Tin tháng 9 2006

Tin đã đăng

Osama Bin Laden và sự phòng chống  khủng bố

5 năm sau vụ 11/9, thế giới biết gì về Osama Bin Laden?

2006.09.11

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Quả là thiếu sót nếu nói đến biến cố 11 tháng 9, 2001 mà không nhắc tới nhân vật chủ chốt Osama Bin Laden, kẻ thù không đội trời chung của người Mỹ.

 

Bức hình không rõ ngày tháng chụp Osama bin Laden khi còn ở Afghanistan. AFP PHOtO

Trong chương trình đặc biệt tưởng niệm 5 năm ngày biến cố 11 tháng 9 xảy ra của Ban Việt Ngữ chúng tôi có cuộc phỏng vấn nhà báo Judy Miller, cựu Trưởng Phân Xã Trung Ðông của nhật báo The New York Times, tác giả 4 quyển sách viết về Osama Bin Laden và các lực lượng dân quân Hồi Giáo.

Năm 2002, Bà đoạt giải thưởng Pulitzer về những bài viết báo động sự đe dọa của các tổ chức khủng bố toàn cầu. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.

Nguyễn Khanh: Cám ơn Bà đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt hôm nay. Thưa Bà, Osama Bin Laden là ai?

Bà Judy Miller: Osama Bin Laden là con của một người giàu có ở Ả Rập Saudi. Cha ông ta có rất nhiều con, và ngay từ thủa bé Osama đã là một con người trầm lặng, dành rất nhiều thì giờ học hỏi về đạo Hồi. Con người của ông ta hoàn toàn thay đổi từ thập kỷ 1980 khi ông ta đến Afghanistan, cùng lực lượng kháng chiến chống lại quân đội xâm lăng Liên Xô.

Cũng trong khoảng thời gian đó, ông ta tin rằng đất Hồi Giáo chỉ dành riêng cho người theo đạo Hồi, chính quyền nước ngoài không được quyền can thiệp. Quy định này được áp dụng cho cả quê hương Ả Rập Saudi của ông ta, là nơi có rất đông binh sĩ Mỹ trú đóng.

Cũng từ đó, ông ta trở thành lãnh tụ của một tổ chức khủng bố bề thế nhất, quan trọng nhất trong lịch sử. Tổ chức của ông ta hoạt động nghiêm nhặt, có quy luật hẳn hòi, và có rất nhiều tiền để hoạt động.

 

Từ đồng minh…

 

Nguyễn Khanh: Lúc cuộc chiến Afghanistan xảy ra, Hoa Kỳ yểm trợ cho thành phần kháng chiến chống Liên Xô. Có phải lúc đó Bin Laden là đồng minh của Mỹ không?

Bà Judy Miller: Đúng. Lúc đó, ông ta đứng về phía Hoa Kỳ. Cùng với các lãnh tụ kháng chiến khác, chẳng hạn như lãnh tụ Amed Shah Masud ở miền Bắc hay các thủ lĩnh của những bộ tộc, tất cả đều dốc hết sức lực để đánh đuổi Liên Xô ra khỏi Afghanistan.

Cũng cần phải nói rõ là Osama Bin Laden không hề trực tiếp nhận trợ giúp từ Hoa Kỳ, vì ông ta có tiền để tự lo cho các hoạt động của mình và của tổ chức. Nhưng ông ta có làm việc với Mỹ cho mục tiêu chung mà tôi vừa nói.

Nguyễn Khanh: Lúc nãy Bà nói là Osama Bin Laden dành nhiều thì giờ để học hỏi, tìm hiểu về đạo Hồi. Thế ông ta có quyền ban hành lệnh thánh chiến không?

Bà Judy Miller: Không.

Nguyễn Khanh: Tại sao vậy?

Bà Judy Miller: Osama không phải là một giáo sĩ, hoặc là một học giả xuất thân từ các trường của Hồi Giáo, nên ông ta không có quyền ban hành chỉ thị này hoặc chỉ thị khác. Ðó là lý do tại sao ngay từ những ngày đầu hoạt động, Osama đã liên kết với những Giáo Sĩ Hồi Giáo có tư tưởng cực đoan khác, để họ lên tiếng ủng hộ những ý kiến mà ông ta đưa ra.

Bây giờ thì chúng ta thấy ông ta tự ý quyết định mọi chuyện, kể cả những chỉ dẫn người theo đạo Hồi phải làm thế này, thế khác, dù theo nguyên tắc của đạo ông ta không được quyền làm việc này.

 

Nhà báo Judy Miller, cựu Trưởng Phân Xã Trung Ðông của nhật báo The New York Times. AFP PHOTO/COURTESY OF THE NEW YORK TIMES

… trở thành kẻ thù

 

Nguyễn Khanh: Osama Bin Laden từng có thời làm việc, đứng chung phe với Mỹ. Thế tại sao ông ta lại trở thành người thù ghét Mỹ đến thế?

Bà Judy Miller: Osama nói thù ghét Hoa Kỳ vì binh sĩ Mỹ hiện diện ở quê hương Ả Rập Saudi của ông ta, vì sự hiện diện của binh sĩ Mỹ ở Afghanistan và bây giờ, ở Iraq.

Ông ta cũng đã nhiều lần nói rằng ông ta không thù ghét nước Mỹ cho bằng thù ghét chính sách của Mỹ, và nhắc lại rằng các nước không theo Hồi Giáo chẳng có lý do gì để can thiệp hay hiện diện ở vùng đất Trung Ðông cả, và cũng theo ông ta thì chính Hoa Kỳ đang tìm đủ mọi cách để cản trở sự phát triển vững mạnh của cộng đồng Hồi Giáo.

Nguyễn Khanh: Có bao giờ Osama Bin Laden tuyên chiến với Hoa Kỳ hay không ạ?

Bà Judy Miller: Ông ta đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố với nội dung tuyên chiến thẳng với nước Mỹ. Lần đầu tiên ông ta làm điều này là hồi 1998, và bản tuyên bố đó không được những viên chức đặc trách về tình báo đáng giá là cần phải chú ý đúng mức.

Riêng cá nhân tôi, tôi nghiên cứu rất kỹ những điểm Osama Bin Laden đưa ra, và qua loạt bài viết trên tờ The New York Times, tôi đã cảnh báo mọi người về nguy cơ nước Mỹ có thể bị Al-queda tấn công.

 

Phản ứng của chính quyền Mỹ

 

Lúc ông Clinton còn ở Nhà Trắng, nhiều vị phụ tá của ông ta cũng đã nói với tôi như thế. Như tôi đã nói, rất tiếc là lúc đó Chính Phủ Mỹ không có đủ tin tức tình báo để làm điều muốn làm. Những ai bảo rằng Chính Quyền Clinton để yên, không quan tâm đến khủng bố, không quan tâm đến Al-queda, Osama Bin Laden, là những người muốn bóp méo lịch sử.

Bà Judy Miller

Nguyễn Khanh: Theo Bà vừa nói thì chuyện Osama tuyên chiến với Hoa Kỳ xảy ra từ thời Tổng Thống Bill Clinton, thế Hoa Kỳ đã làm những gì để ngăn chận âm mưu của Al-queda?

Bà Judy Miller: Chỉ có một số ít viên chức Mỹ quan tâm đến chuyện này, trong đó có người làm việc ở Nhà Trắng, có người làm việc cho Cơ Quan CIA, và có người người giữ trách nhiệm chống khủng bố. Nhưng rất tiếc là vào thời điểm đó, Hoa Kỳ không có đủ tin tức về tình báo để biết rõ Osama Bin Laden đang ở đâu, thành ra tất cả mọi ý định muốn tiêu diệt ông ta đều không thể thực hiện được.

Mãi đến năm 2002, sau khi khủng bố tấn công vào chiếc tầu chiến USS Cole của hải quân Mỹ đang đậu ở bến cảng bên Yemen, lúc đó mới có những cuộc tranh luận xem Osama có chủ mưu vụ này hay không. Tranh luận vì tin tức vào thời đó liên quan đến Al-queda không được rõ rệt như tin tức mà chúng ta có sau này.

Tôi còn nhớ trong số những viên chức tin tưởng chắc chắn Osama Bin Laden nhúng tay vào những vụ khủng bố đặt bom phá hoại các cơ sở của Hoa Kỳ, có ông Dick Clark ở Nhà Trắng, ông Michael Scheuer của CIA. Ông Dick Clark là người lên tiếng bảo bằng mọi giá, ngay lập tức phải diệt cho bằng được Osama.

Nguyễn Khanh: Phản ứng của Tổng Thống Clinton thì sao?

Bà Judy Miller: Tổng Thống Clinton đồng ý ngay nhưng rất tiếc không thành công vì Hoa Kỳ không có đầy đủ tin tình báo về chỗ ở của Osama Bin Laden, nên giết Bin Laden cũng không được, bắt hắn ta cũng không xong.

Nguyễn Khanh: Nói cách khác, thì từ thời Tổng Thống Clinton, Hoa Kỳ đã tìm cách triệt hạ Osama Bin Laden?

Bà Judy Miller: Chắn chắn như thế. Ngay trong quyển hồi ký, Tổng Thống Clinton có nói về chuyện này. Lúc ông Clinton còn ở Nhà Trắng, nhiều vị phụ tá của ông ta cũng đã nói với tôi như thế. Như tôi đã nói, rất tiếc là lúc đó Chính Phủ Mỹ không có đủ tin tức tình báo để làm điều muốn làm.

