Ô nhiễm không khí gây đột biến gene ở thai nhi

Mỹ Linh  

 
Các hạt chất trong không khí xung quanh các nhà máy công nghiệp có thể gây ung thư.

Tính độc hại của không khí bẩn có thể tác động đến nhiều thế hệ. Thử nghiệm trên chuột cho thấy, một số đột biến gene do các hạt chất trong không khí gây nên có thể di truyền từ cha sang con qua tinh trùng. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở người.

Những con chuột đực thường xuyên hít thở không khí ô nhiễm từ các nhà máy thép dễ có những đứa con bị đột biến gene hơn những con sống ở nơi trong lành, tiến sĩ James Quinn thuộc Đại học Đại học McMaster, Toronto, cho biết.

James Quinn và cộng sự đã tìm hiểu về hiện tượng di truyền đột biến gene do ô nhiễm không khí gây nên qua các thế hệ. Họ đã nhốt hai nhóm chuột trong các chuồng khác nhau, nằm theo hướng gió đi qua các nhà máy thép trong vòng 10 tuần. Một nhóm được hít thở không khí đã qua xử lý HEPA - thiết bị lọc khí hiệu quả cao có khả năng loại bỏ những phần tử cực nhỏ. Nhóm kia được tự do tiếp nhận tất cả những gì gió mang tới. Sau đó, các con của hai nhóm chuột này được kiểm tra đột biến ADN. Kết quả là thế hệ sau của nhóm hít thở không khí thô có tỷ lệ đột biến cao hơn nhóm kia 52%.

Theo Quinn, những biến đổi gene trong tinh trùng có thể coi là một kiểu tổn thương ADN, do đó tiềm tàng mầm bệnh mà hiện nay người ta chưa thể xác định được. Nhóm nghi ngờ có sự tham gia của của các hạt chất siêu nhỏ trong không khí, được biết đến dưới dạng bồ hóng, thoát ra từ các nhà máy công nghiệp, nhà máy điện và phương tiện xe cộ chạy bằng diesel. Các phần tử này đủ nhỏ để lọt sâu vào tận cùng hai lá phổi, thâm nhập vào dòng máu và di chuyển khắp cơ thể. Chúng có thể tiếp cận với các tế bào tạo tinh trùng, và gây nên những biến đổi bất thường.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu chưa xác định được chính các hạt chất hay những hóa chất độc hại đi kèm với chúng gây tổn thương tinh trùng. Mọi nghi ngờ đang tập trung vào một nhóm hóa chất có tên là hydrocarbon hương liệu đa chu kỳ (PAH) - một yếu tố gây ung thư. Hiện nay, nồng độ PAH trong không khí bao quanh các nhà máy thép cao gấp 33 lần ở vùng nông thôn trong lành.

Nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của việc lọc khí tại các khu công nghiệp. Vấn đề này có thể được giải quyết thông qua quy trình lọc HEPA, hoặc đơn giản là trồng nhiều cây xanh vì lá cây có khả năng hạn chế lượng hạt chất trôi nổi trong không khí.

 vnexpress14/5/2004(theo Reuters, AP)

 

Ô nhiễm tạo ra hành vi kỳ quặc ở động vật

 

Lũ cá hiếu động thái quá, những con ếch ngu ngốc, chuột không biết sợ và bầy mòng biển ngã bổ chửng. Nghe như thể bạn đang ở trong rạp xiếc! Nhưng đó hoàn toàn là sự thật, và thủ phạm của những cách xử sự lạ lùng này là ô nhiễm môi trường.

Từ lâu, các nhà khoa học đã nói đến những hoá chất có thể gây bệnh và làm rối loạn hành vi cho động vật hoang dã, bằng cách phá huỷ tuyến nội tiết của chúng. Những chất này bao gồm kim loại nặng như chì, các chất PCBs và những loại phụ gia như bisphenol A. Trong những năm gần đây, ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy các chất ô nhiễm có thể gây ra những hiệu ứng chuyển giới, bằng cách thay đổi sinh lý, đặc biệt là cơ quan sinh dục của động vật.

Vừa qua, hai nghiên cứu lớn đã tiết lộ rằng ảnh hưởng xấu của các hoá chất độc hại lên hành vi động vật lớn hơn nhiều so với những lo ngại trước đây. Ở nồng độ thấp, chúng làm thay đổi cả hành vi giao phối và xã hội của một số lớn các loài. Chúng thậm chí còn đe doạ sự sống của động vật trong tương lai không xa, do làm giảm số lượng tinh trùng.

Hai nhóm nghiên cứu độc lập đã thu thập bằng chứng về sự tác động của chất ô nhiễm lên hành vi của diệc bạch, mòng biển, ốc sên, chim cút, chuột và khỉ, cá tuế, cá muỗi, chim ưng. Hành vi ở đây bao gồm kết đôi, làm cha mẹ, xây tổ, học cách sống, trốn tránh kẻ thù, tìm thức ăn, mức độ hoạt động và thậm chí khả năng thăng bằng.

Trong một nghiên cứu, người ta tìm thấy những con sáo đá đực tiếp xúc với thuốc diệt côn trùng dicrotophos bị suy giảm hoạt động hát, nô giỡn, bay và tìm thức ăn tới 50%. Những con sa giông tiếp xúc với thuốc trừ sâu endosulfan hàm lượng thấp thì khó khăn hơn trong việc đánh hơi các chất pheromone của bạn tình tiềm năng. Ngoài ra, số mòng biển đực nở từ những quả trứng tiếp xúc với DDT có hành vi giao phối đồng tính tăng lên.

Những năm gần đây, các nhà khoa học cũng tìm thấy chì có ảnh hưởng đến sự thăng bằng của mòng biển, trong khi chất atrazine khiến cho cá vàng trở nên hiếu động thái quá, còn chất TCDD khiến cho hành vi nô giỡn ở khỉ trở nên thô bạo hơn.

"Chúng ta không chỉ thất bại trong việc nhận ra quy mô của vấn đề do những chất phá huỷ tuyến nội tiết gây ra, mà chúng ta đã bỏ qua một bí quyết nhận biết quan trọng: thay đổi trong hành vi động vật có thể là sự cảnh báo sớm cho thấy những hoá chất nào đó là độc hại", Ethan Clotfelter thuộc Đại học Amherst ở Massachusetts, trưởng một nhóm nghiên cứu, nhận xét. "Bạn có thể quan sát thấy hiệu ứng hành vi này rất lâu trước khi thấy sự sụp đổ của một quần thể", Ethan nói.

Cả hai nhóm nghiên cứu đều cho rằng các nhà sinh học cần thức tỉnh trước thực tế là các chất phá huỷ nội tiết có thể là nguyên nhân gây ra hành vi kỳ quặc ở động vật hoang dã. Và nồng độ hoá chất khác nhau sẽ gây ra những hiệu quả khác nhau. Chẳng hạn, nếu tiếp xúc với thuốc trừ sâu ở nồng độ thấp, chuột có thể tăng hành vi đánh dấu bằng mùi, nhưng nếu nồng độ thuốc tăng, hành vi kia lại giảm đi.

"Các chất ô nhiễm được xem là an toàn khi thử nghiệm ở hàm lượng vừa lại có thể có tác dụng phá huỷ ở nồng độ thấp hơn", Dustin Penn và Sarah Zala, thuộc Viện so sánh phong tục Konrad Lorenz tại Viện hàn lâm khoa học Áo ở Vienna, tác giả của nghiên cứu thứ hai, cảnh báo.

Thuận An (vnexpress.net, theo NewScientist)

 

Ôtô không cần xăng nhờ nhiên liệu hydro

 
 

Thế hệ tế bào nhiên liệu hydro hiệu quả và rẻ tiền hơn có thể biến mơ ước chế tạo ôtô xanh của các nhà môi trường thành hiện thực.

Soạn: AM 164711 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ôtô chạy bằng hydro.

Tế bào này đang được công ty PolyFuel tại California chế tạo bằng cách sử dụng một loại màng làm từ polymer hydrocacbon chứ không phải màng truyền thống dựa trên Teflon. Màng có ý nghĩa quan trọng trong các tế bào nhiên liệu vì nó đóng vai trò phân tách hydro thành proton và electron rồi sau đó chỉ cho phép proton đi qua màng. Tiếp đến electron được chuyển qua một dây dẫn, tạo điện và sản phẩm phụ đơn nhất là nước.

Theo Jim Balcom, Giám đốc điều hành PolyFuel, màng là trái tim của tế bào nhiên liệu và chiếm một phần lớn tổng chi phí. Chi phí của màng truyền thống là một trở ngại lớn để giảm giá tế bào nhiên liệu sao cho nó khả thi về mặt thương mại đối với ôtô. ''Chúng ta muốn một giải pháp sao cho ôtô chạy bằng tế bào nhiên liệu có chi phí và khả năng tương tự ôtô ngày nay'' - ông nói.

Màng hydrocacbon dường như đẩy tế bào nhiên liệu tiến gần hơn tới những tiêu chuẩn đó và hiện có sự cạnh tranh để sản xuất chúng. Hãng Honda cũng đang phát triển tế bào nhiên liệu có màng hydrocacbon. Màng hydrocacbon hiệu quả hơn bởi proton trực tiếp đi qua màng. Trong khi đó, màng truyền thống là một bó sợi mà proton phải đi qua.

Ngoài ra, màng của PolyFuel có giá rẻ hơn nhiều so với màng truyền thống cũng như có các lợi thế khác. Balcom khẳng định, tế bào mới sản xuất điện cao hơn 10-15%, khỏe và cứng hơn. Nó có thể hoạt động ở nhiều nhiệt độ, từ 2 cho tới 95 độ C. Tuy nhiên, Scott Ehrenberg tại công ty Dais-Analytic cho rằng nếu màng hoạt động ở nhiệt độ quá gần điểm sôi của nước, có nguy cơ nước biến thành hơi, xé rách các lỗ trong màng.

Cũng có các rào cản khác để tế bào nhiên liệu hydro khả thi về mặt thương mại. Chẳng hạn con người phải xây dựng các điểm tiếp nhiên liệu hydro. Cần phải cải tiến công nghệ trữ hydro an toàn. Nếu có thể vượt qua những trở ngại này, tiềm năng của tế bào nhiên liệu hydro là khổng lồ khi có nhiều áp lực giảm thiểu khí thải nhà kính trong ngành vận tải.

  • Minh Sơn (Theo Vietnamnet, NewScientist)

Công bố phác thảo đầu tiên về ADN

 

Phác thảo này là một trong những hình ảnh đầu tiên về chuỗi xoắn kép.  

Một trong những bức vẽ sớm nhất về chuỗi xoắn kép - cấu trúc của ADN - do nhà sinh học phân tử Francis Crick tạo ra, vừa được giới thiệu trên Internet.

Thư viện Y học Quốc gia Mỹ hôm qua đã tung lên mạng bức vẽ thô bằng chì được Crick thực hiện năm 1953, như là một phần trong số 350 tài liệu và ảnh vẽ trong bộ sưu tập online của nhà sinh học danh tiếng này.  

Bộ sưu tầm còn có những bản nghiên cứu đầu tiên của ông về ADN và mã gene, thực hiện từ năm 1948 đến thập kỷ 1980. Crick là một trong những nhà khoa học lừng danh nhất của thế kỷ trước. Ông mất tháng 7 năm ngoái, ở tuổi 88.

Cùng với James Watson khám phá ADN, Crick đã thực hiện một thông báo đáng nhớ trong lịch sử khoa học. Ngày 28/2/1953, hai ông bước vào một câu lạc bộ ở Cambridge để ăn mừng thành công đã xác định được chuỗi xoắn kép, Crick nói "Chúng tôi đã tìm ra bí mật của sự sống".

T. An (vnexpress.net, theo Discovery)

 

Phao phát giác tàu buôn lậu

Bích Hạnh 

 

Phao sẽ nổi lên mặt nước khi bị âm thanh của một con tàu đi qua kích thích

Các nhà khoa học Canada đã phát triển một loại phao "thám thính" có khả năng lần ra đường đi của những con thuyền buôn ma túy hoặc quan trắc lộ trình di cư của động vật như cá voi và cá heo.

Bình thường phao nằm yên dưới đáy biển, cho đến khi bị kích hoạt bởi âm thanh của một con tàu hoặc một con vật bơi qua. Tác động này kéo phao lên mặt nước, đồng thời nó sẽ gửi thông tin về trạm bảo vệ bờ biển thông qua vệ tinh. Hoàn thành nhiệm vụ, phao lại chìm xuống đáy biển, chờ con tàu khác tới

Một chuỗi phao như vậy có thể vận hành giống như một cái bẫy đặt dọc theo cửa sông và đứng canh gác trên các lộ trình buôn lậu ở ngoài khơi, Cary Risley từ Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Canada cho biết.

Hầu hết các chân vịt đều có một âm thanh đặc trưng, vì thế phao có thể phân biệt giữa các tàu lớn và thuyền nhỏ, thậm chí có thể chỉ ra loại tàu cụ thể. "Chúng tôi đang tìm kiếm một phần mềm thông minh cho phao để phân biệt các loại tàu", Risley nói.

Loại phao này cũng có thể được dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học, chẳng hạn các sensor có thể được gắn vào phao để đo nhiệt độ và độ mặn, hoặc giả nó sẽ nổi lên trên đường đi của tàu và thu thập mẫu nước nhằm tìm ra mức ô nhiễm.

Phao có hình dáng của một ngư lôi, dài 1,5 mét và đường kính 15 cm. Muốn nổi lên mặt biển, dầu sẽ được bơm đầy vào một quả bóng co giãn ở một đầu của phao. Trọng lượng của cả hệ thống không thay đổi, nhưng kích cỡ của quả bóng tăng, làm giảm tỷ trọng của nó, đủ để đẩy phao lên mặt nước.

Thiết bị được thử nghiệm hồi tháng 11 năm ngoái, và có thể đáp ứng với tiếng động ở độ sâu 55 mét. Theo thiết kế, nó có thể làm việc ở độ sâu đến 300 mét.

Phát hiện sóng thần từ vũ trụ

B. H.

Các thủy thủ thường truyền tai nhau câu chuyện về những con sóng thần, nơi những con tàu đã mất tích bí ẩn.

Truyền thuyết về những con sóng ma quái cao bằng cả tòa nhà 10 tầng đột ngột xuất hiện, nuốt chửng tàu bè, rồi biến mất giữa đại dương cuối cùng đã được xác nhận là có thật. Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) hôm qua thông báo đã tìm thấy 10 con sóng vĩ đại, tất cả đều cao trên 25 mét.

Chỉ trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây, hơn 200 con tàu hàng siêu trọng - dài tới hơn 200 mét - đã mất tích trên biển. Những người chứng kiến kể lại rằng nhiều tàu trong số đó bị nhấn chìm bởi những bức tường nước cao ngất và dữ dội, nổi lên đột ngột từ mặt biển yên tĩnh. Tuy nhiên trong nhiều năm, câu chuyện về những thác nước chết người này vẫn được xem như sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhiều nhà khoa học biển dựa trên các mô hình dữ liệu đã phỏng đoán rằng, những cơn sóng kỳ quái đó chỉ xuất hiện sau khoảng 1.000 năm.

"Trung bình hai tàu lớn mất tích mỗi tuần ", Wolfgang Rosenthal, thuộc Trung tâm nghiên cứu GKSS ở Geesthacht, Đức - cho biết - "Vậy nhưng nguyên nhân của hiện tượng này chưa bao giờ được nghiên cứu kỹ lưỡng như với một vụ tai nạn máy bay. Người ta thường đơn giản đổ lỗi cho 'thời tiết xấu'".

Để làm sáng tỏ hiện tượng này, một hiệp hội gồm 11 tổ chức từ 6 quốc gia châu Âu đã thành lập nên dự án MaxWave vào tháng 12/2000. Một phần của dự án là công việc quan trắc các đại dương của hai vệ tinh của Cơ quan vũ trụ châu Âu, ERS-1 và ERS-2.

Các radar gắn trên vệ tinh gửi về trái đất những bức ảnh chụp bề mặt biển theo các khoảnh hình chữ nhật có diện tích 10 x 5 km, lặp lại trên khoảng cách 200 km. Gần 30.000 bức ảnh như vật đã được hai vệ tinh thu nhận trong khoảng thời gian 3 tuần vào năm 2001.

Các phân tích toán học đã tìm ra 10 con sóng thần - mỗi ngọn cao đến gần 30 mét.

"Loại sóng khổng lồ này tồn tại với tần xuất lớn hơn nhiều chúng ta tưởng", Rosenthal nhận xét. Và ngay trong khi dự án MaxWave đang tiếp diễn, hai con tàu chở khách du lịch đã phải đối mặt với nỗi kinh hoàng từ thảm họa tương tự. Cửa sổ của đài chỉ huy trên tàu tuần dương Breman và Caledonia Star vỡ tan tành dưới sức ép của những ngọn sóng cao đến 30 mét trên biển Nam Đại Tây Dương. Chiếc Breman đành phải trôi giạt 2 giờ sau cú chạm trán với thủy thần.

Giờ đây, sự tồn tại của những con sóng ma không còn là điều tranh cãi nữa. Mục tiêu tiếp theo của các nhà nghiên cứu là thu thập những thông tin đa dạng hơn về hiện tượng này, và tạo ra một atlas trên toàn thế giới về những nơi đã, đang và có nguy cơ xảy ra sóng thần.

(theo BBC, 07/04)

 

Phi thuyền bơm hơi chuẩn bị bay thử nghiệm

         
 
 

Tháng tới, người ta sẽ tiến hành những chuyến bay thử nghiệm cho nguyên mẫu chiếc "phi thuyền cứu hộ" được bơm căng bằng hơi. Mục đích của con tàu là vận chuyển các nhà du hành lâm nạn về trái đất.

Phương tiện tái sử dụng này chỉ nặng 130 kg và đang được thiết kế để mang hàng hoá từ Trạm không gian Quốc tế (ISS) về trái đất. Tuy nhiên, các nhà phát minh tin tưởng nó có thể giúp cứu hộ các nhà du hành đang gặp nạn ra khỏi trạm, hoặc đưa các robot tới bề mặt sao Hoả.

"Chúng tôi đang phát triển ý tưởng về các sứ mệnh cứu hộ", Stephan Walther thuộc Hệ thống Cứu hộ và Trở về tại Bremen, Đức, cho biết. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng dự án này sẽ kéo dài hơn 5 năm nữa với một khoản đầu tư lớn..

Trong số các mục đích trên, một chuyến bay lên Hoả tinh có thể xảy ra sớm hơn, và Walther hy vọng Cơ quan Vũ trụ châu Âu sẽ sử dụng phi thuyền cứu hộ trong sứ mệnh của tàu ExoMars của họ, dự kiến vào năm 2009. Ông cho biết các phương tiện bơm hơi có thể làm giảm một nửa sức nặng của thiết bị hạ cánh, và cho phép mang được tải trọng lớn hơn.

Trạm Quốc tế cũng cần một tàu hàng để mang thiết bị và các mẫu khoa học. Trong khi đó, môđun Raduga của Nga hiện được sử dụng thì đã gần hết thời gian tồn tại, và chỉ có thể chuyển được tối đa 150 kg/lần. Phương tiện bơm hơi có thể mang được khoảng 200 kg.

 

Phi thuyền bơm hơi không phải là ý tưởng mới. NASA đã phát triển một chiếc vào thập kỷ 1960, nhưng không có nhiệm vụ nào được khởi động. Chiếc tàu mới lần này - trị giá 2 triệu USD và mất 6 năm để phát triển - đã được thử nghiệm 2 lần, vào năm 2000 và 2002. Lần thử nghiệm sau, nó đã thất bại trong việc bung ra khỏi tên lửa.

Lần phóng thử nghiệm tới sẽ diễn ra trên một tàu ngầm của Nga ở biển Barents, ngoài khơi Murmansk. Ở độ cao khoảng 200 km (tương đương quỹ đạo thấp của trái đất), con tàu sẽ tách ra khỏi tên lửa và được bơm phồng lên bằng khí nitơ, sau đó dành 20 phút hoặc hơn để rơi trở về trái đất.

Phương tiện này giống hình dạng của một quả cầu lông, và đường kính chỉ có 3 mét. Nó mang theo các sensor áp suất và các thiết bị khác để theo dõi quá trình hạ cánh. Bề mặt của phi thuyền được làm từ một loại polymer dẻo dai, phết một lớp sơn chịu được nhiệt độ khoảng 900 độ C.

Thuận An (6/9/2004, vnexpress.net, theo Nature)

 

Phóng vệ tinh kiểm chứng lý thuyết của EinsteinB

B.H.                                          05/04/2004  

Thuyết tương đối của nhà vật lý thiên tài Albert Eistein sẽ được kiểm nghiệm trong vài ngày tới, khi vệ tinh Gravity Probe B cất cánh từ California hôm 17/4.

Được đề xuất lần đầu tiên từ năm 1959, dự án đã bị bỏ dở và trì hoãn nhiều lần do những trục trặc kỹ thuật. Nay, nó đã sẵn sàng để kiểm chứng hai lý thuyết của Einstein về trạng thái tự nhiên của không gian và thời gian, và bằng cách nào mà trái đất uốn cong chúng.

