Năm 2005

 

 

 

Sử dụng đội ngũ KH-CN: Cơ chế bất cập!

07:11' 27/05/2004 (GMT+7)
(VietNamNet) - Rốt lại, người dân được gì từ kinh phí mỗi năm TP.HCM chi hơn 20 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học? Tiết lộ về một cơ chế bất cập trong sử dụng đội ngũ khoa học - công nghệ (KH-CN), để đi tìm các nguyên nhân sâu xa...

Ngày 26/5/2004, GS Hoàng Anh Tuấn, 71 tuổi, nguyên giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP.HCM trong suốt 13 năm (1983-1997) đã ra trước một Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học, do Sở KH-CN TP.HCM lập ra, để bảo vệ một đề tài nghiên cứu đầy tâm huyết của ông.

Đó là đề tài “Thực trạng sử dụng đội ngũ khoa học và công nghệ trên địa bàn TPHCM. Nguyên nhân và các giải pháp phát huy hiệu quả”. Đề tài này đã được nghiên cứu suốt từ tháng 11/2002 đến nay. Nhiều tiết lộ bất ngờ trong đề tài mới được nghiệm thu này...

Từ việc đầu tư...

Đội ngũ KH-CN ở TP.HCM

TP.HCM có 228.789 người có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, trong đó, có 2754 tiến sĩ. Thế nhưng, số người trực tiếp hoạt động nghiên cứu khoa học chỉ chiếm 0,8% tổng số người nói trên.

Bắt đầu từ việc đầu tư...

Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia) có mức kinh phí nghiên cứu vào khoảng 26 triệu đồng/người/năm (2002), tương đương 1.700 USD/người/năm.

Trong khi đó, năm 2001, TP.HCM đầu tư 28 tỷ đồng cho KH-CN, với 1.847 nhà khoa học tham gia các chương trình, dự án của Thành phố. Tính ra, bình quân suất đầu tư cho nghiên cứu KH-CN ở TP.HCM là 15 triệu đồng, tương đương 1.000 USD/đầu người.

Thử so sánh với các nước: Ở Hàn Quốc, con số đó gấp... hơn 30 lần (65.975 USD/người/năm), và áp dụng 15 tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu KH-CN. Còn một nước ở gần ta là Indonesia thì đầu tư cho nghiên cứu KH-CN chỉ hơn ta có... ba lần (6.663 USD/người/năm)!

Chỉ 0,8% cán bộ trực tiếp có hoạt động nghiên cứu (Ảnh: Thu Thảo)

Theo nhận định của GS Hoàng Anh Tuấn, thì “Lấy lý do “nghèo” nên đầu tư thấp, thực sự là do đầu tư dàn trải, cùng với việc sử dụng vốn đầu tư cho KH-CN không hiệu quả nên trong những năm qua đã không tạo được thành quả lớn để đóng góp cho sự phát triển”. Với TP.HCM, và kể cả trong cả nước, kinh nghiệm Hàn Quốc về tiêu chí đánh giá hiệu quả nghiên cứu KH-CN vẫn còn là điều khá mới mẻ!

Thế nhưng kinh phí đầu tư cho nghiên cứu còn ít vẫn chưa phải là vấn đề, bởi đề tài của GS Hoàng Anh Tuấn còn cho biết: Đã phát ra 100 phiếu điều tra để thăm dò ý kiến các nhà khoa học. Không hẹn mà gặp, 100% số người được hỏi đã “biểu” đồng tình, rằng “phương thức quản lý chưa hợp lý”, và “chính sách đãi ngộ chưa tương xứng” mới là hai nguyên nhân chính gây trở ngại cho việc phát huy đội ngũ KH-CN trên địa bàn TP.HCM.

... Đến cái lỗ cũng kêu trời!

Nếu như tiền bạc và điều kiện làm việc vẫn là khá tệ trong nhiều trường hợp thì trong quản lý cũng có không ít chuyện vô lý đến “cười ra nước mắt”.

Chằng hạn, UBND TP.HCM ra Quyết định 20/2003/QĐ-UB, ghi rõ: ”Phấn đấu ít nhất 90% đề tài nghiên cứu từ ngân sách được ứng dụng trong vòng sáu tháng sau nghiệm thu”. Điều trớ trêu là khi các nhà khoa học ở TP.HCM hỏi thăm dò đoàn các nhà nước ngoài đến thăm TP.HCM: ”Ở nước các ông, có bao nhiêu phần trăm đề tài nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế?” thì đoàn Cuba trả lời “10%”, đoàn Hàn Quốc: ”20%”. Ấy thế mà TP.HCM “dám”... “phấn đấu 90%”! Quyết định này của UBND TPHCM đã khiến các nhà khoa học phải bổ ngửa: ”Nếu cứ nghiên cứu là thành công thì các doanh nghiệp đã tự bỏ tiền ra để hợp đồng với các nhà khoa học nghiên cứu cho họ, chứ không chờ lấy kinh phí từ cơ quan nhà nước”.

GS Hoàng Anh Tuấn: Biết sai mà không sửa là tại sao? Thực chất là coi nhẹ khoa học và không coi trọng nhà khoa học! (Ảnh: Thu Thảo)

Một trường hợp khác: Trong dự toán của Dự án “Các hệ thống công trình lấn biển Cần Giờ”, chỉ ghi các lỗ khoan thăm dò địa chất sâu 5m. GS Nguyễn Sinh Huy, chủ nhiệm Dự án, thấy cần có ba lỗ khoan sâu 15m để đảm bảo chất lượng công trình. Thế nhưng Kho Bạc TP.HCM đã không chi thanh toán do... dự toán không có ghi! “Chặt” đến mức nếu tính là ba lỗ khoan sâu 5m (cho đủ 15m) cũng không được tính nốt! Phải là mỗi lỗ sâu 5m, mới được chi!

Hoặc như trường hợp của PGS TS Nguyễn Trọng Hoà - ĐH Kiến trúc TP.HCM, kể: ”Nếu tôi cần mua một chiếc máy năm triệu đồng để phục vụ nghiên cứu, dù có chứng từ hẳn hoi vẫn không được chấp nhận. Thế nhưng nếu vẫn sử dụng số tiền đó song lại giải trình là... photocopy tài liệu thì được chấp nhận!”.

Tác giả đề tài nghiên cứu đã dẫn lời của TS Hoàng Xuân Long, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KH-CN (Bộ KH-CN) lý giải tình trạng nói trên: ”Cơ chế cấp phát tài chính hiện hành tạo sự “nói dối” mà cả người cấp kinh phí và người được cấp kinh phí đều thừa nhận. Điều đáng thắc mắc là địa phương và cả Chính phủ đều biết là không phù hợp. Biết sai mà không sửa là tại sao? Thực chất là coi nhẹ khoa học và không coi trọng nhà khoa học!”.

Và nhà khoa học phải... tự cứu

“TP.HCM là trung tâm của khu vực, có tiềm lực khoa học và công nghệ nhưng chưa phát huy bài bản nguồn lực này. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, chưa giải quyết thoả đáng về giống mới; còn hoạt động công nghệ sinh học gần như là số không... Thành phố quyết tâm triển khai tốt chương trình đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng những trung tâm nghiên cứu cơ bản và ứng dụng.” (trích phát biểu của bí thư Thành Uỷ TP.HCM Nguyễn Minh Triết trong buổi làm việc với bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ Hoàng Văn Phong, ngày 21/4/2003)

Thật vậy, điều tra từ đề tài này cho thấy: Nhà khoa học làm việc ở cơ quan thuộc Nhà nước quản lý và đạt bậc Tiến sĩ cũng chỉ hưởng thu nhập bình quân khoảng 1,5-2 triệu đồng/tháng. Từ Thạc sĩ xuống đến Cao đẳng thì thu nhập bình quân cũng tụt theo tương ứng từ khoảng hơn 1,2 triệu xuống năm - bảy trăm ngàn đồng. Trong khi đó, ở các liên doanh hoặc đơn vị 100% vốn nước ngoài, thu nhập bình quân mỗi người khoảng 400-500 USD là chuyện thường. 

Trong báo cáo của mình, GS Hoàng Anh Tuấn đã dẫn chứng hai trường hợp do “phương thức quản lý chưa hợp lý” và “chính sách đãi ngộ chưa tương xứng” nên đã phải rời bỏ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam để chuyển sang làm việc cho công ty nước ngoài. Chuyện này chỉ mới được GS TS Phạm Văn Biên, viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam tiết lộ vào tháng 7/2003. Theo tiết lộ nói trên thì TS Kiều Minh Lực, chuyên ngành Di truyền Động vật đã rời Viện “sau khi được một công ty Thái Lan ở TP.HCM mời gọi với lương tháng 1.000 USD và tặng trước một xe Land Cruiser”. Còn TS Đặng Thị Hạnh, chuyên ngành Di truyền Chăn nuôi cũng đã rời Viện trong khoảng thời gian nói trên, sau khi “TS Hạnh bị Bộ KH-CN loại ra khỏi danh sách thi chuyển lên ngạch chuyên viên chính vì bậc lương hiện lãnh là thấp”. Xin lưu ý là hai nhân vật nói trên đã từng đỗ Tiến sĩ ở nước ngoài (Nhật và Đức)!

Không chỉ có vậy... Vì tác giả của bản Báo cáo khoa học này cũng đã phỏng vấn ThS Lê Đức Trung, phó giám đốc Trung tâm Công nghệ và Sinh học Thuỷ sản (Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng Thuỷ sản II) và được nghe lời than phiền: ”Các ao tôm đã hút gần 70% kỹ sư của Trung tâm!”. Một loạt kỹ sư thuỷ sản đã rời bỏ công việc ở cơ quan nhà nước để đi làm “kỹ sư tự do”, nghĩa là làm tư vấn cho các trang trại nuôi tôm của tư nhân. Có người trước đó bị cơ quan chức năng từ chối cấp 30 triệu đồng để xây dựng mô hình nuôi tôm, thì sau khi làm “kỹ sư tự do” để tư vấn cho 200 trang trại nuôi tôm của tư nhân, người này đã sở hữu được hơn 4ha nuôi tôm công nghiệp. Có trường hợp kỹ sư thuỷ sản được chủ trang trại trả 120 triệu đồng nhờ tư vấn cho một vụ tôm (bốn tháng). Tính ra, một ngày công của anh “kỹ sư tự do” này bằng... một tháng lương và thu nhập của một tiến sĩ công tác ở cơ quan nhà nước! Khi được phỏng vấn, những “kỹ sư tự do” này đã trả lời hồn nhiên: “Thu nhập cao không phải là điều tối thượng. Cái “đã” hơn là được làm đúng nghề mình học, được cọ xát với thực tế và có được niềm vui khi thành công!”.