Những ai bảo rằng Chính Quyền Clinton để yên, không quan tâm đến khủng bố, không quan tâm đến Al-queda, Osama Bin Laden, là những người muốn bóp méo lịch sử.

Ngay sau khi biến cố 11 tháng 9 xảy ra, chúng ta biết rõ kẻ phá hoại chính là Al-queda, một tổ chức khủng bố rất quy mô, có cả chục ngàn quân trẻ tuổi, những người này từ khắp nơi đổ về Afghanistan để được huấn luyện và Osma Bin Laden là người đài thọ mọi phí tổn. Một số chương trình huấn luyện do chính hắn ta điều khiển, và điều đáng tiếc là nước Mỹ đã coi thường kẻ thù của mình.

Bà Judy Miller

 

Kẻ chủ mưu

 

Nguyễn Khanh: Rốt cuộc, chuyện không may đã xảy đến với nước Mỹ hôm 11 tháng năm 2001, và Osama Bin Laden là kẻ chủ mưu?

Bà Judy Miller: Đúng. Ngay sau khi biến cố 11 tháng 9 xảy ra, chúng ta biết rõ kẻ phá hoại chính là Al-queda, một tổ chức khủng bố rất quy mô, có cả chục ngàn quân trẻ tuổi, những người này từ khắp nơi đổ về Afghanistan để được huấn luyện và Osma Bin Laden là người đài thọ mọi phí tổn. Một số chương trình huấn luyện do chính hắn ta điều khiển, và điều đáng tiếc là nước Mỹ đã coi thường kẻ thù của mình.

Nguyễn Khanh: Lúc nãy Bà có nói đến việc Osama Bin Laden thù ghét nước Mỹ vì chuyện Iraq. Muốn hỏi Bà là ông ta có liên hệ gì với Iraq, với Saddam Hussein?

Bà Judy Miller: Ông ta không có liên hệ trực tiếp nào với Iraq cả, và cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa có bằng chứng nào để buộc tội Al-queda hoạt động chung với Saddam Hussein.

Ngay những bản phúc trình của Hoa Kỳ đều nói Al Queda có liên lạc với Saddam Hussein, nhưng không tìm được bằng chứng để kết án Saddam Hussein dính líu đến các hoạt động phá hoại nhắm vào nước Mỹ mà Al-queda đã làm. Trở lại câu hỏi của ông, Osama Bin Laden thù ghét Mỹ vì sự hiện diện của Mỹ ở Trung Ðông, kể cả hiện diện ở Iraq.

Nguyễn Khanh: Theo Bà, hiện giờ Osama Bin Laden đang ở đâu? Còn sống hay đã chết?

Bà Judy Miller: Không ai biết ông ta ở đâu cả. Hầu hết đều tin rằng Osama Bin Laden đang lẫn trốn ở vùng rừng núi ngăn chia Pakistan và Afghanistan, và đương nhiên ông ta không ở yên một chỗ.

Ông cũng biết là trong mấy năm qua, chúng ta chỉ nghe tiếng của ông ta qua những cuốn băng bí mật gửi cho báo chí, chẳng ai thấy hình ảnh của ông ta cả. Ngay sau ngày biến cố 11 tháng 9. 2001 xảy ra, có tin nói Osama Bin Laden bị bệnh nặng, rồi cũng có tin nói ông ta bị thương vì bom của Hoa Kỳ.

Sau khi nhà báo Daniel Pearls của tờ The Wall Street Journal tìm cách tiếp xúc với một lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan và bị giết ở Pakistan hồi đầu năm 2002, tôi thấy rất nguy hiểm cho các nhà báo Tây Phương, nguy hiểm cho cả những người đi cùng như là người nhiếp ảnh chẳng hạn. Nguy hiểm lắm ông ạ.

Bà Judy Miller

Nhưng bây giờ thì hình như là ông ta vẫn còn sống, nhưng chúng ta chỉ nghe thấy tiếng nói chứ không thấy hình. Tôi cũng được biết là các chuyên viên tình báo Mỹ xác nhận tiếng nói của các đoạn băng mới được phổ biến đúng là tiếng của Osama Bin Laden. Có một vài đoạn video được Al-queda gửi ra bên ngoài, nhưng hình của Osama Bin Laden đều là những hình ảnh cũ.

 

Tổ chức khủng bố quy mô

 

Nguyễn Khanh: Bà có viết sách nói về Osama Bin Laden. Lúc còn làm việc bên Trung Ðông, có khi nào người của Al-queda tìm cách liên lạc với Bà không?

Bà Judy Miller: Có chứ. Có lần tôi còn được dàn xếp để phỏng vấn ông ta nữa. Chuyện xảy ra lúc tôi đang viết quyển sách nói về nhân vật này và những tổ chức dân quân Hồi Giáo chuyên hoạt động khủng bố ở nhiều nước bên Trung Ðông.

Tôi có tìm cách phỏng vấn Osama Bin Laden, vì ngay từ thời đó tôi đã được tin ông ta cầm đầu một tổ chức khủng bố hoạt động quy mô, có cả một hệ thống tài chánh để hoạt động. Nhưng mãi sau khi quyển sách được xuất bản hồi 1998, người của Osama ở Luân Ðôn mới báo cho tôi hay là đã dàn xếp xong để tôi gặp ông ta. Theo kế hoạch họ đưa ra thì tôi đến Afghanistan gặp họ, và họ sẽ đưa tôi lên núi gặp Osama.

Nguyễn Khanh: Thế Bà có nhận lời không?

Bà Judy Miller: Không. Lúc đó, quyển sách của tôi đã xuất bản rồi, trong đó tôi có viết những điều không thuận lợi cho những tổ chức dân quân Hồi Giáo, và đặc biệt là những tổ chức hoạt động khủng bố như Al-queda. Thành ra, rất nguy hiểm cho cá nhân tôi khi một mình đi gặp ông ta.

Nguyễn Khanh: Nếu có cơ hội lần nữa, liệu Bà có gặp ông ta không?

Bà Judy Miller: Câu trả lời của tôi là không. Sau khi nhà báo Daniel Pearls của tờ The Wall Street Journal tìm cách tiếp xúc với một lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan và bị giết ở Pakistan hồi đầu năm 2002, tôi thấy rất nguy hiểm cho các nhà báo Tây Phương, nguy hiểm cho cả những người đi cùng như là người nhiếp ảnh chẳng hạn. Nguy hiểm lắm ông ạ.

Một lý do khác nữa là bây giờ, ai cũng thấy bàn tay của Osama dính quá nhiều máu, không chỉ máu của những người Mỹ chết vì biến cố 11 tháng 9 năm 2001, mà cả máu của chính những người theo đạo Hồi là nạn nhân của các vụ khủng bố mà hắn ta chủ mưu. Ngoài ra, hắn ta đã cho mọi người biết rõ những gì hắn muốn làm, nên chẳng còn gì đặc biệt để các nhà báo phải cất công tìm hiểu thêm.

Nguyễn Khanh: Thay mặt cho thính giả, xin cám ơn Bà Judy Miller.

 

 

Những thành quả Hoa Kỳ đạt được trong cuộc chiến chống khủng bố

2006.09.08

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Chỉ trong vài ngày nữa, người dân Hoa Kỳ sẽ làm lễ tưởng niệm biến cố 11 tháng 9, 2001. Biến cố dù xảy ra trên đất Mỹ, nhưng đã thay đổi hẳn cục diện của thế giới, đồng thời đẩy Washington đến chỗ phải soạn lại chiến lược, để có thể thực hiện cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.

Tiến Sĩ Christopher Harmon

Chiến lược được Hoa Kỳ vẽ ra sau ngày 11 tháng 9 năm 2001 gồm những gì? Trong năm năm qua, có thay đổi nào quan trọng hay không? Washington đã gặt hái được những thành quả nào trong cuộc chiến chống khủng bố? Ðó là những câu hỏi chúng tôi đặt ra với vị khách mời tuần này.

Khách mời là Tiến Sĩ Christopher Harmon, một trong những nhà nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố hàng đầu của nước Mỹ , tác giả của nhiều quyển sách đang được sử dụng để giảng dậy tại nhiều trường đại học Mỹ. Trước đây, ông từng làm cố vấn chính sách cho Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện Liên Bang, dậy môn chiến thuật ở Trường Ðại Học Quân Sự Hải Quân.

Từ năm 1993 đến nay, ông giảng dậy về Chiến Thuật Và Chính Sách tại Trường Ðại Học dành riêng cho các sĩ quan tham mưu cao cấp của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Cũng tại đây, ông là người điều khiển ủy ban chuyên nghiên cứu về chủ thuyết nổi dậy và chủ thuyết khủng bố toàn cầu.

Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và những điểm chính trong buổi nói chuyện được chúng tôi gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.

 

Thay đổi chiến lược

 

Sau ngày biến cố xảy ra, Hoa Kỳ bắt đầu nghĩ đến một kế hoạch mở rộng cuộc chiến chống khủng bố ở quy mô toàn cầu, kèm theo đó một kế hoạch về quân sự.