Vệ tinh không người lái này sẽ bay lên quỹ đạo cách mặt đất 640 km, đo bất kỳ sự thay đổi nhẹ nào trong lực hấp dẫn. Gravity Probe B mang theo 4 quả cầu nhỏ có kích cỡ bằng quả bóng bàn, cấu tạo từ thạch anh và được đặt trong một buồng chân không. Các nhà khoa học tiết lộ chúng là những quả cầu "hoàn hảo nhất" từng được tạo ra.

Anne Kinney, giám đốc bộ phận thiên văn và vật lý của NASA, cho biết để đảm bảo độ chính xác của phép thử, những quả cầu này được làm lạnh tới gần độ không tuyệt đối, trong buồng chân không lớn nhất từng được đưa vào vũ trụ, và cách ly khỏi bất kỳ xáo trộn nào trong môi trường yên tĩnh nhất từng được thiết lập.

Một khi đã vào vũ trụ, các quả cầu sẽ được lệnh quay tròn. Nếu Einstein đúng, sẽ xuất hiện những thay đổi nhẹ trong hướng của quả cầu, hay "trục quay". Các nhà khoa học sẽ đo đạc cẩn thận những thay đổi bé nhỏ trong chuyển động của chúng.

Năm 1916, Einstein đã giả thuyết rằng không gian và thời gian tạo nên một cấu trúc mà sự có mặt của một vật thể có thể khiến cấu trúc đó bị cong đi. Gravity Probe B sẽ kiểm tra liệu không gian và thời gian có bị oằn đi dưới sự xuất hiện của trái đất, và sự tự quay của trái đất đã vặn xoắn và kéo lê không - thời gian xung quanh nó như thế nào.

Hiện tượng không - thời gian oằn xuống trước "sức nặng" của trái đất đã được đo đạc trước đây, nhưng hiệu ứng vặn xoắn thì chưa từng được phát hiện trực tiếp. Dự án của NASA nhằm kiểm chứng cả hai quá trình này.

Nếu không trì hoãn thêm nữa, sứ mệnh của tàu thăm dò sẽ được kết thúc trong 16 tháng tới.

Phương pháp mới tìm kiếm các đại hành tinh

Phác thảo về hành tinh mới tìm thấy

 

 

Các nhà thiên văn hôm qua thông báo về việc khám phá một hành tinh lớn gấp 1,5 lần sao Mộc, đang quay quanh một sao lùn đỏ ở rất xa trái đất, nhờ phương pháp săn hành tinh hoàn toàn mới. Phát hiện này mở ra hy vọng dễ dàng tìm thấy những hành tinh cỡ như trái đất.

Phát hiện được thực hiện hồi tháng 8 năm ngoái nhờ các đài quan sát ở Chile và New Zealand, khi một ngôi sao gần tâm Dải Ngân hà đi qua phía trước một ngôi sao ở xa hơn (và chặn mất ánh sáng của nó tới trái đất)

Thông trường trong hiện tượng "nhật thực tinh tú" như vậy, lực hấp dẫn của ngôi sao ở gần sẽ bẻ cong ánh sáng của ngôi sao xa hơn đi vòng quanh nó, khiến cho nó trở nên rực sáng - được gọi là hiện tượng micro-lensing.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, hiện tượng rực sáng xảy ra 2 lần: một tín hiệu rõ ràng cho thấy có một hành tinh đồ sộ đang quay quanh ngôi sao lùn đỏ và gây nhiễu micro-lensing.

"Đó không phải là hiện tượng bình thường mà rất đặc biệt", nhà thiên văn Ian Bond thuộc Đại học Edinburgh, Scotland, cho biết.

Những cuộc khảo sát sao tự động tại đài thiên văn Mt. John ở New Zealand và Las Campanas ở Chile đã phát hiện thấy hàng trăm sự kiện mirco-lensing. "Song điều đó khăn là làm thế nào để biết nên tiếp tục theo dõi một ngôi sao nào đó. Bạn cần xem xét hàng lô các vì tinh tú", Bond nói.

Trong trường hợp này, hiện tượng bừng sáng đúp là rất đặc biệt. Có thể nó sẽ buộc các nhà nghiên cứu xem xét kỹ hơn những sự kiện micro-lensing, để tìm kiếm thêm các hành tinh ở đó.

Như vậy, micro-lensing đã mở ra cho các "nhà đi săn" cách thức thứ ba nhằm phát hiện ra những hành tinh khổng lồ ngoài hệ mặt trời. Một phương pháp khác là đo độ lệch tâm của ngôi sao (chứng tỏ có ít nhất một hành tinh đang bay quanh và kéo nghiêng nó). Cách còn lại là nhận biết hiện tượng mờ đi của ngôi sao khi một hành tinh lớn đi qua trước mặt.

vnexpress 16/4/2004 (theo Discovery)

 

Pin chạy 12 năm không nghỉ

 

Một loại pin mới hoạt động dựa trên phản ứng phân rã hạt nhân, có công suất mạnh gấp 10 lần các nguyên mẫu tương tự và có thể phát điện ít nhất một thập kỷ hoặc hơn mà không cần xạc lại, vừa được các nhà khoa học công bố. 

Các nhà nghiên cứu cho biết tuổi thọ dài khiến loại pin này trở nên lý tưởng cho việc sử dụng trong các máy điều hoà nhịp tim hoặc các thiết bị cấy ghép phẫu thuật, cho phi thuyền hay cho các tàu thăm dò dưới biển.

Trong vài năm nữa, bạn cũng có thể tìm thấy những quả pin hạt nhân này vận hành các sensor và các thiết bị nhỏ khác trong gia đình. Những thiết bị như vậy "không tốn nhiều năng lượng, tuy nhiên việc phải thay thế pin thường xuyên cũng không làm bạn hào hứng chút nào", Philippe Fauchet, kỹ sư điện của Đại học Rochester (Mỹ), nơi công nghệ này đang được phát triển, cho biết.

Công nghệ chế tạo loại pin mới có tên gọi betavoltaic. Nó sử dụng một tấm xốp silic để thu giữ các electron phát ra từ khí phóng xạ, chẳng hạn triti. Cơ chế này tương tự như cơ chế biến ánh sáng thành điện năng trong một tấm pin mặt trời.

Cho đến nay, betavoltaic vẫn hiệu quả kém hơn các pin quang điện, lý do là khi khí phóng xạ phân rã, các electron của nó bắn đi theo mọi hướng, khiến nhiều electron bị thất thoát ra ngoài.

Nhóm của Fauchet đã tìm ra cách khiến cho sự tương tác trở nên hiệu quả hơn. Thay vì sử dụng một bề mặt silic phẳng, nơi các electron bị thu giữ và chuyển thành dòng điện, họ biến nó thành một bề mặt 3 chiều, bằng cách bổ sung các hố sâu. Mỗi hố như vậy rộng khoảng 1 micromét (1 phần triệu mét), sâu hơn 40 micromét.

Triti là một đồng vị phóng xạ của hydro. "Nó an toàn và có thể được cấy vào cơ thể người", Fauchet nói. Triti chỉ phát ra những hạt mang năng lượng thấp, có thể bị chắn bởi nhiều loại vật liệu mỏng, như một tấm giấy. Các hạt năng lượng thoát ra từ triti không đâm xuyên vào sâu trong da.

Nhóm nghiên cứu đang tìm cách cải tiến quy trình sản xuất, sao cho sản phẩm tạo ra có hiệu quả cao gấp nhiều lần sản phẩm công bố hôm nay.

T. An (theo LiveScience)

 

Sạc pin chỉ trong 6 phút

 

Một phòng thí nghiệm ở Nevada (Mỹ) đang phát triển một loại pin tái sử dụng có thể nạp đầy chỉ trong 6 phút, nhanh gấp 10 lần so với pin thông thường hiện nay, và có thể cung cấp điện năng mạnh gấp 3 lần.

Giám đốc công nghệ của hãng Nokia năm ngoái từng cảnh báo rằng các loại pin hiện tại không bắt kịp nhu cầu tiêu hao năng lượng ngày càng tăng của những thiết bị di động.

Loại pin cho hiệu quả năng lượng cao nhất hiện nay là trên nền ion lithium. Chúng rẻ hơn so với pin làm từ hydrua - nickel kim loại và nickel - cadmi nếu tính trên đơn vị khối lượng. Nhưng pin lithium cũng có hạn chế. Chúng không tái sử dụng vĩnh viễn được, và thời gian sạc không đủ nhanh cho các nhu cầu dùng năng lượng ồ ạt, như chớp đèn máy ảnh.

Phòng thí nghiệm của hãng Altair Technologies đã tạo ra một loại pin lithium có diện tích bề mặt cực dương rất lớn. Nó cho phép các electron đến và đi rất nhanh, giúp quá trình sạc pin diễn ra mau chóng và tạo ra dòng điện mạnh khi cần thiết.

Altair cho biết loại pin này còn có những lợi điểm khác. Pin kiểu cũ có bề mặt cực dương là tinh thể carbon, rất dễ bị hư hại sau những thay đổi nhiệt lặp đi lặp lại trong quá trình sử dụng và nạp pin, khiến cho tuổi thọ của nó chỉ là khoảng 400 chu kỳ nạp.

Nhưng cực dương mới làm bằng lithium titanate sẽ cho phép nạp lại tới 20.000 lần. Tuổi thọ của pin dài cũng đồng nghĩa với việc tốt hơn cho môi trường. Altair hy vọng họ có thể tạo ra những loại pin cho nhiều thiết bị khác nhau, từ điện thoại đến các loại xe chạy điện.

T. An (vnexpress.net; theo NewScientist)

 

Siêu phản lực của NASA đạt tốc độ 10 lần âm thanh

 

Thứ tư, 17/11/2004, 09:12 GMT+7
X-43A.

 

Hôm qua, chiếc máy bay phản lực không người lái X-43A của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đã băng qua Thái Bình Dương, lập kỷ lục mới về tốc độ - bay nhanh gấp 10 lần âm thanh (hay Mach 10).

Lần thử nghiệm gần đây nhất hồi tháng 3, chiếc phi cơ dài 3,7 mét này đã bay với tốc độ gần gấp 7 lần tốc độ âm thanh.

Mach 10 tương ứng với tốc độ 10.500 km/giờ, khi X 43-A bay ở độ cao 33 km.

Phát biểu sau sự thành công của chuyến bay, Giám đốc cơ quan vũ trụ Mỹ Sean O'Keefe nói: "Chuyến bay này là dấu mốc quan trọng và là một bước tiến quyết định hướng tới tương lai tạo ra những động cơ phản lực có thể gửi các chuyến hàng lớn lên vũ trụ, bằng cách thức rẻ tiền, an toàn và chắc chắn hơn".

"Sự phát triển này cũng sẽ giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn cho cuộc chinh phục vũ trụ, đồng thời thúc đẩy công nghệ hàng không thương mại".

X-43A là kết quả nghiên cứu 20 năm thuộc dự án Công nghệ Scramjet, trong đó động cơ sẽ lấy oxy trực tiếp từ khí quyển để đốt cháy hydro nhiên liệu, mà không cần “bê” nguyên cả bể oxy lỏng vừa đắt tiền vừa nặng như các phi cơ khác.

Máy bay của NASA phá kỷ lục tốc độ

Chiếc máy bay ném bom B-52 mang theo X-43A bên dưới cánh phải.

57 năm sau khi phi công Chuck Yeager bay vượt tốc độ âm thanh, hôm thứ bảy, chiếc máy bay không người lái X-43A của Cơ quan Hàng không trụ Mỹ (NASA) đã thực hiện thành công cuộc thử nghiệm với vận tốc gấp 7 lần âm thanh.

Đây là lần đầu tiên một chiếc phi cơ phản lực siêu âm, sử dụng không khí làm nhiên liệu, bay nhanh đến vậy, kỹ sư bay Lawrence Huebner thông báo. Các nhà khoa học hy vọng loại máy bay này sẽ khiến cho giao lưu hàng không trở nên dễ dàng hơn và thúc đẩy các dự án thương mại.

Một số quan sát viên còn so sánh sự kiện này với chuyến bay đầu tiên gắn động cơ của anh em nhà Wright.

Máy bay B-52 mang theo X-43A cất cánh tại căn cứ Edwards trên sa mạc Mojave ở California.

Từ căn cứ không quân Edwards, chiếc X-43A được một máy bay thả bom B-52 đưa lên độ cao hơn 12 km. Tại đây, một tên lửa đẩy Pegasus gắn với X-43A đưa nó lên cao hơn. Ở độ cao 30 km, X-43A tách ra và sử dụng hết 1 kg nhiên liệu hydro mà nó mang theo để bay trong 10 giây với vận tốc kỷ lục - gần 8.000 km/h, trước khi lượn thêm 6 phút và lao xuống Thái Bình Dương.

Trưởng nhóm nghiên cứu Vincent Rausch tuyên bố chương trình trị giá 230 triệu đôla này có thể "đánh dấu sự bắt đầu của một cuộc cách mạng trong ngành hàng không và vũ trụ".

Các chuyên gia hy vọng loại máy bay cực nhanh có thể cắt giảm đáng kể thời gian của các chuyến máy bay thương mại, chẳng hạn rút ngắn hành trình từ New York đến London xuống còn chưa đầy 5 tiếng. NASA cho biết họ sẽ thử nghiệm một phương tiện đạt tốc độ gấp 10 lần âm thanh vào cuối năm nay.

X-43A là kết quả nghiên cứu 20 năm thuộc dự án Công nghệ Scramjet, trong đó động cơ sẽ lấy oxy trực tiếp từ khí quyển để đốt cháy hydro nhiên liệu, mà không cần “bê” nguyên cả bể oxy lỏng vừa đắt tiền vừa nặng như các phi cơ khác.

Thứ hai, 29/3/2004, 11:07 GMT+7B.H. (theo vnExpress.net, AP, AFP)

T. An (theo BBC)

Dầu đậu nành - năng lượng xanh cho các chuyến bay

Dầu đậu nành sẽ trở thành nhiên liệu ưa thích của ngành hàng không tương lai, thay thế các nhiên liệu hóa thạch truyền thống, đồng thời giúp làm giảm mức phát thải khí nhà kính, một nhóm nghiên cứu Mỹ tuyên bố sau thành tựu bước ngoặt mới đây

Các máy bay phản lực thương mại thường vận hành bằng nhiên liệu dầu mỏ gọi là Jet A. Chất này khi bị đốt cháy sẽ giải phóng carbon vào bầu khí quyển, góp phần làm trái đất ấm lên. Trong khi đó, các nhiên liệu sinh học như dầu đậu nành lại được cây cối hấp thụ từ bầu khí quyển trước đó, nên khi đốt cháy, chúng chỉ trả lại cân bằng cho khí quyển thôi. Ủy ban ô nhiễm môi trường Hoàng gia Anh năm 2002 đã chỉ ra rằng, giao thông hàng không có thể sẽ chiếm tới 75% lượng khí nhà kính phát thải ở nước này vào năm 2050

Cho tới nay, những nỗ lực nhằm tìm ra một loại nhiên liệu phù hợp là hỗn hợp của dầu mỏ và dầu thực vật đều không thành công. Trở ngại là ở chỗ, nhiên liệu máy bay cần giữ được tính lỏng ở âm 40°C. Trong khi đó ở 0°C, dầu thực vật đã đóng băng

Mới đây, nhà hóa sinh Bernard Tao thuộc Đại học Purdue ở Lafayette, bang Indiana và cộng sự đã phát triển một loại hỗn hợp có thể chịu lạnh, chỉ đóng đông ở nhiệt độ - 40°C. Họ biến các axit béo trong dầu thành các este dễ cháy, dễ bay hơi. Một số trong đó đóng băng ở nhiệt độ cao, số khác ở nhiệt độ thấp hơn.

"Loại bỏ những thành phần đóng băng ở nhiệt độ cao, hỗn hợp còn lại sẽ chịu được nhiệt độ thấp", tác giả cho biết. Thành công này được xem là một bước ngoặt.

Phương pháp tiêu chuẩn để loại bỏ các este không mong muốn là làm lạnh nhiên liệu sinh học và loại bỏ bất cứ tinh thể rắn nào hình thành. Hành động này được lặp lại nhiều lần, mỗi lần ở nhiệt độ thấp hơn nữa, cho đến khi tạo được loại nhiên liệu dạng lỏng ở điểm cực lạnh. Tuy nhiên, quá trình này có thể kéo dài vài ngày và lãng phí, vì các este "tốt" thường cộng kết với các este không mong muốn. Điều này làm cho hiệu suất quá trình tách chỉ đạt 25%.

Nhóm của Tao đã phát triển một công nghệ làm lạnh tương tự nhưng chỉ mất chưa đầy 1 giờ và cho hiệu suất 80%. Hỗn hợp tạo ra chứa 40% dầu thực vật và 60% Jet A. Đây là tỷ lệ phần trăm cao nhất từng đạt được. Nhiên liệu hiện được thử nghiệm trên một động cơ phản lực cánh quạt để đánh giá mức phát thải của nó.

 27/3/2004 (theo NewScientist) vnExpress

 

Spirit hoàn thành sứ mệnh chủ chốt trên sao Hỏa

Minh Thi 

 Spirit hoàn thành sứ mệnh chủ chốt trên sao Hỏa

 

Bức ảnh do Spirit chụp về đường đi của mình.

 

Robot thăm dò Spirit của NASA đã hoàn tất mọi nhiệm vụ chính yếu của mình trên sao Hoả hôm qua, nhưng nó vẫn sẽ tiếp tục lăn bánh hướng tới những ngọn đồi mới, với hy vọng tìm thêm được bằng chứng về một quá khứ ẩm ướt của hành tinh đỏ.

Hôm 5/4, ngày thứ 90 trong cuộc thám hiểm sao Hoả, chiếc robot tự hành cùng anh em song sinh của nó là Opportunity đã hoàn thành gần như mọi nhiệm vụ được giao, đánh dấu thành công mỹ mãn cho sứ mệnh của bộ đôi.

"Spirit đã hoàn thành phần việc của mình, còn Opportunity cũng không còn mấy việc để làm", Mark Adler, Giám đốc chương trình trị giá 820 triệu USD, tuyên bố. Ông cũng cho biết NASA quyết định kéo dài sứ mệnh tổng hợp tới tháng 9.

Những công việc của các robot bao gồm mỗi chiếc phải vượt qua chặng đường dài ít nhất 600 mét, một dấu mốc mà Spirit đã vượt qua hôm 3/4. Hai robot cũng phải chụp những bức toàn cảnh màu và đen trắng về khu vực xung quanh, đi tới ít nhất 8 vị trí khác nhau và phối hợp hoạt động tối thiểu trong 30 ngày.

NASA dự tính rằng những trục trặc kỹ thuật có thể khiến chúng ngừng hoạt động khoảng 1/3 thời gian trên sao Hoả. Nhưng bất chấp những trục trặc về bộ nhớ khiến Spirit phải đứng ngoài lề trong 2,5 tuần, nó vẫn hoạt động trong nhiều ngày hơn so với dự tính.

Opportunity sẽ phải làm việc thêm 20 ngày sao Hoả nữa - mỗi ngày dài hơn ngày trái đất 40 phút - để hoàn thành mọi mục tiêu. "Mọi việc đã tốt hơn rất nhiều so với tưởng tượng", Adler nói.

Vào sáng 8/4, NASA sẽ nâng cấp phần mềm của các robot. Chương trình mới sẽ cho phép Spirit đi lại được xa hơn mỗi ngày và giúp Opportunity tiết kiệm được pin vào buổi tối.

Spirit đã hạ cánh hôm 3/1 trên miệng hố Gusez có đường kính 145 km, nơi các nhà khoa học tin rằng từng là một chiếc hồ. Spirit đã tìm thấy một số dấu vết của nước trong các hòn đá. Trong vài ngày nữa, Spirit sẽ tiến tới một dãy đồi có thể chứa bằng chứng địa lý về một môi trường ẩm ướt.

Opportunity cũng tìm thấy những hòn đá mang dấu vết của nước tại nơi nó hạ cánh từ hôm 24/1. Các nhà khoa học tin rằng một biển mặn hoặc đầm lầy đã từng bao phủ khu vực này, gọi là Meridiani Planum

07/04/2004  , vnExpress  AP

 

 

Phóng thành công siêu tên lửa của châu Âu

         14/02/2005 

 

            

Cú phóng tàu hoàn hảo.

Hôm 12/2, từ sân bay vũ trụ Kourou trên lãnh thổ Guiana thuộc Pháp, một tên lửa cao 50 mét đã được phóng lên bầu trời, mang theo 8 tấn tải trọng vệ tinh vào quỹ đạo. Chiếc Ariane 5-ECA này là tên lửa mạnh nhất của châu Âu cất cánh thành công cho tới nay.

Đây là chuyến bay đầu tiên của loạt tên lửa ECA, sau thảm họa nổ tung một chiếc tương tự hồi năm 2002.(1)

Công ty phóng tàu Arianespace tin rằng phương tiện này sẽ đóng vai trò quyết định trong việc giúp châu Âu duy trì vị trí vững mạnh trong thị trường phóng vệ tinh.

