Google ngày càng đáng sợ - - Thanh Nien online 22/10/2006
|
|||||
V.THẢO Tuoi Tre online
David Bành và 2 tấm bằng cử nhân trong 1 năm
TTO - Chỉ với một năm học và một mùa hè, David Bành, một sinh viên gốc Việt ở Mỹ, hoàn thành 90 tín chỉ để tốt nghiệp 2 bằng Cử nhân Toán và Lý ở trường Đại học Virginia, chỉ để... tiết kiệm tiền học phí.
Tháng 8 năm ngoái, David Bành tốt nghiệp trường trung học Khoa học và Công nghệ Thomas Jefferson, ở quận Fairfax, bang Virginia, một trường học nổi tiếng là nơi qui tụ nhiều tài năng khoa học trẻ. Một năm sau, chàng trai gốc Việt 18 tuổi đã hoàn tất chương trình cử nhân và trở thành sinh viên đầu tiên của trường ĐH Virginia hoàn tất chương trình đại học 4 năm của trường trong thời gian một năm. Học... đua với thời gian Trước khi vào học ở ĐH Virginia, David đã đạt được 72 tín chỉ trình độ đại học, nhưng trường chỉ cho phép sinh viên sử dụng tối đa 60 tín chỉ tương đương trong tổng số 120 tín chỉ bắt buộc theo chương trình của nhà trường. Để có được 60 tín chỉ còn lại, David bắt đầu học đua với... thời gian. Việc đầu tiên, David xin các chủ nhiệm khoa cho phép em được đăng ký học nhiều lớp liên tục để có thể đạt được nhiều tín chỉ trong một thời gian nhanh nhất. Và chỉ trong mùa thu năm 2005, David đã đạt được 23 tín chỉ. Sang năm 2006, David tiếp tục cuộc chiến với thời gian khi hoàn thành 37 tín chỉ còn lại trong mùa xuân năm 2006. Đến cuối năm học 2005-2006, David đã hoàn tất chương trình cử nhân Toán của ĐH Virginia. Không dừng lại ở đó, biết mình chỉ còn thiếu 3 tín chỉ nữa là có thể đạt cử nhân Vật lý. David lại tiếp tục cuộc đua. Và chỉ trong 3 tháng hè, David đã hoàn thành 3 tín chỉ còn lại để nhận 2 bằng cử nhân Toán và Vật lý vào tháng 8 vừa qua. Với những sinh viên bình thường, để hoàn tất chương trình này sẽ mất khoảng 55 tháng. Và học để... tiết kiệm học phí
"Học nhanh là cách để tự cứu mình trước viễn cảnh phải vay nợ ngân hàng để trang trải học phí", David cho biết. Và David đã làm thật, hoàn tất chương trình 4 năm chỉ trong thời gian 1 năm để tránh viễn cảnh phải vay nợ ngân hàng trang trải cho suốt 4 năm đại học. "Từ hồi còn ở trung học, tôi đã nuôi ý tưởng giải quyết nhanh chương trình đại học. Tôi đã tin rằng mình có thể lấy bằng cử nhân trong thời gian 1 năm", David Bành cho biết. "Nhiều bạn học bảo tôi bị mất trí", David vui vẻ cho biết. Nhận xét về thành tích học tập của David, giáo sư Donald Ramirez, Phó Chủ nhiệm khoa Toán của UVA, vui vẻ cho biết: “Ngày trước, tôi phải mất 3 năm để lấy bằng cử nhân. Vậy là David đã giỏi hơn tôi rất nhiều. Thành tích của David để lại trong tôi một ấn tượng rất mạnh, rất đáng kinh ngạc!”. Giáo sư Donald cũng cho biết là ông chưa bao giờ thấy học sinh nào đạt được 60 tín chỉ trước khi vào đại học như David. Trước đây, có nhiều học sinh đạt được 6 tín chỉ và thỉnh thoảng có vài em đạt được 15 tín chỉ. “Tôi đã dạy ở đây 39 năm mới thấy có một sinh viên như thế, vì vậy chắc 39 năm nữa mới có một sinh viên khác giống như David”, thầy Donald vui vẻ cho biết. Hiện nay, chàng trai gốc Việt sắp bước sang tuổi 19 này đang theo học Tiến sĩ Toán học. Dự định của David là sau này sẽ học trường Luật để có thể trở thành đại diện pháp lý về sáng chế - một ngành mà theo David là một sự kết hợp tinh tế giữa khoa học và pháp luật. V.THẢO (Theo DailyProgress, Times Community)