Tiến Sĩ Christopher Harmon

Nguyễn Khanh: Cám ơn Tiến Sĩ đã nhận lời nói chuyện với Ban Việt Ngữ và tôi xin phép được đi thẳng vào vấn đề. Thưa ông, sau biến cố 11 tháng 9, chiến lược của Hoa Kỳ như thế nào?

Tiến Sĩ Christopher Harmon: Sau ngày biến cố xảy ra, Hoa Kỳ bắt đầu nghĩ đến một kế hoạch mở rộng cuộc chiến chống khủng bố ở quy mô toàn cầu, kèm theo đó một kế hoạch về quân sự.

Kế hoạch đầu là ngay tức khắc cùng với những nước đồng minh trên thế giới để bắt giữ thành phần khủng bố, phá vỡ những căn cứ từng được chúng coi là an toàn, trình bày trước Liên Hiệp Quốc về mục tiêu chung mà cả thế giới phải làm, và quan trọng hơn nữa là thông qua được nghị quyết 1373 ngăn chận tất cả các đường dây cung cấp tài chánh cho những tổ chức khủng bố.

Kế hoạch thứ nhì là kế hoạch về quân sự. Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush thấy rõ tầm quan trọng phải đưa quân sang Afghanistan, lật đổ nhà cầm quyền Taliban, một Chính Quyền không phải chỉ yểm trợ cho Al- Queda mà phải nói là hoàn toàn lệ thuộc vào Al-Queda.

Nguyễn Khanh: Nhưng dường như sau tháng 3 năm 2003, tức sau ngày Tổng Thống Bush quyết định đưa quân sang Iraq thì chiến lược của Mỹ thay đổi phải không ông?

Tiến Sĩ Christopher Harmon: Điều đó đúng. Những nhà hoạch định chiến lược của Washington coi cuộc chiến Iraq là một phần của cuộc chiến chống khủng bố, và đó chính là điều được Nhà Trắng nói đến trong những cuộc thảo luận. Một số các nhà phân tích chiến lược còn coi cuộc chiến Iraq là điểm khởi đầu cho một mặt trận mới, không còn chỉ nhắm vào Al-Queda như trước nữa.

Trường hợp Iraq cũng là trường hợp rất đặc biệt, rõ ràng trong suốt bao nhiêu năm trời Chính Quyền Saddam Hussein hỗ trợ cho những tổ chức tranh đấu mang danh nghĩa tôn giáo ở Palestine như tổ chức của Abu Abdul, là những tổ chức có liên hệ với Al-queda.

Nhưng Nhà Trắng coi chuyện Iraq có võ khí với sức giết người hàng loạt quan trọng hơn là chuyện có những phần tử khủng bố lẫn trốn ở Iraq. Vì thế, Nhà Trắng mới quyết định phải đánh phủ đầu, bằng cách đưa quân tiến vào Baghdad. Chính vì thế mà có học giả cho rằng cuộc chiến Iraq và cuộc chiến chống khủng bố chẳng liên quan gì với nhau cả, nhưng cũng có người bảo hai cuộc chiến này liên quan với nhau.

 

Những thành quả đạt được

 

Nguyễn Khanh: 5 năm qua, từ ngày cuộc chiến chống khủng bố được thực hiện ở cấp toàn cầu đến giờ, Washington đã đạt được những thành quả nào?

Tiến Sĩ Christopher Harmon: Tính đến tháng 6 vừa qua, Hoa Kỳ đã tuyên án 261 tên khủng bố, và rất nhiều tên khác bị giết ở Afghanistan, cũng như ở một số nước khác. Bên cạnh đó, rất nhiều tên khủng bố đang bị giam giữ để điều tra, điển hình là những tên đang bị giam ở trại Guantanamo bên Cuba.

Ðương nhiên, thành công này không phải chỉ là thành công của nước Mỹ, mà là thành công của cả thế giới. Rất nhiều nước đồng minh của Mỹ tham gia vào công tác bài trừ khủng bố, hoặc cùng Hoa Kỳ mở những chương trình huấn luyện chống khủng bố -chẳng hạn như ở Thái Lan, Australia, Indonesia.

Nguyễn Khanh: Nhưng có dư luận cho rằng vẫn có thể làm tốt hơn nữa. Tiến Sĩ có thấy như thế không?

Tiến Sĩ Christopher Harmon: Có chứ. Tôi cũng nghĩ là trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, chúng ta có thể làm tốt hơn nữa. Tôi có thể đưa ra 2 thí dụ, thứ nhất là các nước hội viên Liên Hiệp Quốc phải đồng ý với nhau về định nghĩa thế nào là chủ thuyết khủng bố. Ðây là điều đã từng được thảo luận từ năm 1930, và đã đến lúc phải có kết quả. Thí dụ thứ nhì là thế giới phải làm áp lực mạnh hơn nữa với Iran và Syria…

Nguyễn Khanh: Ý ông muốn nói áp lực quân sự?

Tiến Sĩ Christopher Harmon: Tôi không có ý như vậy. Không nhất thiết phải áp lực bằng chiến tranh, mà có thể áp lực ngoại giao, áp lực kinh tế. Hoa Kỳ phải vận động các nước bạn để tất cả cùng thấy là Iran và Syria là hai quốc gia vẫn đang xuất khẩu khủng bố. Nêu ngăn chận được 2 nước này, chắc chắn cuộc chiến chống khủng bố sẽ dễ dàng hơn.

Một điểm khác mà tôi cũng nói đến là Washington phải tiếp tục xây dựng quan hệ tốt với những nước bạn, như quan hệ đang có với Georgia, với Pháp, với Australia, với những nước Ðông Nam Á, để tạo một mạng lưới chống khủng bố càng rộng lớn càng tốt.

Quốc gia nào cũng có chủ quyền riêng, nhưng đồng thời cũng có trách nhiệm chung là phải chống khủng bố, trách nhiệm phải ngăn chận, phá vỡ các âm mưu, hoạt động của chúng, chận đứng mọi nguồn cung cấp tài chánh cho chúng chẳng hạn.

Nếu nói về vận động quần chúng thì tôi phải công nhận là Washington quá kém. Có nhiều chức vụ quan trọng, đặc biệt ở Bộ Ngoại Giao, không có người nắm giữ. Chính phủ cũng không bỏ ra ngân khoản để mở cuộc vận động quần chúng, đồng thời Bộ Ngoại Giao cũng không để ý đến việc liên hệ giữa Chính Phủ với Chính Phủ vẫn chưa đủ, mà còn phải vượt hơn nữa, đi sâu vào với nhân dân nước khác.

Tiến Sĩ Christopher Harmon

 

Ảnh hưởng đến quyền lợi và uy thế

 

Nguyễn Khanh: Xin nhắc Tiến Sĩ là 5 năm sau ngày biến cố 11 tháng 9 xảy ra và 3 năm rưỡi sau ngày đưa quân đánh chiếm Iraq, có rất nhiều người cho rằng Nhà Trắng đã chọn một chiến lược sai lầm, gây ảnh hưởng xấu cho quyền lợi và uy thế của nước Mỹ ở Trung Ðông.

Nói cách khác, nhiều người chê là Washington không biết vận động ngoại giao lẫn vận động quần chúng. Theo Tiến Sĩ thì nhận định đó đúng hay sai?

Tiến Sĩ Christopher Harmon: Nếu nói về vận động quần chúng thì tôi phải công nhận là Washington quá kém. Có nhiều chức vụ quan trọng, đặc biệt ở Bộ Ngoại Giao, không có người nắm giữ. Chính phủ cũng không bỏ ra ngân khoản để mở cuộc vận động quần chúng, đồng thời Bộ Ngoại Giao cũng không để ý đến việc liên hệ giữa Chính Phủ với Chính Phủ vẫn chưa đủ, mà còn phải vượt hơn nữa, đi sâu vào với nhân dân nước khác.

Nhưng cũng phải nói là ngay từ đầu, Washington đã làm được chuyện cho thế giới thấy rằng dưới những hình thức khác nhau, nước Mỹ giúp đỡ cho thế giới Hồi Giáo rất nhiều, chẳng hạn như ở Bosnia hoặc ở Somalia. Tôi cũng nhớ là lúc đó, ông Thứ Trưởng Quốc Phòng Paul Wolfowitz là người trình bày vấn đề này với cộng đồng quốc tế.

Nhưng chúng ta đã không thành công trong việc trình bầy cho thế giới hiểu chúng ta chống khủng bố chứ không có nghĩa chống Hồi Giáo. Chúng ta đã không cho thế giới thấy thành phần lãnh đạo Al-Queda không phải là những Giáo sĩ Hồi Giáo, không phải là những người uyên bác về đạo Hồi, do đó, lời kêu gọi thánh chiến mà chúng đưa ra không có giá trị.

Chúng ta cũng không trình bày cho thế giới thấy được là các hành động phá hoại mang danh nghĩa tôn giáo đó giết chết người theo đạo Hồi nhiều hơn là giết được người theo Thiên Chúa Giáo hoặc theo Do Thái Giáo.

Washington cũng không làm được chuyện kêu gọi những người thuộc thành phần Hồi Giáo ôn hòa sát cánh với mình để chống lại những người chủ trương hiếu chiến, những người chủ trương chia rẽ Hồi Giáo Shiite và Hồi Giáo Sunni. Ai cũng thấy rõ ràng đó là cuộc chiến Hồi Giáo giết Hồi Giáo, thế mà rất tiếc Hoa Kỳ không nắm được cơ hội để lôi kéo thành phần ôn hòa đứng về phía mình.

