờ đó, chúng tôi có thể đo các tín hiệu do mỗi nơron tạo ra khi nó chuyển thông tin qua mạng lưới sống này", DeMarse nói.

Hệ thống kênh dẫn hoạt động như một thiết bị tương tác. Khi nhóm nghiên cứu đưa thông tin vào (bằng cách kích hoạt mỗi điện cực trên mạng), mạng lưới sẽ xử lý thông tin, rồi phản hồi lại thông tin đó.

Một "bộ não" như vậy có thể học hỏi tương tự như cách học của não người. Khi vận hành lần đầu, các nơron không biết cách kiểm soát chiếc máy bay mô hình vì chúng không có kinh nghiệm. Nhưng qua thời gian (khoảng 15 phút), các kích thích đã làm thay đổi phản ứng của hệ thống đến mức các nơron dần dần học được cách điều khiển mô hình máy bay.

Hiện tại, "não thí nghiệm"có thể chao liệng chiếc F-22 trong những điều kiện thời tiết ảo khác nhau, trong những cơn gió bão gió giật hay trong điều kiện trời đẹp.

Mặc dù đã đạt được thành công với mô hình máy bay, song những ứng dụng phức tạp hơn còn là cả một chặng đường phía trước, DeMarse cho biết. "Chúng tôi chỉ mới bắt đầu. Nhưng sử dụng mô hình này sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ gói thông tin quyết định giữa tín hiệu đầu vào và đầu ra. Và càng hiểu về chúng, bạn càng có cơ hội khai thác tiềm năng tính toán của những nơron này trong nhiều ứng dụng khác nhau", ông nói. 

Thuận An (27/10/04, vnexpress.net, theo ABC Online)

 

ASA thử cứu đài thiên văn Hubble

B.H.      13/08/2004

 

Hubble đã gửi về trái đất rất nhiều hình ảnh sắc nét về các vì sao, hành tinh và các thiên hà.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ quyết định sẽ thử khôi phục kính thiên văn Hubble đang quay trên quỹ đạo trái đất, bằng việc gửi một robot của Canada lên sửa chữa nó vào năm 2007.

"Tất cả mọi người đều nói "Chúng tôi muốn cứu Hubble" - nào, vậy hãy đi cứu Hubble", Sean O'Keefe, Giám đốc NASA, tuyên bố. "Thay vì cứ ngồi đó và nói về việc nghĩ xem nên làm gì, chúng ta phải lựa chọn một phương án và bắt tay thực hiện ngay".

Dự án ước tính tốn kém khoảng 1,6 tỷ USD, nhằm cứu vãn chiếc kính đã giúp con người nhìn về những thời điểm nguyên thuỷ của vũ trụ, tìm thấy các hành tinh ngoài hệ mặt trời và chụp những bức ảnh tuyệt vời về sự ra đời của các vì sao.

Các nhà thiên văn rất hân hoan trước quyết định này. Al Diaz, thành viên Ban giám đốc chương trình khoa học NASA, tin rằng dự án có thể kéo dài tuổi thọ của chiếc kính già nua thêm 5 năm nữa. Diaz cho biết 9 tháng trước mắt sẽ là "giai đoạn thiết kế và thử nghiệm", trong đó các kỹ sư sẽ vạch ra chi tiết của dự án để chứng minh robot có thể thực hiện được công việc tu sửa này.

Hiện tại, Hubble đang ở trong tình trạng khá "sập xệ": các pin cần phải thay ngay và những con quay hồi chuyển bị vỡ cần được sửa chữa. Nếu chúng không được thay thế, chiếc kính thiên văn sẽ dừng cung cấp thông tin có ích vào khoảng năm 2007 hoặc 2008. Trong khi đó, người kế nhiệm cho Hubble - đài thiên văn vũ trụ James Webb - theo dự kiến sẽ chỉ được phóng lên sớm nhất vào năm 2011.

NASA từng nghĩ tới việc bỏ mặc Hubble chết dần và trôi dạt tự do trong quỹ đạo, bởi nếu không họ sẽ phải gửi một tàu con thoi hoặc một loại robot lên bảo dưỡng nó. Tuy nhiên, các chuyến bay của tàu con thoi đã bị huỷ bỏ sau tai nạn của tàu Columbia hồi tháng 2/2003, làm chết 7 nhà du hành.

Sau những phản đối kịch liệt của công chúng, O'Keefe cho biết họ đã xem xét tới một dự án tu sửa bằng robot, và NASA đang nghiên cứu giải pháp này. Robot Dextre - được xây dựng để phục vụ Trạm Quốc Tế - sẽ đảm nhiệm dự án. Nó có thể mở các tấm cánh pin mặt trời, thay pin và thực hiện nhiều công việc khác với hai cánh tay.

Sau 14 năm hoạt động, kính thiên văn Hubble từng gặp và vượt qua được nhiều trục trặc lớn. Một chiếc camera của nó bị lệch hướng và các nhà du hành phải lên sửa chữa vào năm 1993. Còn ngay trong tuần qua, NASA cho biết một thiết bị chính của nó, chiếc máy chụp ảnh phổ vũ trụ đã bị hỏng, có thể do một trục trặc ở phần điện.

 

NASA từ chối kéo dài thời hạn tạm trú trên ISS

   
 

Tàu con thoi ngừng hoạt động, Mỹ phải phụ thuộc vào Nga để đưa người lên vũ trụ

 

Nga sẽ phải tìm cửa khác để xếp chỗ cho khách du lịch không gian, bởi Cơ quan Vũ trụ Mỹ vừa tuyên bố họ vẫn muốn các phi hành gia trở về sau 6 tháng ở trên quỹ đạo.

Nga từng đề xuất với Mỹ kéo dài thời hạn làm việc của các phi hành đoàn trên Trạm quốc tế từ 6 tháng hiện nay lên 1 năm, và dành một chuyến bay dôi ra để chở 2 khách du lịch lên vũ trụ.  

Cho tới nay, bằng các tàu Soyuz, Nga đã bán được 2 vé du lịch như vậy và người thứ 3 đang được huấn luyện để bay vào tháng 4/2005. Cơ quan vũ trụ châu Âu cũng đều đặn trả phí cho Nga để các nhà du hành của họ được tham gia những chương trình nghiên cứu ngắn hạn trên trạm (mới đây nhất là nhà nghiên cứu người Hà Lan Andre Kuipers).

Mặc dù tới nay đã có 4 phi hành gia vượt qua mốc 1 năm trong không gian, song NASA cho biết họ chưa sẵn sàng để cho các nhà du hành ở lâu trong vũ trụ như thế.

"Chúng tôi không nói là không, mà là không phải bây giờ", phát ngôn viên của NASA Allard Beutel nói.

21/04/004 (theo Discovery)

 

 Các nhà du hành có thể ở trên ISS lâu hơn

Thứ hai, 12/4/2004, 07:30 GMT+7

 

Trạm không gian Quốc tế.

Cơ quan vũ trụ Mỹ đang xem xét một kế hoạch của Nga, theo đó mỗi lần thay ca, phi hành đoàn sẽ sống 1 năm trên Trạm Không gian quốc tế thay vì 6 tháng như hiện nay.

Thay đổi này sẽ cho phép Nga dành chỗ trống trên các chuyến bay cho những hành khách sẵn lòng trả tiền để lên vũ trụ - cả khách du lịch lẫn các nhà du hành châu Âu.

Hiện tại, hai tàu chuyên dụng Soyuz vẫn luân phiên cất cánh 6 tháng một lần. Song nếu tương lai, Nga chỉ gửi một phi hành đoàn lên ISS 1 lần mỗi năm, họ sẽ dành ra được 1 chuyến bay (với 2 chỗ ngồi) cho hai khách du lịch. Và với mỗi hành khách như vậy, chương trình vũ trụ Nga nhận được khoảng 20 triệu đôla.

NASA cho biết họ có thể ra quyết định trong một vài tuần tới.

Phi đoàn trên ISS đã bị rút xuống còn 2 người từ năm ngoái, sau khi tất cả các chuyến bay của tàu con thoi phải ngừng lại vì tai nạn của tàu Columbia. Sự cố khiến cho tàu Soyuz của Nga trở thành phương tiện duy nhất chuyên trở được người lên Trạm vũ trụ, làm giảm khả năng kinh doanh du lịch của Nga trong lĩnh vực này.

B.H. (theo BBC)

 

Thay ca phi hành đoàn trên Trạm Quốc tế

Thứ hai, 19/4/2004, 14:07 GMT+7

 

Tên lửa Soyuz TMA-4 rời bệ phóng.

Sáng nay, tên lửa Soyuz TMA-4 của Nga đã cất cánh từ căn cứ Baikonur, Kazakhstan, mang theo một nhà du hành Mỹ, một phi hành gia Nga và một người Hà Lan tới Trạm Không gian Quốc tế.

Michael Fincke (Mỹ), Gennady Padalka (Nga) và Andre Kuipers người Hà Lan (đại diện cho Cơ quan Vũ trụ châu Âu) sẽ có mặt trên ISS trong hai ngày tới.

Đây là chuyến bay có người lái thứ ba tới Trạm kể từ khi các tàu con thoi của Mỹ phải tạm thời ngừng hoạt động. Padalka và Fincke, ban đầu được huấn luyện để bay trên một tàu con thoi của Mỹ, sẽ dành 183 ngày trên Trạm vũ trụ. Kuipers sẽ trở về trái đất sau 10 ngày tới cùng với phi đoàn hiện tại của ISS là Michael Foale và Alexander Kaleri (hai người đã có mặt trên tổ hợp vũ trụ từ tháng 10 năm ngoái).

Click vào ảnh
Từ trên xuống dưới, Gennady Padalka (Nga), Michael Fincke (Mỹ), và Andre Kuipers.

Trong khoang tàu, bộ ba vẫy tay và gửi những nụ hôn gió tới các đồng nghiệp trước khi khởi hành. Với Fincke, chuyến bay này đã biến ước mơ từ lâu của anh thành sự thật. Fincke - một trung tá của không lực Mỹ, cử nhân về khoa học hàng không, vật lý và du hành vũ trụ - đã có hơn 800 giờ bay trên hơn 30 loại phương tiện không gian khác nhau.

Tuy nhiên, chuyến bay suôn sẻ không có nghĩa là mọi căng thẳng đã được giải tỏa. Nga muốn có sự thừa nhận rõ ràng hơn của NASA về những cố gắng của họ trong việc duy trì hoạt động của trạm mà không có hỗ trợ của Mỹ. Kể từ sau tai nạn của tàu Columbia khiến đội tàu con thoi của Mỹ phải nằm yên trong nhà kho, Nga đã phải đóng băng một số dự án nâng cấp phần tổ hợp của họ trên ISS và một số dự án thương mại (trong đó có cả việc bán vé du lịch vũ trụ) để tập trung ổn định những nguồn tài nguyên hạn chế, nhằm duy trì tình trạng lơ lửng của ISS hiện nay.

Phía Nga cũng muốn NASA đồng ý với kế hoạch kéo dài thời gian thay ca trên ISS từ 6 tháng hiện nay lên 1 năm, để chừa 1 chuyến bay cho các khách du lịch vũ trụ. "Họ sẽ phải đồng ý với đề nghị này. Chúng tôi không yêu cầu điều gì là không thể cả", Sergei Gorbunov, phát ngôn viên của Cơ quan vũ trụ Nga cho biết.

Trong khi đó, phát ngôn viên Rob Navias của Mỹ thì thông báo các chuyến bay của tàu con thoi có thể bắt đầu lại vào "khoảng thời gian này năm tới".

 

NASA sẽ thử nghiệm máy bay siêu âm

    19/03/2004
 
 

Chiếc phi cơ không người lái được thiết kế bay tới tốc độ 10.000 km/giờ, gần gấp 3 lần kỷ lục máy bay phản lực đang giữ, sẽ trở lại bầu trời vào ngày 27/3 tới, thay thế nguyên mẫu của nó bị buộc phải cho nổ trong thử nghiệm năm 2001.

Cơ quan Vũ trụ Mỹ thông báo chiếc X-43A sẽ được phóng tại Căn cứ không quân Edwards ở California.

Kỷ lục về tốc độ hàng không hiện là 3.529 km/giờ (Mach 3,2) được chiếc máy bay do thám "Chim đen" SR-71 lập năm 1964. Một máy bay thử nghiệm khác, chiếc X-15 cũng đã đạt tới tốc độ Mach 6,7 nhưng là nhờ động cơ tên lửa.

X-43A có dáng thuôn, dẹt và nhỏ, chỉ dài 3,6 mét với sải cánh dài 1,5 mét. NASA hy vọng trong lần thử nghiệm tới nó sẽ đạt tốc độ Mach 5 (hay 6.000 km/giờ), nhỉnh hơn một nửa năng lực thiết kế.

Nguyên mẫu máy bay siêu âm này là kết quả nghiên cứu 20 năm thuộc dự án Công nghệ Scramjet, trong đó động cơ sẽ lấy oxy trực tiếp từ khí quyển để đốt cháy hydro nhiên liệu, mà không cần “bê” nguyên cả bể oxy lỏng vừa đắt tiền vừa nặng như các phi cơ khác.

B.H. (theo AFP)

 

Chủ nhật, 3/6/2001, 08:40 (GMT+7)

Máy bay siêu âm của NASA không bay được

Chỉ vài giây sau khi rời khỏi phản lực siêu âm X-43A, tên lửa đẩy Pegasus đã gặp trục trặc, không sao điều khiển được nữa. NASA đành phải cho nổ cả tên lửa lẫn X-43A, chiếc phi cơ không người lái có tốc độ gấp 7 lần âm thanh.

Sự cố xảy ra cách mặt biển Thái Bình Dương khoảng 13 km. Theo kế hoạch, ở lần bay thử hôm qua (2/6), X-43A sẽ phải vận hành ở độ cao 30 km. Nhưng các hình ảnh NASA thu được qua camera đặt trên 2 máy bay F-18 đã cho thấy tên lửa đẩy Pegasus thình lình xoay nghiêng, rồi rơi thẳng từ trên trời xuống. Nhóm kỹ sư dưới mặt đất buộc phải bấm nút cho nổ cả tên lửa lẫn máy bay. Lúc đó là 20h45’ GMT (3h sáng 3/6 Hà Nội).

Mảnh vụn của Pegasus và X-43A, “đứa con cưng” của NASA, rơi ầm ầm xuống biển.

