Tháng 10

vnexpress.net

 

  1. Thần Châu 6 trở về trái đất an toàn

  2. Biến nước tiểu thành nước uống cho phi hành gia

  3. Một số mốc du hành vũ trụ quan trọng:

  4. Kính chịu được đạn chống tăng

  5. Thần Châu 6 cất cánh thành công

  6. Khách du lịch vũ trụ thứ 3 trở về trái đất

  7. Người tí hon ở Indonesia

  8. Cá mập trắng lập kỷ lục băng qua đại dương

  9. Ong chúa chết, ong thợ nổi loạn

  10. Ếch giật giải Ig Nobel 2005

  11. Đường truyền HIV từ mẹ sang con

  12. Giải Nobel Vật lý thuộc về lĩnh vực quang học và laser

  13. 3 nhà khoa học chung nhau giải Nobel Hoá học

  14. Hành tinh thứ 10' trong hệ mặt trời có vệ tinh

  15. Chiến tranh không gian Nga - Mỹ

  16. Phát hiện vũ khí từ xa bằng đầu dò kim loại

  17. Con nhện 20 triệu tuổi

  18. Phát hiện hoa toả sáng huỳnh quang

  19. Phát hiện tượng nữ thần Hy Lạp

  20. Khách du lịch vũ trụ thứ ba khởi hành hôm nay

  21. Nga chấp thuận khách du lịch vũ trụ thứ 3

  22. NASA thừa nhận dự án tàu con thoi là sai lầm

 

 

Thần Châu 6 trở về trái đất an toàn

Thứ hai, 17/10/2005, 08:50 GMT+7

 

Nhà du hành Nie Haisheng bước ra khỏi con tàu.

Con tàu vũ trụ mang theo 2 nhà du hành của Trung Quốc đã tiếp đất an toàn vào sáng sớm 17/10, sau 5 ngày vòng quanh quỹ đạo.

Con tàu đã hạ cánh vào lúc 4h32 sáng hôm nay, trên bãi cỏ tại vùng Nội Mông, cách mục tiêu đã định chỉ khoảng 1 km. Đây là chuyến bay vào vũ trụ có người lái thứ 2 của Trung Quốc - nước thứ 3 duy nhất đưa người vào vũ trụ thành công, sau Mỹ và Nga.

Hai nhà du hành vũ trụ đã thưởng thức mỳ, trà và chocolate trước khi được trực thăng đưa tới một trạm quân sự gần đó. "Tôi có thể cảm nhận rằng rất nhiều người đang hướng về chúng tôi", Nie Haisheng phát biểu. "Chúng tôi rất cảm động trước tình cảm và nỗi lo lắng sâu sắc mà mọi người dành cho chúng tôi".

Các nhà du hành vũ trụ đã được kiểm tra sức khoẻ và đều trong tình trạng tốt. Tờ Tân Hoa Xã cho biết họ đã hoàn thành mọi thí nghiệm như dự tính và thu được nhiều dữ liệu kỹ thuật giá trị cho chương trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc.

Trước khi hạ cánh, Thần Châu 6 đã hơi bị trượt khỏi quỹ đạo bay dự kiến bởi lực hút của trái đất. Cuộc điều chỉnh đã thay đổi độ cao của con tàu khoảng 800 m. Các chuyên gia không gian cho biết đó chỉ là cuộc sửa chữa thông thường.

Bắc Kinh đặt tầm quan trọng hàng đầu lên chương trình vũ trụ, coi đó niềm kiêu hãnh quốc gia và là cách khẳng định vị thế trên toàn cầu. Trung Quốc hy vọng lắp đặt một trạm vũ trụ trong vòng 5 năm tới và cuối cùng có thể đưa người lên mặt trăng.

M.T. (theo BBC)

Biến nước tiểu thành nước uống cho phi hành gia

Chủ nhật, 16/10/2005, 07:00 GMT+7

 

Các nhân viên của Water Security đang thử nghiệm thiết bị lọc nước trong môi trường không trọng lượng.

Với thiết bị lọc đặc biệt của công ty Water Security, nước thải trên tàu vũ trụ sẽ được xử lý để tái sử dụng, thậm chí nước tiểu của các phi hành gia cũng được tái chế thành nước uống tinh khiết.

Trong lĩnh vực thám hiểm không gian, việc cung cấp nước cho các phi hành gia trên quỹ đạo là một trong những tính toán điên đầu của các nhà khoa học. Trong vòng 5 năm qua, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chi khoảng 60 triệu USD để đưa nước uống lên trạm vũ trụ không gian thông qua các tàu con thoi (mỗi gallon nước chuyển lên không trung tốn khoảng 40.000 USD). Tuy nhiên, chi phí này có thể sẽ được tiết giảm nhờ vào một thử nghiệm thành công trong thời gian gần đây. Các khoa học gia đã tìm ra một biện pháp khác khả thi hơn, đó là tái chế lại nước tiểu và nước thải sinh hoạt của các nhà du hành vũ trụ.

Đây không phải là sáng kiến độc đáo lắm, nhưng thực hiện nó trong khuôn khổ chật hẹp của một tàu vũ trụ trong trạng thái không trọng lượng thì không phải là điều đơn giản, và nhiều người cũng tự hỏi mùi vị của nó sẽ như thế nào?

Nếu áp dụng hệ thống tái sử dụng nước tại trạm vũ trụ không gian sẽ giảm bớt số lượng nước cần chuyển vào không gian xuống đến 2/3 và không gian trống trên tàu vũ trụ đủ chỗ cho thêm 4 nhà du hành khác.

Water Security nằm ở thành phố Reno, tiểu bang Nevada, Mỹ, là một công ty vừa được thành lập nhằm mục đích khai thác kỹ thuật của NASA tại môi trường trái đất. Tổng giám đốc Công ty Ray Doane hăm hở khoe chiếc hộp thần bí và nói: “Đây là một kỹ thuật mang tính đột phá lớn”. Water Security đã bổ sung một thiết bị lọc đặc biệt vào hệ thống của NASA, tạo ra một hệ thống lọc mới có thể diệt trừ đến 99,9% các loại vi khuẩn trong nước, thành một nguồn nước hoàn toàn tinh lọc.

Hệ thống lọc nước của Water Security gồm 6 bước, bắt đầu bằng một bộ lọc căn bản nhằm loại bỏ cặn bã hoặc các mảnh vỡ lớn, như tóc hoặc xơ có trong chất lỏng ban đầu. Tiếp đó, một bộ lọc carbon loại bỏ các chất hữu cơ phế thải có trong nước tiểu như urea, uric acid và creatinine, cũng như các chất diệt trùng hoặc diệt vi khuẩn thường có từ các nguồn nước ở đồng ruộng. Chất lỏng sau đó được bơm qua một hệ thống do công ty Water Security thiết kế bao gồm rất nhiều vi hạt nhựa iodine tổng hợp. Khi có bất kỳ các vi sinh vật nào chạm vào các hạt này, chúng đều phóng ra chất iodine để tiêu diệt vi sinh vật.

Phó tổng giám đốc công ty, ông Ken Kearney nói: “Iodine ngấm từ từ vào nước và rất ổn định trong điều kiện môi trường nhiệt độ và độ kiềm khá rộng. Hệ thống này đồng thời cũng có thể giải quyết được tất cả các nguồn nước nhiễm bẩn nặng nhất trên hành tinh và cung cấp nước sạch, an toàn”. Nước sẽ được giữ lại một thời gian trong bồn chứa nhằm giúp cho iodine có đủ thời gian tiêu diệt toàn bộ vi sinh. Sau đó một hệ thống lọc loại bỏ iodine, các muối nitrat lẫn kim loại nặng. Cuối cùng, nước được dẫn qua một hệ thống lọc nhằm loại bỏ cryptosporidium (một loại ký sinh trùng trong nước miễn nhiễm với iodine) và cung cấp một nguồn nước hoàn toàn trong sạch.

Từ lâu nay, các kỹ sư NASA đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề chất thải của con người. Chuyến đi bộ ngoài quỹ đạo kéo dài 15 phút đầu tiên của phi hành gia Alan Shepherd quá ngắn đến mức không ai nghĩ đến việc thiết kế một chỗ chứa nước tiểu trong bộ đồ phi hành gia. Trong 15 phút này, một vấn đề trục trặc về điện đã xảy ra khiến anh bị trì hoãn hết 86 phút không trở về được. Bàng quang của Shepherd nhanh chóng bị căng đầy và lần đầu tiên anh đã gọi điện về trung tâm. Sau khi cân nhắc, trung tâm điều khiển đành trả lời rằng: “Hãy thải nó trong bộ đồ bay”. Sau này, các nhà du hành trên các tàu vũ trụ Gemini và Apollo được trang bị một chiếc túi nhựa bao lấy phần dưới cơ thể. Sau khi gạn lọc, phi hành đoàn được yêu cầu niêm phong túi này và trộn nó với một chất lỏng sát trùng để tạo một “chất thải ổn định” theo mong muốn.

Theo một nghiên cứu của NASA vào năm 1975, nhìn chung hệ thống xử lý chất thải của tàu Apollo thỏa mãn tương đối nhu cầu theo quan điểm kỹ thuật. Nhưng theo quan điểm chung của phi hành đoàn, hệ thống này hoàn toàn không ổn. Đối với các tàu con thoi, NASA đã thiết kế một hệ thống nhà vệ sinh trị giá 23 triệu USD có thể làm khô chất thải, sau đó đem trở về trái đất.

Hệ thống lọc nước của Water Security cho phép NASA giải quyết hai vấn đề cùng một lúc. Nó giải quyết được vấn đề nước thải, đồng thời tái chế nước tiểu thành nước uống cho các phi hành gia. NASA đang tiến hành kiểm tra hệ thống này tại trung tâm điều hành không gian Marshall ở Huntsville, Alabama. Ngoài ra, Water Security cũng đã bắt đầu sử dụng kỹ thuật của mình tại nhiều nơi thiếu nguồn cung cấp nước sạch.