 

Nước Mỹ yên bình hơn

 

Tôi cũng muốn nhắc lại với ông là đâu phải sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001, nước Mỹ mới chống khủng bố. Từ những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, nước Mỹ đã chống khủng bố nhưng không ở mức độ ráo riết như bây giờ.

Tiến Sĩ Christopher Harmon

Nguyễn Khanh: Trở lại với Nhà Trắng, Tổng Thống George W. Bush từng nói sẽ theo đuổi cuộc chiến chống khủng bố cho đến cùng. Bao giờ chúng ta sẽ nhìn thấy ngày quân khủng bố bị tiêu diệt?

Tiến Sĩ Christopher Harmon: Theo tôi, thật là sai lầm nếu chúng ta nghĩ sẽ có ngày cuộc chiến chống khủng bố kết thúc. Ðiều chúng ta sẽ nhìn thấy và đang nhìn thấy là các hoạt động quân sự để tiêu diệt bọn khủng bố sẽ giảm bớt đi, thay thế vào đó là hoạt động của những cơ quan luật pháp, lãnh trách nhiệm bắt giữ những phần tử chủ mưu hay tình nghi ủng hộ khủng bố.

Nếu nhìn vào thực tế, chúng ta thấy bây giờ quân đội Mỹ chỉ còn hiện diện ở chiến trường Iraq, trong khi chúng ta đang hợp tác với nhiều khác để bắt giữ, truy lùng những phần tử khủng bố. Việc phải mở một trận chiến quân sự để đối chọi với khủng bố sẽ từ từ mất dần đi, nhưng cuộc chiến thì chẳng bao giờ hết cả.

Tôi cũng muốn nhắc lại với ông là đâu phải sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001, nước Mỹ mới chống khủng bố. Từ những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, nước Mỹ đã chống khủng bố nhưng không ở mức độ ráo riết như bây giờ.

Nguyễn Khanh: Muốn hỏi ông là bây giờ nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung có bình ổn hơn trước ngày biến cố 11 tháng 9 xảy ra không?

Tiến Sĩ Christopher Harmon: Có chứ. Tôi tin tưởng chắc là ngày nay, thế giới bình ổn hơn rất nhiều, và ngay cả nước Mỹ cũng yên bình hơn, vì chúng ta đã phá hủy được nhiều căn cứ trước đây Al-Queda sử dụng để huấn luyện khủng bố. Chúng ta đã lật được Chính Quyền Taliban, đã xây dựng dân chủ cho Afghanistan.

Cùng với Hoa Kỳ, các nước đồng minh đã bắt giữ, kết án biết bao nhiêu kẻ hoạt động khủng bố. Mặc dù Al-Queda vẫn còn hoạt động, nhưng không còn những địa điểm để chúng coi là an toàn như trước nữa.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Tiến Sĩ Harmon.

 

Tìm hiểu về nha khoa tổng quát

2006.09.08

Bình Nguyên, đặc phái viên đài RFA

“Cái răng cái tóc, là gốc con người”, đó là câu tục ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe các bậc cha ông nhắc nhở cho con cháu khi xưa. Mặc dù đã xưa, nhưng câu tục ngữ này dường như không bao giờ cũ, bởi vì nó liên quan đến sức khoẻ con người.

Photo courtesy Wikipedia.

Nhìn một người có mái tóc dầy và óng mượt, người ta có thể biết được rằng, đó là một người có sức khoẻ đầy đủ về mặt dinh dưỡng – thể chất, cũng như đầu óc minh mẫn - tinh thần. Riêng về răng miệng cũng vậy. Một người có nụ cười tươi tắn, là nhờ có một hàm răng trắng đều và không sâu, sún. Và nụ cười cũng đóng một vai trò không kém quan trọng cho sự thành bại, qua những công việc giao tế hằng ngày.

Trong chương trình Sức khoẻ và Đời Sống, bên cạnh những vấn đề liên quan đến sức khoẻ Y khoa, Bình Nguyên sẽ lần lượt gửi đến quí thính giả một số những vấn đề liên quan đến các bệnh về răng miệng, để chúng ta có dịp tìm hiểu thế nào để bảo vệ và ngăn ngừa những chứng bệnh về răng, qua cuộc trao đổi của Bình Nguyên với một số các Bác sĩ Nha Khoa sẽ đến với chương trình” Sức Khoẻ và Đời Sống” của chúng ta.

Để mở đầu cho chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống hôm nay, Bình Nguyên xin kính mời quí thính giả theo dõi cuộc tìm hiểu về Nha Khoa Tổng Quát với Nữ Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Ngọc Thanh.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh là tiến sĩ Nha Khoa, tốt nghiệp tại Hoa kỳ trên 20 năm. Hiện đang cư ngụ và hành nghề tại Orange County, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Bình Nguyễn: Kính chào Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh.

Chúng ta cũng biết là mặc dù là đứa bé, cái răng nó là răng sữa, nhưng mà rất là quan trọng, vì nhờ cái răng sữa mà sau này cái răng vĩnh viễn của nó có tốt hay không cũng nhờ răng sữa, khi bố mẹ nói răng sữa không quan trọng.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Tôi là Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Ngọc Thanh xin gửi lời kính chào quí thính giả của đài Á Châu Tự Do.

 

Tầm quan trọng của răng sữa

 

Bình Nguyễn: Thưa Bác sĩ khi con người được sinh ra, ví dụ như một em bé, sau khi ra đời được khoảng chừng 3, hay 4 tháng trở đi, thì răng em bé lần lượt mọc ra, trước tiên ta thấy, là 2 chiếc răng cửa hàm trên, rồi đến 2 răng cửa hàm dưới, sau đó là những chiếc răng mọc kế bên, rồi những chiếc răng mọc rất là đẹp, rất là trắng tinh và rất là sạch sẽ.

Thế nhưng sau một thời gian, khoảng từ 2 hay 3 tuổi trở đi, thì những chiếc răng ấy, có thể đã bị nám đen vì sâu ăn, và em nhỏ bắt đầu chỉ ngón tay vào răng và kêu đau đau. Thưa Bác sĩ nguyên nhân nào gây ra chứng sâu răng như thế?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Chúng ta cũng biết là mặc dù là đứa bé, cái răng nó là răng sữa, nhưng mà rất là quan trọng, vì nhờ cái răng sữa mà sau này cái răng vĩnh viễn của nó có tốt hay không cũng nhờ răng sữa, khi bố mẹ nói răng sữa không quan trọng.

Tuy chưa có mọc răng, chúng ta cũng phải bảo vệ cái lợi cho cháu và khi mà cái răng đã mọc ra rồi thì nó rất là quan trọng. Tại sao chúng ta bị sâu răng, tại vì có nhiều khi chúng ta ăn hay chúng ta uống. Lúc bé thì mấy cháu nó uống sữa hay uống mấy cái chất juice, thì cái đó nó có chất ngọt, mấy cái chất đó nó tạo ra thành acid, nó sẽ làm hư hại cái men răng.

 

Đồ ăn và thức uống

 

Bình Nguyễn: Thế thì đồ ăn và thức uống có dự phần vào trong vấn sâu răng thật sự hay không, thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Đồ ăn và thức uống nó cũng dự phần rất là nhiều. Mình hay nói bé là không nên ăn kẹo, ăn mấy cái đồ đường thì nó hại đến răng, thức uống nào cũng vậy. uống mà nó ngọt quá, không nên cho các trẻ em, ngay cả người lớn cũng vậy, nếu mà uống nước ngọt nhiều quá.

Thường thường đó thì bố mẹ hay không có để ý đến đứa trẻ, nó có 20 cái răng sữa. Khi nó 6 tuổi, thì nó có một cái răng hàm vĩnh viễn, tuốt ở trong, nó mọc ra ngay ở đàng cuối cái hàm. Bố mẹ thường khi tưởng là răng sữa. Cái răng đó là cái răng hàm thứ nhất, là cái răng dễ sâu nhất vì nó mọc sớm nhất.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh

Khi uống, mà uống một hơi, thì nó đỡ hại hơn là cứ lâu lâu mình uống một chút, từ chút từ chút mà nó nhiều lần thì nó hại nhiều hơn là vậy. Thức ăn thì có những thức ăn có hại ví dụ như thức ăn mà nó dẻo, nó dính, thì tại vì thường mấy cái chất đó nó vướng vô cái răng, cái men răng, nó tạo cho thành cái acid, nó sẽ ăn cái men răng, và những thức ăn mà nó sợi sợi thì nhờ mình ăn những cái chất đó nó cọ rửa cái răng thì nó bớt sâu răng.

Tốt nhất là khi mỗi lần ăn xong, nếu mình có thì giờ được thì mình chải răng. Do đó người ta khuyên mình, mỗi lần mình ăn xong thì mình nên đánh răng.

Ăn một cái chất gì thì mình phải xúc miệng liền, thì nó tốt hơn là để cứ ăn rồi mình để đó thì cái thức ăn nó chỉ cần đóng lên trên cái răng mình độ chừng hai chục phút, nó cũng có thể tạo thành một chất acid là bắt đầu nó làm hư cái men răng của mình, nó tạo thành sâu răng.