Các kỹ sư NASA rất thất vọng. Tuy nhiên, họ cho biết sẽ thành lập một tổ điều tra để tìm hiểu nguyên nhân sự cố, sửa chữa và tiếp tục thử nghiệm. Họ thề không để dự án X-43A trị giá 185 triệu USD thất bại. Theo NASA, phản lực siêu âm thế hệ mới là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử hàng không, có ý nghĩa ngang tầm chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright (hai người chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên của nhân loại).

Đoan Trang (theo BBC, Reuters, 3/6

 

Thứ bảy, 2/6/2001, 12:51 (GMT+7)

Hôm nay, Mỹ thử nghiệm máy bay nhanh nhất thế giới

Nếu không có gì thay đổi, hôm nay (2/6), X-43A, chiếc phản lực siêu âm có tốc độ cao gấp 7 lần âm thanh, không người lái, sẽ cất cánh từ căn cứ không quân Edwards, California. Vào lúc này, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang tiến hành những bài kiểm tra cuối cùng.

Dự kiến X-43A sẽ bay cách mặt biển Thái Bình Dương 30 km. Nó được gắn liền với tên lửa đẩy và một máy bay B-52. Sau khi cất mình lên không trung, chiếc B-52 sẽ thả tên lửa xuống, tên lửa bùng cháy và đẩy máy bay X-43A vào quỹ đạo cao hơn.

Rời khỏi tên lửa đẩy, X-43A sẽ bay một mình, sử dụng động cơ phản lực khí đốt chuyên biệt. Động cơ này chỉ mang theo hydro, không có ôxy. Khi lên cao, máy bay sẽ hút ôxy từ khí quyển vào để đốt cháy hydro làm nhiên liệu. Điều này khiến nó không phải “bê” nguyên cả bể ôxy lỏng vừa đắt tiền vừa nặng như các phi cơ khác.

X-43A được thiết kế nhằm mục đích đạt tốc độ gấp 7-10 lần âm thanh. Hiện dự án trị giá 185 triệu USD này vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Trong 18 tháng tới, NASA sẽ tiếp tục thử 3 máy bay siêu âm khác để từ đó, chế tạo những chiếc phi cơ lớn hơn, có khả năng mang theo phi công.

 

Newton không còn là vua của nền vật lý Anh

 

 

Isaac Newton.

Isaac Newton có thể được xem là cha đẻ của khoa học hiện đại, người đã tìm ra các định luật cơ bản về hấp dẫn và chuyển động. Nhưng với nước Anh, ông không còn là nhà vật lý lỗi lạc nhất. Một cuộc bình bầu "top 10" mới đây tiết lộ điều đó.

Vị trí số một trong bản danh sách của Viện Vật lý Anh về "những nhà vật lý Anh làm thay đổi thế giới" đã thuộc về Joseph Swan, nhà phát minh của thế kỷ 19 - người tạo ra bóng đèn có tính ứng dụng đầu tiên, chiếc đèn dây tóc nung sáng.

Không những xếp sau Joseph Swan, Newton còn bị "qua mặt" bởi Edward Appleton, người đã phát hiện ra tầng điện ly - một tầng khí quyển trên của trái đất nơi phản xạ các sóng radio - cho phép thực hiện các liên lạc radio trên toàn cầu.  

Newton, về thứ 3 trong danh sách, được biết đến như là một trong số những thiên tài khoa học vĩ đại của mọi thời đại.

Danh sách mới này được soạn ra trong chương trình hướng tới lễ kỷ niệm "Năm Einstein", một hoạt động của ngành vật lý sẽ diễn ra trong năm tới tại Anh. Các nhà vật lý được đề cử từ những chi nhánh địa phương của Viện Vật lý, căn cứ một phần vào việc các phát minh của họ đã giúp cải thiện cuộc sống của con người ra sao. Một hội đồng các chuyên gia làm nhiệm vụ tập hợp danh sách cuối cùng.

Theo đó, top 10 nhà khoa học bao gồm:

1/ Joseph Swan

2/ Edward Appleton

 3/ Isaac Newton

4/ Michael Faraday: Năm 1831, ông đã chứng minh rằng từ trường có thể tạo ra một dòng điện trong dây dẫn, trở thành nguyên tắc cơ bản cho các động cơ điện ngày nay.

5/ Paul Dirac: Nhà vật lý của thế kỷ 20 đã giải thích được đặc tính spin từ của các electron, là nền tảng cho điện tử học hiện đại.

6/ John Flamsteed: Nhà thiên văn hoàng gia đầu tiên, mất năm 1719. Ông đã liệt kê hơn 3.000 vì sao và tìm ra vị trí chính xác nhất của chúng so với trước đó.

7/ William Robert Grove: Năm 1893, ông đã tạo ra pin nhiên liệu đầu tiên, kết hợp hydro và ôxy để tạo ra điện và nước.

8/ Ernest Rutherford: Dù sinh ra ở New Zealand, ông vẫn thuộc dòng dõi Scotland và đã trình bày giải thích chính xác đầu tiên về hiện tượng phóng xạ tại Đại học Manchester của Anh vào đầu thế kỷ 20.

9/ John Dalton: Sinh năm 1866, phát minh ra định luật Dalton về đặc tính của khí dưới áp suất, hiện vẫn được sử dụng trong các bình khí nén của thợ lặn.

10/ James Clerk Maxwell: Cha đẻ của lý thuyết điện từ, cung cấp công cụ để sáng chế ra những đồ dùng hiện đại ngày nay như radio, vô tuyến và điện thoại di động.

Thuận An (vnexpress.net, theo AFP)

Ngày 8-6-2004, sao Kim đi qua giữa mặt trời và trái đất

    B
Ngày mai, sao Kim dóng thẳng hàng giữa trái đất và mặt trời.

Cuộc di chuyển 6 giờ của sao Kim, một sự kiện thiên văn cực kỳ hiếm hoi nhìn thấy lần cuối vào năm 1882, sẽ được quan sát trên hầu khắp thế giới vào ngày mai, bắt đầu lúc 12h (giờ Hà Nội).

Với một chiếc kính thiên văn tốt, người dân trên hầu khắp thế giới (trừ vùng tây nước Mỹ) đều có thể quan sát hiện tượng trái đất, sao kim và mặt trời dóng thẳng hàng. Lý tưởng nhất là vị trí ở châu Âu, Trung Đông và phần lớn châu Á, Phi. "Một số người đã chờ đợi sự kiện này trong suốt cuộc đời, và chưa ai còn sống tới nay từng nhìn thấy nó", nhà thiên văn Peter Boyce, cho biết.

 

 

Sao Kim xuất hiện như một chấm đen di chuyển từ phải sang trái mặt trời.

Hàng nghìn nhà hành tinh học và các câu lạc bộ thiên văn đang lên chương trình để giới thiệu cho công chúng về sự kiện này, và tạo điều kiện cho họ quan sát nó một cách an toàn.

Tại thành phố New York, cung thiên văn Hayden tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ dự kiến sẽ lắp một dãy kính thiên văn ở Công viên Trung tâm, nhằm giúp người dân quan sát bóng đen của Nữ thần tình yêu. Bóng mặt trời sẽ được chiếu lên một nền vải trắng, nhờ đó người dân sẽ nhìn thấy sao Kim - xuất hiện dưới dạng một bóng đen nhỏ - từ từ đi qua. Các kính thiên văn khác sẽ giúp họ có cơ hội quan sát trực tiếp qua màn lọc ánh mặt trời sẫm màu.

 

Trên bản đồ, ở vùng vàng có thể quan sát hoàn toàn sự kiện này. Ở vùng tím có thể quan sát một phần.

Tại các thành phố như Denver (Mỹ), nơi không thể trực tiếp quan sát, những người ham thích thiên văn có thể chứng kiến sự kiện này qua mạng internet truyền từ Hy Lạp và các quốc gia khác.

Sao Kim sẽ xuất hiện dưới hình dạng một nốt đen với kích cỡ 1/30 đường kính mặt trời. Tại Anh, phần lớn châu Âu và châu Phi sẽ quan sát được hiện tượng vào buổi sáng, còn tại Trung Đông, Nga và Ấn Độ là buổi chiều, muộn nữa là vùng Cận Đông với góc quan sát rất hẹp.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo người dân không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc qua camera hay kính thiên văn vì có thể bị mù mắt. Nên dùng kính lọc để quan sát và chỉ nên dùng trong một lúc rất ngắn.

Sao Kim và Trái đất bay quanh mặt trời trên hai quỹ đạo khác nhau, lệch nhau một góc nhỏ. Thời điểm thẳng hàng là khi hai quỹ đạo này trùng lên nhau. Nó xảy ra 4 lần trong chu kỳ 243 năm. Trong số này có 2 lần vào tháng 12, diễn ra cách nhau 8 năm. Và sau 121,5 năm là hai lần nữa diễn ra vào tháng 6, mỗi lần cũng cách nhau 8 năm. Tiếp đó 105,5 năm, chu kỳ mới sẽ bắt đầu.

Sau lần gặp gỡ năm nay, sự kiện tương tự chỉ diễn ra vào ngày 6/6 năm 2012, nhưng khi đó Anh và nhiều vùng khác của châu Âu sẽ không có cơ hội chiêm ngưỡng.

Hiện tượng các hành tinh xếp thẳng hàng với mặt trời thường là cơ hội rất tốt cho giới thiên văn đo đạc các khoảng cách trong vũ trụ, hoặc tạo cơ sở để tìm kiếm các hệ hành tinh ngoài mặt trời.

 

Ngôn ngữ mới của người điếc

A. Những người nói tiếng Tây Ban Nha - không bị điếc - mô tả kết hợp cả ý "trườn" và "xuống" trong một hành động duy nhất.
B. Các học sinh thuộc thế hệ sau của trường điếc ở Nicaragua tách ý "trườn" và "xuống" thành những cử chỉ riêng biệt, đó là đặc trưng của một ngôn ngữ.

Những em bé khiếm thính trong một ngôi trường ở Nicaragua đã sáng tạo ra ngôn ngữ cử chỉ của riêng chúng - một hệ thống phức tạp có sự cải tiến và mở rộng - mà không qua bất cứ trường lớp chính thức nào.

"Đó thực sự là sự ra đời của một ngôn ngữ mới", trưởng nhóm nghiên cứu Ann Senghas, thuộc trường Barnard của Đại học tổng hợp Columbia, nhận định. Quan sát của họ đã cho thấy chính trẻ em, chứ không phải người lớn, là chìa khoá cho sự tiến hoá và phát triển của ngôn ngữ.

"Phòng thí nghiệm sống" của gần 1.000 trẻ em tại ngôi trường ở Managua tình cờ được tạo ra khi Nicaragua bỏ rơi những người điếc trước thập kỷ 1970, thời gian mà nước này lâm vào khủng hoảng chính trị và xã hội.

Các em nhỏ khiếm thính bị cách ly và hầu như không được học viết hay ngôn ngữ cử chỉ chính thống. "Các em không được ra ngoài và tiến hành những giao tiếp xã hội. Bạn có thể gặp ở đây những người điếc đã 50 tuổi, và họ thật sự không thể nói chuyện", Senghas nói.

Nhưng vào năm 1977, một trường học giáo dục đặc biệt được mở ra ở Managua, và 4 năm sau đó là một trường hướng nghiệp. Lần đầu tiên, những trẻ điếc có thể gặp gỡ và học hỏi lẫn nhau, và có thể ở cùng nhau khi lớn lên. Không ai trong số họ được dạy ngôn ngữ cử chỉ chính thức - thứ ngôn ngữ quốc tế của người điếc - và vì thế họ đã tạo ra ngôn ngữ riêng của mình.

Đặc thù của một ngôn ngữ thực sự là nó được tạo nên từ việc bẻ gãy những ý tưởng phức tạp thành những phần nhỏ - chẳng hạn các từ - sau đó tái sắp xếp các cấu tử này để tạo nên vô số những ý tưởng mới. "Điều đó giống như việc một căn nhà được xây từ những viên gạch thay vì từ đất sét vậy", Senghas cho biết.

Để tìm kiếm đặc điểm này ở ngôn ngữ cử chỉ Nicaragua, nhóm nghiên cứu đã chiếu một đoạn phim hoạt hình cho thấy một con mèo đang lảo đảo trườn xuống chân đồi sau khi ăn một quả bóng bowling.

Khi được yêu cầu mô tả hành động này, những người nói tiếng Tây Ban Nha (không bị điếc) mô tả nó bằng một cử chỉ kết hợp cả ý "trườn" và ý "xuống" trong một hành động duy nhất (ảnh A).

Tương tự như vậy, các sinh viên khiếm thính thuộc những thế hệ đầu của nhà trường Nicaragua (giờ đây đã ở độ tuổi 30) kết hợp các hành động khác nhau trong một cử chỉ duy nhất. Ngược lại, các học sinh thuộc thế hệ sau tách ý "trườn" và "xuống" thành những cử chỉ riêng biệt (ảnh B). Mặc dù việc tách biệt này khiến cho việc mô tả khó khăn hơn, nhưng đó lại là đặc trưng quan trọng của một ngôn ngữ trừu tượng.

"Chúng bẻ gãy thông tin thành các viên gạch, và cho ra những cấu tử mà bạn không bao giờ nhìn thấy độc lập. Chúng có thể lắp ráp những cấu tử này thành một tập hợp vô hạn các cấu tử. Và đó là cách để tạo ra một ngôn ngữ", Senghas nói.

Các nghiên cứu khác cho thấy ngôn ngữ cử chỉ sử dụng một vài cơ chế não tương tự như cơ chế mà những người không khiếm thính sử dụng để nói. Phát hiện mới đây đã củng cố quan điểm cho rằng cơ chế này thúc đẩy sự tạo ra ngôn ngữ trừu tượng ngay cả khi nó không được dạy. Và dường như, chính trẻ em là người dẫn đến sự tiến hoá của ngôn ngữ.

Thuận An (vnexpress.net - theo Scientific American, IOL)

 

Ngược dòng lịch sử di cư của loài người

Từ bao giờ và bằng cách nào con người dần chiếm cứ trái đất? Có phải họ bắt nguồn từ lục địa đen rồi tỏa đi khắp nơi? Những nghi vấn này sẽ sáng tỏ nhờ dự án Genographic, theo đó các nhà khoa học thu thập và phân tích mẫu gene từ 100.000 người trên toàn thế giới.

Đường màu xanh mô tả sự di cư của một nhóm người từ châu Á đến châu Âu khoảng 20.000 năm trước.

Đường màu xanh mô tả sự di cư của một nhóm người từ châu Á đến châu Âu khoảng 20.000 năm trước.

