Big Bang

 

Georges Lemaître (1894-1966)

Giãn nở đầu tiên     Ngưng        Giãn nở lần thứ hai

Vũ trụ "do dự" của  Lemaître

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 1925, Georges Lemaître, một nhà vật lý Bỉ, đã phát hiện ra rằng thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein dẫn đến hệ quả: Vũ trụ không phải là tĩnh, mà đang giãn nở, hoặc nói cho đúng, đang nằm trong quá trình giãn nở một cách không đổi. Một tà thuyết của dị giáo?  Chính Einstein cũng thấy được sự giãn nở đó qua các phương trình, và điều đó lúc đầu cũng làm ông ngạc nhiên. Nhà thiên văn Edwin Hubble (ngày nay tên ông được đặt cho tên kính viễn vọng lớn nhất thế giới) đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu hiện tượng này.

Năm 1929, ông công bố định luật mô tả sự biến mất của những thiên hà mà ông quan sát qua kính viễn vọng. Định luật Hubble là định luật đầu tiên khẳng định trực tiếp sự giãn nở của vũ trụ mà Lemaitre đã nói từ trước. Nhưng không phải tất cả mọi người đều đồng tình với nhận xét đó.

 

Vũ trụ có lẽ được tạo ra từ rất lâu, từ một vụ nổ của một nguyên tử tiên khởi rất cô đặc. Nhà vật lý Fred Hoyle, một người nổi tiếng là hay nghi ngờ, đã sáng tác ra thuật ngữ big-bang để giễu cợt ý tưởng về “vụ nổ tiên khởi”. Nửa thế kỷ sau, tuy Hoyle cũng chưa đồng tình lắm về ý tưởng đó, nhưng thuật ngữ “big bang” do ông đề xuất đã phổ biến

Bigbang

   

Vào cuối những năm 40, Georges Gamow hiểu rằng chính trong quả cầu lửa tiên khởi mà những nguyên tố hóa học đầu tiên được tạo ra: deuterium, helium và lithium… Nhưng ông cũng nói trước: từ sức nóng tiên khởi đặc biệt đó, phải xuất hiện một cái gì khác nữa! Tình cờ năm 1964, với những ăngten bắt sóng những buổi phát của Telstar, vệ tinh đầu tiên của viễn thông, hai nhà khoa học của phòng thí nghiệm Bell phát hiện một âm nhiễu nguồn gốc không rõ từ đâu. Arn Penzias và Robert Wilson trong năm 1965 đã công bố những kết quả kỳ lạ, và người ta hiểu ngay rằng đó là bức xạ gốc mà Garmow đã nói từ trước. Lemaitre gọi bức xạ gốc đó là “tia sáng đã mất từ nguồn gốc của thế giới”.

Sự phát hiện ra bức xạ đó là một lợi thế rõ ràng của thuyết Einstein. Về sau, năm 1990, vệ tinh của Mỹ COBE đánh giá nhiệt độ của bức xạ đó khuếch tán ở nhiệt độ không đổi là 2,7 độ K trong khắp bầu trời. Nhiệt độ của bức xạ chênh nhau với một sự dao động rất nhỏ (trong khoảng 30 phần nghìn độ). Những sự dao động đó cho biết tính không đồng nhất của tỷ trọng, và đó là nguồn gốc của những cấu trúc lớn của vũ trụ, như là những quần thể thiên hà. Những nhận xét đó phù hợp với tiên đoán của lý thuyết với độ chính xác tuyệt vời

"Nếu không có thuyết Big-Bang thì sự tồn tại của bức xạ gốc và sự tổng hợp những nguyên tố hóa học nhẹ là những bí ẩn không thể giải thích nổi”, James Peebles đã nói như vậy. Hơn nữa, vẻ sáng màu đỏ của những thiên hà là kết quả tự nhiên của sự giãn nở vũ trụ. “Có một số sự kiện được xác nhận một cách chắc chắn, không có một chút nghi ngờ. Các ý tưởng mới, ít hay nhiều xa lạ, được thu hút xung quanh các ý tưởng đó. Một số ý tưởng nào đó được chấp nhận một cách tình cờ, vì chúng giải đáp được một hay nhiều bài toán hiện hữu của thuyết Big-Bang”, James Peeble lý giải như vậy về ý tưởng “big-bang”.

Ngày nay thuật ngữ Big-Bang được dùng để chỉ những hiện tượng thiên nhiên cũng như xã hội bùng lên bất ngờ, dữ dội, đánh dấu sự bắt đầu một quá trình chuyển động của thực thể vật chất hay tinh thần

Kiến thức Ngày nay (theo Science Québec)

 

Ánh sáng vĩnh hằng trên mặt trăng

21/03/2004      vnExpress
 

Những vùng trên mặt trăng không bao giờ tối.

 

Các nhà thiên văn đã tìm thấy những vùng trên xứ sở của chị Hằng mà ở đó ánh mặt trời không bao giờ tắt. Đó là 4 khu vực trên rìa miệng hố Peary rộng 73 km trên cực Bắc mặt trăng.

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi tiến sĩ Ben Bussey thuộc Đại học Johns Hopkins ở Mỹ, đã xem xét các bức ảnh chụp cực mặt trăng do tàu thăm dò Clementine chụp năm 1994. Họ tạo ra một bộ phim thể hiện sự thay đổi độ chiếu sáng trên các vùng trong một tháng.

Trục tự quay của mặt trăng nghiêng khoảng 1,5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời. Kết quả là mặt trăng có mùa ngắn hơn trên trái đất, và qua mỗi mùa, điều kiện chiếu sáng lại thay đổi đáng kể tại các cực của nó. Có những đáy hố và thành miệng hố hướng về cực không bao giờ được đón ánh mặt trời.

Giới nghiên cứu từng tin rằng, không có nơi nào trên mặt trăng được chiếu sáng mãi mãi - mặc dù một số công trình đã xác định được vài điểm trên cực Bắc sáng trong 95% thời gian. Tuy nhiên, phân tích của nhóm thuộc Đại học Johns Hopkins cho thấy, kết luận này có thể là quá vội vàng.

Không giống như ở cực Nam của mặt trăng, nơi không có ngọn núi nào sáng vĩnh viễn, cực bắc có những đỉnh được mặt trời chiếu rọi triền miên - ít nhất là trong mùa hè mặt trăng.

Phát biểu tại Hội thảo khoa học Hành tinh và Mặt trăng ở Houston, Texas, Ben Bussey cảnh báo rằng, việc chiếu sáng vĩnh viễn có thể là một hiệu ứng theo mùa mà sẽ biến mất trong mùa đông (vì chúng ta chưa có dữ liệu vào mùa đó).

Phát hiện về vùng sáng thường xuyên này khiến cho cực Bắc mặt trăng trở thành một địa điểm thú vị để thám hiểm và để đặt trạm nghiên cứu đầu tiên trên vệ tinh này.

B.H

ẩn về chương trình tự hủy diệt của tế bào

 Mỹ Linh 

Theo tự nhiên, các tế bào đã được lập trình để tự tử.

Các nhà khoa học Anh vừa đạt được một bước tiến quan trọng trong quá trình tìm hiểu phương thức tự tử của tế bào. Thành công sẽ mở ra một loạt phương pháp chữa bệnh mới, thông qua khả năng điều khiển sự tương tác phức tạp giữa các protein dẫn đến cái chết vào cuối vòng đời của tế bào.

Khoa học đã biết được rằng, ở những cơ thể khỏe mạnh, số lượng tế bào luôn bất biến vì sau mỗi giây lại có hàng triệu tế bào mới được sinh ra và hàng triệu tế bào cũ mất đi hoặc tự tử. Hiện tượng tự huỷ diệt của tế bào đã được tự nhiên lập trình sẵn, và quá trình này có tên khoa học là apoptosis ( http://www.web-books.com/MoBio/Free/Ch6G.htm). Một khi cơ chế tự tử của tế bào gặp trục trặc, nó sẽ dẫn đến một loạt căn bệnh hiểm nghèo như ung thư hay những rối loạn gây suy thoái hệ thần kinh trong bệnh Parkinson và các bệnh tự miễn như lupus (bệnh lao da).

Các nghiên cứu trước đây đã khẳng định vòng đời của một tế bào sẽ do một cỗ máy tế bào phức tạp gọi là proteasome kiểm soát. Bộ máy này duy trì sự cân bằng mong manh của các protein trong một tế bào. Những protein không còn cần thiết sẽ bị proteasome tiêu diệt.

Trong nhiều năm, sự hiểu biết về con đường tìm đến cái chết tự nhiên của tế bào chỉ dừng ở đó, cho đến khi các nhà khoa học đến từ Khoa chất độc thuộc Hội đồng nghiên cứu Y học Anh phát hiện thêm một mắt xích của quá trình này. Họ nhận thấy, trong quá trình tự tử, một phần của cỗ máy proteasome làm nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt các protein vô dụng đột nhiên bị vô hiệu hóa dưới tác động của các enzyme có tên là caspas. Nó gây nên sự tích tụ các protein vô dụng, dẫn đến sự mất cân bằng trong tế bào và cuối cùng làm cho tế bào bị chết.

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Gerald Cohen, cho biết phát hiện trên có thể sẽ mở ra các hướng chữa bệnh mới bằng cách kiểm soát quá trình tự tử của tế bào, ví dụ như làm khuếch đại quá trình tự tử tế bào để trị bệnh ung thư - tình trạng tế bào bệnh không chết khi đã hết vòng đời tự nhiên.

 12/04/04  vnexpress.net (theo BBC)

 

Bản năng thần giao cách cảm ở chim godwit Iceland

 

Chim godwit cao khoảng 20 cm, và nặng khoảng 300 gram.

Hiếm khi nhìn thấy nhau, trải qua mùa đông ở cách nhau vạn dặm, và không liên lạc với nhau trong một thời gian dài, nhưng các đôi uyên ương của một loài chim di cư Iceland lại biết chính xác thời điểm trở về quê nhà để giao phối.

Những đôi chim godwit đuôi đen bằng cách nào đó đã cố gắng để phối hợp hành trình của chúng, từ những vùng đất xa xôi cách nhau đến 1.000 km, trở về vùng đất Iceland sinh sản chỉ cách nhau có 3 ngày.

"Khi con đực và con cái trong một cặp uyên ương trở về lãnh địa làm tổ của chúng trong mùa xuân, chúng làm điều đó với sự đồng điệu đáng kinh ngạc. Và chúng tôi sửng sốt vì điều đó", Jill Gill, thuộc Đại học East Anglia, nói.

Thông thường, con đực và con cái của các loài chim di cư ở bên nhau trong suốt mùa đông và cùng trở về nơi sinh sản của chúng.

"Nhưng ở loài chim đặc biệt này, con trống và con mái bay tới những vùng đất hoàn toàn cách biệt, thường là các nước khác nhau, vì thế chúng bị xa nhau trong mùa đông tới cả nghìn dặm" - Gill nói - "Tuy nhiên, bằng cách nào đó chúng lại trở về quê hương hầu như đồng thời, chỉ cách nhau 2-3 ngày". 

Mất khoảng một tháng để toàn thể dân cư của chim godwit về đến Iceland từ những điểm trú đông rải rác trên khắp châu Âu. Các đôi bố trí thời gian với độ chính xác không ngờ, nhưng nếu một trong số chúng trở về không đúng lúc, bạn đời của nó sẽ cặp bồ với con khác.

"Chúng tôi đã phát hiện 2 trường hợp ly dị, trong cả hai trường hợp con cái đều quay về trước con đực", Gill kể. Mệt mỏi vì phải chờ đợi, hai nàng đã tái giá với những con đực khác.

Điều khó hiểu với các nhà nghiên cứu là bằng cách nào chúng làm điều đó với độ chuẩn xác như vậy. "Chúng không gặp gỡ nhau trong suốt mùa đông và không gặp nhau trong hành trình. Lần duy nhất chúng nhìn thấy nhau là khi trở về cố hương", Gill nói. Điều chúng tôi nghi ngờ là những gì quan sát được ở loài godwit cũng đúng với nhiều loài khác.

Thuận An (theo vnexpress,  IOL)

 

Ra đời lon bia tự làm mát

Minh Thi 

 

Mô hình lon bia tự làm mát.