Bình Nguyễn: Bác sĩ nói rằng khi mà đồ ăn nó dính vô răng thì nó dễ gây cái chất acid và nó là sâu răng, thế thì Bác sĩ có thể phân loại được rằng trong 32 cái răng ở trong miệng của con người thì những cái loại răng nào dễ bị sâu răng nhất thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Thường thường đó thì bố mẹ hay không có để ý đến đứa trẻ, nó có 20 cái răng sữa. Khi nó 6 tuổi, thì nó có một cái răng hàm vĩnh viễn, tuốt ở trong, nó mọc ra ngay ở đàng cuối cái hàm. Bố mẹ thường khi tưởng là răng sữa. Cái răng đó là cái răng hàm thứ nhất, là cái răng dễ sâu nhất vì nó mọc sớm nhất.

Và khi cái răng hàm mới mọc ra, thì cái rãnh nó rất là sâu. Do đó mỗi lần cháu ăn vô những chất gì mà nó dính, thì nó dính vô trên cái rãnh của cái răng do đó nó làm sâu răng, là cái răng hàm thứ nhất là dễ sâu răng nhất. Và thứ nhất lứa bé nó được 6 tuổi, nó không biết đánh răng kỹ, bố mẹ lại tưởng là răng sữa, thì cái răng đó dễ sâu răng nhất.

 

Các cách chữa trị răng sâu

 

Bình Nguyễn: Thế thì khi mà đã bị sâu răng rồi, thì các chữa trị của những chiếc răng sâu đó như thế nào thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Nếu mà một khi mà mình thấy cái răng đó nó đã bị sâu rồi thì mình có thể trám lại. Phần lớn là bây giờ mình có thể có nhiều chất trám khác nhau. Ai cũng muốn cho nó đẹp, thì thường thường mình trám cái chất nó giống như mầu men răng thì nó đẹp hơn nếu mình trám bằng cái đó. Hồi xưa thì mình tram, người ta gọi bằng trám chì, giống như là trám bạc, trám chì thì nó không có đẹp.

Phương pháp chải răng mà nó công dụng nhất là mình cầm cái bàn chải, nếu mình để cái bàn chải theo góc độ 45 độ theo với cái trục răng. Cái trục răng 45 độ, mình chải tới chải lui, thì như vậy nó đỡ mòn chân răng. Mình không cần phải ép mạnh, chà cho mạnh. Có nhiều người cứ tưởng là chà thật mạnh thì răng nó mới sạch. Không phải vậy.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh

Bình Nguyễn: Vâng, nhưng mà tất cả những loại trám chì hay là trám trắng giống như cái mầu răng thì cũng đều là cái loại thuốc trám vô để nó làm ngừng đi cái sự mà sâu răng phải không thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Vâng, thì khi mà cái răng nó sâu, mình phải lấy hết mấy cái chất sâu ra, xong mình tram lại thì coi như là nó không sâu nữa, nhưng mà mình vẫn phải giữ gìn cẩn thận, chứ không phải khi mà cái răng nó đã trám rồi là kể như không bao giờ nó sâu được. Không, nó vẫn có thể sâu nữa nếu mình không giữ gìn kỹ.

Bình Nguyễn: Thưa với một người đã và đang hành nghề Nha sĩ rất là lâu năm, thì xin Bác sĩ cho quí thính giả cũng như cho những ngưòi bệnh nhân đã từng bị sâu răng biết được cách phòng ngừa và chăm sóc răng như thế nào, để có thể giữ đuợc cái hàm răng trắng và mạnh khoẻ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Nếu mình muốn phòng ngừa bệnh răng sâu thì lúc khi mình còn trẻ, lúc em bé còn nhỏ mình cũng phải đi khám Nha Sĩ thường xuyên.

Mình phải lo mỗi ngày bằng cách là mình hải chải răng cho nó đúng cách, mình phải dùng sợi chỉ nha khoa, tối thiểu một ngày hai lần, thường là buổi sáng và buổi tối, dùng bàn chải thường, bàn chải mềm, đừng dùng bàn chải cứng quá, nếu mình chải mạnh quá thì nhiều khi cái cổ chân răng mình nó bị mòn.

Phương pháp chải răng mà nó công dụng nhất là mình cầm cái bàn chải, nếu mình để cái bàn chải theo góc độ 45 độ theo với cái trục răng. Cái trục răng 45 độ, mình chải tới chải lui, thì như vậy nó đỡ mòn chân răng. Mình không cần phải ép mạnh, chà cho mạnh. Có nhiều người cứ tưởng là chà thật mạnh thì răng nó mới sạch. Không phải vậy.

Mình chỉ cần là hướng cái lông bàn chải cho nó đúng cách, và mình chải tới chải lui, vừa thôi, thì nó cũng đủ sạch rồi, nếu mình biết cách. Nếu có thể được thì nên 6 tháng, tới văn phòng để chụp để xem mình có bị sâu răng, bị sâu ở giữa 2 cái răng, ở kẽ răng.

 

Phương cách phòng ngừa

 

Bình Nguyễn: Thưa với cái sự hướng dẫn để gìn giữ răng miệng như Bác sĩ vừa cho một số những phương thức để mà phòng ngừa cũng như là gìn giữ răng miệng thì rất là hữu ích cho quí thính giả cũng như những bệnh nhân đang có chứng bệnh sâu răng. Tuy nhiên, đó chúng ta có thể áp dụng vào mỗi 6 tháng để mà đi khám răng lợi.

Chịu khó mình chải răng càng nhiều càng tốt, và mỗi lần mình ăn một cái gì xong thì chịu khó xúc miệng, xúc miệng ngay. Các thức ăn nó chỉ cần đọng lên trên cái răng của mình độ chừng 20 phút, thì nó cũng đã tạo thành chất acid, nó đã bắt đầu nó làm sâu răng.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh

Đối với những người như chúng ta đây, ở một nước văn minh, chẳng hạn như ở phương Tây, ở bên Âu Châu, thì họ có thể thực hiện được những điều đó thưa Bác sĩ.

Nhưng riêng đối với Việt Nam của chúng ta là một nước đang phát triển, và ngay cả những người chẳng hạn như ở xa thành phố, như là ở những cái vùng miền quê, thì Bác sĩ có cách nào để hướng dẫn cho họ giảm bớt được cái phần nào về răng sâu không thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Thì ở những nước đang phát triển thiếu phương tiện như là ở Việt Nam thì tôi nghĩ là tối thiểu mình cũng phải chải răng được.Chịu khó mình chải răng càng nhiều càng tốt, và mỗi lần mình ăn một cái gì xong thì chịu khó xúc miệng, xúc miệng ngay. Các thức ăn nó chỉ cần đọng lên trên cái răng của mình độ chừng 20 phút, thì nó cũng đã tạo thành chất acid, nó đã bắt đầu nó làm sâu răng.

Thì khi mỗi lần mình ăn, thì nếu có thể được, xúc miệng ngay tức khắc, và nếu không có kem đánh răng, thì tối thiểu mình lấy nước muối mình xúc. Có nhiều người nói tôi chải bằng muối. Chải bằng muối thì cũng được, nhưng mà đừng có quá nhiều. Nếu mình bỏ muối vô bàn chải mình chải vô có nhiều khi nó quá mặn, nó làm dộp cái lợi. Tối thiểu mình làm những cái đó thì nó cũng đỡ một phần nào.

Bình Nguyễn: Rất cảm ơn Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh đã đến với chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống hôm nay. Xin được hẹn với Bác sĩ vào một dịp khác, sẽ có cơ hội mời Bác sĩ trở lại, để nói thêm về vấn đề liên quan đến răng miệng trong chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống.

 

Thông tin trên mạng:

 

- Nha khoa thường thức: Tuổi mọc răng

- Răng sữa trẻ em

- MedlinePlus: Tooth Disorders

 

 

Ảnh hưởng của hoá chất sử trong thực phẩm đến sức khỏe người tiêu dùng

2006.09.07

Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Ít năm gần đây xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc do thực phẩm chứa chất hoá học có hại. Giới hữu trách vừa lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng nên cẩn thận để tránh hậu quả. Hoá chất sử dụng trong thực phẩm ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người, và giới tiêu thụ có thể làm gì để tránh nguy cơ nhiễm độc?

Tính đến nay đã có hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm tại cả ba miền đất nước, gây bệnh cho vô số dân và thiệt mạng hàng chục người. Không chỉ những vụ ngộ độc tập thể ở cơ quan, xí nghiệp, trường học gây lo âu cho dân chúng mà các trường hợp cá thể cũng để lại kinh nghiệm đáng sợ cho người tiêu thụ.

 

Không quan tâm

 

Từ vài năm trước các cơ quan hữu trách thỉnh thoảng loan báo kiểm tra về vệ sinh và an toàn thực phẩm tìm ra rất nhiều vi phạm về khâu bảo quản lương thực. Từ các loại thức ăn tươi như thịt, rau trái cho đến hàng chế biến gồm chả lụa, nem chua, lạp xưởng, thức ăn đóng hộp, các thứ uống như rượu bia, cà phê… đều chứa chất hoá học bị cấm dùng, hoặc dùng với liều lượng quá mức cho phép.

Theo giới trách nhiệm, hoa quả để hàng tháng không hỏng, bánh kẹo được tẩy trắng đẹp, cà phê nhiều bọt, tỏi bóc vỏ… chỉ là một số ít lương thực, thực phẩm chứa những hoá chất độc hại đối với cơ thể con người.

