RFA - Các chứng bệnh cần biết

 

Bệnh sán lá gan và cách ngừa bệnh
Tìm hiểu dịch bệnh Rubella
Đôi điều về vi trùng gây ra viêm dạ dày
Chứng đau nhức khớp xương ở người lớn tuổi
Các căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi
Tìm hiểu hội chứng xơ hoá cơ Delta
Ngày Thế giới Không thuốc lá
Chủng ngừa vaccine cho trẻ em
Các triệu chứng, cách trị và phòng viêm dạ dày
Quản lý dược phẩm lỏng lẻo khiến một em bé thiệt mạng
Đôi điều về vi trùng gây ra viêm dạ dày
Đôi điều cần biết về tiêu chảy
Cách phòng và Trị viêm Tiểu phế quản cấp
Vitamin D giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú
Giới trẻ Việt Nam chưa hiểu biết nhiều về căn bệnh HIV/AIDS
Viêm tiểu phế quản cấp và Hậu quả của cắt túi mật
Hậu quả của cắt Amiđan và trị bệnh viêm phế quản cấp
Người dân Việt Nam không quan tâm đến những tác hại của thuốc lá
Chứng Ù Tai và Viêm Phế Quản Cấp
Ai cần chích ngừa Viêm Phổi và cách trị Viêm Họng và Viêm Amiđan Cấp
Các Nguyên Nhân và Triệu Chứng của Viêm Họng và Viêm Amiđan Cấp

 

Bệnh sán lá gan và cách ngừa bệnh

2006.07.14

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tại nhiều địa phương ở khu vực miền Trung đang báo động về căn bệnh sán lá gan. Tin tức trong nước cho hay từ đầu năm đến nay Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn Trùng Quy Nhơn đã tiếp nhận hàng ngàn ca bị nhiễm bệnh này. Do số bệnh nhân quá đông mà Viện không đủ thuốc đặc hiệu để điều trị, cho nên nhiều người đã phải cấp cứu vì biến chứng.

Chương trình Sức khoẻ và đời sống tuần này, mời quý vị cùng tìm hiểu về bệnh sán lá gan qua cuộc trao đổi với bác sĩ Tùng, chuyên khoa gan, từ Đà Nẵng:

Trà Mi: Xin hỏi thăm bác sĩ căn bệnh sán lá gan là gì, và nó có những biểu hiệnh như thế nào?

Bác sĩ Tùng: Bệnh này do một loại ký sinh trùng gây ra, nó ký sinh trong các loại cá sống ở nước lợ, hoặc trong các loại rau mọc ở dứơi nước như xà lách xoong. Khi người dân ăn vô, ký sinh trùng này sẽ đi vào bao tử, xuống ruột, vượt qua thành ruột đi vào trong gan.

Tại đây nó sẽ phát triển trong những tế bào gan. Trong vòng 3 tháng, nó sẽ tạo nên triệu chứng. Triệu chứng đầu tiên người bệnh sẽ có cảm giác sốt run lạnh.

Thứ hai là đau vùng gan tức vùng hông phải, khiến bệnh nhân phải nhập viện.

Trà Mi: Bệnh sán lá gan hiện giờ đang báo động ở Việt Nam. Nguyên nhân vì sao thưa bác sĩ?

Bác sĩ Tùng: Ở Việt Nam có một số vùng bị bệnh này nhiều ví dụ như Quãng Nam-Đà Nẵng, Nha Trang, Quãng Ngãi, Lâm Đồng. Gần đây phát hiện nhiều ở Bình Thuận. Còn ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam thì ít có bệnh lý sán lá gan.

Bệnh này do một loại ký sinh trùng gây ra, nó ký sinh trong các loại cá sống ở nước lợ, hoặc trong các loại rau mọc ở dưới nước như xà lách xoong. Khi người dân ăn vô, ký sinh trùng này sẽ đi vào bao tử, xuống ruột, vượt qua thành ruột đi vào trong gan.

Bác sĩ Tùng

Bệnh này chủ yếu do ăn phải những loại rau sống dưới nước (có thể do ấu trùng thải ra trong phân hoặc do người ta dùng phân tứơi rau), hay ăn cá sống, gỏi cá…Ở Việt Nam mình phần đông bị bệnh này do ăn rau, chứ do ăn cá thì ít. Ở Nhật và Thái Lan thì nhiều người bị bệnh sán lá gan nhỏ do ăn cá sống, còn ở nước mình thì thường gặp bệnh sán lá gan lớn.

Trà Mi: Bệnh này có những biến chứng hay hậu quả như thế nào?

Bác sĩ Tùng: Thường bệnh nhân phải đi bệnh viện vì có triệu chứng sốt và đau vùng gan thành ra trường hợp bệnh nhân không biết mà để đến biến chứng thì ít gặp. Còn những bệnh nhân vì khó khăn hoặc ở xa bệnh viện không có điều kiện chẩn đoán thì có thể là bệnh này sẽ âm thầm tạo thành những ổ áp-se rất nhỏ ở trong gan.

Nhiều ổ áp-se nhỏ tạo thành những ổ áp-se lớn phá tổ chức gan, dần dần đưa đến tình trạng bị xơ gan ở vùng bị tổn thương đó. Nếu áp-se gan lớn quá vỡ trong bụng thì có thể gây tử vong cho bệnh nhân vì viêm phúc mạc. Nếu bệnh nhân có sức đề kháng lớn hơn thì có khả năng bệnh sẽ diễn biến âm thầm và đưa đến xơ gan.

Trà Mi: Xin hỏi bác sĩ hiện nay ở Việt Nam phương pháp điều trị bệnh sán lá gan ra sao?

Bác sĩ Tùng: Ở Việt Nam mình chưa có thuốc đặc trị cho sán lá gan, cho nên 2 năm trước phải dùng loại thuốc điều trị bằng ký sinh trùng amít. Thời gian trong 10 ngày. Tuy nhiên do biến chứng của loại thuốc này nhiều quá, nhất là các biến chứng về tim mạch, nên Bộ y tế Việt Nam đã cấm không cho dùng thuốc này.

Cho đến nay thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn chưa có tại Việt Nam mà chỉ có 1 công trình nghiên cứu đang thực hiện ở Quy Nhơn do quốc tế tài trợ để thử nghiệm 1 loại thuốc điều trị sán lá gan hiệu quả. Đó là triclabendazol. Còn những nơi chưa mua được thuốc này thì phải dùng các loại thuốc điều trị sán thường để điều trị sán lá gan, cho nên thời gian điều trị rất lâu và kéo dài tới 28 ngày.

Nếu có thuốc triclabendazol thì chỉ uống 4 viên 1 lần một thôi là xong quy trình điều trị, sau đó phải theo dõi tới 3 tháng mới có thể xác định là khỏi bệnh hay chưa. Mỗi tháng theo dõi 1 lần bằng siêu âm và xét nghiệm máu.

Thường bệnh nhân sau khi uống thuốc này sẽ thấy biểu hiện là không còn đau ở vùng gan cũng như không còn sốt nữa. Nếu siêu âm sẽ nhận thấy các ổ áp-se càng ngày càng nhỏ trở lại và xét nghiệm máu cũng cho thấy loại bạch cầu ưa acid cũng càng ngày càng thấp. Hiện nay có rất nhiều bệnh viện tiếp nhận bệnh sán lá gan.

Trà Mi: Chi phí điều trị ra sao?

Bác sĩ Tùng: Do bây giờ thuốc triclabendazol vẫn là thuốc nghiên cứu nên chưa có thuốc đặc hiệu đặc trị, trên thị trường vẫn phải dùng các loại thuốc thông thường. Với các loại thuốc này thì chi phí điều trị cỡ 600 ngàn.

Trà Mi: Nhưng với các loại thuốc này thì có chắc chắn sẽ điều trị dứt hẳn bệnh sán lá gan không?

Bác sĩ Tùng: Với các loại thuốc thông thường sử dụng điều trị sán lá gan hiện nay thì thời gian theo dõi phải kéo dài hơn, có thể theo dõi đến 6 tháng. Nếu đến tháng thứ 3 mà bệnh vẫn còn tái lại thì phải dùng thêm một đợt thuốc nữa để tái điều trị. Và tất cả các loại thuốc này đều dưới sự theo dõi, hướng dẫn của bác sĩ rất kỹ về thời gian để tái khám, chứ bệnh nhân không được tự tiện uống.

Trà Mi: Ở Việt Nam thường thấy hiện tượng người dân phát hiện các bệnh về sán thì thường tự ý ra tiệm thuốc mua thuốc về tự điều trị.

Bác sĩ Tùng: Đối với các loại sán thường thì người ta làm vậy, nhưng sán lá gan thì tự nhiên cái bệnh lý của nó buộc bệnh nhân phải tìm đến bệnh viện để được chữa trị vì sốt và đau. Việc phát hiện chẩn đoán bệnh này thì cũng đơn giản chứ không khó lắm.

Trà Mi: Xin bác sĩ giới thiệu một vài địa điểm tin cậy để bệnh nhân có thể tìm tới để điều trị bệnh sán lá gan?

Bác sĩ Tùng: Bệnh viện nào cũng có thể điều trị bệnh này, nhất là các bệnh viện tỉnh. Bệnh viện công và tư đều có kiến thức về bệnh này vì đây gần như là loại bệnh lý dịch tễ học cho nên đa số bác sĩ đều có kiến thức về chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan.

Bệnh nhân ở miền Trung có thể tìm đến bệnh viện đa khoa Đà Nẵng hay bệnh viện Hoàn Mỹ. Ở Quy Nhơn và các tỉnh khác, bệnh nhân có thể tìm đến tất cả các bệnh viện tỉnh đều có điều trị bệnh này.

Muốn tránh bệnh này, bà con ở những vùng dịch tễ nên luộc chín rau hơn là ăn sống, không nên các loại thức ăn sống như gỏi cá hoặc gỏi tôm vì những loại này dễ có ấu trùng nằm sẵn trong đó và nếu chúng ta không có biện pháp rửa sạch thì dễ đưa đến tình trạng bị nhiễm sán lá gan.

Bác sĩ Tùng

Trà Mi: Cuối cùng xin bác sĩ một vài lời khuyên giúp phòng ngừa căn bệnh này?

Bác sĩ Tùng: Muốn tránh bệnh này, bà con ở những vùng dịch tễ nên luộc chín rau hơn là ăn sống, không nên các loại thức ăn sống như gỏi cá hoặc gỏi tôm vì những loại này dễ có ấu trùng nằm sẵn trong đó và nếu chúng ta không có biện pháp rửa sạch thì dễ đưa đến tình trạng bị nhiễm sán lá gan.

Nếu có điều kiện nên mua rau sạch. Hiện nay Việt Nam mình cũng có một số vùng khuyến khích nông dân trồng rau sạch, không bón phân chuồng tức là phân người hoặc phân súc vật. Các loại phân này dùng bón rau thì rất dễ đưa đến ký sinh trùng.

Đó là vấn đề nuôi trồng. Còn vấn đề vệ sinh ăn uống thì khi rửa rau nên dùng nước muối với độ mặn chỉ bằng nước mắt mình thôi, và nên ngâm trong vòng từ 10-15 phút.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian và những thông tin bổ ích bác sĩ dành cho chương trình hôm nay.

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

 

Thông tin trên mạng:

 

- Bệnh sán lá gan SOS!

- Ký sinh trùng đường ruột

 

 

Tìm hiểu dịch bệnh Rubella

2006.07.07

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Báo chí trong nước gần đây báo động về dịch Rubella ở cả người lớn và trẻ em bùng phát, lây lan trên diện rộng. Bệnh Rubella là gì, lây lan chủ yếu bằng cách nào, và sự nguy hiểm của nó ra sao?

 

Photo Courtesy U.S. Centers for Disease Control and Prevention

Mời quý vị cùng Trà Mi tìm hiểu qua cuộc trao đổi với bác sĩ Thùy, chuyên khoa nhi nhiễm, hiện đang hành nghề tại Hà Nội.

Trà Mi: Xin bác sĩ cho biết khái quát thế nào là bệnh rubella và nguyên nhân chính gây ra bệnh này là gì?

Bác sĩ Thùy: Bệnh rubella do siêu vi trùng gây ra, đây là căn bệnh nhiễm siêu vi. Bệnh này có thể gặp ở tất cả lứa tuổi chứ không riêng gì trẻ em, cả người lớn và trẻ con đều có thể mắc bệnh.

Trà Mi: Bệnh rubella có những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết như thế nào?

Bác sĩ Thùy: Trước hết bệnh nhân có sốt có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể là trứơc khi phát bệnh, còn gọi là thời kỳ ủ bệnh. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc có những dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, hoặc ho.

Chỉ có một đối tựơng hay gặp những biến chứng nặng đó là các phụ nữ có thai, nhất là trong ba tháng đầu mà mắc bệnh này thì hay gây ra dị dạng cho thai nhi. Đó là hậu quả rất nặng nề, thường gặp ở những phụ nữ trong lứa tuổi sanh đẻ.

Bác sĩ Thùy

Sau thời kỳ ủ bệnh đến giai đoạn khởi bệnh bắt đầu từ ngày thứ hai hoặc thứ ba. Triệu chứng của thời kỳ toàn phát là bệnh nhân bị phát ban toàn thân.

Điểm đặc biệt là ban này nổi rất nhanh, trong vòng 1 ngày có thể nổi khắp thân thể từ đầu tới chân. Nó là những hồng ban mịn, dứơi da, không nổi cộm nên sờ không thấy, giống như hồng ban của bệnh sởi nhưng khác với sởi là trong 1 ngày nó mọc và lan nhanh khắp người.

Khi đã phát ban thì bệnh nhân bắt đầu hết sốt và có thể còn cảm giác mệt mỏi thêm 1, 2 ngày nữa. Một- hai ngày sau, ban tự động lặn hết và không để lại dấu vết gì trên da cả.

Trà Mi: Vì căn bệnh này gây ra bởi virus, xin bác sĩ cho biết thêm về khả năng lây truyền của bệnh?

Bác sĩ Thùy: Bệnh này chủ yếu lây qua đường hô hấp, rất nhanh chóng, đặc biệt ở những quần thể đông người thì bệnh càng lây nhanh.

Trà Mi: Bệnh này thường dẫn đến những hậu quả như thế nào đối với người bệnh, biến chứng của bệnh ra sao? Bác sĩ Thùy: Biến chứng của bệnh rubella không nặng như bệnh sởi. Bệnh sởi hay có nhiều biến chứng nặng như gây viêm phổi…Còn rubella thì biến chứng nhẹ nhàng thôi.

Chỉ có một đối tựơng hay gặp những biến chứng nặng đó là các phụ nữ có thai, nhất là trong ba tháng đầu mà mắc bệnh này thì hay gây ra dị dạng cho thai nhi. Đó là hậu quả rất nặng nề, thường gặp ở những phụ nữ trong lứa tuổi sanh đẻ.

Trà Mi: Thưa bác sĩ, các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất đối với căn bệnh này ở Việt Nam hiện nay là gì?

Bác sĩ Thùy: Phương pháp hữu hiệu nhất là chích ngừa. Ngoài ra, các yếu tố như vệ sinh môi trường, ở nhà thoáng, khu mật độ dân cư thấp thì mức độ lây lan không nặng nề. Ngoài biện pháp chích ngừa thì một điều quan trọng khác giúp có thể phòng bệnh là khi phát hiện ca bệnh, nên cho bệnh nhân cách ly.

Trà Mi: Vì sao đã có vaccine phòng bệnh mà tại Việt Nam lâu lâu lại nghe nói đến dịch rubella bùng phát nơi này nơi kia?

Đối với trẻ bị mắc phải rubella, ở nhà, phụ huynh nên cho bé nằm nơi thoáng gió, tắm rửa cho bé mỗi ngày một lần bằng nứơc ấm sạch sẽ, tránh không ủ bé lại. Nếu bé sốt thì có thể dùng những loại thuốc hạ sốt thông thường, cho bé uống thêm nứơc trái cây tươi, ăn thức ăn dễ tiêu hoá như soup, cháo, và đồ ăn thức uống phải sạch sẽ.

Bác sĩ Thùy

Bác sĩ Thùy: Lý do là tại Việt Nam, tiêm phòng rubella chưa nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, chưa chích ngừa rubella đại trà trong cộng đồng. Hiện tại bây giờ số lựơng tiêm phòng còn rất hạn chế, cũng đã bắt đầu ưu tiên tiêm cho các đối tựơng như trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi xây dựng gia đình hoặc sinh con.