Các nhà khoa học Anh vừa sáng chế ra một loại lon bia mà chỉ cần vặn một cái là đồ uống bên trong sẽ được làm mát. Nó có thể giảm nhiệt độ chất lỏng xuống 3 độ C và giữ lạnh được khoảng 1 tiếng.

Lon bia IC (Instant Cool) hoạt động dựa vào sự bay hơi nước. Nửa trên được bao quanh bởi một lớp gel lỏng. Phần đáy chứa chất dessicant hút nước trong chân không và một khoang đặc biệt hút hơi nóng. Khi phần đáy bị vặn, lớp ngăn cách giữa 2 phần bị vỡ. Chân không hút gel và hơi nóng vào phần đáy. Dessicant hút gel và hơi nóng thì bị hút vào khoang, từ đó đồ uống trở nên mát.

Các cuộc thử nghiệm cho thấy trung bình nhiệt độ đồ uống giảm 16 độ C khi hệ thống khởi động. Đồ uống được giữ mát trong 1 tiếng. Barney Guarino, Giám đốc điều hành hãng Tempra Technology, tác giả lon bia IC, cho biết: "Chúng tôi hy vọng sẽ đưa sản phẩm ra thị trường vào mùa hè này".

Đồ uống đắt sẽ là những mặt hàng đầu tiên hưởng lợi từ lon bia làm mát, bởi khách hàng đã quen với việc trả giá cao hơn cho những sản phẩm này. "Nhưng qua thời gian, chúng tôi hy vọng lon bia kiểu này sẽ trở nên thông dụng", Guarino nói.

vnexpress (theo ThisisLondon)

 

 

 

 

Bộ não lấy lại ký ức như thế nào?

   

 

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra cách não bộ gợi lại kỷ niệm từ quá khứ xa xôi, nhờ một vùng não được gọi là bó liên hợp khứu hải mã trước. Phát hiện sẽ là nền tảng cho sự ra đời hàng loạt liệu pháp điều trị căn bệnh Alzheimer và các dạng mất trí khác.

Khoa học từ lâu đã biết đến một cấu trúc não được gọi là chân hải mã, chuyên xử lý trí nhớ gần. Đây cũng là nơi lưu trữ thông tin vĩnh viễn. Tuy nhiên, khả năng não bộ phục hồi những ký ức xa vời cho đến nay vẫn còn là ẩn số

Mới đây, trên tạp chí Science danh tiếng, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Tổng hợp California Los Angeles (UCLA), Mỹ, đã trình bày về một công trình thử nghiệm, trong đó hé mở nhiều điểm nghi vấn về mối liên quan giữa trí nhớ xa và một vùng não gọi là bó liên hợp khứu hải mã trước. Đây có thể là con đường phục hồi ký ức của não bộ.

Trong thí nghiệm thứ nhất, nhóm đã làm cho một số con chuột mất đi khả năng hồi tưởng, bằng cách biến đổi một gene có tên là kinase II. Tiếp đó, họ huấn luyện cho số chuột này nhận dạng một cái chuồng, rồi kiểm tra trí nhớ của chúng về vật thể này sau 1, 3, 18, 36 ngày. Kết quả cho thấy, số chuột trên đã nhận ra cái chuồng trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm huấn luyện, song lại không hề có phản ứng vào những ngày sau đó. Điều này chứng tỏ gene kinase II đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng thông tin một thời gian dài.

Trong thử nghiệm thứ hai, nhóm đã tiến hành kiểm chứng một luận điểm trước đây, rằng lớp vỏ não trực tiếp tham gia vào quá trình lưu trữ và phục hồi ký ức. Họ đã sử dụng phương pháp hình ảnh để theo dõi hoạt động của lớp vỏ não ở một con chuột bình thường trong quá trình kiểm tra trí nhớ tương tự như thí nghiệm thứ nhất. Kết quả là không có phần vỏ não nào loé sáng khi con vật tiếp cận với cái chuồng sau thời điểm huấn luyện 1 ngày. Tuy nhiên, vào 36 ngày sau đó, bó liên hợp khứu hải mã trước trên vỏ não hoạt động tích cực khi con chuột nhìn thấy cái chuồng. Hiện tượng này chưa bao giờ xuất hiện ở những con bị biến đổi gene (những con chuột mà vùng não trên không hề hoạt động trong toàn bộ quá trình xử lý trí nhớ xa). Kết quả này đã cho thấy có mối liên hệ giữa bó liên hợp khứu hải mã trước và khả năng lấy lại ký ức.

Trong thử nghiệm thứ 3, các nhà khoa học đã tiêm cho một số con chuột bình thường loại thuốc làm tê liệt tạm thời bó liên hợp khứu hải mã trước. Việc này đã không ảnh hưởng đến trí nhớ của số chuột trên về cái chuồng trong 1 tới 3 ngày sau thời điểm huấn luyện, song lại làm gián đoạn trí nhớ từ 18 đến 36 ngày sau đó.

"Thí nghiệm chứng tỏ bó liên hợp khứu hải mã trước đóng vai trò mấu chốt trong việc duy trì ký ức xa", trưởng nhóm nghiên cứu Alcino Silva kết luận. Vùng não này còn làm nhiệm vụ thu thập và lắp ráp các tín hiệu về một thông tin lâu ngày từ các phần khác nhau của não bộ. Quá trình tập hợp này có thể bị gián đoạn do chứng mất trí, làm suy chức năng của bó hợp khứu hải mã trước. Khi đó, trí nhớ trở nên vụn vặt, không thể hợp thành một thông tin ý nghĩa.

"Tuổi già, bệnh Alzheimer và các dạng mất trí khác như sự lo âu, suy nhược, sự lãnh cảm và mất tập trung - tất cả đều liên quan đến hiện tượng suy chức năng của bó liên hợp khứu hải mã trước", tiến sĩ Harriet Millward đến từ Viện nghiên cứu bệnh Alzheimer nhận định. Theo giới chuyên môn, nghiên cứu của nhóm UCLA đã giúp phân biệt chính xác trí nhớ ngắn và dài, đồng thời mô tả chi tiết mối liên qua giữa ký ức với bó liên hợp khứu hải mã trước. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng trên phạm vi động vật. Nếu kết quả tương tự cũng được ghi nhận trên người, thì khoa học sẽ sớm hiểu được sâu sắc căn bệnh Alzheimer và những chứng mất trí khác, đồng thời tìm ra cách điều trị hiệu quả.

 

Bộ não xuất chúng

 

Không khí trong phòng họp của khách sạn Prince tại Kuala Lumpur cực kỳ căng thẳng. Ngồi ở từng bàn riêng lẻ, trán nhăn lại vì chờ đợi, 46 đối thủ nhìn chăm chăm vào cỗ bài trước mặt. Cuối cùng, một giọng nói mang sắc thái Anh quốc rõ và nhanh cất lên: "Các đấu thủ đã sẵn sàng - Bắt đầu!".

Các đấu thủ tại cuộc thi quán quân trí nhớ thế giới năm 2003 bắt đầu lật cỗ bài của mình, cố gắng nhớ lại tất cả 52 lá bài xếp theo chuỗi càng nhanh càng tốt. Người thắng cuộc là người làm được điều đó trong ít hơn một phút.

Andi Bell, quán quân năm 2003.

"Chúng tôi chưa từng có cuộc thi nào đông như thế này", Tony Buzan, người giám sát môn thi đấu cuối cùng của ngày hôm nay, nói. Vốn là tác giả và diễn giả gốc London về cách học và luyện trí nhớ, Buzan tạo ra 10 môn thi đấu tranh giải quán quân vào năm 1991 và tin rằng, cũng giống như cử tạ tạo nên thể hình, sự ghi nhớ có tác dụng rèn luyện trí óc của bạn: "Và khi rèn luyện các "cơ" của trí nhớ, bạn cũng đồng thời rèn luyện sức lực cho sự sáng tạo, suy nghĩ tổng hợp, sự tồn tại và giải quyết vấn đề".

Ngồi ở dãy đầu là Andi Bell, 36 tuổi, đương kim vô địch đến từ London. Anh lật bài còn nhanh hơn người chia bài ở Las Vegas. Anh giữ kỷ lục thế giới cho việc nhớ một cỗ bài trong 34,03 giây. Nhưng Bell đang đối mặt với những thách thức mạnh mẽ từ ba đối thủ khác.

Trước hết là Astrid Plessl, sinh viên y khoa 20 tuổi, người Áo, dễ dàng tiến vào trận chung kết. Những người tổ chức đang hết lòng cổ vũ cho Plessl vì họ tin rằng cô sẽ là một đại diện quyến rũ cho môn thể thao rèn luyện trí nhớ và là người phụ nữ đầu tiên giành ngôi vô địch.

Ngay phía trước Plessl là Gunther Karsten, 42 tuổi, một nhà hóa học người Đức rất đáng chú ý không chỉ vì anh đang đeo tai nghe - cũng như tất cả những người khác để tránh nghe các âm thanh không cần thiết - mà anh còn đeo cặp kính râm tự thiết kế với một lỗ nhỏ ở mỗi tròng kính để lọc các hình ảnh không mong muốn. Trong lúc đang lật bài, đôi lông mày của anh nhướng lên. Đây là một trong những môn thi đấu yếu nhất của anh. Karsten mạnh nhất ở môn thi các con số nhị phân (gồm số 0 và 1). Anh có thể nhớ nhiều dãy của hàng nghìn chữ số nhị phân trong 30 phút.

Phía bên kia là cựu vô địch Ben Pridmore, 27 tuổi, kế toán đến từ Derby, Anh quốc. Xung quanh anh ta là 42 đấu thủ còn lại sốt sắng tập trung mong lọt vào top 10 đến từ các nước Singapore, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Australia, Nam Phi, Đức, Áo, Anh và Mỹ.

Trong 9 môn thi đấu tổ chức trong 3 ngày, 5 kỷ lục thế giới đã bị phá, những "vận động viên trí nhớ" này đã nhớ được hàng trăm con số lộn xộn chỉ trong vòng 10 phút và hàng trăm từ ngữ ngẫu nhiên, được viết thành chuỗi, chỉ trong 15 phút.

Nhưng chính môn thi đấu cuối cùng này, Lá bài tốc độ, sẽ quyết định người chiến thắng.

Bí quyết để đưa một khối lượng khổng lồ các dữ liệu vào trí nhớ trong một thời gian ngắn được gọi là thuật nhớ (mnemonics), đặt theo tên của nữ thần trí nhớ Hy Lạp Mnemosyne. Hệ thống của thuật nhớ đặt logic và cấu trúc lên các vật chất không liên quan gì với nhau. Chẳng hạn, gán chữ lên các con số, ví dụ số 58 (mẫu tự thứ 5 (chữ E) và thứ 8 (chữ H) trong bảng chữ cái) được nhớ bằng cái tên Ernerst Hemingway.

Tất cả các đấu thủ tham dự môn Lá bài tốc độ ở đây đều sử dụng thuật nhớ - tạo ra những hình ảnh, câu chuyện, sự liên tưởng và vị trí liên kết các lá bài đặc biệt đến những thứ đã biết rồi. Các đấu thủ phân bổ hình ảnh vào một nơi phổ biến, chẳng hạn như ngôi nhà của ai đó hoặc vùng lân cận. Người ta cho rằng nhà thơ Hy Lạp Simonides đã phát minh ra "cuộc đi bộ về mặt tinh thần" này trong thế kỷ 5 trước Công nguyên sau khi ông thoát chết trong gang tấc vì một vụ sập đền. Người ta yêu cầu ông nhận ra thi thể của các nạn nhân đã bị dập nát. Ông đã thực hiện bằng cách nhớ người nào đã ngồi ở đâu trong đền. Giờ đây, khoảng 3000 năm sau, Andi Bell đang nhớ cỗ bài của mình bằng cách gán cho mỗi lá bài một hình ảnh và sau đó đặt nó tại một trong hơn 2000 vị trí mà anh sử dụng khắp London. Dưới mắt anh, con bồi chuồn, con chín rô và và con hai bích là con gấu, cái cưa và quả dứa. Trong đầu, anh đặt cả ba hình ảnh này tại tòa nhà Quốc hội. Trong một vài phút, anh sẽ nhớ lại tất cả các lá bài bằng cách tái tạo ra một cuộc dạo chơi tinh thần kỳ lạ quanh London.