Người dân có biết việc nhiều món ăn, thức uống chứa độc tố hay không? Ông Nguyễn Sơn tỉnh Long Xuyên nói:

“Người Việt Nam mình vừa nghèo vừa đói, thành thử ra nhiều khi không để ý tới mấy cái chuyện đó, về vấn đề y tế này kia, hay là được phổ biến là đồ ăn có tốt hay không khi bỏ những chất đó vô.

Mà thật sự ra dân quê, dân ruộng có nhiều khi cả tháng không đọc báo hoặc nghe đài, vì vậy đâu có biết mấy cái chuyện này, thành thử ra cứ ăn thôi. Chính phủ không khuyến cáo thì dân làm sao biết được”.

 

Lạm dụng hoá chất

 

Các phát hiện của ngành y tế và vệ sinh cho biết những hóa chất thường được sử dụng để bảo quản hoặc làm đẹp thực phẩm được liệt kê từ các loại thông thường như hàn the, muối diêm cho đến các thứ đặc biệt độc hại như thuốc tẩy, hoá chất sản xuất xà phòng hoặc phân bón, thạch tín, cyanua, thậm chí cả phóoc môn, tức chất để ướp xác cho lâu hư rữa.

Khảo nghiệm cho thấy các loại phổ thông như hàn the và muối diêm thường bị lạm dụng với liều lượng cao gấp nhiều lần hạn cho phép, còn những độc chất có nguy cơ giết người, một cách chậm chạp hay tức khắc, như thuốc tẩy trắng, thuốc chế tạo xà phòng và phân bón, cyanua, phóoc môn thì được sử dụng một cách hoàn toàn tự ý và vô tư.

Vì sao có tình trạng người bán dùng độc chất, không nghĩ đến hậu quả xảy ra cho người mua? Ông Sơn lấy ví dụ:

“Ở Việt Nam tôi nghèo, tôi đi bán; người ta lựa món nào rẻ thì mua thôi. Thành thử ra rất là khó nói mấy chuyện đó. Người bán không được giáo dục. Rồi nhiều khi đã không được giáo dục rồi, họ chỉ cần muốn kiếm lời thôi, họ không cần biết. Chẳng hạn bây giờ có khuyên thì họ nói nếu ngày hôm đó bán ế thì lấy tiền gì nuôi vợ con”.

 

Thuốc bảo vệ thực phẩm

 

Theo giới chuyên môn những loại phổ thông như hàn the và muối diêm không có hại nếu được dùng với liều lượng vừa phải; trong khi đó các độc chất còn lại phải bị hoàn toàn cấm dùng trong thức ăn, đồ uống vì tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người; từ gây ngộ độc cấp tính, tổn hại đường ruột, gan, bao tử, đến ung thư hoặc thậm chí tử vong.

Đó là việc rất khó giải quyết. Chỉ có cách là làm sao để đời sống người dân khá một chút; làm sao người dân bình thường họ làm ăn được, tức là đi làm hàng ngày kiếm được tiền khá để nuôi gia đình, thì người ta mới nghĩ đến chuyện gọi là y tế thực phẩm này kia. Bởi vậy Việt Nam mình có câu “Có thực mới vực được đạo là vậy đó”.

Ông Sơn cho ý kiến

Các cơ quan chức năng đã có những hướng dẫn nào về vấn đề sử dụng hoá chất trong thức ăn, đồ uống, và những tiêu chuẩn qui định có được chấp hành hay không? Hồi năm 2000, Bộ Y Tế có ra thông tư hướng dẫn, qui định cách ghi nhãn hương liệu và gia vị; buộc mọi thông tin như danh hiệu, công thức hoá học, khối lượng, thành phần cấu tạo, phương pháp bảo quản, cách dùng và hạn sử dụng phải được trình bày rõ trên nhãn, bao bì; song các chỉ thị này cho tới nay vẫn chưa được đáp ứng nghiêm chỉnh.

Ít tháng gần đây bộ Khoa học-Công nghệ-Môi trường liệt kê danh mục 112 độc chất không được khuyến khích dùng trong sản xuất, chế biến hoặc bảo quản lương thực và thực phẩm, tuy nhiên độc chất trong đồ ăn thức uống thường xuyên được phát hiện.

Cục Bảo vệ Thực phẩm cho đến nay vẫn xác định chính phủ chưa hề cho phép bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực phẩm nào được dùng để ngâm, tẩm trái cây, nhưng từ mấy năm nay rất nhiều loại trái cây nhập từ Trung Quốc hàng tháng mà chưa hư, da bóng đẹp trong khi mùi, vị khác thường do chứa độc tố, vẫn được bày bán ở nhiều chợ.

 

Biện pháp đối phó

 

Giới thẩm quyền có những biện pháp nào để đối phó, xử lý các vi phạm? Cục Quản lý Thị trường thông báo đã bắt được một số vụ bán buôn hoá chất trái phép tuy nhiên cho hay giới hữu trách chưa có đủ lực lượng cán bộ chuyên sâu về lãnh vực để đẩy mạnh việc kiểm soát.

Vì vậy chưa thực hiện được công tác thanh tra đòi hỏi, trong khi nhiều người tiếp diễn việc kinh doanh lén lút những độc chất, cung cấp cho người buôn bán.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng thực phẩm chứa chất hoá học bị cấm, và người tiêu dùng bị ngộ độc? Ông Sơn cho ý kiến:

“Đó là việc rất khó giải quyết. Chỉ có cách là làm sao để đời sống người dân khá một chút; làm sao người dân bình thường họ làm ăn được, tức là đi làm hàng ngày kiếm được tiền khá để nuôi gia đình, thì người ta mới nghĩ đến chuyện gọi là y tế thực phẩm này kia. Bởi vậy Việt Nam mình có câu “Có thực mới vực được đạo là vậy đó”.

Tạm thời hiện nay, các cơ quan chức năng lên tiếng kêu gọi tiêu dùng đề cao cảnh giác khi mua lương thực và thực phẩm như đọc kỹ thông tin trên bao bì các loại hàng đóng gói, tránh những thức ăn chế biến nhìn quá trắng hoặc trái cây có vỏ quá bóng, bỏ sở thích uống cà phê có quá nhiều bọt, và tránh lạm dụng rượu bia

 

Tìm hiểu về nha khoa tổng quát

2006.09.08

Bình Nguyên, đặc phái viên đài RFA

“Cái răng cái tóc, là gốc con người”, đó là câu tục ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe các bậc cha ông nhắc nhở cho con cháu khi xưa. Mặc dù đã xưa, nhưng câu tục ngữ này dường như không bao giờ cũ, bởi vì nó liên quan đến sức khoẻ con người.

Photo courtesy Wikipedia.

Nhìn một người có mái tóc dầy và óng mượt, người ta có thể biết được rằng, đó là một người có sức khoẻ đầy đủ về mặt dinh dưỡng – thể chất, cũng như đầu óc minh mẫn - tinh thần. Riêng về răng miệng cũng vậy. Một người có nụ cười tươi tắn, là nhờ có một hàm răng trắng đều và không sâu, sún. Và nụ cười cũng đóng một vai trò không kém quan trọng cho sự thành bại, qua những công việc giao tế hằng ngày.

Trong chương trình Sức khoẻ và Đời Sống, bên cạnh những vấn đề liên quan đến sức khoẻ Y khoa, Bình Nguyên sẽ lần lượt gửi đến quí thính giả một số những vấn đề liên quan đến các bệnh về răng miệng, để chúng ta có dịp tìm hiểu thế nào để bảo vệ và ngăn ngừa những chứng bệnh về răng, qua cuộc trao đổi của Bình Nguyên với một số các Bác sĩ Nha Khoa sẽ đến với chương trình” Sức Khoẻ và Đời Sống” của chúng ta.

Để mở đầu cho chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống hôm nay, Bình Nguyên xin kính mời quí thính giả theo dõi cuộc tìm hiểu về Nha Khoa Tổng Quát với Nữ Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Ngọc Thanh.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh là tiến sĩ Nha Khoa, tốt nghiệp tại Hoa kỳ trên 20 năm. Hiện đang cư ngụ và hành nghề tại Orange County, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Bình Nguyễn: Kính chào Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh.

Chúng ta cũng biết là mặc dù là đứa bé, cái răng nó là răng sữa, nhưng mà rất là quan trọng, vì nhờ cái răng sữa mà sau này cái răng vĩnh viễn của nó có tốt hay không cũng nhờ răng sữa, khi bố mẹ nói răng sữa không quan trọng.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Tôi là Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Ngọc Thanh xin gửi lời kính chào quí thính giả của đài Á Châu Tự Do.

 

Tầm quan trọng của răng sữa

 

Bình Nguyễn: Thưa Bác sĩ khi con người được sinh ra, ví dụ như một em bé, sau khi ra đời được khoảng chừng 3, hay 4 tháng trở đi, thì răng em bé lần lượt mọc ra, trước tiên ta thấy, là 2 chiếc răng cửa hàm trên, rồi đến 2 răng cửa hàm dưới, sau đó là những chiếc răng mọc kế bên, rồi những chiếc răng mọc rất là đẹp, rất là trắng tinh và rất là sạch sẽ.