Tìm hiểu về nha khoa tổng quát2006.09.08Bình Nguyên, đặc phái viên đài RFA “Cái răng cái tóc, là gốc con người”, đó là câu tục ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe các bậc cha ông nhắc nhở cho con cháu khi xưa. Mặc dù đã xưa, nhưng câu tục ngữ này dường như không bao giờ cũ, bởi vì nó liên quan đến sức khoẻ con người. ![]() Photo courtesy Wikipedia. Nhìn một người có mái tóc dầy và óng mượt, người ta có thể biết được rằng, đó là một người có sức khoẻ đầy đủ về mặt dinh dưỡng – thể chất, cũng như đầu óc minh mẫn - tinh thần. Riêng về răng miệng cũng vậy. Một người có nụ cười tươi tắn, là nhờ có một hàm răng trắng đều và không sâu, sún. Và nụ cười cũng đóng một vai trò không kém quan trọng cho sự thành bại, qua những công việc giao tế hằng ngày. Trong chương trình Sức khoẻ và Đời Sống, bên cạnh những vấn đề liên quan đến sức khoẻ Y khoa, Bình Nguyên sẽ lần lượt gửi đến quí thính giả một số những vấn đề liên quan đến các bệnh về răng miệng, để chúng ta có dịp tìm hiểu thế nào để bảo vệ và ngăn ngừa những chứng bệnh về răng, qua cuộc trao đổi của Bình Nguyên với một số các Bác sĩ Nha Khoa sẽ đến với chương trình” Sức Khoẻ và Đời Sống” của chúng ta. Để mở đầu cho chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống hôm nay, Bình Nguyên xin kính mời quí thính giả theo dõi cuộc tìm hiểu về Nha Khoa Tổng Quát với Nữ Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Ngọc Thanh. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh là tiến sĩ Nha Khoa, tốt nghiệp tại Hoa kỳ trên 20 năm. Hiện đang cư ngụ và hành nghề tại Orange County, miền Nam California, Hoa Kỳ. Bình Nguyễn: Kính chào Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Tôi là Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Ngọc Thanh xin gửi lời kính chào quí thính giả của đài Á Châu Tự Do.
Tầm quan trọng của răng sữa
Bình Nguyễn: Thưa Bác sĩ khi con người được sinh ra, ví dụ như một em bé, sau khi ra đời được khoảng chừng 3, hay 4 tháng trở đi, thì răng em bé lần lượt mọc ra, trước tiên ta thấy, là 2 chiếc răng cửa hàm trên, rồi đến 2 răng cửa hàm dưới, sau đó là những chiếc răng mọc kế bên, rồi những chiếc răng mọc rất là đẹp, rất là trắng tinh và rất là sạch sẽ. Thế nhưng sau một thời gian, khoảng từ 2 hay 3 tuổi trở đi, thì những chiếc răng ấy, có thể đã bị nám đen vì sâu ăn, và em nhỏ bắt đầu chỉ ngón tay vào răng và kêu đau đau. Thưa Bác sĩ nguyên nhân nào gây ra chứng sâu răng như thế? Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Chúng ta cũng biết là mặc dù là đứa bé, cái răng nó là răng sữa, nhưng mà rất là quan trọng, vì nhờ cái răng sữa mà sau này cái răng vĩnh viễn của nó có tốt hay không cũng nhờ răng sữa, khi bố mẹ nói răng sữa không quan trọng. Tuy chưa có mọc răng, chúng ta cũng phải bảo vệ cái lợi cho cháu và khi mà cái răng đã mọc ra rồi thì nó rất là quan trọng. Tại sao chúng ta bị sâu răng, tại vì có nhiều khi chúng ta ăn hay chúng ta uống. Lúc bé thì mấy cháu nó uống sữa hay uống mấy cái chất juice, thì cái đó nó có chất ngọt, mấy cái chất đó nó tạo ra thành acid, nó sẽ làm hư hại cái men răng.