Trà Mi: Vaccine ngừa rubella chưa đựơc vào chương trình tiêm chủng mở rộng, vậy chi phí cho mỗi mũi tiêm này hiện nay là bao nhiêu?

Bác sĩ Thùy: Giá thành tương đối mắc, hơn 100 ngàn/mũi tiêm, nhưng ở thành phố cũng đang dần đưa vào tiêm chủng mở rộng cho trẻ ở tuổi nhũ nhi và trẻ từ 3-5 tuổi.

Nếu có điều kiện, mọi người ở mọi lứa tuổi nên đi tiêm phòng rubella vì hiện nay ở các cơ sở y tế địa phương cũng đã bắt đầu tiêm vaccine rubella rồi, đặc biệt là ở thành phố, còn các khu vực nông thôn thì tôi nghĩ là chưa có.

Trà Mi: Xin bác sĩ cho biết phương pháp chữa trị căn bệnh rubella ra sao? Có thể điều trị tại nhà đựơc không và khi nào thì cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Bác sĩ Thùy: Bệnh này không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có trị triệu chứng ví dụ như sốt thì uống thuốc hạ sốt…

Trà Mi: Xin bác sĩ vài lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh, hoặc các bà mẹ mang thai?

Bác sĩ Thùy: Các bà mẹ tốt nhất nên đi chích ngừa, đây là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Thứ hai, khi phát hiện bệnh, nên có sự cách ly, và tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế để đựơc hứơng dẫn chăm sóc, điều trị bệnh hợp lý.

Đối với trẻ bị mắc phải rubella, ở nhà, phụ huynh nên cho bé nằm nơi thoáng gió, tắm rửa cho bé mỗi ngày một lần bằng nứơc ấm sạch sẽ, tránh không ủ bé lại. Nếu bé sốt thì có thể dùng những loại thuốc hạ sốt thông thường, cho bé uống thêm nứơc trái cây tươi, ăn thức ăn dễ tiêu hoá như soup, cháo, và đồ ăn thức uống phải sạch sẽ.

Điều quan trọng là phải cách ly tránh lây cho người nhà. Nếu trẻ trong độ tuổi đi học nên cho nghỉ ở nhà để tránh lây lan cho trẻ khác.

Đối với những ông bố, bà mẹ chăm sóc cho những trẻ này cũng có khả năng bị lây bệnh rất mạnh, đặc biệt là các bà mẹ đang trong giai đoạn mang thai thì bắt buộc phải đi chích ngừa. Còn các ông bố thì có thể không chích ngừa cũng được vì bệnh này đối với nam giới thì các biến chứng không đáng kể.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian và những thông tin bổ ích bác sĩ dành cho chương trình hôm nay.

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

 

Thông tin trên mạng:

 

- Rubella Photos (Immunization Action Coalition)

- MedlinePlus: Rubella

 

 

Đôi điều về vi trùng gây ra viêm dạ dày

2006.05.12

Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng - Trà Mi

Tại sao lại nói về vi trùng gây viêm dạ dày ? Vì theo thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam, viêm dạ dày do vi trùng là một trong những bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam.

 

Dạ dày nằm ở đâu? Có nhiệm vụ gì ?

 

Dạ dày, còn gọi là bao tử, nằm ở phần trên của bụng, ngay dưới chấn thuỷ. Đường tiêu hoá bắt đầu miệng, sau được nhai và bắt đầu quá trình tiêu hoá bằng các men trong nước miếng, sẽ được nuốt qua thực quản rồi xuống dạ dày.

Dạ dày là túi chứa thức ăn, ở đó thức ăn sẽ tiếp tục quá trình tiêu hoá bằng a xít và sự co bóp, nhào trộn của dạ dày, sau đó mức được đưa từ từ xuống ruột để được hấp thu, sau đó xuống ruột già để tạo thành các chất bả, đi dần dần xuống và được thải ra ở hậu môn.

 

Viêm dạ dày là gì?

 

Viêm dạ dày là một loại tổn thương của lớp lót bên trong dạ dày. Khi bị viêm, lớp lót này sẽ bị sưng đỏ lên gây cảm giác đau, nóng rát ở vùng thượng vị, tức là phần trên của bụng ngay dưới chấn thuỷ. Những phần bị viêm này có thể bị chảy máu.

 

Các nguyên nhân thường gặp của viêm dạ dày ?

Nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra viêm dạ dày, các yếu tố này có thể kết hợp với nhau hoặc hoạt động đơn lẻ. Một số trong các nguyên nhân thường gặp là: Bị nhiễm vi trùng, là nguyên nhân thường gặp nhất
- Bị nhiễm vi rút: thường chỉ gây ra các cơn viêm ngắn trong khi cơ thể bị các triệu chứng thường là ngắn hạn khác của nhiễm siêu vi
- Các chất kích thích, thường gặp nhất là rượu, thuốc lá, các thuốc corticosteroid, aspirin và các thuốc chống viêm không có steroid như ibuprofen, naproxen...

 

Những ai thường bị viêm dạ dày?

 

Bất cứ ai, ở bất cứ lứa tuổi nào, cũng đều có thể bị viêm dạ dày. Tuy nhiên, bệnh này thường gặp hơn ở:
- Người trên 60 tuổi
- Những người dùng quá nhiều rượu bia
- Những người hút thuốc
- Những người dùng các thuốc có thể gây ra viêm dạ dày, mà một số vừa được kể trên

 

Vi trùng nào gây ra viêm dạ dày ? Vi trùng này có thường gặp không?

 

Đó là vi trùng Helicobacter, thường được gọi tắt là H. pylori. Đây là nguyên nhân thường gây ra viêm dạ dày nhất.

Theo một số nghiên cứu, ngay cả đánh giá một cách dè dặt, người ta cho rằng vi trùng này hiện diện trong khoảng phân nửa dân số thế giới. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra nhiễm trùng mạn tính ở loài người.

Tuy nhiên, mức độ bị nhiễm vi trùng tương đối khác nhau khá nhiều ở các nước với mức phát triển khác nhau:

Ở các nước đã phát triển như Hoa Kỳ, vi trùng hiếm khi tìm thấy ở trẻ dưới mười tuổi, sau đó tăng lên 10 phần trăm ở tuổi 18 đến 30, và đến 50 phần trăm ở người trên 60.
- Ở các nước đang phát triển, hầu hết trẻ em bị nhiễm H. pylori trước 10 tuổi, và hơn 80 phần trăm người lớn bị nhiễm trước tuổi 50.

 

Ngoài việc gây ra viêm dạ dày, vi trùng này còn có thể gây ra những bệnh gì?

 

Ngoài việc gây ra viêm dạ dày, H. pylori còn có thể gây ra loét dạ dày cũng như phần đầu của ruột non, gọi là tá tràng, và ung thư dạ dày.

 

Vi trùng này lan truyền bằng cách nào?

 

H. pylori thường được lan truyền từ người này qua người khác qua đường miệng qua miệng hoặc phân qua miệng, vì vi trùng này có thể nằm trong nước bọt và phân. Một vài ví dụ về các cách có thể làm lan truyền vi trùng này:

- Ăn uống các thức bị nhiễm phân, ví dụ như nước giếng, ao, sông, hồ..., bị nhiễm mà chưa được nấu sôi trên năm phút
- Trẻ em nuốt phải nước dơ khi bơi ở hồ, ao, sông, suối, ăn phải những rau quả bị nhiễm bị nhiễm nước dơ, ví dụ như được rữa bằng nước không sạch
- Sống chung ở những nơi đông đúc, chật chội, cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm, ví dụ, nhà đông người, có nhiều anh chị em, ngủ chung giường, vùng không có nước máy.

 

Vi trùng H. pylori thường gặp như vậy và lại còn có thể gây ra ung thư, vậy thì những ai cần được xét nghiệm để tìm vi trùng này?

 

Một cách thật ngắn gọn:
- Những người cần được xét nghiệm tìm vi trùng này nhất là những người đang bị hoặc có tiền sử đã từng bị loét dạ dày hoặc tá tràng (tức là phần đầu của ruột non, ngay sát với dạ dày).
- Cần chú ý là ngay cả những người bị loét dạ dày, tá tràng do thuốc cũng nên được xét nghiệm tìm vi trùng này
- Những người mà trong gia đình có người bị ung thư dạ dày
- Những người bị đau dạ dày, khó tiêu, mà không biết có bị loét dạ dày không, cũng nên thử tìm vi trùng H. pylori
- Nếu không có triệu chứng mà cũng không có tiền sử bị bệnh, thì không cần thử

 

Làm cách nào để tìm vi trùng này trong cơ thể ?

 

Có nhiều cách khác nhau để xác định việc cơ thể bị nhiễm vi trùng. Nói một cách rất vắn tắt, điều này có thể được thực hiện bằng cách thử máu, thử hơi thở, thử phân, hoặc đưa ống soi vào bao tử và lấy một số mô bao tử để tìm sự hiện diện của vi trùng H. pylori bằng nhiều phương cách khác nhau.

 

Kỳ sau ta sẽ nói về những gì ?

 

Triệu chứng, cách điều trị và cách phòng các loại viêm dạ dày, đặc biệt là viêm dạ dày do vi trùng.

Trà Mi chào thính giả và nhắc lại. Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

 

Chứng đau nhức khớp xương ở người lớn tuổi

2006.06.16

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tiếp tục đề tài về các bệnh tật thường gặp ở người lớn tuổi, chương trình hôm nay sẽ nói về căn bệnh thứ hai là chứng đau nhức khớp xương, với sự tham gia của bác sĩ kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Lão khoa. Đó là bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội Y Sĩ Mỹ gốc Á tại Hoa Kỳ:

Bệnh đau nhức khớp xương. Photo courtesy University of Maryland

Trà Mi: Xin chào bác sĩ. Trước tiên xin mời bác sĩ trình bày sơ lược về căn bệnh này. Nói một cách khái quát, như thế nào được gọi là bệnh đau nhức, thấp khớp ở người cao tuổi?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Bệnh thấp khớp ở người lớn tuổi là do sự thoái hoá của chất sụn ở các khớp xương, dẫn đến tình trạng các khớp xương bị biến dạng và gây đau nhức cho người bệnh.

Khi dưới 30 tuổi, các khớp xương còn đủ chất nhờn các chất sụn độn ở giữa các khớp xương còn tốt thì con người không bị đau nhức. Tuy nhiên càng lớn tuổi, các chất sụn này dần dần biến thành xương cứng và các đầu khớp không còn có chất đệm, chúng cọ vào nhau và gây ra chứng đau nhức.

Bệnh thấp khớp ở người lớn tuổi là bệnh thông thường nhất về khớp xương. Nghiên cứu cho thấy bệnh này thường phát triển ngoài tuổi 40, và cứ gia tăng dần theo tuổi thọ con người.

80% những người mắc bệnh này bị giới hạn trong các hoạt động hàng ngày. 10% các cụ trên 60 tuổi mắc bệnh này rất nặng cần phải chữa trị.

Trà Mi: Như vậy nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng thấp khớp là do tuổi tác, thế nhưng ngoài yếu tố này còn có những nguyên nhân nào khác dẫn đến chứng thấp khớp ở người cao tuổi không, thưa bác sĩ?

Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh này. Lúc khởi đầu chỉ có một vài khớp bị đau, rồi từ từ nhiều khớp và có thể toàn thân bị đau nhức. Lúc bắt đâù, cơn đau thường giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi và tạm thời không cử động đến các khớp xương bị đau. Thế nhưng khi bệnh phát nặng thì nhiều khớp cùng bị đau một lúc và dù chỉ với những cử động nhẹ cũng bị đau, thậm chí có khi nghỉ ngơi không làm gì nữa cũng bị đau.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Yếu tố tuổi tác là chính nhưng ngoài ra vẫn còn những nguyên nhân khác khiến sụn bị thoái hoá nhanh chóng hơn và làm bệnh phát ra sớm hơn. Thứ nhất, ở những người nặng cân quá, trọng lượng cơ thể đè lên các khớp xương (nhất là những khớp xương chính chống đỡ cho cơ thể như xương sống lưng, xương đầu gối), nó sẽ làm cho các khớp này bị thoái hoá đưa đến bệnh thớp khớp.

Thứ hai là yếu tố di truyền. Nhiều khoa học gia cho là di truyền có vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh thấp khớp ở người lớn tuổi. Những người có cha mẹ bị thấp khớp thường có nhiều nguy cơ bị bệnh này sớm hơn và nặng hơn. Thứ ba là những chấn thương do lao động hay làm việc quá sức cũng làm ảnh hửơng đến quá trình phát bệnh đau nhức khớp xương.

Trà Mi: Những dấu hiệu nào giúp bệnh nhân có thể nhận biết là họ mắc phải căn bệnh này?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh này. Lúc khởi đầu chỉ có một vài khớp bị đau, rồi từ từ nhiều khớp và có thể toàn thân bị đau nhức. Lúc bắt đâù, cơn đau thường giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi và tạm thời không cử động đến các khớp xương bị đau. Thế nhưng khi bệnh phát nặng thì nhiều khớp cùng bị đau một lúc và dù chỉ với những cử động nhẹ cũng bị đau, thậm chí có khi nghỉ ngơi không làm gì nữa cũng bị đau.

Triệu chứng thứ hai là sáng ngủ dậy cảm thấy như người bị cứng, nhất là các khớp xương và cần phải vận động hay tập thể thao chừng 15 phút mới hết bị cứng khớp.

Một triệu chứng khác là vào buổi chiều bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi rã rời. Đôi khi cử động mấy khớp xương kêu răng rắc, hoặc bị giới hạn như không thể nắm chặt bàn tay lại hay không thể co duỗi thẳng đầu gối ra. Ngoài ra, đôi khi cũng có vài khớp xương bị sưng to… Đó là một vài triệu chứng chứng tỏ bị bệnh khớp xương.

Còn ở những người nặng cân quá thì nhiều khi nhìn thấy ngay như các đốt xương ở bàn tay, bàn chân bị lớn lên, các bắp thịt ở bàn tay bàn chân bị teo đi đôi khi bị lệch hẳn đi…

Trà Mi: Có những trường hợp bệnh nhân tự nhiên bị tê cứng bàn tay, bàn chân không thể cử động được.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Vâng, hoặc là tê cứng hoặc là khó nắm tay lại, thế nhưng đó cũng có thể là phối hợp của bệnh phong thấp và một số các bệnh khác như mạch máu không lưu thông. Tuy nhiên phần đông những người có triệu chứng này có thể phải nghĩ đến trường hợp mình bị mắc bệnh phong thấp.

Có một số biện pháp ngừa. Thứ nhất là ăn uống điều độ không để lên cân quá sức. Thứ hai là phải tập thể dục thường xuyên để giúp bảo trì được các hoạt động, cử động của các khớp xương. Kế đến là phải tránh đừng để các khớp xương bị chấn thương như va vấp hay té ngã.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân

Trà Mi: Như vậy thì có cách nào phòng ngừa bệnh này khi về già không thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Có một số biện pháp ngừa. Thứ nhất là ăn uống điều độ không để lên cân quá sức. Thứ hai là phải tập thể dục thường xuyên để giúp bảo trì được các hoạt động, cử động của các khớp xương. Kế đến là phải tránh đừng để các khớp xương bị chấn thương như va vấp hay té ngã.

Và khi có những triệu chứng như mỏi lưng hay cứng bắp tay thì phải xoa bóp mát-xa cho mạch máu lưu thông mang nhiều máu đến nuôi các khớp xương, đồng thời giúp cho các bắp thịt quanh khớp xương đựơc thư giãn ra, làm bệnh chậm lại. Bệnh thấp khớp ở người già là một diễn tiến không thể nào chữa khỏi hẳn đựơc, chỉ có cách làm bệnh phát triển từ từ.

Trà Mi: Thưa bác sĩ, Trà Mi có đựơc nghe những lời khuyên là khi bước vào tuổi trung niên nên uống sữa bổ sung canxi để giúp các khớp xương ….

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Vâng, chính ra đó là một loại bệnh khác nữa: bệnh xốp xương, tức là khi phụ nữ vào tuổi mãn kinh thường bị thiếu kích thích tố nữ khiến việc đưa những chất vôi vào trong xương bị suy giảm. Xương bị mất chất vôi, trở nên xốp và dễ dẫn đến chứng gù lưng.

Trong trường hợp này cần phải dùng thêm những loại thuốc như vitamin D, calcium… hoặc là phải uống những thuốc estrogen để thay thế lựơng kích thích tố trong người bị suy giảm hoặc mất đi khi tắt kinh.