Dự án kéo dài 5 năm do Hiệp hội National Geographic và IBM tài trợ, được thông cáo hôm qua. Trong đó, người ta sẽ sử dụng các phòng thí nghiệm hiện đại và máy tính để phân tích ADN nhằm vẽ lại những lộ trình di cư của con người từ vùng đất này tới vùng đất khác.

"Chúng tôi đang cố gắng làm rõ chúng ta từ đâu đến. Đó là một câu hỏi rất người", Spencer Wells, giám đốc dự án cho biết.

Các nhà nghiên cứu sẽ thu thập mẫu máu của 10.000 người bản địa - những người mà tổ tiên của họ đã cư trú ở một vùng đất trước khi người châu Âu hoặc các dân tộc bên ngoài khác đến định cư - tại 10 khu vực vòng quanh thế giới. Do những người bản địa còn giữ nguyên đặc điểm di truyền của tổ tiên qua thời gian dài, ADN của họ chứa "những điểm đánh dấu gene hầu như không thay đổi trong vài trăm thế hệ". Điều đó khiến bộ gene của họ trở thành một loại chỉ thị đáng tin cậy về những lộ trình di cư của người cổ đại.

Những dữ liệu thu được tới nay cho thấy con người rời khỏi châu Phi cách đây khoảng 60.000 năm, nhưng họ di cư theo đường nào, tới châu lục nào và điều gì xảy ra trong vòng 10.000 năm gần đây vẫn còn là bí ẩn.

10 khu vực sẽ thu thập các mẫu máu gồm: Thượng Hải (Trung Quốc), Matxcơva, Tamil Nadu (Ấn Độ), Beirut (Lebanon), Philadelphia (Mỹ), Johannesburg (Nam Phi), Paris, Melbourne (Australia), Minas Gerais (Brazil), Cambridge (Anh).

T. An (vnexpress.net, theo AP

 

Người cổ đại cũng xem sao để xây dựng

   
 

Mặt trời và các vì sao thường xuyên được dùng làm mốc trong những bia tưởng niệm thời kỳ đồ đồng của cư dân châu Âu và châu Phi cổ đại. Khảo sát 2.000 ngôi mộ, một nhà lịch sử thiên văn Anh đã tìm thấy rất nhiều trong số chúng hướng mặt về phía mặt trời mọc - một biểu tượng của thế giới bên kia

Một cuộc nghiên cứu thứ hai về cấu trúc đá ở Menorca còn tiết lộ rằng những ngôi mộ cổ trông về chòm sao Nhân Mã.

 

 

 

 

Tiến sĩ Michael Hoskin, từ Đại học Cambridge, đã thảo luận công trình của mình tại cuộc họp của Hiệp hội thiên văn quốc gia, đang diễn ra ở Milton Keyes.

Nghiên cứu ở Menorcan tập trung vào "taulas" - tiếng Catalan chỉ cái bàn - là những khối đá hình chữ nhật ở đáy, bên trên là một phiến đá phẳng, tạo nên hình dạng gần giống chữ "T". Những cấu trúc này được xây dựng trên nền đất cao, xung quanh là các bức tường hầu như đều mở về phía nam.  

"Sự trùng lặp đó không thể do tình cờ. Hẳn nó có ý nghĩa quan trọng đến mức những người thờ cúng tại nơi tôn nghiêm này phải tạo ra một tầm nhìn hoàn hảo về chân trời phía nam", Hoskin nhận định.

Điều thú vị là ngày nay, ở chính vị trí đó - thấp xuống phía nam bầu trời - không có gì đặc biệt cả. Nhưng vào năm 1.000 trước Công nguyên, nơi những chiếc bàn đá này được xây dựng, người Menorcan có lẽ đã quan sát thấy chòm sao Thánh giá phía nam, và những ngôi sao sáng rực của chòm Nhân Mã cũng mọc lên và lặn đi ở hướng đó.

Trong một điều tra độc lập, Hoskin cho biết ông đã dành hơn 1 thập kỷ để viếng thăm khoảng 2.000 ngôi mộ thời kỳ đồ Đá mới ở châu Âu và Bắc Phi. Ông phát hiện thấy cổng của phần lớn các công trình này đều hướng mặt về phía mặt trời mọc.

"Điều đáng kinh ngạc là những cộng đồng phân bố trên một vùng rộng lớn như vậy đều chọn hướng mặt trời mọc làm mặt tiền. Có lẽ nguyên cớ để họ làm vậy là vì mặt trời là biểu tượng của hy vọng và của cõi âm", Hoskin nhận xét.

4/4/2004 - vnexpress.net (BBC)

 

 

Người đàn ông mù có giác quan thứ 6

 

 

Các nhà khoa học tại Đại học Wales, Anh, đã phát hiện thấy một bệnh nhân mù có sở hữu một "giác quan thứ 6", giúp ông nhận ra tình cảm trên khuôn mặt người khác.

Người đàn ông 52 tuổi này, được gọi là bệnh nhân X, đã bị hai cú va đập vào đầu, ảnh hưởng tới vùng não kiểm soát thị giác, khiến ông không nhìn được gì. Nhưng mắt và thần kinh thị giác thì vẫn còn nguyên vẹn. Hình ảnh chụp não cho thấy

ông đã sử dụng một phần não không liên quan tới thị giác để xử lý các tín hiệu hình ảnh liên quan tới cảm xúc.

Khi các nhà nghiên cứu cho người đàn ông này xem các hình vẽ như tròn, vuông, ông chỉ có thể đoán bừa. Ông cũng thất bại tương tự khi đoán giới tính của những khuôn mặt vô cảm.

Nhưng khi được xem khuôn mặt người giận dữ hoặc hạnh phúc, sự chính xác của ông tăng lên 59%, cao hơn rất nhiều so với sự võ đoán. Kết quả cũng tương tự trong việc phân biệt khuôn mặt người buồn bã và vui vẻ, lo sợ và hạnh phúc. Tuy nhiên, ông không thể nhận biết được hình ảnh các con vật bị đe dọa hay không bị đe dọa.

Hình ảnh não chụp cho thấy, khi người đàn ông nhìn vào khuôn mặt có cảm xúc, một vùng não được kích hoạt gọi là hạch hạnh phải - chuyên phản ứng với những tín hiệu tình cảm không lời. Kết quả cho thấy người đàn ông đã xử lý thông tin thu được bằng mắt trong một phần não khác, ngoài trung tâm hình ảnh.

"Phát hiện này rất có giá trị đối với các nhà khoa học hành vi, bởi vùng hạch hạnh phải thường liên quan tới việc xử lý tiềm thức những tác nhân kích thích cảm xúc ở người khoẻ mạnh", Alan Pegna, người đứng đầu nghiên cứu, nói. "Bệnh nhân X đã giúp chúng tôi khẳng định rằng không nghi ngờ gì nữa, vùng não này xử lý những tín hiệu hình ảnh liên quan tới mọi biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt".

M.T. (13/12/04-vnexpress.net Theo ABC Online)

Tinh siêu tốc và siêu nóng

 

Mũi tên chỉ một trong hai hành tinh mới được tìm thấy, ở rất gần sao mẹ

 

 

Danh sách các hành tinh ngoài hệ mặt trời vừa được các nhà thiên văn bổ sung, với hai hành tinh khí khổng lồ có vận tốc cực lớn. Chúng được nhận ra khi đang bay qua phía trước các ngôi sao mẹ, làm mờ đi chút ít ánh sáng của các ngôi sao này.

Tất cả (trừ một) trong số 120 hành tinh ngoài hệ mặt trời được biết tới nay đều quay quanh sao mẹ của chúng với thời gian gấp 3 lần ngày trái đất, tuy nhiên, hai vật thể mới có kích cỡ như sao Mộc lại chuyển động cực nhanh, chưa đầy hai ngày trái đất.

"Dường như chúng thuộc về một nhóm vật thể mới và ở thời điểm này chúng ta không rõ liệu có phải chúng hình thành theo các cơ chế khác nhau hay không", Guillermo Torres, tại Trung tâm vật lý thiên thể Harvard-Smithsonian ở Cambridges, Massachusetts, Mỹ nhận định.

Giả thuyết hiện tại cho rằng các hành tinh khí khổng lồ như Mộc tinh ắt phải cách xa sao mẹ của chúng giống như trái đất cách xa mặt trời. Tuy nhiên, tương tác hấp dẫn với các đám khí hoặc các hành tinh khác có thể đẩy chúng vào trong, lại gần sao mẹ hơn.

Hầu hết các hành tinh ngoài hệ mặt trời dường như đều di cư vào trong như vậy, tạo nên dạng "Mộc tinh nóng". Nhưng hai hành tinh mới, hiếm hoi hơn, được mệnh danh là "Mộc tinh siêu nóng". Chúng nằm gần sao mẹ hơn 50 lần so với khoảng cách trái đất - mặt trời.

8/5/2004, vnExpress.net (theo Discovery)

 

'Nhìn' màu bằng ngón tay

Minh Thi

   
 

Giờ đây, những người khiếm thị có thể "nhìn" được một loại hình ảnh đặc biệt do một chương trình máy tính tạo ra. Chương trình này có khả năng biến những hình ảnh màu thành các đồ hoạ có bề nổi

Chương trình máy tính, do Artur Rataj tại Viện khoa học máy tính ứng dụng và lý thuyết ở Ba Lan sáng tạo, được coi là công trình đầu tiên biến màu sắc thành thứ sờ mó được, nhờ đó người mù có thể đọc được bằng xúc giác. Đã có một số cách dịch hình ảnh cho người mù giống như cách chữ viết được biến thành chữ nổi. Hình ảnh được chuyển thành hình nổi bằng cách sử dụng những dòng kẻ và dấu gạch nổi để tượng trưng cho bức hình. Thông qua ngón tay, người mù hoặc khiếm thị có thể cảm nhận được chi tiết của hình ảnh. Tuy vậy đến nay, những hình ảnh đó vẫn chỉ là đen trắng

Rataj tuyên bố chương trình máy tính của ông có thể bổ sung màu sắc cho những hình ảnh đó. Chương trình xác định đường nét của các vật thể trong bức ảnh và phân phối màu cơ bản cho từng phần khác nhau của bức ảnh. Mỗi màu được đại diện bởi một dãy các dấu gạch bố trí tại các góc khác nhau. Chẳng hạn, màu vàng được thể hiện bằng một dãy chấm thẳng đứng và màu xanh da trời là một hàng chấm nằm ngang. Màu sắc được đơn giản hoá nên chỉ có một màu xanh chứ không có các sắc thái xanh khác nhau. Sự kết hợp màu như da cam được tạo ra bằng những chấm đặt tại góc nửa đỏ nửa vàng. Độ đậm sáng của màu phụ thuộc vào mật độ của các dấu gạch. Càng nhiều gạch tức là màu càng sáng

Tim Connell, Giám đốc điều hành công ty Quantum Technology ở Australia, nơi cung cấp máy in để biến hình ảnh thành hình nổi, nhận định: "Nhiều thông tin quá có nghĩa là sẽ càng khó để hiểu được bức ảnh. Càng ít càng nhiều. Những người đã mù cả đời thì với họ màu sắc chẳng có ý nghĩa gì. Nếu màu bổ sung thêm ý nghĩa thì nó quan trọng, còn không nó chỉ mang tính thẩm mỹ chứ chẳng có tính thực tiễn"

04/04/04 vnexpress(theo ABC Online)

 

Nobel Vật lý thuộc về ba nhà nghiên cứu Mỹ

David J. Gross (ảnh) và David Politzer, Frank Wilczek đoạt giải Nobel Vật lý 2004.

David J. Gross, H. David Politzer và Frank Wilczeck đã chính thức trở thành chủ nhân của giải Nobel Vật lý năm nay với những khám phá về lực hạt nhân mạnh - loại lực giúp liên kết các hạt nằm trong nhân nguyên tử.

Nhận xét về công trình của bộ ba, đang làm việc tại Đại học Santa Barbara (bang California), Viện công nghệ California và Viện công nghệ Massachusetts, ban giám khảo cho biết họ đã có những phát hiện quan trọng về mặt lý thuyết "liên quan tới lực hạt nhân mạnh", loại lực chủ yếu ở cấp độ nhân nguyên tử.

Vật lý hiện đại biết rằng các proton và nơtron không phải là thành phần nhỏ nhất cấu tạo nên nguyên tử. Thay vì thế, chính chúng lại được cấu thành từ ba hạt nhỏ hơn, đó là các hạt quark. Lực hạt nhân mạnh chính là lực giúp các quark “dính” với nhau ở bên trong các proton và nơtron, cũng như giữ chặt chính các hạt này với nhau bên trong hạt nhân nguyên tử.

Nghiên cứu của ba nhà khoa học chỉ ra rằng không giống như các lực khác, chẳng hạn lực điện từ hay lực hấp dẫn (mạnh lên khi hai hạt tiến lại gần nhau), lực hạt nhân mạnh lại suy yếu đi khi hai quark tiến về một chỗ. Hiện tượng đó giống như thể các hạt được nối với nhau bằng một dải cao su, mà lực kéo giữa chúng càng mạnh khi chúng càng ở xa nhau.

Phát hiện của ba nhà nghiên cứu, công bố năm 1973, "đã dẫn đến lý thuyết về quantum chromodynamics (hay QCD) - lý thuyết góp phần quan trọng cho sự ra đời của Mô hình Chuẩn", hội đồng khen thưởng nhấn mạnh.

Mô hình chuẩn là lý thuyết về các hạt cơ bản và cách thức chúng tương tác với nhau. Nó mô tả tất cả các hiện tượng vật lý có liên quan đến lực điện từ (tương tác giữa các hạt tích điện), lực hạt nhân yếu (chi phối quá trình phân rã phóng xạ) và lực hạt nhân mạnh (tương tác giữa các quark).

Năm ngoái, người vinh dự nhận giải Nobel Vật lý là Vitaly L. Ginzburg người Nga và hai nhà vật lý Mỹ A. Abrikosov và Anthony J. Leggett, với công trình về chất siêu dẫn và siêu lỏng.

Sau giải Nobel Y học hôm qua, giải Vật lý hôm nay, tên của người đoạt giải Nobel Hóa học 2004 sẽ được công bố vào giờ này chiều mai (6/10).

Thuận An (5/10/2004, theo vnexpress.net , AP, AFP)

 

Nước khô

Máy tính nhúng vào nước khô, khi đưa lên vẫn hoạt động bình thường.

Một loại vật chất không khác gì nước: cũng có thể chảy, cũng có thể dập tắt lửa. Nhưng loại "nước" này hoàn toàn khô ráo, không làm ướt bất cứ vật gì nên được gọi là nước khô. Trước mắt, nó được sử dụng rất hiệu quả trong lĩnh vực cứu hỏa.