Trong mùa hè này, Cơ quan Chăm sóc trẻ em quốc tế đã xây dựng một hệ thống lọc nước tại miền Bắc Iraq. Robert và Roni Anderson, những người sáng lập cơ quan, xây dựng hệ thống này trên một xe Toyota chuyên dụng và đưa đến hàng chục ngôi làng để cung cấp nước sạch. Hệ thống này cung cấp trung bình mỗi phút 5 gallon nước, trong một ngày lọc nước có thể cung cấp nước cho một ngôi làng 5.000 dân sử dụng cả tháng. Chi phí trung bình khoảng 3cent/1 gallon.

Không chỉ các khu vực bị chiến tranh tàn phá mới thiếu nước. Sau cơn sóng thần tấn công Indonesia tháng 12/2004, rất nhiều nguồn nước sạch đã bị nhiễm mặn và nhiễm chất độc từ đường phố. Kearney cho biết, hệ thống lọc nước của Water Security có thể giải quyết được cả những thảm họa như vậy. Nói chung, kỹ thuật này đã được kiểm tra tại một khu vực nước thải ở Jakarta và cung cấp được lượng nước đạt các tiêu chuẩn mà tổ chức bảo vệ môi trường đề ra.

(Theo ANTG)

 

 

Thần Châu 5 - phi thuyền mang sứ mạng lịch sử

16:45' 15/10/2003 (GMT+7)

http://www.vnn.vn/khoahoc/2003/10/32460/

 

Thần Châu rời bệ phóng.

Phi thuyền Thần Châu 5 của Trung Quốc Đây là con tàu được thiết kế dựa trên phi thuyền Soyuz của Nga song có cải tiến. Thần Châu có nghĩa là con tàu linh thiêng, có sức chứa 3 người. Nó có dạng hình ống, gồm 3 module: Module quỹ đạo ở phía trước, module trở về trái đất và module đẩy ở đằng sau.

Module quỹ đạo có một cửa sập nơi nhà du hành có thể bước ra và thực hiện chuyến đi bộ ra ngoài không gian nếu cần. Module này sẽ bị bỏ lại trong không gian, song sẽ không phải là rác vũ trụ. Nó sẽ ở lại đó có lẽ với vai trò là module đầu tiên của trạm vũ trụ. Hệ thống điện và kiểm soát sẽ cho phép giới khoa học nước này sử dụng module quỹ đạo để nghiên cứu trong thời gian 6 tháng sau khi sứ mạng chấm dứt.

Thần Châu dài 8,65m, nặng 7,8 tấn và có đường kính 2,5m. Khi phi thuyền ở trong quỹ đạo, nó sẽ được cấp điện bởi 2 tấm pin mặt trời. Phi thuyền do Công ty khoa học và công nghệ không gian Trung Quốc chế tạo. Theo các nguồn tin, cựu chủ tịch Giang Trạch Dân là người đặt tên cho Thần Châu 5. Thần Châu 1 được phóng vào ngày 19/11/1999 và quay quanh quỹ đạo trái đất 14 lần trước khi hạ cánh bằng dù. Ba tàu Thần Châu tiếp theo đã được phóng, mở đường cho sự kiện phóng Thần Châu 5 hôm nay. Thần Châu 5 sẽ bay theo quỹ đạo quanh trái đất 14 lần và mất 90 phút mới bay hết một vòng. 

Thần Châu 5 được tên lửa Trường Chinh 2F đưa vào không gian. Tên lửa này đã được sử dụng trong nhiều năm qua để đưa các vệ tinh do Trung Quốc chế tạo vào quỹ đạo trái đất. Trường Chinh 2F, cao 19 tầng, là tên lửa 2 giai đoạn được trang bị 4 động cơ đẩy bằng nhiên liệu lỏng. 

Một số mốc du hành vũ trụ quan trọng:

12/4/1961: Nhà du hành Yury Gagarin của Liên bang Xô Viết trở thành người đầu tiên bay vào không gian, hoàn tất một vòng quỹ đạo trên phi thuyền Vostok 1 với thời gian 108 phút.

5/5/1961, Mỹ phóng phi thuyền Mercury theo mang nhà du hành Alan Shepard trong một chuyến bay cận quỹ đạo. Người Mỹ đầu tiên bay vào quỹ đạo là John Glenn hồi tháng 2/1962.

1963: Chuyến bay vũ trụ đầu tiên có một nhà du hành là phụ nữ, Valentina Tereshkova.

1965: Nhà du hành Aleksei Leonov thực hiện chuyến đi bộ đầu tiên ra ngoài không gian.

1/1967: Tàu con thoi Apollo 1 nổ tung sau khi rời bệ phóng, cướp đi sinh mạng của 3 phi hành gia Gus Grissom, Ed White và Roger Chaffee. Cũng vào tháng 4 năm đó, nhà du hành Vladimir Komarov người Nga hy sinh khi dù của phi thuyền Soyuz trục trặc.

1968: Apollo 8 trở thành con tàu vũ trụ có người đầu tiên bay quanh mặt trăng.

1969: Neil Amstrongs là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng bằng phi thuyền Apollo 11.

1972: Apollo 11 là chuyến bay cuối cùng có người tới mặt trăng.

18/7/1975: Tàu Apollo của Mỹ ghép nối với một phi thuyền Soyuz của Nga khi đang ở trong quỹ đạo trái đất, đánh dấu chuyến bay vũ trụ hợp tác quốc tế đầu tiên.

1981: Chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi Columbia. Đây là tàu vũ trụ đầu tiên có thể tái sử dụng nhiều lần, mang các nhà du hành và hàng hoá.

1986: Tàu con thoi Challenger của Mỹ gặp nạn, 7 nhà du hành trên boong thiệt mạng.

1998: Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) bắt đầu được xây dựng.

1999: Trung Quốc phóng Thần Châu 1 không người lái đầu tiên của nước này vào quỹ đạo.

2001: Trạm vũ trụ Mir của NGa bị phá huỷ sau 15 năm hoạt động. Vị khách du lịch vũ trụ đầu tiên của thế giới, nhà tỷ phú người Mỹ Dennis Tito, thăm ISS.

2003: Tháng 1: Tàu con thoi Columbia nổ tung khi trở về trái đất, 7 nhà du hành thiệt mạng. 15/10: Trung Quốc phóng Thần Châu 5, chính thức trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới đưa người vào không gian sau Nga và Mỹ.

(Minh Sơn - Tổng hợp) 

Thần Châu 6 đã bay vào không gian

  (11:26 12-10-2005)

Vào lúc 8 giờ sáng hôm nay (12/10), tên lửa Trường Chinh 2F đã rời Trung tâm phóng vệ tinh Cửu Tuyền, mang Thần Châu 6 vào không gian, cùng hai phi hành gia Fei Junlong và Nie Haisheng. Theo dự kiến, chuyến bay kéo dài trong 5 ngày.

Thần Châu 6 có thể là chuyến bay cuối cùng trong giai đoạn đầu tiên của Dự án 921. Dự án nhằm đưa người thành công vào không gian. Sau chuyến bay này, Chương trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn 2 với những kế hoạch lớn hơn chẳng hạn như phi hành gia thực hiện các chuyến đi bộ ra ngoài không gian, ghép nối tàu vũ trụ với Trạm vũ trụ quốc tế, phóng phòng thí nghiệm vũ trụ và xây dựng một phòng thí nghiệm vĩnh cửu trong không gian.

 

Vương Dũng Trí, Tổng công trình sư của Chương trình tàu vũ trụ có người lái của Trung Quốc, nhận xét: ''Các chuyến bay vũ trụ có người lái thể hiện sức mạnh kinh tế và nghiên cứu khoa học của một quốc gia. Đây là một phương tiện lớn để mở rộng không gian sống của con người, khai thác và sử dụng các tài nguyên vũ trụ. Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành một siêu cường, song với tư cách là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới với dân số 1,3 tỷ người, Trung Quốc sẽ có chỗ đứng trong không gian vũ trụ và có những đóng góp xứng đáng''.

 

Từ năm 1999-2002, các tàu “Thần Châu 1 ” đến “Thần Châu 4” không người lái lần lượt được phóng thành công với hàng nghìn vòng bay quanh Trái đất. Đó là sự chuẩn bị và là tiền đề vững chắc cho chuyến bay có người lái đầu tiên bằng tàu "Thần Châu 5 ” do Trung Quốc sản xuất. Sau thành công vang dội này, Trung Quốc không ngừng nghiên cứu, phát triển con tàu “ Thần Châu” để sắp tới đây, lần đầu tiên hai nhà du hành Trung Quốc cùng nhau sống và làm việc trên vũ trụ trong 5 ngày.

 

Tàu “ Thần Châu 5 ” được thiết kế cho một người với thời gian bay là 21 giờ, Còn thời gian bay của “ Thần Châu 6 ” là 5 ngày (tàu được thiết kế cho hành trình 7 ngày), các phi hành gia sẽ sinh hoạt và triển khai các thực nghiệm khoa học ở khoang quỹ đạo.

 

Từ năm 1999-2002, các tàu “Thần Châu 1 ” đến “Thần Châu 4” không người lái lần lượt được phóng thành công với hàng nghìn vòng bay quanh Trái đất. Đó là sự chuẩn bị và là tiền đề vững chắc cho chuyến bay có người lái đầu tiên bằng tàu "Thần Châu 5 ” do Trung Quốc sản xuất. Sau thành công vang dội này, Trung Quốc không ngừng nghiên cứu, phát triển con tàu “ Thần Châu” để sắp tới đây, lần đầu tiên hai nhà du hành Trung Quốc cùng nhau sống và làm việc trên vũ trụ trong 5 ngày. Tàu “ Thần Châu 5 ” được thiết kế cho một người với thời gian bay là 21 giờ, Còn thời gian bay của “ Thần Châu 6 ” là 5 ngày (tàu được thiết kế cho hành trình 7 ngày), các phi hành gia sẽ sinh hoạt và triển khai các thực nghiệm khoa học ở khoang quỹ đạo.

 
: China.com.cn, Vnn 12/10/2005

 

Kính chịu được đạn chống tăng

 

Không lực Mỹ đang thử nghiệm một loại vật liệu trong suốt, bền đến mức ngay cả loại đạn bắn thủng vỏ xe tăng cũng phải đầu hàng trước nó.

Vật liệu được làm từ nhôm oxynitrit với tên thương mại là Alon. Nó có thể thay thế cho các loại kính chống đạn dùng trong các phương tiện quân sự hiện nay, vốn nặng nề và kém bền hơn.