Trà Mi: Thưa bác sĩ, chứng đau nhức thấp khớp ở người cao tuổi đựơc chữa trị ra sao? Bác sĩ có những lời khuyên nào đối với bệnh nhân?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Tuy không có phương pháp trị dứt hẳn nhưng nếu bệnh nhân làm theo hướng dẫn của bác sĩ thì đa số có thể sống thoải mái và vẫn giữ đựơc các hoạt động bình thường của các khớp xương. Mục đích khi chữa bệnh này chúng tôi nhắm vào cách làm bệnh nhân bớt đau, bảo trì tầm hoạt động và cử động của các khớp xương, tránh làm tổn thương các lớp sụn trong các khớp xương đang bị đau để làm bệnh chậm lại.

Ngoài những biện pháp phòng bệnh nêu trên, bệnh nhân khi đã bị đau cần phải nhớ là không nên cố gắng mà nên dùng nạng hay gậy để giúp giữ thăng bằng và tránh việc đè thêm lên các khớp xương. Đôi khi cũng cần phải dùng một số loại thuốc giảm đau nhưng với liều lựơng giới hạn và trong thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ….Uống một hai ngày rồi ngưng lại, cái chính là phải tập thể thao để giữ cho bệnh không phát nặng thêm.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian và những thông tin bổ ích bác sĩ dành cho chương trình hôm nay.

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

 

Các căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi

2006.06.09

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Chào mừng quý vị và các bạn đang đến với chuyên mục "Sức khỏe và Đời sống" trên làn sóng của đài Á Châu Tự Do sáng thứ sáu hàng tuần. Qua những cuộc trao đổi giữa Trà Mi với các bác sĩ trong và ngoài nước thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau, “Sức khoẻ và đời sống” sẽ cung cấp kiến thức y học tổng quát nhằm giúp nâng cao nhận thức về việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

Chương trình kỳ này sẽ nói về các căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Trà Mi xin được giới thiệu vị khách mời hôm nay là bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, chuyên môn Nội khoa, đặc biệt có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Lão khoa. Bác sĩ Quân cũng là Chủ tịch Hội Y Sĩ Mỹ gốc Á tại Hoa Kỳ và hiện đang hành nghề tại thành phố Annandale, tiểu bang Virginia.

Trà Mi: Xin chào bác sĩ. Là người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực lão khoa, theo bác sĩ, những chứng bệnh nào thường thấy và gây phiền toái nhất ở những người cao tuổi?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Trong lĩnh vực lão khoa, chúng tôi nhận thấy có 3 bệnh gây khốn khổ nhất cho người lớn tuổi là bệnh mất ngủ, bệnh táo bón kinh niên, và bệnh đau nhức các khớp xương.

Trà Mi: Vì thời gian có hạn nên Trà Mi xin phép được hỏi thăm bác sĩ về bệnh mất ngủ trước, và chúng ta sẽ bàn đến những chứng bệnh kia trong những chương trình kế tiếp. Nói về bệnh mất ngủ ở người cao tuổi, xin bác sĩ nói sơ qua về tầm quan trọng, tác dụng của giấc ngủ, cũng như một định nghĩa khái quát như thế nào là bị mất ngủ ?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Giấc ngủ rất quan trọng và cần thiết đối với đời sống của chúng ta không kém gì không khí và nước uống. Trong giấc ngủ, cơ thể có thể phục hồi những năng lượng tiêu dùng trong ngày, nhờ đó chúng ta bớt mệt nhọc và căng thẳng.

Trong thời gian ngủ, hệ thống thần kinh được thư giãn, trí óc nghỉ ngơi, sinh lực được tái tạo giúp con người sửa soạn cho những sinh hoạt kế tiếp. Một giấc ngủ ngon giúp chúng ta có được sự bền bỉ và sống thọ hơn.

Giấc ngủ rất quan trọng và cần thiết đối với đời sống của chúng ta không kém gì không khí và nước uống. Trong giấc ngủ, cơ thể có thể phục hồi những năng lượng tiêu dùng trong ngày, nhờ đó chúng ta bớt mệt nhọc và căng thẳng. Trong thời gian ngủ, hệ thống thần kinh được thư giãn, trí óc nghỉ ngơi, sinh lực được tái tạo giúp con người sửa soạn cho những sinh hoạt kế tiếp. Một giấc ngủ ngon giúp chúng ta có được sự bền bỉ và sống thọ hơn.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân

Mất ngủ có nhiều hình thái. Có người đi vào giấc ngủ khó khăn. Có người có thể ngủ lúc ban đầu dễ dàng nhưng bị thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được. Có nhiều người lại bị trằn trọc trong khi ngủ. Mất ngủ có thể tạm thời như vài ba ngày, hoặc ngắn hạn từ 2-3 tuần đến vài tháng, hoặc là kinh niên kéo dài cả năm.

Trà Mi: Như vậy đối với người cao niên, ngủ bao nhiêu tiếng một ngày mới gọi là ngủ đủ giấc, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Giấc ngủ người cao niên thay đổi rõ rệt so với lúc trẻ. Lúc trẻ ngủ thường thường từ 5-7 tiếng mỗi ngày, nhưng đến khi lớn tuổi, giờ ngủ giảm đi rất nhiều. Có người chỉ ngủ được cao lắm là 3 tiếng đồng hồ mỗi đêm, thức giấc nhiều lần giữa khuya và khó dỗ lại giấc. Tuy nhiên, không hẳn đó là chứng bệnh mất ngủ, có thể đây là thay đổi sinh lý ở người già nữa.

Trà Mi: Xin hỏi thăm bác sĩ ảnh hửơng của chứng bệnh mất ngủ đối với người cao tuổi ra sao?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Người lớn tuổi bị mất ngủ sẽ trở nên thứ nhất không có sinh lực, tính tình cáu gắt khó khăn. Thứ hai, không thể tập trung, phản ứng chậm, kém nhạy bén. Thứ ba, trí nhớ bị suy giảm dễ bị lẫn. Thứ tư, bị chóng mặt ù tai. Mất ngủ còn làm thiệt hại cho sự tăng trưởng của các tế bào và làm suy yếu hệ miễn nhiễm chống vi trùng trong cơ thể.

Trà Mi: Như vậy chứng mất ngủ ở người cao niên cũng gây ra nhiều tai hại khôn lường, chứ không phải như người ta thường quan niệm là người già ngủ ít không sao. Quan niệm đó là sai lầm, phải không, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Chúng ta nên phân biệt 2 loại là chứng mất ngủ thật sự và thay đổi sinh lý ngủ ít của người già. Nếu bệnh nhân ngủ ít giờ mỗi ngày mà sáng hôm sau tỉnh dậy vẫn thoải mái, minh mẫn, sinh hoạt bình thường thì đó là thay đổi sinh lý của người già, không gọi là mất ngủ mà chỉ là ngủ ít đi thôi.

Còn nếu bệnh nhân ngủ ít mà lúc tỉnh dậy cảm thấy hết sức mệt mỏi, không thể làm việc được và có cảm giác như bị lú lẫn thì đó là bệnh mất ngủ thật sự ở người cao niên. Đừng đếm số giờ ngủ là bao nhiêu hết, miễn ngày hôm sau mình vẫn tỉnh táo, không bị mệt mỏi, có thể sinh hoạt được bình thường thì không sao.

Trà Mi: Nói vậy có nghĩa là sự thay đổi sinh lý ở người cao tuổi đó có thể kéo dài trong thời gian rất lâu?

Chúng ta nên phân biệt 2 loại là chứng mất ngủ thật sự và thay đổi sinh lý ngủ ít của người già. Nếu bệnh nhân ngủ ít giờ mỗi ngày mà sáng hôm sau tỉnh dậy vẫn thoải mái, minh mẫn, sinh hoạt bình thường thì đó là thay đổi sinh lý của người già, không gọi là mất ngủ mà chỉ là ngủ ít đi thôi.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Vâng, có thể là ngày nào cũng ngủ ít hoặc có thể vài ba ngày ngủ được nhiều giờ thì xen kẽ một vài ngày ngủ ít giờ đi. Trong việc điều trị, điều rrất quan trọng là phải phân biệt nguyên nhân do thay đổi sinh lý hay do chứng bệnh mất ngủ thật sự.

Trà Mi: Và trong trường hợp bị bệnh mất ngủ thật sự thì có phương cách nào giúp dễ ngủ mà không phải cần dùng đến thuốc ngủ không, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Dùng thuốc ngủ là một biện pháp bất đắc dĩ vì nó có những phản ứng phụ hoặc gây nên bệnh nghiện. Cho nên, trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc, chúng ta nên áp dụng những phương thức giúp giấc ngủ được dễ dàng và thoải mái như: đi ngủ có giờ giấc tạo thành thói quen cho cơ thể, tránh tập thể thao quá sức trước khi đi ngủ vì sẽ làm tâm thần bị kích thích khó đi vào giấc ngủ, trước khi đi ngủ tránh ăn quá no nhất là những thức ăn có nhiều gia vị. Một ly sữa ấm nhỏ trước khi đi ngủ có thể giúp cho 1 giấc ngủ ngon.

Trà Mi: Ngoài ra có những loại thức ăn hay trái cây nào có thể giúp cảm thấy dễ chịu, dễ buồn ngủ hơn không thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Ở người lớn vào buổi tối vấn đề tiêu hoá chậm nên cần nhất là phải chú trọng đến những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Các loại trái cây mà không có vị chua nhiều hoặc không có vị ngọt quá nhiều sẽ giúp cho tiêu hoá dễ dàng. Cần tránh cà phê, thuốc lá hay rượu mạnh vào buổi tối vì chúng kích thích hệ thần kinh gây trằn trọc khó ngủ.

Phòng ngủ phải được yên tĩnh, thoáng khí với nhiệt độ vừa phải và tránh coi TV hay phim ảnh bi thương, kích động hoặc thảo luận những chuyện khó khăn gặp phải trong ngày trước khi đi ngủ. Và khi bị thức giấc nửa đêm không ngủ lại được thì đừng nên nằm trên giường trằn trọc mà nên làm những việc gì cho đến khi mệt buồn ngủ thì trở lại giường.

Trà Mi: Cũng liên quan đến phương cách giúp dễ ngủ, bác sĩ có lời khuyên gì đối với tư thế nằm ngủ không?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Tư thế ngủ phải thoải mái, tay chân sải rộng, tránh nằm cong queo. Có thể nằm ngửa hoặc nếu nằm nghiêng thì về bên phải để tránh nằm đè lên tim.

Mời bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Trà Mi: Bác sĩ có thể nói sơ qua về cách chữa bệnh mất ngủ như thế nào, các loại thuốc ngủ và hậu quả của việc dùng thuốc ngủ ra sao?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Trước tiên phải tìm ra nguyên do gây mất ngủ và tìm cách kiểm soát những nguyên nhân đó. Ví dụ nhiều người lớn tuổi bị mất ngủ chỉ vì quá lo lắng về một vấn đề nào đó thì cần phải giải toả những mối lo âu đó thì bệnh mất ngủ sẽ giảm đi, hoặc có nhiều người mất ngủ do bị đau nhức khớp xương thì cho dùng thuốc giảm đau nhức để giảm cơn đau thì giấc ngủ cũng được cải thiện…Về thuốc nam, người ta cho rằng dùng tim hạt sen hoặc dùng hạt sen nấu chè cũng giúp chữa bệnh mất ngủ.

Trà Mi: Ngoài ra Trà Mi cũng được nghe nói đến những phương pháp hơi giản dị hơn như đọc kinh hay đếm số trước khi đi ngủ để giúp dễ ngủ hơn. Những phương pháp này theo khoa học có đúng không, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi khuyên dùng phương pháp này ngay lúc đi ngủ, chứ khi bị thức giấc rồi thì không nên.

Nếu đã dùng tất cả những phương pháp nêu trên mà bệnh nhân vẫn bị mất ngủ thì buộc phải dùng một số loại thuốc nhưng thuốc dùng lâu sẽ gây nghiện và kém trí nhớ vì vậy chỉ nên dùng trong thời gian hết sức ngắn hạn và nên dùng cách khoảng, không nên dùng liên tục và dài hạn.

Bệnh nhân luôn phải được nhắc nhở và khuyến khích giảm dần liều lượng và cố gắng bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Nghĩa là dùng thuốc với sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ chứ không nên tự tiện dùng bừa bãi, Nếu có phản ứng phụ gì phải cho bác sĩ biết ngay.

Ngoài ra, có một số loại thuốc không cần toa bác sĩ cũng giúp dễ ngủ như Benadryl. Thuốc này có thể dùng được nhưng không dùng cho những ai bị sưng nhiếp hộ tuyến hoặc là những bệnh về mắt….

Trà Mi: Ở Việt Nam thường thấy hiện tượng hễ mất ngủ liền đi ra nhà thuốc tây mua thuốc ngủ về uống.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Vâng việc tự động đi mua thuốc như thế hết sức nguy hiểm nhất là ở người cao tuổi vì người già vốn đã dùng rất nhiều loại thuốc để trị nhiều bệnh khác nhau rồi mà nếu dùng thêm một thứ thuốc nữa mà không biết rõ phản ứng của nó ra sao thì rất có hại cho sức khoẻ. Nếu bị mất ngủ kinh niên nên tìm tới một bác sĩ để tìm ra nguyên do để điều trị từ đó.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian cho chương trình hôm nay.

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

 

 

Tìm hiểu hội chứng xơ hoá cơ Delta

2006.06.02

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Hội chứng “chim sệ cánh” hay còn gọi là xơ hoá cơ Delta ở trẻ em đang bùng phát và lan rộng tại các vùng nông thôn Việt Nam. Số trẻ mắc bệnh đã lên tới con số hàng ngàn. Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính của chứng bệnh này.

 

Vùng cơ delta trên hai bả vai. Photo courtesy wikipedia.

Chương trình “Sức khỏe và đời sống” tuần này, Trà Mi trao đổi với bác sĩ Kim, người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Nhi Khoa, hiện đang hành nghề tại TPHCM:

Trà Mi: Xin chào bác sĩ. Được biết hội chứng “chim sệ cánh” còn gọi là xơ hoá cơ delta hiện nay đang bùng phát ở hàng ngàn trẻ em tại Việt Nam. Xin hỏi thăm bác sĩ thực sự đây là bệnh gì và nguyên nhân do đâu?

Bác sĩ Kim: Nguyên nhân chắc chắn 100% thì cũng chưa rõ ràng lắm, nhưng theo nhiều tài liệu thì có thể là do chích thuốc vô cái cơ chỗ bắp vai. Bây giờ nghi ngờ nhiều nhất là do nguyên nhân này.

Ở Việt Nam nhất là các tỉnh miền Bắc thì hay chích. Hồi xưa ở miền Nam hễ chích vô thịt thì chích ngay mông, còn ở phía Bắc thì hay chích vô cơ delta, tức ở chỗ vai…

Trà Mi: Nếu do nguyên nhân chích thuốc gây nên thì được biết là trẻ em ở các thành phố lớn có điều kiện được chích nhiều hơn trẻ ở thôn quê, nhưng thực tế cho thấy những em bị xơ hoá cơ delta thì phần đông là ở nông thôn mà, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Kim: Không phải đâu. Thường trẻ ở nhà quê mới hay chích thuốc nhiều đó, vì dân quê mình khoái chích lắm. Hễ bệnh là đòi chích à, chứ ở thành phố giờ người ta cũng ít chích hơn, vả lại thường chích ở mông nhiều. Trong khi ở vùng quê ngươì ta hay chích ở bả vai hơn, mà đa số là y tá chích chứ không phải bác sĩ.

Hiện giờ mình loại bỏ từ từ các nguyên nhân, thấy không sốt, không nhiễm trùng, không ho, chẳng có gì cả mà cơ nó teo từ lâu dần dần bao nhiêu năm trứơc. Tới giờ thấy tay trẻ bị xệ xuống mới đi khám. Nguyên nhân chắc chắn thì chưa dám nói nhưng nghi có thể là do chích thuốc bổ, thuốc kháng sinh, chứ không phải là do tiêm vaccine vì chích vaccine thường chích nông chứ không chích sâu. Còn cái này thường thường thì chích vô thịt, vô cơ. Ở thôn quê hay chích mấy cái đó lắm.

Tôi cũng có đọc một số y văn tài liệu bên Nhật. Trước đây mấy chục năm người ta cũng hay gặp trường hợp bệnh này nhiều lắm, và thường thường là do chích thuốc.