Hai ngày trước đó, cuộc so tài bắt đầu khi các đấu thủ cố nhớ một bài thơ chưa hề xuất bản. Người ta thưởng điểm cho mỗi dòng được nhớ chính xác. Astrid Plessl là người duy nhất trong số các đấu thủ không sử dụng phương pháp"cuộc dạo chơi" cho môn thi đấu này. Thay vào đó, cô nhớ từng-chữ-một theo kiểu học sinh phổ thông học thuộc lòng thơ Shakespeare. "Tôi nghĩ bạn phải hiểu ngữ cảnh của bài thơ - tác giả đã chọn chữ như thế nào và tại sao", cô giải thích. Kết quả thật là ấn tượng, trong 15 phút, Plessl nhớ được 71 dòng của bài thơ theo từng chữ một, phá vỡ tiêu chuẩn cũ của thế giới là 52 dòng. Thắng lợi của cô thật thuyết phục và cô trở thành người được yêu mến nhất tiến đến chức vô địch chung cuộc.

Không ngoài dự đoán, Gunther Karsten về đầu trong cuộc thi số nhị phân. Sử dụng một hệ thống phức tạp chuyển đổi chuỗi những chữ số thành hình ảnh ví dụ như cây kéo (110100), con chuột (100001) và cái mũi của chính mình (010000), Karsten nhớ được 3009 chữ số trong 30 phút.

Andi Bell về nhất trong môn thi đấu Những lá bài một giờ bằng cách nhớ 21 cỗ bài theo chuỗi, sử dụng hệ thống thử và kiểm nghiệm (để xác định lá bài thứ 17 trong cỗ bài thứ 20, Bell hình dung Socrate ném một cái lao vào quả lê trên cầu Wesminster).

Ngày thứ hai, người ta đưa cho các cầu thủ 99 bức hình, phía dưới ghi các tên hư cấu như Paradorn Sirichapo, Paul Beratagui, Olive Provosky và Katie Feldbusch. Sau 15 phút, người ta lại đưa các đấu thủ những bức hình y hệt nhưng không có tên và yêu cầu họ nhớ lại các tên trước đó. Bell thắng cuộc với 66 bức hình gắn đúng tên. Plessl về nhì với 62 bức và vẫn đang dẫn đầu tính đến môn thi này.

Môn thi kế tiếp là Các mốc lịch sử. Các đấu thủ nhận được 80 tờ giấy ghi các sự kiện hư cấu (1227 - Lạc đà đi qua vùng Vịnh). Họ có 5 phút để nhớ càng nhiều càng tốt. Pridmore lập một kỷ lục thế giới mới do nhớ được 60 sự kiện. Anh liên tưởng một hình ảnh với mỗi năm để tạo ra một bức tranh tinh thần của một sự kiện. Ví dụ năm 1976 - giày Nike mang trong không trung đầu tiên được sử dụng - anh gán hình ảnh con chó săn thỏ cho năm 1796 và sử dụng hình ảnh một con chó săn mang đôi giày vận động viên. Chiến tích này đưa Pridmore lên vị trí đầu tiên và lần đầu tiên anh nghĩ rằng mình có thể đoạt chức quán quân. Nhưng thảm họa đang chờ anh.

Năm phút trước khi bắt đầu môn thi đấu đầu tiên của ngày cuối cùng, môn Từ ngữ ngẫu nhiên, 45 trong số 46 đấu thủ đã vào chỗ. Bell đang đợi ở bàn, hai tay đan vào nhau, thư giãn. Cách đó 5 bàn, Plessl tinh nghịch liếc Karsten, đang tung 4 quả banh (anh tin rằng trò này kích thích trí nhớ). Nhưng ghế của Pridmore trống trơn.

Đột nhiên Pridmore lao vào phòng, đầu tóc bù xù và ngồi xuống khi chỉ còn không đầy 2 phút nữa. Anh thức giấc cách đây 15 phút sau khi ngủ quá giờ báo thức. Việc ngủ quá lố này làm anh phải trả giá - anh sẽ thi môn Từ ngữ ngẫu nhiên và môn áp chót - môn Những con số biết nói - tệ hơn bình thường.

Các nhà tổ chức dành thử thách hào hứng nhất cho môn cuối cùng: Những lá bài tốc độ. Hiện thời Plessl đang dẫn đầu với 6212 điểm, Bell thứ nhì với 6174 điểm, Pridmore và Karsten hơi tụt lại phía sau, với khoảng cách chừng 400 điểm.

Khi Buzan ra hiệu, Bell lật 3 lá bài một lúc. Bộ ba đầu tiên này gồm con 3 cơ, con 7 rô và con bồi rô. Con quỷ, con dao và hộp sơn. Anh tưởng tượng một con quỷ đang đâm con dao vào bức tranh và đặt hình ảnh này dưới cái bàn ăn. Anh xây dựng thêm 17 hình ảnh nữa theo cách này.

Trong lúc đó, Plessl thấy ba lá bài và chuyển đổi thành một người (mẹ cô), một hành động (nghĩ về) và một mục tiêu (mụ phù thủy). Cô đặt hình ảnh này vào một công viên gần nhà. Pridmore nhìn ra cái quạt và quả chanh và đặt chúng vào một cửa hiệu trong vùng. Karsten, quẫn trí và lo lắng, cứ bị mất các hình ảnh.

Bell đưa tay lên trước, anh mất 58 giây. Sáu giây sau, Plessl đưa tay lên. Pridmore hoàn tất trong 102 giây. Karsten mất 84 giây nhưng anh không nhớ đúng cỗ bài.

Bell, người chiến thắng chung cuộc với số điểm 6701, chỉ dẫn trước Plessl 28 điểm, đứng dậy ôm cô sinh viên y khoa trẻ tuổi và chúc mừng cô. Pridmore xếp thứ ba với 6367 điểm. Lần lượt từng người một, các đấu thủ còn lại giơ tay lên để thông báo là họ đã nhớ các cỗ bài. Không ai mất quá 3 phút.

Buzan nhìn khắp mọi người một cách đầy tự hào. "Có một bài học dành cho tất cả chúng ta ở đây", ông nói. "Sức chứa của bộ não chúng ta - và khả năng nhớ lại những gì đã lưu giữ ở đó - vượt rất xa sự mong đợi của các nhà tâm lý học".

Bí quyết của nhà vô địch

Andi Bell, quán quân trí nhớ thế giới năm 2003 tiết lộ những bí quyết để tăng cường khả năng lưu trữ thông tin của anh.

1. Hãy tập trung. Bất cứ điều gì bạn ghi nhớ, hãy tập trung hoàn toàn vào sự chú ý đó.

2. Sử dụng không gian tự nhiên xung quanh bạn để hình dung các thông tin. Trước khi bạn đi đến cửa hàng, thử hình dung những món từ danh sách mua sắm của bạn được sắp xếp xung quanh nhà.

3. Biến những thông tin khó thành cái gì đó liên quan đến thị giác. Nếu người ta nói đến Catherine, Mike và Tom, hãy nhanh chóng hình dung một con mèo cầm cái micro hướng về phía quả cà chua.

4. Chia sự vật thành những nhóm hợp lý. Ví dụ như, khi học từ vựng tiếng Pháp, bạn hãy lập danh sách những danh từ giống đực ở bên trái tờ giấy và những danh từ giống cái ở bên phải. Việc nhớ một từ xuất hiện của bên nào tờ giấy sẽ cho bạn biết về giống của từ.

5. Sự lặp đi lặp lại làm cho sự vật dễ nhớ hơn. Vì thế, hãy đọc đi đọc lại những bí quyết này!

Kiến thức ngày nay (theo Reader's Digest)

 

Bức ảnh đầu tiên của hành tinh ngoài hệ mặt trời?

Bích Hạnh                           

Hành tinh mới tìm thấy (trên) và sao mẹ của nó.

 

Đài thiên văn Hubble vừa thu được hình ảnh hồng ngoại, có thể là chân dung đầu tiên của một hành tinh ngoài hệ mặt trời. Mặc dù tới nay chúng ta đã biết đến 120 hành tinh không thuộc thái dương hệ, song chưa có hành tinh nào trong đó được chụp trực tiếp.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania, khi phân tích bức ảnh đã phỏng đoán vật thể tròn mờ nhạt này là một hành tinh. Các quan sát trong vòng 6 tháng tới có thể xác nhận điều đó, John Debes, thành viên của nhóm cho biết. Các nhà nghiên cứu không tiết lộ tên hay vị trí chính xác của ngôi sao mẹ, bởi họ e ngại thành quả này sẽ lọt vào tay các nhà thiên văn khác.

Song họ cho biết nếu đúng là một hành tinh, nó sẽ có khối lượng lớn gấp 5-10 lần sao Mộc, và nằm cách trái đất khoảng 100 năm ánh sáng. Quỹ đạo của nó tương tự như của sao Hải Vương, cách sao mẹ khoảng 4.500 triệu km.

Trước nay, các hành tinh ngoài hệ mặt trời thường được xác định gián tiếp, qua sự đảo của sao mẹ, hoặc qua hiện tượng bẻ cong ánh sáng đến từ sao mẹ (gravitational microlensing). Hầu như không thể chụp trực tiếp hành tinh vì ánh sáng của nó bị át đi bởi ánh sáng của ngôi sao (mạnh hơn cả tỷ lần).

Nhóm nghiên cứu tại Pennsylvania đã nâng cao cơ hội tìm kiếm của mình bằng cách quan sát trong bức xạ hồng ngoại. Ở bức xạ này, độ tương phản giữa sao mẹ và hành tinh giảm đi hàng nghìn lần so với trong ánh sáng nhìn thấy, vì thế, hành tinh đỡ bị "chìm nghỉm" trong biển sáng của ngôi sao. Thêm nữa, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung tìm kiếm hành tinh quanh các ngôi sao lùn trắng - những quả cầu lửa đã tàn. Vì thế, ánh sáng từ các thiên thể quanh nó dễ được nhận ra hơn.

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu không dám chắc vật thể tìm thấy là một hành tinh. Vẫn còn khoảng 3% khả năng nó là một ngôi sao khác ở rất xa trong vũ trụ.

(theo Nature, 15/5/2004, vnexpress)

 

 

Cánh tay khoẻ giúp cá nguyên thuỷ bò lên cạn

Bích Hạnh                      

 

Các nhà khoa học Mỹ vừa khám phá ra mẩu xương tay 365 triệu năm ở Pennsylvania, thuộc về một trong những sinh vật đầu tiên có khả năng chống đẩy. Phát hiện giúp họ hiểu được điều gì xảy ra khi các sinh vật dưới nước tiến hoá để chuyển lên sống trên đất liền.

Mẩu xương dài 7,6 cm thuộc về một động vật nước ngọt, mang những đặc điểm cho thấy đó là một phần của một chi rất khoẻ - khoẻ hơn nhiều suy đoán trước đây của giới khoa học. Rất có thể động vật nguyên thủy này đã sử dụng cánh tay để chống đẩy, chứ không chỉ vầy nước xung quanh.

 

 

 

 

"Các nhà khoa học từng cho rằng những cái tay đó được dùng để khoả nước, chứ không phải để bước đi", Jennifer Clack, một nhà động vật học tại Đại học Cambridge, cho biết. Giờ đây họ tin là động vật này thực hiện một hành động trung gian giữa bơi và đi bộ ở trong nước.

Chúng có đuôi và mang giống như cá, nhưng bề ngoài lại hao hao với kỳ giông. Người ta đã tìm thấy rất nhiều mảnh xương của chúng và định tuổi theo tuổi khối đá bao quanh. Tuy nhiên, mảnh xương mới có một cấu trúc đặc biệt chưa từng thấy trên những sinh vật này: một loạt dải xương cho thấy nó từng gắn vào một bó cơ ngực khoẻ. "Xương cánh tay trên rất quen thuộc ở cá, nhưng chiếc xương này là độc nhất vô nhị", Neil Shubin, một chuyên gia về tiến hoá tại Đại học Chicago, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Ngoài việc thể hiện sức mạnh, hướng của các dải xương cũng cho thấy chuyển động chính của cánh tay là lên - xuống, chứ không phải là sang ngang, Clack nói.

