Thiên An Môn 20 năm sau vẫn bị bưng bít

Vietsciences- RFA   Đỗ Hiếu    06/06/2009

 

Đọc báo

Sự thật về biến cố đẵm máu xảy ra tại Thiên An Môn cách đây đúng 20 năm vẫn bị Bắc Kinh tìm cách ém nhẹm, khỏa lấp, che giấu.

Tiếp tục che giấu khước từ sự thật

Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đang gia tăng sự kiểm soát trên mạng Internet để công luận không thể tìm hiểu tài liệu, tin tức, hoặc hình

Công an TQ ra hiệu cấm chụp ảnh

 
Công an TQ ra hiệu cấm chụp ảnh khi anh ta kiểm sóat người ra vào cổng Thiên An Môn. AFP photo

ảnh liên quan đến nguyện vọng của hàng triệu người yêu chuộng tự do - dân chủ cuối cùng phải gục ngã trước súng đạn và xe tăng.

Đa số giới trẻ tại Hoa Lục không hề hay biết gì về chuyện đúng vào ngày mồng 4 tháng 6 năm 1989 đã có hàng trăm và cũng có thể hàng ngàn thanh niên, sinh viên, công nhân bị quân đội Trung Quốc bắn giết
 

Trong loạt bài đánh dấu 20 năm Thiên An Môn, mời qúy vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết về sự phong tỏa tiếng nói của công lý do Bắc Kinh tiến hành.

Đa số giới trẻ tại Hoa Lục không hề hay biết gì về chuyện đúng vào ngày mồng 4 tháng 6 năm 1989 đã có hàng trăm và cũng có thể hàng ngàn thanh niên, sinh viên, công nhân bị quân đội Trung Quốc bắn giết, sau nhiều tuần lễ tập họp tại quảng trường Thiên An Môn (trung tâm Bắc Kinh) kêu gọi chánh quyền cải tiến dân chủ.

Nếu ai đó ở Trung Quốc muốn tìm hiểu thêm về sự kiện “Thiên An Môn, mồng 4 tháng 6” thì sẽ nhận được lời giải thích như sau: “việc truy cập này không phù hợp với luật pháp, quy định và chính sách của nhà nước”.

Khi người sử dụng đánh vào chữ “photos” tức hình ảnh trên mạng Baidu (website phổ biến nhất Hoa Lục) câu trả lời là: “rất tiếc, không có hình ảnh hay video nào đáp ứng yêu cầu này”.

Sau biến cố Thiên An Môn đầu tháng 6 năm 1989, quyền tự do ngôn luận bị hạn chế tối đa tại Hoa Lục, vì chánh quyền ngại mọi sự thật, bằng chứng sẽ bị phanh phui, tiết lộ với thế giới bên ngoài.
 

Sau biến cố Thiên An Môn đầu tháng 6 năm 1989, quyền tự do ngôn luận bị hạn chế tối đa tại Hoa Lục, vì chánh quyền ngại mọi sự thật, bằng chứng sẽ bị phanh phui, tiết lộ với thế giới bên ngoài.

Nhà báo Sử Đào lãnh án tù 10 năm chỉ vì ông đã gởi một email ra nước ngoài, thuật lại quang cảnh kinh hoàng quanh Thiên An Môn hôm mồng 4 tháng 6 năm đó. Một số người cầm bút khác như ông Lưu Hiếu Bạch hay ông Hoàng Khải từng yêu cầu phục hồi danh dự cho các nạn nhân bị sát hại tại Thiên An Môn, đến nay vẫn còn ngồi tù.

Bộ máy kiểm duyệt khổng lồ các phương tiện truyền thông nội địa từ “Mùa Xuân Bắc Kinh” (tên gọi biến cố Thiên An Môn) vẫn chưa hề được nới lỏng mà lại có phần gắt gao hơn và triệt để hơn, dù bao năm tháng đã trôi qua.

 

Nhà báo Sử Đào lãnh án tù 10 năm chỉ vì ông đã gởi một email ra nước ngoài, thuật lại quang cảnh kinh hoàng quanh Thiên An Môn hôm mồng 4 tháng 6 năm đó.
 

Hai mươi năm đã qua rồi, Trung Quốc chứng kiến nhiều thay đổi ngoạn mục trên tất cả mọi lãnh vực từ kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, đời sống, nhưng vì sao Bắc Kinh lại cứ tiếp tục che giấu và khước từ sự thật liên quan đến cuộc đàn áp ở Thiên An Môn của 20 năm trước mà dư luận cho là “một cuộc tắm  máu”?

Các hệ thống thông tin đều bị kiểm duyệt gắt gao

Câu trả lời đơn giản từ một nhà đấu tranh cho quyền làm người tại Trung Quốc là “ giới lãnh đạo Bắc Kinh biết bàn tay của họ đã nhuốm máu những người vô tội, họ e ngại sự thật và nhất là một khi thực tế về vụ án lịch sử đó được phơi bày thì chánh quyền Bắc Kinh sẽ khó ăn nói trước áp lực của người dân đòi hỏi đưa những người có trách nhiệm ra phán xét trước công lý”.