Trà Mi: Bác sĩ đang hành nghề tại thành phố HCM thì bác sĩ thấy hội chứng teo cơ delta tại thành phố có nhiều không ạ?

Bác sĩ Kim: Cũng không phải là quá nhiều, quá phổ biến mà tại vì báo chí đăng tin lên rồi phụ huynh sợ hãi đem con tới khám nhiều. Nhiều người thấy vai con mình nhô ra thì xin khám chứ thật ra nhiều khi do cháu ốm quá nên vậy.

Trà Mi: Thật ra ở thành phố thì ít nhưng trẻ em ở nông thôn thì đã hàng ngàn em bị mắc chứng bệnh này?

Bác sĩ Kim: Dạ, ở thôn quê nhiều hơn.

Trà Mi: Xin được hỏi thăm bác sĩ các triệu chứng thường thấy của bệnh này là gì?

Bác sĩ Kim: Cơ vai teo nhỏ, vai xệ xuống, tay và sức cơ trở nên yếu đi chứ không có triệu chứng gì rầm rộ.

Trà Mi:Hiện thời cách điều trị hữu hiệu nhất đối với căn bệnh này ở Việt Nam là gì ạ?

Bác sĩ Kim: Chúng tôi phẫu thuật các dãi cơ bị teo.

Trà Mi: Nguyên nhân chưa được xác định rõ mà quyết định mổ thì có vội vàng quá không ạ?

Bác sĩ Kim: Mổ tại vì cơ ngay đó bị teo, cứng, xơ hoá nên khi cắt đi thì giải phóng các cơ còn lại tự do hoạt động thì bớt co rút, bớt xệ. Tại vì do thuốc chích ngấm vô cơ làm cho cơ xơ hoá, rồi dính, teo lại kéo vai lên cho nên mình chỉ cắt chỗ cơ bị xơ thôi.

Trà Mi: Những ca mổ đã thực hiện được thì kết quả ra sao ạ?

Bác sĩ Kim: Rất tốt. Đa số tốt hơn.

Trà Mi: Chi phí mỗi ca mổ là bao nhiêu, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Kim: Chừng mấy trăm ngàn thôi.

Trà Mi: Xin bác sĩ giới thiệu một vài địa điểm tin cậy tại TPHCM để các bậc phụ huynh có thể mang con đến khám và điều trị bệnh này?

Bác sĩ Kim: Thành phố thì có bệnh viện nhi đồng 1,2 và các bệnh viện thực hiện mổ nhiều như Chợ Rẫy.

Trà Mi: Thưa nếu không được điều trị kịp thời thì những tác hại của căn bệnh này ra sao? Nó có những biến chứng như thế nào?

Bác sĩ Kim: Tác hại thì cũng không dữ dội gì, chỉ có cơ bị teo làm cho vai xệ xuống, không nở nang mà bị nhão lại…

Trà Mi: Như vậy nó có ảnh hửơng gì cho sức khoẻ về sau ạ?

Bác sĩ Kim: Ảnh hưởng sức lao động, sức làm việc, chứ còn sức khoẻ toàn thân thì không đến nỗi lắm.

Trà Mi: Thế nó có những biến chứng nào nguy hiểm không ạ?

Bác sĩ Kim: Biến chứng khác thì cũng chưa rõ, chưa thấy ảnh hửơng toàn thân nhiều lắm..

Trà Mi: Hiện giờ có những đề nghị về các phương pháp phòng căn bệnh này như thế nào, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Kim: Biết chắc nguyên nhân chính xác 100% thì phòng mới hữu hiệu. Gìơ thì chưa biết chắc nhưng nghĩ nhiều về nguyên nhân chích thuốc nên khuyên là không nên chích thuốc bừa bãi, bỏ thói quen thích chích thuốc. Chỉ chích trong trường hợp thật sự cần thiết thôi và đặc biệt là nên tránh chích ngay vùng cơ vai đó..

Trà Mi: Có phải căn bệnh này chỉ mới đột phá tại Việt Nam trong thời gian gần đây?

Bác sĩ Kim: Bệnh này từ xưa đã có nhưng rải rác rồi báo chí không nêu lên nên không rầm rộ. Còn bây giờ báo chí nêu lên, dân chúng chú ý nhiều hơn chứ bệnh này đâu có gì mới, đâu phải dịch hay bệnh nhiễm trùng gì đâu.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian cho chương trình hôm nay.

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

 

Thông tin trên mạng:

 

- Bệnh xơ hóa cơ delta qua y văn thế giới

- Deltoid muscle

 

Ngày Thế giới Không thuốc lá

2006.06.01

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Ngày 31 tháng 5 năm nay được chọn là ngày thế giới không thuốc lá để cảnh giác những người hút thuốc và khuyến khích những biện pháp nghiêm ngặt cấm sử dụng thuốc lá, từng gây thiệt mạng cho 5 triệu người mỗi năm, trên toàn cầu. Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết về mối nguy hiểm do thuốc lá gây ra.

 

Theo ước tính thì hiện trên toàn cầu có 650 triệu người sử dụng thuốc lá hàng ngày. AFP PHOTO

WHO tức tổ chức y tế thế giới cho hay việc hút thuốc lá là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho nhân loại, giết chết 3 ngàn người mỗi ngày. Cứ 10 người lớn chết vì bệnh thì có một người vì đã hút thuốc lá.

Vẫn theo WHO thì nếu không kịp thời ngăn chặn, thì từ giờ đến năm 2020, số người chết vì những bệnh do hút thuốc lá gây ra có thể lên tới 10 triệu.

Theo ước tính thì hiện trên toàn cầu có 650 triệu người sử dụng thuốc lá hàng ngày. Nếu không biết cai thuốc, phân nửa số người này tức là hơn 300 triệu sẽ chết dần, vì hậu quả tai hại của thuốc lá.

Hậu quả đó ra sao? Bác Sĩ Trần Đoàn, từng hành nghề y sĩ gần 40 năm nay, cho biết về những căn bệnh nguy hiểm có thể xảy đến với người hút thuốc lá và lây cả sang những người chung quanh.

Để hạn chế việc sản xuất, bày bán, tiêu thụ thuốc lá, việc quảng cáo thuốc lá ở nhiều nước đã bị ngăn cấm tại các rạp xi nê, các chương trình radio, tivi thương mại, trên sách báo, ngoài sân vận động, cầu trường.

Rất nhiều quốc gia cấm hút thuốc trên những phương tiện chuyên chở công cộng, từ máy bay, tàu thủy, đến xe bus, xe lửa. Những nơi công cộng tập trung đông người lui tới cũng không cho phép người hút thuốc lá lai vãng.

Tuy nhiên, trước những món lợi khổng lồ thu về được, một số công ty sản xuất thuốc lá vẫn nghĩ cách khuyến khích người ta tiếp tục hút thuốc.

Các hãng thuốc lá Âu Mỹ cho biết đã tung ra thị trường nhiều loại thơm, nhẹ, có chứa rất ít chất nicotine độc hại, hầu đánh lừa những người nhẹ dạ, cứ tưởng rằng những sản phẩm mới đó, không nguy hiễm cho sức khỏe.

Ông Cường, một người hút thuốc lá từ mấy chục năm nay, nhấn mạnh rằng, tất nhiên đã đến lúc phải nhất quyết từ bỏ thuốc lá vì sự nguy hại của nó.

Bà Tâm kể lại nỗi khổ của những người phải sống gần hay chịu đựng khói thuốc từ người khác nhả vào không khí, và vô tình bị vướng chứng ung thư phổi.

Ở Hoa Kỳ, số người bỏ thuốc lá ngày càng đông. Người Việt Nam ta ở trong nước cũng bỏ thuốc khá nhiều, nhưng quan sát trên thực tế xem ra tỉ lệ còn kém ở nước ngoài khá xa.

 

Chủng ngừa vaccine cho trẻ em

2006.05.26

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Chào mừng quý vị và các bạn đang đến với chuyên mục "Sức khỏe và Đời sống". Kỳ này, Trà Mi xin gửi đến quý vị cuộc trao đổi với một bác sĩ nhi khoa xoay quanh đề tài chủng ngừa vaccine cho trẻ, một vấn đề đang được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm, nhất là sau vụ 6 em nhỏ ở thành phố HCM bị sốc, trong đó có một em tử vong, vì tiêm vaccine phòng sởi, quai bị, và rubella.


Bản kế hoạch chủng ngừa vaccine cho trẻ em và người lớn năm 2006 của Hoa Kỳ.

Xin được giới thiệu đến quý vị bác sĩ Nguyễn Công Viên hiện đang hành nghề trong nước:

Trà Mi: Xin chào bác sĩ. Trước tiên, xin bác sĩ cho biết trẻ em cần được tiêm chủng những loại vaccine nào để phòng ngừa những bệnh nào ạ?

Bác sĩ Nguyễn Công Viên: Tại Việt Nam, trẻ mới sinh ra được tiêm chủng vaccine ngừa lao và viêm gan siêu vi B. Sau đó sẽ được chích tiếp các mũi phòng viêm gan siêu vi B cách nhau 2 tháng theo lịch của UNICEF tức là mới sinh, 2 tháng tuổi, và 4 tháng tuổi. Ngừa bại liệt thì cho thuốc dưới dạng uống. Còn ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà thì chung trong 1 mũi tiêm vào tháng thứ 2, 3, và 4.

Trà Mi: Ngoài những vaccine bác sĩ vừa kể, còn những loại vaccine nào khác không, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Công Viên: Ngoài các thuốc trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì các cháu có thể được chích thêm vaccine ngừa viêm màng não mủ do vi trùng HID. Loại vaccine này ở các nước phát triển thì nằm trong chương trình vaccine thường quy, nhưng ở mình thì vì phải nhập cảng nên các mũi này được gọi là các mũi tiêm dịch vụ.

Đó là những mũi chích trong những tháng đầu tiên. Còn chích ngừa sởi thì vào tháng thứ 9 thay vì vào tháng thứ 12 như ở các nước Châu Âu. Sau đó các cháu thường được tiêm mũi vaccine phòng quai bị, sởi và rubella vào tháng thứ 15.

Từ tháng 16 – tháng 20 thì các cháu được nhắc lại các mũi phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, và nếu cháu nào chích viêm màng não mủ thì cũng được tiêm vào lúc này luôn. Đó là tất cả những mũi cơ bản và quan trọng nhất mà các cháu cần được tiêm….

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ của quí vị để được thăm khám trực tiếp.

 

Thông tin trên mạng:

 

- Vài Chứng Bệnh Hay Lây Ở Trẻ Em

- 2006 Childhood & Adolescent Immunization Schedule

 

Quản lý dược phẩm lỏng lẻo khiến một em bé thiệt mạng

2006.05.19

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Quản lý dược phẩm là một nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế và dược phẩm. Thế nhưng, vừa qua do lỏng lẻo trong quản lý vaccine chủng ngừa khiến sáu trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi tiêm chủng đã bị sốc, trong số đó một cháu tử vong.

 
 

Vaccine Prioxix.

Việc thành lập Hội đồng chuyên môn đánh giá sử dụng vaccine Prioxix tại thành phố Hồ Chí Minh theo chỉ thị của Bộ Y Tế, rồi việc Tổ chức Y Tế Thế giới phải cử chuyên gia sang Việt Nam khảo sát và Tổ hợp dược phẩm Glaxosmithkline gởi chuyên gia y khoa về an tòan vaccine sang Việt Nam, cho thấy mức độ nghiêm trọng của sự vụ.

Mạng người là quí và uy tín của một công ty sản xuất vaccine cũng quan trọng nên các bên phải phối hợp sau khi sáu cháu bé tại thành phố Hồ Chí Minh bị sốc thuốc khi chủng ngừa bằng vaccine.

Nhiệm vụ của hội đồng chuyên môn được cho biết là điều tra đánh giá nguyên nhân, mức độ các trường hợp phản ứng phụ, tử vong có liên quan đến việc tiêm vaccine.

Phía đơn vị sản xuất vaccine Priorix thì cho rằng chưa hề có trường hợp nào tương tự như vừa xảy ra tại Việt Nam đã từng diễn ra trên thế giới.

Tuy nhiên sau một ngày làm việc, hội đồng đã đưa ra nhận định ban đầu về tai biến nơi cháu bé 13 tháng tuổi là do nhiễm độc tố. Tuy nhiên hội đồng chưa cho biết lọai độc tố đó là gì, vào khi nào, cơ chế nhiễm ra sao vì còn phải chờ các thí nghiệm đối chứng.

Bà Dida, phát ngôn nhân của Đại diện Tổ chức Y Tế Thế giới tại Hà Nội cho biết về công việc đang được tiến hành. Đại ý theo bà là chưa thể đưa ra kết luận gì mà phải chờ kết quả chính thức. Bà hy vọng sẽ sớm có được kết quả đó.

Bạn nghĩ gì về sự cố này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Báo chí trong nước đã vào cuộc và cho biết là số vaccine gây tai biến nơi các cháu là do một công ty dược không có chức năng kinh doanh vaccine cung cấp. Đó là công ty TNHH dược phẩm và trang thiết bị y tế Hòang Đức.

Con đường lắt léo của số vaccine mà công ty TNHH Hòang Đức bán ra cho đơn vị sử dụng là Trung tâm Y Tế Quận 5 đuợc báo chí trong nước thuật qua giải trình của giám đốc Đặng Văn Tuờng của Hòang Đức là công ty này mua 1000 liều vac xin trong lô hàng 11 ngàn liều mà nhà sản xuất Glaxosmithkline nhập về chứa trong kho lạnh của hãng dược Zuellig Pharma.

Ông Lê Trương, bác sĩ giám đốc Trung tâm Y tế Quận 5, nói rằng vào ngày 25 tháng tư năm nay khi trung tâm hết vaccine Priorix chính ông gọi điện cho Glaxosmithkline để mua nhưng thấy Công ty Hòang Đức chở 109 liều đựng trong thùng lạnh đến cho trung tâm.

Đại diện của công ty Glaxosmithkline tại Việt Nam cho đến ngày 18 tháng 5 vừa qua vẫn chưa có phát biểu gì mà nói vẫn đang chờ kết quả điều tra. Công ty này cho biết sẽ lấy mẫu vaccine trong lô hàng mà Trung tâm Y tế Quận năm đã mua để làm xét nghiệm độc lập.

Trong khi các cơ quan chức năng đang lo giải quyết hậu quả của tình trạng quản lý lỏng lẻo lâu nay dẫn đến tử vong cho người chủng ngừa, thì dân chúng hoang mang. Những gia đình có con nhỏ phải chủng ngừa thì rất lo ngại khi phải đưa con em đi chích ngừa dù là bệnh gì. Một vị phụ huynh cho biết về tình hình quản lý dược phẩm trong nước: “Giờ phải chờ cho tình hình tạm lắng mới dám cho đi tiêm ngừa lại, chắc cũng phải ba tháng.”

Phát ngôn nhân Dida của đại diện WHO tại Hà Nội thì nói là tổ chức này ủng hộ việc tạm ngưng sử dụng Priorix cho đến khi có điều tra thêm, nhưng không khuyến cáo ngưng các lọai tiêm phòng khác.

Theo qui định của ngành y tế Việt Nam thì vaccine là mặt hàng phải đuợc bảo quản vận chuyển đặc biệt kỹ lưỡng nằm trong dây chuyền lạnh quốc gia. Tức vaccine nhập về tại 4 kho lạnh khu vực đó là Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Dịch Tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Pasteur Sài Gòn.

Tiếp đó đuợc phân về kho lạnh tại các trung tâm y tế dự phòng của các tỉnh, rồi đến tủ lạnh của đội y tế dự phòng quận huyện, cuối cùng là bỏ vào các phích nước đá đưa xuống phường tiêm chủng. Khi bỏ vaccine vào phích đá mang đi tiêm thì chỉ sử dụng trong ngày mà thôi. Nếu nhiệt độ không ổn định thì vaccine hư ngay và không dùng đuợc. Thế nhưng số vaccine mà Trung tâm Y tế Quận năm mua từ Công ty Hòang Đức lại có một số sử dụng trong suốt ba ngày, số còn lại vẫn chưa được cơ quan chức năng cho biết đang đuợc bảo quản ra sao.