Thế nhưng sau một thời gian, khoảng từ 2 hay 3 tuổi trở đi, thì những chiếc răng ấy, có thể đã bị nám đen vì sâu ăn, và em nhỏ bắt đầu chỉ ngón tay vào răng và kêu đau đau. Thưa Bác sĩ nguyên nhân nào gây ra chứng sâu răng như thế?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Chúng ta cũng biết là mặc dù là đứa bé, cái răng nó là răng sữa, nhưng mà rất là quan trọng, vì nhờ cái răng sữa mà sau này cái răng vĩnh viễn của nó có tốt hay không cũng nhờ răng sữa, khi bố mẹ nói răng sữa không quan trọng.

Tuy chưa có mọc răng, chúng ta cũng phải bảo vệ cái lợi cho cháu và khi mà cái răng đã mọc ra rồi thì nó rất là quan trọng. Tại sao chúng ta bị sâu răng, tại vì có nhiều khi chúng ta ăn hay chúng ta uống. Lúc bé thì mấy cháu nó uống sữa hay uống mấy cái chất juice, thì cái đó nó có chất ngọt, mấy cái chất đó nó tạo ra thành acid, nó sẽ làm hư hại cái men răng.

 

Đồ ăn và thức uống

 

Bình Nguyễn: Thế thì đồ ăn và thức uống có dự phần vào trong vấn sâu răng thật sự hay không, thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Đồ ăn và thức uống nó cũng dự phần rất là nhiều. Mình hay nói bé là không nên ăn kẹo, ăn mấy cái đồ đường thì nó hại đến răng, thức uống nào cũng vậy. uống mà nó ngọt quá, không nên cho các trẻ em, ngay cả người lớn cũng vậy, nếu mà uống nước ngọt nhiều quá.

Thường thường đó thì bố mẹ hay không có để ý đến đứa trẻ, nó có 20 cái răng sữa. Khi nó 6 tuổi, thì nó có một cái răng hàm vĩnh viễn, tuốt ở trong, nó mọc ra ngay ở đàng cuối cái hàm. Bố mẹ thường khi tưởng là răng sữa. Cái răng đó là cái răng hàm thứ nhất, là cái răng dễ sâu nhất vì nó mọc sớm nhất.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh

Khi uống, mà uống một hơi, thì nó đỡ hại hơn là cứ lâu lâu mình uống một chút, từ chút từ chút mà nó nhiều lần thì nó hại nhiều hơn là vậy. Thức ăn thì có những thức ăn có hại ví dụ như thức ăn mà nó dẻo, nó dính, thì tại vì thường mấy cái chất đó nó vướng vô cái răng, cái men răng, nó tạo cho thành cái acid, nó sẽ ăn cái men răng, và những thức ăn mà nó sợi sợi thì nhờ mình ăn những cái chất đó nó cọ rửa cái răng thì nó bớt sâu răng.

Tốt nhất là khi mỗi lần ăn xong, nếu mình có thì giờ được thì mình chải răng. Do đó người ta khuyên mình, mỗi lần mình ăn xong thì mình nên đánh răng.

Ăn một cái chất gì thì mình phải xúc miệng liền, thì nó tốt hơn là để cứ ăn rồi mình để đó thì cái thức ăn nó chỉ cần đóng lên trên cái răng mình độ chừng hai chục phút, nó cũng có thể tạo thành một chất acid là bắt đầu nó làm hư cái men răng của mình, nó tạo thành sâu răng.

Bình Nguyễn: Bác sĩ nói rằng khi mà đồ ăn nó dính vô răng thì nó dễ gây cái chất acid và nó là sâu răng, thế thì Bác sĩ có thể phân loại được rằng trong 32 cái răng ở trong miệng của con người thì những cái loại răng nào dễ bị sâu răng nhất thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Thường thường đó thì bố mẹ hay không có để ý đến đứa trẻ, nó có 20 cái răng sữa. Khi nó 6 tuổi, thì nó có một cái răng hàm vĩnh viễn, tuốt ở trong, nó mọc ra ngay ở đàng cuối cái hàm. Bố mẹ thường khi tưởng là răng sữa. Cái răng đó là cái răng hàm thứ nhất, là cái răng dễ sâu nhất vì nó mọc sớm nhất.

Và khi cái răng hàm mới mọc ra, thì cái rãnh nó rất là sâu. Do đó mỗi lần cháu ăn vô những chất gì mà nó dính, thì nó dính vô trên cái rãnh của cái răng do đó nó làm sâu răng, là cái răng hàm thứ nhất là dễ sâu răng nhất. Và thứ nhất lứa bé nó được 6 tuổi, nó không biết đánh răng kỹ, bố mẹ lại tưởng là răng sữa, thì cái răng đó dễ sâu răng nhất.

 

Các cách chữa trị răng sâu

 

Bình Nguyễn: Thế thì khi mà đã bị sâu răng rồi, thì các chữa trị của những chiếc răng sâu đó như thế nào thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Nếu mà một khi mà mình thấy cái răng đó nó đã bị sâu rồi thì mình có thể trám lại. Phần lớn là bây giờ mình có thể có nhiều chất trám khác nhau. Ai cũng muốn cho nó đẹp, thì thường thường mình trám cái chất nó giống như mầu men răng thì nó đẹp hơn nếu mình trám bằng cái đó. Hồi xưa thì mình tram, người ta gọi bằng trám chì, giống như là trám bạc, trám chì thì nó không có đẹp.

Phương pháp chải răng mà nó công dụng nhất là mình cầm cái bàn chải, nếu mình để cái bàn chải theo góc độ 45 độ theo với cái trục răng. Cái trục răng 45 độ, mình chải tới chải lui, thì như vậy nó đỡ mòn chân răng. Mình không cần phải ép mạnh, chà cho mạnh. Có nhiều người cứ tưởng là chà thật mạnh thì răng nó mới sạch. Không phải vậy.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh

Bình Nguyễn: Vâng, nhưng mà tất cả những loại trám chì hay là trám trắng giống như cái mầu răng thì cũng đều là cái loại thuốc trám vô để nó làm ngừng đi cái sự mà sâu răng phải không thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Vâng, thì khi mà cái răng nó sâu, mình phải lấy hết mấy cái chất sâu ra, xong mình tram lại thì coi như là nó không sâu nữa, nhưng mà mình vẫn phải giữ gìn cẩn thận, chứ không phải khi mà cái răng nó đã trám rồi là kể như không bao giờ nó sâu được. Không, nó vẫn có thể sâu nữa nếu mình không giữ gìn kỹ.

Bình Nguyễn: Thưa với một người đã và đang hành nghề Nha sĩ rất là lâu năm, thì xin Bác sĩ cho quí thính giả cũng như cho những ngưòi bệnh nhân đã từng bị sâu răng biết được cách phòng ngừa và chăm sóc răng như thế nào, để có thể giữ đuợc cái hàm răng trắng và mạnh khoẻ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Nếu mình muốn phòng ngừa bệnh răng sâu thì lúc khi mình còn trẻ, lúc em bé còn nhỏ mình cũng phải đi khám Nha Sĩ thường xuyên.

Mình phải lo mỗi ngày bằng cách là mình hải chải răng cho nó đúng cách, mình phải dùng sợi chỉ nha khoa, tối thiểu một ngày hai lần, thường là buổi sáng và buổi tối, dùng bàn chải thường, bàn chải mềm, đừng dùng bàn chải cứng quá, nếu mình chải mạnh quá thì nhiều khi cái cổ chân răng mình nó bị mòn.

Phương pháp chải răng mà nó công dụng nhất là mình cầm cái bàn chải, nếu mình để cái bàn chải theo góc độ 45 độ theo với cái trục răng. Cái trục răng 45 độ, mình chải tới chải lui, thì như vậy nó đỡ mòn chân răng. Mình không cần phải ép mạnh, chà cho mạnh. Có nhiều người cứ tưởng là chà thật mạnh thì răng nó mới sạch. Không phải vậy.

Mình chỉ cần là hướng cái lông bàn chải cho nó đúng cách, và mình chải tới chải lui, vừa thôi, thì nó cũng đủ sạch rồi, nếu mình biết cách. Nếu có thể được thì nên 6 tháng, tới văn phòng để chụp để xem mình có bị sâu răng, bị sâu ở giữa 2 cái răng, ở kẽ răng.

 

Phương cách phòng ngừa

 

Bình Nguyễn: Thưa với cái sự hướng dẫn để gìn giữ răng miệng như Bác sĩ vừa cho một số những phương thức để mà phòng ngừa cũng như là gìn giữ răng miệng thì rất là hữu ích cho quí thính giả cũng như những bệnh nhân đang có chứng bệnh sâu răng. Tuy nhiên, đó chúng ta có thể áp dụng vào mỗi 6 tháng để mà đi khám răng lợi.

Chịu khó mình chải răng càng nhiều càng tốt, và mỗi lần mình ăn một cái gì xong thì chịu khó xúc miệng, xúc miệng ngay. Các thức ăn nó chỉ cần đọng lên trên cái răng của mình độ chừng 20 phút, thì nó cũng đã tạo thành chất acid, nó đã bắt đầu nó làm sâu răng.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh

Đối với những người như chúng ta đây, ở một nước văn minh, chẳng hạn như ở phương Tây, ở bên Âu Châu, thì họ có thể thực hiện được những điều đó thưa Bác sĩ.