Ariane 5 sẽ giảm chi phí của việc phóng tàu không gian, từ 30.000 đến 40.000 đôla xuống còn 15.000 đến 20.000 đôla trên mỗi kilogram. Nó có thể đẩy vài vệ tinh cùng lúc, mang theo tải trọng đến 10 tấn vào quỹ đạo địa tĩnh. Ariane 5-ECA được phát triển từ tên lửa Ariane 5-Generic - model trước của nó, có khả năng mang 6 tấn tải trọng vào quỹ đạo địa tĩnh.

T. An (vnexpress.net, theo BBC)

                                                    

(1) Siêu tên lửa châu Âu nổ tung trong lần phóng đầu tiên

Click vào ảnh
Bãi phóng Ariane 5-ESCA.

Sáng nay, chỉ 3 phút sau khi cất cánh từ căn cứ Kourou, trên lãnh thổ Guiana thuộc Pháp (giáp Brazil), tên lửa đẩy Ariane 5-ESCA thế hệ mới của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, mang theo hai vệ tinh, đã vỡ tan và rơi xuống biển. Arianespace, hãng điều khiển loại tên lửa này, chưa thông báo chi tiết về thiệt hại.

Người ta cũng chưa rõ liệu tên lửa đã gặp sự cố nghiêm trọng, hay do trung tâm điều khiển nhận thấy có trục trặc và đã quyết định phá hủy nó.

Lần phóng sáng nay là nỗ lực thứ hai nhằm đưa tên lửa Ariane5-ESCA lên không trung. Thời điểm phóng lần đầu tiên được ấn định vào ngày 28/11, nhưng đã phải lùi lại do sự cố máy tính.

Vụ nổ lần này đã nâng tổng số thất bại (2) của loạt tên lửa Ariane-5 lên 4 lần, trong lịch sử 14 chuyến bay của chúng, và có thể dẫn tới quyết định ngừng sử dụng Ariane 5 vô thời hạn. Nhà khoa học vũ trụ Anh, tiến sĩ Andrew Coates, nhận định: “Dường như sự cố xảy ra ngay sau khi hai khoang đẩy dùng nhiên liệu rắn (nằm ở hai bên của khoang trung tâm) được thả rơi, trong khi khoang trung tâm vẫn tiếp tục cháy. Vì thế, có khả năng là trục trặc đã xảy ra với khoang trung tâm này".

Ariane 5-ESCA mang theo hai vệ tinh: Hotbird TM7 của tập đoàn vệ tinh châu Âu Eutelsat, và Stentor - một vệ tinh viễn thông thử nghiệm của Viện nghiên cứu vũ trụ Pháp CNES. Các mảnh vụn của chúng có lẽ đã rơi xuống Đại Tây Dương.

B.H. (12/12/04, theo BBC)

 

(2) Vệ tinh môi trường lớn nhất châu Âu cất cánh

Thứ sáu, 1/3/2002, 09:15 (GMT+7)

 

Đây là lần cất cánh hoàn hảo của tên lửa Ariane 5.

8h7’ sáng nay (giờ Hà Nội), Envisat - vệ tinh lớn nhất và đắt nhất của châu Âu - đã rời căn cứ vũ trụ Kourou trên lãnh thổ Guiana thuộc Pháp, bắt đầu cuộc hành trình 5 năm vòng quanh trái đất. Đẩy bên dưới vệ tinh này là tên lửa khổng lồ Ariane 5.

Envisat được hoàn thành sau gần một thập kỷ xây dựng và phát triển. Dự án do các chuyên gia 13 nước châu Âu và Canada hợp tác thực hiện, trị giá 2,3 tỷ euro.

Với 3 thất bại của loại tên lửa Ariane 5 trong gần 10 lần phóng trước, một số nhà bình luận đã tỏ ý lo ngại về việc cùng lúc đưa 10 dụng cụ khoa học đắt tiền lên vệ tinh lần này.

Sự kiện phóng Envisat vào quỹ đạo là cột mốc quan trọng trong chương trình nghiên cứu tên lửa Ariane 5. Envisat - nặng hơn 8 tấn và dài 10 mét - là tải trọng lớn nhất từng được một tên lửa Ariane đẩy lên quỹ đạo. Nó quá lớn, vì thế, tiền nhiệm của Ariane 5 là Ariane 4 không thể đảm đương sứ mệnh này, mặc dù tỷ lệ phóng thành công của thế hệ tên lửa Ariane 4 cao hơn.

Năm 1996, trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, một chiếc Ariane 5 đã bùng nổ, phá hủy toàn bộ hàng hóa của nó, bao gồm 4 chiếc tàu không gian giống nhau, có nhiệm vụ nghiên cứu tầng điện ly của trái đất. Năm ngoái, loại tên lửa này còn gặp xui xẻo hơn, khi một chiếc Ariane 5 đẩy một trong hai vệ tinh mà nó mang theo đi trệch quỹ đạo. Theo các quan chức của hãng Arianespace, những sai sót kỹ thuật gây ra thất bại này đã được khắc phục, nhằm tránh lặp lại rủi ro tương tự. Dù sao, họ cũng đã chuẩn bị một kế hoạch cứu hộ, phòng trường hợp Envisat gặp tai nạn.

Khi lên đến quỹ đạo, với các tấm pin mặt trời xòe rộng, Envisat sẽ có chiều dài bằng cả một sân tennis. Nó bay quanh trái đất 14 lần mỗi ngày, trong vòng 5 năm tới hoặc hơn nữa để quan trắc sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Với 10 dụng cụ khoa học mang theo, Envisat sẽ lập nên phác đồ chi tiết về bầu khí quyển, các đại dương, đất liền và các mũ băng hai cực.

Những bức ảnh do vệ tinh chụp được thậm chí còn có thể giúp dự báo và đánh giá các thảm họa như động đất, lụt lội, núi lửa phun trào... Envisat cũng có thể hé mở cơ chế hoạt động của El Nino - hiện tượng khí hậu bất thường trên vùng biển Thái Bình Dương.

B.H. (theo BBC)

 

Tiến sĩ trẻ Tạ Cao Minh và 13 bằng sáng chế

   
   
 

Không được nhiều người biết đến như cô em gái Tạ Bích Loan qua chương trình Người đương thời (VTV3), Tiến sĩ Tạ Cao Minh là một nhà nghiên cứu thầm lặng nhưng có những phát minh quan trọng ảnh hưởng đến xu thế phát triển ngành công nghiệp ô-tô của Nhật Bản. Anh đã có 13 bằng sáng chế khoa học.

Trước khi đến Công ty NSK - nơi anh cho ra đời hầu hết những phát minh quan trọng của mình - Tiến sĩ Tạ Cao Minh đã trải qua một cuộc phiêu lưu kéo dài ba năm tại Đại học Kyushu và ĐH Tokyo sau khi hoàn thành luận án thạc sĩ và tiến sĩ tại Canada. Những ngày tháng trẻ trung nhất của anh trôi qua tại đất nước Tiệp Khắc, nơi anh tốt nghiệp xuất sắc với tấm bằng đỏ vào năm 1986.



Anh là một tấm gương sáng về sự say mê nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu và óc sáng tạo của người Việt Nam trên đất Nhật Bản.


Tiến sĩ Tạ Cao Minh - Giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội - vừa đăng ký thêm bằng phát minh sáng chế với đề tài "Điều khiển động cơ điện không chổi than và hệ thống trợ lái ô-tô" tại Nhật Bản, nâng tổng số đăng ký bằng sáng chế khoa học của anh lên con số 13.


Đây là những phát minh rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất hệ thống trợ lái vô-lăng ô-tô. Công ty mà anh đang cộng tác hiện nay - NSK Steering Systems - đã phải tăng số lượng nhân viên lên gấp đôi để kịp chế tạo và bán sản phẩm cho các Công ty sản xuất xe hơi khác khi ứng dụng công nghệ này vào sản xuất.


Được biết hai hãng xe hơi Renault và Nissan vừa ký hợp đồng mua các sản phẩm tương lai này. Các nhà khoa học Nhật Bản dự báo công nghệ điều khiển vô-lăng do Tiến sĩ Minh sáng chế sẽ dẫn đầu trong nền công nghiệp ô-tô thế hệ mới, thay thế cho việc trợ lái vô-lăng bằng hệ thống thủy lực và động cơ điện một chiều xưa nay.


Trước khi đến Công ty NSK (4-2001), Tiến sĩ Tạ Cao Minh đã hoàn thành xuất sắc việc nghiên cứu của mình tại các trường ĐH Kyushu (4-1998 đến 3-1999) với đề tài hóc búa: Điều khiển thang máy không dây dùng cho các tòa nhà chọc trời (cùng với giáo sư Yoshida - một người nổi tiếng với đề tài Marine Express mà thoạt nghe cứ như chuyện viễn tưởng: Thiết kế hệ thống tàu điện có thể chạy dưới nước và trên cạn, nhằm phục vụ việc đưa người và hàng hóa từ đất liền lên đảo). Hệ thống được ví như một động cơ điện khổng lồ, nhưng phần động lại dịch chuyển tịnh tiến chứ không quay tròn như động cơ thường. Đây cũng chính là công nghệ được ứng dụng trong việc chế tạo tàu từ trường mà Nhật Bản vừa thành công với tàu siêu cao tốc 500km/h.


Mô hình thang máy không dây cao 4m được xây dựng tại ĐH Kyushu nhiều năm trước khi Tiến sĩ Minh đến đây, nhưng chưa ai thành công trong việc điều khiển cả. Rồi một ngày tháng 10-1998, sau nhiều tháng miệt mài nghiên cứu, niềm hạnh phúc vô bờ đến với anh khi cái thang máy không dây nằm yên bất động bao năm đã chuyển động trong sự thán phục của mọi người.


Tại ĐH Tokyo (4-1999 đến 3-2001), anh đã hoàn thành xuất sắc đề tài nghiên cứu Điều khiển động cơ không đồng bộ ứng dụng cho ô-tô điện.


Tiến sĩ Minh say sưa kể: "Động cơ điện có nhiều loại, nhưng động cơ không đồng bộ là thông dụng nhất, nó thường được sử dụng ở các trạm bơm, quạt gió hoặc trong các nhà máy. Động cơ loại này có ưu điểm là giá rẻ nhưng lại khó điều khiển và hiệu suất thấp. Đề tài của mình là làm sao nâng cao hiệu suất của động cơ, vì nếu thành công thì sẽ tăng được thời gian chạy của ô-tô điện ứng với mỗi lần nạp ắc-quy".


Giải pháp sử dụng đoạn thẳng vàng (Golden Sections) của anh đã được đánh giá cao khi trình bày ở hội nghị quốc tế tại Rome năm 2000 và được trao giải nhì của Ban Truyền động điện công nghiệp thuộc Hiệp hội Kỹ sư điện - Điện tử Hoa Kỳ (IEEE).


Thành công này giúp các động cơ có kích thước nhỏ hơn các động cơ truyền thống nhưng có công suất và hiệu suất rất cao. Chính nhờ những thành quả nghiên cứu ở đây mà giới công nghiệp Nhật Bản đã đến tận ĐH Tokyo mời anh tham gia việc nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và họ đã không phải thất vọng vì đã tìm đúng người cần tìm.


Tiến sĩ Tạ Cao Minh cho biết anh sắp trở về Việt Nam, với mong muốn trở lại giảng đường trong thời gian sớm nhất. Anh cũng hy vọng sẽ có cơ hội đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm của mình cho sự phát triển của nền công nghiệp ô-tô còn non trẻ tại Việt Nam, đặc biệt là việc nghiên cứu và chế tạo ô-tô điện.


Thành công như vậy mà anh vẫn còn... ước gì một ngày có 48 giờ để thực hiện hết các ý tưởng của mình. Người viết bài này tin rằng số bằng sáng chế sẽ không dừng lại ở con số 13.

- Theo Tiền Phong - ND - 05

 

 

Tâm lý nhà du hành - trở ngại cho cuộc chinh phục vũ trụ

Từng có những chuyến bay vào không gian bị hủy hay bỏ dở chỉ vì trục trặc tâm lý của phi hành đoàn. Bước kế tiếp của loài người trong công cuộc chinh phục vũ trụ là bay xa hơn, lâu hơn. Song, buồng lái tàu nhỏ hẹp và các điều kiện sinh hoạt gò bó khác đã gây ra những căng thẳng cho các nhà du hành...

Các nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ có khả năng chịu đựng và thích nghi tốt hơn rất nhiều lần so với nam giới trong những chuyến thám hiểm như vậy. Tuy nhiên, cho tới nay, số nữ phi hành gia chỉ chiếm gần 10% trong tổng số các nhà du hành đã bay vào quỹ đạo (41/393).

Đánh lộn trên vũ trụ là chuyện thường

Bên cạnh trở ngại về tình trạng không trọng lượng và các đợt bão phóng xạ, khó khăn lớn nhất vẫn là tâm lý của phi hành đoàn. Bởi lẽ, các cuộc thám hiểm dài ngày sẽ buộc họ phải sống và làm việc trong buồng lái rất nhỏ. Ngay cả khi khoảng cách giữa sao Hỏa và trái đất là gần nhất (hơn 50 triệu km) thì con người cũng phải mất khoảng 6 tháng mới bay được tới đó. Khi lên tới nơi, họ phải đợi tiếp 550 ngày nữa trước khi có thể bay trở về trái đất. Một chuyến bay dài ngày như vậy sẽ là một thử thách lớn đối với các nhà du hành cô độc.

Valerie Poliakov hiện là nhà du hành giữ kỷ lục về thời gian sống trong không gian, đã đáp xuống trái đất hồi tháng 3/1995 sau khi sống 138 ngày trên trạm Hòa Bình (Mir).

Đàn ông hay phụ nữ đều chịu những hiện tượng tâm lý như nhau trong những chuyến thám hiểm xa. Dù là thám hiểm các hồ băng ở Nam cực hay trong khoảng không bao la thì họ đều phải đối mặt với sự cô độc và mất cảm giác: Các triệu chứng thường giống nhau như: lo lắng cực điểm, buồn chán, trầm cảm, cảm thấy cô độc, khiếp sợ...

Từ năm 1973-1974, các chuyến bay của tàu Skylab thuộc NASA đã liên tục gặp phải các vấn đề về tâm lý trong phi hành đoàn. Một nhà du hành, do bị rối loạn tinh thần mạnh đã điều chỉnh sai hệ thống điều khiển. Trong chuyến bay thứ 3 của Skylab, các phi hành gia là Gerald Carr, Edward Gibson và William Pogue đã có một chương trình làm việc nặng tới mức khi Skylab vừa thoát khỏi khí quyển trái đất, họ đã có cảm giác mọi việc sẽ chậm trễ và bị mất hết tinh thần. Đến ngày 45 trong quỹ đạo, họ đã đình công để phản đối chương trình hành động được chỉ đạo từ mặt đất. Mọi việc tưởng chừng phải bỏ dở, nhưng sau khi nhận được sự nhượng bộ từ mặt đất, phi hành đoàn đã trấn tĩnh trở lại và hoàn thành tốt sứ mệnh sau 84 ngày bay.

Người Nga đã xác định 3 giai đoạn tâm lý của các nhà du hành. Giai đoạn đầu kéo dài khoảng 2 tháng, sau thời gian này, con người mới thích nghi được với môi trường mới. Giai đoạn 2, họ có biểu hiện của các chứng mệt mỏi gia tăng, kèm theo mất tinh thần, suy nhược thần kinh… Giai đoạn cuối chỉ toàn là suy nhược thần kinh cùng xu hướng trầm cảm và có dấu hiệu của lo lắng. Các nhà du hành khi đó sẽ trở nên nhạy cảm khác thường với những âm thanh hay thông tin mà người thường không nghe thấy được. Trong giai đoạn này, họ rất dễ cáu giận, nổi xung. Một báo cáo của Mỹ cho biết: từng có một nhà du hành từ chối nói chuyện với đồng nghiệp cùng chuyến bay trong nhiều ngày liền. Ngoài ra, tình trạng các phi hành gia đánh lộn trên tàu vũ trụ là chuyện thường tình.

Henry Cooper, tác giả của một cuốn sách viết về sự cô độc của các nhà du hành có tên A House in Space cho biết: lịch sử hàng không vũ trụ đã có tới 3 chuyến bay bị hủy bỏ vì tâm lý của phi hành đoàn.

Năm 1976, trong chuyến bay của tàu Soyuz 21 tới trạm không gian Saliout 5, phi hành đoàn đã nhanh chóng được đưa trở lại trái đất sau khi họ phát hiện một mùi hăng hắc như mùi dây điện cháy trong hệ thống kiểm tra môi trường của trạm. Tuy nhiên, thực tế lại không có điều gì xảy ra. Người ta cho rằng các nhà du hành này đã bị ảo giác.

Năm 1985, phi hành đoàn trên tàu Soyuz T14 bay lên trạm Saliout 7 cũng đã được đưa về trái đất sau 65 ngày vì nhà du hành Vladimir Vassiutine khẳng định bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt. Sau đó các bác sĩ kết luận chẳng có chuyện nhiễm trùng nào cả mà là anh chàng này mắc bệnh về tâm lý. Thực tế, đây là chuyến đi đầu tiên của Vassiutine và do chậm trễ trong công việc, khi lên Soyuz T14, anh bị căng thẳng thần kinh nặng.

Năm 1987, Alexandre Laveikine phải quay trở về trái đất sớm hơn dự kiến khi cùng tàu Soyuz lên Mir vì kêu bị loạn nhịp tim. Các chuyên gia y tế đã không tìm thấy bất cứ triệu chứng nào ở Alexandre, nhưng nhà du hành này đã rất căng thẳng và phạm phải nhiều lỗi nghiêm trọng.

Giáo sư JoAnna Wood thuộc Viện nghiên cứu quốc gia về sinh y không gian của Houston ở Texas (Mỹ) đã nghiên cứu về cách ứng xử của các nhà khoa học và những người làm việc tại các trạm nghiên cứu ở Nam cực. Tại đây, họ phải trú đông 6 tháng. Trong thời kỳ này, họ rất ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài và các nhóm có xu hướng co cụm lại với nhau vì lý do nhiệt độ. Chính vì vậy JoAnna đặc biệt quan tâm những ứng xử của các nhà khoa học tại Nam cực với hy vọng có thể áp dụng các cách ứng xử của họ cho các nhà du hành trong tương lai. Trong thám hiểm không gian, ở vài tuần đầu, quan hệ giữa các nhà du hành rất ít. Chính lúc các thành viên của phi đoàn đã quen với môi trường mới, họ bắt đầu phản ứng lại sự chỉ đạo độc quyền của người khác. Một nghiên cứu được thực hiện trên một trạm vũ trụ cho thấy, 85% các nhà du hành đều có chứng trầm cảm, 65% có những ứng xử tức giận hay thù địch, 60% bị rối loạn giấc ngủ và 53% rối loạn khả năng nhận thức.

Một phi hành đoàn toàn nữ là tốt nhất

Như vậy vấn đề đặt ra cho các nhà tâm lý học là phải tìm ra phương pháp mới cho phép lựa chọn các phi hành đoàn có khả năng chịu đựng tốt môi trường chật hẹp. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy phụ nữ là những người thích hợp nhất vì họ rộng lượng hơn nam giới. Trong các chuyến du hành có nữ, sự cạnh tranh giữa các thành viên có vẻ ít hơn và không khí trên khoang tàu dễ chịu hơn. Nhưng vấn đề là nếu chỉ có một nhà du hành nữ giữa số đông đồng nghiệp nam, sẽ làm nảy sinh những căng thẳng về giới tính cho các nam du hành. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho rằng một khi bay vào không gian, cơ thể các nam du hành sẽ sút giảm mạnh hoóc môn sinh lý, tức là họ không còn cảm thấy ham muốn nữa.

Như vậy trong tương lai không xa, chúng ta có thể sẽ đưa một phi hành đoàn toàn nữ hơn là có cả nữ và nam vào vũ trụ. Nhưng sẽ có một vài vấn đề y khoa nảy sinh. Trạng thái không trọng lượng kéo theo thoái hóa xương, trong khi phụ nữ dễ bị thoái hóa xương hơn nam giới. “Đây có lẽ sẽ là điểm yếu để người ta phản đối việc chỉ đưa nữ giới lên sao Hỏa”, giáo sư MiliHughes Fullford, chuyên gia về thoái hóa xương thuộc Đại học California ở San Francisco (Mỹ), người từng bay vào không gian năm 1991, cho biết. Các nữ du hành chắc chắn có thể sử dụng thêm canxi nhưng điều đó có thể kéo theo việc hình thành sỏi thận, theo ý kiến của giáo sư Arnault N. thuộc NASA.

vnexpress Thế Giới Mới (theo Science et Avenir)

 

Các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra những sợi dây dài nhất thế giới từ các ống nano carbon tý hon trông như những cọng rơm. Loại dây thừng này có thể dài theo ý muốn, bỏ xa kỷ lục 20 cm trước kia.

Alan H. Windle và cộng sự tại Đại học Cambridge đã phát triển một phương pháp mới trong việc chế tạo ống nano, tương tự như việc quấn chỉ quanh một cuộn len. Sử dụng ethanol làm nguồn carbon, các nhà nghiên cứu đã cho nó phản ứng với hợp chất sắt ferrocene và thiophene (C4H4S), rồi bắn hỗn hợp này vào một lò nung có nhiệt độ hơn 1.000 độ C.