Sinh vật này có lẽ đã sử dụng những cánh tay mạnh mẽ của chúng để đẩy mình lên khỏi mặt nước khi chúng tiến hoá thành động vật sống trên cạn, khoảng 350 triệu năm trước. Tuy nhiên, chi tiết về lộ trình tiến hoá này rất sơ sài. Chẳng hạn, chúng ta không biết các sinh vật đã đạt đến ngưỡng nào trước khi bò lên đất liền. Phát hiện mới có thể bổ sung đường nét cho "bức tranh" đó.

vnExpress.net  02/04/2004 (theo Nature)

 

Chân dung đầu tiên của pharaoh tìm thấy ở Ai Cập

Bích Hạnh 

Statue d'Hatchepsout assise.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hatshepsut

Sphinx à l'éfigie de la reine Hatchepsout.

Tượng Sphinx là  hính tượng của  Hatshepsut, đặt tại đền Deir el-Bahari của bà

 

 

Hatshepsut, là con gái của vua Thutmose I và  nữ hoàng  Ahmose

Như thường xảy ra trong  hoàng tộc, bà  lấy người anh cùng  cha khác  mẹ là  Thutmose  II. Vị vua  này có  được  một trai là  Thutmose  III với bà  thứ  phi.

Năm 1479 TCN, Thutmose  II chết. Lấy cớ  Thutmose III còn  nhỏ (lúc   Thutmose  II mất, ông cỡ 4-5 tuổi)  nên 7 năm sau Hatshepsut   lên ngôi vua Pharaoh. Bà  mặc y phục nam . Bà cai trị  nước trong  vòng  hai mươi năm..  Bà cải tổ nước Ai Cập. Dưới thời đại của  bà, nghệ thuật và thương  mại bành trướng. Bà khuyến  khích buôn bán với châu Á, cho xây  và  sửa chữa nhiều công trình nghệ thuật, nổi tiếng  nhất là đền Deir el-Bahari

 

Thutmose  III  nổi dậy. . Bà  bỗng  nhiên biến mất. Thutmose  III  lên ngôi Phraon  và đập gãy nhiều tượng của bà.

 

BBT Vietsciences

o0o

Những mảnh vỡ ghép lại để lộ khuôn mặt nhìn thẳng của pharaoh Tuthmosis III (hoặc bà mẹ Hatshepsut của ông) thay vì những phác thảo trông nghiêng trước đây. Bức họa được vẽ trên một tấm ván gỗ, chôn trong cái sân nhỏ phía trước một ngôi mộ ở phía nam thị trấn Luxor.

Hatshepsut, thường được mô tả như một người đàn ông, cai trị song song với con trai bà trong khoảng 20 năm, từ năm 1503 trước Công nguyên. Thị trấn Luxor, còn được biết đến với cái tên Thebes, là thủ đô của triều đại này.

Khúc gỗ tìm thấy khá đặc biệt vì người Ai Cập cổ đại thường vẽ chân dung cho dân Ai Cập ở dạng nhìn nghiêng. Chân dung nhìn chính diện chỉ dành cho người nước ngoài, ma quỷ dưới âm phủ và các sinh vật kỳ lạ khác.  

 

Nhà Ai Cập học người Tây Ban Nha, Jose Manuel Galan, phỏng đoán bức họa hoàng gia này hoặc là phác thảo cho một bức tượng, là một bức tranh tình cờ do một sinh viên tạo ra để chứng tỏ tài năng của mình hoặc chỉ để giải trí. Thực tế là tấm ván gỗ còn chứa một hình hoạ tương tự nhưng thô vụng hơn, cho thấy một sinh viên nào đó có thể đã sử dụng nó để sao chép công trình của thầy mình.

Các nhà Ai Cập học tìm được một mảnh của tấm gỗ vào năm 2002 và 13 mảnh khác vào năm 2003. Một năm qua, họ gắn các mảnh với nhau và nay chuẩn bị đưa ra triển lãm tại bảo tàng Luxor.

Galan tin tưởng đây là một pharaoh, bởi người trong tranh đội chiếc vương miện "nemes", làm từ một loại vải sọc chỉ dành cho các hoàng đế. "Chúng tôi tìm thấy bức họa tương tự với vật này trên một tấm gỗ ở Bảo tàng Anh. Và cái cách mà mắt, môi, mũi và hình dáng của họ được thể hiện rất đặc trưng cho thời kỳ này", ông nói. 

Tấm bản gỗ rộng 50x30 cm, và được phủ bởi một lớp vữa màu vàng kem. Bức tranh vẽ bằng phẩm màu đen, trên nền một lưới ô vuông màu đỏ được dùng để đánh dấu tỷ lệ.

Galan cho biết tấm gỗ có thể là một phần tài sản được chôn theo viên quan có tên gọi Djehuty, từng là giám thị cho các công trình công cộng và tài chính dưới thời Hatshepsut, hoặc có thể là một thành viên trong gia đình Djehuty. Mộ của Djehuty được tìm thấy

 

 

Chuẩn bị đón sự kiện thiên văn hiếm gặp

B.H.  B.H.  

Châu Âu, Trung Đông và phần lớn châu Á, Phi sẽ là địa điểm quan sát lý tưởng trong tháng tới với sự kiện chưa từng diễn ra trong 122 năm qua - sao Kim đi qua giữa mặt trời và trái đất.

Nếu thời tiết cho phép, trong vòng 6 giờ ngày 8/6, các nhà thiên văn và công chúng có thể nhìn thấy hành tinh mang tên nữ thần tình yêu và sắc đẹp (Venus) đi ngang qua mặt trời. Sau lần gặp gỡ này, sự kiện tương tự chỉ diễn ra vào ngày 6/6 năm 2012, nhưng khi đó Anh và nhiều vùng khác của châu Âu sẽ không có cơ hội chiêm ngưỡng.

"Đây là một sự kiện thiên văn cực kỳ hiếm hoi", Gordon Bromage, giáo sư thiên văn học tại Đại học Central Lancashire của Anh, nhận định.  

Trong khoảnh khắc trên cùng đường thẳng này, sao Kim sẽ xuất hiện dưới hình dạng một nốt đen với kích cỡ 1/30 đường kính mặt trời. Tại Anh, phần lớn châu Âu và châu Phi sẽ quan sát được hiện tượng vào buổi sáng, còn tại Trung Đông, Nga và Ấn Độ là buổi chiều, muộn nữa là vùng Cận Đông với góc quan sát rất hẹp.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo người dân không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc qua camera hay kính thiên văn vì có thể bị mù mắt. Nên dùng kính lọc để quan sát nhật thực và chỉ nên dùng trong một lúc rất ngắn.

Sao Kim và Trái đất bay quanh mặt trời trên hai quỹ đạo khác nhau, lệch nhau một góc nhỏ. Thời điểm thẳng hàng là khi hai quỹ đạo này trùng lên nhau. Nó xảy ra 4 lần trong chu kỳ 243 năm. Trong số này có 2 lần vào tháng 12, diễn ra cách nhau 8 năm. Và sau 121,5 năm là hai lần nữa diễn ra vào tháng 6, mỗi lần cũng cách nhau 8 năm. Tiếp đó 105,5 năm, chu kỳ mới sẽ bắt đầu.

Hiện tượng các hành tinh xếp thẳng hàng với mặt trời thường là cơ hội rất tốt cho giới thiên văn đo đạc các khoảng cách trong vũ trụ, hoặc tạo cơ sở để tìm kiếm các hệ hành tinh ngoài mặt trời.

B.H. (theo Reuters, 12/05/04)

 

 

Chuột chuyển gene thọ '136 năm'

  Tất nhiên đó không phải là 136 năm thực, mà là tuổi đời tương ứng với số năm của con người. "Cụ" chuột tý hon có tên gọi Yoda vừa kỷ niệm lần sinh nhật thứ 4, trở thành con chuột già nhất thế giới và nếu so với người thì nó đã qua cái tuổi "bách niên" từ lâu

Khả năng sống dai kỳ diệu này của Yoda là nhờ những biến đổi gene tác động đến tuyến yên và tuyến giáp của nó, giảm bớt sự sản sinh insulin.

Yoda (trái) và bạn tình Leia.

 

Điều này cũng khiến cho nó nhỏ hơn 1/3 so với chuột thường và rất nhạy cảm với cái lạnh.

Tuy đã ở cái tuổi cổ lai hy, tương đương 136 năm ở người, song "cụ" Yoda vẫn rất năng động, vẫn tìm bạn tình và vẫn rất đẹp mã, tiến sĩ Richard A. Miller, giám đốc chương trình nghiên cứu thuộc trường Y, Đại học Michigan, cho biết

Yoda hiện sống trong một phòng thí nghiệm được bảo quản nghiêm ngặt với khoảng 100 con chuột đực già nua khác. Tuổi trung bình của chuột thí nghiệm chỉ khoảng hơn 2 năm

Bạn tình cùng chuồng với Yođa, Công chúa Leia, là một con cái to lớn hơn nhiều. Chính "cô nàng" đã sử dụng thân thể ấm áp của mình để che chở cho "cụ" chuột lùn khỏi chết cóng

Các nhà nghiên cứu đang dựa vào những đột biến gene để tìm hiểu bằng cách nào mà sự thay đổi lượng hoóc môn có thể làm chậm quá trình lão hoá, với hy vọng nó sẽ mở ra những phương pháp trường sinh mới mà thậm chí có thể áp dụng cho người

B.H  theo AP, vnexpress

Chuột ra đời không cần cha

Các nhà khoa học Nhật Bản và Hàn Quốc đã tạo ra hai con chuột cái từ những quả trứng không thụ tinh. Chúng nhận được hai bộ nhiễm sắc thể từ hai bà mẹ, thay vì từ 1 ông bố và 1 bà mẹ như phôi thông thường.

Hiện tượng sinh sản này - sinh sản đơn tính - không phải là hiếm với ong, kiến, rệp vừng và một số loài cá hay bò sát, song chưa từng diễn ra với các loài thú trong tự nhiên. Thông thường, con thú được thừa hưởng một bộ nhiễm sắc thể từ mẹ, và một từ bố. Các phôi chỉ chứa nhiễm sắc thể của mẹ thường chết ngay trong tử cung, còn những phôi chỉ chứa vật liệu gene của bố thì phát triển bất thường.

Tomohiro Kono, thuộc Đại học Nông nghiệp Tokyo, Nhật Bản và cộng sự đã vượt qua trở ngại này bằng việc trộn lẫn trứng của hai con cái, sau khi đã "khoá" một gene chủ chốt trong trứng hiến, vốn là trở ngại cho quá trình sinh sản đơn tính.

"Côn trùng có thể sinh sản theo phương pháp này. Ngay cả gà cũng có thể được tạo ra từ sinh sản đơn tính. Chúng tôi muốn biết tại sao đối với thú lại khó khăn đến vậy", Kono nói.

Thực tế, một trong hai bà mẹ là một con chuột sơ sinh bị đột biến gene - ADN của nó đã được thay đổi để hoạt động giống như vai trò của con đực. Tiếp đó, nhóm nghiên cứu cấy gene từ trứng của "ông bố" chưa trưởng thành này vào trứng của một bà mẹ trưởng thành khác. Sau đó, họ "kích hoạt" để chúng phát triển thành phôi.

Quy trình cụ thể như sau: Trước tiên, nhóm nghiên cứu "khoá" gene có tên gọi H19 trong trứng của chuột non. Nhờ đó, họ đã làm tăng hoạt động của một gene khác, gọi là Igf2. Gene này sản xuất ra một protein chịu trách nhiệm điều chỉnh sự tăng trưởng ở bào thai. H19 và Igf2 còn được gọi là gene đánh dấu, nghĩa là chúng chỉ hoạt động trên ADN của con cái và "ngủ yên" trên ADN của con đực, hoặc ngược lại. Thao tác trong thí nghiệm đã cho phép nhóm nghiên cứu tạo ra trứng hiến có đặc tính của con đực.

Trứng sau khi đã có hai loại vật liệu di truyền sẽ phát triển thành phôi, và được cấy vào tử cung của chuột. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình cấy ghép này rất thấp. Chỉ có 2 trong tổng số 598 phôi chuột phát triển đến giai đoạn cuối cùng.