Alon là một hợp chất ceramic được làm từ nhôm, ôxy và nitơ, có đặc điểm cấu trúc và quang học tương tự như đá saphia, một loại đá rất quý. Trong khi các loại kính chống đạn truyền thống được làm từ nhiều lá kính và polycarbonate chồng lên nhau, loại vật liệu mới chứa lớp ngoài cùng là alon, lớp giữa là một loại kính bền và trong cùng là polymer.

Trong thử nghiệm thực hiện tại Viện nghiên cứu Đại học Dayton, bang Ohio, tấm kính trong suốt này đã chịu được những viên đạn chống tăng bắn ra từ loại súng trường M-44 cỡ 30 ly của Nga và loại súng Browning 50 ly. Nó cũng chịu được những viên đạn chống tăng 30 ly bắn liên tục. Các loại kính chống đạn thông thường cần phải làm dày hơn thế hàng chục cm mới có được tính năng tương tự.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cần tiếp tục những thử nghiệm khác để xác định xem nó có chịu được những tác dụng đa dạng từ nhiều loại vũ khí lớn hơn, như bom hay không.

"Thật là ấn tượng", Ronald Hoffman từ Viện nghiên cứu Đại học Dayton, người thực hiện thí nghiệm nói. Ông cho rằng loại vật liệu này có tiềm năng ứng dụng lớn nhất trong các loại phương tiện như máy bay quân sự. Điểm yếu duy nhất của Alon là nó rất đắt, chi phí tới 15 USD cho mỗi 2,5 centimét vuông, đắt gấp 3 lần kính chống đạn thông thường. Tuy nhiên, Hoffman tin rằng giá sẽ giảm xuống khi sản xuất trên quy mô lớn.

T. An (theo NewScientist)

 

Thần Châu 6 cất cánh thành công

Thứ tư, 12/10/2005, 09:05 GMT+7

 

Hai phi hành gia Fei Julong và Nie Haisheng vẫy chào trước khi bước lên tàu Thần Châu 6.

Sáng sớm nay, con tàu mang theo bộ đôi phi hành gia Trung Quốc đã được phóng lên không trung, trong một sứ mệnh kéo dài và mạo hiểm hơn so với lần đầu tiên đưa người lên vũ trụ của Trung Quốc.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã gửi những lời chúc tốt đẹp đến phi hành đoàn và phát biểu ông tin tưởng rằng hai nhà du hành là Fei Julong và Nie Haisheng sẽ hoàn thành sứ mệnh cao cả và linh thiêng này.

Tên lửa mang theo Thần Châu 6 và các nhà du hành đã rời khỏi bệ phóng ở Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, phía tây bắc Trung Quốc. Quá trình cất cánh đã được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình Trung Quốc.

Thần Châu 6 rời bệ phóng.

Fei Julong, 40 tuổi, đến từ Côn Sơn, phía đông tỉnh Giang Tô, được chọn từ 5 phi hành gia là ứng viên cho chuyến bay của Thần Châu 5 vào tháng 10/2003.

Nie Haisheng, 41 tuổi, đến từ Zaoyang, trung tâm tỉnh Hà Bắc, nằm trong 3 người cuối cùng được chọn tham gia Thần Châu 5.

Đến thời điểm này, Thần Châu 6 đã bay vào quỹ đạo như dự kiến. Hai nhà du hành cho biết họ cảm thấy khoẻ mạnh và mọi thứ đều ổn.

Nhiệm vụ kéo dài 5 ngày là một dự án trọng điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Sứ mệnh này sẽ phức tạp hơn so với lần bay đầu tiên vào năm 2003, mang theo một nhà du hành và kéo dài 21,5 giờ.

M.T. (theo AP, Tân Hoa Xã)

 

 

Khách du lịch vũ trụ thứ 3' trở về trái đất

Thứ ba, 11/10/2005, 16:13 GMT+7

'

Gregory Olsen.

Một nhà du hành Nga, 1 phi hành gia Mỹ cùng du khách người Mỹ đã trở về trái đất an toàn hôm nay, khi tàu Soyuz hạ cánh tại Kazakhstan.

Doanh nhân và cũng là nhà khoa học triệu phú, Gregory Olsen vẫy tay và giơ một ngón tay cái, trong khi nhai ngon lành một miếng hoa quả. "Tôi cảm thấy tuyệt vời. Tôi không thể chờ đợi lâu hơn nữa để bước xuống đất, có một bữa ăn thực thụ và tắm một cái", ông nói.

Hai nhà du hành Sergei Krikalev và John Phillips đã dành nửa năm qua trên Trạm Vũ trụ quốc tế. Thay vào vị trí của họ trên trạm ISS hiện giờ là chỉ huy trưởng William McArthur từ Mỹ và kỹ sư bay người Nga Valery Tokarev.

Olsen là vị khách du lịch vũ trụ thứ ba trên thế giới, sau thương gia người Mỹ Dennis Tito (2001) và Mark Shuttleworth người Nam Phi (2002).

Giám đốc cơ quan vũ trụ Nga Roskosmos tuyên bố, mặc dù loạt tàu con thoi của Mỹ hiện ngừng hoạt động, song nhà du hành Mỹ William McArthur vẫn sẽ chắc chắn được trở về nhà vào năm tới cùng phi hành gia người Nga Valery Tokarve trên một tàu Soyuz, tuy phía Nga chưa định ra giá cả cho chiếc vé này.

Vấn đề tiền nong được đặt ra ngay sau khi McArthur rời khỏi bệ phóng hôm 1/10 trên tàu Soyuz của Nga để lên Trạm không gian quốc tế (ISS). Cơ quan vũ trụ Nga tuyên bố họ "đáp ứng xong mọi thỏa thuận về việc đưa nhân viên của NASA lên ISS", giờ đây, Nga không có nhiệm vụ phải đưa McArthur trở về. Tyên bố này được coi là đòn đáp trả của người Nga sau một tuyên bố hồi tháng trước của NASA, rằng họ có thể không cử chuyên gia bay chung tàu của Nga vào không gian nếu Nga tiếp tục hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân với Iran.

T. An (theo Reuters)

 

 

Thêm bằng chứng về người tí hon ở Indonesia

Thứ tư, 12/10/2005

Hộp sọ của giống người Homo floresiensis (trái) nhỏ hơn hẳn so với người hiện đại.

Các nhà khoa học đã phát hiện thêm nhiều mảnh xương của một giống người nhỏ bé, kỳ lạ, từng sống trên đảo Flores, Indonesia. Chúng làm tăng sức nặng cho giả thuyết rằng bộ xương tí hon tìm thấy năm ngoái ở Flores thuộc về một giống người mới với khoa học.

Homo floresiensis, tên gọi của giống người này, có chiều cao không quá 1 mét, và sống cách đây 18.000 năm. Mới đây, người ta đã tìm ra thêm những mảnh xương của ít nhất 9 cá thể "tí hon" như thế.

Khám phá mới bao gồm những phần xương chưa tìm thấy của bộ xương cũ (LB1, theo tên hang Liang Bua nơi đào được mẫu vật), và một loạt các xương mới, như hàm và mảnh sọ, một xương sống, xương cánh tay, chân và ngón tay.

Thêm nhiều mẫu vật được tìm thấy trong hang Liang Bua.

Trưởng nhóm Michael Morwood, từ Đại học New England, Armidale, Australia, cho biết các mẫu vật đã giúp xây dựng một bức tranh đầy đủ hơn về LB1, và bổ sung bằng cứ về thói quen đánh lửa và săn bắt của giống người bé nhỏ này.

Nhóm nghiên cứu cho biết giờ đây họ bị thuyết phục hơn bao giờ hết rằng Homo floresiensis đại điện cho một loài riêng biệt, chứ không phải là cá thể người (Homo sapiens) bị dị tật nào đó như phỏng đoán của một số chuyên gia hoài nghi.

"Phát hiện củng cố thêm rằng LB1 không phải là một sinh vật dị thường hay bệnh tật, mà là đại diện cho một quần thể lâu đời", nhóm nghiên cứu viết.

Michael Morwood và cộng sự cũng đoán chắc Homo floresiensis, với bộ não có kích cỡ 380 cm3, là sản phẩm của hiện tượng đảo lùn hay địa phương hóa từng được biết đến. Hiện tượng này đề cập đến những loài bị cách ly, dưới sức ép của nguồn thức ăn hạn chế, đã tiến hóa thành những loài nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tổ tiên ban đầu. Trong trường hợp Homo floresiensis, các nhà nghiên cứu cho rằng họ xuất xứ từ Homo erectus - một giống người cổ tuyệt chủng đã lâu, từng đến định cư trên đảo Flores khoảng 800.000 năm trước.

Chân dung người tí hon Homo floresiensis, chỉ cao 1 mét và có nhiều đặc điểm nguyên thuỷ.

Daniel Lieberman, từ đại học Harvard, Mỹ, cho biết những khám phá tiếp theo trên hòn đảo này sẽ giúp làm sáng tỏ vấn đề.

"Nếu giả thuyết đảo lùn là chính xác, thì những cư dân sớm nhất của Flores phải lớn hơn các hóa thạch trong hang Liang Bua, và nếu hiện tượng lùn hóa xảy ra từ từ, có thể chúng ta sẽ bắt gặp những hóa thạch có kích cỡ trung gian giữa Homo floresiensis và tổ tiên của chúng".

T. An (theo BBC)

 

Thứ năm, 28/10/2004, 10:40 GMT+7

Phả hệ loài người từng có một 'chú tí hon'

Khuôn đúc xương sọ Liang Bua 1.

Các nhà khoa học vừa khám phá ra một giống người tí hon mới, sống ở Indonesia vào cùng thời điểm mà tổ tiên của chúng ta chinh phục thế giới. Sinh vật cao 1 mét này cư ngụ trên đảo Flores cách đây chỉ 18.000 năm.

Phát hiện được xem như một trong những khám phá quan trọng nhất của lĩnh vực này trong nhiều thập kỷ qua.

Các nhà khảo cổ Australia đã khai quật được những mảnh xương của giống người tí hon trên tại khu vực có tên gọi Liang Bua, một trong những hang động đá vôi lớn trên đảo Flores, một hòn đảo biệt lập của Indonesia. Bộ hài cốt gần nguyên vẹn được đưa lên ở độ sâu 5,9 mét. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu cho rằng đó là xác của một đứa trẻ, song những phân tích sâu hơn đã tiết lộ một thông tin hoàn toàn khác.