Trong lò, hỗn hợp này hóa thành một mớ các sợi carbon rỗng, được gọi là "hơi đàn hồi". Nhóm nghiên cứu sau đó kéo các sợi ra khỏi lò bằng cách cuốn chúng lên một thanh xoay tròn.

Trong báo cáo công bố trên Science, các nhà phát minh cho biết "quá trình cuốn sợi trực tiếp mở ra một cách thức mới trong việc sản xuất sợi, thanh hay các lớp phủ nano có tính năng ưu việt và có tiềm năng ứng dụng rộng rãi".

Cho đến nay, các sợi này vẫn chưa thể hiện những đặc tính vượt trội so với các loại vải sợi thông thường. Tuy nhiên Windle hy vọng rằng bằng thay đổi những điều kiện tương tác, những đặc điểm như độ dài và tính dẫn điện của sợi có thể được cải thiện.

B.H.                    16/03/2004                ScientificAmerican  -  vnExpress

Thêm một kiệt tác nữa của da Vinci?

Bức The Adoration of the Christ Child.

Bức "Sự thành kính Chúa Hài đồng" ra đời cuối thế kỷ 15 hoặc đầu thế kỷ 16. Trước kia, nó được xem là thuộc về Fra Bartolomeo, nhưng các nhà phục chế cho biết một dấu vân tay cổ mới tìm thấy trên tranh đã hé lộ rằng có thể Leonardo da Vinci đã góp tay vào công trình đó.

Theo các nhà phục chế, dấu vân tay và những chi tiết đụng chạm khác trên kiệt tác thời Trung cổ này có thể là ký hiệu của Leonardo da Vinci để lại khi vẽ tranh, bởi đây vốn là phong cách quen thuộc của ông.

Bức “The Adoration of the Christ Child” (hay Sự thành kính Chúa Hài đồng) nằm trong phòng trưng bày Borghese ở Rome, từ lâu được xem là của Fra Bartolomeo, song các học giả chưa bao giờ tin chắc về nguồn gốc của nó. Qua nhiều thế kỷ, họa phẩm này lần lượt được gắn với Raphael, Ghirlandaio và Lorenzo di Credi.

Mới đây, trưởng nhóm phục chế Elisabetta Zatti cho biết bà đã tìm thấy dấu vân tay, có phong cách tương đồng, khiến các học giả cho rằng nó thuộc về Leonardo.

Ngày 1/3 tới, người ta sẽ đưa bức tranh tới Krakow, Ba Lan để so sánh dấu vân tay trên đó với một trong những kiệt tác của Leonardo "Người đàn bà và con chồn".

                                              

T. An (vnexpress.net ,theo AP)

 

Những thủ thuật trong huấn luyện động vật

 
 

"Ngồi, Milou, tao bảo mày ngồi! Làm ơn ngồi đi!". Chú chó cưng vẫn không chịu ngồi, cho dù bạn đã khan cả giọng. Milou chỉ đứng một chỗ, nhìn bạn với cặp mắt to đầy ngạc nhiên rồi lắc lắc cái đuôi. Vậy mà chỉ mới hôm qua, hình như nó đã hiểu chữ "ngồi" khi cố gắng ngồi rồi đưa hai chân lên phía trước.

Sự không vâng lời của Milou khiến bạn nổi nóng khi không hiểu tại sao lại có những người có thể ra lệnh cho hổ nhảy qua vòng lửa, khiến cá heo phải lộn nhào, còn vẹt thì đạp xe ngon lành chiếc xe đạp bằng gỗ bé xíu. Tại sao họ lại khiến cho con vật phải ngoan ngoãn vâng lời, còn chú Milou của bạn thì không.

Thật ra, họ đều áp dụng chung một kiểu luyện thú đơn giản và hiểu được chúng muốn gì. Còn chúng ta lại quên rằng, một con vật, cho dù là chó, ngựa, mèo, chuột, vẹt, báo hay cá heo... không suy nghĩ như con người. Chẳng hạn, thú vật không bao giờ hành động để làm vừa lòng con người. Chúng chỉ hành động nếu đó là điều mang lại ích lợi cho chúng như để tránh một hình phạt bằng gậy hay được thưởng thức ăn, vuốt ve. Từ đó, có thể nhận biết rằng để huấn luyện vật cần có hai cách khác nhau: bằng hình phạt hay bằng khen thưởng.

Cách thứ nhất đã được con người áp dụng khi bắt đầu thuần hóa thú vật, có thể diễn tả bằng câu này: "Hãy làm động tác này, nếu không... là hình phạt!". Thường thì hình phạt phát ra trực tiếp từ tay người huấn luyện để buộc con vật phải lệ thuộc hoàn toàn vào con người. Không còn cách nào khác, con vật phải ngoan ngoãn nghe theo. Thế nhưng ngày nay, cách này chỉ còn được áp dụng trong các đoàn xiếc nhỏ. Cho dù công việc luyện thú có diễn ra trôi chảy cách mấy, nhưng hãy con chừng, có khi con sư tử cảm nhận được rằng trọng lượng trên 400 kg của nó có thể đè bẹp trọng lượng 80kg của người luyện thú, thì chắc hẳn tai họa sẽ xảy ra. Để tránh những tai nạn đáng tiếc này, nhiều đoàn xiếc đã cho thú dữ sử dụng thuốc an thần và tách hẳn các con thú lớn tuổi khỏi các con nhỏ tuổi.

 

Cách thứ hai - khen thưởng - dễ dàng hơn ngay cả với những con vật khổng lồ như cá voi, voi. Đây là kỹ thuật có thể áp dụng không những cho nhiều loài vật mà cả với trẻ con trong nhà. Đối với thú vật, kỹ thuật này khiến chúng tưởng rằng sở dĩ chúng vâng lệnh con người là vì lợi ích của bản thân chúng. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần phải có cách áp dụng riêng biệt với từng loài, và không thể bỏ qua những yêu cầu cơ bản. Đầu tiên con vật phải cảm thấy thật sự thoải mái, hưng phấn, không sợ hãi. Jacky Vernon, một người luyện ngựa và chim săn mồi tại đoàn xiếc Casacadeurs Associés của Pháp, cho biết: "Không nên tiến đến gần một con ngựa chưa từng được con người cưỡi bao giờ. Con ngựa chỉ quanh quẩn trong một chu vi nhất định được xem là ranh giới an toàn của nó. Chỉ có thể tiếp cận nó trong một góc độ khiến con vật dễ quan sát con người nhất. Góc độ này phải nằm trong hướng gió để con vật có thể quen dần với mùi người. Phải để con ngựa có thời gian quan sát con người và bớt sợ hãi".

Đối với những con vật hung dữ có thói quen bảo vệ địa phận của chúng, tốt nhất là hãy để chúng thường xuyên tiếp xúc với con người, nhất là người trực tiếp huấn luyện, từ khi còn nhỏ. Đây cũng là lý do vì sao các đoàn xiếc chỉ luyện với các con thú bị bắt trong thiên nhiên khi còn nhỏ. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng không còn nguy hiểm với con người. Bà Arlette, giám đốc đoàn xiếc Arlette Gruss ở Pháp, cho biết: "Một con thú dữ vẫn luôn là thú dữ. Chúng không phải là bạn với con người, ngay cả khi gần gũi ngay từ nhỏ".

Một khi con vật đã tỏ vẻ tin tưởng con người, cần tìm hiểu xem chúng thích làm công việc gì. Bà Arlette cho biết tiếp: "Tất cả những con cọp của đoàn xiếc chúng tôi không phải được luyện chỉ để làm một công việc như nhau. Trong tiết mục cọp nhảy qua nhiều con cọp khác đang nằm im dưới sàn thì con cọp có nhiệm vụ nhảy phải thật sự thích nhảy còn những con khác chỉ muốn nằm mọp xuống sàn. Chúng tôi phải cần mẫn quan sát để phát hiện xem một con thú có khiếu làm công việc gì rồi luyện tập để sắp xếp thành một tiết mục, có khi phải kéo dài cả năm trời".

Thế nhưng trước khi bắt tay vào luyện tập, cần phải tìm hiểu xem loại khen thưởng nào mà con vật khoái nhất. Đa số các con vật đều thích thưởng bằng thức ăn mà chúng ưa thích. Tuy nhiên đối với loài như chó chẳng hạn, thức ăn không phải là phần thưởng duy nhất mà chúng còn cần được vuốt ve hay cho một món đồ chơi. Còn đối với cá heo, loài vật rất tò mò, phần thưởng đối với chúng là cả một điều ngạc nhiên. Một con cá trích, một cái vuốt ve, một động tác chà trên lưng bằng bàn chải cũng khiến chúng vô cùng thích thú, và dĩ nhiên là tiếp tục vâng lời người luyện một cách tuyệt đối.

Sau khi đã tìm ra phần thưởng thích hợp với từng loài vật, cần phải lên kế hoạch tập luyện theo nhiều giai đoạn. Tiến triển của từng giai đoạn phải thật chậm. Chẳng hạn, để luyện một con cọp nhảy từ chiếc ghế đẩu này sang chiếc ghế đẩu khác, hay buộc phải đi trên một thanh gỗ nhỏ bắc ngang qua hai chiếc ghế trụ, thì phải làm thế nào? Công đoạn thứ nhất là cho cọp leo lên một chiếc ghế đẩu. Khi cọp làm đúng sẽ được thưởng một miếng thịt sống. Khi cọp đã thuần thục công đoạn này, người luyện thú sẽ để một chiếc đẩu thứ hai bên cạnh chiếc thứ nhất rồi treo một miếng thịt sống trên đầu một cây sào để phía trên chiếc ghế đẩu thứ hai rồi ra lệnh cho cọp nhảy qua. Nếu thành công thì cọp sẽ được thưởng một miếng thịt. Kéo xa hai chiếc ghế đẩu ra chừng nào thì độ nhảy của cọp càng phức tạp chừng đó. Đương nhiên cọp sẽ được thưởng nếu thành công. Nếu bất thần cọp nhảy xuống đất mà không nhảy từ chiếc ghế này qua chiếc ghế kia thì chẳng được thưởng gì cả. Và để được thưởng một miếng thịt, cọp buộc phải leo lên ghế và tiếp tục nhảy qua chiếc ghế kia.

Cần phải hết sức kiên nhẫn và tránh không làm con vật hoảng sợ hay buộc chúng làm việc quá nhiều. Ông Kobann, người luyện báo của đoàn xiếc Arlette Gruss cho biết: "Một buổi huấn luyện thú dữ không nên kéo dài quá 15 phút và không quá hai buổi mỗi ngày. Không tuân thủ quy định này sẽ khiến thú rối loạn tinh thần và không vâng lời nữa. Hậu quả là đôi khi một tiết mục phải tập luyện nhiều năm liền mới hoàn thành".

Áp dụng cách khen thưởng để luyện thú là điều quan trọng. Nhưng mỗi người luyện thú đều có cách vận dụng riêng của mình và còn tùy thuộc vào từng loài thú. Người ta không luyện một con chó theo kiểu luyện sư tử hay cá heo. Nhưng đối với hầu hết các loài, ngoài việc khen thưởng, còn cần chứng tỏ uy quyền của người huấn luyện. Nhà luân lý học người Pháp, Michel Chanton, nhấn mạnh: "Để chứng tỏ uy quyền của mình, người luyện thú không cần áp dụng biện pháp mạnh mà chỉ cần lên giọng ra lệnh dứt khoát là đủ để buộc các con vật phải vâng lời". Điều quan trọng nhất trong huấn luyện thú dữ là không được để chúng khống chế con người. Nhà luyện thú Kobann, cho biết: "Tôi chính là kẻ thống trị cả nhóm báo của đoàn xiếc". Còn bà Arlette cho biết thêm: "Sử dụng roi vọt không phải là để đánh đập một con vật, đó chỉ là công cụ để người luyện thú ra lệnh cho con vật phải thực hiện bài tập mà anh ta đã cất công dạy nó".

Cho dù có áp đặt quyền lực của con người vào các kiểu luyện thú hay không, thì các kết quả đều không giống nhau đối với từng loài. "Chỉ cần ra lệnh ba lần là một con cá kình hiểu rằng phải phóng mình lên khỏi mặt nước để đụng mõm vào cây sào trước khi được thưởng một con cá trích. Ngược lại, đối với cá mập, cần phải ra lệnh đi ra lệnh lại cả nghìn lần để nó có thể hiểu cần phải làm gì để được thưởng", nhà luyện thú John Kershaw cho biết. Ngay cả đối với những loại cùng họ, gần giống với nhau về trí thông minh, cũng cho kết quả khác nhau trong tập luyện: Số hổ có thể huấn luyện để đóng phim chiếm tỷ lệ 50% trong khi đó tỷ lệ này là 20% ở sư tử và 3/100 đối với loài mèo. Trong khi đó, hầu hết loài chó qua luyện tập đều có thể đóng phim.

Có thể giờ đây bạn hiểu rằng vì sao chú chó Milou lại không chịu ngồi khi bạn ra lệnh. Đơn giản là vì bạn không hiểu nó muốn gì và phải dạy nó như thế nào để nó có thể ngồi mỗi khi bạn ra lệnh "Milou! Ngồi lên!".

vnexpress - Khoa học và Đời sống (theo Réponse à tour)

 

 

 

'Tiểu hành tinh' thứ 10 lạnh lẽo và xa xôi nhất

B.H.                           16/03/2004         Reuters         vnExpress

 

Thông báo chính thức chiều qua của Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, thiên thể mới được tìm thấy là thế giới tối tăm và băng giá nhất trong thái dương hệ. Nó nhỏ hơn Diêm Vương tinh chút xíu và ở khoảng cách xa gấp đôi.

"Tiểu hành tinh" mới (được đặt tên là Sedna, theo tên nữ thần Inuit, người đã tạo ra các sinh vật trên biển Bắc cực) nằm cách mặt trời hơn 13 tỷ km và nhiệt độ của nó chưa bao giờ vượt quá âm 240 độ C.

Phác thảo về tiểu hành tinh Sedna, phía xa là mặt trời

 

 

"Mặt trời nhìn từ khoảng cách này nhỏ đến mức bạn có thể nhầm nó với đầu một cái đinh ghim", Mike Brown, một nhà thiên văn tại Viện Công nghệ California, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

 

Sedna đồng thời cũng là một trong những vật thể đỏ nhất trong thái dương hệ, chỉ thua kém Hoả tinh. Phải mất 10.500 năm trái đất nó mới chạy hết một vòng quỹ đạo hình elip xung quanh mặt trời.

Brown và các nhà thiên văn khác đã phát hiện ra Sedna hôm 14/11 năm ngoái, trong một cuộc điều tra vùng ngoài hệ mặt trời. Khi quan sát sâu vào không gian, họ nhận thấy các ngôi sao và các vật thể vũ trụ đứng yên khác, cùng với một vật thể chuyển động rất chậm mà về sau được gọi là Sedna

 

Vị trí của Sedna trong hệ mặt trời: Từ trong ra lần lượt là mặt trời và các hành tinh bên trong, sao Mộc (Jupiter), sao Thổ (Saturn), sao Thiên Vương (Uranus), sao Hải Vương (Neptune), sao Diêm Vương (Pluto) và Sedna. Con số đi kèm với mỗi hành tinh là khoảng cách từ đó đến mặt trời, tính theo đơn vị AU.

 

 

Các ngôi sao và vật thể ngoài hệ mặt trời thường ở quá xa, nên với người quan sát trên trái đất chúng gần như bất động. Vì thế, chúng được các nhà thiên văn sử dụng làm nền để quan sát chuyển động của các vật thể gần hơn trong hệ mặt trời - ND.

"Bất cứ thứ gì chuyển động rất chậm băng ngang qua bầu trời, chúng tôi biết rằng đó phải là một thành phần của hệ mặt trời: một vệ tinh, một hành tinh hay một tiểu hành tinh", Brown cho biết. "Nhưng đây là vật thể chuyển động chậm nhất từng được nhìn thấy trong không gian, và chúng tôi biết nó phải nằm ở rất xa".

Sedna tự quay quanh mình một vòng hết 40 ngày - một chuyển động chậm đến mức các nhà thiên văn dự đoán có một mặt trăng đang kìm hãm tốc độ quay của nó. Để kiểm nghiệm điều này, Brown và cộng sự đã sử dụng Đài thiên văn vũ trụ Hubble để quan sát.

 

Tiểu hành tinh, không phải là hành tinh

 

Brian Marsden, giám đốc trung tâm Tiểu hành tinh thuộc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, nhận xét Sedna là một phần của hệ mặt trời, nhưng không có nghĩa là một hành tinh.

Kích cỡ của Sedna so với trái đất, mặt trăng, sao Thuỷ và sao Diêm Vương.  

"Tôi cho rằng sẽ là sai lầm nếu gọi nó là hành tinh thứ 10. Giống như thể lầm lẫn trong việc gọi sao Diêm Vương là hành tinh thứ 9 vậy", Marsden nói.

Để được xếp vào dạng hành tinh, các vật thể vũ trụ phải đạt đến một kích cỡ nào đó, và Diêm Vương tinh ở giới hạn dưới của kích cỡ này, Marsden nhận xét. Ông cảm thấy sao Diêm Vương không đạt tiêu chuẩn - quỹ đạo của nó không tròn mà cũng chẳng thuộc cùng một mặt phẳng với quỹ đạo của các hành tinh khác trong hệ.

Vì Sedna nhỏ hơn (bằng 3/4) và lệch tâm hơn so với sao Diêm Vương, Marsden nghi ngờ về thứ hạng hành tinh của nó. Brown đồng ý với đánh giá này, và thậm chí cả với quan điểm của Marsden cho rằng Diêm Vương tinh không phải là hành tinh.

 

Thứ hai, 15/3/2004, 15:49 GMT+7

Tìm thấy hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời?

 

Nằm xa hơn bất cứ hành tinh nào khác trong thái dương hệ, thiên thể vừa phát hiện có đường kính lớn xấp xỉ sao Diêm Vương (2.500 km), và được gọi là Sedna, theo tên nữ thần biển Inuit.

Kính thiên văn vũ trụ Spitzer đã phát hiện ra vật thể này.

 

 

Phát hiện rất có thể lại làm dấy lên một cuộc tranh cãi về việc có nên xếp nó là một hành tinh thực sự hay không, bởi nếu đúng, người ta sẽ phải định nghĩa lại về hệ mặt trời

Sedna là vật thể lớn nhất được tìm thấy bay quanh mặt trời kể từ sau phát hiện ra sao Diêm Vương năm 1930. Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn không chắc lắm về kích cỡ của nó. Một nhà thiên văn cho biết nó thậm chí có thể còn "bự" hơn cả Diêm Vương tinh - vốn đã được liệt vào diện hành tinh.

Thiên thể này được tìm thấy trong một cuộc khảo sát do tiến sĩ Michael Brown, thuộc Viện công nghệ California, đứng đầu tiến hành. Những tính toán sơ bộ cho thấy nó nằm cách trái đất khoảng 10 tỷ km, trong vành đai Kuiper (vùng biên hệ mặt trời, phía ngoài sao Hải Vương, có dạng đĩa với vô số thiên thể băng).

Điều quan trọng của Sedna là ở chỗ nó là vật thể đầu tiên được tìm thấy bay trên một quỹ đạo thường gặp, trong khi các thiên thể khá lớn khác như Quaoar và Vanura cũng xuất phát từ vành đai Kuiper, nhưng lại đi lạc sang các quỹ đạo khác nhau.

Một nhóm các nhà thiên văn tin rằng sao Diêm Vương cũng không phải là một hành tinh thực sự, mà chỉ là một vật thể lớn nhất trong vô số các vật thể tí hon ở vùng ngoài của hệ mặt trời mà thôi.

Chi tiết về phát hiện này sẽ được Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA công bố chiều nay

 

Tìm ra gene điều khiển sự phát triển thực vật

Lá cây thường không phát triển vào mùa đông tạo ra những bức tranh thiên nhiên đẹp.

Các nhà khoa học tại Đại học Utah đã tìm ra một loại gene điều khiển rễ cây phát tín hiệu ra lệnh cho lá ngừng phát triển khi điều kiện sống trở nên bất lợi - chẳng hạn như khi thiếu nước hoặc đất bị nén quá chặt.

Loại gene này - được đặt tên BPS1 - có chức năng điều khiển sự phát triển của lá cây. Tác động vào gene này có thể làm thay đổi sự phát triển của lá, ngay cả khi cây có đầy đủ thức ăn và nước.

Khi nhìn vào các cây, bạn thường chỉ quan tâm đến những phần nằm trên mặt đất. Nhưng nghiên cứu này cho thấy chính rễ cây mới là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển sự phát triển của cây ngoài chức năng cung cấp nước và dưỡng chất", Leslie Sieburth, trưởng nhóm nghiên cứu, nói.