"Hiệu quả của kỹ thuật này hiện khá thấp. Vì thế, nó chưa sẵn sàng để áp dụng rộng rãi trong thực tế", giáo sư Azim Surani, một chuyên gia về gene đánh dấu tại Đại học Cambridge, Anh, nhận xét.

Một trong hai con chuột sống sót được nhóm nghiên cứu đưa vào thử nghiệm, con còn lại (có tên gọi Kaguya) được nuôi lớn đến tuổi trưởng thành và sinh sản.

Kono cho biết kết quả của ông chứng tỏ rằng hiện tượng đánh dấu gene theo dòng cha đã ngăn cản quá trình sinh sản đơn tính ở thú, và đảm bảo vai trò của con đực trong thiên chức sinh sản.

Một số chuyên gia tin rằng quy trình này có thể được áp dụng trong các nghiên cứu về tế bào gốc, nhưng các tác giả của công trình khẳng định nó sẽ không được áp dụng cho người, ít nhất vì những thách thức về mặt đạo đức mà kỹ thuật này sẽ vấp phải.

 B. H 22/4/2004 vnexpress (theo BBC, Reuters)

 

Một anh chàng bống đang mon men lại bạn tình.

 

 

 

 

 

 

 

 

Để quyến rũ các nàng, một số cá bống đực xung phong đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trứng, trong khi những anh chàng khác lại cất lên những bản tình ca mà các nhà nghiên cứu ví nó như tiếng ngáy của con người.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Behavioral Ecology cho thấy cá bống đực - sống ở những vùng nước châu Âu -tỏ ra như một người mẹ khi những con cái có mặt. Các ông bố này đóng vai người mẹ bằng cách xây tổ, trông nom trứng, thậm chí quạt cho trứng bằng những cái vây của mình. Tuy nhiên, khi các cô nàng không có mặt ở đó thì những ông bố liền lộ nguyên hình là các anh chàng chày bửa và đôi khi còn xơi luôn cả trứng.

Đây là lần đầu tiên người ta tìm ra hình thức tán tỉnh nhau như vậy trong loài vật. Colette St. Mary, giáo sư động vật học tại Đại học Florida, phát biểu: "Những anh chàng đó hy vọng ghi thêm điểm qua những nỗ lực của mình. Chúng chỉ mong muốn quyến rũ các cô nàng giao phối với chúng".

Theo St. Mary, điều này không khác ở con người, một ông bố tốt, đảm nhiệm vai trò của người mẹ, sẽ trở nên hấp dẫn với bất cứ cô nàng nào.

Trong một nghiên cứu khác công bố trong tạp chí Acoustical Society of America, các nhà khoa học lại tìm thấy một số con cá đực tạo ra những âm thanh vui tai khi chúng cố gắng quyến rũ một cô nàng nào đó. Ở cá bống thì những âm thanh đó nghe như tiếng "khò khò".

Các nhà nghiên cứu đã thu lại được âm thanh tình yêu dưới nước tại Bahamas. David Mann, tại Đại học Khoa học Hải dương ở South Florida đã nhận ra âm thanh đó đến từ một anh chàng si tình. Nhưng ông vẫn chưa xác định được chính xác loài này, có thể là cá tuyết, grenadier, cá moury chấm đen hoặc cá nhám.

"Với con người thì những tiếng gọi tình yêu của loài cá này nghe như tiếng ngáy hoặc cái que kéo trên mặt sắt, nhưng nó lại là âm nhạc với những con cái".

Theo Mann, những con đực đã phải cố gắng để tạo nên âm thanh từ những cơ dọc theo bong bóng, bởi việc tán tỉnh dưới nước là rất khó khăn. "Dưới nước sâu thì việc xác định vị trí của bạn tình là một trở ngại lớn, và khó có thể dựa vào những giác quan nào khác".

Một số con có khả năng kêu to đến mức có thể nhận ra được ở ngoài mặt nước. Thực tế trong nhiều năm gần đây có những câu chuyện kể về người dân ven biển nghe được những âm thanh kỳ quái trong đêm. Mann giải thích đó chính là tiếng gọi tình của những anh chàng cá trống hoặc cá cóc.

 

 

Cleopatra đã quyến rũ Antony như thế nào?

  Minh Thi                      
 

Thiên tình sử bất hủ giữa nữ hoàng Ai Cập Cleopatra và viên tướng La Mã Marc Antony đã được bất tử hoá trên một chiếc bình cổ La Mã hiện được trưng bày tại bảo tàng Anh

Susan Walker, nguyên phó giám đốc bộ phận cổ vật Hy Lạp và La Mã tại Bảo tàng Anh, tin rằng hình ảnh trên chiếc bình Portland có chạm trổ thuỷ tinh chứng tỏ Cleopatra đã quyến rũ Antony, trong khi thần tình ái và Anton, con trai của anh hùng Hercules, thì đứng nhìn. Dòng họ của Marc Antony vẫn tuyên bố họ là hậu duệ của Anton

 

 

 

 

Nếu giả thuyết của Walker là đúng, thì chiếc bình sẽ bổ sung thêm vào một số ít những hình ảnh đã được biết tới về Cleopatra trong thế giới cổ xưa. Theo Lisa Schwappach-Shirriff, tại Bảo tàng Ai Cập Rosicrucian ở San Jose, California, hiện mới xác định được 7 bức tượng của Cleopatra. Tất cả được làm bằng đá, chứ không phải thuỷ tinh

Trong buổi thuyết trình tháng trước tại Bảo tàng Anh, Walker đã khẳng định rằng chiếc bình thể hiện hình ảnh "cơ hội cuối cùng của Antony để gìn giữ danh tiếng La Mã của mình, trước khi sự quyến rũ của nữ hoàng Ai Cập trở nên không thể cưỡng lại đối với ông".

Sau thất bại tại cuộc chiến Actium (năm 31 trước Công nguyên), Antony tìm đến chỗ ở của Cleopatra ở Alexandria, tại đó ông nghe được tin đồn về cái chết của nàng. Antony liền tự sát và theo truyền thuyết, Cleopatra sau đó cũng tự kết liễu đời mình bằng nọc độc của rắn. Hình ảnh con rắn đã được minh hoạ quanh cơ thể người đàn bà trên chiếc bình.

Bảo tàng Anh đã gọi chiếc bình Portland là tạo vật chạm trổ thuỷ tinh nổi tiếng nhất từ đời xưa. Để tạo nên những hình chạm trổ, thợ thổi thuỷ tinh đã phải hoà thuỷ tinh đen vào thuỷ tinh trắng và sau khi để nguội, mài giũa nó để cho ra các hình hài.

Với kiểu chế tác như vậy nên rất khó xác định niên đại chiếc bình. Xác định bằng carbon thì không có tác dụng bởi nó cần những mẫu vật lấy từ động thực vật. Dùng phương pháp phát quang thì cũng không thành công, bởi nó chỉ dựa trên những vật thể được nung nóng ở nhiệt độ ít nhất 350 độ C. Các phương pháp khác thì cần mẫu vật mà có thể làm hỏng chiếc bình.

Hình ảnh trên chiếc bình cũng làm đau đầu các chuyên gia trong nhiều năm. Nguồn gốc của nó vẫn chưa được xác định. Người ta chỉ biết đến bình cổ này vào năm 1601 và do một hồng y giáo chủ Italy sở hữu. Tháng 8/2003, Jerome Eisenberg, thuộc tạp chí nghệ thuật và khảo cổ Minerva, tuyên bố chiếc bình được làm từ thế kỷ 16. Eisenberg cũng tin rằng hình ảnh trên đó mang phong cách Phục Hưng hơn là La Mã.

Nhưng Schwappach-Shirriff thì ủng hộ giả thuyết của Bảo tàng Anh về thời gian xuất xứ của chiếc bình. "Nghệ thuật chạm trổ kính La Mã chỉ phổ biến ở 2 giai đoạn chính là từ năm 27 trước Công nguyên đến 68 sau Công nguyên, và một quãng trong thế kỷ 4. Chúng thường rất đắt và được coi là những món đồ xa xỉ".

Schwappach-Shirriff cho rằng giả thuyết về hình ảnh trên chiếc bình của Walker là thú vị, đặc biệt khi những nghệ sĩ cổ điển thường muốn giấu đi danh tính và ý nghĩa trong các tác phẩm của mình. Tuy nhiên, do nguồn gốc của chiếc bình không được ghi chép rõ ràng, nên chưa thể khẳng định giả thuyết này là đúng hay sai.

"Tôi chưa thể nói đó là Antony và Cleopatra, cũng như tôi có thể khẳng định đây không phải là Caesar và Octavia".

 

14/4/2004 vnexpress (theo Discovery)

 

Công bố bản đồ chi tiết gene người

Mỹ Linh

21/4/2004

 

Chuỗi gene.

Khoảng 150 nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu và đại học trên thế giới đã chung sức xây dựng một bản đồ chi tiết 21.000 gene người. Công trình được xem là bước tiến quan trọng, giúp việc giải mã ADN có ý nghĩa hơn trong trong lĩnh vực tìm hiểu và chăm sóc sức khỏe con người.

Năm 2003 là dấu mốc quan trọng đối với cộng đồng khoa học thế giới, khi mà trình tự gene người chính thức được hoàn thiện. Tuy nhiên, người ta vẫn cần phải là sáng tỏ một khối lượng lớn thông tin thô về thế giới gene.

Công trình nghiên cứu, phân tích và xuất bản một bản đồ tổng hợp về gene người của Tập đoàn H-Invitational sẽ hỗ trợ tích cực cho công việc trên. H-Invitational là một tổ chức khoa học quốc tế, dẫn đầu là Takashi Gojobori đến từ Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Nhật Bản. Họ đã thu thập cơ sở dữ liệu của tất cả các gene được nhận dạng từ trước tới nay, đồng thời tiến hành một cuộc phân tích thấu đáo 41.118 bộ ADN bổ sung (cDNAs) và các phân tử tổng hợp có nguồn gốc từ ARN tương ứng với mỗi gene trong trình tự. Công việc này cho phép nhóm xác nhận 21.037 gene chức năng và 5.155 gene ứng cử mới.

"Gene vẫn còn là một khái niệm mơ hồ" - Anthony J Brookes thuộc Viện Karolinska, Thuỵ Điển, một thành viên trong nhóm nói. "Một chuỗi trình tự có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để tạo nên các ARN và protein khác nhau. Chúng có thể được biểu diễn dưới dạng vô số tế bào ở những vị trí khác nhau và tại các thời điểm khác nhau. Đây là vấn đề cần được làm sáng tỏ hiện nay".

Quá trình phân tích của H-Invitational cũng cho thấy khoảng 4% trình tự gene người đang bị thất lạc và nhiều ADN không hề có chức năng cụ thể. "Hệ gene không phải là chương trình máy tính, nó liên tục tiến hóa theo thời gian. Một số mảnh gene và phân tử ARN không hoạt động. Chúng có thể từng hoạt động, song đang nghỉ ngơi để chờ cơ hội tiến hóa".

Dữ liệu của H-Invitational có chứa các dạng protein khác nhau được đánh mã gene, được gọi là các dạng ghép nối đồng nhất. Đó là những lời tiên tri về các protein sẽ ra đời và những vị trí hoạt động của gene trong cơ thể.

vnexpress.net (theo BBC)

 

Công bố bản đồ mã gene chuột lớn

B.H.

Bản đồ gene chuột lớn - loài thú thứ ba trên thế giới từng được giải mã di truyền sau người và chuột nhắt - sẽ đẩy nhanh quá trình tìm kiếm các liệu pháp chữa bệnh cho con người. Công trình do một nhóm khoa học quốc tế, dẫn đầu là Mỹ, công bố hôm qua.

Chuột lớn được ưu tiên giải mã gene là do tầm quan trọng của nó trong các nghiên cứu y học. Gần 200 năm qua, các nhà khoa học đã sử dụng loài động vật này như là một "mô hình" để thử nghiệm các ý tưởng về sinh học người. Ngày nay, cùng với họ hàng chuột nhắt, chuột lớn có mặt trong hơn 80% các loại thí nghiệm. Người ta đã tạo ra hàng trăm chủng chuột nhắt và chuột lớn để cho mắc những căn bệnh ở người. Chuột lớn cũng rẻ và dễ kiếm hơn. Ngoài ra, việc sử dụng chúng cho mục đích khoa học cũng ít gặp phải sự phản đối như với linh trưởng.