Tháng 4 vừa qua, hãng Tyco Fire & Security ở bang Florida, Mỹ, tổ chức buổi trình diễn hệ thống cứu hỏa sử dụng nước khô. Hệ thống này có tên ANSUL Sapphire. Trong tất cả các đặc điểm của hệ thống, nổi bật nhất là khả năng phản ứng rất nhanh trước nguy cơ hỏa hoạn: nó hoạt động tức thì ngay khi chỉ mới xuất hiện dấu hiệu của vụ cháy và ngọn lửa còn chưa kịp bùng lên. Bản thân nước khô có tên thương mại 3M Novec 1230, là sản phẩm của hãng 3M. Loại vật chất mới này có đầy đủ các đặc tính của nước, nhưng không có tính bám dính như nước, khả năng dập lửa cao hơn nước nhiều và có ưu điểm là không làm hư hại các thiết bị điện tử, các tác phẩm nghệ thuật như tranh, tượng thạch cao hay đồ gỗ... vì bản thân hoàn toàn khô ráo.

Nói cho chính xác, loại nước đặc biệt này chỉ có dạng lỏng khi được lưu giữ, bảo quản trong bình nén, còn khi được phun ra ngoài để dập lửa thì lập tức biến thành hơi. Với cùng thể tích, một bình nước khô có hiệu năng dập lửa cao hơn nhiều so với bình bọt CO2 hay các loại khí trơ khác.

Các tác giả của nước khô dự định trước mắt sẽ ứng dụng sản phẩm này vào hệ thống phòng cháy chữa cháy ở bệnh viện, viện bảo tàng, thư viện, các trạm thu phát sóng vô tuyến và các trung tâm điện toán lớn, thay cho nước và các loại khí truyền thống (vì nước có thể gây hư hại nhiều đồ vật và nhiều loại khí chữa cháy có thể gây bỏng hóa chất nếu tiếp xúc với da người).

Cơ chế dập lửa của nước khô cũng rất khác với nước thường. Nước thường (H2O) có tác dụng làm hạ nhiệt độ nguồn cháy, hấp thu nguồn nhiệt ấy để bốc thành hơi và hơi nước phong tỏa nguồn cháy, không cho tiếp xúc với ôxy. Tuy nhiên, khi ở nhiệt độ rất cao, nước lại bị phân tách thành hai loại khí riêng biệt là hydro và ôxy (mà ta đã biết, ôxy là chất khí cần thiết cho sự cháy). Trong khi đó, nước khô trực tiếp tham gia vào phản ứng cháy và chính sự tham gia này có tác dụng ngăn chặn tức thì quá trình cháy.

Nếu nhiệt độ sôi của nước ở áp suất bình thường là 100 độ C thì của nước khô là 49 độ C. Nước đông ở nhiệt độ 0 độ C, còn nước khô ở 108 độ C, một sự chênh lệch rất lớn. Để biến hoàn toàn 1 lít nước thành hơi phải cần đến một nhiệt lượng 2.442 kilojul, nhưng với nước khô thì con số tương ứng chỉ là 95 kilojul mà thôi. Điều bí mật nằm ở chỗ nước khô không chứa nguyên tử hydro, vì vậy hoàn toàn không có các mối liên kết hóa học liên quan tới hydro, từ đó, lực tương tác giữa các phân tử của nước khô yếu hơn nhiều so với nước thường. Chính sự liên kết phân tử lỏng lẻo này đã tạo cho nước khô những đặc tính tuyệt vời ở trên, đặc biệt là khả năng chuyển nhanh từ dạng lỏng sang dạng hơi dù ở nhiệt độ thấp, nhờ vậy có thể phát huy tác dụng tức thì ngay khi đám cháy mới phát sinh, ngọn lửa lớn chưa bùng phát và nhiệt độ nơi xảy ra cháy chưa đẩy lên cao.

Các sản phẩm tương tự 3M Novac 1230 đã được biết đến từ lâu, nhưng không tìm được ứng dụng thực tiễn vì chúng rất độc và có sức tàn phá lớn đối với tầng ozon. Những tật xấu ấy hoàn toàn không có ở nước khô 3M Novac 1230.

Thế Giới Mới (theo Membrana)

 25/08/2004

Điều khiển máy tính bằng ý nghĩ

 

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát minh ra một cái mũ đội đầu có thể chuyển sóng não thành lệnh cho computer. Bộ giải mã ý nghĩ này tương lai sẽ giúp người tàn tật giao tiếp được chỉ bằng não của mình, vận hành chương trình xử lý từ ngữ hoặc kiểm soát cử động của chân, tay giả.

Não có thể kiểm soát máy tính thông qua ý nghĩ.

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Jonathan Wolpaw từ Đại học bang New York, mô tả cái mũ biết đọc suy nghĩ này như sau: "Nó hao hao giống với cái mũ bơi cổ điển bằng cao su nhẹ, có gắn những cái đĩa kim loại nhỏ (điện cực) được nối với bộ khuyếch đại EEG và máy tính bằng một dải ruybăng". Thiết bị có thể phát hiện những hoạt động từ da đầu, từ bề mặt vỏ não hoặc từ trong thân não.

Trước đây, một vài thiết bị có tính năng tương tự được cấy hẳn vào trong não, nhưng Wolpaw và cộng sự cho biết chiếc mũ mới của họ không hề can thiệp vào bên trong và gây ra nguy hiểm rất nhỏ, nếu không muốn nói là không có, với người đội.

Những loại mũ kiểu cũ cũng gặp rắc rối ở chỗ, giống như một chiếc radio tồi, chúng thu nhặt tất cả các dạng sóng não, mà bỏ sót các sóng lệnh cần thiết hoặc tạo ra những khoảng tĩnh trong mớ ồn ào đó. Hệ thống mũ mới (được gọi là BCI) có thể điều chỉnh thu nhận sóng tốt hơn. Nó cũng có bộ giải mã tiên tiến hơn, không những truyền đạt lệnh của người sử dụng tới máy tính, mà còn tập trung vào những loại ý nghĩa được xác định là sẽ thành công trong việc vận hành máy tính.

Kết quả là, thiết bị trở nên dễ dàng vận hành với người sử dụng.

Wolpaw đã thử nghiệm hệ thống này trên hai người trưởng thành bị tàn tật phải ngồi xe lăn và hai người trưởng thành khỏe mạnh. Trong thí nghiệm, một ô vuông sẽ xuất hiện ở các góc khác nhau trên một màn hình máy tính. Sau đó là một con trỏ. Người sử dụng phải di con trỏ này tới ô vuông đích, chỉ bằng ý nghĩ.

Kết quả là tất cả những người tham gia đều chạm tới mục tiêu khi sử dụng BCI, nhưng người ngồi trên xe lăn thành công hơn những người khỏe khỏe mạnh.

Tiến sĩ William Heetderks, giám đốc chương trình giả thần kinh tại Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, nhận định kết quả này là "rất đáng khích lệ". Ông tin tưởng rằng khi loại thiết bị trên đã trở nên phổ biến, chúng có thể "cải thiện sâu sắc cuộc sống của những người mà ý nghĩ và ham muốn của họ đã bị trói chặt trong thể xác".

Thuận An (vnexpress.net, 8/12/04 theo Discovery)

 

Ðộng vật đơn tính: bdelloid rotifer

 

Ðã 40 triệu năm động vật bé nhỏ  này đơn tính

75 năm trước, trong tựa đề của những cuốn sách hướng dẫn hài hước cổ điển, James Thurber và E.B. White đặt ra câu hỏi nổi tiếng: "Tình dục có cần thiết hay không?". Ít nhất, đã có một câu trả lời cho điều đó: Không, sex hoàn toàn vô nghĩa.

Các nhà sinh vật học Mỹ đang nghiên cứu một nhóm lớn các động vật đơn tính đã xoay xở để tiến hóa thành hàng trăm loài khác nhau, mà không cần tới hoạt động giao cấu đực - cái. Bị tước đoạt vai trò truyền giống, con đực của những loài này đã biến mất hàng triệu năm trước đây.

Lớp động vật này, được gọi là bdelloid rotifer, thuộc nhóm những sinh vật hiển vi phổ biến nhất trên trái đất, nhưng chúng đã làm hỏng một trong những giả định vững chắc nhất của sinh học: ấy là, nếu động vật không sinh sản lưỡng tính, chúng sẽ tiến nhanh tới tuyệt chủng do thiếu sự kết hợp nhiễm sắc thể ngẫu nhiên giữa con đực và con cái - một quá trình tạo ra các gene có ích.

Trong khi đó, Bdelloid còn lâu mới tuyệt chủng. Các nhà sinh học phân tử tại Phòng thí nghiệm sinh học Biển ở Woods Hole, Massachusetts, và Đại học Harvard đang tìm kiếm những bằng chứng mới nhất từ gene động vật để tìm hiểu tại sao các sinh vật này thích nghi và tiến hóa được.

Trong 370 loài bdelloid rotifer được biết đến, không loài nào có các chàng đực giống, và mặc dù tất cả các sinh vật bé nhỏ này đều là cái, chúng vẫn tiến hóa được từ loài này sang loài khác với bộ gene y sì của mình.

 Jessica Mark Welch, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết không giống như amip hoặc các sinh vật đơn bào vô tính (nhân bản bằng cách phân chia cơ thể), bdelloid rotifer là động vật thực sự, phân bố trong các ao hồ, đầm lầy, nước mưa và trong băng tan chảy... Cơ thể nửa trong suốt sặc sỡ của chúng có cái đầu được bao phủ bằng những lông mao tí hon lắc lư và xoay tròn. Chúng có những cái chân có vuốt, miệng có hàm có thể nhai những hạt vi khuẩn và tảo. Dạ dày mạnh mẽ của chúng tiêu hóa con mồi rất hiệu quả. Và chúng có tuyến sinh dục thực sự có thể tạo ra trứng, nở ra con non.

Và tất cả cái cơ thể sinh vật nhỏ bé đó dài chưa đầy 1 milimét, nhỏ hơn độ dày của một cái kim khâu.

Điều đáng nói là trứng của con cái không bao giờ cần phải thụ tinh với con đực, vì thế hiện tượng mà Charles Darwin gọi là "chọn lọc tính dục" đã không xảy ra trong sự tiến hóa của chúng. Nói cách khác, không có cuộc chiến giữa các con đực để giành lấy con cái.

Tìm kiếm lời giải đáp cho sự thành công của bdelloid, ba nhà khoa học đã xác định được trình tự hoàn chỉnh của 4 gene cốt yếu trên 4 loài riêng biệt. Họ phát hiện thấy ở động vật (trong đó có cả người) sinh sản lưỡng tính sẽ đem lại cho con non hai bản sao gene của cha và mẹ - một từ cha và một từ mẹ. Nhưng giống cái của loài bdelloid lại tặng cả hai bản sao gene của chính mình.

Vì thế trong quá khứ, qua hàng nghìn, hoặc có lẽ hàng triệu năm, những đột biến vô hại nhỏ xíu trong những gene này đã tích lũy để tạo ra loài bdelloid hoàn toàn mới, thích nghi với môi trường, Welches và cộng sự Meselson giải thích.

Từ những hóa thạch và các "đồng hồ phân tử" dự đoán đột biến, nhóm nghiên cứu kết luận các sinh vật này đã xuất hiện ít nhất 50 triệu, hoặc 100 triệu năm trước.

Tuy nhiên, bằng cách nào mà bdelloid sống sót với bộ gene không được pha trộn đó? Bằng cách nào chúng phân chia thành nhiều loài đến vậy và thích nghi trong nhiều loại môi trường đến vậy? Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm kiếm câu trả lời bằng cách phân tích trình tự của nhiều gene hơn nữa trên các con cái và chức năng của chúng.

 29/3/2004 (theo SFGate)

Ðọc thêm:

http://www.micrographia.com/specbiol/rotife/homebdel/bdel0100.htm#bdellink

http://www.sciencenews.org/articles/20000520/fob6.asp

 

Người tiên phong nghiên cứu sao chổi qua đời

 

Fred L. Whipple, người đã đề xuất lý thuyết "quả bóng tuyết bẩn" về vật chất của sao chổi, đã qua đời hôm qua ở tuổi 97, tại một bệnh viện ở Cambridge, Massachusetts, thuộc Trung tâm Vật lý Harvard-Smithsonian.

Lý thuyết "quả bóng tuyết bẩn" được Whipple đưa ra vào năm 1950, trong đó nói rằng các sao chổi là hỗn hợp của băng và đá, chứ không phải thuần túy cát gắn với nhau bởi lực hấp dẫn như được suy luận trước đó. Giả thuyết của ông là một nỗ lực để giải thích tại sao một số sao chổi dường như đến đích sớm hơn hoặc muộn hơn so với dự đoán.

Whipple tin rằng khi sao chổi đến gần mặt trời, ánh sáng của nó làm bốc hơi phần băng trong nhân sao chổi. Kết quả là các hạt được nung nóng lên sẽ xử sự như một động cơ tên lửa, hoặc làm chậm lại hoặc đẩy nhanh tốc độ của sao chổi. Cũng theo Whipple, chiếc đuôi rực rỡ của sao chổi chứa các hạt có nguồn gốc từ những khối băng đông lạnh trong nhân của thiên thể này.

Giả thuyết của ông được chứng minh là đúng đắn vào năm 1986, mà bằng chứng là các bức ảnh cận cảnh sao chổi Haley, do tàu thăm dò Giotto của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp được.

Charles Alcook, Giám đốc Trung tâm Vật lý thiên thể, cho biết Whipple "đã cách mạng hóa nghiên cứu về sao chổi".

"Fred Whipple thực sự là một người phi thường trong số những người phi thường. Ông có nhãn quan khoa học vĩ đại, những kỹ năng phân tích siêu việt và sự nhạy bén quản lý tuyệt vời", Irwin Shapiro, cựu giám đốc Trung tâm, nhận xét.

Trong thế chiến II, Whipple đã phát minh ra một thiết bị dùng cho các máy bay của quân đồng minh trên bầu trời Đức nhằm làm nhiễu loạn radar của kẻ thù. Năm 1946, khi tham gia hoạt động chuẩn bị cho tương lai của các chuyến bay vũ trụ, Whipple đã sáng chế ra lớp màng mỏng bên ngoài bảo vệ cho các phi thuyền khỏi tác động của các mảnh vụn sao băng. Công nghệ này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Từ 1955 đến 1973, ông là giám đốc Đài quan sát vật lý thiên văn Smithsonian ở Cambridge, tiền thân của Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard - Smithsonian ngày nay. Whipple nghỉ hưu tại Harvard từ năm 1977, mặc dù ông vẫn tiếp tục đạp xe đến trung tâm 6 ngày mỗi tuần cho đến năm 90 tuổi.