Phát hiện thú vị này giúp chúng ta hiểu được cơ chế hoạt động của cây cối khi gặp hoàn cảnh sống bất lợi. Nó cũng giúp các nhà khoa học tìm ra cách thức tác động về mặt di truyền lên thực vật để chúng phát triển bình thường trong điều kiện khô hạn

Việt Linh (theo vnexpress.net, BBC)

 

Tìm thấy tàu thăm dò sao Hoả mất tích

Điểm hạ cánh của Mars Polar Lander.

Con tàu Mars Polar Lander của châu Âu, biến mất năm 1999 khi đang tìm cách hạ cánh xuống bề mặt hành tinh này, nay đã lộ diện trên các bức ảnh bề mặt Hoả tinh.

Mars Polar Lander được lệnh chạm đất gần cực nam của hành tinh đỏ, song nhóm điều khiển chuyến bay đã không bao giờ liên lạc được với nó sau thời điểm hạ cánh. Các nhà điều tra tai nạn xác định rằng động cơ của con tàu đã ngừng hoạt động quá sớm, khiến cho nó đâm xuống bề mặt hành tinh. Trước đây, những nỗ lực xác định vị trí của Mars Polar Lander vẫn chưa thành công.

Song gần đây, những tiến bộ trong kỹ thuật phân tích ảnh đã tạo ra cơ hội mới cho các nhà khoa học, giúp họ xác định không chỉ con tàu thất bại, mà cả các tàu thăm dò Viking - loạt tàu đã thực hiện những cú tiếp đất thành công đầu tiên của NASA trên sao Hoả từ năm 1976 đến 1980.

Thiết bị Global Surveyor cũng gửi về trái đất hình ảnh cặp tàu song sinh của NASA - Spirit và Opportunity - đôi tàu đang trong năm thứ hai nghiên cứu hành tinh này. Các con tàu được xác định qua độ sáng của dù so với bề mặt, hoặc qua đường quét trên đất mà động cơ để lại. Điều ngạc nhiên với Mars Polar Lander là dường như nó rơi xuống bề mặt hành tinh trong trạng thái nguyện vẹn.

Giáo sư Michael Malin, thuộc Hệ thống khoa học vũ trụ Malin ở San Diego cho biết, con tàu có lẽ đã rơi tự do từ độ cao 40 mét. Độ cao này tương đương với một cú rơi 12 mét trên trái đất của chúng ta.

Việc phát hiện ra Mars Polar Lander không chỉ là dấu mốc trong lịch sử. Kỹ thuật được dùng để nhận dạng con tàu sẽ giúp các nhà khoa học điều khiển các tàu thăm dò tập trung vào những mục tiêu thú vị hơn nữa.

T. An (theo Discovery)

Ảnh

 

Tìm thấy 'siêu trái đất' gần hệ mặt trời

 

Trong một khám phá được xem là sửng sốt, các nhà thiên văn châu Âu đã tìm thấy một trong những hành tinh nhỏ nhất ở bên ngoài thái dương hệ - một tinh cầu lớn gấp 14 lần trái đất, và đang bay quanh một ngôi sao rất giống mặt trời.

Đó có thể là một hành tinh bằng đá với bầu khí quyển mỏng - một "bản sao" khổng lồ của trái đất. Tuy vậy, hành tinh này cũng khác nhiều so với ngôi nhà chung của chúng ta, nó khép kín một vòng quỹ đạo chỉ mất chưa đến 10 ngày, so với 365 ngày của trái đất. Bề mặt ban ngày của nó bị khô héo vì ánh sáng đến từ sao mẹ.

Điều kiện bề mặt của hành tinh này vẫn còn là bí ẩn với các nhà khoa học. "Tuy vậy, chúng tôi có thể giả định nó khá nóng (khoảng 600 độ C) do ở vị trí gần ngôi sao", trưởng nhóm nghiên cứu Nuno Santos cho biết.

Mặc dù vậy, phát hiện vẫn là một tiến bộ trong công nghệ: chưa có hành tinh nào nhỏ như vậy từng được tìm thấy quanh một ngôi sao bình thường. Nó cũng tiết lộ một hệ mặt trời tương đồng với hệ mặt trời của chúng ta hơn bất cứ hệ nào trước đó.

Ngôi sao mẹ - Mu Arae - ở cách chúng ta 50 năm ánh sáng, gần hơn nhiều so với khoảng cách hàng trăm nghìn năm ánh sáng của hầu hết các hành tinh ngoài hệ mặt trời. Bằng mắt thường, ta có thể quan sát thấy nó ở trên bầu trời tối sẫm từ Nam bán cầu. Nó cuốn theo bên mình hai hành tinh, một có kích cỡ của sao Mộc và một ở xa hơn thế nhiều. Với sự có mặt của hành tinh thứ ba vừa tìm thấy, mà lại là một hành tinh đá, hệ sao - hành tinh này được xem là độc nhất vô nhị, và tương đồng với hệ mặt trời của chúng ta nhất so với những gì tìm thấy trước nay.

Hầu hết trong số 120 hành tinh tìm thấy ngoài hệ mặt trời tới nay là những thiên thể khí, lớn hơn hoặc bằng sao Mộc, và nằm sát sao mẹ đến mức không còn chỗ cho một hành tinh đá chen vào giữa.

Santos cho biết do nhiệt độ bề mặt nóng như vậy, hành tinh mới không phải là nơi tiềm ẩn sự sống. Phát hiện được thực hiện bằng một kính thiên văn ở Đài quan sát Nam Âu tại La Silla, Chile.

Thuận An (vnexpress.net, theo Space.com)

 

Tàu không bánh lái

Với chiều dài 345 mét và rộng 41 mét, con tàu khách Queen Mary 2 hiện được coi là con tàu vượt đại dương lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản của "tòa nhà nổi di động này" không chỉ thể hiện ở quy mô đồ sộ mà còn nằm ở một đặc điểm kỹ thuật mang tính đột phá - đó là tàu không bánh lái.

Tàu đóng theo công nghệ truyền thống luôn được trang bị hệ thống chân vịt nối với động cơ nằm trong phần vỏ thân tàu thông qua một trục truyền lực. Khác với chúng, Queen Mary 2 sử dụng một hệ thống dẫn động được đảm nhận nhờ 4 động cơ động cơ nằm ngoài vỏ tàu, mỗi chiếc có công suất là 21,5 megawatt. Các động cơ đều được đặt trong những chiếc lồng kín và mỗi động cơ kèm theo một chân vịt riêng. Như vậy, ở những tàu khách thông thường, hệ thống chân vịt nối với động cơ đẩy chỉ làm nhiệm vụ tạo lực đẩy đưa tàu tiến về phía trước, trong khi việc điều khiển hướng phụ thuộc vào một bánh lái duy nhất nằm ở phía đuôi tàu và hoạt động hoàn toàn độc lập với động cơ. Còn ở những con tàu kiểu mới giống như QM2, mỗi động cơ đều đồng thời kiêm cả hai chức năng tạo lực đẩy và dẫn hướng cho tàu di chuyển. Sở dĩ có điểm khác biệt như vậy là vì động cơ kiểu mới không được gắn cố định mà có thể xoay linh hoạt theo góc 360 độ. Các chuyên gia gọi kiểu động cơ đó là pod.

Trên thực tế, do tàu QM2 được trang bị tới 4 động cơ pod nên chỉ cần hai động cơ xoay linh hoạt gắn phía đuôi tàu là đủ đảm nhận chức năng dẫn hướng, hai chiếc còn lại gắn ở phía mũi tàu vẫn được lắp cố định chỉ để tạo lực đẩy. Một trong những ưu điểm nổi bật của kiểu động cơ pod là có thể cải thiện đáng kể đặc điểm cấu tạo thủy động học của phần vỏ tàu. Với những con tàu kiểu truyền thống, các chân vịt luôn nằm ở phía sau. Như vậy, các dòng nước trước khi tiếp xúc với chân vịt luôn phải chịu những va đập đối với phần vỏ tàu nên đã bị xáo trộn dòng chảy khiến cho hiệu quả tạo lực đẩy của chân vịt không đạt được tối ưu. Với kiểu động cơ pod, chân vịt có thể tiếp xúc với dòng nước trước khi bị xáo trộn nên hiệu quả tạo lực đẩy cao hơn, nhất là với trường hợp của QM2 có hai động cơ không đảm nhận nhiệm vụ dẫn hướng được gắn ngay phía trước thân tàu.

Ngay từ đầu những năm 1990, kiểu động cơ này đã bắt đầu được đưa vào sử dụng đối với những con tàu phá băng bởi khả năng xoay chuyển linh hoạt của động cơ pod cùng với đặc điểm gắn liền chân vịt giúp cho tàu có thể phá tan các tảng băng ở cả hai phía mũi và đuôi tàu. Đến nay, các chuyên gia đều thừa nhận rằng động cơ pod không chỉ giúp cải thiện đặc điểm thủy động học của thân tàu mà còn có hoạt động êm hơn và dễ điều khiển hơn, nhất là khi ứng dụng với các loại tàu chở khách có trọng tải lớn. Ngoài ra, loại động cơ này còn giúp nâng cao hiệu quả vận hành trong khi lại tiết kiệm đáng kể nhiên liệu so với động cơ thường. Mặt khác, với động cơ pod, những con tàu biển dù đồ sộ đến đâu cũng vẫn đảm bảo khả năng điều khiển linh hoạt và nhẹ nhàng khi ra vào các bến cảng chứ không cần phải thuê tàu kéo như những con tàu có quy mô tương tự nhưng trang bị động cơ thường.

Điểm yếu duy nhất của loại động cơ này hiện nay so với hệ thống tạo lực đẩy kiểu cũ là giá thành còn khá cao. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được khắc phục trong thời gian tới, khi công nghệ chế tạo được hoàn thiện hơn.

Khoa học và Đời sống (theo Le Courrier Int)

 

GS Trịnh Xuân Thuận: Cử toạ thủ đô rất sâu sắc!

15:48' 29/07/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - GS Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới, đã nhận xét như vậy sau buổi nói chuyện với công chúng thủ đô về đề tài "Big Bang và sau Big Bang - Vị trí của con người trong vũ trụ".

GS Trịnh Xuân Thuận mở ra một thế giới bí ẩn và hấp dẫn...

Nếu không theo dõi tin tức trên báo chí và phương tiện thông tin đại chúng, có lẽ ít người dân nào ở khu Bách Khoa biết được sáng hôm nay sẽ có một vị nhà thiên văn bậc thầy thế giới xuất hiện ngay tại Hội trường C2 sát bên nhà mình. Trong khu Bách Khoa rộng mênh mông (trường ĐH Bách khoa Hà Nội có khuôn viên rộng nhất trong các trường ĐH ở Hà Nội), không có lấy một tấm biểu ngữ hay thông báo nào cho biết rằng GS Trịnh Xuân Thuận sẽ đến nói chuyện ở đây. 15 phút trước khi cuộc nói chuyện bắt đầu, khuôn viên trường vẫn yên ắng, tĩnh lặng như thường ngày, sau một kỳ thi tuyển sinh sôi động. Thế rồi Hội trường C2 đông dần với đủ mọi lứa tuổi – khoảng 400 ghế ngồi dần đã có chủ...

Nhận lời mời của Hội Vật lý Việt Nam và ĐH Bách khoa Hà Nội, đúng 9 giờ, GS Trịnh Xuân Thuận xuất hiện. Ông vẫn ăn vận như ngày thường, với chiếc áo sơ mi màu xanh da trời "đóng thùng" gọn gàng, khác chăng là có thêm một chiếc cà vạt kẻ ô sẫm màu trên cổ. Sau lời dẫn của GS Viện sĩ vật lý Nguyễn Văn Hiệu, GS Trịnh Xuân Thuận bắt đầu bài nói chuyện của mình. Do phần lớn những thuật ngữ khoa học, đặc biệt là vật lý thiên văn, của GS Thuận đều tiếp thu bằng tiếng Pháp và tiếng Anh nên ông phải nhờ dịch giả Phạm Văn Thiều "nhắc vở" để tìm thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt.

Với chất giọng vang, khỏe, GS Trịnh Xuân Thuận say sưa giảng giải về lịch sử của thiên văn học, từ thời Trung cổ khi con người còn tin vào thuyết Nhật tâm, đến những nhân vật làm thay đổi nhận thức của cả nhân loại về bầu trời như Gallilée, Copernic... Ông dẫn dắt khán giả vào thế giới kỳ ảo của vũ trụ, từ những hành tinh có cấu trúc rắn tương đương Trái đất như Sao Hỏa, Sao Mộc, đến những hành tinh nặng hơn Trái đất nhiều lần nhưng lại chỉ toàn bằng khí hydro, heli... Những khái niệm cơ bản nhất của vật lý thiên văn như vành đai sao, cụm thiên hà, thiên hà xoắn ốc, hố đen, sao lùn trắng, v.v... lần lượt được GS Trịnh Xuân Thuận làm sáng tỏ qua cách giảng bình dân hình thành ở ông trong suốt gần 30 năm giảng dạy vật lý thiên văn đại chúng. Ông liên tục minh họa cho bài giảng của mình bằng những hình ảnh sống động, đầy màu sắc phóng to từ tập phim slide mà ông luôn mang theo bên mình trong các chuyến công tác.

Nhưng có lẽ phần khiến cho khán giả thích thú nhất vẫn là khi GS Trịnh Xuân Thuận nói về vị trí của con người trong vũ trụ, bởi có lẽ mỗi người đều tìm thấy mình trong đó. Nếu coi chặng đường lịch sử hình thành vũ trụ, từ khi vạn vật chỉ gói gọn trong một điểm nhỏ xíu có đường kính bằng 1/10.000cm cho đến khi hình thành các thiên hà (kể cả Trái đất) như ngày nay, là quãng thời gian một năm, loài người chỉ mới hiện hữu được chừng... hai giờ. Và trong quãng thời gian ngắn ngủi đó, loài người chỉ mới được hưởng cuộc sống văn minh khoảng 1 giây, và chứng kiến những thành tựu vượt bậc của khoa học-kỹ thuật (kể cả thiên văn học) trong 1/1.000 giây. Rõ ràng là trong cái vô hạn của vũ trụ, con người quá nhỏ bé, đến mức nhà thần học Platon phải thốt lên: "Tôi cảm thấy tuyệt vọng." Nhưng ngược lại với sự bi quan của Platon, GS Trịnh Xuân Thuận kết thúc bài giảng bằng câu: "Chúng ta không có gì phải tuyệt vọng cả, bởi vì vạn vật được sinh ra trong mối tương quan chặt chẽ với nhau. Trong một phần nhỏ thời gian đó, con người đã chứng minh được rằng mình vĩ đại không kém gì Tạo hóa."

Sau hai giờ giảng, GS Trịnh Xuân Thuận mời tất cả mọi người có mặt cùng giao lưu với mình. "Được lời như cởi tấm lòng", rất đông người trong Hội trường thi nhau đặt câu hỏi, mong GS Thuận giải đáp những vướng mắc trong lòng về vật lý thiên văn, một lĩnh vực vừa xa lạ vừa hấp dẫn.

Tại buổi nói chuyện của GS Trịnh Xuân Thuận, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật đã cử đến hai nhân viên bán hàng, mang theo 100 bản dịch tiếng Việt hai cuốn sách của GS Thuận: "Hỗn độn và hài hòa", "Giai điệu bí ẩn". Chỉ trong 10 phút giải lao trước buổi giao lưu, số sách trên đã bán hết veo khiến nhiều người tiếc hùi hụi: Người bán thì tiếc là đã mang theo quá ít sách, còn khách đến nghe nói chuyện thì tiếc là quá chậm chân nên không kịp mua sách để xin chữ ký của GS Trịnh Xuân Thuận!

Với vốn hiểu biết khá sâu sắc về thiên văn, có khán giả thậm chí còn tranh luận trực tiếp với GS Thuận với mức độ hăng hái thường thấy trong những phiên... chất vấn. Có khán giả nữ vì quá xúc động nên khi đặt câu hỏi đã buột miệng: "Thưa đồng chí giáo sư, ngài có tin là có Chúa hay không?". Đặc biệt có một bạn còn rất trẻ, dù cơ thể không phát triển bình thường nhưng cũng cố gắng giành bằng được micro để "quay" GS Trịnh Xuân Thuận bằng những câu hỏi hóc búa về "phản vật chất" hay "vật chất tối"...

Phần lớn câu hỏi đặt ra đều được giải đáp thỏa đáng, trừ câu hỏi về "bản chất của vật chất tối", bởi vì đơn giản là trên thế giới chưa ai trả lời được vấn đề này cả. GS Thuận cười hóm hỉnh: "Nếu tìm ra được câu trả lời cho bản chất của vật chất tối, tôi e rằng tôi đã được giải Nobel vật lý rồi!".

Phỏng vấn nhanh GS Trịnh Xuân Thuận

Giáo sư có cảm thấy hài lòng về cuộc nói chuyện hôm nay hay không?

- GS Trịnh Xuân Thuận: Tôi rất hài lòng! Mọi người đến tham gia rất đông, tuy không bằng lúc tổ chức trong TP.HCM. Tôi thích nhất là phần giao lưu; nhiều câu hỏi rất thú vị, chứng tỏ cử toạ ở thủ đô rất quan tâm và hiểu biết sâu sắc về vật lý thiên văn. Tôi chỉ tiếc là thời gian này lại đang đúng vào dịp hè nên không nói chuyện được với đông đủ sinh viên Bách khoa Hà Nội.

Được biết trước buổi nói chuyện, giáo sư có lo lắng về khâu thiết bị?

- Đúng vậy. Tôi quen sử dụng phim slide để giảng bài nên cần phải có một chiếc máy chiếu slide để phóng to hình ảnh minh họa. Hiện nay, loại máy này ở Hà Nội rất hiếm nên tôi sợ rằng nếu không thuê được sẽ khiến cho buổi nói chuyện bớt hấp dẫn. "Trăm nghe không bằng một thấy" mà (cười). May mà Ban tổ chức đã chu đáo thu xếp mọi việc ổn thỏa cho tôi.

Nhiều tổ chức, cơ quan muốn mời giáo sư đến nói chuyện tại đơn vị của họ. Liệu giáo sư có nhận lời?

- Với một số cơ quan, tôi không thể từ chối được vì nhiều lý do. Nhưng tôi vẫn muốn mọi người đến tham dự những buổi nói chuyện như thế này, vì như thế hiệu quả đạt được từ công sức tôi bỏ ra rất cao. Tôi phải từ chối nhiều lời mời, bởi vì thời gian của tôi ở Hà Nội có hạn, không thể dành hết cho việc nói chuyện được.

VietNamNet xin giới thiệu với các bạn chùm ảnh tại buổi nói chuyện sáng nay:

Già, trẻ bên nhau chăm chú nghe giảng.
Tôi xin hỏi giáo sư...
Thưa "đồng chí" giáo sư...
Bản chất của vật chất tối là gì?
Để tớ tặng hoa cho giáo sư.
Giữa "vòng vây" những câu hỏi, cho dù buổi nói chuyện đã dứt!

 

 

  • Khánh Hà

 

 

Trịnh Xuân Thuận: ''Tôi tin vào thuyết sáng tạo"

Thứ năm, 29/7/2004, 18:14 GMT+7  

 

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận trình bày lịch sử quan niệm về vũ trụ của loài người.

Nói tiếng Việt không thật chuẩn, thường xuyên phải minh họa bằng tiếng Anh, Pháp và cả "body language", nhưng giáo sư Trịnh Xuân Thuận vẫn hấp dẫn hội trường đông kín người tại ĐH Bách khoa Hà Nội suốt 3 giờ đồng hồ sáng nay, với bài nói chuyện về Big bang và con người trong vũ trụ.

Đây là một trong số nhiều buổi gặp gỡ của ông với các chuyên gia và sinh viên Việt Nam yêu thích môn thiên văn nhân chuyến về nước lần thứ 3. Giới thiệu về Trịnh Xuân Thuận, Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch danh dự Hội Vật lý Việt Nam, chỉ nhận xét ngắn gọn: "Ông hiện là giảng viên Đại học Virginia, là một trong những nhà khoa học tự nhiên Việt Nam nổi tiếng nhất ở Mỹ và Tây Âu".

Bằng những hình chiếu đẹp và sinh động, bài giảng của Giáo sư Thuận đã khái quát lại lịch sử hình thành ý tưởng vũ trụ của loài người, từ những quan điểm sơ khai ban đầu như trái đất là trung tâm vũ trụ, rồi mặt trời là trung tâm vũ trụ cho đến khi ra đời lý thuyết vũ trụ gồm vô số các thiên hà như ngày nay. Ông giới thiệu các kính thiên văn lớn đặt tại Mỹ và trên thế giới, cách thức sử dụng và ảnh hưởng của các bức xạ khí quyển đối với việc quan sát thiên văn. Câu chuyện của ông cũng xoay quanh các thành viên trong thái dương hệ, từ sao Thủy ở gần nhất đến Diêm vương tinh xa xôi nhất, và xa hơn nữa là các thiên hà, các sao lùn trắng, các tinh vân, lỗ đen..., và đặc biệt là lý thuyết Big Bang (vụ nổ khai sinh vũ trụ) mà theo ông là lý thuyết quan trọng và uy tín nhất trong thiên văn học cho tới nay.