Độ mòn trên răng và các vòng tăng trưởng trên hộp sọ xác nhận đó là một người trưởng thành, với khung xương chậu có đặc điểm của nữ giới và một cái xương chân cho biết "cô" đứng thẳng được như con người hiện nay.

Một người Homo floresiensis có thể trông giống như thế này.

Mẫu vật có niên đại 18.000 năm, được gọi là Liang Bua 1, được xếp vào một loài mới gọi là Homo floresiensis. Nó cao khoảng 1 mét với cánh tay dài và một hộp sọ có kích thước bằng quả bưởi lớn, nhưng não bộ lại chỉ bằng 1/3 của chúng ta.

Sau bộ xương đầu tiên, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy các phần hài cốt thuộc về 6 cá thể khác của giống người này.

Liang Bua 1 chia sẻ lãnh thổ với một loài chuột có kích cỡ bằng con chó, những con rùa khổng lồ và thằn lằn bự, trong đó có rồng Komodo. Chris Stringer, trưởng nhóm nguồn gốc loài người tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, cho biết các cánh tay dài là một đặc điểm thú vị, và có thể là bằng chứng cho thấy Homo floresiensis dành phần lớn thời gian trên cây. "Chúng tôi không rõ điều này. Nhưng nếu rồng Komodo lởn vởn quanh đó, có thể bạn sẽ muốn mang con lên cây vì ở đó an toàn hơn", Stringer nói.

Ông cũng cho biết các nghiên cứu sâu hơn về bàn tay và chân sẽ cung cấp lời giải cho câu hỏi này.

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán Homo floresiensis dường như đã tiến hoá từ một giống người khác có tên gọi Homo erectus (mà hài cốt từng được tìm thấy trên đảo Java của Indonesia). Homo erectus có thể đã tới đảo Flores khoảng 1 triệu năm trước đây, phát triển ra vóc dáng tí hon này do sự biệt lập của hòn đảo. Song, điều đáng nói quanh giả thuyết này là giống người trên hẳn phải tới Flores bằng thuyền, trong khi khả năng chế tác thuyền để vượt đại dương lại được xem là nằm ngoài khả năng của người Homo erectus.

Việc phân tích chi tiết bộ xương có thể giúp xác định khoảng thời gian tồn tại của giống người tí hon này. Khảo sát bước đầu cho thấy họ xuất hiện khoảng 70.000 năm trước, nhưng có thể còn xa hơn nữa, cách nay 800.000 năm. Bằng chứng cuối cùng về họ được xác định có niên đại 12.000 năm trước, khi một vụ phun trào núi lửa đã huỷ diệt phần lớn sự sống hoang dã trên đảo Flores.

Song song, các nhà nghiên cứu cũng hy vọng sẽ tìm thấy ADN trong những mẩu xương, nhờ đó có thể tìm ra mối liên hệ giữa các loài.

Phát hiện đã gợi ra nhiều hướng lập luận mới. Chẳng hạn, nếu nhánh người tí hon này vẫn còn tìm thấy ngày nay, và cho đến gần đây mới tuyệt chủng, thì liệu có những giống người khác đang tồn tại ở đâu đó hay không? Và kích cỡ nhỏ xíu của họ chứng tỏ rằng con người cũng chịu những áp lực tiến hoá y hệt như với các loài thú khác, buộc phải co nhỏ cơ thể khi sống trên những lãnh thổ cách ly và chịu sức ép sinh thái.

Thuận An (theo BBC, Nature)

 

 
Thứ sáu, 7/10/2005, 15:50 GMT+7

Chuột đực gợi tình bằng nước mắt

Với đàn ông, việc khóc không được nam tính cho lắm. Nhưng khi một con chuột đực rơi nước mắt, dường như nó đang muốn chứng tỏ sự nam tính của mình.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện thấy chuột đực tiết ra pheromone trong chất lỏng làm ướt đôi mắt chúng.

"Không ai ngờ rằng hoá chất tình dục lại tồn tại trong nước mắt", Kazushige Touhara tại Đại học Tokyo ở Chiba nói. Pheromone, hoá chất truyền tải thông điệp về tất cả từ nỗi sợ tới khát khao tình dục, thường có nhiều nhất trong mồ hôi của con người, và ở nước tiểu của chuột.

Người ta vẫn chưa rõ chuột có khóc vì cùng lý do với con người. Trong nghiên cứu này, nước mắt của chúng chỉ là kết quả của phản ứng sinh lý giúp đôi mắt chúng ẩm ướt và dễ chịu.

Touhara cho biết pheromone trong chất tiết ra này có thể sẽ được con cái nhận ra khi chúng âu yếm khuôn mặt của nhau. Những đầu mối sexy đó sẽ giúp con cái chọn lựa bạn đời tiềm năng cho mình.

Ở hầu hết các loài động vật có xương sống, pheromone kích hoạt tế bào thần kinh trong cơ quan hình xương lá mía nằm ở mặt cứng giữa mũi và miệng. Nhóm của Touhara dự định tìm hiểu các hợp chất pheromone khác nhau ảnh hưởng thế nào tới cơ quan đó, vốn ảnh hưởng tới hành vi giao phối. Nhưng khi họ tìm hiểu nước tiểu chuột để tìm ra pheromone gây kích hoạt, họ không thu được gì. Sau khi kiểm tra hoá chất tự nhiên từ các tuyến khác, họ lại bất ngờ gặp đúng hoá chất trong nước mắt của chuột.

Theo các nhà nghiên cứu, con người không tiết ra pheromone trong nước mắt. Pheromone trong nước mắt của chuột được tạo ra bởi một dòng gene mà con người không có.

Nhưng ông cũng cho rằng công trình đã nhấn mạnh sự bí ẩn của nước mắt con người: các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ vì sao chúng ta khóc khi đau. "Tôi cho rằng khóc có nhiều ý nghĩa hơn chúng ta tưởng", Touhara nói.

M.T. (theo Nature)

 

 

Thứ sáu, 7/10/2005, 15:56 GMT+7

Cá mập trắng lập kỷ lục băng qua đại dương

Nếu có Olympic marathon cho các loài cá, chắc chắn đại diện của Nam Phi này sẽ được xem là ứng cử viên vô địch. Con cá mập trắng đã bơi tới Tây Australia và trở lại quê hương sau 9 tháng.

Đó là chuyến đi khứ hồi băng qua một đại dương nhanh nhất do một sinh vật biển lập nên.

"Đây là con cá đầu tiên được tìm thấy băng qua cả một đại dương và trở về cùng một địa điểm", trưởng nhóm nghiên cứu Ramón Bonfil từ Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên cho biết. "Vận tốc mà nó duy trì trong chuyến đi là một trong những tốc độ đường dài nhanh nhất của các động vật biết bơi".

Tuy nhiên, vì những kỷ lục được ghi lại như vậy là rất hiếm hoi, nên người ta không rõ liệu con cá mập trắng này có những đối thủ đáng gờm trong Olympic các loài cá hay không.

Kỳ tích này cũng xác nhận mối liên hệ nghi ngờ lâu nay giữa hai quần thể cá mập quan trọng nhất thế giới và chứng tỏ cá mập trắng có thể dễ bị tổn thương hơn trước hoạt động đánh cá thương mại trên đại dương. Nó cũng cho thấy sự tinh thông đáng ngạc nhiên của chúng trong việc định hướng.

Tháng 11/2003, các nhà nghiên cứu gắn thẻ theo dõi qua vệ tinh cho một con cá mập trắng cái ở bờ biển Nam Phi. Hơn 99 ngày sau đó, qua hơn 10.000 kilomét, thẻ ngừng hoạt động gần Tây Australia, và truyền dữ liệu về chuyến đi của con vật, bao gồm hải trình, độ sâu và nhiệt độ nước. 6 tháng sau khi con vật đến Australia, người ta chụp ảnh được nó quay trở lại Nam Phi, nhận dạng nhờ vết khía trên vây.

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán có hai lý do khiến nó thực hiện hành trình gian khổ như vậy: thức ăn hoặc ái tình. Khả năng thứ hai được xem là nhiều hơn, do thời điểm nó đến Australia trùng với mùa sinh sản ở vùng này. Nhưng giả thuyết cũng có lỗ hổng, vì "cô bé chưa đủ kích cỡ của một con cá trưởng thành, vì thế nó không thể sinh sản". Giả thuyết thức ăn cũng đuối lý vì cá mập không thiếu gì thức ăn ở Nam Phi, là hải cẩu và cá.

Có lẽ đó là một cuộc chạy đua tập dượt, "con vật có thể thực hiện hành trình như vậy trong suốt cuộc đời", Bonfil nói. Có thể con cá mập sinh ra ở Australia và có hành vi "về nhà tự nhiên" để trở về với nơi chôn rau cắt rốn. Hoặc vì việc giao phối cận huyết trong một quần thể có thể khiến suy giảm giống nòi, nên cá mập phải thực hiện những chuyến giao phối ở xa nhằm tăng cường bộ gene cho bầy.

T. An (theo LiveScience)

 

Thứ sáu, 7/10/2005, 07:10 GMT+7
 

Ong chúa chết, ong thợ nổi loạn

Đàn ong có thể biến thành một đám hỗn loạn khi con ong chúa chết, và các con ong thợ sẽ vứt bỏ thói quen thông thường của mình để hưởng thú vui khoái lạc.

Sự vắng mặt của ong chúa khiến các con ong thợ từ bỏ vai trò thông thường của mình là kiểm soát hành vi sinh sản của cả bầy, khiến chúng trở nên dễ bị tấn công bởi ong ký sinh ở bầy đàn khác.

Nhưng ít nhất những con ong thợ cũng chết vì sung sướng trong tình trạng hỗn độn này. Trước khi cả đàn bị tan vỡ, ong thợ sẽ giao phối vô độ với mục đích tạo ra một thế hệ con đực cuối cùng để duy trì nòi giống.

Giáo sư Benjamin Oldroyd tại Đại học Sydney, Australia, và các cộng sự người Thái đã tìm hiểu điều gì xảy ra khi một đàn ong mật châu Á (Apis florea) bị mất đi con đầu đàn.