Thuận An (vnexpress.net, theo AP)

 

Giải mã thành công gene gà

Các nhà khoa học đã giải mã được bộ gene gà và cho thấy chúng có 60% tương tự với gene người, đồng thời có một tổ tiên chung sống cách đây 310 triệu năm.

Với ước tính khoảng 20.000-23.000 gene, bản đồ trình tự gene của những con gà rừng lông đỏ, tổ tiên của gà nuôi ngày nay, có số lượng gene gần như tương tự với con người. Đây là loài chim đầu tiên và hậu duệ đầu tiên của khủng long được giải mã gene.

Các nhà khoa học hy vọng bằng cách phân tích gene gà, họ sẽ tìm hiểu thêm được các căn bệnh phát triển ở người như hở vòm miệng, teo cơ, sự thay đổi ADN do tuổi già và gene trong sự phát triển phôi thai. Trình tự gene cũng có thể giúp các nhà nghiên cứu tạo ra những loài gà chống bệnh tốt và cho sản lượng cao, đồng thời giúp ngăn chặn sự phát tán virus như virus cúm gà ở châu Á.

"Việc giải mã được gene gà sẽ cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về gene người", Richard Wilson tại Đại học Washington, Giám đốc Hiệp hội quốc tế giải mã gene, nhận định.

Gà rừng đỏ.

Hiệp hội gồm hơn 170 nhà nghiên cứu đến từ châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Họ đã phân giải thành công bộ mã gene của gà rừng đỏ, có tên khoa học là Gallus gallus, vào tháng 3. Kết quả phân tích được công bố trên tạp chí Nature vào hôm qua.

Mặc dù số lượng gene gà và người là tương tự nhau, bộ mã di truyền của gà có kích cỡ bằng 1/3 của người. Nó chứa 1 tỷ cặp cơ sở, so với 2,8 cặp ở người. "Chỉ có 2,5% gene người được bảo tồn ở cả người và gà từ một tổ tiên chung vào khoảng hơn 3 triệu năm trước", Chris Ponting, tại Viện nghiên cứu Y học Anh ở Oxford, Anh, nói.

"Chúng tôi tin rằng đoạn gene chống chịu được sự thay đổi qua thời gian đó là thứ quan trọng nhất đối với sự sống còn của chúng ta trong lịch sử tiến hoá", ông bổ sung.

Minh Thi (8/12/04 ,theo vnexpress.net,  Reuters)

Bút lông điện tử 'quét' cuộc sống lên màn hình

 

Chiếc bút lông I/O Brush cho phép người nghệ sĩ nhặt màu, phông nền, phim ảnh thậm chí là cả âm thanh từ môi trường thực tế và chuyển vào bức vẽ điện tử trên máy tính.

Tác giả Kimiko Ryokai, tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, cho biết không giống các chương trình đồ hoạ khác cho phép người dùng nhặt màu từ một bảng vẽ có hạn, I/O Brush giúp mọi người vẽ bằng màu và chất liệu lấy từ một miếng vỏ trái cây, một chiếc áo sơ mi yêu thích, vật lưu niệm từ một chuyến đi, một con gấu bông hoặc những bông hoa.

Chiếc chổi chứa một microphone, video camera thu nhỏ, những bộ cảm ứng và được nối với một máy tính có màn hình tiếp xúc. Người họa sĩ sẽ nhặt màu từ môi trường bằng cách quét nhẹ chổi lông lên vật được chọn.

Những bộ cảm ứng nằm tại đáy lông chổi sẽ kích hoạt chiếc camera nhỏ xíu ở giữa sợi lông, ghi lại hình ảnh vật thể trong 5 giây và lưu trữ trong chương trình máy tính. Những điôt phát sáng quanh camera sẽ giúp soi rọi vật thể. Một microphone gắn trong camera ghi lại bất cứ âm thanh nào được tạo ra trong 5 giây trước khi thu lấy màu sắc.

Để tạo ra bức hoạ, người nghệ sĩ chạm chiếc chổi lông lên màn hình tiếp xúc. Chương trình máy tính sẽ nhận ra phần nào của màn hình đang được tác động và chiếu lên hình ảnh và âm thanh đã ghi lại.

"Bạn không chỉ tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh với I/O Brush mà còn ghi lại được lịch sử câu chuyện", Kevin Brooks tại Phòng thí nghiệm Motorola ở Lexington, nói. "Đó là một cách khác để ghi lại cuộc sống".

Người sử dụng có thể chuyển từ những bức tranh tĩnh sang video chỉ bằng một nút bấm. Hoạ sĩ cũng có thể sử dụng ngón tay để quét màu trên màn hình.

I/O Brush sẽ được trưng bày tại cuộc triển lãm ở Trung tâm Ars Electronica ở Linz, Áo, cho tới tháng 8.

M.T. (vnexpress.net, 30/05/05, theo Discovery)

 

Israel chia sẻ với Mỹ giải Nobel hóa học 2004

 

Avram Hershko (trái) và Aaron Ciechanover.

Bằng công trình tìm hiểu cách thức mà cơ thể người chọn lọc và tiêu diệt các protein độc hại nhằm bảo vệ nó khỏi bệnh tật, hai nhà khoa học Israel cùng một người Mỹ đã vinh dự được sở hữu giải Nobel hóa học trị giá 1,36 triệu đôla năm nay.

Aaron Ciechanover và Avram Hershko (người Israel) cùng với Irwin Rose vào những năm 1980 đã khám phá ra rằng các tế bào sẽ tặng một "nụ hôn tử thần" lên những protein mà hệ miễn dịch sẽ phải tiêu diệt. Các protein bị đánh dấu này sau đó bị hệ miễn dịch "chặt" ra nhiều mảnh nhỏ.

Sự "thủ tiêu protein có chủ định" chi phối nhiều quá trình trong cơ thể như phân chia tế bào, sửa chữa ADN và kiểm soát chất lượng của việc sản xuất protein mới, là những quá trình phòng thủ quan trọng của hệ miễn dịch.

"Khi quá trình tiêu hủy protein gặp trục trặc, chúng ta sẽ bị ốm. Hai ví dụ cho trường hợp này là chứng ung thư họng và xơ hóa u nang", Hội đồng trao giải cho nhận định, đồng thời bổ sung thêm rằng những phát kiến của ba nhà khoa học đã "tạo ra cơ hội để phát triển những loại thuốc chống lại các căn bệnh này".

Ciechanover, 57 tuổi, là giám đốc của Viện nghiên cứu Y khoa Rappaport Family tại Technion ở Haifa, Israel, trong khi Hershko, 67 tuổi, gốc Hungary, là một giáo sư ở đó.

Rose là một chuyên gia tại phòng sinh lý học và lý sinh, thuộc trường Y, Đại học tổng hợp Irvine, bang California, Mỹ.

Năm ngoái, giải Nobel hóa học được trao cho hai nhà khoa học Mỹ Peter Agre và Robert MacKinnon, với thành tựu tìm ra hệ thống kênh dẫn trong màng tế bào - nơi luân chuyển muối và nước qua các tế bào của cơ thể. Phát hiện được ca ngợi là "có một ý nghĩa quan trọng trong việc mang đến hiểu biết cho con người về nhiều loại bệnh tật".

Giải thưởng Nobel ra đời từ di chúc của nhà công nghiệp và cũng là người phát minh ra thuốc nổ, Alfred Nobel. Tuần lễ Giải Nobel sẽ kết thúc bằng việc trao giải Nobel kinh tế vào ngày 11/10 tới. Giải Hòa bình - giải duy nhất trao tặng tại Oslo, Nauy - sẽ được công bố vào 8/10.

 

Thuận An (6/10/2004, theo vnexpress.net, AP, AFP)

 

Khai quật cung điện Thành Cát Tư Hãn

 

Bài đọc thêm: Đại thắng quân Mông Cổ (Thành cát tư Hãn)

 
Ảnh chụp khu khai quật cung điện Thành Cát Tư Hãn.

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện thấy dấu tích cung điện của chiến binh vĩ đại Thành Cát Tư Hãn. Họ tin rằng, ngôi mộ của vị hoàng đế Mông Cổ thế kỷ 13 này cũng nằm ở quanh đó.

Một nhóm gồm các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Mông Cổ đã tìm thấy công trình nằm trên một thảo nguyên rợp cỏ, cách thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ 241 km về phía đông.

Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), đã thống nhất các bộ tộc và trở thành hoàng đế Mông Cổ vào năm 1206. Sau khi chết, các hậu duệ của ông đã mở rộng đế chế từ Trung Quốc sang tận Hungary. Năm 1200, vị hoàng đế đã cho xây dựng cung điện của mình theo hình một chiếc lều vuông đơn giản, gắn với các cột trụ bằng gỗ bao quanh.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những mảnh sứ chôn vùi trong đống đổ nát được xác định thuộc giai đoạn của Thành Cát Tư Hãn. Một bản phác họa quang cảnh xung quanh cung điện có từ thời nhà Tống vào năm 1232 cũng khớp với hiện trường khu vực.

Lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn được cho là nằm gần đó bởi những văn bản xưa viết rằng các thày tu thường đi từ cung điện tới khu chôn cất để thực hiện các nghi lễ cho người chết.

"Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục Á Âu và xây dựng nên một đế chế hùng mạnh. Đã có một sự tương giao lớn giữa đông và tây vào thời đó, trên lĩnh vực văn hoá và trao đổi hàng hoá. Nếu chúng tôi tìm được những đồ vật chôn cất cùng ông, chúng tôi có thể viết nên trang sử mới cho lịch sử thế giới", giáo sư danh dự Shinpei Kato tại Đại học Kokugakuin của Nhật phát biểu.

Khu vực lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn là một trong những bí ẩn lâu đời của ngành khảo cổ. Theo truyền thuyết, để giữ bí mật, đội ngũ chôn cất hùng hậu của ông giết bất cứ ai nhìn thấy họ trên đường đi vào, và tất cả binh lính, tuỳ tùng tham dự lễ tang đều bị hành quyết.

Một tài liệu cổ Trung Quốc còn viết rằng một con lạc đà con được chôn cất trong mộ ngay trước mặt mẹ nó để con lạc đà mẹ này có thể dẫn gia tộc hoàng đế tới ngôi mộ khi cần thiết.

Nếu các nhà nghiên cứu tìm thấy lăng mộ, họ có thể sẽ tìm ra cả mộ của Hốt Tất Liệt - cháu của Thành Cát Tư Hãn, người đã mở rộng đế chế xuống đông nam châu Á và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của thời nhà Nguyên.

Minh Thi (theo AP

 

Tìm thấy mộ của Thành Cát Tư Hãn?

Người ta tin rằng đã tìm thấy mộ của Thành Cát Tư Hãn gần với nơi sinh của ông.

Cuộc tìm kiếm ròng rã về lăng mộ của chiến binh vĩ đại Thành Cát Tư Hãn và kho báu của ông có thể đã đến hồi kết thúc. Hôm nay (17/8/2001), một nhóm thám hiểm Mỹ - Mông Cổ công bố đã tìm ra một khu nghĩa địa có tường đá bao quanh, trên một sườn đồi cách Ulan Bator, thủ đô của Mông Cổ, 200 dặm về phía đông bắc.

Trong báo cáo được đưa ra cùng ngày tại Đại học Chicago và ở Ulan Bator, các nhà thám hiểm không khẳng định đã thực sự tìm thấy mộ của Thành Cát Tư Hãn, vì đến nay, họ chưa nhận được giấy phép khai quật bất kỳ ngôi mộ nào. Nhưng phát biểu của họ hết sức lạc quan.

Truyền thuyết kể lại rằng, khi người chinh phục Thành Cát Tư Hãn được mai táng năm 1227, tất cả tuỳ tùng và những người lính tham dự đám tang của ông đều bị giết ngay sau đó vì người ta muốn giữa bí mật nơi chôn giấu ngôi mộ. Và bí mật này vẫn còn được chôn chặt trong hàng ngàn năm qua, trở thành một trong những tâm điểm khêu gợi trí tò mò nhất trong lịch sử.

Mộ nằm gần nơi sinh?

Khu mộ được tìm thấy cách nơi Thành Cát Tư Hãn ra đời (năm 1162) chỉ vài dặm, cũng rất gần với địa điểm vị thủ lĩnh này lên ngôi hoàng đế Mông Cổ, năm 1206. Người ta cho rằng ông chết do ngã ngựa, hoặc bị thương, hoặc vì cả hai nguyên nhân. Cho tới lúc mất, lãnh thổ chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn đã bành trướng từ Trung Quốc tới tận biển Caspia. Những người kế vị ông, trong đó có người cháu danh tiếng Hốt Tất Liệt, đã mở rộng biên giới của Mông Cổ xuyên qua Trung Á, Nga và Trung Đông, hoàn thành việc hợp nhất các quốc gia láng giềng rộng nhất trong lịch sử.

Khu mộ nằm gần thị trấn Batshireet, phía bắc tỉnh Hentii. Một bức tường đá cao từ 2,7-3,6 mét, với chu vi khoảng 3 km, bao quanh một cụm có ít nhất 20 lăng mộ chưa mở nắp nằm gần đỉnh đồi. Người ta cho rằng chúng thuộc về “những người ở tầng lớp trên”. Thấp hơn một chút, là khu vực có tới hơn 40 ngôi mộ khác.

Tuy nhiên, những phát hiện đi kèm đã làm dấy lên nghi ngờ về xuất xứ của những người trong mộ. Người ta tìm thấy nhiều mảnh gốm trên bề mặt của khu vực này, nhưng niên đại lại cổ hơn thời kỳ của Thành Cát Tư Hãn. “Chúng tôi cần điều tra kỹ khu vực này về mặt khảo cổ học, trước khi có được xác nhận chính thức”, Tiến sĩ John Woods, Giáo sư lịch sử Đại học Chicago, Trưởng đoàn thám hiểm, cho biết.

Bước tiếp theo của đoàn thám hiểm là xin giấy phép khai quật khu mộ. Chính phủ Mông Cổ có lẽ sẽ khó chấp nhận đề nghị này, vì theo tập quán nơi đây, đụng chạm đến người đã chết là điều cấm kỵ.