Từ những thông tin lưu trữ trong bộ gene chuột lớn, giờ đây các nhà nghiên cứu sẽ thuận lợi hơn trong việc tạo ra những mô hình bệnh gần giống ở người, để từ đó tìm ra phương pháp trị liệu hiệu quả nhất.

"Các mô hình bệnh tốt hơn sẽ làm giảm số lần thất bại trong quá trình thử nghiệm lâm sàng (hiện đang chiếm đến 90%), do đó hạ chi phí sản xuất và thời gian để đưa thuốc ra thị trường", giáo sư Howard Jacob, từ trường Y Wisconsin, Mỹ cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng giống chuột lớn Nauy màu nâu (Rattus norvegicus), với mẫu lấy từ hai con cái và một con đực. Hơn 90% ADN của chúng đã được đọc, phân loại và phân tích sơ bộ. Phần còn lại chưa đầy 10%, theo các nhà nghiên cứu, là không chứa dữ liệu có nghĩa và do đó chưa ai có ý định tiếp tục giải mã nó.

Nhóm nghiên cứu phát hiện bộ gene chuột lớn có kích cỡ gần giống như bộ gene người - với 2,75 tỷ ký tự, hay các đơn vị ADN cơ bản, và cũng chứa một lượng gene tương đương, khoảng 25.000 gene. Ngoài ra, một điều rõ ràng là hầu hết gene tìm được trên sinh vật này cũng xuất hiện trên người.

Tất nhiên, có sự khác biệt cơ bản giữa bộ gene của hai loài. Chẳng hạn sự thay đổi thứ tự nhiều gene, hay ở chuột lớn, xuất hiện những nhóm gene tạo cho chúng một khứu giác tuyệt vời và khả năng kháng lại các độc tố.

Bằng việc so sánh mã gene chuột lớn với gene người và chuột nhắt, các nhà nghiên cứu cũng có thể hình dung được sự tiến hóa của các loài thú rõ nét hơn. Trong cả 3 loài này, khoảng 40% mã di truyền là kế thừa từ một tổ tiên chung, tồn tại gần 10 triệu năm trước.

 

Công trình về khứu giác đoạt giải Nobel y học

 
Linda B. Buck.

Giải Nobel Y học 2004 vừa được trao cho hai nhà nghiên cứu Mỹ, Richard Axel và Linda B. Buck, với công trình tìm hiểu sự hoạt động của giác quan bí ẩn nhất - khứu giác. Chẳng hạn, bằng cách nào một người có thể ngửi thấy cây đinh tử hương trong mùa xuân, và nhớ lại nó trong mùa đông.

Axel và Buck, "trong những nghiên cứu độc lập, đã làm sáng tỏ hệ thống khứu giác của con người, từ cấp độ phân tử tới sự tổ chức của các tế bào", hội đồng trao giải viện dẫn trong bản tuyên dương thành tích của hai người vừa diễn ra tại Viện Karolinska, Stockholm, Thụy Điển.

Trong các nghiên cứu tiên phong của mình, hai nhà khoa học đã khám phá ra một họ gene lớn, là nền tảng cho khả năng nhận biết khoảng 10.000 mùi hương khác nhau của con người, như đinh tử hương, rượu vang, dâu tây, và ghi nhớ chúng trong suốt cuộc đời.

Axel, 58 tuổi, làm việc tại Viện y học Howard Hughes và Đại học Columbia ở New York, đã chia sẻ giải thưởng danh giá này với Buck, 57 tuổi, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Hutchinson ở Seattle.

Hai người kết hợp công bố các phát hiện về gene vào năm 1991, và từ đó làm việc độc lập để làm sáng tỏ hoạt động của hệ thống khứu giác.

Khi được hỏi liệu có nghĩ rằng mình sẽ đoạt giải Nobel, Axel nói: "Không, đây là điều tôi chưa hề nghĩ tới, tôi chỉ nghĩ về khoa học của mình". Được hỏi ông sẽ làm gì trước tiên sau khi nhận được tin này: "Tôi sẽ đi uống một cốc cà phê", ông nói.

Việc trao giải Nobel y học đã mở đầu một tuần lễ Nobel, kết thúc bằng việc trao giải Nobel kinh tế vào ngày 11/10. Giải Hòa bình - giải duy nhất trao tặng tại Oslo, Nauy - sẽ được công bố vào 8/10. Giải Vật lý công bố vào ngày mai (5/10) và giải Hóa học vào ngày kia (6/10) tại thủ đô của Thụy Điển.

Ngày trao giải Nobel văn học chưa được Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển ấn định, nhưng có thể vào 7/10.

Các giải thưởng cũng được giới thiệu vào ngày 10/12, nhân kỷ niệm ngày mất của Nobel. Giải thưởng trị giá 1,3 triệu USD.

Thuận An (5/10/2004, theo vnexpress.net, AP, AFP)

 

Con người mất 1.000 năm để thuần giống thực vật

    Minh Thi 
 

Những hoá thạch sót lại từ các hạt lúa mỳ, lúa mạch, quả sung và quả hồ trăn gần 10.000 tuổi đã giúp các nhà khoa học giải đáp một bí ẩn, đó là khi nào và làm thế nào những người săn bắt hái lượm du mục trở thành các nông dân định cư.

Nhóm nghiên cứu do nhà khảo cổ Phillip Edwards tại Đại học La Trobe, Australia, đứng đầu, cho biết những gì tìm thấy ở Trung Đông cho thấy con người đã trải qua giai đoạn 1.000 năm trồng các cây hoang dại trước khi bắt đầu nhân giống chúng một cách có hệ thống.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích những mẫu vật còn sót lại tại một khu vực gần Biển Chết ở Jordan, đại diện cho thời kỳ đồ đá tiền thời kỳ đồ gốm A (Pre-Pottery Neolithic A - PPNA), khi đó con người bắt đầu định cư. Các nhà khoa học xác định khu vực có niên đại 9.600-9.300 năm BP (tức là 9.600-9.300 năm trước hiện tại - hiện tại được xác định là năm 1950 sau Công nguyên).

Đến gần đây, kỷ PPNA cũng được công nhận là khoảng thời gian con người bắt đầu thuần hoá thực vật. Nhưng điều vẫn gây tranh cãi là bất cứ dấu vết thực vật nào có từ kỷ PPNA đều chưa phải là bằng chứng xác đáng cho thấy chúng thuộc những loài đã được thuần giống.

"Các ngôi làng mọc lên dày đặc trong giai đoạn này, và nếu không phải vì có một nguồn thực phẩm mới thì nguyên nhân là gì, vẫn chưa ai lý giải được", Edwards cho biết.

Các nhà khảo cổ đã nghiên cứu những hạt lúa mạch cổ tại khu vực Biển Chết và thấy chúng tuy to hơn những hạt trong tự nhiên, nhưng lại không to bằng những hạt được trồng tìm thấy trong kỷ tiếp theo Pre-Pottery Neolithic B (PPNB). Đó là một bằng chứng cho thấy có một giai đoạn trước khi có sự trồng trọt đích thực, gọi là "pre-domestication cultivation".

"Chúng tôi cho rằng họ vẫn là những người săn bắt hái lượm, nhưng có kết hợp thêm hoạt động trồng trọt một số cây hoang dã như lúa mỳ, lúa mạch và cây họ đậu, vì vậy mà chúng tôi gọi đó là giai đoạn trồng trọt tiền thuần hoá", Edwards nhận định.

Mặt đất bằng phẳng và những con suối nhỏ cũng chứng tỏ những hạt lúa mỳ và lúa mạch đã được trồng ở đó. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy cối, chày và một số dụng cụ xay xát khác. Tuy vậy, những hạt sung hoặc hồ trăn được tìm thấy tại vùng đất rất khô và mặn chứng tỏ chúng không được trồng mà có thể được hái từ trên đồi. Bằng chứng này bổ sung giả thuyết rằng cư dân ở Biển Chết là những người săn bắt hái lượm bán thời gian.

Cuộc nghiên cứu cũng xác định lại khoảng thời gian mà kỷ PPNA kết thúc. Thông thường nó được cho là bắt đầu vào năm 10.300 BP và kết thúc vào năm 9.600 BP. Nhưng nhóm của Edward cho rằng giai đoạn này kết thúc vào khoảng 9.300-9.200 BP. Còn kỷ tiếp theo, PPNB, bắt đầu vào khoảng 9.400-9.300 BP.

  vnExpress 13/04/04  (theo ABC Online)

 

 

Có thể du hành về quá khứ và tương lai?

                        ngày 03 tháng 04 năm 2004                           
   
 
Ronald L. Mallett  

Nhà vật lý Ronald Mallett thuộc Đại học tổng hợp Connecticut (Mỹ) cho biết đã có cách chế tạo cỗ máy thời gian để đưa con người hành trình ngược dòng về quá khứ và du lịch vào tương lai.

Theo Ronald Mallett, đó là một kiểu “khí tài bay” có khả năng di chuyển mọi vật và con người từ quá khứ đến tương lai và ngược lại. Khác với đa số các nhà khoa học, giáo sư 57 tuổi này không hy vọng thực hiện được ước mơ xa xưa của loài người là du ngoạn theo hai chiều của thời gian mà ông chỉ nghiên cứu tìm ra phương pháp để di chuyển các nguyên tử cũng như con người đang sống đi theo thời gian

Giáo sư Mallett tuyên bố: “Tôi không phải là một kẻ lập dị. Tôi có ý định xây dựng một mô hình hoạt động và sẽ sớm bắt đầu các cuộc thí nghiệm. Đây cũng không phải là một lý thuyết gì mới mẻ về vật chất, để rồi sẽ mang tên tôi kiểu như “Lý thuyết Mallett”, mà hoàn toàn dựa vào lý thuyết tương đối của Einstein. Tóm lại, tất cả đều được dựa trên những quy luật vật lý đã được biết đến từ trước đến nay"


 
Ronald L. Mallett
Ph.D., Professor of Physics


Research Group Affiliation
Particle and Field Theory


 
University of Connecticut U-3046
2152 Hillside Road
Storrs, CT 06269-3046
 
 

Room No: P-414
 
Tel: (860) 486-4693
 
Fax: (860) 486-3346
 

 

Email:       rlmallett@aol.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo lý thuyết về trường hấp dẫn của Einstein, bất kỳ vật thể nào có khối lượng và năng lượng đều làm méo không gian và dòng thời gian xung quanh nó, hệt như khi quả cầu rơi xuống một tấm cao su căng phẳng, nó làm cho bề mặt tấm cao su võng xuống tại điểm quả cầu rơi. Theo nhận xét của Mallett, những tia laser một khi bị làm chậm lại khi đi qua đường cáp quang và các tinh thể đặc biệt, có thể tạo nên sự méo mó không gian và thời gian tương tự và có thể dịch chuyển theo thời gian.

Giáo sư Mallett và cộng sự tại Đại học dự kiến xây dựng một thiết bị để kiểm tra xem liệu các hạt cơ bản như nơtron có thể di chuyển theo dòng thời gian hay không. Theo dự kiến của Mallett, năng lượng của chùm tia laser đang quay có khả năng làm biến dạng không gian trong vành khuyên ánh sáng sao cho lực hấp dẫn sẽ buộc các nơtron thay đổi hướng quay của nó.