Câu 'lợn lành hóa thành lợn què' có thể áp dụng cho truờng hợp nhiều người lo tiêm phòng bệnh nhưng gặp phải lọai thuốc dởm nên tự nhiên thành mắc bệnh, và trong trường hợp cháu bé tại Sài Gòn thì mất mạng. Nếu quả đúng vaccine nhiễm độc tố gây tử vong cho nạn nhân; thì nguyên nhân sâu xa vẫn là sự tắc trách của ngành y tế thành phố.

 

 

Đôi điều cần biết về tiêu chảy

2006.05.05

Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Tại sao lại nói về tiêu chảy? Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy do vi trùng, là một trong những bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam.

 

 

Khi nào thì gọi là tiêu chảy?

Một cách đơn giản, tiêu chảy là tình trạng bị đi cầu nhiều lần hơn với phân lỏng hơn bình thường. Theo một tiêu chuẩn dễ nhớ, việc đi cầu được coi là bình thường khi ta đi cầu dưới ba lần một ngày hoặc trên một lần mỗi ba ngày mà vẫn cảm thấy thoải mái.

Các nguyên nhân thường gặp của tiêu chảy?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nhưng các nguyên nhân thường gặp nhất của tiêu chảy là việc bị nhiễm trùng với vi trùng, siêu vi trùng (còn gọi là vi rus) hoặc ký sinh trùng.

Vi trùng gây ra tiêu chảy bằng cách hoặc là xâm lấn làm tổn thương lớp màng nhầy của ruột, hoặc là sản xuất ra các chất độc làm cho ruột bài tiết ra nhiều nước hơn.

Ngộ độc thức ăn cũng nguyên nhân tương đối thường gặp gây ra tiêu chảy. Ta bị ngộ độc thực phẩm khi ăn nhằm các thức ăn bị nhiễm vi trùng, ký sinh trùng, hoặc các chất độc tiết ra bỡi vi trùng.

Một số nguyên nhân khác gây ra tiêu chảy cấp tính bao gồm thuốc men, viêm ruột già, và sự căng thẳng khiến ta cứ bị “chột bụng”.

Các thuốc thường gây ra tiêu chảy nhất là một số thuốc kháng sinh, thuốc chống a xít trong bao tử có chứa chất magnesium, và các thuốc nhuận trường.

Các triệu chứng nào thường đi kèm với tiêu chảy?

Mời các bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Xin gửi email về Vietweb@rfa.org

Những người bị tiêu chảy thường bị đi phân lỏng hoặc nước. Trong một số trường hợp ít gặp hơn, nếu bị nhiễm các tác nhân gây ra tổn thương niêm mạc ruột, ta có thể bị đi cầu ra chất nhầy và máu. Các triệu chứng khác có thể kèm với tiêu chảy là:

- Đau và quặn bụng
- Ói mữa
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đi tiêu không kiểm soát được, thường gọi là ỉa đùn
- Ói mữa và tiêu chảy nhiều quá có thể gây mất nước. Các dấu hiệu của mất nước có thể là:
- Khô môi, miệng
- Khát nước
- Khô mắt
- Giảm số lượng và số lần đi tiểu

Nếu mất nhiều nước quá có thể gây ra tuột huyết áp khi đang nằm hoặc đứng dậy làm cho chóng mặt, xây xẩm. Nếu nặng quá có thể dẫn đến choáng do mất nước, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong nếu không được bù nước và nâng huyết áp kịp thời và thích hợp

Ở trẻ em nhỏ, bên cạnh các dấu hiệu kể trên, mất nước có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Thóp lõm
- Da nhăn, không căng và đàn hồi như bình thường
- Lờ đờ, bỏ ăn, li bì, khó đánh thức

Tiêu chảy thường kéo dài bao lâu?

Các triệu chứng của tiêu chảy thường nặng nhất trong vòng 24 tiếng đồng hồ đầu tiên. Mặc dù là một số ít trường hợp tiêu chảy cấp có thể kéo dài đến hai tuần, đa số thường bình phục trong vòng ba đến bảy ngày.

Sự bình phục nhanh hay chậm cũng ảnh hưởng nhiều bỡi việc điều trị có sớm và thích hợp hay không.

 

Cách chữa tiêu chảy ?

 

Nếu bị nhẹ, ta có thể tự chữa tại nhà bằng cách:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, và đổi sang ăn các chất lỏng nhẹ.
- Bù nước đầy đủ là điều rất quan trọng.
- Tránh các chất làm mất thêm nước và muối như là cà phê và những chất có chứa chất caffeine như là coca cola chẳng hạn.
- Nếu bị buồn nôn không uống được nước, ta có thể ngậm hoặc mút những miếng nước đá nhỏ

- Khi đã cảm thấy đở hơn, nên bắt đầu chuyển từ từ sang các thức ăn đặc hơn, như cháo đặc, bột ngũ cốc quậy loãng rồi đặc hơn, rồi sang cơm nhão... , rồi cuối cùng là các thức ăn đặc bình thường. Việc chuyển từ từ như vậy có thể giúp giảm bớt các cơn đau quặn bụng hoặc bao tử.Có thể giảm đau quặn bụng bằng cách chườm ấm ở chỗ bị đau quặn.

- Ta cũng có thể dùng các thuốc cầm tiêu chảy mua không cần toa bác sĩ, có bán ở các tiệm thuốc tây.

Điều quan trọng là cần biết khi nào thì cần đi bác sĩ.
- Nên đi bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài hơn 48 tiếng đồng hồ và ta bị sốt trên 38.4 độ C.
- Nên đi bác sĩ ngay nếu thấy có chất nhầy hoặc máu trong phân.
- Trẻ càng nhỏ thì càng nên cẩn thận và đi bác sĩ sớm hơn, nhất là nếu trẻ không chịu ăn uống và ta không thể bù nước bằng đường miệng tại nhà được.

Xin nói chi tiết hơn về cách bù nước khi bị tiêu chảy?

Bù nước có thể nói là điều quan trọng nhất khi bị tiêu chảy. Nếu bị nhẹ, ta có thể:
- Dùng nước súp, nước cháo, nước trái cây.
- Nên dùng xen kẻ các thức uống hơi mặn như súp, nước cà chua, với các thức uống ngọt như nước trái cây. Điều này giúp bù đủ các chất điện giải cho cơ thể.

Nếu bị tiêu chảy nặng, tức là khoảng trên năm lần đi ra phân lỏng một ngày, ta nên dùng các dung dịch điện giải bù nước. Ta có thể mua các dung dịch này ở các tiệm thuốc tây.

Ngoài ra ta cũng có thể làm tại nhà bằng cách trong mỗi lít nước chín, sạch, pha thêm vào nửa muổng cà phê muối, nửa muổng cà phê chất bột tiêu (baking soda), và hai muỗng canh đường. Cần nhớ là các nước trái cây, nước súp... không chứa đúng nồng độ các chất điện giải cần được bù trong các trường hợp tiêu chảy nặng này.

Khi nào thì nên dùng trụ sinh ? Khi nào không nên dùng ?

Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy thường khỏi trong vòng năm ba ngày mà không cần trụ sinh. Tuy nhiên, trụ sinh có thể giúp làm các triệu chứng thuyên giảm trong vòng một ngày. Do đó, trong một số trường hợp như đi du lịch, không có điều kiện chạy ra chạy vào nhà vệ sinh suốt ngày, ta có thể xin bác sĩ cho sẵn các thuốc kháng sinh trị tiêu chảy với các hướng dẫn về cách dùng.

Tuy nhiên, khi dùng cần được sự hướng dẫn bởi bác sĩ để dùng cho đúng thuốc, đúng chỗ. Nếu không ta sẽ vừa bị tốn tiền, có thể chữa không đúng thuốc, đúng bệnh, mà còn góp phần tạo ra các chủng vi trùng bị lờn thuốc.

Khi nào thì nên dùng thuốc cầm tiêu chảy ? Khi nào không nên dùng ?

Các thuốc cầm tiêu chảy như loperamide, diphenoxylate có thể giúp giảm các cơn tiêu chảy, và thường rất hữu ích trong một số tình huống , ví dụ như là khi đang đi du lịch. Ta có thể thử dùng nếu đi tiêu phân lõng, không bị sốt, không có máu hay đàm nhớt trong phân. Các thuốc cầm này chỉ giúp làm giảm các cơn tiêu chảy chứ không trị dứt các cơn nhiễm trùng.

Không nên dùng các thuốc cầm tiêu chảy nếu sốt trên 38.4 độ C (khoảng 101 độ F), khi thấy các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 48 giờ, hoặc nếu trong phân có chất nhầy hoặc máu.

 

Cách phòng tiêu chảy ?

 

Ta có thể phòng tiêu chảy bằng cách giữ vệ sinh, mà những điều căn bản là:

- Rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng, ít nhất là 20 giây, đặc biệt là trước khi ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn, và sau khi đi vệ sinh.

- Tránh ăn thịt tái, sống, tôm cá sống, thức ăn đã dọn ra hơn vài tiếng đồng hồ. Ta có thể phòng tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm bằng cách này.

- Nếu bị đi tiểu chảy tái đi tái lại, nên cố chú ý xem các yếu tố nào có thể gây ra các cơn tiêu chảy đó, ví dụ như là một loại thuốc hay thức ăn nào đó. Sau đó, ta có thể tránh các cơn tiêu chảy đó bằng cách đơn giản là tránh các thứ gây ra các cơn tiêu chảy đó.

Khi đi du lịch, một số điều có thể giúp phòng tiêu chảy:

- Không nên dùng nước đá, vì nước đá có thể được làm từ nước đã bị nhiễm trùng, và do đó sẽ gây ra tiêu chảy, dù là dùng với rượu, hay các loại nước đóng chai

- Các loại nước đóng chai thường tương đối vô trùng. Tuy nhiên nên cẩn thận khi rót ra ly, vì ly có thể được rửa bằng nước không hợp vệ sinh. Tốt nhất là dùng các ống hút, cẩn thận nhất là ống hút sạch mới được lấy ra từ giấy bọc

- Khi nấu sôi nước, nên để sôi ít nhất là năm phút

- Nên ăn trái cây còn vỏ, và tự gọt vỏ để bảo đảm là trái cây không bị nhiễm bẩn

- Cũng nên chú ý tránh sữa hoặc các chất làm từ sữa nếu không biết sữa có được vô trùng đúng cách hay chưa

- Một số thuốc phòng tiêu chảy cũng có thể mua không cần toa tại các tiệm thuốc tây. Tuy nhiên cần chú ý đọc kỹ các hướng dẫn xem trong trường hợp nào thì có thể dùng, dùng như thế nào, và trong những trường hợp nào thì không nên dùng

Khi nào thì nên dùng trụ sinh để ngừa tiêu chảy? Dùng như thế nào?

Chỉ nên dùng khi được cố vấn từ bác sĩ.

Cần nhớ là các thuốc trụ sinh có thể có các tác dụng phụ, như gây ra dị ứng, làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, và do đó dễ bị nám da hơn, hoặc làm tăng khả năng bị nhiễm nấm âm đạo...

Thường thì bác sĩ chú ý đến việc phòng tiêu chảy bằng trụ sinh hơn ở những người đi du lịch mà lại có những tình trạng sức khoẻ dễ trở nên nguy hiểm hơn nếu bị tiêu chảy.

Có nhiều loại trụ sinh khác nhau có thể được dùng, tuy nhiên tất cả đều cần có toa và sự hướng dẫn của bác sĩ.

Có thuốc chủng ngừa tiêu chảy hay không ?

Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy khi đi du lịch, thường bị gây ra nhất bỡi một loại vi trùng có tên là E. coli tiết ra độc tố ruột.

Hiện nay, một số nước đã có thuốc chủng phòng được phần nào loại tiêu chảy do vi trùng này. Một số trong các nước này là Canada, Úc và châu Âu hợp nhất. Tuy nhiên, vẫn còn cần thêm nghiên cứu để cải thiện thuốc chủng này.

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

 

Cách phòng và Trị viêm Tiểu phế quản cấp

2006.04.28

Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng - Trà Mi

 

Các biến chứng của viêm tiểu phế quản cấp?

 

Trong đại đa số các trường hợp ở trẻ vốn vẫn mạnh khoẻ, viêm tiểu phế quản cấp thường tự khỏi mà không có biến chứng gì cả. Tuy nhiên, ở các trẻ bị bệnh nặng, đặc biệt là ở trẻ sinh non, trẻ đã có các bệnh tim phổi hoặc bị suy giảm miễn dịch, biến chứng sẽ dễ xảy ra hơn.

Biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất là trẻ không thở được hoặc bị suy hô hấp cấp. Bị suy hô hấp nặng, trẻ sẽ cần phải được đặt ống thở máy. Khi thở máy, trẻ lại sẽ có thể gặp các biến chứng khác như bị tràn khí vào màng phổi và vào vùng trung thất, tức là vùng giữa hai lá phổi, các biến chứng này cũng rất nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong.

Sau khi khỏi bệnh, trong vòng một hai năm, một số trẻ cũng sẽ hay bị các cơn khò khè như suyễn. Tuy nhiên, có phải viêm tiểu phế quản cấp gây ra suyễn hay không, điều đó vẫn còn là một câu hỏi có trả lời rõ ràng.

Một số nghiên cứu ở Hoa Kỳ cũng cho thấy là trẻ bị viêm tiểu phế quản cũng thường bị viêm tai giữa. Có nghiên cứu ở các trẻ sơ sinh bị nhập viện vì viêm tiểu phế quản, cho thấy là đến 53 phần trăm các trẻ này cũng bị viêm tai giữa trong vòng hai ngày đầu sau khi nhập viện.

Tỉ lệ tử vong của viêm tiểu phế quản cấp?

Theo thống kê của Hoa Kỳ, tỉ lệ tử vong ở trẻ phải nhập viện do viêm tiểu phế quản gây ra bởi vi rút RSV (là loại vi rút thường gây ra viêm tiểu phế quản cấp nhất), là khoảng dưới hai phần trăm.

Nguy cơ dẫn đến tử vong liên quan chặt chẽ với tuổi của bệnh nhân, tuổi càng nhỏ thì sẽ có nguy cơ tử vong càng cao. Trong số tử vong do viêm tiểu phế quản cấp, 79 phần trăm là ở trẻ dưới một tuổi. Trẻ trai có nguy cơ tử vong cao gấp rưỡi trẻ gái.

Ngoài ra, bị các bệnh khác như các bệnh tim phổi, suy giảm miễn dịch, sinh non, nhỏ cân, cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong.

 

Cách điều trị viêm tiểu phế quản cấp?

 

Mời các bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Xin email về Vietweb@rfa.org

Trong đa số các trường hợp, điều quan trọng nhất là nâng đỡ thể trạng bệnh nhân bằng cách cho nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ, chữa các triệu chứng.

Những điều khác mà các bác sĩ cần làm khi bệnh nhân nhập viện, là cho thở dưỡng khí, truyền dịch, cho thuốc dãn phế quản, đặt ống thở máy, cho thuốc trị vi rút, thuốc chống viêm, vân vân. Các cách điều trị này thay đổi tùy theo từng trường hợp bệnh khác nhau.

Khi nào thì cần đem trẻ đến bác sĩ hay bệnh viện?

Các bậc cha mẹ cần chú ý đặc biệt đến điều này, vì nếu không đưa đến bác sĩ hoặc đến bệnh viện kịp lúc, điều đó có thể đánh đổi bằng chính tính mạng của trẻ.

Nói chung cần đưa trẻ đến bác sĩ hay bệnh viện nếu trẻ có vẽ bị nhiễm độc, bỏ ăn, lừ đừ ngủ suốt ngày khó đánh thức, da khô, thóp lõm, sốt cao, hoặc có các dấu hiệu suy hô hấp.

Các dấu hiệu của suy hô hấp khiến ta phải đưa trẻ đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt là:

- Cánh mũi phập phồng khi thở
- Các khoảng giữa các xương sườn hoặc vùng dưới xương ức bị co kéo khi trẻ thở
- Nhịp thở trên 50 đến 70 lần mỗi phút
- Trẻ bị tím môi hoặc đầu các ngón tay, ngón chân

Cũng cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc bệnh viện bất cứ khi nào mà cha mẹ cảm thấy bất lực, không biết hoặc không đủ khả năng chăm sóc trẻ.

Có thể làm gì để trị viêm tiểu phế quản cấp tại nhà? Làm sao để tránh các biến chứng và giảm tỉ lệ tử vong?

Hầu hết các bé bị viêm tiểu phế quản cấp sẽ hoàn toàn hồi phục trong khoảng một đến hai tuần, các vấn đề về hô hấp có thể cải thiện rất nhanh, có khi chỉ trong vòng hai ba ngày.