Bích Hạnh (Theo vnexpress.net, The New York Times)

 

Khẳng định sự tồn tại một dạng sống mới "nanobacteria"

Bích Hạnh

 
Các "vi khuẩn nano" tìm thấy trong động mạch bị vôi hóa.

Sự tồn tại của "" - vi khuẩn nano - lâu nay vẫn là một trong những nghi vấn khoa học gây tranh cãi nhất. Theo vài chuyên gia, chúng quá nhỏ để được coi là dạng sống. Song một nhóm khoa học Mỹ mới đây khẳng định chúng là sinh vật sống thực, và có thể là thủ phạm gây nhiều loại bệnh ở người.  

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi tiến sĩ John Lieske tại phòng khám bệnh Mayo ở Rochester, đã phân lập được những cấu trúc giống tế bào này từ mô động mạch của người bị bệnh. Nhóm đã phân tích những động mạch bị vôi hóa và không bị vôi hóa, các mảng động mạch và các van tim thu thập được từ những mẫu bệnh phẩm bỏ đi tại hai bệnh viện Mỹ. Họ nhuộm màu các mẫu này và kiểm tra chúng dưới kính hiển vi điện tử cực mạnh. Kết quả là trong những động mạch bị vôi hóa xuất hiện các khối cầu nhỏ xíu, có kích cỡ từ 30 đến 100 nanomét (1 nanomét bằng 1 phần tỷ mét), nghĩa là là nhỏ hơn cả nhiều loại virus.

Lieske tiếp tục thí nghiệm bằng cách phá vỡ những khối mô bệnh và lọc bỏ các hạt có kích cỡ lớn hơn 200 nanomét cũng như những hạt có kích cỡ trung bình. Vài tuần sau đó, những hạt tí hon đã nhân lên gấp đôi, chứng tỏ chúng có thể tự phân chia. Còn khi "trồng" những hạt này trong đĩa thí nghiệm, chúng đã hấp thụ uridine - một trong những vật liệu cơ bản xây dựng nên phân tử di truyền ARN. Theo nhóm nghiên cứu, điều đó chứng tỏ ARN đang được tạo ra trong cơ thể các hạt này (mặc dù các tinh thể khoáng hóa đôi khi cũng hấp thụ một ít uridine). Ngoài ra, khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử, các nanobacteria dường như cũng có các vách tế bào.

"Chúng tôi đã thực hiện một cách tiếp cận có hệ thống để đánh giá sự tham gia của những hạt nano tiềm năng này - những vi khuẩn nano nếu bạn muốn gọi thế - trong quá trình gây bệnh cho người", đồng tác giả, tiến sĩ Virginia Miller thông báo.

Trước công trình này, một số nhà khoa học cũng cho biết đã tìm thấy vi khuẩn nano trong sỏi thận và các cấu trúc bị khoáng hóa trong khối u buồng trứng.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu khác không tin rằng các hạt tí hon trên thực sự là một dạng sống. Có người cho rằng đó chỉ là các siêu vi khuẩn bị lọt từ môi trường vào, và quá trình "phân chia" mà người ta quan sát thấy chỉ là quá trình khoáng hóa bất thường.

"Nếu quả thực đang thao tác trên một cơ thể sống, ta có thể áp dụng kỹ thuật nhuộm màu. Chúng tôi đã thử kỹ thuật này, nhưng chỉ cho ra kết quả dương tính giả", tiến sĩ John Cisar, thuộc Viện Y tế quốc gia ở Bethesda, Mỹ lập luận. Trong nghiên cứu mà Cisar thực hiện, các hạt nano này cho kết quả nhuộm màu dương tính với axit nucleic. Nhưng khi ông và nhóm cố chiết xuất các axit nucleic từ các hạt, họ đã không tìm thấy gì.

Một công trình trước kia do Jack Maniloff thuộc Đại học Rochester ở New York thực hiện cũng đã chỉ ra rằng, để chứa được ADN và các phân tử protein hoạt động, một tế bào tối thiểu phải có kích thước 140 nanomét.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu Mỹ cương quyết bảo vệ lập luận của mình. "Một trong những nghi vấn chúng tôi luôn tự đặt ra là: Làm sao anh biết nó sống trong khi nó chẳng có một trình tự ADN nào?", Milller giải thích. "Nhưng chúng tôi còn căn cứ vào một tiêu chuẩn khác, đó là vật có thể tự sao chép trong môi trường dưỡng chất sẽ là sinh vật sống. Mà đây chính là thứ chúng tôi tìm thấy", ông nói. Một số nhà khoa học ủng hộ Miller đang cố gắng chiết xuất ADN từ cái mà họ gọi là nanobacteria. Ngoài ra theo Miller, chuyện quan trọng nữa là tìm hiểu vai trò của chúng đối với các bệnh tật của con người.

(20/5/2004, theo NewScientist, BBC)

Loài người đã đánh đổi sức mạnh hàm nhai lấy bộ não lớn?

Bích Hạnh                           25/03/2004         Natur

 

Một đột biến 2,4 triệu năm trước có thể đã khiến loài người không thể sản xuất ra một trong những protein chính vốn tạo nên sức mạnh của cơ hàm linh trưởng. Do thiếu sức đè của bộ máy nhai cồng kềnh, sọ người có thể đã được tự do phát triển, tạo ra bộ não lớn như ngày nay.

Đó là lời giải mới nhất của các nhà nghiên cứu Mỹ trước nghi vấn lâu nay rằng bằng cách nào con người có bộ não lớn đến vậy. Theo đó, trí thông minh đặc biệt mà con người có được là do "công" của các cơ hàm yếu ớt.

Nancy Minugh-Purvis thuộc Đại học bang Pennsylvania ở Philadelphia, thành viên đội nghiên cứu, cho biết thời điểm xảy ra đột biến trên trùng với giai đoạn tăng trưởng não mãnh liệt quan sát được trên các sọ người khoảng 2 triệu năm trước. "Đúng ở thời điểm họ mất đi lực cơ hàm, quá trình tiến hoá kích cỡ não bắt đầu", Minugh-Purvis nói.

Câu chuyện bắt đầu khi các nhà nghiên cứu kiểm tra mẫu ADN người trên khắp thế giới: họ khám phá thấy tất cả chúng ta đều có một khiếm khuyết trong gene tạo nên protein MYH16 - một thành phần chính của các cơ hàm khỏe mạnh trên nhiều loài linh trưởng (không phải là người) như tinh tinh và gorilla. Sử dụng các ước đoán về tốc độ tiến hóa, họ đã suy ra được tuổi của đột biến.

Nhóm nghiên cứu tiếp đó so sánh các sọ người với sọ của những loài linh trưởng khác, và nhận thấy ngay ở những loài họ hàng xa, như gorilla và khỉ macaque, đều có chung những chỏm xương lớn trên sọ cho phép các cơ hàm lớn gắn vào. Trong khi những cấu trúc như vậy lại vắng mặt trên sọ người, mặc dù về mặt gene chúng ta có họ hàng khá gần với gorilla.

Hansell Stedman, trưởng nhóm nghiên cứu nhận định, tổ tiên của chúng ta có thể đã đánh mất các chỏm xương sọ này khi cơ hàm không còn tạo ra sức căng lớn lên sọ nữa. "Cơ quyết định hình dáng xương. Nói cách khác, cấu trúc xương có thể thay đổi tùy thuộc vào lực tác động lên nó", ông nói.

Bằng việc thoái hóa điểm tựa lớn của các cơ nhai, hộp sọ của chúng ta có thể đã giải phóng mình để phát triển thành hình dạng tròn và hiện đại ngày nay. Các cơ nhai cực khỏe không phù hợp với bộ não tinh thông nữa, Stedman phỏng đoán.

Mặc dù vậy, giả thuyết này vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn. Daniel Lieberman, chuyên gia nghiên cứu sự tiến hóa của loài người tại Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, chỉ ra rằng các chỏm xương sọ dường như không cản trở sự tăng trưởng não bộ của các loài linh trưởng khác. Chẳng hạn, não của tinh tinh đã lớn hết cỡ ở tuổi lên 3, trong khi các chỏm xương sọ của nó không phát triển cho đến 8 hoặc 9 tuổi. "Bản thân não bộ có vai trò quyết định chính đối với sự tăng trưởng của mình", ông tranh luận.

Lieberman cũng hoài nghi về việc não bộ của cụ tổ chúng ta nở ra ngay sau khi cơ hàm mất sức mạnh. Một ví dụ là cho mãi đến gần đây, loài người sớm Homo erectus vẫn còn có một bộ não nhỏ.

'Bà tổ' Lucy được xuất ngoại

 

Ethiopia đang chuẩn bị đưa bộ xương hoá thạch nổi tiếng thế giới có niên đại 3,2 triệu năm, được coi là "bà tổ" của nhân loại, đi du ngoại lần đầu tiên. Động thái này nhằm thu hút du khách nước Mỹ vì bộ xương sẽ được trưng bày tại cuộc triển lãm ở Mỹ vào năm 2006

Bộ xương được phát hiện vào năm 1974 là một dấu mốc trong lịch sử khám phá nguồn gốc nhân loại, đại diện cho hoá thạch con người hầu như hoàn chỉnh nhất được tìm thấy từ trước tới nay

Lucy hiện được cất giữ tại bảo tàng Ethiopia, sẽ cùng những tạo vật khác, bao gồm vương miện và vương trượng của những vị vua cổ đại, sẽ được đưa đến trưng bày tại Bảo tàng khoa học tự nhiên Houston ở Texas năm 2006.

Minh Thi    -   Đoan Trang

Mục tiêu của cuộc triển lãm là thúc đẩy ngành du lịch Ethiopia bằng cách mở ra cho người dân Mỹ cái nhìn về tầm quan trọng lịch sử không đâu sánh bằng của đất nước châu Phi, với vai trò là chiếc nôi của nhân loại và mảnh đất của những khám phá khảo cổ quan trọng", quan chức ngành du lịch Ethiopia Abdullahi Suker phát biểu.

Ethiopia, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, đang tìm cách lôi kéo du khách tới những địa điểm hấp dẫn như các khu khảo cổ, những nhà thờ được khắc trong đá qua hàng thế kỷ và những thành phố cổ như Axum

Bảo tàng quốc gia Addis Ababa ở Ethiopia hiện chỉ trưng bày bản mẫu của Lucy, được các nhà phát hiện lấy tên từ bài hát của Beatles Lucy in the Sky with Diamonds, nhưng bộ xương gốc sẽ được trưng bày tại Texas

13/04/04  (theo Reuters)

Khai quật sọ người 3,5 triệu năm tuổi ở Kenya

Thuyết “Tổ tiên trực hệ của con người hiện đại là Lucy, người Australopithecus” có thể sẽ không còn được công nhận nữa, sau khi các nhà khoa học tìm được một sọ người xấp xỉ niên đại với Lucy nhưng lại mang những đặc điểm hoàn toàn khác của một sinh vật chưa từng được biết đến

Người đã phát hiện ra chiếc sọ, nhà nghiên cứu Meave Leakey, Bảo tàng Tự nhiên Kenya, gọi sinh vật này là Kenyanthropus (Người Mặt phẳng ở Kenya). Theo bà, xác suất Kenyanthropus là tổ tiên của người hiện đại lên tới 50 %

Chiếc sọ tương đối nguyên vẹn được khai quật hôm qua, ở vùng Lomekwi, phía tây hồ Turkana. Sọ 3,5 triệu năm tuổi, có vùng mặt to, phẳng, cấu trúc hoàn toàn khác với Lucy. Đặc biệt, răng của nó nhỏ trong khi răng Lucy lại rất lớn. Giải thích sự khác biệt về cấu trúc xương hàm và răng, nhà nhân chủng học Andrew Hill cho biết: “Chế độ ăn, giống như một sự thích nghi với môi trường, có lẽ là nguyên nhân của hiện tượng này”.

Hiện rất khó có thể khẳng định Kenyanthropus đại diện cho một tiểu nhánh (loại) trong gia đình “bà tổ” Lucy, hay là một loài khác cùng thuộc chi Australopitacus. Cũng rất có thể sinh vật giống người này lại thuộc một chi hoàn toàn khác và là tổ tiên thực sự của con người. Đây chính là điểm làm các nhà khoa học đau đầu nhất. Nhà nhân chủng học Tim White nói: “Thông thường chúng ta chỉ nghĩ đến cây gia hệ một thân, nhưng trong trường hợp này lại là cây hai thân”.

Kenyanthropus là sinh vật giống người nhiều tuổi nhất mà khoa học được biết đến nay. Nó ấn định “điểm xuất phát” của loài người chúng ta - xấp xỉ 6 triệu năm về trước

Thách thức đối với khoa học

Năm 1974, giới khảo cổ học đã tìm ra hóa thạch 3,2 triệu năm tuổi của Lucy ở Ethiopia. Rất nhiều người kết luận rằng đây là tổ tiên trực tiếp của con người ngày nay. Giờ đây, phát hiện mới tiếp tục gây tranh cãi về cây tiến hóa của con người, đồng thời cũng cung cấp thêm bằng chứng rằng từ 2 đến 3,5 triệu năm trước, có một số loài sinh vật giống người (gần với người hơn khỉ) tồn tại và thích nghi trong các dạng môi trường khác nhau

Số hóa thạch tìm được trong vòng 15 năm qua đã nâng tổng số sinh vật giống người lên gần gấp đôi. Các nhà khoa học đang cố gắng làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các sinh vật này

 

Máy bay của NASA phá kỷ lục tốc độ

Máy bay B-52 mang theo X-43A cất cánh tại căn cứ Edwards trên sa mạc Mojave, California.

 

Một số quan sát viên còn so sánh sự kiện này với chuyến bay đầu tiên gắn động cơ của anh em nhà Wright.

Từ căn cứ không quân Edwards, chiếc X-43A được một máy bay thả bom B-52 đưa lên độ cao hơn 12 km. Tại đây, một tên lửa đẩy Pegasus gắn với X-43A đưa nó lên cao hơn. Ở độ cao 30 km, X-43A tách ra và sử dụng hết 1 kg nhiên liệu hydro mà nó mang theo để bay trong 10 giây với vận tốc kỷ lục - gần 8.000 km/h, trước khi lượn thêm 6 phút và lao xuống Thái Bình Dương.

Trưởng nhóm nghiên cứu Vincent Rausch tuyên bố chương trình trị giá 230 triệu đôla này có thể "đánh dấu sự bắt đầu của một cuộc cách mạng trong ngành hàng không và vũ trụ".