Nhưng riêng đối với Việt Nam của chúng ta là một nước đang phát triển, và ngay cả những người chẳng hạn như ở xa thành phố, như là ở những cái vùng miền quê, thì Bác sĩ có cách nào để hướng dẫn cho họ giảm bớt được cái phần nào về răng sâu không thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Thì ở những nước đang phát triển thiếu phương tiện như là ở Việt Nam thì tôi nghĩ là tối thiểu mình cũng phải chải răng được.Chịu khó mình chải răng càng nhiều càng tốt, và mỗi lần mình ăn một cái gì xong thì chịu khó xúc miệng, xúc miệng ngay. Các thức ăn nó chỉ cần đọng lên trên cái răng của mình độ chừng 20 phút, thì nó cũng đã tạo thành chất acid, nó đã bắt đầu nó làm sâu răng.

Thì khi mỗi lần mình ăn, thì nếu có thể được, xúc miệng ngay tức khắc, và nếu không có kem đánh răng, thì tối thiểu mình lấy nước muối mình xúc. Có nhiều người nói tôi chải bằng muối. Chải bằng muối thì cũng được, nhưng mà đừng có quá nhiều. Nếu mình bỏ muối vô bàn chải mình chải vô có nhiều khi nó quá mặn, nó làm dộp cái lợi. Tối thiểu mình làm những cái đó thì nó cũng đỡ một phần nào.

Bình Nguyễn: Rất cảm ơn Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh đã đến với chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống hôm nay. Xin được hẹn với Bác sĩ vào một dịp khác, sẽ có cơ hội mời Bác sĩ trở lại, để nói thêm về vấn đề liên quan đến răng miệng trong chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống.

 

Thông tin trên mạng:

 

- Nha khoa thường thức: Tuổi mọc răng

- Răng sữa trẻ em

- MedlinePlus: Tooth Disorders

 

===========================

 

Ảnh hưởng của hoá chất sử trong thực phẩm đến sức khỏe người tiêu dùng

2006.09.07

Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Ít năm gần đây xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc do thực phẩm chứa chất hoá học có hại. Giới hữu trách vừa lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng nên cẩn thận để tránh hậu quả. Hoá chất sử dụng trong thực phẩm ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người, và giới tiêu thụ có thể làm gì để tránh nguy cơ nhiễm độc?

Tính đến nay đã có hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm tại cả ba miền đất nước, gây bệnh cho vô số dân và thiệt mạng hàng chục người. Không chỉ những vụ ngộ độc tập thể ở cơ quan, xí nghiệp, trường học gây lo âu cho dân chúng mà các trường hợp cá thể cũng để lại kinh nghiệm đáng sợ cho người tiêu thụ.

Không quan tâm

Từ vài năm trước các cơ quan hữu trách thỉnh thoảng loan báo kiểm tra về vệ sinh và an toàn thực phẩm tìm ra rất nhiều vi phạm về khâu bảo quản lương thực. Từ các loại thức ăn tươi như thịt, rau trái cho đến hàng chế biến gồm chả lụa, nem chua, lạp xưởng, thức ăn đóng hộp, các thứ uống như rượu bia, cà phê… đều chứa chất hoá học bị cấm dùng, hoặc dùng với liều lượng quá mức cho phép.

Theo giới trách nhiệm, hoa quả để hàng tháng không hỏng, bánh kẹo được tẩy trắng đẹp, cà phê nhiều bọt, tỏi bóc vỏ… chỉ là một số ít lương thực, thực phẩm chứa những hoá chất độc hại đối với cơ thể con người.

Người dân có biết việc nhiều món ăn, thức uống chứa độc tố hay không? Ông Nguyễn Sơn tỉnh Long Xuyên nói:

“Người Việt Nam mình vừa nghèo vừa đói, thành thử ra nhiều khi không để ý tới mấy cái chuyện đó, về vấn đề y tế này kia, hay là được phổ biến là đồ ăn có tốt hay không khi bỏ những chất đó vô.

Mà thật sự ra dân quê, dân ruộng có nhiều khi cả tháng không đọc báo hoặc nghe đài, vì vậy đâu có biết mấy cái chuyện này, thành thử ra cứ ăn thôi. Chính phủ không khuyến cáo thì dân làm sao biết được”.

Lạm dụng hoá chất

Các phát hiện của ngành y tế và vệ sinh cho biết những hóa chất thường được sử dụng để bảo quản hoặc làm đẹp thực phẩm được liệt kê từ các loại thông thường như hàn the, muối diêm cho đến các thứ đặc biệt độc hại như thuốc tẩy, hoá chất sản xuất xà phòng hoặc phân bón, thạch tín, cyanua, thậm chí cả phóoc môn, tức chất để ướp xác cho lâu hư rữa.

Khảo nghiệm cho thấy các loại phổ thông như hàn the và muối diêm thường bị lạm dụng với liều lượng cao gấp nhiều lần hạn cho phép, còn những độc chất có nguy cơ giết người, một cách chậm chạp hay tức khắc, như thuốc tẩy trắng, thuốc chế tạo xà phòng và phân bón, cyanua, phóoc môn thì được sử dụng một cách hoàn toàn tự ý và vô tư.

Vì sao có tình trạng người bán dùng độc chất, không nghĩ đến hậu quả xảy ra cho người mua? Ông Sơn lấy ví dụ:

“Ở Việt Nam tôi nghèo, tôi đi bán; người ta lựa món nào rẻ thì mua thôi. Thành thử ra rất là khó nói mấy chuyện đó. Người bán không được giáo dục. Rồi nhiều khi đã không được giáo dục rồi, họ chỉ cần muốn kiếm lời thôi, họ không cần biết. Chẳng hạn bây giờ có khuyên thì họ nói nếu ngày hôm đó bán ế thì lấy tiền gì nuôi vợ con”.

Thuốc bảo vệ thực phẩm

Theo giới chuyên môn những loại phổ thông như hàn the và muối diêm không có hại nếu được dùng với liều lượng vừa phải; trong khi đó các độc chất còn lại phải bị hoàn toàn cấm dùng trong thức ăn, đồ uống vì tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người; từ gây ngộ độc cấp tính, tổn hại đường ruột, gan, bao tử, đến ung thư hoặc thậm chí tử vong.

Các cơ quan chức năng đã có những hướng dẫn nào về vấn đề sử dụng hoá chất trong thức ăn, đồ uống, và những tiêu chuẩn qui định có được chấp hành hay không? Hồi năm 2000, Bộ Y Tế có ra thông tư hướng dẫn, qui định cách ghi nhãn hương liệu và gia vị; buộc mọi thông tin như danh hiệu, công thức hoá học, khối lượng, thành phần cấu tạo, phương pháp bảo quản, cách dùng và hạn sử dụng phải được trình bày rõ trên nhãn, bao bì; song các chỉ thị này cho tới nay vẫn chưa được đáp ứng nghiêm chỉnh.

Ít tháng gần đây bộ Khoa học-Công nghệ-Môi trường liệt kê danh mục 112 độc chất không được khuyến khích dùng trong sản xuất, chế biến hoặc bảo quản lương thực và thực phẩm, tuy nhiên độc chất trong đồ ăn thức uống thường xuyên được phát hiện.

Cục Bảo vệ Thực phẩm cho đến nay vẫn xác định chính phủ chưa hề cho phép bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực phẩm nào được dùng để ngâm, tẩm trái cây, nhưng từ mấy năm nay rất nhiều loại trái cây nhập từ Trung Quốc hàng tháng mà chưa hư, da bóng đẹp trong khi mùi, vị khác thường do chứa độc tố, vẫn được bày bán ở nhiều chợ.

Biện pháp đối phó

Giới thẩm quyền có những biện pháp nào để đối phó, xử lý các vi phạm? Cục Quản lý Thị trường thông báo đã bắt được một số vụ bán buôn hoá chất trái phép tuy nhiên cho hay giới hữu trách chưa có đủ lực lượng cán bộ chuyên sâu về lãnh vực để đẩy mạnh việc kiểm soát.

Vì vậy chưa thực hiện được công tác thanh tra đòi hỏi, trong khi nhiều người tiếp diễn việc kinh doanh lén lút những độc chất, cung cấp cho người buôn bán.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng thực phẩm chứa chất hoá học bị cấm, và người tiêu dùng bị ngộ độc? Ông Sơn cho ý kiến:

“Đó là việc rất khó giải quyết. Chỉ có cách là làm sao để đời sống người dân khá một chút; làm sao người dân bình thường họ làm ăn được, tức là đi làm hàng ngày kiếm được tiền khá để nuôi gia đình, thì người ta mới nghĩ đến chuyện gọi là y tế thực phẩm này kia. Bởi vậy Việt Nam mình có câu “Có thực mới vực được đạo là vậy đó”.

Tạm thời hiện nay, các cơ quan chức năng lên tiếng kêu gọi tiêu dùng đề cao cảnh giác khi mua lương thực và thực phẩm như đọc kỹ thông tin trên bao bì các loại hàng đóng gói, tránh những thức ăn chế biến nhìn quá trắng hoặc trái cây có vỏ quá bóng, bỏ sở thích uống cà phê có quá nhiều bọt, và tránh lạm dụng rượu bia

 

 

© http://vietsciences.free.fr  , http://vietsciences.org  và http://vietsciences2.free.fr