Ở các trẻ không có các dấu hiệu trầm trọng cần phải đưa đến bệnh viện, như vừa trả lời ở câu hỏi trên, điều quan trọng là nâng đở thể lực của trẻ và trị các triệu chứng bằng cách:

- Cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều

- Cho trẻ uống đủ nước, có thể là nước cháo, nước chanh muối, nước canh, nước súp...

- Dinh dưỡng đầy đủ bằng cách cho ăn uống các thức đủ bổ dưỡng, dễ tiêu, nhiều lần hơn trong ngày, mỗi lần một ít để trẻ có thể tiêu hoá được. Nói chung là nhiều bữa hơn, nhưng bữa nhỏ hơn. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, nên nhỏ nước muối loãng để nước mũi loãng ra, và sau đó hút bằng các bóng bóp.

- Nếu không có các phương tiện trên, cách mà một số bà mẹ ở vùng quê thường làm, là kê miệng vào để hút nước mũi cho con, cũng là một cách được Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới cho là có ích ở những vùng quá thiếu thốn phương tiện. Tuyệt đối không nên dùng các thuốc nhỏ làm khô mũi, có thể gây nguy hiểm.

- Nếu có máy phun hơi nước mát, là điều rất tốt, nếu không, có thể treo các khăn, vải sạch nhúng nước xung quanh giường trẻ để tăng độ ẩm.

- Nếu trẻ bị sốt, không nên “úm” trẻ với nhiều lớp quần áo, chăn mền, cần phải lau, chườm nước ấm ở các vùng toả nhiều nhiệt như nách, cổ, bẹn, trán, và cho thuốc giảm sốt đúng liều. Không nên nhỏ chanh, gừng vào họng, có thể làm trẻ bị sặc, càng nguy hiểm. Nên đưa đi bác sĩ nếu sốt trên khoảng 38.4 độ C.

- Dĩ nhiên, nên tuyệt đối tránh khói thuốc, ngay cả lúc trẻ không bệnh. Vì tuyệt đại đa số các trường hợp viêm tiểu phế quản là do vi rút, thường thì không cần và không nên dùng kháng sinh

Bệnh có hay bị tái đi tái lại hay không ?

Hầu hết các bé sẽ không bị viêm tiểu phế quản do vi rút lại trong cùng một năm. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh có thể sẽ bị các cơn khò khè và ho tái đi tái lại trong vòng vài năm sau đó, mỗi khi các bé bị cảm lạnh. Khi đó, các bác sĩ sẽ trị bằng các thuốc trị suyễn nếu khi trị thử thấy có hiệu quả.

 

Phòng viêm tiểu phế quản cấp bằng cách nào ?

 

Các bậc cha mẹ, nhất là cha mẹ các bé dưới hai tuổi, cần biết các triệu chứng của bệnh này, nhất là các dấu hiệu báo động để có thể đối phó với bệnh thích hợp, tránh các biến chứng hoặc tử vong đáng tiếc.

Cũng như để phòng các bệnh lây qua đường hô hấp khác, cách quan trọng nhất để phòng là rữa tay thường xuyên với xà bông, mỗi lần rữa ít nhất là 20 giây đồng hồ.

Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá cũng là điều rất quan trọng.

Dĩ nhiên, nên cố gắng tránh trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, như là với các anh chị bị lây bệnh khi đi nhà trẻ, cha mẹ, cô, chú, ông, bà, vân vân. Trẻ càng nhỏ, càng yếu, thì càng phải cẩn thận, vì như đã nói, trẻ càng nhỏ, yếu, thì bệnh càng dễ nặng và nguy cơ tử vong càng cao.

Ở một số các bé bị suy giảm miễn dịch, hoặc bị bệnh kinh niên, để giảm nguy cơ phải nhập viện, có khi bác sĩ sẽ phải chích các loại kháng thể chống vi rút RSV. Bác sĩ sẽ là người quyết định trẻ nào cần chích.

Vì các trẻ dưới hai tuổi có nguy cơ cao hơn bị nhập viện do viêm tiểu phế quản do vi rút cúm, theo khuyến cáo của Hoa Kỳ, các trẻ từ 6 đến 23 tháng cần được chích ngừa cúm hàng năm.

Cho tới nay, nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản thường gặp nhất là vi rút RSV và parainfluenza, tuy nhiên vẫn chưa có thuốc chủng ngừa các loại vi rút này.

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp

 

 

Giới trẻ Việt Nam chưa hiểu biết nhiều về căn bệnh HIV/AIDS

2006.04.25

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Muốn khống chế sự lây lan của căn bệnh HIV/AIDS, Châu Á cần phải xoá bỏ những quan niệm cấm kỵ khi nói về tình dục cũng như các định kiến kỳ thị bệnh nhân AIDS. Đó là cảnh báo của các chuyên gia quốc tế đối với khu vực đang có tỷ lệ phát tán virus HIV nhanh nhất trên thế giới hiện nay, với phân nửa các ca lây nhiễm mới là trong giới trẻ, đặc biệt trong độ tuổi từ 14-24.

Mức độ hiểu biết của thanh niên Việt Nam về căn bệnh này ra sao? Các hoạt động phòng chống cũng như những khó khăn hiện nay trong công tác giáo dục, tuyên truyền về AIDS tại Việt Nam là gì? Trà Mi đã trao đổi với bác sĩ Nhân, cán bộ chương trình phòng chống HIV/AIDS tại TPCHM liên quan đề tài này:

Trà Mi: Là một người công tác trong lĩnh vực giáo dục, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, bác sĩ đánh giá như thế nào về sự hiểu biết của giới trẻ hiện nay về căn bệnh AIDS, họ có đủ hiểu biết về căn bệnh này chưa?

Bác sĩ Nhân: Chưa, vì các hoạt động truyền thông phòng ngừa thay đổi hành vi hãy vẫn còn nhiều đối tượng cần được tiếp cận. Như vậy, nhu cầu vẫn còn thì thực trạng vẫn còn.

Trà Mi: Tỷ lệ thanh niên Việt Nam hiểu rõ về HIV/AIDS chiếm tỷ lệ bao nhiêu, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nhân: Thông tin đó thì không có. Ở Việt Nam không làm nghiên cứu thăm dò về mảng này vì mấy nghiên cứu đó đòi hỏi phải có phương pháp, có tài trợ mà bên mình không có nên không làm được.

Trà Mi: Thưa tại Việt Nam đối tượng nhiễm AIDS nhiều nhất trong khoảng độ tuổi nào?

Bác sĩ Nhân: Vẫn tập trung ở độ tuổi 17, 18, 19. Đỉnh cao tính chung cả nước thì từ 18-49, nhưng nếu chia ra theo từng nhóm tuổi từng 10 năm thì lứa tuổi từ 19-29 là cao nhất .

Trà Mi: Hiện giờ những công tác tuyên truyền phòng chống AIDS được thực hiện như thế nào, dưới hình thức ra sao?

Bác sĩ Nhân: Một là dạng tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng, tiếp cận, phổ biến 1 chiều, tức mình rãi bướm và phát phương tiện ai thấy cần thì lấy. Còn dạng thứ hai là khu trú tiếp cận những đối tượng nguy cơ cao.

Kế nữa là phương pháp truyền thông phòng chống phải đi kèm với điều trị bệnh lây truyền qua tình dục và chăm sóc bệnh nhân AIDS đi kèm với nhau, không tách rời, khác với trước kia chỉ tuyên truyền một chiều không thôi. Mình thành lập mạng lưới tập trung những đối tượng nguy cơ, đào tạo và biến họ thành những giáo dục viên đồng đẳng đi tuyên truyền.

Trà Mi: Thế còn mảng giáo dục trong nhà trừơng thì sao, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nhân: Các tài liệu về HIV trong nhà trường cũng có nhưng sơ sài lắm. Cách giáo dục thì dưới dạng nói chuyện chuyên đề nhưng thấy không rõ ràng, không được sự chăm chút vì người ta coi đối tượng này là đối tượng cũng tạm ổn, không thuộc nguy cơ cao, thành ra không chú ý lắm.

Trà Mi: Xin hỏi thăm bác sĩ về những khó khăn trong công tác giáo dục tuyên truyền phòng chống AIDS ở Việt Nam hiện nay là gì?

Bác sĩ Nhân: Thứ nhất là phân biệt đối xử vì người ta thừơng quan niệm những người mắc bệnh là những người có hành vi xấu. Cho nên ngừơi ta rất ngại khi nói đến vấn đề này.

Trà Mi: Đối với những định kiến như vậy, làm thế nào để có thể xoá bỏ?

Bác sĩ Nhân: Phưong pháp chính hiện nay là tạo những nhóm giáo dục viên đồng đẳng thành đội ngũ tuyên truyền viên. Họ là những nhân chứng sống thì họ tuyên truyền dễ hơn và tâm lý hơn.

Nếu Việt Nam được có thuốc men đầy đủ điều trị thì sẽ ảnh hửơng tốt đến sức khỏe và tuổi thọ những đối tượng đó, thì họ sẽ giúp công tác tuyên truyền nhiều hơn, ngoài ra sẽ tạo hình ảnh người bị bệnh không đến nỗi tệ quá, ngừơi ta vẫn có thể tham gia vào các hoạt động xã hội được và tự kiếm sống được thì rất tốt.

Trà Mi: Nói về mặt nhà nước, bác sĩ có nghĩ nên có những phương pháp cụ thể giúp xoá bỏ định kiến đối với những người bị AIDS?

Bác sĩ Nhân: Nên làm lại luật phòng chống ban hành từ 1985 đã quá cũ và không hiệu lực… Hơn 10 năm rồi mà chưa làm tổng kết được để thay đổi luật cũng là một điều yếu…

Trà Mi: Theo bác sĩ thì vì sao luật này đã có trên 10 năm mà vẫn không mấy hiệu lực?

Bác sĩ Nhân: Chủ yếu vì bộ phận thi hành luật chưa nghiêm minh. Những biện pháp xử phạt không rõ ràng. Không có thông tư dưới luật để hướng dẫn thực thi…

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian cho cuộc trao đổi hôm nay.

 

Viêm tiểu phế quản cấp và Hậu quả của cắt túi mật

2006.04.21

Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng - Trà Mi

 

Hậu quả của cắt túi mật

 

Hỏi: Tôi đã đi cắt túi mật, vậy tôi có bị ảnh hưởng gì trong tương lai không? Và tôi có cần làm gì trong tương lai không? Kiêng cử ăn uống hay phải làm gì? Tôi cảm thấy từ ngày tôi đã cắt đi túi mật, tôi đã bị nóng rất nhiều, không được như trước, khi ngủ nóng cả người và mặt mày bị nổi mụn rất nhiều, đây có phải là những hậu quả của việc cắt túi mật hay không?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp: Túi mật là một cơ quan không phải là không thể thiếu được, do đó, hiện nay phương thức điều trị tiêu chuẩn cho những bệnh nhân bị sỏi túi mật có triệu chứng là cắt bỏ nó đi cùng với những viên sỏi bên trong.

Việc túi mật bị cắt bỏ thường không ảnh hưởng hoặc nếu có thì chỉ ảnh hưởng đôi chút trong việc tiêu hoá. Ở khoảng 50 phần trăm các bệnh nhân bị cắt bỏ túi mật, họ có thể có các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, nhưng hầu hết thường nhẹ, và do đó thường không cần phải kiêng cử ăn uống gì cả. Nếu muốn, ta có thể ăn ít đi các thức gây ra các triệu chứng kể trên, rồi tăng lên từ từ để cơ thể dần dần tái thích nghi với các thức ăn đó.

Có một vài báo cáo cho rằng việc túi mật bị cắt bỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột già, vì mật bị chảy thẳng vào ruột già một cách kinh niên. Tuy nhiên, các báo cáo này bị nhiều chuyên gia cho rằng không chính xác. Dù sao, nếu có tăng nguy cơ ung thư ruột già theo các báo cáo đã đề cập bên trên, thì cũng chỉ là sự gia tăng đôi chút nguy cơ ung thư phần bên phải của ruột già.

Tôi không tìm thấy nghiên cứu nào cho thấy việc cắt túi mật làm cho bị nóng khi ngủ và mặt mày nổi mụn. Về mặt lý thuyết, mật cũng chỉ giúp vào việc tiêu hoá chứ không ảnh hưởng đến thân nhiệt hay các thay đổi ở da. Khi bị ứ mật trong máu, một chất gọi là bilirubin, có thể gây ngứa, nhưng chất này không gây ra mụn. Hơn nữa việc cắt bỏ túi mật thường không dẫn đến việc ứ mật gây ra ngứa (chứ không phải mụn) kể trên.

 

Viêm tiểu phế quản cấp

 

Tại sao lại nói về viêm tiểu phế quản cấp? Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở người Việt Nam, dựa theo thống kê của bộ y tế Việt Nam.

Mời các bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em nhỏ, không biết nói, và do đó các bậc cha mẹ cần hiểu về căn bệnh này để biết đối phó thích hợp hầu tránh các hậu quả tai hại không đáng có.

Viêm tiểu phế quản cấp là gì?

Viêm tiểu phế quản là một phần của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Đường hô hấp bắt đầu từ mũi, qua họng, xuống thanh quản, khí quản, hai phế quản để dẫn khí vào hai phổi, rồi sang các nhánh nhỏ hơn gọi là tiểu phế quản để đi sâu vào các thuỳ của phổi, xuống các phế nang, là nơi mà dưỡng khí được trao đổi với thán khí của cơ thể để được đưa ngược ra mũi để thở ra trước khi tiếp tục hít dưỡng khí vào.

Viêm tiểu phế quản cấp là tình trạng viêm sưng cấp tính của lớp màng nhầy lót các tiểu phế quản.

Viêm tiểu phế quản thường được chẩn đoán ở trẻ nhỏ, bị khò khè, mà không thể được giải thích bỡi các bệnh gây khò khè khác như viêm phổi hoặc bị hen suyễn.

Trẻ em tuổi nào thường bị viêm tiểu phế quản nhất?

Viêm tiểu phế quản thường ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ từ sơ sinh đến hai tuổi. Ở các vùng ôn đới, bệnh thường gặp nhất là trong mùa lạnh, còn ở các vùng nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới, bệnh thường bùng phát vào mùa mưa. Trong một số nghiên cứu ở Hoa Kỳ, viêm tiểu phế quản chiếm đến 60 phần trăm các trường hợp viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em dưới một tuổi.

Bệnh nặng hay vừa thường cần phải nhập viện, bệnh nhẹ có thể được chữa ở nhà, thường gặp nhất ở tuổi hai đến sáu tháng, và chiếm tỉ lệ cao ở trẻ em dưới năm tuổi.

Bệnh nhân càng nhỏ thì càng dễ bị nhập viện hơn. Trong một nghiên cứu lớn ở Hoa Kỳ, kéo dài đến 17 năm, từ 1980 đến 1996:

- Tỉ lệ cần phải nhập viện ở trẻ dưới một tuổi chiếm đến 81 phần trăm tổng số các trường hợp cần nhập viện do viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản. Photo courtesy healthgate.partners.org

- Và tỉ lệ phải nhập viện ở trẻ dưới sáu tháng chiếm đến 57 phần trăm các trường hợp nhập viện do viêm tiểu phế quản

Các nguyên nhân thường gặp của viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em?

Ở trẻ em nhỏ, là lứa tuổi thường bị viêm tiểu phế quản cấp nhất, nguyên nhân thường gặp nhất là một loại vi rút (còn gọi là siêu vi trùng) có tên gọi chuyên môn là RSV. Loại vi rút này thường chỉ gây cảm nhẹ ở người lớn hoặc trẻ lớn, nhưng có thể gây triệu chứng nặng hơn nhiều ở trẻ nhỏ.

Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị nhiễm loại vi rút này hơn, là những trẻ đi nhà trẻ, ở nhà có đông người, có các anh chị đi nhà trẻ, bị hít khói thuốc. Ngay cả nếu không có yếu tố nguy cơ nào như kể trên, theo các thống kê ở Hoa Kỳ, thường thì đến khi lên ba tuổi, trẻ cũng đã bị nhiễm vi rút RSV ít nhất là một lần.

Các nguyên nhân gây ra viêm ra tiểu phế quản ở trẻ nhỏ ít gặp hơn, là các loại vi rút khác có tên gọi là adenovirus, parainfluenza, vi rút cúm... Một loại vi trùng thỉnh thoảng cũng có thể gây ra các cơn khò khè ở trẻ em, là loại vi trùng viêm phổi có tên gọi là Mycoplasma.

Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em thường biểu hiện ra sao?

Trong các trường hợp điển hình, thường gặp nhất do loại vi rút RSV gây ra, ở các trẻ sơ sinh, đầu tiên các bé thường chỉ có các triệu chứng như bị cảm nhẹ thông thường. Tuy nhiên, sau khoảng hai đến ba ngày, triệu chứng có thể trở nặng lên, bao gồm sốt, chảy mũi nặng, ho nặng, tiếng ho lớn và khô, được mô tả như là tiếng chó sủa, bị khò khè, thở nhanh và nông. Nặng hơn, bé có thể sẽ bỏ ăn, bỏ chơi, có vẽ lo lắng, sợ hãi.

Hầu hết các bé sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng một đến hai tuần, các triệu chứng khó thở có thể được cải thiện trong vòng vài ba ngày.

Nếu khó thở nặng, ta có thể nhìn thấy cánh mũi của bé phập phồng, các xương sườn và khoảng giữa các xương sườn, cũng như lõm trên xương đòn gánh ở vai, bị co kéo mỗi khi bé thở, khoảng bụng dưới chấn thủy bị co kéo. Bé có thể bị tím, tái ở môi, các đầu ngón tay. Ngay khi vừa mới thấy các dấu hiệu khó thở , cha mẹ cần đưa bé đi bệnh viện hoặc gặp bác sĩ ngay.

Cần chú ý là nhiều khi, do tiểu phế quản viêm nặng quá, ta có thể không nghe được tiếng khò khè, do đó, nếu thấy bệnh có vẽ trở nặng, bé bỏ ăn, bỏ chơi, lo lắng, sợ hải, tốt nhất là nên cho đi gặp bác sĩ ngay.

Trong các trường hợp vừa hoặc nặng, bé có thể cần phải được nhập viện để được điều trị thích hợp và giảm nguy cơ tử vong do suy hô hấp cấp tính.

Một số nghiên cứu ở Hoa Kỳ cũng cho thấy là trẻ bị viêm tiểu phế quản cũng thường bị viêm tai giữa. Có nghiên cứu ở các trẻ sơ sinh bị nhập viện vì viêm tiểu phế quản, cho thấy là đến 53 phần trăm các trẻ này cũng bị viêm tai giữa trong vòng hai ngày đầu sau khi nhập viện.

Bệnh thường bị nặng ở những trường hợp nào?

Độ nặng của bệnh phụ thuộc vào một số yếu tố: - Tuổi của bé càng nhỏ thì càng dễ bị nặng hơn
- Bé cũng sẽ dễ bị nặng hơn nếu đã có sẵn các bệnh khác như bệnh tim bẫm sinh, bệnh phổi mạn tính, bị suy giảm miễn dịch
- Trẻ sinh non, phổi chưa đủ trưởng thành cũng sẽ dễ bị nặng
- Trong một số nghiên cứu, triệu chứng sốt cao trên 38 độ C hoặc hai lần đo trên 37.8 độ C ở trẻ sơ sinh, cũng là một yếu tố giúp tiên đoán bệnh sẽ có thể nặng hơn

Các trường hợp nặng cũng thường gặp hơn ở các em trai so với các em gái, ở các trẻ sống ở các vùng đô thị (thường bị ô nhiễm hơn) so với các trẻ ở thôn quê.

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

 

Hậu quả của cắt Amiđan và trị bệnh viêm phế quản cấp

2006.04.14

Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng - Trà Mi

 

Hậu quả của cắt Amiđan

 

Hỏi: “Như đã biết Amiđan sẽ có chức năng tạo ra một phần trong hệ miễn dịch của cơ thể. Trong trường hợp phải cắt bỏ Amiđan thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những lần nhiễm trùng về sau, và tuổi thọ của người đã bị cắt Amiđan với người chưa bị cắt Amiđan có chênh lệch quá lớn?

 
 

Bệnh viêm phế quản cấp. Photo courtesy childrenscentralcal.org

Đáp: Có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của việc cắt bỏ amiđan với tỉ lệ viêm họng tái phát. Trong một nghiên cứu tương đối điển hình trên 187 trẻ bị nhiễm trùng họng tái phát nhiều lần, kết quả cho thấy, so với trẻ cũng bị nhiễm trùng tương tự mà không được cắt amiđan:

- Tỉ lệ nhiễm trùng họng trong vòng hai năm đầu sau khi cắt amiđan thấp hơn một cách đáng kể ở nhóm được cắt so với nhóm không được cắt amiđan.

- Sự khác nhau ở năm thứ ba không đáng kể bằng, dù rằng nhóm được cắt cũng có tỉ lệ nhiễm trùng ít hơn.

- Tuy nhiên, ở nhóm được cắt amiđan, tỉ lệ bị các biến chứng liên quan đến phẩu thuật này lên đến 14 phần trăm, dù rằng tất cả các trường hợp biến chứng này đều được chữa trị thoả đáng hoặc tự khỏi.

- Ngay ở nhóm bị viêm amiđan tái phát trầm trọng nhiều lần mà không được cắt amiđan, số lần nhiễm trùng vào các năm sau đó cũng thường giảm xuống đáng kể với các điều trị không phẩu thuật.

- Do đó mà chỉ định cho việc cắt amiđan tương đối giới hạn: chỉ nên cắt khi bị viêm amiđan hơn sáu lần trong một năm hay ba, bốn lần mỗi năm trong hai năm liên tiếp.

Mời quý thính giả tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Chúng tôi chưa đọc được nghiên cứu nào khảo sát về sự khác nhau về tuổi thọ giữa người được cắt amiđan với người không bị cắt amiđan.

 

Chẩn đoán và trị viêm phế quản cấp

 

Xin nói chi tiết hơn về các nguyên nhân của viêm phế quản cấp? Nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm vi rút ở đường hô hấp trên. Trong một số trường hợp, viêm phế quản cấp có thể gây ra bỡi vi trùng, đôi khi do những vi trùng thường gây ra viêm phổi.

Tuy nhiên các trường hợp này thường chỉ xảy ra ở những người đã bị tổn thương đường hô hấp trên (như là những người bị đục lổ ở khí quản hay những người đã bị đặt ống thở máy, trong các trường hợp suy hô hấp trầm trọng), hoặc ở những người viêm phế quản mạn tính trở nên trầm trọng lên

Viêm phế quản do vi rút thường do những vi rút nào? Có loại nào nguy hiểm cần phải chú ý hơn? Thường được điều trị ra sao?

Các vi rút thường gây ra viêm phế quản cấp cũng thường là các vi rút thường gây ra viêm đường hô hấp trên.

Trong số đó, vi rút gây ra cúm được coi là tương đối nguy hiểm hơn, vì nó gây ra tỉ lệ bị bệnh nặng hoặc tử vong cao hơn. Đặc điểm của viêm phế quản gây ra do vi rút cúm là ho có đờm, sốt và các triệu chứng cúm thường gặp khác như đau nhức mình mẩy, xảy ra trong mùa cúm. Nếu được trị trong vòng 48 tiếng đồng hồ đầu tiên với các thuốc diệt vi rút cúm, bệnh có thể sẽ nhẹ hơn và mau hết hơn.

Viêm phế quản do vi trùng thường do những vi trùng nào? Các triệu chứng có khác với viêm phế quản do vi rút hay không? Và giữa các loại vi trùng, triệu chứng khác nhau như thế nào?

Trong một tổng hợp tất cả các nghiên cứu đã được công bố tư năm 1966 đến 195, ba loại vi trùng thường gây ra viêm phế quản cấp và nhạy với thuốc kháng sinh nhất là Mycoplasma pneumonia, Chlamydia pneumonia và vi trùng gây ho gà. Ngay cả ở những người đã được chích ngừa ho gà, cũng có thể bị viêm phế quản do vi trùng này.

Các trường hợp viêm phế quản do vi trùng kể trên thường gây ra triệu chứng ho kéo dài hơn vài tuần. Do đó nếu thấy ho, sốt hơn vài tuần không khỏi với các thuốc cảm thông thường, ta nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.

Điều trị các loại viêm phế quản do vi trùng khác nhau này có khác nhau hay không?

Điều giống nhau trong việc điều trị các bệnh gây ra do vi trùng, là việc cần dùng kháng sinh. Đối với vi trùng khác nhau, có thể cần các loại kháng sinh khác nhau. Kháng sinh nên được kê toa bỡi bác sĩ, và do đó ta không thật cần thiết phải biết tên các kháng sinh này.

Viêm phế quản thường gây ra ho là triệu chứng chính. Những bệnh nào cũng thường gây ra ho, chữa trị ra sao?

Các bệnh đường hô hấp thường gây ra ho, trong đó các bệnh tương đối nguy hiểm là viêm phổi, lao phổi và cúm.

Nhiều trường hợp ho mạn tính, tức là ho kéo dài trên ba tuần thường được gây ra bỡi hội chứng nhỏ giọt sau mũi, suyễn, và bệnh trào ngược a xít từ bao tử lên thực quản. Trong một nghiên cứu các trường hợp ho kéo dài trung bình là trên bảy năm, ba nguyên nhân trên chiếm đến 90 phần trăm các nguyên nhân.


- Hội chứng nước mũi nhỏ giọt từ lỗ mũi sau xuống họng,
- Gây ra triệu chứng dính dính ở họng khiến bệnh nhân cứ phải khịt mũi, hắng giọng
- Hội chứng này có thể gây ra bỡi cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm xoang, một nhóm thuốc trị cao huyết áp

Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các cách điều trị khác nhau:

- Hen suyễn
- Thường gây ra triệu chứng khò khè, nhất là khi thở ra
- Cách giản tiện nhất để chẩn đoán bệnh này là bác sĩ cho dùng thử thuốc trị suyễn trong vòng khoảng một tuần, nếu thấy bệnh thuyên giảm, thì nhiều khả năng đó chính là bệnh suyễn
- Có nhiều xét nghiệm, thử chức năng phổi, có thể giúp xác định chẩn đoán suyễn, tuy nhiên cách giản tiện nhất và tốt nhất đang được sử dụng, chính là điều trị thử, nếu bệnh khỏi trong vòng một tuần với thuốc suyễn, chẩn đoán có thể được xác định

Bệnh trào ngược acid từ bao thử lên thực quản và họng. Là một nguyên nhân rất thường gặp của ho, có thể xảy ra trong đến 40 phần trăm các bệnh nhân bị ho mạn tính. Triệu chứng thường gặp là ợ chua, tuy nhiên vẫn có tới 40 phần trăm các bệnh nhân bị bệnh trào ngược axít mà lại không có triệu chứng ợ chua. Cách chẩn đoán tốt nhất vẫn là điều trị thử

Xin tóm tắt những điều quan trọng nhất

Viêm phế quản cấp thường gây ra bỡi vi rút và đa số có thể tự khỏi, chỉ cần trị bằng các thuốc chữa triệu chứng, có thể tự khỏi.

Tỉ lệ bị viêm phế quản cấp do vi trùng rất thấp. Do đó không bắt buộc cứ thấy ho, đau họng, có đàm là phải uống kháng sinh. Chỉ nên uống kháng sinh khi được khám và kê toa bởi bác sĩ.

Nếu thấy ho kéo dài trên vài tuần hoặc ho với sốt cao, khó thở, nên đi gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ của quí vị để được thăm khám trực tiếp.

 

Người dân Việt Nam không quan tâm đến những tác hại của thuốc lá

2006.04.09

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Nguyên nhân vì người dân chưa hiểu rõ được hết những tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ hay là vì hút thuốc đã trở thành thói quen không thể thiếu của đàn ông Việt Nam?

Trao đổi với chúng tôi, anh Toàn, một cán bộ y tế thuộc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ thành phố nhận định về tình hình hút thuốc lá tại Việt Nam cũng như những nguyên nhân nguyên nhân khiến cho tỷ lệ tìm đến khói thuốc ngày một gia tăng:

“Tình trạng hút thuốc lá tại Việt Nam vẫn còn rất phổ biến ngay cả những nơi công cộng và những nơi cấm hút thuốc mà người ta vẫn thản nhiên hút thuốc. Nguyên nhân thứ nhất có lẽ vì ý thức người dân chưa cao, môi trường dễ bị tác động bởi những người xung quanh.

Các phương tiện truyền thông có đề cập đến tác hại của thuốc lá nhưng không nhiều và không đủ mạnh để tác động vào ý thức của người dân. Chỉ là tuyên truyền suông thôi mà không đi sâu vào thực tế, không có luật nghiêm và biện pháp chế tài xử phạt. Ngoài ra, những người lớn không làm gương cho thế hệ trẻ.

Ở Việt Nam độ chừng 10 tuổi là có thể bắt đầu hút thuốc lá rồi. Rất nhiều em cấp hai tập tành hút thuốc. Trẻ em cứ cầm tiền ra ngoài là mua được rượu mua được thuốc, không có luật lệ nào cấm đoán cả.”

Đó là nhận xét của một người công tác trong lĩnh vực tuyên truyền-giáo dục y tế cộng đồng về tình trạng hút thuốc lá tại Việt Nam.

Thế còn chính những người làm bạn với khói thuốc, có phải vì họ không hiểu rõ những tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ hay là vì hút thuốc đã trở thành thói quen cố hữu? Trà Mi có dịp hỏi thăm ông Tám Nâu, một nông dân tại Đồng Tháp quanh năm vất vả đồng áng, chỉ biết mượn khói thuốc làm bạn giải khuây. Ông cho biết.

Ông Tám Nâu: Mỗi ngày hút gần một gói thuốc. Có chuyện buồn còn hút nhiều hơn nữa. Dân ở đây ai cũng hút hết trơn. Sáng dậy lớn nhỏ đều uống ly cà phê là phải có điếu thuốc hút, không có thì buồn miệng lắm…

Trà Mi: Ông có biết là thuốc lá có những ảnh hửơng không tốt nguy hại đến sức khoẻ của mình không?

Ông Tám Nâu: Có biết chứ. Hút vô nhiều khi mệt, khó thở, đàm nhiều, nhiều khi nó làm mình mất trí nhớ, bần thần trong người..biết là sau này nó sẽ ung thư , ai cũng biết vậy mà vẫn hút như thường. Bỏ không được…Làm sao bỏ?

Trà Mi: Thế ông có nghe nói đến những loại thuốc hoặc kẹo ngậm giúp cai nghiện thuốc lá không?

Ông Tám Nâu: Không nghe nói. Không ai phản ứng vụ đó hết. Nhiều người hút lắm. Sáng dậy mà không có điếu thuốc thì chịu không được. Con nít ở đây 13,14 tuổi biết hút thuốc rồi…

Những biện pháp nào có thể giúp giải quyết tích cực tỷ lệ hút thuốc càng ngày càng gia tăng tại Việt Nam? Giới chuyên môn có những đề nghị gì? Anh Toàn cho biết quan điểm của mình: (Xin theo dõi toàn bộ phần âm thanh bên trên)

Tuy có thể phòng ngừa được, nhưng thuốc lá hiện vẫn là nguyên nhân gây chết người hàng đầu trên thế giới. Nó không những ảnh hửơng trực tiếp lên những người hút mà còn gây tác hại đến những người bị hít phải khói thuốc. Ở Việt Nam, đa số trường hợp ung thư phổi là do thuốc lá gây ra, nhất là ở nam giới.

 

Chứng Ù Tai và Viêm Phế Quản Cấp

2006.04.07

Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng - Trà Mi

 

Chứng Ù Tai

 

Câu hỏi của thính giả: Xin cho biết nguyên nhân gây ra ù tai, bị lâu ngày có ảnh hưởng đến sức khoẻ không, và cách chữa trị ra sao?

 

Chứng Ù Tai. Photo courtesy American Hearing Research Foundation.

Đáp: Ù tai có thể biểu hiện ra sao. Ù tai có thể là tiếng “u u”, reng như tiếng chuông, “xì xì” như gió thổi, hoặc có thể là những tiếng động khác mà ta cảm nhận được trong khi không có tiếng động nào như vậy bên

như vậy bên ngoài lúc đó cả. Nó có thể là cảm giác của cả hai tai hay chỉ một tai, nghe như ở trong đầu hay từ xa xăm.

Ù tai có thể liên tục hay không liên tục. Dù cả hai đều có thể làm cho người bị ù tai rất khó chịu, loại ù tai không liên tục, lúc có lúc không, thường không liên quan đến các vấn đề sức khoẻ ít trầm trọng hơn.