Ông cho rằng, khi sử dụng một khối lượng năng lượng lớn hơn có thể làm xuất hiện một nơtron thứ hai. Hạt vật chất thứ hai này sẽ là tương lai của hạt thứ nhất. Trong thực tế, để cho con người có thể du ngoạn trong thời gian cần phải có năng lượng nhiều tới mức mà hiện nay chúng ta chưa thể tạo ra được. Nhưng điều này không làm cho Mallett bận tâm. Theo ông, đây chỉ là vấn đề thuần tuý về mặt kỹ thuật, còn điều quan trọng nhất là đã tạo ra một khả năng có tính nguyên tắc để du ngoạn trong thời gian.

vnExpress.net

Summary of Research Activity

      Gravitational Field of Circulating Light Beams

      In Einstein's general theory of relativity, both matter and energy can create a gravitational field. This means that the energy of a light beam can produce a gravitational field. My current research considers both the weak and strong gravitational fields produced by a single continuously circulating unidirectional beam of light. In the weak gravitational field of a unidirectional ring laser, it is predicted that a spinning neutral particle, when placed in the ring, is dragged around by the resulting gravitational field [R. L. Mallett, "Weak gravitational field of the electromagnetic radiation in a ring laser," Phys. Lett. A 269, 214 (2000) http://temporology.bio.msu.ru/EREPORTS/mallett.pdf].

      For the strong gravitational field of a circulating cylinder of light, I have found new exact solutions of the Einstein field equations for the exterior and interior gravitational fields of the light cylinder. The exterior gravitational field is shown to contain closed timelike lines [R. L. Mallett, "The gravitational field of a circulating light beam," Foundations of Physics 33, 1307 (2003)]. The presence of closed timelike lines indicates the possibility of time travel into the past. This creates the foundation for a time machine based on a circulating cylinder of light.

      Popular articles on this research are given, for example, by www.villagevoice.com/issues/0216/edlim.php or http://www.walterzeichner.com/thezfiles/timetravel.html. An audio presentation of an invited lecture entitled "A Brief History of Time Travel" given at the Boston Museum of Science on April 5, 2002 can be found at http://streams.wgbh.org/forum/forum.php?lecture_id=1203 Additional information can also be obtained by doing a google search under Ronald L. Mallett.

      The Learning Channel aired an hour long documentary on December 3, 2003 featuring some of my current time travel research.

      Cosmic Degenerate Bose-Einstein Dark Matter

      In collaboration with Mark P. Silverman of the Department of Physics of Trinity College, a general relativistically covariant theory of a self coupled scalar field has been developed as a possible solution of the missing mass problem. We have shown that spontaneous symmetry breaking of a neutral scalar field coupled to gravity leads directly to ultra-low mass bosons, with a critical temperature far above the temperature of the universe, for most of its duration. The particles are therefore expected to condense into a degenerate Bose Einstein gas, providing a potential candidate for nonbaryonic nonluminous matter [M.P. Silverman and R.L. Mallett, "Cosmic degenerate matter: a possible solution to the problem of missing mass," Class. Quantum Grav. 18, L37 (2001); M. P. Silverman and R. L. Mallett, "Dark matter as a cosmic Bose-Einstein condensate and possible superfluid," Gen. Rel. Grav. 34, 633 (2002)]

 

Cuộc sống tình cảm qua thơ ca Ai Cập cổ

Minh Thi  

Bức hoạ trên tường trong lăng mộ của Tutankhamun tại Thung lũng các ông hoàng.

Kim tự tháp, xác ướp, hầm mộ và những hiện vật tượng trưng cho tầng lớp quý tộc và thế giới bên kia thống trị hình ảnh của chúng ta về Ai Cập cổ đại. Nhưng những bài thơ được sáng tác cách đây hàng nghìn năm có thể mang tới một cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống thường ngày của người Ai Cập xưa.

"Thơ ca có thể là tài sản bị lãng quên lớn nhất trong thế giới Ai Cập cổ đại", Richard Parkinson, chuyên gia văn học Ai Cập cổ tại Bảo tàng Anh, phát biểu.

Trong khi những ghi chép lịch sử và các tác phẩm được miêu tả bên trong các ngôi mộ thường đưa ra những giải thích mang tính lý tưởng hoá về cuộc sống Ai Cập thời xưa, thì thơ ca mang đến một cái nhìn thực tế về bản chất con người và những khiếm khuyết của họ.

Một tập thơ tình vừa được phát hiện trong ngôi làng Deir el-Medina, từng là nơi sinh sống của các thợ xây lăng mộ, bên ngoài Thung lũng các ông hoàng. Những áng thơ này cho phép người yêu thơ và say mê Ai Cập thâm nhập vào cuộc sống tình cảm của những người dân bình thường nhất.

"Mọi người thường cho rằng tất cả những tác phẩm của Ai Cập cổ đều mang tính tôn giáo, nên tính chất đời thường của những bản tình ca này không ngừng làm ngạc nhiên các độc giả", Parkinson cho biết.

Được viết vào thời kỳ New Kingdom (1539-1075 trước Công nguyên), những bản tình ca này ca ngợi tình yêu và sự lãng mạn, với cách sử dụng đầy bất ngờ thuật ẩn dụ, lặp từ và những kỹ thuật khác, tương tự nền thơ văn ngày nay.

The Flower Song (Excerpt) 

To hear your voice is pomegranate wine to me: 
I draw life from hearing it. 
Could I see you with every glance, 
It would be better for me 
Than to eat or to drink. 

Bài ca loài hoa (trích)

Giọng nói em ngọt ngào như rượu lựu
Tôi có thêm sinh lực khi nghe giọng nói ấy
Được nhìn thấy em thoáng qua thôi
Cũng là tuyệt vời rồi
Chẳng cần ăn hay uống.

(tạm dịch)

Theo Jacco Dieleman, nhà Ai Cập học tại Đại học California, nền thơ ca sơ khai tại Ai Cập có thể là một phần của nền văn nói truyền thống. Các bài thánh ca, câu chuyện và lời cầu nguyện được truyền từ người này sang người khác. Thời đó, có thể chỉ một trong một trăm người biết đọc và viết.

Hệ thống chữ viết tượng hình của Ai Cập (Hieroglyph) có thể đã được sáng tạo để giúp những nhà buôn ghi chép hàng hoá và tính toán tiền nong. Sau này, chữ tượng hình được khắc trên các ngôi mộ hoàng gia để ghi lại tiểu sử chủ nhân của ngôi mộ. Qua nhiều thời gian, những bản tiểu sử dài hơn, các bài thơ và bài hát cũng dần xuất hiện.

Để đọc được những áng văn thơ của người Ai Cập xưa, phải trải qua một quá trình gồm 2 bước. Hầu hết những tác phẩm được viết bằng chữ thầy tu (hieratic) - một dạng viết tắt của hieroglyph. "Để viết ra tất cả những chữ hieroglyph đẹp đẽ về chim chóc, đàn ông, đàn bà, bạn sẽ mất vài ngày để hoàn thành bức thư", Dieleman cho biết.

Để giải mã chữ viết cổ, Dieleman nghiên cứu kỹ lưỡng những bức chụp chi tiết về các tác phẩm được khai quật, cùng với sự quan sát hiện vật thực, nếu có thể. Sau đó, ông dịch từ hieratic sang hieroglyph. Tại giai đoạn này, ông bổ sung âm thanh cho các chữ cái và nhặt ra các từ, câu và cả đoạn.

Những giai thoại lịch sử và các bài thánh ca thường được khắc trên tường trong mộ, viết trên giấy cói hoặc được vẽ nguệch ngoạc lên các mảnh gốm. "Những mảnh gốm này được coi là giấy nháp của người Ai Cập xưa", Terry Wilfong, nhà Ai Cập học tại Đại học Michigan, cho biết.

Những tác phẩm được tìm thấy tại ngôi làng Deir el-Medina chứng tỏ người dân thời đó khá hay chữ. Những bài thơ tình thường mang tính nhạc và sử dụng các sự kiện trong cuộc sống thường nhật, như trồng lúa, bắt chim, đánh cá bên dòng sông Nile, như một ẩn dụ về tình yêu.

The Crossing (Excerpt) 

I'll go down to the water with you, 
and come out to you carrying a red fish, 
which is just right in my fingers. 

Qua sông (trích)

Tôi sẽ bước xuống nước cùng em
và mang tới cho em một con cá đỏ
chìa ngay ra trên những ngón tay.

(tạm dịch)

Tiếng nói của phụ nữ khá mạnh mẽ trong thơ ca Ai Cập cổ - như trong vai người kể chuyện hoặc người lựa chọn bạn tình. Điều này chứng tỏ phái yếu có vị trí cao hơn trong nền văn hoá Ai Cập xưa. Phụ nữ cũng có thể là tác giả của một số bài thơ.

Một trong những tác phẩm yêu thích của nhà khảo cổ Wilfong là bài thơ ca tụng một người chơi đàn hạc. Có từ năm 1160 trước Công nguyên, bài thơ này được tìm thấy trên ngôi mộ của Inherkhawy, người giám sát công nhân tại khu mộ hoàng gia ở thành phố Thebes cổ.

The Harper's Song for Inherkhawy (Excerpt) 

So seize the day! hold holiday! 
Be unwearied, unceasing, alive 
you and your own true love; 
Let not the heart be troubled during your 
sojourn on Earth, 
but seize the day as it passes! 

Bài ca đàn hạc dành cho Inherkhawy (trích)

Hãy nắm lấy ngày hôm nay, giữ trọn ngày lễ này
Đừng mệt mỏi, đừng dừng lại, hãy sống
anh và tình yêu đích thực của anh
Đừng để trái tim phải muộn phiền
khi anh lưu lại trên trái đất
mà hãy nắm lấy ngày hôm nay khi nó đang trôi qua!

(tạm dịch)

 21/4/2004, vnexpress(theo National Geographic)

 

B.H.      13/08/2004                   vnexpress.net  
   

Các nhà khoa học Mỹ vừa biến những con khỉ biếng nhác thành những kẻ siêng năng, nhờ một liệu pháp gene để khóa một hợp chất chủ đạo trên não

Giống như nhiều người trong chúng ta, khỉ thường uể oải khi thực hiện những việc có mục tiêu ở xa. Chúng chỉ hăng hái khi biết chắc sắp nhận được phần thưởng,Đã có 'thuốc' trị bệnh lười?

"Thông thường người và khỉ đều làm việc theo kiểu đối phó - nghĩa là chần chừ nếu còn nhiều thời gian cho việc đó, và sẽ nhanh nhẹn hơn nếu sắp nhận được phần thưởng. Tuy nhiên, những con khỉ trải qua liệu pháp gene mới đều trở nên chăm chỉ hơn", tiến sĩ Barry Richmond, thuộc Viện sức khỏe tâm thần quốc gia, cho biết.

Richmond và cộng sự đã sử dụng một kỹ thuật mới để khóa gene D2 của khỉ. Gene này có vai trò tạo ra một thụ quan để tiếp nhận dopamine - chất mang thông tin quan trọng của não, thường đi kèm với việc nhận phần thưởng, sự di chuyển và nhiều chức năng quan trọng khác. Sau khi được khóa gene D2, khỉ không còn tiếp nhận được dopamine nữa.

Thí nghiệm được thực hiện với 7 con khỉ nâu. Chúng phải đẩy một cái cần theo tín hiệu chỉ dẫn trên một màn hình, và sẽ nhận được phần thưởng là một giọt nước.

"Kết quả là nếu như trước đó, chúng chỉ làm việc hiệu quả - mắc ít lỗi hơn - khi sắp được nhận phần thưởng, thì sau khi không còn thụ quan dopamin, chúng liên tục làm việc hăng hái và mắc ít lỗi. Đó là vì chúng không cần phải căn cứ vào tín hiệu trên màn hình để đoán xem khi nào sắp được nhận phần thưởng nữa", Richmond cho biết. "Việc khóa gene này đã làm kích hoạt sự thay đổi trong quan điểm làm việc của khỉ".

Tiến sĩ Richmond tin rằng liệu pháp này một ngày nào đó có thể đem lại lợi ích cho con người, chẳng hạn như khi họ rơi vào trạng thái phiền muộn, u uất, khi mà sự hăng hái gần như biến mất khỏi tâm trí. Nhưng với hầu hết chúng ta, ngày mà liệu pháp đó rơi vào tay các ông chủ có thể cũng là ngày mà chúng ta vứt bỏ nó.

 

 

 

Đẩy phi thuyền bằng chùm plasma

 

   

Các chùm ion hội tụ có thể đẩy nhà du hành tới sao Hỏa và quay về trái đất chỉ trong 90 ngày, một nhóm nghiên cứu của NASA tuyên bố. Viễn cảnh có thể đưa chúng ta tới những chuyến du hành nhanh hơn quanh hệ mặt trời.