Đồ ăn và thức uống
Bình Nguyễn: Thế thì đồ ăn và thức uống có dự phần vào trong vấn sâu răng thật sự hay không, thưa Bác sĩ? Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Đồ ăn và thức uống nó cũng dự phần rất là nhiều. Mình hay nói bé là không nên ăn kẹo, ăn mấy cái đồ đường thì nó hại đến răng, thức uống nào cũng vậy. uống mà nó ngọt quá, không nên cho các trẻ em, ngay cả người lớn cũng vậy, nếu mà uống nước ngọt nhiều quá.
Khi uống, mà uống một hơi, thì nó đỡ hại hơn là cứ lâu lâu mình uống một chút, từ chút từ chút mà nó nhiều lần thì nó hại nhiều hơn là vậy. Thức ăn thì có những thức ăn có hại ví dụ như thức ăn mà nó dẻo, nó dính, thì tại vì thường mấy cái chất đó nó vướng vô cái răng, cái men răng, nó tạo cho thành cái acid, nó sẽ ăn cái men răng, và những thức ăn mà nó sợi sợi thì nhờ mình ăn những cái chất đó nó cọ rửa cái răng thì nó bớt sâu răng. Tốt nhất là khi mỗi lần ăn xong, nếu mình có thì giờ được thì mình chải răng. Do đó người ta khuyên mình, mỗi lần mình ăn xong thì mình nên đánh răng. Ăn một cái chất gì thì mình phải xúc miệng liền, thì nó tốt hơn là để cứ ăn rồi mình để đó thì cái thức ăn nó chỉ cần đóng lên trên cái răng mình độ chừng hai chục phút, nó cũng có thể tạo thành một chất acid là bắt đầu nó làm hư cái men răng của mình, nó tạo thành sâu răng. Bình Nguyễn: Bác sĩ nói rằng khi mà đồ ăn nó dính vô răng thì nó dễ gây cái chất acid và nó là sâu răng, thế thì Bác sĩ có thể phân loại được rằng trong 32 cái răng ở trong miệng của con người thì những cái loại răng nào dễ bị sâu răng nhất thưa Bác sĩ? Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Thường thường đó thì bố mẹ hay không có để ý đến đứa trẻ, nó có 20 cái răng sữa. Khi nó 6 tuổi, thì nó có một cái răng hàm vĩnh viễn, tuốt ở trong, nó mọc ra ngay ở đàng cuối cái hàm. Bố mẹ thường khi tưởng là răng sữa. Cái răng đó là cái răng hàm thứ nhất, là cái răng dễ sâu nhất vì nó mọc sớm nhất. Và khi cái răng hàm mới mọc ra, thì cái rãnh nó rất là sâu. Do đó mỗi lần cháu ăn vô những chất gì mà nó dính, thì nó dính vô trên cái rãnh của cái răng do đó nó làm sâu răng, là cái răng hàm thứ nhất là dễ sâu răng nhất. Và thứ nhất lứa bé nó được 6 tuổi, nó không biết đánh răng kỹ, bố mẹ lại tưởng là răng sữa, thì cái răng đó dễ sâu răng nhất.
Các cách chữa trị răng sâu
Bình Nguyễn: Thế thì khi mà đã bị sâu răng rồi, thì các chữa trị của những chiếc răng sâu đó như thế nào thưa Bác sĩ? Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Nếu mà một khi mà mình thấy cái răng đó nó đã bị sâu rồi thì mình có thể trám lại. Phần lớn là bây giờ mình có thể có nhiều chất trám khác nhau. Ai cũng muốn cho nó đẹp, thì thường thường mình trám cái chất nó giống như mầu men răng thì nó đẹp hơn nếu mình trám bằng cái đó. Hồi xưa thì mình tram, người ta gọi bằng trám chì, giống như là trám bạc, trám chì thì nó không có đẹp.