Nói về lịch sử hình thành vũ trụ và sự sống, GS. Trịnh Xuân Thuận so sánh, nếu tính tuổi của vũ trụ đến nay là tròn một năm (với vụ nổ Big Bang là ngày 1/1), thì hệ mặt trời hình thành vào ngày 9/9, tế bào đầu tiên hình thành ngày 25/9, cái cây đầu tiên xuất hiện 23/12, động vật có vú 26/12 và người cổ đầu tiên vào ngày cuối cùng của năm - 31/12.

GS. Thuận cũng cho biết bởi sự hoàn hảo và hài hòa tuyệt vời của vũ trụ, nên ông tin vào nguyên lý sáng tạo, tức là vũ trụ hiện nay không phải được sinh ra ngẫu nhiên, mà được sáng tạo có chủ ý. Tuy nhiên, "đấng sáng tạo" đó không phải là con người cụ thể, như Chúa hay Phật tổ...

Cuộc thảo luận sôi nổi sau bài giảng của GS. Thuận đã tạo cơ hội cho các học giả và sinh viên Việt Nam bộc lộ niềm say mê thiên văn. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến những vấn đề hóc búa của vũ trụ học hiện nay như năng lượng tối, vũ trụ trong những giây đầu tiên, các lỗ đen và cả những sửa đổi gần đây trong lý thuyết lỗ đen của Hawking. Ba tiếng đồng hồ không ngắn nhưng vẫn là chưa đủ đối với nhiều người. Tạm biệt GS. Thuận, họ hy vọng lại có ngày được tiếp xúc với ông và tiếp cận với các thông tin mới nhất về lĩnh vực khoa học hấp dẫn này.  

Bên lề buổi nói chuyện, GS. Thuận đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí:

- Ông đánh giá thế nào về vị trí của ngành thiên văn hiện nay?

- Thiên văn học đang được quan tâm hơn. Các nước, nhất là Mỹ và châu Âu, đầu tư ngày càng nhiều cho lĩnh vực này, với các kính thiên văn càng ngày càng lớn, và nhiều thiết bị, dụng cụ mới. Tôi cho rằng trong 5 - 10 năm tới, thiên văn học sẽ trả lời được nhiều vấn đề, như bằng cách nào các thiên hà nảy nở, cái gì tạo nên vật chất tối của vũ trụ...

- Là một Việt kiều, với ưu thế kiến thức của mình, ông có dự định gì giúp đỡ ngành thiên văn Việt Nam?

- Trong chuyến thăm này, tôi đã trao đổi với các viện nghiên cứu và các nhà lãnh đạo về vấn đề đưa các sinh viên Việt Nam sang Mỹ học và đưa giáo sư Mỹ thật giỏi tới Việt Nam giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo của Việt Nam. Cụ thể, tôi đã đến thăm và ký kết với lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội về việc trao đổi sinh viên giữa trường với Đại học Virginia. Tuy nhiên, những công việc như thế này đòi hỏi khá nhiều thì giờ, mà tôi thì rất bận, vừa giảng dạy, vừa viết sách lại vừa khảo cứu, do đó nếu có ai giúp được trong vấn đề này thì tốt quá.

- Có ý kiến cho rằng thiên văn học là ngành khoa học lý thuyết thuần tuý, chưa có khả năng ứng dụng rộng rãi, nếu Việt Nam đầu tư cho lĩnh vực này trong điều kiện còn nghèo như hiện nay sẽ là lãng phí. Ông nhận định thế nào?

- Tôi công nhận Việt Nam phải làm cái gì thiết thực hơn, nhưng chúng ta cũng nên "gieo giống" cho ngành khoa học thiên văn, vì đó là môn khoa học cơ bản, không thể quên hết những gì cơ bản được.

- Hội nghị vật lý châu Á - Thái Bình dương lần 9 tới sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 10, ông có dự định gì cho sự kiện này?

- Tôi sẽ trình bày 1 báo cáo về những khảo cứu mà tôi dùng kính thiên văn Hubble. Cụ thể, tôi vừa tìm ra một thiên hà rất trẻ, chỉ khoảng 500 triệu năm, so với tuổi 14 tỷ năm của vũ trụ là rất nhỏ.

Bích Hạnh- vnexpress.net

 

Thứ Bảy, 24/07/2004, 10:48 (GMT+7)
 

Gặp lại Trịnh Xuân Thuận

 

TT - GS Trịnh Xuân Thuận đã công bố 120 công trình trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và các kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế. Đặc biệt, 10 cuốn sách dày dặn của anh rất được hoan nghênh ở châu Âu và Bắc Mỹ; một số cuốn được dịch ra 16 thứ tiếng.  

 

Chính Tổng thống Pháp F. Mitterrand đã mời anh cùng giáo sư Trần Văn Khê “tháp tùng” như một “nhịp cầu hữu nghị” trong chuyến sang thăm VN năm 1994, mặc dù biết anh Thuận không mang quốc tịch Pháp.

Tôi xem danh sách ban cố vấn quốc tế của cuộc Gặp gỡ Việt Nam lần 5 sắp khai mạc vào đầu tháng 8-2004 tại Hà Nội thấy có tên anh. "Phải chăng lần này anh về nước với mục đích chính là dự cuộc gặp gỡ này?" - tôi hỏi giáo sư Trịnh Xuân Thuận ngay khi tình cờ gặp lại anh sau bốn năm xa cách, ở phố cổ Hà Nội, tại một cửa hàng... chả cá!

- Đó cũng là một trong những công việc chính mà tôi phải làm trong gần một tháng ở Hà Nội - anh Thuận nói - Ngoài ra còn nhiều việc khác nữa: trao đổi ý kiến với một số vị lãnh đạo các ngành khoa học và giáo dục trong nước nhằm nhanh chóng mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa các viện nghiên cứu và trường đại học lớn ở Mỹ và VN.

Tôi cũng sẽ nói chuyện với các bạn trẻ yêu khoa học ở Hà Nội (lúc 9g sáng 29-7-2004 tại hội trường C2 Trường đại học Bách khoa) về Đi tìm nguồn cội - Big Bang và sau đó, như đã nói chuyện với các bạn trẻ ở TP.HCM.

Theo tôi nhớ, hình như anh đã từng nghe tôi nói chuyện, cũng về đề tài này, tại thành phố Blois, hồi chúng ta cùng dự Gặp gỡ Blois, do anh Trần Thanh Vân tổ chức vào mùa hè năm 1998 ở miền trung nước Pháp?

Lần này tôi về nước theo lời mời của giáo sư Nguyễn Văn Hiệu ở Viện Khoa học tự nhiên và công nghệ VN, nên có nhiều thời gian hơn. Do vậy mới có thể nhẩn nha dạo chơi phố xá, ăn chả cá, bún thang! Ồ, cái món chả cá Lã Vọng có mùi thì là và mùi cà cuống thơm quá đi mất! - Anh Thuận cười sảng khoái.

Sáng nay tôi vừa về quê thắp mấy nén hương trên bàn thờ gia tiên, gặp gỡ bà con, họ hàng, đông vui lắm! Quê tôi ở Mai Lâm, bên kia sông Đuống, đất ngoại thành Hà Nội ấy mà!

Tôi ngạc nhiên bởi vì sau bao nhiêu biến cố, lưu lạc khắp bốn phương trời, thế mà giờ đây anh Thuận vẫn nói sõi tiếng Việt, với giọng của người Hà Nội gốc!

Sinh ngày 20-8-1948, sau Hiệp định Genève năm 1954, trước cảnh chia đôi đất nước, mới 6 tuổi, Trịnh Xuân Thuận đã phải theo gia đình rời Hà Nội vào Đà Lạt rồi về Sài Gòn, theo học “trường Tây” Jean-Jacques Rousseau (trước Cách mạng Tháng Tám là Trường Chasseloup-Laubat).

Từ nhỏ cho đến khi thi tú tài, anh phải “bò” ra học tất cả các môn đều bằng tiếng Pháp! Nào ngờ chính nhờ vốn tiếng Pháp học từ dạo ấy, sau này anh mới có thể viết những cuốn sách dày nổi tiếng thế giới, giàu chất khoa học chính xác cũng như chất thơ bay bổng.

"Mặc dù tốt nghiệp cử nhân tại Viện Công nghệ California, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton, rồi giảng dạy nhiều năm tại Đại học Virginia, nghĩa là từ sáng sớm cho đến đêm khuya chỉ toàn nói, viết bằng tiếng Anh, tôi vẫn không thể nào thông thạo tiếng Anh bằng tiếng Pháp, thứ tiếng mà tôi đã học “nhập tâm” từ bé! - anh Thuận tâm sự - Vốn tiếng Anh của tôi chỉ đủ để viết những công trình chuyên môn, chính xác, với vốn thuật ngữ có hạn, với văn phong khoa học chứ không đủ để cho ngòi bút của mình có thể tung hoành, bay nhảy khi cần diễn tả những sắc thái cảm xúc tinh tế, nên thơ, hay thể hiện những ý tưởng sâu xa có chất văn chương, triết luận".

Cuốn Số phận vũ trụ: Big Bang và sau đó của Trịnh Xuân Thuận viết bằng tiếng Pháp, được Nhà xuất bản Gallimard in ở Paris năm 1992. Ngay năm sau, 1993, cuốn sách đã được phát hành và bán chạy tại New York, qua bản dịch tiếng Anh của Harry N. Abrams.

Cũng trong năm 1993, Oxford University Press in một bản dịch tiếng Anh khác, của Storm Dunlop, phát hành tại Anh và Mỹ. Như vậy cuốn sách này của anh có đến hai bản dịch tiếng Anh.

Gần như cùng một lúc, vào năm 1993, cuốn sách cũng được bày bán rộng rãi tại Munich qua bản dịch tiếng Đức của Ravensburger. Sau đó, cuốn sách của nhà vật lý thiên văn mang cái tên VN có phần lạ lẫm, khó phát âm, được dồn dập dịch và in ở nhiều nước khác: Trung Quốc (1993), Thụy Điển (1994), Ý (1994), Nhật Bản (1995), Hàn Quốc (1995)...

Tuy có chậm hơn song VN ta cũng đã vào cuộc. Cuốn Giai điệu bí ẩn, dịch từ nguyên văn tiếng Pháp La mélodie secrète, được Nhà xuất bản Khoa Học & Kỹ Thuật ấn hành tại Hà Nội đúng vào đầu tháng 8-2000, coi như một ấn phẩm chào mừng khai mạc Gặp gỡ Việt Nam lần 4, với lời nói đầu do chính tác giả viết dành riêng cho bản dịch tiếng Việt:

“Bất chấp những thăng trầm của lịch sử, VN vẫn là đất nước luôn luôn đề cao những giá trị giáo dục và tri thức. Cuốn sách này mong muốn là một đóng góp nhỏ bé vào công cuộc truyền bá những tri thức đó.

Tôi xin cảm ơn giáo sư Trần Thanh Vân về tất cả những gì ông đã làm để bản dịch tiếng Việt cuốn Giai điệu bí ẩn sớm ra đời. Tôi cũng cảm ơn dịch giả Phạm Văn Thiều, người đã dịch rất hay ra tiếng Việt cuốn sách này".

Trịnh Xuân Thuận bày tỏ niềm ao ước chân thành: “Tôi sẽ rất sung sướng nếu tác phẩm này - tác phẩm đã được thế giới phương Tây đón nhận một cách nồng nhiệt - có thể nuôi dưỡng suy tư và làm thay đổi ít nhiều nhãn quan về thế giới của một số người. Tôi ấp ủ hi vọng nó có thể làm nảy sinh những chí hướng khoa học ở một số bạn trẻ có trí tuệ, và cũng hi vọng những hạt giống được gieo trong các trang sách này đến một ngày nào đó sẽ đâm chồi nảy lộc, phát triển thành cây trái sum sê”.

Cuốn sách lập tức được số “bạn trẻ có trí tuệ” ở nước ta tìm đọc, do đó đã phải in lại ngay trong năm sau, 2001.

Đầu năm 2003, Nhà xuất bản Khoa Học & Kỹ Thuật in tiếp cuốn Hỗn độn và hài hòa của Trịnh Xuân Thuận, do Phạm Văn Thiều và Nguyễn Thanh Dương dịch từ nguyên văn  tiếng Pháp Le chaos et l'harmonie in ở Paris.

Lần này về Hà Nội, Trịnh Xuân Thuận tìm gặp lại nhà vật lý giỏi văn chương Phạm Văn Thiều để xem lướt qua bản dịch một cuốn sách khác của anh viết chung với Matthieu Ricard, cuốn L'infini dans la paume de la main (Cái vô tận ở trong lòng bàn tay) được Nhà xuất bản Fayard in ở Paris năm 2000.

Đây cũng là một cuốn sách best-seller ở Pháp, ngay trong đợt phát hành đầu tiên đã bán được hơn 100.000 bản, một con số đáng cho các cây bút VN mơ ước!

Cuốn sách đề cập đến hệ tư tưởng Phật giáo và những vấn đề mới nhất của khoa học hiện đại, soi rọi những bí ẩn vật lý trong thế giới vĩ mô và vi mô cũng như trong xã hội loài người.

Để dịch cuốn sách này, nghe nói nhà vật lý Phạm Văn Thiều đã phải tìm đến sự  giúp đỡ của các vị hòa thượng, đại đức!

Chỉ còn hơn mười ngày nữa, Gặp gỡ Việt Nam lần 5 sẽ khai mạc tại Hà Nội. Đây là một hội nghị quốc tế lớn về vật lý hạt cơ bản và vật lý thiên văn, được đích thân Tổng thống Pháp J. Chirac nhận làm người bảo trợ tối cao, do giáo sư Nguyễn Văn Hiệu và giáo sư Trần Thanh Vân làm đồng chủ tịch.

Hội nghị diễn ra trong một tuần, từ ngày 5 đến 11-8-2004 tại khách sạn Horison, đường Cát Linh, Hà Nội. Hơn 250 nhà khoa học của hơn 30 nước và vùng lãnh thổ đã ghi tên dự hội nghị.

Sau phiên họp toàn thể hôm khai mạc, hội nghị sẽ chia thành hai phân ban: phân ban vật lý hạt cơ bản và phân ban vật lý thiên văn.

Ở phân ban vật lý thiên văn mà giáo sư Trịnh Xuân Thuận là một thành viên của ban cố vấn quốc tế, sẽ nghe báo cáo và thảo luận về: bùng nổ tia gamma, tia vũ trụ năng lượng siêu cao, vật chất tối, vật lý thiên văn hạt nhân, vũ trụ học, siêu sao mới, thiên văn học sóng hấp dẫn...

- Chắc anh sẽ trình bày một nghiên cứu mới? - tôi hỏi.
- Đúng thế, tôi sẽ báo cáo về những kết quả tôi mới đạt được trong việc nghiên cứu về sự hình thành các thiên hà qua việc khảo sát bằng kính viễn vọng Hubble.

Như chúng ta đã biết, kính viễn vọng vũ trụ mang tên nhà thiên văn học kiệt xuất người Mỹ Edwin Powell Hubble chỉ một số nhà thiên văn học rất nổi tiếng ở Mỹ và trên thế giới mới được phép sử dụng. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận nằm trong số đó. Năm 1992, anh đã được tặng Giải thưởng Henri Chretien của Hội Thiên văn học Mỹ.

HÀM CHÂU (báo Tuổi Trẻ)

 

GS Trịnh Xuân Thuận: Hãy đưa thật nhiều người đi du học

03:57' 18/07/2004 (GMT+7)
(VietNamNet) - GS Trịnh Xuân Thuận, nhà thiên văn học nổi tiếng thế giới, lại về thăm quê hương. Chiều qua, ông đã bay từ TP.HCM ra Hà Nội và sẽ ở lại Thủ đô làm việc đến giữa tháng 8/2004.

10g sáng ngày 17/7, tôi nhận được tin báo của Toà soạn ở TP.HCM: Đúng 14g chiều, nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Trịnh Xuân Thuận sẽ đáp máy bay ra Hà Nội. Và GS Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã đồng ý mời riêng VietNamNet cùng đi với ông ra sân bay Nội Bài đón nhà khoa học tài giỏi này!

Đối với một phóng viên "chuyên trị" lĩnh vực khoa học như tôi, đây là một nguồn tin "vàng ròng". Vì thế, quên béng mất chiếc dạ dày trống rỗng đang kêu réo đòi quyền lợi, tôi vội vàng chuẩn bị mọi thứ - từ thông tin bổ sung thêm về GS Thuận, cho tới các đồ nghề nhà báo... để chờ lúc lên chuyến xe của GS Nguyễn Văn Hiệu ra sân bay...

Trở lại Hà Nội

Máy bay hạ cánh lúc 14g nhưng phải đến 30 phút sau, chúng tôi mới thấp thoáng thấy bóng dáng to lớn của GS Thuận phía sau lớp cửa kính phòng hành lý. Đây rồi, nhà thiên văn bậc thầy song cũng là nhà thiên văn đại chúng, một người Việt sùng đạo Phật và cũng là nhà văn nổi tiếng: GS Trịnh Xuân Thuận. Nhanh nhẹn hơn nhiều so với cái tuổi 54 của mình, ông sải rộng bước chân rồi mừng rỡ ôm chầm lấy GS Nguyễn Văn Hiệu. So với bốn năm trước khi về giảng tại ĐHQG Hà Nội, tóc ông đã bạc hơn nhưng nhiệt huyết trong ông dường như vẫn không hề giảm bớt.

Từ trái sang: GS Nguyễn Văn Hiệu vui mừng đón GS Trịnh Xuân Thuận. (Ảnh: Khánh Hà)

Mùa hè 2004 này, ông về Việt Nam theo lời mời của GS Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu và đã chuẩn bị sẽ ở một tháng để gặp hiệu trưởng các trường đại học ở TP.HCM và Hà Nội. Chủ đề chính ông muốn nêu lên là việc trao đổi giữa các đại học Việt Nam và Mỹ trong các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học, giáo dục. Vì vậy, không ngạc nhiên khi sau vài câu hỏi thăm sức khỏe của GS Nguyễn Văn Hiệu, trong suốt chuyến xe từ Nội Bài về Hà Nội, GS Thuận đi thẳng vào những công việc dự định sẽ làm ở Hà Nội. Trong đó, ông cũng muốn có một buổi nói chuyện về vũ trụ với người dân Hà Nội, đặc biệt là với những người... không làm công tác khoa học. GS Thuận kể: Khi tổ chức buổi nói chuyện mới đây về lý thuyết "Vụ nổ lớn" Big Bang tại trường ĐH Dân lập Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM, khoảng 500 người đã đến dự. Đây là con số nằm ngoài dự kiến của ông, bởi GS Thuận không nghĩ rằng lại có nhiều "người dân Sài thành" quan tâm đến vật lý thiên văn đến thế.

Vật lý thiên văn là bộ môn khá xa lạ đối với hầu hết người Việt Nam, bởi đã từ lâu nó không xuất hiện trong chương trình giáo dục của một đất nước chưa thoát ra khỏi nỗi lo cơm áo gạo tiền. Thậm chí một em bé mười tuổi ở TP.HCM còn gọi điện đến cho Ban tổ chức cuộc nói chuyện, rụt rè hỏi xem ở tuổi em mà muốn đến nghe buổi nói chuyện thì có được không. Điều này khiến GS Thuận thêm tin tưởng và quyết tâm tổ chức thêm một buổi nói chuyện tại Hà Nội - đất học của cả nước, với đề tài "Big Bang và sau Big Bang: Vị trí của con người trong vũ trụ".

"Định mệnh đưa tôi đến với vật lý thiên văn"

GS Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948 tại Hà Nội nhưng lại theo học trung học lần lượt tại trường Yersin (Đà Lạt), rồi trường Jean Jacques Rousseau ở Sài Gòn (nay là trường PTTH Lê Quý Đôn - TP.HCM). Ông thông minh và ham học nên học giỏi đều cả văn học và các môn tự nhiên (các tác phẩm khoa học của ông sau này cũng mang đậm hơi thở thơ văn, vì thế không hề khô khan chút nào).

Như bao đứa trẻ tò mò khác cùng lứa tuổi, ông vẫn thường nhìn lên bầu trời, ngắm những vì tinh tú, những ngôi sao đổi ngôi, những biến chuyển không ngừng trên nền trời đêm bao la,... và tự đặt ra cho mình vô vàn câu hỏi. Không phải câu hỏi nào cũng tìm được lời đáp thỏa đáng nên ông mang "kho" thắc mắc đấy theo mình trong những năm tháng tuổi thơ, đến tận ngày ra nước ngoài du học.

GS Trịnh Xuân Thuận: "Einstein là thần tượng khoa học của tôi". (Ảnh: Khánh Hà)

Say mê khoa học, ông tôn Albert Einstein làm thần tượng. Yêu thích vật lý, ông có nguyện vọng được sang Pháp để tiếp tục nghiên cứu vật lý và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, do bối cảnh thời điểm 1965-1966 có "trục trặc" trong quan hệ giữa Pháp với chính quyền Sài Gòn, ông đành sang Thuỵ Sỹ - nơi có hệ thống trường dạy bằng tiếng Pháp. Năm 1967, dù chưa thạo tiếng Mỹ, ông giành được học bổng lên thẳng năm thứ hai của ba trường đại học danh tiếng bậc nhất nước Mỹ: MIT ở Boston, Caltech ở Pasadena California và Princeton. Tuy vậy, ông quyết định theo học tại Học viện Công nghệ Caltech (California) vì nơi đây... ấm áp, dễ chịu và cũng là nơi có những giáo sư giỏi nhất thế giới, trong đó có nhiều vị đã đoạt giải Nobel. Đây chính là bước ngoặt lớn nhất đời ông.