Ý tưởng của Robert Winglee, thuộc Đại học Washington ở Seatle, Mỹ, như sau: Khi phóng một chùm plasma các hạt tích điện (hay ion) bị từ hóa vào một phi thuyền có trang bị cánh buồm từ tính, lực đẩy từ giữa cánh buồm và chùm tia sẽ cung cấp cho con tàu một động năng khổng lồ, đẩy nó bay nhanh về phía trước với tốc độ lớn chưa từng thấy.

Về lý thuyết, phi thuyền sẽ cất cánh từ một trạm không gian đang bay trên quỹ đạo quanh trái đất. Trạm không gian này bắn ra một chùm plasma từ một miệng vòi có đường kính khoảng 10 mét, đẩy con tàu đi với vận tốc cao. Khi con tàu gần tới đích, một chùm plasma thứ hai - được phóng ra từ trạm vũ trụ đang bay quanh Hỏa tinh - sẽ làm chậm tốc độ của nó.

Một phi thuyền truyền thống hoạt động nhờ đốt nhiên liệu phải mất 2 năm để hoàn tất chuyến thám hiểm quanh sao Hỏa, Winglee cho biết. Ngược lại, chùm tia từ hóa này sẽ đẩy con tàu đi với tốc độ hàng chục nghìn dặm mỗi giờ.

"Đó là một ưu thế lớn giúp con người đi nhanh hơn", Giám đốc Viện các ý tưởng tiến bộ của NASA, Robert Cassanova, nhận xét. Do chuyến đi không cần mang nhiều thực phẩm và nhiên liệu dự trữ, các nhà du hành có thể dành nhiều tài nguyên hơn cho việc hỗ trợ thám hiểm. Sức khỏe của họ cũng tốt hơn do chỉ phải dành ít thời gian bay trong tình trạng không trọng lượng.

"Nếu được hỗ trợ kinh phí đầy đủ, ít nhất chúng ta có thể tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong 5 năm tới", Winglee cho biết. Một chuyến thử nghiệm trị giá khoảng 1 triệu USD, trong khi chi phí cho cả hành trình lên sao Hỏa sẽ phải mất hàng tỷ USD, do còn phải xây dựng một trạm vũ trụ ở đó. "Nhưng một khi đã có cơ sở hạ tầng, con người có thể bắt đầu bay quanh thái dương hệ mà không cần thiết kế thêm các động cơ mới cho mỗi lần bay, ông nói.

Dự án thực ra đã bắt đầu từ nhiều năm trước đây, khi Winglee tự hỏi liệu có thể nạp năng lượng cho các chuyến bay vũ trụ dài ngày bằng những hạt tích điện phóng ra từ mặt trời (hay gió mặt trời). Để làm được điều đó, con tàu cần có một cánh buồm để hứng gió mặt trời và lao về phía trước. Tuy nhiên, vì gió mặt trời chỉ thổi theo một hướng, nên việc tận dụng chúng để đẩy con tàu bay tới sao Hỏa rồi lại bay về là rất khó khăn.

Giải pháp của Winglee là một thiết bị có tên gọi High Power Helicon, có khả năng phóng ra một chùm hạt tích điện, rồi hội tụ chúng lên cánh buồm và đẩy tàu đi. Với công suất 60 kilowatt, thiết bị này là một trong những máy phát plasma mạnh nhất thế giới. Một giải pháp khác nhằm tạo lực đẩy cho phi thuyền là đặt lò phản ứng hạt nhân trên đó.

Sau cùng, rắc rối lớn nhất với chùm hạt tích điện là liệu nó có hội tụ chính xác qua khoảng cách lớn hay không. "Chúng tôi mới chỉ quan sát nó trên quãng đường vài mét, nhưng ở khoảng cách xa hơn thì còn phải thử nghiệm thêm", John Slough, cộng sự của Winglee, nói.

Thuận An (19/10/2004, vnexpress.net, theo NewScientist)

 

 

Phi thuyền bay trong vũ trụ bằng "gió" mặt trời

Buồm mặt trời sẽ khiến các chuyến bay vào vũ trụ rẻ hơn.

Tháng 8 tới, phi thuyền đầu tiên dùng ánh sáng mặt trời làm sức đẩy sẽ bay vào quỹ đạo quanh trái đất, mở đường cho thế hệ các chuyến bay tương tự vào vũ trụ. Dự án chi phí thấp này là sản phẩm kết hợp của Hiệp hội hành tinh ở Mỹ và Cosmos Studios - một nhóm các nhà văn và nhà làm phim.

Tương tự những con thuyền trên biển được đẩy bằng sức gió, phi thuyền không gian Cosmos 1 sẽ sử dụng các tấm “buồm” siêu mỏng, giống như gương, có thể thu giữ các phần tử ánh sáng mặt trời. Theo lý thuyết, các photon ánh sáng sẽ chuyển năng lượng của chúng sang những tấm buồm, đẩy con tàu tiến về phía trước. Nếu mọi việc theo đúng kế hoạch, Cosmos 1 sẽ khởi hành trên một tên lửa, được phóng đi từ một tàu ngầm ở Nga. Lên đến một độ cao nhất định, nó sẽ tách khỏi tên lửa, giương buồm và bay trong vài tuần hoặc vài tháng quanh trái đất, dưới sức đẩy của các photon mặt trời.

Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ tàu buồm không chỉ đưa phi thuyền lên quỹ đạo trái đất, mà còn có thể gửi một phi thuyền lên quỹ đạo mặt trời, hoặc thậm chí làm chệch hướng một thiên thạch đang có xu hướng va chạm với trái đất.

Công nghệ tàu buồm được các chuyên gia của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu rất quan tâm. Họ sẽ tìm hiểu liệu dự án tiên phong này có thành công hay không. 

Tiến xa hơn nữa, tới các vì sao

Từ lâu, những người say mê khoa học đã mơ ước khai thác được năng lượng mặt trời để khám phá các vì sao. Hiển nhiên là một phi thuyền có thể bay tới sao Hỏa, nếu sử dụng loại nhiên liệu thông thường. Nhưng đi xa hơn nữa sẽ vượt quá khả năng của các động cơ hóa học thông thường. Ý tưởng của các nhà nghiên cứu là sử dụng năng lượng mặt trời để đẩy các phi thuyền đi tới những hành tinh ở xa, trong và ngoài hệ mặt trời.

Tuy nhiên, khi con tàu vượt ra ngoài quỹ đạo Mộc tinh, mặt trời ở quá xa và ánh sáng trở nên yếu ớt, việc dùng năng lượng mặt trời sẽ không có hiệu quả. Một phương án mới cho tình thế này là hướng các tia laser vũ trụ vào các cánh buồm. Nguyên lý nghe rất viển vông, nhưng lại được giới khoa học thực sự tin tưởng. Họ cho rằng một ngày nào đó tàu buồm có thể thực hiện các chuyến du hành tới những thiên hà xa xôi. Và Cosmos 1 là bước tiến đầu tiên trên con đường biến giấc mơ thành hiện thực.

B.H. (14/5/2002 theo BBC)

Đóng băng người - giải pháp để chinh phục vũ trụ?

B.H.                                                   31/03/2004  
   
   
 

Từng có ý tưởng rằng "tại sao chúng ta không thể đưa con người vào một trạng thái ngủ giả chết, và phóng họ lên sao Hỏa, hoặc thậm chí tới một thiên thể ở xa hơn, như Alpha Centauri".

Bỏ qua một bên những lo ngại thực tế kiểu như chúng ta thiếu các phi thuyền có kích cỡ phù hợp và đủ mạnh, trạng thái chết giả cho đến nay vẫn thuộc về lĩnh vực khoa học viễn tưởng chứ chưa phải là thực tế. Tuy nhiên, ý tưởng này vẫn rất hấp dẫn, đặc biệt cho những chuyến bay dài ngày, bởi các nhà du hành bất tỉnh có thể được bảo vệ trước những mối đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe, và họ không cần đến thức ăn hay giải trí.

Hệ sao gần trái đất nhất, Alpha Centauri, nằm cách chúng ta 4,36 năm ánh sáng. Điều đó có nghĩa là ngay cả nếu chúng ta (bằng cách nào đó) chế ra một loại phi thuyền có thể bay với tốc độ 80.000 km mỗi giây, nó sẽ mất 16 năm để tới đó. Một con tàu đủ lớn để mang theo thức ăn và đồ tiếp tế cho các nhà du hành trong chuyến đi như vậy sẽ cần nhiều nhiêu liệu đến mức không thể có được.

Vậy điều gì ủng hộ ý tưởng táo bạo trên? Trước tiên, chúng ta cần phân biệt giữa các dạng ngủ đông lạnh mà các nhà sinh học đang xem xét: dạng ngủ đông trạng thái chết giả. Trong khi một số nhà nghiên cứu xem xét cả hai lựa chọn này, và đang tìm cách tiếp cận mới để biến ảo tưởng đông lạnh thành sự thật, những khó khăn sinh học cho đến nay vẫn ngăn cản các nhà khoa học áp dụng những trạng thái đó cho người.

Trong hai phương pháp, ngủ đông có thể là một giải pháp khả thi hơn. Các nhà khoa học đang nghiên cứu cơ chế kích hoạt hóa sinh giúp cho macmot và những động vật có vú khác có thể ngủ lịm trong nhiều tháng, với hy vọng tạo ra cơ chế tương tự ở người. Theo đó, họ phải tìm ra cách hạ thân nhiệt của người xuống khoảng 4,4 độ C. Những nhà du hành ngủ đông cũng phải giảm đến mức tối đa hoạt đông trao đổi chất. Tuy nhiên, các tế bào của họ sẽ giải phóng chất thải, tích tụ trong cơ thể và trở thành chất độc chỉ sau vài tháng trong vũ trụ.

Động vật ngủ đông khắc phục trở ngại này bằng cách cứ sau vài tuần chúng lại trở về trạng thái nửa thức. Trong khoảng thời gian đó, thân nhiệt chúng trở lại bình thường, cho phép các tế bào đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Để giúp các nhà du hành khỏi tự đầu độc mình, những nhà hoạch định chuyến bay cần phải bắt chước cơ chế đó.

Trong khi đó, chết giả là trạng thái cơ thể ngừng trao đổi chất ở nhiệt độ dưới độ đóng băng. Về lý thuyết, kỹ thuật này sẽ bảo tồn con người vô hạn, nhưng nó cũng vấp phải một số trở ngại. Cụ thể là hiện tượng đóng băng. "Tất cả các cơ thể sinh học đều mềm và ướt", Gregory Fahy, phó chủ tịch và là trưởng nhóm khoa học tại Công ty 21st Century Medicine, cho biết. "Nếu băng hình thành trong các hệ thống sống, nó có thể bẻ gãy các cấu trúc phân tử và phá vỡ mạch máu".  

Để ngăn ngừa quá trình đóng băng nội tạng xảy ra khi cấy ghép, Fahy và cộng sự đã thử pha loãng dịch lỏng của cơ thể với các tác nhân như glycerol, một quá trình tương tự như khi đưa chất chống đóng băng vào bộ tản nhiệt của xe hơi. Tuy nhiên, các tế bào cần nước, vì thế chiến lược của Fahy (đến nay vẫn chưa thành công) phụ thuộc vào việc đánh lừa các tế bào đang khát rằng chúng đã có thừa nước, trong khi thực tế chúng được thả ngập trong chất chống đóng băng sinh học.

Ngay cả nếu vấn đề này được giải quyết, việc hạ thân nhiệt của các nhà du hành có thực sự bảo vệ họ trước những nguy cơ phá hủy tiềm tàng của vũ trụ trong chuyến bay dài? Các bức xạ vũ trụ cường độ cao là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với những người thoát ra khỏi từ trường tự nhiên của trái đất (Trạm Không gian Quốc tế nằm trong ranh giới này, nhưng sao Hỏa thì không). Tuy nhiên, chưa có gì để hy vọng rằng việc đóng băng các mô sẽ làm giảm bớt tác động đó. Đó là chưa kể đến nguy cơ bị teo cơ và loãng xương.

Tuy nhiên, một lợi ích không thể phủ nhận của những chiến lược này là: các nhà du hành đóng băng sẽ không có cơ hội để xuất lộ những trục trặc về hành vi.