Nghịch lý lao động bất hợp pháp ở Việt Nam-05

Vietsciences- RFA   Nhã Trân    01/06/2009

 

Đọc báo

Tình trạng lao động nước ngoài làm việc không phép tại Việt Nam đang là vấn đề khiến các cơ quan chức năng quan ngại. Thống kê mới đưa ra gần đây nói trong số được báo cáo có đến gần hai phần lao động nước ngoài đang làm không có phép của cơ quan chức năng.

AFP Hàng trăm công nhân Trung Quốc đang sống và làm việc ở dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng.

Thống kê do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội đưa ra nhân một cuộc hội thảo mới đây cho thấy hiện có 75 ngàn lao động nước ngoài làm việc tại các địa phương trên cả nước, trong đó hơn 37% là bất hợp pháp.

TP HCM đứng đầu với hơn 50 ngàn, kế tiếp là Hà Nội và Quảng Ninh với hơn 15 ngàn mỗi nơi, và sau đó là các tỉnh Hải Phòng, Tây Ninh và Lâm Đồng.

37% bất hợp pháp

Sự kiện đông đảo công nhân nước ngoài có mặt ở Việt Nam, chủ yếu đến từ Trung Quốc, là điều được công luận báo động kể từ mấy tháng vừa qua sau khi sự hiện diện của họ được

 

Con số cụ thể là bao nhiêu thì tôi cũng chỉ biết được qua các thông tin ở báo chí, nhưng mà người dân Việt có thể cảm nhận được việc này qua một số dự án mà các nhà đầu tư trúng thầu.

TS Nguyễn Quang A, VT VNCPT IDS

ghi nhận tại khắp nơi, từ các tỉnh địa đầu ở miền Bắc cho đến tận mũi Cà Mau. Dân chúng địa phương chứng kiến cảnh những công nhân, gần như chủ yếu là dân Hoa Lục, đến làm việc tại các công trình xây dựng quan trọng mà các công ty Hoa Lục đã thắng thầu. Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, xác nhận với chúng tôi:

"Chắc chắn là có khá nhiều công nhân lao động phổ thông nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam một cách bất hợp pháp. Con số cụ thể là bao nhiêu thì tôi cũng chỉ biết được qua các thông tin ở báo chí, nhưng mà người dân Việt có thể cảm nhận được việc này qua một số dự án mà các nhà đầu tư trúng thầu."

Thất nghiệp VN đang gia tăng

Lao động Trung Quốc không ngừng đổ vào Việt Nam giữa lúc tình trạng thất nghiệp của Việt Nam đang gia tăng. Trong nước, hàng vạn lao động bị mất việc từ Nam chí Bắc. Các khu chế xuất, các doanh nghiệp ở Việt Nam phải sa thải công nhân vì nhu cầu sản xuất giảm mạnh. Ngoài nước, hàng ngàn lao động xuất khẩu ở Đài Loan, Nam Hàn, Malaysia, Nhật Bản, ở một số nước Trung Đông … bị buộc chấm dứt hợp đồng trước hạn phải hồi hương sớm. Tác hại về mặt kinh tế của tình trạng công nhân nước ngoài vào chiếm thị phần lao động ở Việt Nam lúc này phải nói là rõ rệt, mà từ người dân thường cho đến một cơ quan nghiên cứu như IDS cũng có cùng nhận định:

 

Cái hại trực tiếp nhất trong tình hình khủng hoảng như thế này là nhiều người Việt Nam mất việc làm, mà những công việc không phải là cao và rất nhiều người Việt Nam có thể làm được thì lại không được làm.

"Lao động phổ thông vào làm việc ở Việt Nam mà không có giấy phép hiển nhiên là rất có hại ở nhiều khía cạnh. Cái hại trực tiếp nhất trong tình hình khủng hoảng như thế này là nhiều người Việt Nam mất việc làm, mà những công việc không phải là cao và rất nhiều người Việt Nam có thể làm được thì lại không được làm. Đấy là vấn đề xã hội rất là nghiêm trọng. Luật pháp Việt Nam đã quy định là người nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam, bất luận như thế nào, phải có giấy phép lao động."

Làn sóng công nhân Trung Quốc

Đáng quan tâm hơn, sự kiện người dân nước láng giềng phương Bắc âm thầm nhưng ồ ạt kéo sang được công luận người Việt khắp nơi cho là còn có những ý đồ sâu xa khác, gây tác hại nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là về an ninh quốc phòng. Những ý đồ này có thể tóm tắt qua lời một giáo sư chính trị học là Tiến sĩ Tạ Văn Tài, nguyên giảng sư và phụ khảo nghiên cứu tại Đại học Harvard, nói với Đài Á Châu Tự Do mới vài ngày trước đây:

"Trung Quốc luôn là nước bá quyền từ mấy ngàn năm nay. Việc họ tỏ thái độ khi quyết liệt hay khi mềm dẻo là kiểu tằm ăn rỗi của Hoa Lục trong những năm gần đây. Đó là thói quen tự cổ chí kim của Trung Quốc. Điều này chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên."

 

Trung Quốc luôn là nước bá quyền từ mấy ngàn năm nay. Việc họ tỏ thái độ khi quyết liệt hay khi mềm dẻo là kiểu tằm ăn rỗi của Hoa Lục trong những năm gần đây.

TS Tạ Văn Tài, giảng sư và phụ khảo nghiên cứu  ĐH Harvard

Hôm thứ Tư ngày 3 tháng Sáu, công luận được biết là Trung Quốc dự định thiết lập một xưởng làm đồng ở Việt Nam. Tin cho hay chính quyền tỉnh Triết Giang vừa cho phép một trong những tổ hợp sản xuất đồng và hợp kim lớn nhất thế giới là Công ty Zhejiang Hailiang, chi nhánh của nhóm Hailiang, xây nhà máy ở Việt Nam với vốn đầu tư lên đến 47 triệu đô la. Thay vì phấn khởi như thường lệ mỗi khi nghe Việt Nam nhận thêm dự án nước ngoài, có những người đang quan ngại trước viễn ảnh làn sóng công nhân Hoa Lục sẽ tiếp tục đổ vào.

Cách giải quyết của chính quyền VN

Sự kiện công dân Hoa Lục vào làm việc ở Việt Nam không có giấy phép đã được chính quyền Việt Nam giải quyết ra sao ? Hồi tháng Tư năm nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lên tiếng là tình trạng này đang tăng nhanh, và yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH cứu xét, bổ sung các quy định về lao động nước ngoài tại Việt Nam nhằm hạn chế các trường hợp người nước ngoài đến làm việc bất hợp pháp. Theo xác nhận của Phó cục trưởng Cục Việc làm thuộc Bộ LĐ-TB-XH Lê Quang Trung đưa ra cùng thời điểm, lao động nước ngoài phải có chuyên môn cao mới được nhận vào làm việc ở Việt Nam, và những doanh nghiệp đưa lao động phổ thông vào Việt Nam làm việc trái phép sẽ bị xử phạt, đồng thời các công nhân bất hợp pháp sẽ bị trục xuất về nước. Ít ngày sau đó, Bộ LĐ-TB-XH loan báo sẽ lập ít nhất 2 đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm sóat.

Thanh tra công nhân nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam là điều cần thiết; nhưng Việt Nam cần sớm có giải pháp đồng bộ cho vấn đề này bởi ngoài tác hại về kinh tế, tình trạng lao động nhập lậu từ Trung Quốc còn gây ra những tác hại khác, nghiêm trọng và sâu sắc hơn về các mặt khác.

 

             http://vietsciences.free.fr http://vietsciences.org