Họ tìm thấy số lượng ong thợ ngoại bang (ký sinh) tăng gấp đôi. Gần một nửa số ong ký sinh này có buồng trứng hoạt động, so với 1/5 ong thợ bản địa.

"Việc kiểm soát ong thợ là điều thiết yếu để duy trì sự cân bằng sinh sản và bảo vệ tập đoàn trước những con ong ký sinh từ đàn khác. Nhưng để duy trì nòi giống khi ong chúa chết, chúng bị thôi thúc từ bỏ vai trò kiểm soát để đẻ trứng của chính mình", Oldroyd nói.

Chính sách kiểm soát ở ong, được phát hiện vào năm 1989, có nghĩa là nếu ong thợ bắt đầu đẻ trứng, trứng của chúng sẽ bị ăn mất. Nhưng ong thợ mất chủ sẽ đối mặt với nguy cơ tận diệt nếu chúng không tạo ra ong chúa mới từ một trong những chị em của mình, hay tạo ra lứa con đực cuối cùng để phối giống với ong chúa khác.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi đàn ong là một xã hội cân bằng phức tạp mà chỉ hiệu quả bởi chính sách kiểm soát hành vi ong thợ. Một khi chính sách đó bị loại bỏ, đàn ong tan vỡ", Oldroyd nói.

M.T. (theo ABC Online)

 

 

Ếch giật giải Ig Nobel 2005

Con ếch này khi bị stress có mùi hạt điều.

Những con ếch bị stress có mùi giống như cà ri hay hạt điều, chim cánh cụt tạo ra sức ép bao nhiêu khi đi "đại tiện" - đó là những phát hiện đoạt giải Ig Nobel năm nay.

Giải thưởng Ig Nobel 2005, nhằm "tôn vinh" những thành tựu khiến mọi người cười trước - nghĩ sau, đã được công bố tại lễ trao giải ở Đại học Harvard, Mỹ đêm 6/10.

Nhóm của giáo sư Mike Tyler đến từ Đại học Adelaide, Australia, đã giật giải Ig Nobel sinh học về công trình nghiên cứu mùi của ếch. Tyler cho biết mỗi con ếch có một mùi đặc trưng khi chúng bị stress.

"Hầu hết các con ếch sống trên cây có những mùi giống hạt lạc hay hạt điều. Và nó rất ngọt", Tyler cho biết. Còn một nhóm ếch khác lại có mùi cà ri đậm đặc. "Thực tế đó là mùi cà ri Bombay ngọt ngào, hay mùi cà ri ớt khô của Bắc Ấn Độ".

Tyler và nhóm cũng đã tìm thấy 20 con ếch có mùi giống cỏ tươi và một số con mang mùi ôi thiu.

Các nhà nghiên cứu không chắc những mùi này có ý nghĩa gì, nhưng họ biết rằng một số hoá chất trong đó có khả năng diệt muỗi. Họ cũng tìm thấy một số hoá chất ngăn bồ câu "đi bậy" trên hàng rào, và thực tế những chất này đã được sử dụng để đuổi chim ở London, Paris và New York.

Giáo sư John Mainstone và cố giáo sư Thomas Parnell tại Đại học Queensland ở Brisbane giành giải Ig Nobel vật lý.

Thí nghiệm giọt hắc ín rơi.

Mainstone cho biết vào năm 1927 Parnell đã bắt đầu một cuộc thí nghiệm mà bây giờ trở thành cuộc thí nghiệm lâu nhất mọi thời đại, trong đó có việc quan sát sự di chuyển siêu chậm của các giọt hắc ín rơi ra từ cái phễu.

Cuộc thí nghiệm nhằm chứng tỏ hắc ín, chất rắn dễ vỡ có thể đập tan bằng một cái búa, cuối cùng cũng có thể chảy ra như chất lỏng, nếu bạn để mặc nó đủ lâu.

Hiện mới chỉ có 8 giọt rơi ra từ khi thí nghiệm bắt đầu và các nhà khoa học sẽ phải chờ thêm một thập kỷ nữa để có thêm những giọt khác.

"Đến nay chưa ai thực sự quan sát khi nào xảy ra sự dịch chuyển của giọt hắc ín tách ra khỏi khối trong phễu. Vào năm 2000, chúng tôi cho rằng đã ghi lại được cảnh đó trong máy quay nhưng thật không may cái máy đó lại hỏng đúng vào thời khắc quan trọng", Mainstone, người tiếp tục thí nghiệm khi Parnell chết, nói.

Mainstone thừa nhận rằng một số người có thể cho rằng công việc của họ còn tồi tệ hơn là theo dõi một cây cỏ lớn lên hay chờ sơn khô, nhưng ông tự hào cho biết cuộc thí nghiệm đã được đưa vào trong sách giáo khoa. Và ông tuyên bố vẫn sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu về tính đặc sệt của hắc ín, gấp 100 tỷ lần so với nước.

Chiếc camera đã làm việc trở lại vì vậy bạn có thể nhìn thấy cảnh giọt hắc ín rơi. Nhưng đừng vội nín thở bởi giọt tiếp theo sẽ không rơi xuống trước năm 2011.

Giải Ig Nobel Y học thuộc về một người Mỹ đã sáng chế ra tinh hoàn giả cho chó, bao gồm 3 kích cỡ và 3 độ cứng khác nhau.

Giải hoá học được trao cho 2 nhà nghiên cứu Mỹ đã khám phá ra rằng bơi trong xi-rô không chậm hơn bơi trong nước.

Một nhà nghiên cứu Nhật Bản giành giải thưởng dinh dưỡng vì đã chụp ảnh và phân tích mọi bữa ăn của ông trong vòng 34 năm.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Đức giành giải động lực học chất lưu vì đã tính toán sức ép tạo ra bên trong một con chim cánh cụt khi nó đại tiện.

M.T. (theo ABC Online)

 

 

Đường truyền HIV từ mẹ sang con

2005.10.03

Trà Mi, phóng viên đài RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/10/03/MotherToChildHIVAid_TMi/

Các ca lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con tại Việt Nam đã lên tới mức báo động. Trong số gần 2 triệu trẻ sơ sinh hằng năm, có tới 2800 em bé bị nhiễm HIV từ khi mở mắt chào đời. Theo số liệu do Bộ Y Tế mới công bố, cả nước hiện có 8500 trẻ dưới 15 tuổi nhiễm HIV.

Đường truyền từ mẹ sang con được coi là một trong ba đường lây nhiễm HIV chủ yếu, ngoài đường máu và đường giao hợp. Liên quan đến vấn đề này, Trà Mi đã trao đổi với ông Oliver Phillips, viên chức truyền thông tại trụ sở chính của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), ở New York. Trước tiên, ông Phillips đưa ra nhận xét khái quát về đường truyền HIV từ mẹ sang con:

Ông Oliver Phillips: Nói một cách đơn giản, nếu người mẹ bị nhiễm HIV/AIDS không được điều trị, thì nguy cơ truyền virus HIV sang cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh là tương đối khá cao.

Trà Mi: Thế thì có cách nào để ngăn chặn đường lây truyền này không, thưa ông?

Ông Oliver Phillips: Hiện có một loại thuốc khá hữu hiệu dùng cho cả người mẹ và đứa bé để làm giảm sự lây nhiễm qua con đường này, cơ bản là giảm xuống mức 0.

Trà Mi: Loại thuốc đó tên gì ạ?

Ông Oliver Phillips: Thuốc này tên gọi là Nevirapine. Bà mẹ sẽ uống một lần duy nhất 1 viên Nevirapine trước khi sanh, và đứa con khi sinh ra cũng sẽ được cho uống duy nhất 1 lần .

Nói một cách đơn giản, nếu người mẹ bị nhiễm HIV/AIDS không được điều trị, thì nguy cơ truyền virus HIV sang cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh là tương đối khá cao.

Ông Oliver Phillips

Trà Mi: Cụ thể là bà mẹ nên uống vào khoảng thời gian nào, thưa ông?

Ông Oliver Phillips: Nên uống khi bắt đầu chuyển dạ thực sự hoặc trước khi mổ lấy thai.

Trà Mi: Còn đứa trẻ thì nên cho uống khi nào?

Ông Oliver Phillips: Trong vòng 72 giờ đồng hồ sau khi sinh .

Trà Mi: Có nhất thiết bà mẹ phải sinh mổ để đảm bảo không lây truyền virus HIV sang cho đứa con không, thưa ông?

Ông Oliver Phillips: Không....trong nhiều trường hợp, các phương pháp sinh khác không được lựa chọn mà chỉ sinh bằng phương pháp thông thường thôi.

Trà Mi: Giá cả loại thuốc mà ông vừa nói ra sao?

Ông Oliver Phillips: Số lượng thuốc có giới hạn mặc dù người ta đang có ý định phổ biến nó rộng rãi đến mọi nơi. Tôi không biết chắc là hiện nay nó có dễ kiếm trên thị trường Việt Nam hay không. Giá thuốc này tại Mỹ không mắc lắm, 2 đô la mỗi liều, tức 4 đô la cho hai liều điều trị cho cả mẹ lẫn con.

Trà Mi: Mới có báo cáo rằng số ca lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con tại Việt Nam đang ở mức báo động. Theo ông, nguyên nhân do đâu?

Thiếu thông tin là cả một vấn đề nan giải, và cho tới nay vẫn là một trong những nguyên do chính khiến HIV vẫn tồn tại và lây truyền mạnh mẽ. Phương cách tốt nhất để ngăn chặn căn bệnh là mỗi người phải biết cách tự bảo vệ mình để tránh bị lây nhiễm.

Ông Oliver Phillips

Ông Oliver Phillips: Thứ nhất là do tính chất sinh học của căn bệnh, vì virus HIV/AIDS lây truyền chủ yếu qua đường dịch cơ thể. Một nguyên nhân tất yếu khác là do thiếu thông tin tuyên truyền và giáo dục. Thiếu thông tin là cả một vấn đề nan giải, và cho tới nay vẫn là một trong những nguyên do chính khiến HIV vẫn tồn tại và lây truyền mạnh mẽ. Phương cách tốt nhất để ngăn chặn căn bệnh là mỗi người phải biết cách tự bảo vệ mình để tránh bị lây nhiễm.