Không chỉ những kỹ sư trẻ có được niềm vui ấy... Khi một đơn vị là Tổng Công ty Lương thực miền Nam “chịu” “ủng hộ” 500 tấn lúa cho GS TS Bùi Song Cầu (ĐH Bách khoa TPHCM), một trong những nhà khoa học đầu đàn ở TP.HCM, để thử nghiệm đề tài “Thiết kế, chế tạo hệ thống si-lô bảo quản nông sản xuất khẩu”, GS Cầu đã phải cảm động mà thốt lên: ”Nếu không có những cái đó (ý nhắc đến sự giúp đỡ của Tổng Công ty Lương thực miền Nam), tôi cũng không biết công trình của mình sẽ đi về đâu!”...

Dân cũng bị “thiệt” theo...

 

GS Hoàng Anh Tuấn: Người dân góp tiền cho nghiên cứu thông qua việc đóng thuế, nhưng họ không được hưởng lợi từ các công trình nghiên cứu khoa học! (Ảnh: Thu Thảo)

Cũng chuyện thủ tục... “Hội Cơ học Việt Nam muốn chủ trì nghiên cứu chế tạo chiếc máy bay loại nhỏ mang tên VAM-1 tại TP.HCM. Thủ tục hồ sơ phải trình lên đến Thủ tướng Phan Văn Khải. Khi muốn bay thử nghiệm, cũng phải xin phép Thủ tướng và đến nay cũng chỉ mới ở giai đoạn “sắp bay thử nghiệm”. Nếu 100 năm trước, hai anh em nhà Wright cũng phải “làm thủ tục” như ta ngày nay, liệu bây giờ thế giới đã có máy bay hiện đại các kiểu để bay chưa?” - tác giả bản Báo cáo đặt câu hỏi!

Lại nữa... Cũng Báo cáo nói trên, trang 75 có nêu trường hợp: “Đề tài nghiên cứu của GS Đỗ Thới Đồng đã kết luận: Phương thức đền bù giải toả ở vùng ven đô là sự tước đoạt quyền lao động của nông dân và bần cùng hoá họ... Đúng đến 100%. Đã tổ chức báo cáo với đồng chí Bí thư Thành Uỷ (khoá VI), nhưng không được tham khảo sử dụng!”...

Cuối cùng, sau những hiện tượng nói trên, ai là người bị thiệt? Lần đầu tiên, một Báo cáo khoa học đã mạnh dạn chỉ rõ: “Đó là người dân TP.HCM. Người dân góp tiền cho nghiên cứu thông qua việc đóng thuế, nhưng họ không được hưởng lợi từ các công trình nghiên cứu khoa học”!

Thành tựu qua cách nhìn của một đề tài khoa học...

Ngay trong buổi họp nghiệm thu đề tài, GS Hoàng Anh Tuấn đã nêu một số liệu mà ông thu thập được nhưng không nêu trong bản Báo cáo. Ấy là Việt Nam hiện có 1.500 công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín của quốc tế. Thế nhưng, với tỷ lệ 1.500 công trình nghiên cứu trong tổng số 21.000 nhà khoa học đang làm việc trong các chương trình nghiên cứu và phát triển (thường được giới chuyên môn gọi là R&D – Research & Development, Nghiên cứu và Phát triển) thì cũng chỉ tương đương với số lượng công trình nghiên cứu đã đăng tải của 6.400 nhà khoa học Thái Lan trong 20 năm trước! Một sự tụt hậu ghê gớm và cũng chỉ có số liệu toàn quốc.

Còn ở TP.HCM, liệu có bao nhiêu công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí khoa học tầm cỡ quốc tế thì không ai biết được, vì... không có số liệu!

TS Phan Xuân Biên: Chính sách của Nhà nước đã ban hành, dù muốn hay không thì giám đốc Sở KH-CN TP.HCM cũng phải thực hiện. (Ảnh: Thu Thảo)

Trong 162 trang của Báo cáo nghiệm thu đề tài “Thực trạng sử dụng đội ngũ KH-CN trên địa bàn TPHCM...”, chỉ có hai trang 66 và 67 nêu hai trường hợp được xem là “khởi động đáng phấn khởi”.

Đó là Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học phân tử của Khoa Sinh học, thuộc trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, nơi tập hợp được nhiều cán bộ trẻ với trang thiết bị hiện đại do Nhà nước đầu kinh phí 7 tỷ đồng.

Tiếp đó là Công ty Thuốc Thú Y Trung Ương 2 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), nơi có một trung tâm nghiên cứu khoa học đã ứng dụng thành công nhiều thành tựu hiện đại của thề giới để sản xuất các loại vắc-xin và thuốc thú y phòng, trị bệnh cho gia súc trong toàn quốc. Hiệu quả công tác của Công ty Thuốc Thú Y Trung ương 2 là “thu nhập bình quân của cán bộ KH-CN ở đây là 4 triệu đồng/người/tháng”.

Bản Báo cáo cũng điểm lướt qua một vài “điểm sáng” như Viện Công nghệ Sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới, Phân Viện Bảo quản và Chế biến Sau Thu hoạch, Trung tâm Polymer và Vật liệu Composit... và kết luận một cách đầy ý nghĩa: “Kỳ vọng những “điểm sáng” tương tự sẽ ngày càng nhiều với những mô hình hoàn thiện hơn, đúng nghĩa là những vườn ươm nhân tài”.

Thế còn những “vườn ươm” khác?

Dẫn thông tin từ Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Báo cáo cho biết chỉ số chất lượng giáo dục Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm trên thang điểm 10. So sánh với 12 nước ở châu Á, Việt Nam chỉ đứng trên... một nước. Đó là Indonesia, với 3,44 điểm! Không thấy tác giả nêu chỉ số chất lượng giáo dục ở TP.HCM.

Nền giáo dục đã vậy, còn trong thực tế cuộc sống... Bản báo cáo không ngần ngại nêu ra một thực trạng: Đó là nếp nghĩ “Học để... làm quan”! Nếp nghĩ đó, nay đã được cơ chế hiện thời biến tướng thành cách dùng người, theo kiểu: ”Muốn trọng dụng người tài, phải gắn cho họ một chức vụ". Tài càng cao thì chức vụ phải càng to, và do đó “nhiều nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao lại chuyển sang làm công tác lãnh đạo. Thế là khuyết một nhà khoa học giỏi và sản sinh ra một nhà lãnh đạo không có kinh nghiệm!”.

Đã vậy, việc đào tạo, tái đào tạo đội ngũ thế nào mà trong số 100 phiếu điều tra ý kiến phát ra, chỉ có mỗi một kỹ sư ở Công ty Vinamilk là tự hào: ”Ở Việt Nam, chắc chỉ có công ty sữa là công ty duy nhất tự lo đào tạo nguồn nhân lực khoa học - kỹ thuật bằng ngân sách của công ty. Cứ hai năm một lần, công ty tuyển sinh viên và gửi đi đào tạo nước ngoài. Đến nay, công ty đã có 350 kỹ sư chuyên ngành, luôn được cập nhật các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới... Đây là bí quyết thành công của công ty trong 28 năm qua”. Còn những nơi khác?

Hội đồng nghiệm thu chấm điểm: “Khá”!

Báo cáo khoa học “Thực trạng sử dụng đội ngũ KH-CN trên địa bàn TP.HCM...” đã được Hội đồng nghiệm thu gồm 11 người, do Sở KH-CN thành lập, nhất trí với thực trạng mà tác giả đã vạch ra.

PGS TS Nguyễn Xuân Vinh: "Báo cáo này cần được phổ biến rộng trong giới khoa học, doanh nghiệp và quản lý!" (Ảnh: Thu Thảo)

Tuy nhiên, theo PGS TS Ngô Văn Lệ, hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cùng PGS TS Nguyễn Xuân Vinh (Viện Khoa học - Xã hội TP.HCM) cùng nhiều thành viên trong Hội đồng thì, khi phân tích về nguyên nhân của thực trạng nói trên, tác giả “cần làm rõ hơn ở cấp vĩ mô, cần đi sâu phân tích chính sách bất hợp lý như hiện nay mới có tầm để giải quyết thực trạng”!  

Một chuyên viên Sở KH-CN TP.HCM có mặt trong buổi họp nghiệm thu đã đề nghị tác giả nêu thêm mối quan hệ liên ngành giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý khoa học, nhất là trong quan hệ với Sở Tài chính TP.HCM. Nghe vậy, TS Phan Xuân Biên, phó trưởng ban Ban Văn hoá - Tư tưởng Thành uỷ TP.HCM nói vui: ”Cơ chế một cửa... nhưng cửa đó tắc là thua!”. TS Biên phân tích thêm: "Đây là một đề tài nghiên cứu rất quan trọng, nhất là đối với cơ quan quản lý nhà nước. Đề tài đã nêu lên được nhiều vấn đề bức xúc, từ cơ chế chính sách, quan điểm sử dụng các nhà khoa học, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý khoa học. Tuy nhiên, Báo cáo còn bao quát, ôm đồm. Lẽ ra, nên lấy thực trạng sử dụng đội ngũ KH-CN làm trọng tâm để phân tích về cơ chế. Sau đó, đề xuất biện pháp giúp Nhà nước giải quyết vấn đề".