Bình Nguyễn: Vâng, nhưng mà tất cả những loại trám chì hay là trám trắng giống như cái mầu răng thì cũng đều là cái loại thuốc trám vô để nó làm ngừng đi cái sự mà sâu răng phải không thưa Bác sĩ? Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Vâng, thì khi mà cái răng nó sâu, mình phải lấy hết mấy cái chất sâu ra, xong mình tram lại thì coi như là nó không sâu nữa, nhưng mà mình vẫn phải giữ gìn cẩn thận, chứ không phải khi mà cái răng nó đã trám rồi là kể như không bao giờ nó sâu được. Không, nó vẫn có thể sâu nữa nếu mình không giữ gìn kỹ. Bình Nguyễn: Thưa với một người đã và đang hành nghề Nha sĩ rất là lâu năm, thì xin Bác sĩ cho quí thính giả cũng như cho những ngưòi bệnh nhân đã từng bị sâu răng biết được cách phòng ngừa và chăm sóc răng như thế nào, để có thể giữ đuợc cái hàm răng trắng và mạnh khoẻ? Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Nếu mình muốn phòng ngừa bệnh răng sâu thì lúc khi mình còn trẻ, lúc em bé còn nhỏ mình cũng phải đi khám Nha Sĩ thường xuyên. Mình phải lo mỗi ngày bằng cách là mình hải chải răng cho nó đúng cách, mình phải dùng sợi chỉ nha khoa, tối thiểu một ngày hai lần, thường là buổi sáng và buổi tối, dùng bàn chải thường, bàn chải mềm, đừng dùng bàn chải cứng quá, nếu mình chải mạnh quá thì nhiều khi cái cổ chân răng mình nó bị mòn. Phương pháp chải răng mà nó công dụng nhất là mình cầm cái bàn chải, nếu mình để cái bàn chải theo góc độ 45 độ theo với cái trục răng. Cái trục răng 45 độ, mình chải tới chải lui, thì như vậy nó đỡ mòn chân răng. Mình không cần phải ép mạnh, chà cho mạnh. Có nhiều người cứ tưởng là chà thật mạnh thì răng nó mới sạch. Không phải vậy. Mình chỉ cần là hướng cái lông bàn chải cho nó đúng cách, và mình chải tới chải lui, vừa thôi, thì nó cũng đủ sạch rồi, nếu mình biết cách. Nếu có thể được thì nên 6 tháng, tới văn phòng để chụp để xem mình có bị sâu răng, bị sâu ở giữa 2 cái răng, ở kẽ răng.
Phương cách phòng ngừa
Bình Nguyễn: Thưa với cái sự hướng dẫn để gìn giữ răng miệng như Bác sĩ vừa cho một số những phương thức để mà phòng ngừa cũng như là gìn giữ răng miệng thì rất là hữu ích cho quí thính giả cũng như những bệnh nhân đang có chứng bệnh sâu răng. Tuy nhiên, đó chúng ta có thể áp dụng vào mỗi 6 tháng để mà đi khám răng lợi.
Đối với những người như chúng ta đây, ở một nước văn minh, chẳng hạn như ở phương Tây, ở bên Âu Châu, thì họ có thể thực hiện được những điều đó thưa Bác sĩ. Nhưng riêng đối với Việt Nam của chúng ta là một nước đang phát triển, và ngay cả những người chẳng hạn như ở xa thành phố, như là ở những cái vùng miền quê, thì Bác sĩ có cách nào để hướng dẫn cho họ giảm bớt được cái phần nào về răng sâu không thưa Bác sĩ? Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Thì ở những nước đang phát triển thiếu phương tiện như là ở Việt Nam thì tôi nghĩ là tối thiểu mình cũng phải chải răng được.Chịu khó mình chải răng càng nhiều càng tốt, và mỗi lần mình ăn một cái gì xong thì chịu khó xúc miệng, xúc miệng ngay. Các thức ăn nó chỉ cần đọng lên trên cái răng của mình độ chừng 20 phút, thì nó cũng đã tạo thành chất acid, nó đã bắt đầu nó làm sâu răng. Thì khi mỗi lần mình ăn, thì nếu có thể được, xúc miệng ngay tức khắc, và nếu không có kem đánh răng, thì tối thiểu mình lấy nước muối mình xúc. Có nhiều người nói tôi chải bằng muối. Chải bằng muối thì cũng được, nhưng mà đừng có quá nhiều. Nếu mình bỏ muối vô bàn chải mình chải vô có nhiều khi nó quá mặn, nó làm dộp cái lợi. Tối thiểu mình làm những cái đó thì nó cũng đỡ một phần nào. Bình Nguyễn: Rất cảm ơn Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh đã đến với chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống hôm nay. Xin được hẹn với Bác sĩ vào một dịp khác, sẽ có cơ hội mời Bác sĩ trở lại, để nói thêm về vấn đề liên quan đến răng miệng trong chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống.
Thông tin trên mạng:
- Nha khoa thường thức: Tuổi mọc răng - MedlinePlus: Tooth Disorders
===========================
© http://vietsciences.free.fr , http://vietsciences.org và http://vietsciences2.free.fr |