Nuôi mơ ước được nối gót con đường nghiên cứu vật lý của Einstein nhưng chàng thanh niên 19 tuổi Trịnh Xuân Thuận lại gặp phải... Palomar, kính thiên văn lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Với 5m đường kính, Palomar thực sự quyến rũ đối với chàng trai vẫn mang trong mình nhiều câu hỏi tò mò chưa được giải đáp của tuổi thơ. Hơn nữa, năm 1967 cũng là thời điểm "thăng hoa" của ngành vật lý thiên văn với vô số những kiến thức mới mẻ như thuyết giãn nở vũ trụ, phát hiện ra nhiều thiên hà ngoài Thái Dương hệ, chuẩn tinh, vụ nổ tia X, tia gamma, v.v... Và Trịnh Xuân Thuận quyết định ngay tắp lự: Thôi không nghiên cứu vật lý lý thuyết nữa để chuyển hẳn sang vật lý thiên văn. Ông cười hiền hậu: "Kể từ đó đến nay, tôi vẫn không ân hận về quyết định của mình".

"Sống ở đời, phải có đam mê"

Chuyến về thăm quê hương lần này, GS Trịnh Xuân Thuận mong muốn đóng góp được một điều gì đấy cho nền giáo dục Việt Nam. Ông rất tâm đắc với những bài học tự vươn lên bằng khoa học, công nghệ của các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc. Không kể Trung Quốc, hai quốc gia còn lại đều "khô cằn sỏi đá", hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên nào đáng kể, và đều bị chiến tranh tàn phá đến kiệt quệ. Nhưng khi vừa tan lửa khói chiến tranh, họ bắt tay vào xây dựng lại đội ngũ khoa học - kỹ thuật bằng cách gửi sinh viên ra nước ngoài học tập. GS Thuận phân tích: "Khi trở về, lực lượng này đã đưa Nhật Bản trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới sau Mỹ, hay biến "sỏi đá" Hàn Quốc thành ti-vi màn hình phẳng, điện thoại di động kỹ thuật cao, hoặc như người Trung Quốc đưa Dương Lợi Vĩ lên không gian. Ban đầu, họ chỉ học hỏi những điều chưa biết để làm theo, nhưng dần dần họ đã phát huy được tinh thần sáng tạo để biến kiến thức thành nội lực của đất nước mình...".

Chuyến về thăm quê hương lần thứ tư này, GS Trịnh Xuân Thuận không đặt hẳn vấn đề giảng dạy như ông đã từng làm cách đây bốn năm. Bởi ông hiểu, dù có cố gắng đến đâu thì với quỹ thời gian quá eo hẹp, ông cũng không thể thay đổi được kiến thức chuyên sâu của sinh viên Việt Nam về vật lý thiên văn - môn học đòi hỏi phải có quá nhiều tiền để đầu tư cho các trang thiết bị nghiên cứu, trong khi phần lớn sinh viên ra trường lại chịu cảnh thất nghiệp hay làm việc không đúng ngành nghề đào tạo.

"Đối tượng nghe nói chuyện của tôi không chỉ là những người làm khoa học mà chủ yếu là đại chúng. Tôi muốn truyền cho họ niềm đam mê đối với khoa học - kỹ thuật và nuôi dưỡng ước mơ ra nước ngoài học tập." - GS Thuận nói - "Sống ở đời, phải có đam mê. Hãy đưa thật nhiều người đi du học, và chỉ cần 1% trong số đó học thành tài trở về xây dựng đất nước thì chúng ta cũng đã có cơ hội phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống rồi!".

Trịnh Xuân Thuận, nhà thiên văn đại chúng

GS TS người Mỹ gốc Việt Trịnh Xuân Thuận là một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới. Ông đã viết khoảng 200 bài tiểu luận về sự hình thành các yếu tố trong Big Bang và Thiên hà, cùng sự tiến triển của chúng.

Ông nghiên cứu vũ trụ không chỉ dưới góc độ khoa học mà còn ở góc độ triết học: "Tôi hay nói những triết lỳ trong khoa học của tôi... Cuối cùng, cái mà tôi chú ý không phải chỉ nói rằng Trái đất quay quanh Mặt trời hay Mặt trời quay quanh Trái đất, mà là việc con người xác định vị trí mình ở trong vũ trụ đó như thế nào. Chung quy lại, chính nhân loại là vấn đề mà tôi lưu tâm".

"Đối với nhà thiên văn bậc thầy Trịnh Xuân Thuận, có một điều rất rõ ràng là: Vũ trụ này sẽ không có nghĩa lý gì, nếu không có con người để đánh giá vẻ đẹp và sự hài hòa của nó." - TS Patterson nói.   

GS Trịnh Xuân Thuận còn là một nhà văn nổi tiếng - tác phẩm của ông viết về thiên văn nhưng được thể hiện bằng một giọng văn rất mượt mà, trữ tình.

Là giáo sư của trường ĐH Virginia từ năm 1976 đến nay, ông chuyên dạy thiên văn học cho tất cả mọi đối tượng không phải là nhà khoa học. Vì vậy, tác phẩm của ông viết rất dễ hiểu, với mục đích đưa khoa học đến cho đại chúng: "Khoa học của tôi là nhắm tới những người bình thường, chứ không phải chỉ là những nhà thiên văn thông thái".

Tác phẩm "Lượng tử và Hoa sen", bản dịch tiếng Việt sắp ra mắt ở Việt Nam.

Các tác phẩm của ông bao gồm: Giai điệu bí ẩn (1988); Khám phá: Khai sinh vũ trụ; Big Bang và sau đó (1992); Hỗn độn và hài hòa (1998), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2000); Nguồn gốc và nỗi buồn (2003); Lượng tử và hoa sen (2004)...

Trong số đó, cuốn Hỗn độn và hài hòa là tác phẩm bán chạy nhất ở nước Pháp năm 2000.

Ba cuốn đã được dịch sang tiếng Việt là Giai điệu bí ẩn, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, và Hỗn độn và hài hòa.

Sắp tới, ông dự định sẽ cho dịch tiếp sang tiếng Việt cuốn Lượng tử và hoa sen.

  • Khánh Hà

 

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận và điều bí ẩn của vũ trụ

Thanh niên online
 
Sáng ngày 15/7/2004 tại hội trường lầu 6 của Đại học dân lập Ngoại ngữ và tin học TPHCM đã diễn ra buổi nói chuyện giữa giáo sư Trịnh Xuân Thuận với sinh viên và những người quan tâm đến thiên văn học về chủ đề "Big Bang và sau Big Bang - Vị trí của con người trong vũ trụ".


 

Giáo sư đã chuyển tải một kiến thức khá rộng về thiên văn học: hiệu ứng nhà kính, hệ mặt trời, ngân hà, lỗ đen của vũ trụ và dự báo sự ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của trái đất. Được biết, giáo sư Trịnh Xuân Thuận là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng của thế giới, đang là giảng viên của trường đại học Virginia (Mỹ), đã viết 7 quyển sách khoa học bằng tiếng Pháp, được dịch ra 15 thứ tiếng, trong đó có 3 quyển được dịch sang tiếng Việt là "Nói chuyện với Trịnh Xuân Thuận", "Giai điệu bí ẩn và con người đã tạo ra vũ trụ", "Hỗn độn và hài hòa". Tại buổi nói chuyện, giáo sư đã "tái hiện lại lịch sử hình thành và phát triển của vũ trụ trong 14 tỉ năm về trước và giúp cho mọi người thấy được hình ảnh xa xưa của trái đất cách đây 300.000 năm" sau khi Big Bang nổ ra (như lời của một bạn sinh viên). Con người càng trở nên nhỏ bé trong vũ trụ khi "trong vũ trụ có 1 tỉ ngân hà, mỗi ngân hạ lại có 1 tỉ mặt trời và con người không phải là trung tâm của vũ trụ"-giáo sư cho biết. Tuy nhiên, giáo sư cũng khẳng định mình không có gì phải thất vọng, vũ trụ rất là đẹp, vũ trụ đã hoàn tất cho sự sống của con người". Đặc biệt, giữa giáo sư và những người tham gia - trong đó có rất nhiều nhà khoa học đã xuất hiện một cuộc thảo luận khá lý thú. Có những câu hỏi tưởng chừng như không thể trả lời được: "trước khi quả mìn nổ là quả mìn, vậy trước Big Bang là gì?". Hay một Việt kiều mới về Việt Nam sinh sống đã thẳng thắn "thuyết Big Bang được suy ra từ thuyết tương đối rộng, vậy nếu thuyết tương đối rộng sụp đổ thì thuyết Big Bang cũng sụp đổ". Điều đó cho thấy thiên văn học là một ngành mới nhưng đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người Việt Nam. Giáo sư còn nhìn nhận "Anh hiểu biết khá nhiều về thiên văn học đấy" khi một giảng viên chuyên ngành kinh tế chỉ ra những mâu thuẫn trong thuyết Big Bang. Càng lúc, những vấn đề về thiên văn học càng trở nên bất tận buộc giám đốc nhà xuất bản khoa học kỹ thuật - Trịnh Quang Trung đề nghị "Nên mở các cuộc trao đổi khác cho bạn trẻ như buổi nói chuyện này - một buổi nói chuyện rất hay"

Minh Thien

 

Giáo sư-Tiến sĩ Trịnh Xuân Thuận và vũ trụ

11:56' 30/06/2004 (GMT+7)   Người viễn xứ
 

Những thế giới đầy rẫy các hố hình miệng núi lửa. Ảnh do tàu Voyaer 1 chụp năm 1980 cho thấy 6 trong 18 mặt trăng đã biết của Thổ tinh. Do không có khí quyển bảo vệ nên bề mặt của vệ tinh này đầy những hố hình miệng núi lửa, bằng chứng câm lặng về sự tàn khốc của những va chạm trong quá khứ.

Giáo sư-Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Trịnh Xuân Thuận là một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới. Cả cuộc đời ông dành cho thiên văn học. Ông không chỉ nghiên cứu vũ trụ với tư cách một nhà thiên văn mà còn nghiên cứu nó ở góc độ triết học. Trịnh Xuân Thuận còn là một "nhà văn" nổi tiếng viết về vũ trụ. Những tác phẩm của ông chủ yếu nghiên cứu về thiên văn nhưng đẫm chất văn chương và triết học như: Giai điệu bí ẩn (1988); Số phận của vũ trụ, Big Bang và sau đó (1992); Hỗn độn và hài hòa (1998), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2000); Nguồn gốc và nỗi buồn (2003)... Ông hiện là giáo sư ĐH Virginia (Mỹ)

GS-TS Trịnh Xuân Thuận đối với giới khoa học VN hoàn toàn không xa lạ, bởi vì ông là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới. Còn với bạn đọc VN, đặc biệt trong giới nhà văn, nhà thơ, ông để lại nhiều ấn tượng qua tác phẩm nổi tiếng: Giai điệu bí ẩn. Đây là một tác phẩm phổ quát về thiên văn nhưng được viết bởi một cái nhìn giàu mỹ cảm của một nhà thơ. Nhà thơ Lê Đạt sau khi đọc tác phẩm này đã viết: "Tôi đinh ninh rằng tác giả của nó là một nhà thơ thứ thiệt". Đó cũng là lý do vì sao tác phẩm về thiên văn vũ trụ của ông được nhiều người đón nhận.

Trịnh Xuân Thuận là một nhà vật lý thiên văn đặc biệt. Cái nhìn của ông về vũ trụ đầy cảm hứng và sáng tạo. Tất cả đều có nguồn gốc của nó, bởi Trịnh Xuân Thuận được hấp thu một nền văn hóa phương Tây lẫn phương Đông một cách căn bản.

  • Thời thơ ấu
  

Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt

Trịnh Xuân Thuận là con của một quan chức làm việc trong chính quyền người Pháp ở VN, sau đó là chính quyền miền Nam. Sau ngày miền Nam được giải phóng, cha ông được đưa đi tập trung cải tạo. Chính Trịnh Xuân Thuận khi ấy biết cha mình sức khỏe kém nên từ Pháp ông viết một bức thư nhờ Thủ tướng Phạm Văn Đồng can thiệp để cha ông được tự do. Trong tác phẩm Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, ông tâm sự rằng không tin bức thư đó đến tay Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhưng nó đã đến và cha ông được tự do ngay sau đó.

Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948, tại Hà Nội, từng sống tại Hà Nội, Đà Lạt, Sài Gòn... Học trung học tại Trường Jean Jacques Rousseau (nay là Trường PTTH Lê Quý Đôn - TPHCM). Thời kỳ học trung học tại Jean Jacques Rousseau để lại trong ông những kỷ niệm khó quên. Ông tâm sự rằng mình ham thích tất cả các môn học. Cả văn học và triết học cũng như vật lý, toán, cả lịch sử và địa lý nữa. Theo ông, đây là một thời kỳ đầy hứng khởi về trí tuệ: Cả một thế giới tri thức được mở ra rộng lớn. Ông từng viết về thời kỳ đó: "Nền giáo dục mà tôi tiếp thu ở Trường J.J. Rousseau là một nền giáo dục hạng nhất. Sau này khi theo học ở các trường ĐH của Thụy Sỹ và Hoa Kỳ, tôi không hề cảm thấy thua kém so với các sinh viên khác".

  • Một nhà khoa học, một nhà văn, một phật tử tự do
 

 

 Xong tú tài, năm 1966 ông du học Thụy Sỹ, sau đó được học bổng sang học tại Hoa Kỳ. Tốt nghiệp Học viện Công nghệ California (CALTECH), bảo vệ luận văn tiến sĩ tại ĐH Princeton. Trong lĩnh vực nghiên cứu thiên văn, Trịnh Xuân Thuận có nhiều đóng góp, trở thành nhà vật lý thiên văn nổi tiếng. Ông sống độc thân và dành cả cuộc đời để nghiên cứu thiên văn.

Trong giới khoa học, nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận quá nổi tiếng. Với bạn đọc rộng rãi ở VN, nhiều người biết ông qua 3 tác phẩm nổi tiếng đã được Phạm Văn Thiều dịch ra tiếng Việt, đó là cuốn Giai điệu bí ẩn (NXB Khoa học và Kỹ thuật), Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận (Tạp chí Tia Sáng - NXB Trẻ), Hỗn độn và hài hòa (NXB Khoa học và Kỹ thuật - Phạm Văn Thiều, Nguyễn Thanh Dương dịch).

Trịnh Xuân Thuận thấm nhuần văn hóa Pháp, là công dân và làm việc tại Hoa Kỳ, viết những công trình khoa học bằng tiếng Anh, nhưng viết những tác phẩm về vũ trụ lại bằng tiếng Pháp. Điều đáng nói là những tác phẩm về vũ trụ nhưng đọc dễ hiểu, bởi chúng được viết từ một nhà khoa học giàu mỹ cảm, bằng tư duy lô-gích của một nhà khoa học, nhà triết học và trí tưởng tượng của một nhà thơ sành sỏi thiên văn. Chính kiến thức sâu rộng, đa dạng trên nhiều lĩnh vực của Trịnh Xuân Thuận, những khái niệm về thiên văn mà ông trình bày trở nên mềm mại, óng ả. Đó cũng là phương pháp của ông để đưa thiên văn học gần gũi với mọi người: "Tác phẩm này dành cho những chính nhân (honnête homme), những người không có một hành trang kỹ thuật, nhưng tò mò muốn biết không chỉ những điều kỳ lạ mới nhất của khoa học ở thế kỷ XX mà cả những hệ quả triết học và thần học của những thành tựu đó" (lời đề tựa tác phẩm "Hỗn độn và hài hòa"). Chính phương pháp đó cũng được sử dụng trong "Giai điệu bí ẩn" và đưa nó trở thành tác phẩm best - seller ở Pháp và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Có lẽ đó cũng là lý do đưa Trịnh Xuân Thuận, một công dân Mỹ lại có mặt chính thức trong phái đoàn của Tổng thống Mitterrand thăm VN năm 1993. 

GS-TS Trịnh Xuân Thuận còn là một phật tử tự do, ông bộc bạch: "Tôi theo đạo Phật, tôi chiêm nghiệm thế giới theo triết lý Phật giáo nhưng với cái nhìn của nhà khoa học. Ấn tượng toàn diện của tôi với thiên nhiên xuất phát từ nền văn hóa mà tôi hấp thụ, giúp tôi nắm vững toàn bộ kiến thức. Tôi nhìn thấy cả cánh rừng chứ không chỉ cây cối trong rừng".

  • Những tác phẩm tiêu biểu của Trịnh Xuân Thuận

Bìa tác phẩm Giai điệu bí ẩn

Giai điệu bí ẩn: Vũ trụ bí ẩn? Từ ngày xưa con người cảm giác như vậy và tìm cách chinh phục, khám phá nó. Ánh trăng huyền hoặc, những vì sao lấp lánh, dãy ngân hà xa vời đã hấp dẫn các nhà thơ bởi nó... bí ẩn! Với Trịnh Xuân Thuận, cũng với niềm hứng khởi ấy nhưng ông muốn sờ mó được vũ trụ bao la và ông dắt ta vào cuộc phiêu lưu vĩ đại của khoa học. Đây là cuốn sách dành cho "những người nghiêm túc" (chữ dùng của Trịnh Xuân Thuận), phác thảo chi tiết lịch sử của vũ trụ, có quá khứ, tương lai và cả vũ trụ hiện tại - vũ trụ Big Bang - khám phá quan trọng nhất của thiên văn học hiện đại. Với ông: "Tự nhiên không hoàn toàn câm lặng. Giống như một dàn nhạc ở xa, nó thường trêu ngươi hé lộ với chúng ta những nốt hoặc những đoạn nhạc rời rạc. Tuy nhiên không bao giờ nó cho chúng ta biết tổng hòa của những nốt nhạc đó và cũng không tiết lộ cho chúng ta bí mật về giai điệu của chúng. Bằng cách nào đó chúng ta cần khám phá ra bí mật của cái giai điệu bí ẩn ấy đặng nghe được trọn vẹn bản nhạc với tất cả vẻ đẹp hoàn mỹ của nó". Người đọc sẽ rất thú vị khi đọc những vấn đề tác giả đặt ra như: Vũ trụ có luân hồi không? Mặt trời sẽ tắt, Proton bất tử hay sẽ chết... Đặc biệt chương Chúa và Big Bang với những vấn đề lý thú: Chúa và thời gian, Chúa và quá trình phức tạp hóa, Chúa và sự sống, Chúa và ý thức... Phong cách, tư duy, "ngôn ngữ vũ trụ" của Trịnh Xuân Thuận trong tác phẩm này khiến các nhà thơ, nhà văn, nhà ngôn ngữ học phải suy nghĩ.

Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận: Đây là cuộc đối thoại giữa nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận với nhà báo Pháp Jacques Vauthier, cả những tự sự của Trịnh Xuân Thuận về cuộc đời, sự sống, ý thức... Một cuộc đối thoại lý thú. Trong Giai điệu bí ẩn, Trịnh Xuân Thuận đề cập đến sự sống, trong đó có đề cập đến vai trò của Chúa. Còn trong cuộc đối thoại này ông đề cập đến những ý niệm của đạo Phật trên nền tảng tư duy của nhà thiên văn học và là một phật tử tự do. Người đọc có cảm giác rằng những bài toán phức tạp của không gian, những triết thuyết Phật giáo có sự gặp nhau. Đó là cái chết của các vì sao xa trái đất hàng tỉ tỉ năm ánh sáng, thậm chí chính cái chết sẽ đến với mặt trời - sự sống. Nó có liên quan đến những khái niệm nhà Phật như "nghiệp", "luân hồi", "niết bàn" và cả đạo nhà - đạo thờ cúng ông bà của người VN.

Bìa tác phẩm Hỗn độn và hài hòa

Hỗn độn và hài hòa: Quan niệm của Newton về vũ trụ rời rạc ngự trị trong suốt 300 năm. Giờ thì khác, các định luật vật lý cũng đã mất đi tính cứng nhắc. Sự ra đời của cơ học lượng tử, cái ngẫu nhiên đã ồ ạt bước vào thế giới nội nguyên tử. Trong cái hỗn độn bao la của vũ trụ là sự hài hòa. Tự nhiên đã sử dụng những nguyên lý vật lý tinh vi để áp đặt cho thế giới vật lý một sự thống nhất và hài hòa sâu sắc. Trịnh Xuân Thuận muốn rũ bỏ sự kiềm tỏa của quyết định luận (determinisme) để tự do sáng tạo, dẫn đến một thế giới quan mới mẻ. Trên suy nghĩ sáng tạo đó, chương Chân lý và cái đẹp, Trịnh Xuân Thuận luận về một vấn đề mỹ học muôn thuở: cái đẹp. Một tác phẩm rất lý thú cho những ai muốn tìm hiểu về vũ trụ.