PGS TS Ngô Văn Lệ: Cần làm rõ hơn ở cấp vĩ mô, cần đi sâu phân tích chính sách bất hợp lý như hiện nay mới có tầm để giải quyết thực thực trạng! (Ảnh: Thu Thảo)  

Cũng theo TS Biên, Báo cáo khoa học của GS Hoàng Anh Tuấn còn những mắc mướu như chưa làm rõ, như chính sách thu hút lực lượng khoa học trên địa bàn TP.HCM, nhất là các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố. "Mặc dù tác giả Báo cáo này đã có một số đề xuất nhằm tháo gỡ vấn đề, kể cả đề xuất biện pháp cho giám đốc Sở KH-CN TP.HCM song chính sách của Nhà nước đã ban hành, dù muốn hay không thì giám đốc Sở cũng phải thực hiện." - ông Biên phân tích.

Trong khi đó, GS TS Đào Văn Lượng, giám đốc Sở KH-CN TP.HCM lại tỏ ý băn khoăn bởi lẽ, trong một báo cáo gần đây của Bộ KH-CN, Bộ đã đánh giá cao TP.HCM trong một số thành tựu hoạt động quản lý và nghiên cứu khoa học. Liệu Báo cáo của GS Hoàng Anh Tuấn có mâu thuẫn với đánh giá của Bộ không?

Về phần mình, GS Hoàng Anh Tuấn cho rằng “nguyên nhân xuyên suốt và sâu xa là lãnh đạo còn coi nhẹ khoa học. Có tình trạng lãnh đạo tách rời khoa học và kinh tế. Nếu chỉ tập trung đầu tư cho kinh tế và nghĩ như thế mới là thúc đẩy phát triển thì chỉ là ngộ nhận... Hàng năm, Thủ tướng đều có tổ chức gặp gỡ với doanh nghiệp để trực tiếp lắng nghe và cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn vướng. Thế nhưng Thủ tướng chưa lần nào gặp gỡ giới khoa học. Đang có sự trì trệ về mặt hành chính nhà nước, không pháp lý hoá kịp các Nghị quyết của Đảng vốn xem “KH-CN là quốc sách”!

GS Đào Văn Lượng: Liệu Báo cáo của GS Hoàng Anh Tuấn có mâu thuẫn với đánh giá của Bộ KH-CN? (Ảnh: Thu Thảo) 
 

Trở lại với thực tế, GS Đào Văn Lượng đã kể một câu chuyện nhỏ khá ý nghĩa vào cuối buổi họp nghiệm thu. Đó là chuyện, bức xúc trước một số thủ tục bất hợp lý trong quản lý khoa học, Sở KH-CN TP.HCM đã đề xuất một số biện pháp mới nhằm hạn chế bớt những thủ tục bất hợp lý, nhất là trong thủ tục quản lý tài chính luôn gây phiền hà cho các nhà khoa học. Đề xuất của Sở đã được gởi đến các nhà khoa học cùng các cơ quan, ban, ngành để lấy ý kiến đóng góp. Cuối cùng, hai cơ quan quan trọng nhất có liên quan đến những bất hợp lý nói trên là Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính TP.HCM đã gởi văn bản cho Sở KH-CN, trả lời như sau: ”Sở KH-CN TP.HCM cần căn cứ vào các chính sách hiện hành để thực hiện”. Thế là... tắt!

Dù sao, theo công bố của GS Đào Văn Lượng, trong vai trò chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, Báo cáo khoa học của GS Hoàng Anh Tuấn được Hội đồng nghiệm thu xếp loại Khá, với số điểm 86,2!

 

  • Nông Khắc Ý 

Rời khỏi cơ quan nhà nước: Do đãi ngộ, lương thấp, hay cơ chế?

Theo những tiết lộ trong Báo cáo khoa học “Thực trạng sử dụng đội ngũ KH-CN trên địa bàn TP.HCM” của GS Hoàng Anh Tuấn, TS Kiều Minh Lực và TS Đặng Thị Hạnh là hai nhà khoa học ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp (KHKTNN) Miền Nam đã chuyển sang làm việc cho công ty nước ngoài với mức lương gấp mười lần cao hơn.

Phóng viên VietNamNet đã tìm gặp hai nhà khoa học nói trên để tìm hiểu thực hư, cùng những trăn trở của hai nhà khoa học nói trên sau khi rời khỏi một trong những cơ quan nghiên cứu khoa học lớn trong cả nước.

TS Kiều Minh Lực: "Tôi cần có điều kiện để nghiên cứu”

● Tại Công ty CP, 100% vốn nước ngoài, chuyên về giống, thực phẩm gia súc, gia cầm (đóng tại Khu Công nghiệp Biên Hoà):

Chào anh Kiều Minh Lực! Được biết trước đây, anh từng là cán bộ của Viện KHKTNN Miền Nam và hiện chuyển sang làm việc cho Công ty CP . Công việc có tốt hơn không?

TS Kiều Minh Lực (1961), tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Di truyền Giống vật nuôi tại Đại học Iwate, Nhật vào năm 1997. Về nước, từ 1997 đến tháng 1/2002, công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam.

Từ 2002 đến nay, TS Kiều Minh Lực  làm việc tại Công ty CP ở Khu Công nghiệp Biên Hoà.

- TS Kiều Minh Lực: Xin mời anh ra xe, ta xuống Siêu thị Cora ngồi uống nước và nói chuyện...

(Phóng viên VietNamNet cùng TS Kiều Minh Lực ra khỏi Công ty CP để đến Siêu thị Cora - nay mang thương hiệu là Big C - ở Ngã Ba Vũng Tàu để uống nước và trao đổi)

Chiếc xe hơi này là của anh mua?

- Không! Chiếc xe này là do Công ty trang bị cho tôi để làm phương tiện đi lại. Chủ quyền xe vẫn thuộc về Công ty.

Một chút tò mò: Vì sao anh chuyển sang làm việc ở công ty nước ngoài, do điều kiện lương bổng cao?

 

TS Kiều Minh Lực (Ảnh: Bích Vân)

- Khi học tiến sĩ ở Nhật, tôi được học bổng 1.500 USD/tháng. Số tiền này ở Nhật cũng đủ cho tôi sống và tập trung vào làm việc. Khi về nước, tôi nộp đơn xin vào làm việc ở Viện KHKTNN Miền Nam. Lúc đó, tôi có trao đổi với GS TS Phạm Văn Biên, viện trưởng: ”Tôi chấp nhận lương thấp. Nhưng tôi chỉ có một ước muốn là được nghiên cứu khoa học...”. Quả thật, ngay tháng lương đầu tiên, tôi được lãnh 800.000 đồng. Nhưng không lãnh một lúc, mà chia ra lãnh hai lần, mỗi lần 400.000 đồng. Lãnh lương ra, thấy tủi thân kinh khủng...

Vì vậy mà anh buộc phải chuyển sang làm việc cho công ty nước ngoài?

- Ồ, không! Lĩnh vực chuyên môn của tôi là nghiên cứu di truyền giống. Lĩnh vực này chủ yếu là đánh giá về di truyền, chọn lọc nhằm tạo ra giống tốt. Thế nhưng nói thật là điều kiện nghiên cứu ở ta chưa tốt. Cơ sở và điều kiện để nghiên cứu như trang trại và vật nuôi có, nhưng việc tiếp cận giữa nhà khoa học và nhà sản xuất, chăn nuôi lại rất khó. Nhà sản xuất chưa tin vào nhà khoa học. còn công việc nghiên cứu khoa học không thể một ngày, một bữa mà cho ra kết quả ngay để mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất được. Tôi đã tiếp xúc với nhiều nhà sản xuất nhưng họ thiếu nhiệt tình. Đây không phải là lỗi của Viện hay ông viện trưởng mà là do sự gắn kết giữa nhà sản xuất với nhà khoa học là chưa có. Riết rồi, tôi đâm nản...

Chuyển sang công ty nước ngoài, điều kiện làm việc của anh có khá hơn không?

- Nguyện vọng lớn nhất của tôi là tạo ra được nhiều giống vật nuôi năng suất cao. Ở Công ty CP, tôi được giao nghiên cứu cải thiện di truyền đàn heo giống cụ kị (GGP) để sản xuất ra heo giống ông bà và giống thương phẩm. Thế là tôi đã có vật nuôi cụ thể để nghiên cứu, chọn lọc cải tiến di truyền trên đàn heo, một công việc hết sức thú vị đối với tôi. Tôi coi những con heo của Công ty như chính của mình vậy. Hiện đã có những tín hiệu đáng mừng về con giống của Công ty CP. Con giống ngày càng tốt hơn và được khách hàng ưa chuộng hơn.

Điều kiện làm việc ở CP có nhiều áp lực căng thẳng?

- Chủ yếu, họ đánh giá hiệu quả công việc chứ không tạo áp lực cho nhân viên.

Tiền lương của anh có khá hơn trước kia không?

- (Cười...)

Gấp mười lần so với trước đây?

- Tiền lương của tôi chỉ đủ sống để nuôi mình, vợ và ba đứa con. Cháu lớn nhất đang học lớp 10, cháu kế học lớp 6, còn cháu út đang học lớp 2. Còn vợ tôi phải ở nhà chăm sóc con và lo việc nội trợ trong gia đình....

TS Đặng Thị Hạnh: “Tôi đã quá mệt mỏi với cơ chế nhà nước”

● Tại Công ty Bayer (TP.HCM):

Từ một cán bộ của Viện KHKTNN Miền Nam nay chuyển hẳn sang làm việc cho Công ty Bayer (Đức), chị có hài lòng với công việc hiện nay?

TS Đặng Thị Hạnh (1961) tốt nghiệp tại Đại học Tổng hợp Leipzig, CHDC Đức vào năm 1990. Về nước, TS Đặng Thị Hạnh công tác tại Viện KHKTNN  Miền Nam từ 1992 đến tháng 6/2002. Từ đó đến nay, chị làm việc tại Công ty Bayer (Đức).

- TS Đặng Thị Hạnh: Ở công ty mà tôi đang làm hiện nay, điều kiện làm việc rất tốt. Tài liệu chuyên môn (sách, tạp chí) đầy đủ. Mỗi người một máy tính nối mạng Internet với cổng truyền riêng, tốc độ truyền rất nhanh, thuận tiên cho việc tìm kiêm thông tin mới. Nói chung, tôi đã học hỏi được nhiều thứ và cập nhật được lượng kiến thức rất lớn kể từ khi sang công ty này.

Không khí làm việc thế nào, có thoải mái không?

- Ở bộ phận của tôi, mọi người có thể thẳng thắn góp ý với sếp. Ngoài ra, công ty còn có thùng thư để mọi người có thể góp ý (không cần ký tên) về điều kiện làm việc nếu cảm thấy có gì chưa tốt. Một lần cần thu thập ý kiến góp ý nhưng chẳng có gì trong thùng thư, sếp (người nước ngoài) la: ”Bộ tất cả mọi người đều đã thỏa mãn với điều kiện làm việc ở đây hết rồi sao?”!

Thường, chị làm việc mấy giờ trong ngày?

- Chúng tôi làm việc theo giờ hành chính. Tuy nhiên, có những lúc việc làm chưa xong thì cũng phải ở lại làm cho xong. Có cái hay là điều kiện làm việc và quản lý công việc ở đây rất tốt, khiến cho mọi người đều tập trung làm hết việc ở công ty. Không có chuyện “vừa làm, vừa chơi” được. Về nhà, chỉ có nghỉ ngơi...

Chị có được công ty cho đào tạo thường xuyên không?

 

TS Đặng Thị Hạnh (Ảnh: Bích Vân)

- Công ty rất chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, tạo mọi điều kiện cho nhân viên học các khóa bồi dưỡng ngoài giờ. Có nhu cầu học thêm gì để phục vụ công việc, chúng tôi có thể tự tìm nơi học hoặc báo với Phòng Nhân sự để họ tìm giúp. Mọi khoản học phí do Công ty trả. Nếu không có điều kiện đi lại để học, Công ty có thể cho xe đưa đón. Họ chỉ không cho chúng tôi thời gian, nghĩa là chỉ được học ngoài giờ làm việc mà thôi!

Cuối năm, công ty của chị có thực hiện bình bầu ABC như ở các cơ quan nhà nước của ta?

- Họ cũng có đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng người, nhưng cách làm hơi khác. Người quản lý bộ phận sẽ gặp riêng từng nhân viên để trao đổi về kết quả làm việc của người đó. Nếu không đồng ý với nhận xét của sếp, nhân viên có thể trình bày thẳng thắn ý kiến của mình để sếp hiểu được những khó khăn của nhân viên. Đồng thời, cũng qua trao đổi giữa hai người (quản lý và nhân viên) để có thể tìm ra giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc trong công việc, nhằm làm cho công việc được tốt hơn.

Một câu hỏi tế nhị: So với trước đây khi làm việc ở cơ quan nhà nước, thu nhập của chị hiện nay thế nào?

- Khi còn làm việc ở cơ quan nhà nước, thu nhập “phần cứng” của tôi là khoảng hơn một triệu đồng. Còn thu nhập hiện nay thì tôi không thể tiết lộ, vì đó là nguyên tắc của Công ty. Nói chung, lương của hai vợ chồng (chồng tôi là giảng viên đại học) bảo đảm gia đình có cuộc sống ổn định, không phải phân tâm, phân sức để tìm nguồn tăng thêm thu nhập.

Công việc cụ thể của chị ở Công ty Bayer?

- Tôi làm ở bộ phân kỹ thuật. Thật ra thì nó cũng không thật đúng với chuyên môn sâu của tôi. Nhưng điều quan trọng mà Công ty cần là chúng tôi phải biết được người chăn nuôi đang gặp khó khăn gì, họ cần gì và tìm ra được các giải pháp giúp người chăn nuôi tăng hiệu quả, đồng thời có lợi cho Công ty. Ngoài ra, do điều kiện làm viêc rất tốt nên nếu ai ham học hỏi thì có thể cập nhật kiến thức chuyên môn rất nhanh.

Chị có thể cho biết lý do chị chuyển nơi làm việc?

- Thực tế, tôi ra đi không phải vì quá khó khăn về mặt tài chính và cũng không có vấn đề gì với Viện. Lý do chính là, sau 11 năm làm cán bộ nghiên cứu, tôi thấy hầu như không đóng góp được gì cho khoa học và sản xuất. Tôi quyết định đi nơi khác để tạo diều kiện cho những cán bộ nghiên cứu trẻ hơn có điều kiện phấn đấu. Ngoài ra, thú thực tôi cũng cảm thấy quá mệt mỏi trong việc "chạy" đề tài cũng như quá trình thực hiện để đạt được kết quả tốt và lo đủ thủ tục thanh quyết toán các đề tài...

  • Bích Vân (thực hiện)
Không nên phớt lờ năng lượng biomass
10:22' 13/05/2004 (GMT+7)

Các cố vấn của chính phủ Anh thừa nhận nước này đang thờ ơ trước những lợi ích to lớn của nguồn năng lượng biomass (năng lượng sinh khối, hay năng lượng từ vật liệu hữu cơ). Biomass có thể giải quyết tình trạng thay đổi khí hậu, biến chất thải, phế phẩm của ngành nông, lâm nghiệp thành nhiệt và năng lượng.

Cung cấp cả nhiệt lẫn điện

 

 
 
Chu trình sản xuất điện và nhiệt bằng hệ thống khí hoá.

Kết luận trên do Uỷ ban Ô nhiễm Môi trường Hoàng gia (RCEP) công bố trong báo cáo chi tiết mang tên Biomass - Nguồn năng lượng tái sinh. Giáo sư Tom Blundell, chủ tịch RCEP, đồng thời là trưởng Khoa Hoá Sinh tại ĐH Cambridge, cho biết: ''Tôi rất thất vọng vì nước Anh chưa phát triển năng lượng biomass nhanh như các quốc gia châu Âu khác. Biomass có thể đóng góp đáng kể vào mục tiêu chống thay đổi khí hậu của Anh. Chính sách của chính phủ Anh về biomass là đứt đoạn và sai hướng''.

Trước khi nghiên cứu bắt đầu vào tháng 8/2003, GS Blundell nói: ''Anh đang tụt lại đằng sau. Nếu chính phủ muốn đạt được các mục tiêu giảm khí nhà kính như đã tuyên bố, việc cấp bách là nghiên cứu và ủng hộ các nguồn năng lượng có thể tái sinh này''. Sử dụng biomass cũng sẽ cung cấp cơ hội mới cho nông nghiệp và ngư nghiệp của nước Anh, đồng thời cải thiện an ninh năng lượng của quốc gia này. Uỷ ban tin rằng tới năm 2050, biomass có thể cung cấp 10-15% tổng năng lượng của Anh. 

RCEP cho biết năng lượng biomass khác các dạng năng lượng tái sinh khác ở hai khía cạnh. Thứ nhất, không giống năng lượng gió và sóng, biomass có thể kiểm soát được. Thứ hai, cùng một lúc biomass vừa cung cấp nhiệt, vừa sản xuất điện năng. Biomass có nhiều dạng: gỗ, sản phẩm phụ của ngành lâm nghiệp như mùn cưa, chất thải nông nghiệp chẳng hạn như rơm, phân chuồng, cây năng lượng (mía, liễu). Ngoài ra, còn có chất thải thực vật từ công viên, vườn, lề đường. Tất cả những nguồn năng lượng trên đều sẵn có ở Anh.

Báo cáo của RCEP kêu gọi chính phủ Anh đưa ra quy định bắt buộc các nhà cung cấp nhiệt hiện nay (dầu, khí và điện) cung cấp một phần nhiệt từ các nguồn năng lượng tái sinh. Quy định này sẽ có hiệu lực vào một thời điểm cụ thể. Ngoài ra, cần thành lập diễn đàn biomass giữa chính phủ với ngành cung cấp nhiệt, điện. Tất cả các dự án phát triển mới đều phải lập kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất nhiệt, điện kết hợp, sử dụng nhiên liệu biomass.

Khai thác biomass

Chu kỳ carbon.

Biomass là vật liệu hữu cơ dự trữ ánh sáng mặt trời dưới dạng năng lượng hoá học. Khi được đốt cháy, năng lượng hoá học này được giải phóng dưới dạng nhiệt. Cái mà chúng ta ngày nay gọi là biomass đã sưởi ấm cho các căn hộ và toà nhà trên toàn thế giới trong hàng nghìn năm. Trên thực tế, biomass tiếp tục là nguồn năng lượng lớn tại các quốc gia đang phát triển. Gỗ vẫn là nguồn năng lượng biomass lớn nhất trên thế giới.

Lợi ích môi trường, an ninh năng lượng thực sự của biomass sẽ xuất hiện khi con người sử dụng một lượng lớn biomass để sản xuất điện năng, nhiệt và các loại nhiên liệu sinh học khác, do đó, giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Chu kỳ carbon là nguyên tắc đứng đằng sau công nghệ biomass. Khi thực vật sinh trưởng, chúng hấp thụ CO2 trong môi trường và dự trữ nó thông qua quá trình quang hợp. Một lượng CO2 tương đương được giải phóng khi thực vật bị phân huỷ tự nhiên hoặc đốt cháy. Điều đó có nghĩa là biomass không đóng góp vào quá trình phát thải khí nhà kính.

Nhiên liệu sinh học. Không giống như các nguồn năng lượng tái sinh khác, biomass có thể được biến trực tiếp thành các loại nhiên liệu lỏng - nhiên liệu sinh học - cho các phương tiện vận tải (ô-tô con, xe tải, xe buýt, máy bay, tàu hoả). Có hai dạng nhiên liệu sinh học phổ biến nhất là ethanol và diesel sinh học.

 
 
Ethanol có thể được sản xuất từ ngô.

Ethanol là một loại cồn, tương tự như cồn trong bia và rượu. Nó được sản xuất bằng cách lên men bất kỳ loại biomass nào có hàm lượng carbohydrate cao (tinh bột, đường hoặc celluloses) thông qua một quá trình tương tự như lên men bia. Ethanol chủ yếu được sử dụng làm phụ gia nhiên liệu để giảm lượng carbon monoxide và các loại khí thải gây sương khói khác từ xe cộ. Hiện đã có các loại xe sử dụng nhiên liệu linh hoạt gồm xăng và 85% ethanol.

Diesel sinh học được sản xuất bằng cách kết hợp cồn (thường là methanol) với dầu thực vật, mỡ động vật hoặc các loại mỡ nấu ăn được tái chế. Nó có thể được sử dụng làm chất phụ gia nhiên liệu để giảm lượng khí thải cho xe cộ (20%). Ở dạng thuần khiết, diesel sinh học được sử dụng làm nhiên liệu cho các động cơ diesel.

Các loại nhiên liệu sinh học khác bao gồm methanol và các thành phần biến tính khác của xăng. Methanol, thường được gọi là cồn gỗ, hiện được sản xuất từ khí tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có thể sản xuất nó từ biomass. Có một số cách biến biomass thành methanol song biện pháp phổ thông nhất là khí hoá. Khí hoá liên quan tới việc làm bốc hơi biomass ở nhiệt độ cao, rồi loại bỏ các tạp chất từ khí nóng và cho nó đi qua một chất xung tác. Chất xúc tác biến khí thành methanol. Phần lớn các thành phần biến tính của xăng được sản xuất từ biomass là những phụ gia nhiên liệu giảm ô nhiễm, chẳng hạn như methyl tertiary butyl ether (MTBE) và ethyl tertiary butyl ether (ETBE).

Điện sinh học. Điện sinh học là việc sử dụng bimomass để sản xuất điện năng. Có sáu hệ thống điện sinh học lớn trên thế giới bao gồm đốt biomass trực tiếp, đồng đốt cháy, khí hoá, tiêu hoá kỵ khí, nhiệt phân và hệ thống điện sinh học nhỏ, module.

Ước tính tới năm 2020, sản lượng điện sinh học của thế giới là hơn 30.000 megawatt (MW).

Mỹ là nước sản xuất điện biomass lớn nhất thế giới, có hơn 350 nhà máy điện sinh học, sản xuất trên 7.500MW điện mỗi năm, đủ để cung cấp cho hàng triệu hộ gia đình, đồng thời tạo ra 66.000 việc làm. Những nhà máy này sử dụng chất thải từ nhà máy giấy, nhà máy cưa, sản phẩm phụ nông nghiệp, cành lá từ các vườn cây ăn quả.

Bộ Năng lượng Mỹ dự báo các công nghệ tiên tiến hiện đang được phát triển hiện nay sẽ giúp ngành điện biomass sản xuất trên 13.000MW vào năm 2010 và tạo thêm 100.000 việc làm.

Năng lượng biomass chiếm 4% tổng năng lượng được tiêu thụ ở Mỹ và 45% năng lượng tái sinh.

Phần lớn các nhà máy điện sinh học trên thế giới sử dụng hệ thống đốt trực tiếp. Họ đốt nguyên liệu sinh học trực tiếp để tạo hơi nước. Hơi nước đó bị tua-bin bắt giữ và máy phát điện sau đó biến nó thành điện. Trong một số ngành công nghiệp, hơi nước từ nhà máy điện cũng được sử dụng cho sản xuất hoặc để sưởi ấm cho các toà nhà. Những nhà máy điện này được gọi là nhà máy nhiệt - điện kết hợp. Chẳng hạn như phụ phẩm của gỗ (mùn cưa) thường được sử dụng để sản xuất cả điện và tạo nhiệt ở các nhà máy giấy.

Nhà máy điện biomass công suất 50MW ở California, sử dụng phụ phẩm gỗ từ các nhà máy cưa lân cận.
Nhiều nhà máy điện đốt than có thể sử dụng các hệ thống đồng đốt cháy để giảm đáng kế lượng khí thải đặc biệt là sulfur dioxide. Đồng đốt cháy liên quan tới việc sử dụng biomass như một nguồn năng lượng bổ sung trong các nồi hơi hiệu quả cao. Chỉ cần vài thay đổi nhỏ là các nhà máy điện đốt than có thể sử dụng hệ thống đồng đốt cháy. Do vậy, tiềm năng phát triển của nó trong tương lai là rất lớn.

Hệ thống khí hoá sử dụng nhiệt độ cao và môi trường hiếm oxy để biến biomass thành một loại khí - khí biogas hay khí sinh học (hỗn hợp gồm hydrro, CO và methane). Loại khí này cung cấp nhiên liệu cho turbine khí để sản xuất điện năng. Cũng có một số nhà máy điện sử dụng chu trình hơi khác một chút. Nhiên liệu biomass được biến thành các loại khí đốt điều áp, nóng, trong buồng khí hoá. Chúng được làm sạch (loại bỏ tạp chất) để tránh làm bào mòn hệ thống sản xuất nhiệt, điện. Tiếp đến, các loại khí sạch được đốt cùng với không khí trong buồng đốt trước khi đi vào một turbine để sản xuất điện. Nhiệt đi ra từ tua-bin khí được dẫn vào buồng trao đổi nhiệt để làm nóng nước lạnh, cung cấp cho các hộ gia đình.

Biomass phân huỷ tạo ra khí methane mà có thể được sử dụng làm năng lượng. Tại các bãi chôn lấp (nơi ủ các vật liệu hữu cơ như phân, rau xanh, rơm...), các giếng được khoan để hút khí methane từ chất hữu cơ đang phân huỷ. Sau đó, các ống từ mỗi giếng sẽ vận chuyển khí tới một nơi trung tâm để lọc và làm sạch trước khi đốt.

Methane cũng có thể được sản xuất từ biomass thông qua một quy trình được gọi là tiêu hoá kỵ khí. Tiêu hoá kỵ khí liên quan tới việc sử dụng vi khuẩn để phân huỷ chất hữu cơ trong điều kiện thiếu oxy. Methane có thể được sử dụng làm nhiên liệu theo nhiều cách. Phần lớn các cơ sở đốt nó trong một nồi hơi, tạo hơi nước sản xuất điện hoặc sử dụng cho mục đích công nghiệp. Methane cũng có thể được sử dụng làm nhiên liệu trong tế bào nhiên liệu. Tế bào nhiên liệu hoạt động giống như pin song không cần tái nạp. Nó tạo điện chừng nào có nhiên liệu.

Ngoài khí, nhiên liệu lỏng cũng được sản xuất từ biomass thông qua một quy trình gọi là nhiệt phân. Nhiệt phân xảy ra khi biomass được nung nóng trong điều kiện thiếu oxy. Sau đó, biomass biến thành một chất lỏng gọi là dầu nhiệt phân. Có thể đốt dầu nhiệt phân giống như xăng để sản xuất điện năng. Một hệ thống điện sinh học sử dụng nhiệt phân hiện đang được thương mại hoá tại Mỹ.

Các chế phẩm sinh học. Con người có thể sử dụng biomass để sản xuất mọi sản phẩm như họ đã làm từ nhiên liệu hoá thạch. Những sản phẩm sinh học đó không chỉ được làm từ các nguồn tái sinh mà còn cần ít năng lượng hơn trong quá trình sản xuất.

 

Biomass được sử dụng để sản xuất một loạt các sản phẩm chất dẻo, phân rã sinh học.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tiến trình sản xuất nhiên liệu sinh học cũng có thể được sử dụng để sản xuất chất chống đông, chất dẻo, keo, chất làm ngọt và gel cho thuốc đánh răng. Khi biomass được nung nóng với một lượng oxy nhỏ, một lượng lớn carbon monoxide và hydro được tạo ra. Các nhà khoa học gọi hỗn hợp này là khí sinh tổng hợp. Khí sinh tổng hợp được sử dụng để tạo chất dẻo và a-xít.

Khi biomass được nung nóng trong điều kiện không có oxy, nó hình thành dầu nhiệt phân. Một hoá chất có tên là phenol có thể được chiết xuất từ dầu nhiệt phân. Phenol được sử dụng để chế tạo chất dán gỗ, chất dẻo đổ khuôn và nhiều chất khác.

Khái niệm mới: Nhà máy lọc sinh học

Nhiên liệu biomass được sử dụng ở Ấn Độ chiếm khoảng 30% tổng nhiên liệu được sử dụng tại quốc gia này, là nguồn nhiên liệu quan trọng nhất được sử dụng ở trên 90% hộ gia đình nông thôn và chừng 15% hộ gia đình đô thị, đặc biệt hữu ích đối với các gia đình có nuôi gia súc. Hiện nhiều nhà máy biogas đã được xây dựng ở Ấn Độ.

Nhà máy lọc sinh học là một cơ sở kết hợp thiết bị và các tiến trình chuyển biến biomass để sản xuất nhiên liệu, điện năng và các hoá chất từ biomass. Khái niệm nhà máy lọc sinh học tương tự như các nhà máy lọc dầu ngày nay mà sản xuất nhiều nhiên liệu cũng như sản phẩm từ dầu. Các nhà máy lọc sinh học công nghiệp đã được coi là con đường hứa hẹn nhất dẫn tới việc tạo lập một ngành mới, dựa trên sinh học ở Mỹ.

Bằng cách sản xuất nhiều sản phẩm, một nhà máy lọc sinh học có thể tận dụng được các thành phần khác nhau của biomass, đồng thời tối đa hoá giá trị thu được từ biomass. Một nhà máy như vậy có thể sản xuất một hoặc nhiều hoá chất giá trị cao, khối lượng ít và một loại nhiên liệu lỏng cho vận tải với giá trị thấp, khối lượng lớn. Đồng thời, nhà máy cũng sản xuất điện, nhiệt để sử dụng trong nội bộ và có lẽ là thừa điện để bán ra ngoài. Sản phẩm giá trị cao tăng cường lợi nhuận, nhiên liệu khối lượng nhiều đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia và sản xuất điện tránh phát thải khí nhà kính cũng như giảm chi phí.

Phòng Thí nghiệm Năng lượng tái sinh quốc gia của Mỹ đang thực hiện Chương trình Biomass, liên quan tới sáu dự án nhà máy lọc sinh học lớn. Những dự án này tập trung vào các công nghệ mới nhằm kết hợp việc sản xuất nhiên liệu từ biomass và các sản phẩm khác trong cùng một cơ sở.

Minh Sơn (Tổng hợp)

 

 

  Sóng thần làm lộ diện thành phố cổ ở Ấn Độ

                                    

Khu di tích có thể đã nằm dưới cát trong nhiều thế kỷ.

Trận đại hồng thuỷ vừa qua đã làm lộ diện những dấu tích có thể của một thành phố cảng cổ đại ở bờ biển phía nam Ấn Độ.

Các nhà khảo cổ cho biết họ vừa phát hiện một số tảng đá gần ngôi đền nổi tiếng Mahabalipuram hướng ra biển ở bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Họ tin rằng chúng có thể là dấu tích của một thành phố cảng hưng thịnh một thời, nơi chứa đựng ngôi đền đá 1.200 tuổi nổi tiếng. Những tảng còn sót lại, trong đó có một con sư tử bằng đá granite, được tìm thấy chôn vùi trong cát sau khi con sóng thần rút đi.

"Chúng có thể thuộc về một thành phố cảng nhỏ từng tồn tại trước khi bị nước bao phủ. Chúng cũng có thể là một phần của một ngôi đền hoặc một toà nhà. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục điều tra", Sathiamoorthy tại Viện khảo cổ Ấn Độ (ASI) nói.

Những tảng đá được xác định có từ thế kỷ 7 sau Công nguyên và cao gần 1,8 m. Chúng được khắc chạm tinh vi theo kiểu như của ngôi đền Mahabalipuram. Ngôi đền này đã được xếp hạng di sản thế giới, là một trong những bằng chứng lâu đời nhất về kiến trúc Dravidian có từ thế kỷ 7 sau Công nguyên.

Trong 3 năm qua, các nhà khảo cổ đã làm việc với thợ lặn Ấn Độ và Anh để tìm kiếm dấu tích của cảng cổ. Truyền thuyết về ngôi đền Mahabalipuram được biết tới đầu tiên do nhà thám hiểm người Anh J Goldingham viết lại. Ông đã đến thăm thị trấn trên bờ biển Nam Ấn vào năm 1798, thời đó được gọi là Thị trấn của 7 ngôi đền.

Theo truyền thuyết, 6 ngôi đền đã bị chìm dưới con sóng trong khi ngôi đền thứ 7 thì vẫn đứng vững trên bờ biển. Truyền thuyết cũng kể rằng tại khu vực từng có một thành phố lớn đẹp đến nỗi các vị thần đã ghen tị và tạo nên một con sóng nhấn chìm nó hoàn toàn chỉ trong 1 ngày.

 

Sinh vật sống lại sau 32.000 năm đóng băng

Thứ sáu, 25/2/2005

 

Một dạng vi khuẩn mới tìm thấy trong một đường hầm ở Bắc cực đã hồi sinh trong phòng thí nghiệm, sau 32.000 năm vùi mình dưới lớp băng sâu. Sinh vật này có thể là lời giải để các nhà khoa học tìm ra phương pháp đông lạnh mới.

"Sự tồn tại của các vi khuẩn trong những môi trường cực kỳ khắc nghiệt cho thấy có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ khám phá ra

Lấy mẫu từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu trong đường hầm ở Alaska.

những dạng sống tương tự trên các sông băng hoặc tầng đất đóng băng vĩnh cửu của sao Hỏa, hoặc trên các biển băng của mặt trăng Europa của sao Mộc", Richard Hoover, một nhà sinh học thiên văn tại Trung tâm bay vũ trụ Marshall của NASA phát biểu.

Các sinh vật khác cũng đã được tìm thấy trong những môi trường băng giá tương tự, đôi khi gắn với những túi nước lỏng trong tảng băng. Một vài vi khuẩn sống sót trong băng ở dạng bào tử, cần phải chăm bẵm mới có thể trở lại dạng sống bình thường.

NASA mô tả phát hiện mới này như "sinh vật đầu tiên sống sót trong băng cổ đại được mô tả đầy đủ". "Chúng ngay lập tức bắt đầu bơi khi được rã đông, cũng như nhanh chóng sẵn sàng để ăn và phân chia", Hoover nói.

Thông báo về những sinh vật trên được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi các nhà khoa học châu Âu cho biết họ tìm thấy một khối băng lớn nằm gần bề mặt ở xích đạo sao Hỏa. Rất có thể trong khối băng đó từng có sự sống, giống như các sinh vật sống đã chịu được điều kiện cực lạnh trên trái đất.

Khu vực tìm thấy các vi khuẩn là một đường hầm ở phía bắc Fairbanks, Alaska, Mỹ. Các vi khuẩn này được gọi tên khoa học là Carnobacterium pleistocenium, có thể rất hữu ích với các chuyên gia y học.

T. An (theo vnexpress.net;  LiveScience)

 

Thứ sáu, 14/1/2005, 09:05 GMT+7 Bản để in Gửi cho bạn bè

Phát hiện 3 ngôi sao lớn nhất

Những vật thể đỏ khổng lồ là những ngôi sao đang chết.

Nếu được đặt vào đúng vị trí của mặt trời hiện nay - nghĩa là tại tâm thái dương hệ - rìa các ngôi sao này sẽ vượt ra ngoài quỹ đạo của sao Mộc. Các nhà thiên văn cho biết đó là 3 ngôi sao lớn nhất mà khoa học từng biết tới.

Những "siêu khổng lồ đỏ" này có đường kính hơn 1,5 tỷ kilomet, đẩy kỷ lục được biết đến trước đây là "Garnet Star" do Herschel tìm thấy, xuống vị trí thứ tư.

Công trình nghiên cứu được công bố hôm thứ hai vừa qua, tại cuộc họp của Hiệp hội thiên văn học Mỹ ở San Diego.

Đường kính của ngôi sao khổng lồ so với các hành tinh trong hệ mặt trời. Jupiter (sao Mộc).

Ba ngôi sao khổng lồ được nghiên cứu là KW Sagitarii (cách chúng ta 9.800 năm ánh sáng), V354 Cephei (cách 9.000 năm ánh sáng) và KY Cygni (5.200 năm ánh sáng).

Chúng thuộc số 74 vật thể đỏ siêu khổng lồ trong dải Ngân hà được tìm hiểu. Những ngôi sao này đang sắp tàn, tương đối lạnh, rực rỡ và đều rất lớn. Các nhà thiên văn đã tính toán ra kích cỡ của chúng dựa vào nhiệt độ và độ sáng.

Phân tích cũng tiết lộ nhiệt độ chính xác nhất từ xưa tới nay của loại vật thể này. Nhiệt độ của vật thể đỏ siêu khổng lồ lạnh nhất là khoảng 3.177 độ C, ấm hơn 10% suy đoán trước đây của các nhà khoa học.

"Ý nghĩa của nghiên cứu này ở chỗ đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, có một trùng hợp lớn giữa lý thuyết về độ lớn và độ ấm của các ngôi sao này, với những gì thực tế chúng ta quan sát thấy", tiến sĩ Philip Massey, trưởng dự án cho biết.

 

Pháp hoàn thành cây cầu cao nhất thế giới

Thuận An (theo BBC)

Khi hoàn tất vào năm 2005, xe cộ đi từ Paris tới Barcelona sẽ chạy trên thung lũng Tarn ở miền nam Pháp, ở độ cao 270 mét.

Các công nhân xây dựng ở miền nam nước Pháp vừa gắn nhịp cuối cùng trên chiếc cầu đường bộ cao nhất thế giới. Cây cầu bắc qua sông Tarn ở vùng núi Trung Massif, sẽ cho phép các loại phương tiện chạy qua thung lũng dài 2,5 km, ở độ cao 270 mét.

Cầu Millau dự kiến sẽ được thông xe vào cuối năm nay, hoàn tất tuyến đường ôtô mới nối Paris với vùng Địa Trung Hải. Khi những chiếc trụ và sợi cáp treo khổng lồ được đặt đúng vị trí, cấu trúc này sẽ còn cao hơn cả tháp Eiffel, với điểm cao nhất đạt tới 343 mét.

Cầu Millau do công ty Eiffage - công ty đã xây dựng tháp Eiffel - thi công, dự kiến kéo dài trong 3 năm rưỡi. Cũng giống như với máy bay Concorde và đường hầm xuyên biển, cây cầu này là sản phẩm hợp tác giữa Anh và Pháp, với sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư danh tiếng Norman Foster.

Mặt cắt khu vực xây cầu. Trụ cầu cao nhất đạt tới 343 mét, cao hơn cả thép Eiffel.

Người ta tin rằng khi được đưa vào sử dụng, cây cầu hùng vĩ này không những là tuyến giao thông huyết mạch, mà còn là một thắng cảnh đẹp thu hút được nhiều người tham quan.

BH. vnexpress31/5/2004 (theo BBC)

 

http://www.enerpac.com/html/stories/millau_fr/millauFR.html

Ingénierie française et technologie hispano-américaine pour un nouvel ouvrage d’art.

Le viaduc de Millau, France - Le pont le plus haut du monde.

En juin de l’année dernière, la société Enerpac (Technologie Hydraulique) remporta le contrat pour la fourniture du système hydraulique qui sera utilisé pour soulever les palées provisoires et pousser les tabliers lors de la construction du viaduc de Millau. Aujourd’hui les travaux battent leur plein et, pendant que vous lisez ceci, se construit le pont le plus haut du monde.

Les tabliers

Les études pour la construction du viaduc de Millau débutèrent en 1988 avec pour objectif de mettre fin à l'engorgement de la A75, l'autoroute reliant Paris à Barcelone. Entre plusieurs trajets possibles, le CETE (Centre d'Etude des Techniques d'Équipement) choisit le 28 juin 1989 un trajet médian passant à l'est de Millau et franchissant le Tarn. Ce qui impliquait la construction d'un long viaduc d'une très grande hauteur, lequel devait survoler la vallée du Tarn sans y descendre, évitant ainsi le percement d'un tunnel. Option choisie en 1991 car affectant à peine l'environnement et offrant une meilleure sécurité. Les études détaillées eurent lieu en 1993, et cinq bureaux d'architectes participèrent au concours lancé en 1994. En 1996 fut choisi le projet émanant d'un groupe d'ingénierie français se composant de Sogelerg, EEG, SERF et Foster.

Du projet à la réalisation

Plan.

Le projet Foster impressionnait par l’esthétique et la taille de l’ouvrage. Sa construction n’était pas particulièrement facile si l’on voulait éviter des coûts prohibitifs. Soutenu par deux culées et sept piles, le viaduc survole la vallée du Tarn sur une distance de 2 460 mètres à une hauteur centrale de 245 mètres. 204 mètres séparent les culées de la première et de la dernière pile, et les travées font 342 mètre entre les autres piles dont les hauteurs varient de 70 mètres pour la première, à 340 mètres pour la troisième.

L’ouvrage est haubané et comporte des éléments verticaux en béton creux en forme de diapason lesquels supportent les deux chaussées à partir du centre. Les chaussées ont une largeur totale de 27,35 mètres, et permettent l’installation de trois voies de circulation dans chaque direction (dont deux seulement seront mises en service au début de l’ exploitation) et d’un accotement sur les deux côtés.
Pour les conducteurs, le viaduc se présente avec une légère pente (3,035 % du nord vers le sud) et une faible courbe (rayon 20 000 mètres). Au centre, il culmine à 270 mètres au-dessus du niveau du sol, et la pile centrale avec son haubanage dépasse les 340 mètres, soit 14 % de plus que de la Tour Eiffel.

Il fallut choisir entre deux types de tabliers, béton ou acier. Le choix se porta sur l’acier, celui-ci permettant une construction non seulement plus mince, donc plus esthétique (un tablier en béton demandait une épaisseur de 4,6 mètres), mais également plus sûre et cela aussi bien pendant la pé riode de construction qu’après la mise en service.

27 000 mètres cubes de béton, 19 000 tonnes d’armatures pour béton, et 5 000 tonnes d’acier pour les câbles et les recouvrements furent nécessaires pour la construction. Pour les piles, le choix se porta sur un béton haute performance B-60 et sur l’utilisation de coffrages métalliques du type self-climbing de différentes formes.

Le 9 juillet 1996, après le choix de la configuration finale des travaux, il fallut déterminer qui les exécuterait et comment. Plusieurs entreprises soumirent des offres, et le Département Franç ais des Transports et Travaux Publics porta son choix sur le Groupe Eiffage TP (3ième en taille en France, 5ième en Europe), lequel créa une nouvelle société pour l’exécution de ces travaux, la Compagnie Eiffage du viaduc de Millau. En échange du financement des travaux, coûts estimés (au début des opérations) à 300 000 000 € plus 20 000 000 € pour un futur poste de péage situé 6 kilomètres plus au nord, cette compagnie obtint une concession d’exploitation d’une durée de 75 ans.

La construction est conçue pour résister aux secousses sismiques et aux conditions mété orologiques les plus extrêmes, son utilisation est garantie sans problèmes pour une durée minimale de 120 années. Du point de vue construction, le tablier avec sa masse de 36 000 tonnes, constitue le problème le plus important. Il sera poussé à partir des deux extrémités du viaduc. Les éléments du tablier seront fabriqués sur les sites de Eiffel à Lauterbourg et Fos-sur-Mer, et un ensemble de 64 vérins hydrauliques sera utilisé pour effectuer les poussées. Les translations, sur une longueur de 342 mètres, doivent se faire sur la longueur des six travées centrales et nécessitent l’installation de cinq palées provisoires, à la construction desquelles participe la division espagnole d’Enerpac.

Les palées provisoires sont soulevées à l’aide d’un système hydraulique

Entre les piles, sept palées provisoires seront nécessaires pour lancer le tablier.

Lors de la conception du viaduc de Millau, Eiffel, une filiale du groupe Eiffage et spécialisée dans la construction métallique, a estimé que pour assurer la translation des tabliers pendant la construction, il fallait installer sept palées provisoires entre les piles. Deux de ces palées provisoires, aux extrémités de l’ouvrage, s’installent directement à l’aide d’une grue car leur hauteur ne fait que 20 mètres et 12 mètres. Par contre la hauteur des cinq palées provisoires restantes varie de 87,5 mètres à 163,7 mètres. Pour celles-ci, un système de levage télescopique a été conçu et l’exécution de sa partie hydraulique a été confiée au bureau régional Enerpac en Espagne.

Dès qu’une palée provisoire a été élevée, le système de levage télescopique comprenant l’équipement hydraulique est démonté et déplacé vers l’endroit où doit s’installer la palée suivante.

Système télescopique pour le levage des éléments des palées provisoires

 

Le système de levage télescopique se compose de deux parties:
  • La première consiste en une construction métallique de forme cubique dont la base, qui contient tout le système, fait 12 mètres de côté; elle est équipée de crémaillères graduées en mètres à partir des pieds de la construction.
  • La seconde comprend les vérins et le système de commande hydraulique qui forment le mécanisme de levage. Les vérins hydrauliques sont installés aux quatre pieds de la construction, ancrés à des supports reliés aux crémaillères et qui permettent, grâce à l'insertion successive de cales de verrouillage dans les crémaillères, le déplacement vertical d'un élément de la palée provisoire et de l'équipement hydraulique, guidés par les colonnes du système de levage.

Pas de levage égal à 1000 mm

Système hydraulique.

Le fonctionnement est simple; les supports des vérins sont verrouillés dans les crémaillè res à l’ aide de cales, l’élément de la palée provisoire étant libre. Les opérateurs, à l’ aide du dispositif de commande, comprenant un logiciel détaillé et incorporant toutes les options de sécurité nécessaires, commencent par mettre sous pression les vérins dont les tiges poussent l’élément de la palée vers le haut. De cette façon, celui-ci est levé à la hauteur de la perforation suivante dans la cré maillère. Les vérins ont une course de 1100 mm et les crémaillères sont munies de crans tous les 1000 mm, reste donc une plage de 100 mm pour compenser d’éventuelles irrégularités. Chaque vérin hydraulique possède sa propre commande avec possibilité de verrouillage immédiat, et divers capteurs renseignant sur les modifications des conditions extérieures (vent, température, etc.) qui pourraient conduire à un ajustement dans l’opération de levage des éléments de la palée provisoire.

Chaque vérin de levage opère de façon indépendante. Dès que la hauteur désirée est atteinte, l’élément de la palée est verrouillé en place à l’aide de cales et les cales support de vérin sont débloquées. Les tiges de piston sont rentrées et les vérins hydrauliques sont élevés avec leurs supports vers la perforation dans la crémaillère située immédiatement au-dessus, où ils sont à nouveau verrouillés à l’aide de cales. De cette façon, l’élément de la palée et le dispositif de levage hydraulique sont élevés de 1 mètre, ce processus se répétant jusqu’à ce que le premier élément dépasse la structure du système de levage. Il est ensuite verrouillé à sa base. Quand le dispositif hydraulique a rempli sa fonction, il est descendu jusqu’au sol à l’aide d’une grue car à présent son poids est moindre. Un second élément de la palée prend alors place dans le système de levage et est levé de la même façon à l’aide du dispositif hydraulique, et ainsi de suite jusqu’à ce que la nouvelle palée provisoire atteigne la hauteur nécessaire pour supporter la partie de tablier qui sera poussée en place.

Commande du processus

Système de levage hydraulique; précision du levage 3 mm

Le système a été conçu pour empêcher, à n’importe quel moment, une déviation en hauteur de plus de 3 mm et une différence de charge dé passant au maximum 5 % entre chacun des vérins.

Chaque vérin est alimenté par sa propre pompe hydraulique de façon à ce que, si nécessaire, il puisse être commandé individuellement, à condition que la procé dure complète de la demande pour le faire, ainsi que l’autorisation, passent par la centrale de commande de l’application.

Les opérateurs, installés à chaque extrémité de la structure, travaillent à l’aide de commandes reliées à la centrale et qui leur permettent de valider l’insertion et le retrait des cales pendant toute la durée du processus. Dès réception du signal, la personne en charge de la centrale de commande donne l’ordre autorisant la poursuite du processus.

L’ensemble est également muni de systèmes permettant la surveillance du niveau et de la tempé rature de l’huile et d’alarmes qui arrêtent la translation en cas d’imprévus comme chute de pression, rupture de flexible, etc.

Spécifications techniques
La partie hydraulique du système de levage comprend quatre vérins, chacun alimenté par sa pompe propre, raccordés à un tableau de commande central. Chaque assemblage a une capacité de poussée égale à 511 tonnes, soit une capacité de poussée totale de maximum 2044 tonnes. Comme il n’est normalement pas prévu de dépasser la poussé e de 420 tonnes requise durant les cycles de travail, le système possède donc une géné reuse marge de sécurité. La pression nominale est de 700 bars et, comme mentionné plus haut, la course des vérins égale 1100 mm. Une surcharge de 675 tonnes, vérin en extension, et de 1500 tonnes, vérin rétracté, est acceptable.

L’ensemble commande centrale (câblage, tableau de commande, écran) est protégé contre les intempéries et les perturbations électromagnétiques, et contre les impacts pouvant survenir lors de l’installation ou pendant le travail.

Enerpac, filiale du groupe Actuant basé aux Etats-Unis, possède une longue expérience dans le domaine de la fabrication de divers types d’équipements et de systèmes hydrauliques haute pression pour l’industrie et la construction, à l’origine elle se fit connaître par la fabrication d’ amortisseurs destinés à la légendaire Ford T.