Trà Mi: Xin ông cho biết tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con tại Mỹ ra sao?

Ông Oliver Phillips: Rất thấp. Tôi không nhớ rõ con số chính xác, nhưng tôi biết là rất thấp.

Trà Mi: Nói về lời khuyên dành cho các bà mẹ mang thai, họ nên làm gì để bảo vệ con của họ không bị nhiễm HIV/AIDS?

Ông Oliver Phillips: Trước hết là phải đi thử nghiệm xem bản thân mình có bị nhiễm HIV hay không. Nếu bạn đã bị HIV dương tính và đang mang thai, thì cần phải theo phương pháp vừa kể để phòng cho đứa bé khỏi bị nhiễm.

Tóm lại có 2 bước cần ghi nhớ: thứ nhất thử nghiệm, thứ hai là điều trị khi đã phát hiện bị nhiễm, và những việc này cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian ông dành cho cuộc trao đổi này.

 

Thứ tư, 5/10/2005



Giải Nobel Vật lý thuộc về lĩnh vực quang học và laser



John L Hall - một trong những nhà khoa học đạt giải Nobel Vật lý năm nay.
3 nhà khoa học đã được trao giải Nobel Vật lý 2005 cho thành tựu về đo đạc laser và quang học lượng tử.

Một nửa giải thường dành cho John Hall tại Đại học Colorado, Mỹ và Theodor Hänsch tại Trung tâm Max Planck của Đức. Việc tính toán quang phổ dựa trên laser mà họ khởi xướng cho phép đo đạc màu sắc của ánh sáng phân tử và nguyên tử với độ chính xác rất cao.

Một nửa phần thưởng còn lại được trao cho Roy Glauber tại Đại học Harvard, Mỹ, vì đã ứng dụng vật lý lượng tử hiện đại vào quang học.

Những đóng góp trong ngành vật lý của Hall and Hänsch giúp người ta đo đạc được tần số bằng con con số chính xác lên tới 15 chữ số. Họ đã phát triển được một kỹ thuật dò bắt tần số quang học bằng tia laser mà có thể sử dụng để đo đạc chính xác các màu sắc khác nhau của ánh sáng.

Kỹ thuật này cho phép thực hiện những cuộc nghiên cứu về độ ổn định của các hằng số tự nhiên qua thời gian và cải tiến công nghệ GPS. Công trình của họ cũng được ứng dụng để phát triển đồng hồ nguyên tử cực chính xác, chỉ sai một giây trong cả tuổi đời của vũ trụ. Và tiến sĩ Hänsch dự định sẽ sử dụng công nghệ này để tìm hiểu phản vật chất khác với vật chất thông thường như thế nào.

Tiến sĩ Hall, hiện là nhà khoa học cấp cao tại Viện công nghệ và tiêu chuẩn quốc gia (Nist) ở Boulder, Colorado và tiến sĩ Hänsch, Giám đốc Viện Quang học lượng tử Max Planck, sẽ cùng nhau hưởng một nửa phần thưởng trị giá 1,3 triệu USD.

Công trình của Roy Glauber bắt nguồn từ những năm 1960, khi ông nêu giả thuyết lý giải đặc tính khác thường của ánh sáng laser xét trên mặt vật lý lượng tử hiện đại. Hội đồng trao giải Nobel đã đánh dấu nó như bước khởi đầu trong lĩnh vực quang học lượng tử.

Điều này cho phép ông lý giải những khác biệt cơ bản giữa nguồn ánh sáng nóng như bóng đèn, có tần số và pha hỗn hợp, với những tia laser có tần số và pha cụ thể.

Giáo sư Glauber sinh năm 1925 tại New York, Mỹ và hiện là giáo sư vật lý tại Đại học Harvard.

M.T. (theo BBC)

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/10/3B9E2C26/
 

3 nhà khoa học chung nhau giải Nobel Hoá học

5/10/2005

Richard Schrock. Robert H. Grubbs Yves Chauvin


Các giáo sư Robert H. Grubbs và Richard R. Schrock đến từ Mỹ, cùng Yves Chauvin đến từ Pháp đã đoạt giải Nobel Hoá học năm nay cho việc tìm ra cách làm giảm chất thải độc hại khi tạo ra các hoá chất mới.

Bộ ba đã phát triển ra phương pháp hoán vị trong quá trình tạo ra các phân tử hữu cơ mới. Phương pháp này có tiềm năng thương mại rất lớn trong ngành công nghiệp dược phẩm, sinh kỹ học và thực phẩm. Nó cũng được sử dụng để phát triển polyme cải tiến.

Phương pháp này cho phép các nhà khoa học thay đổi các nhóm nguyên tử trong phân tử để tạo ra hoá chất mới.

"Quá trình này được sử dụng hằng ngày trong ngành công nghiệp hoá học, chủ yếu trong việc phát triển dược phẩm và các chất dẻo tiên tiến", Hội đồng trao giải cho biết. "Nó đại diện cho một bước tiến lớn hướng tới 'hoá học xanh', giảm thiểu chất thải độc hại bằng một quá trình sản xuất thông minh hơn. Phương pháp hoán vị là một minh chứng cho tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học cơ bản vì lợi ích con người, xã hội và môi trường".

Grubbs, 63 tuổi, là giáo sư hoá học tại Viện Công nghệ California và Schrock là giáo sư hoá học tại Viện Công nghệ Massachusetts. Còn Chauvin, 74 tuổi, là giám đốc nghiên cứu tại Viện Francois du Petrole ở Ruel-Malmaison, Pháp.

3 người sẽ chia nhau giải thưởng trị giá 1,3 triệu USD. Giải Nobel hoà bình sẽ được công bố vào ngày 7/10 và giải Kinh tế sẽ được biết vào ngày 10/10, tại Oslo, thủ đô Nauy.

M.T. (theo AP)

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/10/3B9E2C93/

 

Hành tinh thứ 10' trong hệ mặt trời có vệ tinh

Thứ ba, 4/10/2005, 09:22 GMT+7

'

Minh họa về hành tinh thứ 10 và vệ tinh của nó.

Người từng tuyên bố khám phá ra hành tinh thứ 10 của thái dương hệ hồi tháng 7 vừa qua - nay lại cho biết thiên thể đó có một vệ tinh.

Phát hiện mới là kết quả quan sát được thực hiện với sự trợ giúp của Đài quan sát Keck trên đỉnh Mauna Kea, Hawaii.

Michael Brown, từ Viện công nghệ California, Mỹ, cho biết công trình này sẽ giúp nhóm của ông đưa ra quyết định đúng đắn hơn về khối lượng của hành tinh "thứ 10".

Hiện tại, hành tinh mới được gọi là Xena, và vệ tinh (hay mặt trăng) của nó được gọi là Gabrielle cho đến khi những cái tên chính thức được công bố.

Xena (còn được gọi là 2003 UB313) có quỹ đạo hình elip bẹt. Nó hiện ở cách chúng ta khoảng 14,5 tỷ kilomét, xa hơn 97 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trời. Quỹ đạo của nó cũng nghiêng khoảng 45 độ so với mặt phẳng quỹ đạo chung của các hành tinh khác.

Phát hiện đáng kinh ngạc này đã thổi bùng lại cuộc tranh cãi về các đặc tính mà một thiên thể phải có để được xếp hạng là hành tinh. Lợi thế của Xena là kích cỡ. Với đường kính khoảng 2.800 kilomét, Xena lớn hơn cả sao Diêm Vương (đường kính 2.390 km) - vật thể từ lâu đã được xếp vào hàng các hành tinh. Nhưng bản thân Diêm Vương tinh cũng không đủ sức thuyết phục những người hoài nghi.

Nhiều nhà khoa học tin rằng cả Xena lẫn Diêm Vương tinh đều chỉ là những vật thể hơi lớn trong vành đai các vật thể băng đá khổng lồ bay quanh mặt trời, nằm ở vùng xa xôi trong thái dương hệ có tên gọi Vành đai Kuiper. Những người theo trường phái này cho rằng, nếu gọi tất cả chúng là hành tinh, người ta sẽ phải hạ bớt tiêu chí của những vật thể thực sự to lớn nằm gần mặt trời.

Và việc có một vệ tinh cũng không thể đẩy cuộc tranh cãi này đi xa hơn, vì sở hữu một vệ tinh không phải là chỉ thị cho tầm quan trọng của hành tinh đó. Cả sao Thủy và sao Kim đều không có anh bạn đồng hành nào, mặc dù chúng cũng có những tảng đá nhỏ chạy vòng quanh.

Thực tế, giáo sư Brown đã hy vọng sẽ tìm thấy một vệ tinh bay quanh Xena vì nhiều vật thể khác của Vành đai Kuiper được khám phá đến nay cũng có bạn đường. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu với Kính thiên văn vũ trụ Hubble vào tháng 11 tới.

T. An (theo BBC)

Chiến tranh không gian' Nga - Mỹ

 
Thứ hai, 3/10/2005, 09:49 GMT+7

'

Gregory Olsen, vị khách thứ ba trả tiền để tới ISS, cho biết ông lên trạm là để thực hiện kỳ nghỉ làm việc, chứ không phải đi du lịch.

Tranh cãi đã nổ ra quanh việc nước nào sẽ trả tiền để đưa nhà du hành Mỹ William McArthur trở về trái đất, ngay sau khi anh rời khỏi bệ phóng hôm thứ bảy trên tàu Soyuz của Nga để lên Trạm không gian quốc tế (ISS).

Cơ quan vũ trụ Nga tuyên bố họ không đảm bảo rằng sẽ đưa McArthur trở về, trừ phi NASA trả tiền cho họ.

Hôm 1/10, ông A. Krasnov, một quan chức cấp cao của Cơ quan không gian Roskosmos (Nga) tuyên bố: "Nga đã đáp ứng xong mọi thỏa thuận về việc đưa nhân viên của NASA lên ISS. Giờ đây, chúng tôi không có nhiệm vụ phải đưa McArthur trở về".

Đây được coi là đòn đáp trả của người Nga sau một tuyên bố mới đây của NASA. Cuối tháng trước, NASA nói rằng họ có thể không cử chuyên gia bay chung tàu của Nga vào không gian nếu Nga tiếp tục hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân với Iran. Trong cuộc tranh cãi này, có vẻ như người Nga đang nắm lợi thế bởi kể từ khi tàu con thoi Columbia của Mỹ nổ tung, hầu như chỉ có Soyuz đảm nhận nhiệm vụ đi lại giữa ISS và trái đất.

(Theo AP, Thanh Niên)

Phát hiện vũ khí từ xa bằng đầu dò kim loại

Thứ hai, 3/10/2005, 16:49 GMT+7

 

Thiết bị silic nhỏ xíu được sử dụng trong các từ kế mới nhỏ hơn cả một ký tự trên đồng tiền xu.

Một nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc chế tạo một đầu dò kim loại siêu nhạy, bằng cách lồng các nam châm tí hon vào trong silic. Thiết bị này một ngày nào đó sẽ giúp binh sĩ phát hiện ra sự di chuyển của kẻ thù trên đường, nhận ra sự có mặt của vũ khí hoặc con người từ cách xa tới 30 mét.

Dầu dò kim loại, còn được gọi là các từ kế, hoạt động trên cơ sở cảm nhận những thay đổi trong trường điện từ gây ra bởi vật thể chứa từ tính hoặc dẫn điện trong vùng không gian lân cận. Chúng có thể giúp những người chơi đồ cổ tìm kiếm các đồng xu cổ, hoặc các nhân viên an ninh tìm kiếm vũ khí. Tuy nhiên, thiết bị tiêu chuẩn được sử dụng cho lĩnh vực này thường chỉ phát hiện ra kim loại trong phạm vi khoảng 30 cm.

Cũng có những máy móc nhạy cảm hơn được dùng trên các bãi biển hoặc tại sân bay, nhưng chúng có hạn chế. Chẳng hạn, các thiết bị nhiễm lượng tử siêu dẫn (SQUIDs) có thể thu nhận được những thay đổi trong dòng điện gây ra bởi các trường điện từ nhỏ xíu, song các thiết bị này cần được làm lạnh tới nhiệt độ rất thấp trước khi chúng trở thành siêu dẫn, cụ thể là cần dùng nitơ lỏng để hoạt động.

Nhóm nghiên cứu tại Viện công nghệ mPhase Technologies ở Little Falls, New Jersey, Mỹ đã khám phá ra một phương pháp hoàn toàn mới để phát hiện những thay đổi nhỏ trong từ trường: đặt các cục nam châm tí hon vào mạng lưới silic có diện tích 4 milimét vuông. Khi một nam châm nhỏ cảm nhận thấy vật thể từ tính khác ở gần đó, nó sẽ xoay nhẹ và tác động một lực lên phần silic đỡ mình.

Để phát hiện những lực này, các nhà nghiên cứu tìm hiểu xem tần số dội âm của tinh thể silic đã thay đổi bao nhiêu. Tín hiệu sau đó được xử lý bởi một hộp điện tử có kích cỡ bằng bao thuốc lá. Từ đó, người ta sẽ kết luận xem có mặt kim loại trong vùng nghi ngờ hay không. Điều đáng nói là thiết bị có thể hoạt động ở nhiệt độ thường, không cần đến nitơ lỏng như các sản phẩm truyền thống.

Hiện tại, thiết bị có thể nhận ra một cái cờ lê của thợ hàn ở cách xa 5 mét. Mục tiêu cuối cùng của nhóm nghiên cứu là thu nhỏ thiết bị xuống ở mức con chíp, và khiến nó nhạy cảm với vật thể có kích cỡ khẩu súng trường ở cách xa 30 mét.

T. An (theo Nature)

Phát hiện hoa toả sáng huỳnh quang

Thứ ba, 4/10/2005, 10:35 GMT+7

 

Trong khi đang tìm hiểu sắc tố tạo nên màu hoa, các nhà khoa học đã tình cờ bắt gặp một hợp chất tự nhiên tạo ra hiện tượng huỳnh quang xanh lục mờ ảo trên các cánh của loài hoa Mirabilis jalapa, hay hoa bốn giờ.

 

Kiểu phát sáng này có thể được nhận ra trong mắt ong, dơi và các loài thụ phấn ban đêm khác với đôi mắt đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng xanh lục. Đây là trường hợp đầu tiên khoa học biết đến một loài thực vật có thể sử dụng hiện tượng huỳnh quang để thu hút những kẻ thụ phấn.

"Huỳng quang có thể là một tín hiệu quan trọng trong việc chọn bạn tình của loài chim vẹt đuôi dài Australia và loài tôm bọ ngựa, và có thể trên các loài hoa thu hút động vật thụ phấn", Fernando Gandía-Herrero và cộng sự tại Đại học Murcia ở Tây Ban Nha, cho biết.

Gandía-Herrero và cộng sự đã chiết tách các sắc tố màu từ cánh của loài hoa Mirabilis jalapa, và nhận thấy khi một sắc tố - có tên gọi betaxanthin - được kích hoạt bởi ánh sáng xanh dương trong nắng mặt trời, nó sẽ phát ra ánh sáng huỳnh quang màu xanh lục, góp phần tạo nên màu vàng cho một số cánh của bông hoa.

Tuy nhiên, trên các cánh hoa còn lại, huỳnh quang xanh lục bị một sắc tố khác - sắc tố màu tím betacyanin - hấp thu triệt để trước khi nó có thể giải phóng ra ngoài. Kết quả là chúng tạo ra một hệ thống lọc sáng tự thân, có tác dụng kiểm soát cường độ và vị trí của huỳnh quang xanh lục thoát ra khỏi cánh hoa, và từ đó kiểm soát mức độ ánh sáng xanh lục mà các con vật thụ phấn có thể nhìn thấy.

"Hiệu ứng lọc sáng tự thân giữa hai loại sắc tố gây ra hiện tượng giảm huỳnh quang nhìn thấy trên các phần của bông hoa, nơi cả hai loại sắc tố cùng có mặt", nhóm nghiên cứu thông báo. Những cánh hoa chỉ chứa betaxanthin sẽ có màu vàng dưới ánh sáng trắng ban ngày, vì sự kết hợp giữa huỳnh quang xanh lục và ánh sáng trắng phản xạ.

Không may cho những người yêu hoa, bản thân ánh sáng huỳnh quang xanh lục chỉ có thể được nhìn thấy với những thiết bị đặc biệt được thiết kế cho phép nhìn thấy loại ánh sáng này.

Điều tiếp theo các nhà nghiên cứu cần làm sáng tỏ là hiện tượng huỳnh quang có thực sự khiến bông hoa trở nên sáng hơn hay hấp dẫn hơn trước các động vật thụ phấn hay không. Sau nữa, họ phải tìm hiểu liệu hình thức phát quang trên hoa 4 giờ có xuất hiện từ tổ tiên xa xưa của chúng. Điều đó sẽ làm sáng tỏ lợi thế tiến hoá của hình thái này.

T. An (theo Discovery)

 

Con nhện 20 triệu tuổi

 
Thứ hai, 3/10/2005, 10:25 GMT+7

 

Con nhện bị mắc kẹt trong nhựa cây và chết.

Một nhà khoa học đã phát hiện và nhận diện ra một con nhện bị mắc kẹt trong hổ phách 20 triệu năm trước.

Nhà cổ sinh vật học David Penney tại Đại học Manchester, Anh, đã tìm thấy một hoá thạch dài 4 cm rộng 2 cm trong một lần đến thăm bảo tàng ở Cộng hoà Dominica.

Từ đó, ông đã sử dụng các giọt máu trong hổ phách để tìm ra tuổi của mẫu vật. Đây là lần đầu tiên máu nhện được tìm thấy trong hổ phách và các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra ADN của nó.

Tiến sĩ Penney cho biết, ông đã sử dụng các giọt máu để tìm ra khi nào, tại đâu và vì sao con nhện chết.

Đó là một loài mới thuộc dòng họ Filistatidae thường được tìm thấy ở Nam Phi và Caribbe. Penney tin rằng nó đã trèo lên một thân cây 20 triệu năm trước và bị một giọt nhựa rơi trúng đầu, khiến nó bị ngập trong nhựa và chết.

"Thật ngạc nhiên khi thấy rằng một mẩu hổ phách với một con nhện có thể mở ra thông tin về những gì diễn ra 20 triệu năm trước. Bằng cách phân tích vị trí của cơ thể con nhện trong mối tương quan với giọt máu trong hổ phách chúng tôi có thể xác định con vật chết như thế nào, hướng di chuyển của nó và thậm chí cả tốc độ di chuyển".

M.T. (theo BBC)

 

Phát hiện tượng nữ thần Hy Lạp

Thứ bảy, 1/10/2005, 11:29 GMT+7

 

Nữ thần Hera với thần Zeus.

Hai bức tượng cẩm thạch có kích cỡ người thực của 2 nữ thần Hy Lạp mới lộ diện trong cuộc khai quật một thị trấn 5.000 tuổi trên hòn đảo Crete.

Hai tác phẩm thể hiện nữ thần Athena và Hera có vào khoảng thế kỷ 2 và 4 - giai đoạn La Mã cai trị Hy Lạp, và ban đầu dùng để trang trí nhà hát La Mã ở thị trấn Gortyn.

Nhà khảo cổ Anna Micheli tại Trường khảo cổ Italy cho biết: "Hai tác phẩm vẫn còn trong tình trạng nguyên vẹn. Bức Athena, nữ thần trí tuệ, còn đầy đủ. Nhưng tượng Hera, người vợ đau khổ của thần Zeus (vị thần nổi tiếng lăng nhăng) thì bị mất đầu. Nhưng chúng tôi hy vọng sẽ tìm ra chiếc đầu ở khu vực xung quanh".

Nằm cao gần 2 m trên bệ, 2 tác phẩm được phát hiện hôm 27/9 khi một nhóm khảo cổ Italy và Hy Lạp đang khai quật nhà hát đổ nát của Gortyn.

Micheli cho biết các nữ thần bị đổ kềnh bên bệ tượng là do một trận động đất mạnh vào khoảng năm 367 sau Công nguyên. Trận động đất đó đã tàn phá nhà hát và phần lớn thị trấn. "Đây là trường hợp hiếm hoi những tác phẩm như vậy được phát hiện ngay tại nơi nó đứng ban đầu", Micheli nói.