 Sự hỗn độn của các quỹ đạo sao

Nguồn gốc, nỗi buồn: Báo Le Monde số ra ngày 6-12-2003 giới thiệu cuốn sách này như sau: "Cho đến nay, chưa có cuốn sách phổ biến khoa học nào có được cái nhìn độc đáo như vậy. Nhưng nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận theo đạo Phật còn đi xa hơn. Với ông, lịch sử vũ trụ vĩ đại chỉ là sự gắn kết các sự việc, những thảm họa vô tình làm nảy sinh ý thức hệ. Ngược lại, những quy luật tự nhiên, tổ chức vật chất có liên quan làm hạn chế phạm vi cái có thể. Tóm lại, theo Trịnh Xuân Thuận, vũ trụ có giác quan". Tác phẩm có 7 chương, ông dành 6 chương đầu viết về sự tiến triển của vũ trụ từ Big Bang cho đến khi xuất hiện ý thức hệ; giai đoạn hình thành các giải ngân hà, các vì sao, các hành tinh... cho đến sự sống. Chương 7, chương đặc biệt, ông đặt câu hỏi cho tương lai của chúng ta: "Tôi không muốn che giấu nỗi buồn. Trí thông minh như con dao hai lưỡi. Con người có thể lên mặt trăng nhưng cũng có thể chơi trò phù thủy để phá hỏng cả hành tinh chúng ta". Ông chỉ ra những vấn đề đang tàn phá trái đất như nạn phá rừng, ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính, biến đổi gien, sinh sản vô tính...

 

 

Trái đất và mặt trăng. Bức ảnh này cho thấy hành tinh đất (thủy tinh, kim tinh, trái đất, hỏa tinh) cùng với 6 mặt trăng lớn nhất của hệ mặt trời theo đúng tỉ lệ

Cái vô hạn trong lòng bàn tay: Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Hiện dịch giả Phạm Văn Thiều đang dịch tác phẩm này ra tiếng Việt, dự kiến sẽ ấn hành ở VN cuối năm 2004. Theo Phạm Văn Thiều, nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật.

Đọc những tác phẩm của Trịnh Xuân Thuận cũng là một cách về nguồn lý thú, như nhà thơ Lê Đạt đã viết: "Vật lý thiên văn là một phương thức về nguồn rộng lớn và sâu xa nhất, vì con người vốn là một bộ phận của vũ trụ. Hay nói như các nhà thiên văn học: "Một hạt bụi của những vì sao". (Trích lời tựa của Lê Đạt cho tác phẩm Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận - bản dịch tiếng Việt).


XUÂN HẠO 

 

Truyền thống hiếu học của một dòng họ


29/02/2004 08:52

Vào cuối thế kỷ XV có cụ người họ Trịnh, tên hiệu Phúc Tâm, quê ở vùng Sóc Sơn - Biện Thượng (nay thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa) vì mến mộ cảnh đẹp đất Thái Đường (xưa thuộc xã Hoa Lâm, huyện Đông Ngàn, nay là thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, Đông Anh) đã đến đây lập nghiệp và là khởi tổ họ Trịnh ở Thái Đường.

Dưới thời Lê sơ và triều Mạc, họ Trịnh ở đây dân ít, nhà nghèo nhưng đã biết  lấy “Trọng  học hiếu Nho” làm đầu. Đến bây giờ, con cháu họ Trịnh ở xã Mai Lâm, huyện Đông Anh còn kể chuyện cụ tổ  bà, tên hiệu Từ Duyên cả đời sống nhân nghĩa. Bà thường xuyên chăm lo, đãi ngộ  học trò nghèo, có lần cứu người  đẻ rơi dưới trời mưa rét. Không chỉ có thế từ xa xưa, họ Trịnh đã thực hiện nhiều biện pháp khuyến học như lập học điền; các cháu mồ côi được bà con trong họ cưu mang và nuôi ăn học. Cụ bà Từ Bình suốt đời lam làm nuôi chồng đèn sách và dạy con nên người. Tiếp nối  nết đẹp của cha ông, đời thứ 7 có tiến sĩ Trịnh Đức Nhuận đã đặt học điền 3 mẫu 8 sào và còn dành tiền làm nhà để học trò nghèo có nơi ngồi học. Dưới thời thi cử bằng chữ Hán, họ Trịnh ở Thái Đường có 34 người đậu cử nhân, 70 người đậu tú tài.

Tiếp thu truyền thống hiếu học của dòng họ, trong mấy chục năm qua, người họ Trịnh ở Thái Đường vẫn học hành chăm chỉ.  Nhiều người thành đạt. Hằng ngày họ đem sức lực và trí tuệ góp phần xây dựng xã hội  mới trên đủ các lĩnh vực. Trong số này có 4 GS, 5 TS, 18 bác sĩ, dược sĩ, hàng trăm người là nhà giáo, sĩ quan quân đội. Có người nổi danh như GSTS Trịnh Xuân Thuận, nhà bác học hàng đầu thế giới về vật lý, thiên văn...

Hơn 1 thế kỷ qua, trải qua nhiều thăng trầm nhưng họ Trịnh ở Thái Đường vẫn giữ được nhà thờ họ. Nhà thờ họ Trịnh khởi dựng năm 1696, trùng tu vào năm 1867, 1891. Năm 1935 do nạn đất lở, nhà thờ phải di chuyển vào phía trong đê sông Đuống. Nhà thờ kiến trúc kiểu chữ nhị làm toàn bằng gỗ lim. Đặc biệt, tại đây còn giữ được bia đá hình vuông cỡ 50  x 160cm (kể cả chóp) tạo năm Chính Hòa thứ 17 (1696). Bia khắc chữ Hán, mỗi mặt bia ghi một nội dung: Sự tích dòng họ, thế thứ các đời, ghi danh các vị đỗ đại khoa... Tháng 3-1997 nhà thờ họ Trịnh đã được Bộ VH-TT xếp hạng. Trong lễ đón bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia, theo sáng kiến đề xuất của một số thành viên, họ Trịnh đã thành lập Ban khuyến học gồm 7  người do PGS-TS Trịnh Xuân Khuê làm trưởng ban. Không phụ lòng họ tộc, Ban khuyến học đã hoạt động liên tục và đạt hiệu quả. Đã 6 năm qua, mỗi năm có 60 giáo viên dạy giỏi và con em trong họ học giỏi được khen thưởng. Nếu trước đây chỉ khen học sinh, giáo viên  ở nông thôn thì nay khen cả học sinh  ở Hà Nội; trước chỉ khen học sinh phổ thông, nay khen cả con cháu trong họ thi đỗ vào các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Từ năm học 2001-2002 khen và cấp học bổng cho học sinh nghèo vươn lên học khá, giỏi.

Từ đầu thế kỷ XX, hàng năm tại nhà thờ họ có họp giỗ Tổ vào ngày rằm tháng 2 âm lịch, gọi là Xuân tế. Nội dung Xuân tế là tảo mộ và tế Tổ tại nhà thờ. Từ năm 1998 trong ngày Xuân tế có phát thưởng cho học sinh giỏi. Phần thưởng là giấy khen của Ban khuyến học, phía trên có in biểu tượng “Gia phả đá” và một số tiền. Lễ trao thưởng diễn ra trước ban thờ Tổ, với sự có mặt của bố mẹ, họ hàng là niềm động viên khuyến khích các cháu. Nhiều  cháu đã làm vẻ vang cho dòng họ. Cháu Trịnh Quốc Khánh, học lớp kỹ sư tài năng ngành viễn thông, đoạt giải 2 cuộc thi toàn quốc, được tuyển thẳng vào ĐH Quân sự; cháu Trịnh Hà Mai, 4  năm đều là sinh viên  giỏi của trường ĐH Kinh tế quốc dân và đã đỗ đầu trong kỳ thi tốt nghiệp; cháu Trịnh Song Mai ở 37  phố Nguyễn Khắc Nhu, học sinh giỏi được Ban khuyến học họ Trịnh cấp giấy khen, được học bổng du học ở Mỹ. Hiện Trịnh Song Mai là sinh viên giỏi, đại diện cho sinh viên châu á ở nước này.

Điều đáng nói là quỹ khuyến học của họ Trịnh ở Mai Lâm được đóng góp trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện. Bà Trịnh Thục Anh đóng góp thường xuyên mỗi năm 200 ngàn đồng; cụ Sĩ 92 tuổi là dâu họ Trịnh đóng góp mỗi năm 100 ngàn đồng; ông Trịnh Xuân Giới, trước đây mỗi năm đóng góp 100 ngàn đồng, năm 2003 đóng góp 300 ngàn đồng. Có người họ Trịnh định cư  ở bang California thường xuyên quyên tiền về ủng hộ quỹ.

 

HNM     Báo Hà Nội mới điện tử

 

Bên thềm "Gặp gỡ VN lần 5":

Đừng để tài năng trẻ..."cưỡi xe đạp" mãi!

TTCN - Ngay từ những thập niên đầu thế kỷ 20, với sự xuất hiện của lý thuyết tương đối hẹp (năm 1905) rồi lý thuyết tương đối rộng (1912) và ngay sau đó sự ra đời của cơ học lượng tử, vật lý học nghiễm nhiên chiếm vị trí tiên phong.

 

Không có gì phải phân vân khi những người viết lịch sử khoa học khẳng định: thế kỷ 20 là thế kỷ của vật lý học.

Và nền văn minh đương đại chính là nền văn minh vật lý. Nếu thiếu những thành tựu vật lý thì ngày nay con người không được thụ hưởng những “phúc lợi” như xem truyền hình màu, gửi thư điện tử, truy cập Internet, gọi điện thoại di động, đi máy bay siêu âm... Thế kỷ thứ 21 vừa mới bắt đầu. Dù đó là thế kỷ của ngành khoa học nào đi chăng nữa thì ngành khoa học mới đăng quang ấy cũng không thể “phớt lờ” vật lý học!

 

 

Bởi thế, những hội nghị vật lý lớn thường thu hút sự chú ý của cả cộng đồng khoa học toàn cầu (bao gồm cả những nhà vật lý trong ngành công nghiệp quốc phòng). Gặp gỡ Việt Nam lần 5 sắp diễn ra tại Hà Nội từ ngày 5 đến 12-8-2004 là một sự kiện mang tầm vóc như thế. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống nước Cộng hòa Pháp Jacques Chirac lại đứng ra làm người bảo trợ tối cao cho cuộc gặp này. Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu và giáo sư Trần Thanh Vân là hai đồng chủ tịch cuộc gặp.

Gặp gỡ Việt Nam 2004 sẽ thảo luận các vấn đề “thời sự nóng hổi” trong vật lý hạt cơ bản và vật lý thiên văn. Trước cuộc gặp bốn tháng, hai tờ apphich bằng tiếng Anh đã được quảng bá tại nhiều trường đại học và viện nghiên cứu lớn trên thế giới, như một kiểu... marketing!

Dưới tiêu đề New views in particle physics (Những quan niệm mới trong vật lý hạt cơ bản), cuộc gặp sẽ đề cập đến: neutrino, vật lý B và vi phạm đối xứng CP, sắc động lực học lượng tử và cấu trúc hadron, tương tác điện yếu, quark đỉnh và vật lý Higgs, vật chất quark, bên ngoài mô hình chuẩn, vật lý học máy gia tốc trong tương lai...

Dưới tiêu đề New views on the univers (Những quan niệm mới về vũ trụ), cuộc gặp sẽ tập trung vào: bùng nổ tia gamma, tia vũ trụ năng lượng siêu cao, vật chất tối, vật lý thiên văn hạt nhân, vũ trụ học, siêu sao mới, thiên văn học sóng hấp dẫn...

Tất nhiên những vấn đề mà hội nghị quan tâm có phần “lạ lẫm”, “bí hiểm” đối với nhiều bạn đọc trẻ chưa có hành trang khoa học. Nhưng sẽ không hết hi vọng nếu các bạn chịu khó tìm đọc một số cuốn sách phổ biến khoa học như: Lược sử thời gian của Stephen W. Hawking, Ba phút đầu tiên - một cách nhìn hiện đại về nguồn gốc vũ trụ của Steven Weinberg (giải Nobel năm 1979) hay Giai điệu bí ẩn, Hỗn độn và hài hòa của Trịnh Xuân Thuận...

Những cuốn sách đã được dịch ra tiếng Việt ấy đều bán hết vèo rất nhanh trên thế giới. Lẽ nào tuổi trẻ nước ta lại dửng dưng lạnh nhạt với những gì mà bạn bè cùng trang lứa ở các nước khác đang mê say? Chúng ta đang cố gắng hội nhập cơ mà! 

Vật lý hạt cơ bản và vật lý thiên văn là hai chuyên ngành vật lý ngày càng trở nên gắn bó khăng khít bởi vì cả hai đều vận dụng lý thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử để soi rọi những mắc mứu trên bước đường khám phá cái mới; các nhà nghiên cứu ở chuyên ngành này rất cần sớm nắm bắt những kết quả mới nhất ở chuyên ngành kia để vận dụng vào nghiên cứu của mình.

Giáo sư Trần Thanh Vân là người có sáng kiến tổ chức những cuộc họp quốc tế chung cho các nhà bác học ở cả hai chuyên ngành này tại Gặp gỡ Moriond, rồi Gặp gỡ Blois trên đất Pháp, và từ năm 1993 có thêm Gặp gỡ Việt Nam (lần 1 tại Hà Nội, lần 2 tại TP.HCM, các lần 3, 4 và 5 tại Hà Nội). Sáng kiến ấy được giới vật lý quốc tế hưởng ứng nồng nhiệt.

Gặp gỡ Việt Nam lần 5 thu hút hơn 250 nhà vật lý từ 32 nước đến dự. Nét nổi bật là số nhà vật lý Mỹ đến đông nhất: 52 người, trong đó có những nhà bác học lớn như ông Michael Witherell, tổng giám đốc Fermilab; bà Helen Queen, chủ tịch Hội Vật lý Mỹ. Mỹ là nước giành nhiều giải Nobel về vật lý nhất trong thế kỷ 20. Hiện tượng nhiều nhà vật lý Mỹ đến Hà Nội lần này chứng tỏ chất lượng khoa học rất cao của cuộc gặp.

Giáo sư Norman Ramsey, Đại học Cambridge (Mỹ), giải thưởng Nobel, đã từng đến TP.HCM và Hà Nội dự Gặp gỡ VN lần 2 và lần 4, năm nay ngoại bát tuần, không sang dự được, nhưng ông vẫn vui lòng tham gia ban cố vấn quốc tế của cuộc gặp.

Trong thư gửi giáo sư Trần Thanh Vân, ông viết: “Tôi may mắn được dự một hoặc nhiều lần các cuộc Gặp gỡ Moriond, Gặp gỡ Blois và Gặp gỡ Việt Nam. Tất cả những cuộc gặp ấy đều mang nhiều thông tin khoa học, đều đầy hứng thú và niềm vui. Đó là những cuộc gặp có hiệu quả kích thích tranh luận khoa học. Tôi học được nhiều điều ở người khác; và tôi nghĩ người khác cũng học được điều gì đó ở tôi”.

Giáo sư Jack Steinberger, ở Genève, giải thưởng Nobel, cũng là một thành viên của ban cố vấn quốc tế, nhận xét: “Những cuộc gặp ấy tạo cơ hội cho cả cộng đồng vật lý quốc tế nhìn lại những bước tiến nổi bật nhất đã đạt được cũng như tập trung cố gắng hướng về các mục tiêu trong tương lai. Đó là những cuộc gặp đạt trình độ chuyên môn cao nhất”.

Sau Mỹ, một số nước khác cũng có khá nhiều nhà vật lý đến Hà Nội: Pháp 43 vị, Ý 2, Thụy Sĩ 11, Tây Ban Nha 10, Nga 10, Nhật Bản 6, Đức 6, Trung Quốc 4... Trong số đó, ta sẽ gặp nhiều gương mặt nổi bật như: Valery Rubakov, viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Matxcơva; Mikhail Danilov, viện trưởng Viện Vật lý lý thuyết và thực nghiệm Matxcơva; Albrecht Wagner, giám đốc DESY ở Đức; Yoji Totsuka, giám đốc KEK ở Nhật...

Có thể nói các nhà vật lý từ bốn phương trời đều bị cuộc gặp hấp dẫn: từ Canada ở Bắc Mỹ đến Na Uy, Đan Mạch ở Bắc Âu; từ  CH Nam Phi ở mũi Hảo Vọng đến Algeria ở Bắc Phi; từ Iran, Israel ở Tây Á đến Hàn Quốc ở Đông Á, Pakistan, Bangladesh, Nepal ở Nam Á. Trong số đó có những nhà vật lý trẻ đã từng dự Trường Vật lý VN mùa đông và mùa hè trong 10 năm qua, loại trường ngắn hạn dành cho các nhà nghiên cứu trẻ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, thậm chí sau tiến sĩ, nhằm trang bị các kiến thức vật lý mới nhất cần cho nghiên cứu.

Tuy nhiên, như giáo sư Nguyễn Văn Hiệu mới đây cho tôi biết: chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật. Từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc nghiên cứu vật lý – cũng như nghiên cứu các ngành khoa học cơ bản khác– bao giờ cũng là một việc “đau đầu nhức óc” nhưng, giờ đây, không sao mang lại thu nhập để tạm đủ sống, khỏi phải bỏ phí quá nhiều thời gian vào những công việc “trái tay vô bổ” như mở quán cà phê, luyện thi đại học! Cho nên số bạn trẻ có tài ít ai còn hăm hở “nhảy” vào làm nghiên cứu.

Bởi thế, gần đây số công trình vật lý – nhất là vật lý hạt cơ bản – của nước ta in trên các tạp chí quốc tế giảm sút hẳn, cả về số lượng và chất lượng! Trong khi tuổi trẻ nước ta không hề tỏ ra kém trong các Olympic vật lý quốc tế. Hy vọng Gặp gỡ Việt Nam lần này sẽ rung lên hồi chuông cảnh tỉnh, lưu ý dư luận xã hội quan tâm đúng mức tìm biện pháp giúp ngành vật lý lấy lại vị thế đã từng có của mình trong khu vực và quốc tế. Trước hết, Nhà nước ta nên sớm có chính sách thỏa đáng nhằm kịp thời phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài.

Chúng ta đâu đến nỗi thiếu người tài. Một thí dụ: trong ban chương trình khoa học của cuộc gặp, bên cạnh các nhà bác học nổi tiếng của nhiều nước, có tên nhà vật lý trẻ Đàm Thanh Sơn, hiện làm việc tại Seatle. Cách đây đúng 20 năm, vào mùa hè 1984 tại Prague, Đàm Thanh Sơn, bấy giờ mới 15 tuổi, đã đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế với số điểm tuyệt đối. Sau đó Sơn theo học đại học tại Liên Xô, bảo vệ luận án tiến sĩ, rồi làm việc tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Matxcơva, trở thành một trợ lý xuất sắc của nhà bác học Nga Valery Rubakov (cũng sẽ có mặt tại Hà Nội).

Nhưng rồi Liên Xô tan rã, mức sống đột ngột giảm sút và hết sức bấp bênh. Thấy Sơn còn trẻ, cuộc đời nghiên cứu còn dài, V. Rubakov đành đồng ý để Sơn đi Mỹ. Tại New York, rồi Seatle, Sơn liên tiếp công bố nhiều công trình nổi tiếng, được mời đi thuyết trình ở nhiều trường đại học và viện nghiên cứu lớn.

Trong chuyến sang thăm Mỹ vào mùa thu năm 2003, tôi đã nghe một số nhà vật lý Mỹ khen ngợi Sơn. Trường hợp Sơn chứng tỏ những học sinh VN đoạt huy chương tại các Olympic quốc tế, nếu gặp điều kiện thuận lợi rất có thể sẽ trở thành những tài năng khoa học tầm cỡ quốc tế. Tháng 8-2000, Đàm Thanh Sơn được mời tham gia ban chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ IV. Tháng 10-2002, anh được mời phát biểu ý kiến tại Hội nghị quốc tế về vật lý hạt cơ bản Những đường biên trong vật lý ở Paris. 

Trong lần dự Gặp gỡ Việt Nam tại TP. HCM năm 1995, tôi có dịp làm quen với nhà vật lý thiên văn Nguyễn Trọng Hiền, người đã từng lãnh đạo một đội khảo sát của Mỹ làm việc tại châu Nam Cực trong cái rét từ – 75 độ đến –100 độ C.

Mới đây, sang Mỹ, tôi lại liên hệ email với anh qua địa chỉ do Đàm Thanh Sơn mách bảo. Tôi nhớ mãi một nhận xét thú vị của anh: “Hai người tài sức ngang nhau, song một người cưỡi xe đạp, còn người kia ngự máy bay, thì người ngự máy bay chắc chắn phải chuyển động nhanh hơn!”

Vấn đề là: Làm thế nào tạo điều kiện tốt cho thanh niên ta phát triển tài năng? Muốn vậy, trước hết phải kiên quyết chống chủ nghĩa bình quân, “hoà cả làng”! Không nên để các tài năng trẻ cứ phải ... “cưỡi xe đạp” mãi!.

HÀM CHÂU (báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật)