Sức khoẻ

    

Nước đóng chai chất dẻo có thể chứa hocmon nữ


05:57' 18/03/2009 (GMT+7)


- Nước khoáng đóng chai không chỉ làm người ta hết khát mà không cung cấp calo. Nếu nó được đóng trong chai chất dẻo làm bằng PET (tức polietilenterephalat), nó có thể chứa một lượng đáng kể chất tương tự như hocmon nữ estrogen. Đây là ý kiến của các nhà nghiên cứu Trường ĐH Johann Wolgang Goethe, Frankfurt, CHLB Đức.
Những nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng chai policacbonat - loại chất dẻo cứng và trong suốt – có thể nhiễm bisphenol A, loại hoá chất biến thành chất nhận estrogen trong cơ thể. Nhưng trong các nghiên cứu mới chai đựng nước được sản xuất từ một loại chất dẻo khác, hầu như chỉ dùng cho mục đích này.


Martin Wagner và Jörg Oehlmann đã rửa sạch chai đựng nước làm bằng PET và thuỷ tinh rồi nuôi trong đó một loại ốc vặn nhỏ, tên khoa học là Potamopyrgua antipodarum, nhạy cảm đặc biệt với estrogen, phục hồi khả năng sinh sản khi tiếp xúc với hocmôn có nồng dộ cao. Hiện tượng này được quan sát thấy ở những con ốc nuôi trong chai bằng PET. So sánh với những con ốc nuôi trong chai thuỷ tinh, những con ốc nuôi trong chai PET có nhiều phôi hơn đến 2 lần.
Wagner cho biết nhóm của ông hiện đang thử những chất đặc biệt, phản ứng với các chất như estrogen có trong chai PET, nhưng “hoạt tính cao” mà ông quan sát thấy “dường như cho chúng tôi phát hiện cả một hỗn hợp các hocmon”. Số phôi dôi ra, phát triển trong các chai PET so với số phôi của ốc nuôi trong chai thuỷ tinh được xử lý với 25 nanogam ethinylestradiol - một estrogen tổng hợp mạnh của thuốc tránh thai – trong 1 lit nước.
Nhiều năm trước, trong quá trình khảo sát hoạt tính của những estrogen chứa trong các chất khác nhau, Wagner quyết định đích thân kiểm tra nước khoáng trong chai bằng cách uống hết chỗ nước đó. Thật ngạc nhiên! Nó tỏ ra rất dương tính với estrogen.
Sự kiện đó đã mở đầu hàng loạt thí nghiệm trên 20 mẫu thử các loại nước khoáng nhãn hiệu khác nhau trên thị trường.Tất cả đều là sản phẩm phổ biến, có trong kho. Chín loại dùng chai PET, chín loại trong chai thuỷ tinh và hai loại trong bình chứa lớn vô trùng của hãng Tetra Pak.
Nước từ chai được lấy vào ống nghiệm. Bất cứ ống nghiệm nào chứa estrogen đều ghi nhãn, kể cả không phải estrogen thiên nhiên. “Độ mạnh” của mẫu dương tính được đem so với estrogen mạnh của động vật có vú là 17-beta estradiol.
Trong những nghiên cứu mới, đa số nước trong chai thuỷ tinh có rất ít hoặc không có vết estrogen. Nước trong các chai PET đều thể hiện tính chất của hocmon. Năm mẫu thể hiện tính estrogen rất mạnh. Nước trong bao bì của Tetra Pak phía bên trong không phủ chất dẻo.
Những phát hiện trên được công bố trong bản tin mạng Environmental Science and Pollution Research.
Một điều Wagner lưu ý trong bài báo của mình là: Có thể có các chất phtalat hoặc các chất hoá dẻo khác trong công thức gia công PET có hoạt tính như estrogen (hocmon giới tính nữ), hoặc các chất này phong toả andrrogen (hocmon giới tính nam). Thực vậy, một số chất chống-androgen có thể làm xuất hiện estrogen trong cơ thể.
Nhà nội tiết học Anna Soto, Trường ĐH Y khoa Tuffs, Boston, đưa ra cách giải thích khác: Chất dẻo rất dễ bị phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời. Các nhà sản xuất buôc phải thêm vào công thức gia công các chất chống oxy hoá nào đó. Nhiều chất chống oxy hóa là những phenol. Tại phòng thí nghiệm của bà và các phòng thí nghiệm khác, các phenol đã thể hiện tính chất của những estrogen ở mức độ khác nhau.
Tất nhiên, điều gây tò mò lớn là tại sao một số chai đựng nước bằng thuỷ tinh cũng có tính chất của estrogen.
http://vietnamnet.vn/khoahoc/2009/03/836670/

• Tuấn Hà (Theo Science news)



Làm đẹp không an toàn có thể dẫn đến ung thư


13:39' 17/03/2009 (GMT+7)


- Ung thư da (UTD) đứng hàng thứ 8/10 loại ung thư thường gặp nhất với tỷ lệ trung bình 2,9-4,5 ca/100.000 dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến UTD, trong đó làm đẹp cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý.
 

Dong lai
Ung thư da là bệnh thường gặp


TS Nguyễn Sĩ Hóa, Phó Viện trưởng Viện Da liễu quốc gia, cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến UTD như: tiếp xúc với các sản phẩm nhựa, than đá, thạch tín, phải làm việc nhiều ngoài trời, các vết sẹo bỏng cũ lâu ngày do vôi, xăng, acid, vết loét hay ổ viêm nhiễm lâu ngày.
Đặc biệt, một số thói quen làm đẹp không an toàn như tắm nắng, tắm trắng…cũng có thể dẫn đến UTD.

Biểu hiện UTD vùng đầu cổ có thể là những khối u ở mi mắt, tai, mũi, gò má. UTD ở thân và chi có tỷ lệ thấp hơn nhưng thường phát hiện muộn nên mức độ phẫu thuật cắt bỏ thường rộng hơn vùng đầu, cổ.
Các biểu hiện sớm của UTD là những vết loét dai dẳng lâu lành; hiện tượng chảy máu, chảy nước vàng hay nổi cục nhỏ tại những vùng sẹo cũ; xuất hiện vết đốm đỏ nhạt có xước, trợt nhẹ trên bề mặt da; nốt ruồi bị chuyển màu, to nhanh, bề mặt không còn nhẵn đều…
Theo BS Hoá, hai loại UTD phổ biến nhất ở nước ta là ung thư tế bào đáy và tế bào vẩy. Cả hai loại này đều ở bề mặt, tốc độ phát triển chậm và khả năng chữa lành cao, nhất là khi được phát hiện sớm. Còn ung thư tế bào hắc tố là khá nguy hiểm, dễ gây tử vong, tuy nhiên cũng hiếm gặp hơn.
Điều đáng nói là các dấu hiệu UTD không điển hình, nên người bệnh cũng như các tuyến y tế cơ sở dễ nhầm với các bệnh về da khác.
• L.Hà


http://vietnamnet.vn/khoahoc/2009/03/836522/