Các nhà khảo cổ hy vọng sẽ tìm thấy nhiều bức tượng khác của nhà hát trong cuộc khai quật.

Gortyn, thủ đô La Mã của hòn đảo Crete, được hình thành đầu tiên vào năm 3.000 trước Công nguyên và là một thị trấn Minoan hưng thịnh vào khoảng năm 1.600-1.100 trước Công nguyên. Nó phát triển vào thời kỳ La Mã cổ điển và bị người Ả rập phá huỷ vào năm 824 sau Công nguyên.

Truyền thuyết Hy Lạp kể lại rằng thị trấn đã chứng kiến một trong những cuộc ngoại tình của thần Zeus - với công chúa Europa. Thần Zeus đã cải trang thành con bò đực và bắt cóc công chúa đi từ Lebanon. Châu Âu (Europe) được lấy tên từ Europa, người đã sinh đứa con trai đầu tiên với thần Zeus dưới một gốc cây tiêu huyền ở Gortyn.

M.T. (theo AP)

 

 

Khách du lịch vũ trụ thứ ba khởi hành hôm nay

Thứ bảy, 1/10/2005, 09:47 GMT+7

 

Trên trạm quốc tế, ông Olsen sẽ tập trung vào các thí nghiệm phục vụ công nghệ của công ty ông.

10h55' sáng nay, nhà khoa học và thương gia Mỹ Gregory Olsen sẽ cất cánh trên tên lửa Soyuz của Nga để du hành tới Trạm không gian quốc tế, trong chuyến bay 10 ngày trị giá 20 triệu đôla.

Trước ông, mới chỉ có hai cư dân trái đất có vinh dự trở thành khách tham quan tổ hợp vũ trụ này: triệu phú người Mỹ Dennis Tito vào năm 2001 và anh thanh niên Nam Phi Mark Shuttleworth vào năm 2002. gsg

Tên lửa Soyuz được đưa tới bệ phóng.

"Tôi sẽ thư giãn và thoái mái nhất sau khi tên lửa cất cánh", tiến sĩ Olsen phát biểu tại sân bay Baikonur của Kazakhstan trước giờ lên đường. "Ngày nay, tất cả mọi người đều có thể bay hàng tuần. Điều đó cũng sẽ đúng với các chuyến bay vũ trụ - sẽ còn có nhiều du khách khác tiếp sau tôi", ông nói.

Cùng đi với ông trên Soyuz còn có chỉ huy trưởng William McArthur từ Mỹ và kỹ sư bay người Nga Valery Tokarev.

Tokarev và McArthur sẽ thay thế cho phi hành đoàn hiện đang sống trên trạm quốc tế là Sergei Krikalev và John Phillips - bộ đôi có mặt trên quỹ đạo từ tháng 4. Ngày 11/10, Olsen sẽ lên đường trở về trái đất cùng với Krikalev và Phillips.

Ông Gregory Olsen, 60 tuổi, từng có kinh nghiệm làm việc lâu dài trong lĩnh vực khoa học và là giám đốc công ty nghiên cứu Sensors Unlimited có trụ sở tại Princeton.

Tàu vận tải Soyuz và Progress của Nga đã trở thành phương tiện duy nhất chuyên chở người và hàng hoá lên trạm vũ trụ, kể từ sau thảm họa Columbia năm 2003 khiến các tàu con thoi của Mỹ phải ở lại mặt đất. Tháng 7 vừa qua, tàu con thoi Discovery đã tới thăm trạm, nhưng trục trặc ở bộ phận xốp cách nhiệt trên bồn nhiên liệu ngoài đã khiến cho loạt tàu này một lần nữa bị nghi ngờ về tính an toàn.

T. An (theo BBC,

 

 

Nga chấp thuận khách du lịch vũ trụ thứ 3

Thứ bảy, 9/7/2005, 09:14 GMT+7

 

Gregory Olsen.

Cơ quan Vũ trụ Nga thông báo đã ký một thoả thuận cho phép thương gia người Mỹ Gregory Olsen trở thành vị khách tiếp theo tham quan Trạm Không gian Quốc tế (ISS).

Chuyến bay sẽ diễn ra vào tháng 10 năm nay, trên một tàu không gian Soyuz, Vyacheslav Davidenko, phát ngôn viên của cơ quan này cho biết.

Olsen vẫn sẽ trả 20 triệu đôla cho 1 tuần trên ISS. Người đàn ông 59 tuổi này đã bắt đầu khoá huấn luyện tại trung tâm vũ trụ Star City của Nga, ở ngoại ô Matxcơva.

Ông sẽ trở thành hành khách thứ ba bay vào vũ trụ sau chuyến bay của triệu phú Mỹ Dennis Tito vào năm 2001 và anh thanh niên Nam Phi Mark Shuttleworth năm 2002.

Olsen từng có kinh nghiệm làm việc lâu dài trong lĩnh vực khoa học và là giám đốc công ty nghiên cứu Sensors Unlimited có trụ sở tại Princeton.

Các vị khách trước kia của ISS cũng hỗ trợ phi hành đoàn trong việc thực hiện những thí nghiệm khoa học trên trạm. Du lịch vũ trụ được xem là một ngành kiếm tiền quan trọng cho ISS - dự án hợp tác giữa Mỹ, Canada, Nhật Bản, Nga và 11 quốc gia thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

T. An (theo Discovery)

  Du khách thứ 3 chuẩn bị lên quỹ đạo

Thứ ba, 30/3/2004, 15:56 GMT+7

 

Gregory Olsen.

Gregory Olsen, nhà khoa học Mỹ từng giàu lên nhờ các phát minh về quang học, sẽ trở thành cư dân thứ 3 ngắm trái đất từ trạm vũ trụ bằng tiền túi. Không bằng lòng với việc ngồi chơi xơi nước, Olsen dự kiến sẽ thực hiện vài nghiên cứu trong chuyến bay 20 triệu đôla lên ISS.

Olsen, 58 tuổi, người sáng lập công ty Sensors Unlimited, Inc. ở Princeton, bang New Jersey, đã thuê công ty Space Adventure để thực hiện một chuyến bay tương tự của nhà triệu phú Dennis Tito vào năm 2001.

Nhà doanh nghiệp cho biết ông dự định mang theo các thiết bị cảm biến hồng ngoại (có thể đo nhiệt) để phân tích mức độ ô nhiễm trong bầu khí quyển và sức khỏe của hệ nông nghiệp trên mặt đất. Ông hy vọng tình trạng không trọng lượng trong vũ trụ sẽ giúp ông nuôi cấy được các tinh thể đặc biệt tốt hơn, sử dụng trong các thiết bị cảm biến hồng ngoại và các ứng dụng công nghệ cao khác. Ông cũng dự kiến sẽ công bố các phát hiện của mình trên những tạp chí khoa học.

Olsen khẳng định không hề lo lắng về sự an toàn của mình, mặc dù những ký ức về thảm họa tàu Columbia năm 2003 vẫn còn mới nguyên.

Tuần này, ông đã đến thành phố Ngôi sao, ngoại ô Matxcơva, bắt đầu 6 tháng huấn luyện cho chuyến bay trên tàu Soyuz tới Trạm Quốc tế. Hành trình 8 ngày của ông dự kiến được thực hiện tháng 4/2005, tuy nhiên vẫn còn một cơ hội để ông có thể bay vào tháng 10 tới.

B.H. (theo AP)

 

NASA thừa nhận dự án tàu con thoi là sai lầm

 

Thứ bảy, 1/10/2005, 09:26 GMT+7

 

Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) Micheal Griffin thừa nhận gần như toàn bộ các chương trình vũ trụ có người lái trong ba thập kỷ qua của Mỹ là sai lầm.

Ông Griffin cho biết, NASA đã mất phương hướng từ những năm 1970, khi dừng các chuyến bay lên mặt trăng của tàu Apollo để chế tạo tàu con thoi và trạm vũ trụ (chỉ hoạt động như vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất).

"Giờ đây nó đã được chấp nhận rộng rãi rằng đó không phải là con đường đúng. Chúng tôi đang thay đổi con đường này trong khi cố gắng gây ra ít thiệt hại nhất có thể", Griffin nói.

Tàu con thoi đã cướp đi sinh mạng của 14 nhà du hành kể từ chuyến bay đầu tiên năm 1982. Roger Pielke Jr., một chuyên gia chính sách vũ trụ tại Đại học Colorado ước tính NASA đã tiêu tốn khoảng 150 tỷ USD cho chương trình này kể từ khi bắt đầu năm 1971. Tổng chi phí cho trạm vũ trụ cho tới khi nó kết thúc sứ mệnh - vào năm 2010 hoặc muộn hơn - có thể vượt quá 100 tỷ USD, mặc dù một số quốc gia khác sẽ cùng chia sẻ gánh nặng này.

Cũng theo Griffin, tới nay Mỹ mới khôi phục lại chương trình vũ trụ quốc gia. Tuần trước ông tuyên bố, NASA dự định đưa các nhà du hành trở lại Mặt trăng vào năm 2018 trong một phi thuyền có hình dáng giống với tàu Apollo.

Mục tiêu quay trở lại Mặt trăng của người Mỹ đã được Tổng thống Bush vạch kế hoạch từ năm 2004, trước khi ông Griffin nhận chức giám đốc điều hành NASA. Theo ông Bush, tàu con thoi sẽ bị ngừng sử dụng vào năm 2010.

Trong những tuyên bố trước đây, Griffin từng tuyên bố thẳng thừng rằng ông coi tàu con thoi và trạm vũ trụ quốc tế là bước đi lạc lối. Đầu năm nay, ông trình bày trước Thượng Viện Mỹ rằng tàu con thoi là “sai lầm nghiêm trọng” và trạm vũ trụ quốc tế không xứng đáng với những chi phí, rủi ro và khó khăn phải bỏ ra khi đưa người lên vũ trụ.

Ông Joe Rothenberg, phụ trách chương trình vũ trụ có người lái của NASA từ năm 1995 tới 2001, lại bảo vệ chương trình vũ trụ là những bài học để hiểu biết cách thức vận hành trong vũ trụ, nhưng ông cho rằng nên thực hiện bằng phương thức khác.

(Theo USA Today)

 

 

 

 

 

 

 

http://vietsciences.free.fr http://vietsciences.net