Nước khô

Máy tính nhúng vào nước khô, khi đưa lên vẫn hoạt động bình thường.

Một loại vật chất không khác gì nước: cũng có thể chảy, cũng có thể dập tắt lửa. Nhưng loại "nước" này hoàn toàn khô ráo, không làm ướt bất cứ vật gì nên được gọi là nước khô. Trước mắt, nó được sử dụng rất hiệu quả trong lĩnh vực cứu hỏa.

Tháng 4 vừa qua, hãng Tyco Fire & Security ở bang Florida, Mỹ, tổ chức buổi trình diễn hệ thống cứu hỏa sử dụng nước khô. Hệ thống này có tên ANSUL Sapphire. Trong tất cả các đặc điểm của hệ thống, nổi bật nhất là khả năng phản ứng rất nhanh trước nguy cơ hỏa hoạn: nó hoạt động tức thì ngay khi chỉ mới xuất hiện dấu hiệu của vụ cháy và ngọn lửa còn chưa kịp bùng lên. Bản thân nước khô có tên thương mại 3M Novec 1230, là sản phẩm của hãng 3M. Loại vật chất mới này có đầy đủ các đặc tính của nước, nhưng không có tính bám dính như nước, khả năng dập lửa cao hơn nước nhiều và có ưu điểm là không làm hư hại các thiết bị điện tử, các tác phẩm nghệ thuật như tranh, tượng thạch cao hay đồ gỗ... vì bản thân hoàn toàn khô ráo.

Nói cho chính xác, loại nước đặc biệt này chỉ có dạng lỏng khi được lưu giữ, bảo quản trong bình nén, còn khi được phun ra ngoài để dập lửa thì lập tức biến thành hơi. Với cùng thể tích, một bình nước khô có hiệu năng dập lửa cao hơn nhiều so với bình bọt CO2 hay các loại khí trơ khác.

Các tác giả của nước khô dự định trước mắt sẽ ứng dụng sản phẩm này vào hệ thống phòng cháy chữa cháy ở bệnh viện, viện bảo tàng, thư viện, các trạm thu phát sóng vô tuyến và các trung tâm điện toán lớn, thay cho nước và các loại khí truyền thống (vì nước có thể gây hư hại nhiều đồ vật và nhiều loại khí chữa cháy có thể gây bỏng hóa chất nếu tiếp xúc với da người).

Cơ chế dập lửa của nước khô cũng rất khác với nước thường. Nước thường (H2O) có tác dụng làm hạ nhiệt độ nguồn cháy, hấp thu nguồn nhiệt ấy để bốc thành hơi và hơi nước phong tỏa nguồn cháy, không cho tiếp xúc với ôxy. Tuy nhiên, khi ở nhiệt độ rất cao, nước lại bị phân tách thành hai loại khí riêng biệt là hydro và ôxy (mà ta đã biết, ôxy là chất khí cần thiết cho sự cháy). Trong khi đó, nước khô trực tiếp tham gia vào phản ứng cháy và chính sự tham gia này có tác dụng ngăn chặn tức thì quá trình cháy.

Nếu nhiệt độ sôi của nước ở áp suất bình thường là 100 độ C thì của nước khô là 49 độ C. Nước đông ở nhiệt độ 0 độ C, còn nước khô ở 108 độ C, một sự chênh lệch rất lớn. Để biến hoàn toàn 1 lít nước thành hơi phải cần đến một nhiệt lượng 2.442 kilojul, nhưng với nước khô thì con số tương ứng chỉ là 95 kilojul mà thôi. Điều bí mật nằm ở chỗ nước khô không chứa nguyên tử hydro, vì vậy hoàn toàn không có các mối liên kết hóa học liên quan tới hydro, từ đó, lực tương tác giữa các phân tử của nước khô yếu hơn nhiều so với nước thường. Chính sự liên kết phân tử lỏng lẻo này đã tạo cho nước khô những đặc tính tuyệt vời ở trên, đặc biệt là khả năng chuyển nhanh từ dạng lỏng sang dạng hơi dù ở nhiệt độ thấp, nhờ vậy có thể phát huy tác dụng tức thì ngay khi đám cháy mới phát sinh, ngọn lửa lớn chưa bùng phát và nhiệt độ nơi xảy ra cháy chưa đẩy lên cao.

Các sản phẩm tương tự 3M Novac 1230 đã được biết đến từ lâu, nhưng không tìm được ứng dụng thực tiễn vì chúng rất độc và có sức tàn phá lớn đối với tầng ozon. Những tật xấu ấy hoàn toàn không có ở nước khô 3M Novac 1230.

Thế Giới Mới (theo Membrana)

 25/08/2004

 

 

Lần đầu tiên nhân bản bò bằng kỹ thuật mới

Thứ hai, 21/2/2005

 

Vanessa Hall và chú bê Brandy.

Các nhà khoa học Australia khẳng định họ là những người đầu tiên nhân bản bò theo một phương pháp mới, nhằm cho ra phôi khoẻ mạnh. Sản phẩm là Brandy, một con bê 2 tháng tuổi giống Holstein-Fresian chào đời hồi tháng 12 vừa qua.

Công trình do Viện Nghiên cứu Y học Monash ở Melbourne hợp tác với Cơ quan gene học Australia thực hiện.

Trưởng nhóm Vanessa Hall cho biết đây là lần đầu tiên họ sử dụng kỹ thuật chuyển nhân chuỗi để nhân bản bò. Các nhà khoa học trộn chất dinh dưỡng lấy từ một trứng mới thụ tinh vào một phôi nhân bản, trước khi đặt phôi này vào tử cung bà mẹ thay thế, nhờ đó thúc đẩy việc tái tổ chức ADN.

"Bằng việc bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào phôi nhân bản, chúng tôi đã cải thiện chất lượng của phôi", Hall nói.

Trong kỹ thuật nhân bản trước kia, các nhà khoa học cấy nhân một tế bào vào một trứng (đã hút bỏ ADN), và đưa phôi này vào tử cung bà mẹ khác để nó mang thai. Phương pháp đã được dùng trong việc nhân bản nhiều động vật, như cừu Dolly vào năm 1997, nhưng rất ít phôi cấy ghép sống sót qua thời kỳ thai nghén. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do những trục trặc trong việc tái lập trình, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Nhóm nghiên cứu cho rằng kỹ thuật mới có thể thích hợp để nhân rộng các gene tốt trong bầy, cải thiện chất lượng sữa bò.

T. An (vnexpress.net, theo CNN)

 

Ngân hà bừng sáng vì vụ nổ lớn

Các nhà thiên văn không giấu nổi sự kinh ngạc trước một vụ nổ vũ trụ lớn nhất từng được quan sát - một ngôi sao ở đầu kia của Milky Way bùng sáng hơn cả trăng rằm và che khuất các vệ tinh cũng như kính thiên văn.

Mô tả sao siêu từ SGR 1806-20 và trường từ của nó.

Vụ nổ xảy ra trên bề mặt một ngôi sao lạ - một sao neutron siêu từ tính có tên gọi SGR 1806-20, ghi nhận được hôm 27/12/2004. Sự bùng phát bức xạ mạnh đến mức tuy không gây hại đến trái đất, nhưng nếu nó xảy ra cách chúng ta 10 năm ánh sáng, trái đất có thể sẽ phải hứng chịu một thảm họa tuyệt chủng mới.

"Đó có thể là vụ nổ lớn nhất mà con người từng quan sát được trong dải

ngân hà của chúng ta kể từ khi Johannes Kepler nhìn thấy siêu tân tinh của ông năm 1604", tiến sĩ Rob Fender, thuộc Đại học Southampton, Anh, cho biết.

Một tính toán cho thấy lưỡi lửa khổng lồ trên SGR 1806-20 giải phóng khoảng 10.000 tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ watt.

"Đây là sự kiện cả đời mới có. Chúng tôi đã quan sát một vật thể có đường kính chỉ 20 km, ở đầu kia của dải Ngân hà, đang giải phóng năng lượng trong 1/10 giây còn nhiều hơn mặt trời giải phóng trong 100.000 năm", Fender nói.

"Nó là mẹ của tất cả các ngọn lửa từ - một quái vật thực sự", Kevin Hurley, nhà nghiên cứu vật lý tại Đại học Berkeley ở California, nhận xét.

Bryan Gaensler thuộc trung tâm nghiên cứu vật lý thiên thể Harvard-Smithsonian của Mỹ, mô tả vụ bùng nổ này "có thể lặp lại sau mỗi thế kỷ hoặc thiên niên kỷ trong thiên hà của chúng ta".

SGR 1806-20 nằm cách trái đất khoảng 50.000 năm ánh sáng, trong chòm sao Nhân Mã. Giống như các sao neutron, nó là tàn tích của một ngôi sao rất lớn đang đi đến hồi kết, co lại thành một nhân nhỏ xíu, cực kỳ đậm đặc với trường từ cực mạnh, quay nhanh trên trục của mình. Khi các nhân sao cổ này cạn hết nhiên liệu, chúng sụp đổ và bùng nổ thành một siêu tân tinh.

Có hàng triệu sao neutron trong Milky Way, nhưng tới nay, người ta chỉ mới tìm thấy khoảng một chục "sao siêu từ", là các sao neutron có trường từ cực mạnh. Chúng có từ trường mạnh gấp hàng trăm lần bất kỳ vật thể nào khác trong vũ trụ (hãy hình dung nó có thể phá huỷ dữ liệu của một thẻ tín dụng ở khoảng cách 200.000 kilomét).

SGR 1806-20 thậm chí thuộc diện hiếm hơn nữa. Nó là một trong 4 "siêu sao tiểu liên gamma mềm" được tìm thấy tới nay - tên gọi có được là vì chúng loé sáng ngẫu nhiên và giải phóng lượng tia gamma khổng lồ.

Mặc dù mất năng lượng lớn sau vụ loé sáng, song ngôi sao kỳ lạ này vẫn không hề giảm tốc độ quay.

T. An (vnexpress.net, theo BBC, Discovery)

 

 

M.T. (vnexpress.net, theo BBC)