Các chuyên gia hy vọng loại máy bay cực nhanh có thể cắt giảm đáng kể thời gian của các chuyến máy bay thương mại, chẳng hạn rút ngắn hành trình từ New York đến London xuống còn chưa đầy 5 tiếng. NASA cho biết họ sẽ thử nghiệm một phương tiện đạt tốc độ gấp 10 lần âm thanh vào cuối năm nay.

X-43A là kết quả nghiên cứu 20 năm thuộc dự án Công nghệ Scramjet, trong đó động cơ sẽ lấy oxy trực tiếp từ khí quyển để đốt cháy hydro nhiên liệu, mà không cần “bê” nguyên cả bể oxy lỏng vừa đắt tiền vừa nặng như các phi cơ khác.

Lý giải từ trường bí ẩn của sao Hải Vương, Thiên Vương

Sao Hải Vương và hàng xóm Thiên Vương của nó có từ trường khác biệt với hầu hết các hành tinh trong thái dương hệ.

B.H.                           11/03/2004       ABConline

Hai hành tinh áp chót trong hệ mặt trời cũng có từ trường, nhưng lại phân bố rất trái khoáy so với từ trường trên trái đất. Các nhà khoa học Mỹ nay đã có lời giải cho hiện tượng đó.

Hầu hết các hành tinh đều có từ trường lưỡng cực, với một cực nam và một cực bắc nằm cách đều qua trục ảo nối giữa hai cực địa lý của nó.

Từ trường của trái đất nằm lệch 11 độ so với cực địa lý, trong khi của Mộc tinh chếch 10 độ. Rất nhiều hành tinh khác cũng có đặc điểm tương tự như vậy, như hành tinh khí khổng lồ Mộc tinh, Thổ tinh, mặt trăng Ganymede của Mộc tinh và có thể cả sao Thủy.

Song với sao Hải Vương và Thiên Vương, đường sức từ lại không chạy về hai cực mà xiên theo những góc lộn xộn, cách tương ứng 47 và 59 độ so với trục địa lý.

10 năm trước, các nhà khoa học từng phỏng đoán rằng hiện tượng dị thường đó là kết quả của quá trình tuần hoàn trong lớp vỏ mỏng của hành tinh (chứ không phải ở lớp thạch quyển sát gần nhân như trên trái đất). Lớp vỏ này là một tầng "băng" lỏng tích điện, tạo bởi nước, methane, ammoni và hydro sunphit.

Sabine Stanley và giáo sư Jeremy Bloxham từ Đại học Harvard nay đã thử nghiệm giả thuyết trên một mô hình toán học, và chỉ ra rằng sự đối lưu trong lớp vỏ băng mỏng quả thực là căn nguyên tạo nên từ trường đặc biệt của hai thiên thể. Họ nhận định từ trường này được sinh ra do các dao động lỏng phức tạp trong những vùng dẫn điện của hành tinh.

Trong khi đó trên trái đất, chuyển động của lớp nhân lỏng bên ngoài mới làm phát sinh từ trường.

Tìm ra loại vi khuẩn nguy hiểm hơn SARS 

 

Một loại vi khuẩn sống trong đất có tên khoa học melioidosis đã cướp đi sinh mạng của 24 người tại Singapore trong năm nay. Điều này khiến các nhà khoa học nhận định chúng còn nguy hiểm hơn cả virus SARS hay cúm gia cầm.

Vi khuẩn melioidosis - gây ra căn bệnh Whitmore -được chính phủ Mỹ liệt vào danh sách vũ khí sinh học tiềm năng. Tuy nhiên, chính phủ Singapore cho biết chưa có dấu hiệu cho thấy bệnh đã lan rộng trên phạm vi quốc tế.

Melioidosis thâm nhập vào cơ thể khi da bị trầy xước tiếp xúc trực tiếp với nước hay đất nhiễm khuẩn, gây áp-xe và đầu độc máu. Nạn nhân bị sốt cao, ho và khó thở. Trong một vài trường hợp họ có thể bị viêm phổi.

Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore cao gấp 3 lần tỷ lệ tử vong gây ra bởi virus SARS. Năm ngoái tỷ lệ này là 10%, nhưng trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay đã tăng lên 40%. Tính đến đầu tháng 9 này, 79 người đã được chẩn đoán là mắc bệnh.

Số ca tử vong nhiều buộc Bộ Y tế Singapore phải tiến hành điều tra làm rõ liệu bệnh này có phải được gây ra một cách có chủ định hay không. Kết luận của các nhà điều tra là không có dấu hiệu cho thấy vi khuẩn melioidosis đã từng được tạo ra bởi con người.

Ông Satkunanantham, giám đốc dịch vụ y tế thuộc Bộ Y tế Singapore, cho biết 80% nạn nhân thiệt mạng có các vấn đề sức khoẻ từ trước như tiểu đường, huyết áp cao và suy thận.

Hiện chưa có vacxin phòng vi khuẩn melioidosis nhưng bệnh Whitmore có thể điều trị được bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm. Việc chẩn đoán được thực hiện thông qua việc kiểm tra nước bọt.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho biết vi khuẩn melioidosis phổ biến tại Đông Nam Á. Các trường hợp mắc bệnh tập trung trong khu vực từ Việt Nam sang Myanmar và Malaysia. Vi khuẩn này cũng có mặt tại phía bắc Australia. Các loài động vật như cừu, dê, ngựa, lợn, trâu bò,chó và mèo có thể nhiễm vi khuẩn melioidosis và truyền căn bệnh tương tự sang con người.

Việt Linh (18/09/2004. theo vnexpress.net,  Reuters)

Methane trên sao Hoả - một dấu hiệu của sự sống?

 

Tàu thăm dò Mars Express của Cơ quan vũ trụ châu Âu đang bay quanh hành tinh đỏ đã phát hiện khí methane trong bầu khí quyển của nó - một dấu hiệu cho thấy sự sống có thể tồn tại ở đây.

Tín hiệu phổ đặc trưng cho khí methane đã được kính thiên văn hồng ngoại ở Hawaii và Đài quan sát Nam Gemini ở Chile nhận ra.

Liệu có sự sống trên lãnh địa của Thần chiến tranh?

 

 

Các nhà khoa học đang vận hành tàu thăm dò Mars Express cũng tuyên bố đã tìm thấy sự có mặt của loại khí này trong bầu khí quyển.

Tuy nhiên, những bằng chứng cụ thể hơn về methane trên sao Hoả sẽ được công bố tại một hội thảo tháng tới, do nhóm các nhà thiên văn sử dụng đài thiên văn Canada - Pháp - Hawaii.

Methane không phải là dạng phân tử bền vững trong bầu khí quyển của sao Hoả. Nếu không được bổ sung thường xuyên theo cách nào đó, nó chỉ có thể tồn tại vài trăm năm trước khi biến mất. Chính vì thế, các nhà khoa học đang xem xét hai khả năng có thể xảy ra:

Giả thiết thứ nhất là trên Hoả tinh đang tồn tại các núi lửa hoạt động, và quá trình phun trào dung nham của chúng làm giải phóng khí methane. Tuy nhiên, hướng đi này vấp phải một trở ngại lớn: cho đến nay, rất nhiều tàu thăm dò đã bay trên quỹ đạo của hành tinh đỏ song vẫn không tìm thấy núi lửa nào hoạt động. 

Mặt khác, nếu quả thực núi lửa hoạt động chịu trách nhiệm sản sinh ra loại khí này, thì đó quả thực là một khám phá quan trọng. Nhiệt giải phóng ra từ núi lửa sẽ làm tan chảy lượng băng lớn ở gần bề mặt, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sống nảy mầm.

Giả thiết thứ hai là methane sinh ra từ quá trình hoạt động của vi khuẩn. Trên trái đất, có những vikhuẩn có thể tổng hợp methane bằng cách hoá hợp hydro và carbon dioxit. Những sinh vật này không cần oxy cho quá trình sống, và rất có thể trên sao Hoả cũng đang tồn lại những loại vi khuẩn tương tự.

Hai tàu thăm dò song sinh của Mỹ đã hạ cánh xuống Hoả tinh hồi tháng 1 vừa qua không thể trả lời cho nguồn gốc của khí methane, bởi chúng được thiết kế để làm việc với các cấu trúc địa chất. Tuy nhiên, các chuyến bay tương lai có thể mang theo những thiết bị cảm biến phân tích methane, và xác định nơi bắt nguồn của chúng.

 

 

Mô hình tàu con thoi của châu Âu thử nghiệm an toàn

Nguyên mẫu tàu con thoi của châu Âu thử nghiệm hôm 8/5.

Một mô hình không người lái của tàu con thoi châu Âu đã lượn an toàn trở về mặt đất, sau khi được trực thăng thả rơi ở độ cao 2.400 mét.

Định hướng bằng các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, nguyên mẫu Phoenix do công ty EADS (Đức) thiết kế đã được thả xuống từ một trực thăng công suất lớn trên vùng trời Thụy Điển hôm thứ 7, và "hạ cánh an toàn" 90 giây sau đó trên một đường băng thử nghiệm ở phía bắc Stockkholm.

Tàu con thoi Phoenix, cùng với tên lửa Ariane 5, là biểu tượng cho hy vọng của Cơ quan vũ trụ châu Âu hướng tới mục tiêu đưa người lên chinh phục vũ trụ. Tuy nhiên, các nhà quản lý dự án thừa nhận rằng một con tàu với kích cỡ lớn hoàn chỉnh chỉ có thể ra đời vào khoảng năm 2015-2020.

Bước tiếp có thể là thí nghiệm thả nguyên mẫu từ độ cao lớn hơn, với sự trợ giúp của khinh khí cầu, Johanna Bergstroem-Roos, thành viên của nhóm thử nghiệm cho biết. Con tàu khi hoàn tất phải có khả năng lượn để hạ cánh từ độ cao 120 km.

Mô hình tàu con thoi hiện chỉ dài 7 mét, nặng 1.200 kg và sải cánh dài 4 mét. Kích cỡ thật của phương tiện sẽ dài gấp 6 lần như vậy.

EADS, hay Công ty vũ trụ và quốc phòng hàng không châu Âu, là cơ quan hàng không vũ trụ lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai trên thế giới

57 năm sau khi phi công Chuck Yeager bay vượt tốc độ âm thanh, hôm thứ bảy, chiếc máy bay không người lái X-43A của Cơ quan Hàng không trụ Mỹ (NASA) đã thực hiện thành công cuộc thử nghiệm với vận tốc gấp 7 lần âm thanh.

Đây là lần đầu tiên một chiếc phi cơ phản lực siêu âm, sử dụng không khí làm nhiên liệu, bay nhanh đến vậy, kỹ sư bay Lawrence Huebner thông báo. Các nhà khoa học hy vọng loại máy bay này sẽ khiến cho giao lưu hàng không trở nên dễ dàng hơn và thúc đẩy các dự án thương mại.

 

Muỗi cũng có thể chống sốt rét

 

 Mỹ LinhCác nhà khoa học Đức vừa tìm thấy trong cơ thể giống côn trùng chuyên gieo rắc căn bệnh sốt rét một cặp gene đặc biệt. Sự cân bằng trong hoạt động của cặp gene này giúp kiểm soát các phản ứng miễn dịch của muỗi đối với ký sinh trùng gây sốt rét.

Thủ phạm gây bệnh sốt rét có tên khoa học là Plasmodium. Chúng thường sinh sôi nảy nở trong cơ thể muỗi và lợi dụng loài côn trùng này để gieo bệnh khắp nơi.

Tuy nhiên, cơ thể muỗi không "ưu đãi" vô tư đối với những vị khách không mời này. Chúng sở hữu một cặp gene đặc biệt làm nhiệm vụ kiểm soát thái độ của hệ miễn dịch đối với Plasmodium

Cặp gene đó bao gồm gene CTL4 và gene LRIM1. Người ta nhận thấy khi CTL4 không hoạt động, muỗi sẽ tiêu diệt tới 97% số ký sinh trùng phát triển trong cơ thể. Còn khi gene LRIM1 bị vô hiệu hóa, tình huống hoàn toàn đảo lộn: số ký sinh trùng lại nhân lên dễ dàng và nhanh chóng. "Rõ ràng có sự cân bằng hoàn hảo giữa hai gene này", tiến sĩ George Christophides, trưởng nhóm nghiên cứu đến từ phòng thí nghiệm sinh học phân tử của châu Âu đặt tại Heidelberg, nhận định

Như vậy, nếu một loại thuốc nào đó có khả năng tác động đến sự cân bằng trên theo hướng tiêu diệt ký sinh trùng, nó sẽ là dược liệu chống sốt rét hiệu quả. Ngoài ra, "có một giải pháp khác là điều chỉnh gene của những con muỗi, theo đó, chúng sẽ mang những phiên bản đã được biến đổi của hai gene CTL4 và LRIM1", Christophides gợi ý. Tuy nhiên, cách này rất khó thực hiện vì việc biến đổi gene có thể gây ra hàng loạt thay đổi trong cơ thể muỗi, khiến chúng khó sống sót

Hiện nay, nhu cầu về các liệu pháp mới điều trị bệnh sốt rét đang rất bức bách, do loài ký sinh trùng gây bệnh ngày càng trở nên kháng thuốc, còn muỗi thì đang "làm quen" tốt hơn với các loại thuốc diệt côn trùng. Trong khi đó, mỗi năm trên thế giới có hơn 1 triệu người thiệt mạng vì bệnh sốt rét và khoảng 300 triệu bệnh nhân đã mất hoàn toàn khả năng lao động

 

 

Vệ tinh kiểm chứng lý thuyết của Einstein khởi hành

Mô hình cho thấy trái đất làm cong không thời gian xung quanh nó.

 

Đêm qua, từ căn cứ không quân Vandenberg ở California (Mỹ), phi thuyền Gravity Probe B đã được phóng lên trên một tên lửa Delta 2 để bay vào quỹ đạo, mở màn cho sứ mệnh thẩm định thuyết tương đối rộng của nhà vật lý thiên tài Albert Eistein.

Con tàu trị giá 700 triệu đôla sẽ bay quanh trái đất hơn một năm, nhằm kiểm chứng những ý tưởng của Einstein về không - thời gian và bằng cách nào trái đất uốn cong chúng.

 

Gravity Probe B mang theo 4 quả cầu nhỏ có kích cỡ bằng quả bóng bàn, cấu tạo từ thạch anh và được đặt trong một buồng chân không. Khi vào đến vũ trụ, con tàu sẽ dóng nó thẳng hàng với "ngôi sao dẫn đường" IM Pegasi, và trục quay của các quả cầu thạch anh cũng hướng về phía ngôi sao này. Sau một năm, người ta sẽ theo dõi hướng của chúng. Nếu Einstein đúng, sẽ xuất hiện những thay đổi nhẹ trong trục quay của quả cầu - là kết quả của những hiệu ứng mà ông đã mô tả.