Qua câu chuyện với Đài Á Châu Tự Do, ông Vincent Brossel, Giám Đốc đặc trách Châu Á của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) từ Paris (Pháp), cho biết: "Những công dân Trung Quốc một khi truy cập vào trang web Google.com thì họ được lập tức chuyển qua Google.cn, với những thông tin, hình ảnh liên quan đến phong trào đấu tranh tại Thiên An Môn, qua giải thích của bộ máy tuyên truyền Bắc Kinh."

Giới lãnh đạo Bắc Kinh biết bàn tay của họ đã nhuốm máu những người vô tội, họ e ngại sự thật và nhất là một khi thực tế về vụ án lịch sử đó được phơi bày thì chánh quyền Bắc Kinh sẽ khó ăn nói trước áp lực của người dân đòi hỏi đưa những người có trách nhiệm ra phán xét trước công lý
 

Còn trên YouTube hay Wikipedia bằng Hoa Ngữ thì khách sử dụng thường gặp trở ngại kỹ thuật, mỗi khi họ muốn vào xem những gì có liên quan đến nhóm chữ “Thiên An Môn” hay "Ngày 4 Tháng Sáu".

 Dịp  này, ông Vincent Brossel cũng nhắc tới những nhân vật đấu tranh chủ trương thành lập và ký tên vào "Hiến Chương 08", muốn phơi bày tất cả sự thật về Thiên An Môn, vì cho rằng đây là trong những thảm trạng khốc liệt nhất mà người dân Trung Quốc phải gánh chịu. Nhóm này yều cầu đảng và nhà nước nhận lãnh mọi trách nhiệm đã gây ra cuộc đổ máu này.

Do những lập luận và yêu cầu đó, một số thành viên trong nhóm "Hiến Chương 08" thuờng xuyên bị công an sách nhiểu hoặc bị hạch hỏi. Giới truyền thông quốc tế cũng cùng chịu số phận như thế trong thời gian gần đây.

RSF cũng yêu cầu Bắc Kinh trả tự do vô điều kiện cho tất cả những nhà báo, nhân vật bất đồng chính kiến, blogger, nhà đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, từng tham gia hay ủng hộ phong trào Thiên An Môn.

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng những nguyên tắc về tự do báo chí và cho phép giới truyền thông quốc tế được hành nghề mà không gặp bất cứ sự cản trở nào.
 
Bà Clothilde Le Coz, RSF
 

Trong khi đó, bà Clothilde Le Coz, Trưởng Văn Phòng Internet của RSF, cho biết nhà cầm quyền Bắc Kinh từ nhiều ngày qua đang gia tăng kiểm duyệt các website có liên quan đến Thiên An Môn.

Bà yêu cầu Trung Quốc tôn trọng những nguyên tắc về tự do báo chí và cho phép giới truyền thông quốc tế được hành nghề mà không gặp bất cứ sự cản trở nào.

Truyền hình nước ngoài phát vào TQ bị đánh phá

Nhiều đài TV nước ngoài phát về Hoa Lục cũng bị kiểm duyệt hay chuyển đổi đột ngột sang các tiết mục khác.

Mới đây, hệ thống truyền hình  Hồng Kông ATV có trình chiếu một đoạn phim phóng sự dài 30 phút về Thiên An Môn, bỗng nhiên chương trình được thay thế bằng phim quảng cáo du lịch danh lam thắng cảnh bên Trung Quốc.

 

Mới đây, hệ thống truyền hình  Hồng Kông ATV có trình chiếu một đoạn phim phóng sự dài 30 phút về Thiên An Môn, bỗng nhiên chương trình được thay thế bằng phim quảng cáo du lịch danh lam thắng cảnh bên Trung Quốc.
 

Đến nay, những ai còn nhắc nhớ đến sự kiện Thiên An Môn vẫn còn gặp muôn vàn khó khăn , người ta chưa quên nhiều nhân viên của một nhật báo ở Trung Quốc bị mất việc vì họ cho đăng đôi dòng vinh danh những bà mẹ can đảm có con gục ngã tại Thiên An Môn trong cuộc vận động cho dân chủ.

Các nhân chứng từng kể lại những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc tàn sát ở Thiên An Môn với báo chí hay tổ chức nhân quyền quốc tế đều bị công an, mật vụ xử lý nghiêm khắc.

RSF nêu ra trường hợp điễn hình là ông Chương Thạch Tuân, một bộ đội phục viên, trong cuộc tiếp xúc với hãng thông tấn AP, đã bày tỏ sự hối hận vì có tham gia vào cuộc đàn áp tại Thiên An Môn. Ngay sau đó, ông đã bị công an bắt dẫn đi và hiện nay không rõ số phận ông ra sao.

Mới đây, các phóng viên thuộc hãng thông tấn Nga RIA-Novosti đã bị công an mời làm việc vì họ thu hình cuộc tập họp mới nhen nhúm quanh Thiên An Môn.

Trong khi đó, nhiều nhà báo quốc tế bị công an bám theo sau khi họ tìm cách gặp những nhân chứng có mặt trong biến cố Thiên An Môn, cách đây đúng 20 năm.

Mặt khác, các nhà tranh đấu ở khắp mọi nơi, khi xin visa vào Trung Quốc, Hong Kong, Macao, đều bị chính quyền Băc Kinh từ chối.

 

             http://vietsciences.free.fr http://vietsciences.org