Anne Kinney, giám đốc bộ phận thiên văn và vật lý của NASA, cho biết để đảm bảo độ chính xác của phép thử, những quả cầu này được làm lạnh tới gần độ không tuyệt đối, trong buồng chân không lớn nhất từng được đưa vào vũ trụ, và cách ly khỏi bất kỳ xáo trộn nào trong môi trường yên tĩnh nhất từng được thiết lập.

Năm 1916, Einstein đã giả thuyết rằng không gian và thời gian tạo nên một cấu trúc mà sự có mặt của một vật thể sẽ khiến cấu trúc đó oằn xuống. Gravity Probe B sẽ kiểm tra liệu không gian và thời gian có bị oằn đi dưới sự xuất hiện của trái đất, và sự tự quay của trái đất đã vặn xoắn và kéo lê không - thời gian xung quanh nó như thế nào.

Hiện tượng không - thời gian oằn xuống trước "sức nặng" của trái đất đã được đo đạc trước đây, nhưng hiệu ứng vặn xoắn thì chưa từng được phát hiện trực tiếp. Dự án của NASA nhằm kiểm chứng cả hai quá trình này. Được đề xuất lần đầu tiên từ năm 1959, dự án đã bị bỏ dở và trì hoãn nhiều lần do những trục trặc kỹ thuật. Nay, nó đã sẵn sàng để kiểm chứng hai lý thuyết của Einstein về trạng thái tự nhiên của không gian và thời gian, và bằng cách nào mà trái đất uốn cong chúng.

 

1- Sự tự quay của trái đất
2- Cấu trúc tàu thăm dò Gravity Bvity B
3 - khoang chân không
4- Các quả cầu thạch anh
5- Không thời gian
6- Sau một năm trục quay bị xê dịch theo phỏng đoán của Einstein.
7- Trục quay chuẩn của quả cầu hướng về sao IM Pegasi
 

vnexpress.net 21/04/2004

 

Vì sao thế giới cần có đàn ông?

Bích Hạnh

 

Có vẻ hơi hoang đường, nhưng sẽ chẳng thiệt hại gì khi đặt câu hỏi: Nếu thế kỷ 21 phái đẹp thống trị, thì đàn ông liệu có tuyệt chủng? Giáo sư Steve Jones đã lý giải vì sao ít nhất về mặt sinh học chúng ta cũng khó mà từ bỏ được phái mạnh.

Một trong những nghi vấn lớn nhất trong sinh học là: Đàn ông đóng vai trò gì? Tại sao phụ nữ lại để họ thành công, bởi tất cả những gì họ làm là buộc những người phụ nữ không may mắn copy bản sao gene của mình?

 

Mỗi lần thực hiện thiên chức, một người đàn ông giải phóng một lượng tinh trùng đủ để thụ tinh cho tất cả phụ nữ châu Âu. Như vậy, hiển nhiên thế giới chỉ cần một vài gã đàn ông may mắn là đủ cho tất cả, và chúng ta có thể loại bỏ số còn lại vì lợi ích kinh tế. Và bằng cách nào mà trò chơi nam nữ được duy trì, dù rằng điều đó là không hiệu quả? Một phụ nữ, dường như có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ gene của mình trên đứa con nếu cô ta tránh để nó bị pha loãng bởi gene của một người đàn ông khác.

Thực tế, nghi vấn về đàn ông không phải là một, mà là nhiều vấn đề sinh học: nguồn gốc của giới, các loại giới tính khác nhau, và tại sao lại chỉ có hai chứ không phải là hàng tá giới tính. Nhưng khi nhìn ra thế giới, một điều rõ ràng là, rất khó để loại bỏ đàn ông ra khỏi cuộc sống.

Có rất nhiều sinh vật đã thực hiện điều đó, trong đó có một loài thằn lằn California, mà tất cả thần dân của chúng đều là con cái (nhưng kỳ lạ thay, một nửa có xu hướng trở thành con đực bằng cách cố gắng giao phối với chị mình). Thực vật, như chuối và khoai tây, đã vứt bỏ giới đực vĩnh viễn. Tuy nhiên, hầu như không loài nào trong số những giống này tiến hóa quá xa.

Steve Jones, giáo sư gene học, Đại học tổng hợp London, Anh, cho rằng giống đực đã thực hiện nhiệm vụ xào xáo lại ván bài gene, tạo ra một hỗn hợp ADN mới cho thế hệ sau, thay vì chính xác y như trình tự gene của mẹ chúng. Trong canh bạc lớn của sự sống này, chúng là yếu tố cần thiết đối với bất kỳ sinh vật nào luôn luôn chơi bài bằng cùng một tay. Ở các loài thú như người, cũng có những yêu cầu kỹ thuật chán ngắt khiến cho một số gene phải truyền theo dòng cha mới làm việc tốt (đây là một lý do giải thích việc nhân bản lại khó khăn đến vậy).

Nhưng tại sao lại có sự cân bằng giới đến vậy? Theo Steve, có khả năng đó là một phần của chiến lược đầu tư. Hãy tưởng tượng thành phố với 10.000 phụ nữ và chỉ có 10 người đàn ông. Mỗi người đàn ông sẽ có vô số bạn tình, có thể là hàng trăm hoặc hơn nữa, nhưng dù cho các anh chàng có dồi dào sinh lực đến mấy, rất nhiều trong số các cô gái sẽ không thể kiếm được một tấm chồng.

Như vậy, trở thành đàn ông trở nên cực kỳ có lợi, và do đó theo quy luật tiến hóa, gene để trở thành đàn ông sẽ ngày càng phổ biến hơn trong các thế hệ sau. Và đến thời kỳ mà thành phố đạt tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, tình thế sẽ đảo ngược bởi rất nhiều đàn ông không thể có con. Cuối cùng, tiến hóa đẩy tỷ lệ cân bằng nhất về 50-50, ít nhất là ở phương Tây.

Mặc dầu vậy, ở Trung Quốc và Ấn Độ, rất nhiều bé gái đã bị giết vì chúng được xem là vô giá trị. Kết quả là dẫn đến sự thừa đàn ông (ở một số vùng tỷ lệ này là 120 nam/100 nữ). Và thế là một số bậc cha mẹ lại bắt đầu quay ra thích con gái, bởi điều đó đảm bảo rằng đứa trẻ sẽ tìm thấy bạn đời khi trưởng thành.

Đàn ông cũng nhằm ở trung tâm của một câu hỏi khác về mặt sinh học. Tại sao trẻ con ra đời lại trẻ như vậy? Tại sao lại không có chuyện hai mảnh nguyên sinh chất già cả và hư hỏng (ông bố và bà mẹ, như chúng ta gọi) kết hợp với nhau, tạo ra một đứa trẻ mới, khỏe mạnh. Ở đây giới tính đực đã phát huy vai trò của chúng: những tế bào tạo ra tinh trùng được đảm bảo không rơi vào quá trình phân hủy, trong khi những tế bào nuôi dưỡng chúng già đi và chết. Không có đàn ông, trẻ con khi ra đời có thể đã già như mẹ chúng. Và đó quả là thảm họa.

BBC, vnExpress.net

 

Tàu Cassini bay sát vệ tinh của sao Thổ

B. H.

Hôm nay, tàu thăm dò Cassini sẽ thu nhận những hình ảnh cận cảnh nhất về Phoebe - vệ tinh tối tăm, xù xì và lập dị của Thổ tinh - khi nó bay ngang qua thiên thể này.

Tàu Cassini khi bay qua sao Mộc (12/2000). 

Phoebe là kẻ lập dị trong số 31 vệ tinh của sao Thổ, do quỹ đạo của nó ngược chiều với hầu hết các vệ tinh lớn khác của hành tinh này, và nghiêng một góc 30 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của Thổ tinh.

Trong những quan sát gần đây nhất do tàu Voyager cung cấp năm 1981, Phoebe được biết đến như một thiên thể lồi lõm và lởm chởm, đến mức dường như ở đó có một ngọn núi lớn hay một miệng hố sâu rộng đến vài chục km.

Tuy nhiên, Cassini sẽ chụp những bức ảnh ở vị trí gần hơn nhiều: 2000 km so với 2,2 triệu kilomét của tàu Voyager. Nhờ đó nó có thể cung cấp những hình ảnh chi tiết hơn về bề mặt không bằng phẳng của Phoebe, cấu tạo và nguồn gốc của vệ tinh. Và bằng việc xác định khối lượng và thể tích của thiên thể có đường kính 220 km này, các nhà khoa học cũng có thể suy ra mật độ, từ đó khẳng định đó là một vật rắn hay là một khối đá vụn, cấu tạo từ băng hay đá.

Cassini khi đang trên đường đến sao Thổ.

Phoebe tối đến kỳ lạ, chỉ phản xạ 6% ánh mặt trời nhận được. Độ tối và quỹ đạo giật lùi của nó khiến một số nhà khoa học cho rằng Phoebe là một thiên thể ngoại lai - di cư từ vành đai Kuiper, vành ngoài của hệ mặt trời, tới.

Các quan sát từ trái đất cho thấy độ tối này có thể là chỉ thị cho sự có mặt của carbon - một nhân tố quan trọng tạo nên sự sống. Ngoài ra, Phoebe còn cất giấu băng đá - một niềm hy vọng khác của các nhà khoa học trong khi tìm hiểu sự sống trên trái đất từ đâu tới.

Cassini là tàu thăm dò hợp tác giữa NASA và Cơ quan vũ trụ châu Âu, sẽ đi vào quỹ đạo quanh sao Thổ ngày 1/7 tới. Còn trong năm sau, nó sẽ thả robot thăm dò Huygens xuống bầu khí quyển của một vệ tinh lớn của hành tinh này là Titan.

Hành trình của Cassini

1. Tháng 10/1997: Cassini rời mặt đất từ Cape Canaveral (Mỹ).

2. Tháng 4/1998: Bay qua sao Kim, nhận được lực đẩy hấp dẫn của hành tinh này.

3. Tháng 6/1999: Lần thứ hai bay qua sao kim

4. Tháng 8/1999: Bay qua trái đất, nghiên cứu từ trường trái đất.

5. Tháng 12/2000: Bay qua sao Mộc, nghiên cứu bầu khí quyển bão tố của hành tinh này.

6. Tháng 6/2004: Tiếp cận sao Thổ, chụp ảnh.

B.H. 12/06/04(theo BBC, ABConline)

 

Tấn công sao chổi để khám phá hệ mặt trời

Minh Thi            12/01/05

Mô hình vật phóng bắn ra từ tàu Deep Impact và chuẩn bị va vào sao chổi.

Trong nỗ lực tìm hiểu những bí ẩn còn giấu kín về sự hình thành hệ mặt trời, NASA đang chuẩn bị phóng con tàu thăm dò Deep Impact để tạo ra vụ va chạm dữ dội với một sao chổi cách trái đất 82 triệu dặm, nhằm tìm kiếm thông tin dưới bề mặt thiên thạch.

NASA dự định sắp đặt cuộc va chạm giữa sao chổi Tempel 1 và tàu Deep Impact vào ngày 4/7, và để cho vật phóng lên đúng vị trí giao nhau, Deep Impact cần phải được phóng trước ngày 28/1.

Lần phóng đầu tiên được thực hiện vào lúc 13h48 EST hôm nay, 12/1, tại Trạm không lực Cape Canaveral ở Florida, Mỹ.

Các nhà khoa học không biết chính xác điều gì sẽ xảy ra khi sao chổi va vào vật phóng ra từ Deep Impact, được gọi là Impactor, nặng 372 kg, có mũi bằng đồng, bay với tốc độ 37.000km/h. Khối thiên thạch lao nhanh dự tính sẽ cách trái đất 82 triệu dặm khi vụ va chạm xảy ra.

Tuy nhiên, họ hy vọng vụ bùng nổ khổng lồ - tương ứng với năng lượng tạo ra bởi 4,5 tấn thuốc nổ - sẽ khoét vào bề mặt sao chổi một diện tích rộng như sân bóng và sâu như toà nhà 14 tầng.

Hành trình của tàu Deep Impact.

Hành trình tàu Deep Impact.

"Chúng tôi sẽ sắp đặt sao cho Impactor lao vào giữa đường đi của sao chổi, khiến nó không thể tránh khỏi. Giống như khi bạn đang ở giữa một con đường và một cái xe tải đâm bổ xuống đầu", Rick Grammier, Giám đốc dự án tại phòng thí nghiệm tên lửa đẩy của NASA ở Pasadena, California, cho biết.

"Cũng có khả năng chúng ta làm sao chổi vỡ tan. Nhưng tôi không tin điều đó sẽ xảy ra", nhà thiên văn học tại Đại học Maryland, Michael A'Hearn, bổ sung.

Sao chổi to hơn Impactor rất nhiều. Tempel 1 có đường kính khoảng 3 km, trong khi Impactor có kích cỡ của một chiếc máy giặt.

Trong khi vụ va chạm dự tính sẽ làm phá huỷ hoàn toàn máy phóng, 2 chiếc kính viễn vọng đặt trên tàu mẹ Flyby của Deep Impact sẽ quan sát vụ nổ rồi sau đó bay tới gần sao chổi để kiểm tra bề mặt.

Bằng cách thăm dò phía dưới bề mặt sao chổi, các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm hiểu được điều kiện tồn tại hơn 4 tỷ năm trước, khi mà hệ mặt trời được hình thành. Sao chổi được cho là chứa những dữ liệu về thời kỳ đầu của hệ mặt trời.

"Niềm đam mê của tôi đối với sao chổi từ bấy lâu nay vẫn là cố gắng tìm hiểu hợp chất hoá học của nó", A'Hearn cho biết. "Những gì chúng ta nhìn thấy bay ra từ sao chổi như bụi và khí là những thứ đã bị biến đổi rất nhiều. Mỗi khi sao chổi đi quanh mặt trời, bề mặt bị hâm nóng lên. Vì vậy đã có rất nhiều thay đổi ở những lớp bên trên. Điều tôi thực sự muốn là tìm ra bề mặt của nó khác với bên trong như thế nào".

Các nhà thiên văn học sẽ tổ chức một buổi theo dõi toàn cầu để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt trong cuộc va chạm. NASA cũng sẽ chĩa các kính viễn vọng Hubble, Spitzer and Chandra về sao chổi trong vụ va chạm.

Minh Thi (theo Reuters, vnexpress.net)