Theo một số thống kê ở Hoa Kỳ, có tới khoảng một phần sáu dân số Mỹ bị ù tai, trong số đó, có khoảng một phần tư bị ù tai trầm trọng đến mức làm cản trở các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Ù tai thường gặp hơn ở đàn ông, và thường gặp hơn ở người lớn tuổi. Cũng theo một số nghiên cứu ở Mỹ, ù tai thường gặp nhất trong khoảng tuổi 40 đến 70, trong đó, chỉ một phần trăm những người dưới 45 tuổi có bị ù tai, tỉ lệ này là 12 phần trăm ở những người từ 60 đến 69 tuổi, và 25 đến 30 phần trăm ở những người 70 đến 79 tuổi.

Nguyên nhân của chứng ù tai

Đầu tiên cần phân biệt giữa ù tai với ảo thính. Ù tai đã được định nghĩa trên đây, còn ảo thính là cảm giác nghe thấy những tiếng động có ý nghĩa, như có ai nói gì đó với ta, hoặc tiếng nhạc, trong khi thật sự không có những tiếng động đó.

Mời các bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Ảo thính có thể là một trong những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, hoặc do một số bệnh tâm thần hay thể chất khác, nó cũng có thể là biến chứng của một số thuốc.

Có thể phân biệt ù tai thật sự thành hai nhóm chính: chủ quan và khách quan

Ù tai khách quan

Là loại ù tai mà không chỉ bệnh nhân, mà cả bác sĩ cũng có thể nghe thấy. Loại này hiếm gặp, thường gây ra bỡi các rối loạn về mạch máu hoặc các cơ thần kinh, u bướu trong đầu, cổ, hay não, hoặc các khiếm khuyết của một số cấu trúc của tai. Ù tai có thể cảm giác như mạch đập, hoặc có thể đồng nhịp với nhịp tim. Bị ù tai như tim đập cần được chẩn đoán bỡi bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt, vì đây có thể là triệu chứng của một bệnh nguy hiểm.

Ù tai chủ quan

Là những tiếng ù chỉ có bệnh nhân cảm thấy. Loại này chiếm đại đa số (95 phần trăm) các trường hợp ù tai. Trong số này, hơn 60 phần trăm trường hợp không thể tìm ra nguyên nhân dù là có làm các xét nghiệm phức tạp. Trong số các trường hợp có thể tìm ra nguyên nhân, các nguyên nhân thường gặp nhất là:

Do tuổi cao. Một phần của ù tai có thể liên quan với sự lãng tai ở người lớn tuổi do sự thoái hoá của thần kinh liên quan đến thính giác

Do ảnh hưởng của tiếng ồn quá độ. Ví dụ như những công nhân làm việc trong các hãng xưởng với nhiều máy móc ồn ào, nhạc sĩ nhạc rock, lính trận thường xuyên phải chịu đựng tiếng súng, những người làm trong phi trường, vân vân
- Bệnh Méniere, là một bệnh của tai trong, với các cơn chóng mặt, mất thính lực, ù tai
- Do ráy tai hoặc dị vật làm nghẹt tai
- Bất thường của ống tai
- Viêm tai giữa đi kèm với tràn dịch gây ra điếc do tổn thương sự dẫn truyền tiếng động trong tai
- Xơ cứng các xương tai, cũng là một nguyên nhân gây điếc do tổn thương sự dẫn truyền tiếng động trong tai
- Do thay đổi của huyết áp
- Các bệnh nội tiết, như bệnh tiểu đường hay các bất thường của tuyến giáp
- Tổn thương vùng đầu cổ
- Bất thường của vùng khớp hàm thái dương

Thuốc men, cũng là một trong các thủ phạm rất thường gặp gây ra ù tai. Một số thuốc thường gặp có thể gây ra ù tai:

- Aspirin
- Một số thuốc chữa cao huyết áp
- Một số thuốc kháng sinh
- Một số thuốc trị trầm cảm và lo lắng
- Một số thuốc antihistamine
- Một số thuốc giảm đau, chống viêm
- Một số thuốc an thần
- Bướu thần kinh thính giác, nếu không được cắt bỏ kịp thời, có thể chèn ép thần kinh, gây điếc

Ảnh hưởng của chứng ù tai đến sức khoẻ

Triệu chứng ù tai, có thể gây ra nhiều vấn đề, ví dụ:
- Mất ngủ
- Mất tập trung
- Trầm cảm
- Bực bội, vân vân
- Ngoài ra, các bệnh gây ra ù tai, cũng có thể gây ra điếc, chóng mặt, buồn nôn...

Cách chữa chứng ù tai:

Điều quan trọng nhất là chữa nguyên nhân kịp thời và thích hợp, đặc biệt là những người bị ù tai không cân xứng giữa hai tai, hoặc chỉ bị ù một bên tai, hoặc bị ù tai liên tục. Nếu bác sĩ chuyên khoa tai không tìm ra nguyên nhân của ù tai, một số phương pháp có thể giúp làm giảm ù tai, dù nhiều phương pháp chưa được chứng minh rõ ràng bằng các nghiên cứu khoa học. Một số trong số này có thể được tự thực hiện ở nhà một cách dễ dàng. Ví dụ như:

- Thể dục đều đặn, giúp cho máu đến vùng đầu cổ đầy đủ hơn
- Tránh rượu và những thứ có rượu, thuốc lá, chất caffeine, phó mát. Vì các thứ này có thể làm ù tai tệ hơn
- Ăn bớt mặn
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Tránh tiếng ồn
- Kiểm soát huyết áp đúng mức
- Thư giãn, ví dụ như tập dưỡng sinh
- Dùng các tiếng động nhẹ nhàng khác để “đè” tiếng ù, như nghe nhạc nhẹ, dùng tiếng quạt máy, nhất là vào giờ đi ngủ
- Các bác sĩ cũng có thể dùng thuốc men hoặc một số phương pháp chuyên môn khác để giúp ta giảm hoặc khỏi ù tai.

 

Viêm Phế Quản Cấp

 

Tại sao lại nói về viêm phế quản cấp? Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam Đây cũng là một trong những tình trạng khiến bệnh nhân đến thăm bác sĩ nhiều nhất. Mặc dù viêm phế quản cấp thường gây ra bỡi vi rút, bệnh nhân thường được cho kháng sinh. Và, do đó, đây cũng là một trong những tình trạng mà kháng sinh bị lạm dụng nhiều nhất.

Phế quản là gì?

Phế quản cũng thường được gọi là cuống phổi, là hai ống lớn nhất nối khí quản với phổi. Không khí sau khi được hít qua mũi hoặc miệng, sẽ qua họng, xuống thanh quản, khí quản, rồi qua phế quản trước khi vào các nhánh dẫn khí nhỏ hơn, để vào phổi.

Viêm phế quản cấp là gì?

Là tình trạng bị viêm cấp tính của phế quản. Thường gây ra ho, có đàm, thường xảy ra trong bệnh cảnh của một trận cảm, viêm đường hô hấp trên, tức là viêm mũi, họng, amiđan.

X quang phổi loại trừ viêm phổi sẽ giúp khẳng định chẩn đoán của viêm phế quản. Tuy nhiên, bác sĩ thường không cần phải dùng đến phim X quang phổi để chẩn đoán viêm phế quản.

Viêm phế quản cấp cần được phân biệt với viêm phế quản mạn ở những người hút thuốc hoặc bị các bệnh phổi kinh niên. Viêm phế quản mạn cũng gây ra ho có đàm, nhưng kéo dài hơn ba tháng mỗi năm trong hai năm liên tiếp, và các bệnh phổi khác đã được loại trừ.

Các nguyên nhân của viêm phế quản cấp?

Như đã nói, đại đa số các trường hợp viêm phế quản cấp gây ra bỡi vi rút, cũng thường là các vi rút gây ra cảm. Vi trùng chỉ là nguyên nhân một số rất ít các trường hợp viêm phế quản.

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

 

 

Ai cần chích ngừa Viêm Phổi và cách trị Viêm Họng và Viêm Amiđan Cấp

2006.03.31

Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng - Trà Mi

 

Trả lời thính giả: Ai cần chích ngừa Viêm Phổi

 

 

Tim và phổi. Photo courtesy wikipedia.

Hỏi: Xin cho biết nếu bị bệnh suyển thì có thể chích ngừa viêm phổi được không? Và những ai không thể chích ngừa viêm phổi?

Đáp:

Suyễn không phải là một tình trạng khiến ta thật cần phải chích ngừa viêm phổi. Chỉ những người bị suyễn cùng với viêm phế quản mạn tính, khí phế thủng, hoặc dùng thuốc corticosteroid như prednisone, mới cần phải chích ngừa viêm phổi.

Nói chung, những người không thể chích ngừa viêm phổi là những người bị dị ứng với thuốc hoặc các thành phần của thuốc chích ngừa. Những ngừa đang bị các bệnh gây sốt cần chờ đến khi khỏi bệnh mới nên chích ngừa.

Thuốc chích ngừa viêm phổi, nói chung và một cách rất giản lược, có hai loại: Một loại dành cho trẻ em và một loại dành cho người lớn, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể ở tuổi nào thì dùng loại thuốc nào. Tổng cộng, cho tới nay, người ta biết có 80 loại vi trùng viêm phổi khác nhau, loại thuốc ngừa cho trẻ em phòng được 7 loại, loại chích ngừa cho người lớn phòng được 23 loại.

Một số điều cần phải chú ý khi chích ngừa viêm phổi:

- Những người bị rối loạn đông máu, không nên chích vào bắp thịt (vì sợ máu chảy không cầm được) mà nên chích dưới da

- Những người bị bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi trầm trọng, khi chích ngừa, nếu bị phản ứng, phản ứng sẽ nguy hiểm hơn, do đó, người chích sẽ phải cẩn thận hơn, không nên chích khi đang bị bệnh nặng, và cần chuẩn bị sẵn sàng hơn các thuốc và phương tiện cấp cứu, để nếu có phản ứng, sẽ có thuốc chữa phản ứng ngay lập tức

Mời bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

- Những người bị viêm phổi trong vòng ba năm cũng có nhiều kháng thể hơn với loại viêm phổi mà người đó đã bị, và do đó cần phải cẩn thận hơn vì với các kháng thể này, sẽ tương đối dễ bị phản ứng với thuốc chích ngừa hơn

- Những người bị các bệnh cần phải dùng các thuốc làm giảm miễn dịch của cơ thể (ví dụ như những người bị một số ung thư cần dùng hoá trị liệu, những người cần thuốc chống thải ghép sau khi được ghép các bộ phận như gan, thận...), những người sắp được cắt bỏ lá lách, nên được chích ngừa ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu điều trị

- Những bệnh nhân bị nhiễn vi rút HIV (Siđa), nên được chích ngừa viêm phổi càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán đã được khẳng định

Theo các khuyến cáo hiện hành ở Hoa Kỳ, những người sau đây cần được chích ngừa viêm phổi, nên chích loại thuốc nào sẽ do bác sĩ quyết định dựa vào hướng dẫn của các hãng sản xuất thuốc

- Tất cả những người từ 65 tuổi trở lên. Nếu đã được chích ngừa trước 65 tuổi, sẽ cần phải chích bồi một mũi thuốc nữa nếu mũi trước chích đã quá 5 năm

- Những người từ 2 trở lên với các tình trạng sau đây:

+ Các bệnh tim mạch,hoặc bệnh phổi kinh niên, hoặc bệnh tiểu đường, hoặc được cấy ốc tai (là một ống hình xoắn ốc ở tai trong) để trị điếc, bệnh gan kinh niên, nghiện rượu, bị rò dịch não tủy. Nếu đã được chích ngừa trước 65 tuổi, sẽ cần phải chích bồi một mũi thuốc nữa nếu mũi trước chích đã quá 5 năm

+ Những người bị cắt lá lách hoặc lá lách không hoạt động. Nếu bệnh nhân lớn hơn 10 tuổi, sẽ cần một mũi chích bồi ít nhất năm năm sau đó, nếu từ 10 tuổi trở xuống, sẽ cần chích bồi một mũi ít nhất là ba năm sau đó.

+ Bị bệnh suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, ung thư máu (leukemia, lymphoma, Hodgkin's disease), đa u tuỷ (multiple myeloma), hoặc ung thư khác nói chung, suy thận mạn tính, kể cả những người cần lọc thận, những người cần trị liệu làm giảm miễn dịch, những người đã được ghép cơ quan hoặc ghép tuỹ. Nếu bệnh nhân lớn hơn 10 tuổi, sẽ cần một mũi chích bồi ít nhất năm năm sau đó, nếu từ 10 tuổi trở xuống, sẽ cần chích bồi một mũi ít nhất là ba năm sau đó.

- Loại thuốc chích ngừa cho trẻ em (PCV-phòng được 7 loại vi trùng viêm phổi), ở Hoa Kỳ, được khuyến cáo nên chủng cho các trẻ em dưới 24 tháng tuổi cũng như các trẻ em từ 24 đến 59 tháng tuổi với các bệnh đã được kể trên

 

Cách trị Viêm Họng và Viêm Amiđan Cấp

 

Viêm Amidan. Photo courtesy wikipedia.

Kỳ trước chúng ta đã nói có hai nhóm nguyên nhân quan trọng nhất gây ra viêm họng và viêm amiđan, là vi rút chiếm đại đa số khoảng 85 phần trăm các trường hợp, và khoảng 10 phần trăm là do vi trùng strep. Việc điều trị của hai nhóm nguyên nhân này có khác nhau hay không, và khác nhau như thế nào?

Nói chung, ở những người bị viêm họng hoặc viêm amiđan do vi rút chỉ cần trị các triệu chứng. Còn nếu do vi trùng thì bên cạnh việc trị triệu chứng, người bệnh cần được trị bằng kháng sinh.

Nên chữa các triệu chứng này như thế nào?

Các triệu chứng như đau họng, sốt, ho, thường có thể được chữa bằng các thuốc giảm đau, giảm sốt không cần toa như acetaminophen, súc miệng và họng bằng nước ấm hoặc nước ấm pha muối thật loãng, uống nhiều nước, và nghỉ ngơi. Cần chú ý là nếu súc họng bằng nước muối thì cần pha nước muối loãng, chỉ mặn như nước mắt của mình, nước muối quá mặn có thể kích thích cổ họng làm đau và ho nhiều hơn.

Làm sao biết được khi nào thì cần dùng kháng sinh?

Cách tốt nhất là lấy một mẩu chất tiết ở họng để tìm kháng thể của vi trùng hoặc cấy để xem trực tiếp có vi trùng hay không.

Nếu không có điều kiện để làm các xét nghiệm kể trên, các bác sĩ có thể tạm dựa vào các triệu chứng để quyết định việc sử dụng kháng sinh. Có 4 triệu chứng thường liên quan với viêm họng do vi trùng là sốt, sưng amiđan, sưng đau các hạch ở phía trước cổ, và không bị ho.

- Nếu bệnh nhân chỉ có một hoặc không có dấu hiệu nào như trên thì hầu như không cần dùng kháng sinh, ngay cả không cần phải xét nghiệm tìm vi trùng strep

- Nếu có hai đến ba dấu hiệu kể trên thì cần xét nghiệm tìm kháng thể của vi trùng rồi trị kháng sinh nếu xét nghiệm cho thấy có vi trùng

- Nếu có đủ cả bốn hoặc ít nhất là ba trong số bốn dấu hiệu kể trên thì có thể dùng kháng sinh ngay

Một số nghiên cứu cho thấy ngay cả chỉ trị khi có ba hoặc bốn dấu hiệu kể trên, cũng đã có ít nhất 50 phần trăm đã bị trị bằng kháng sinh không cần thiết. Nếu không xét nghiệm mà chỉ dựa vào triệu chứng như kể trên, cũng có khoảng 10 đến 20 phần trăm bệnh nhân đã không được trị đúng bằng kháng sinh. Tuy nhiên, ở người lớn, hậu quả của việc không dùng kháng sinh đúng lúc hầu như không đáng kể, vì các biến chứng nguy hiểm thường ít gặp ở người lớn.

Ở trẻ em, các biến chứng do strep thường gặp hơn, nên việc dùng kháng sinh cần được chú ý hơn, cách tốt nhất là cấy hoặc làm các phương pháp khác để tìm vi trùng ở họng.

Các nguyên nhân khác gây viêm họng như vi rút HIV, vi trùng lậu, bạch hầu, cúm, vân vân, sẽ cần được chú ý khi bệnh nhân có nguy cơ bị các bệnh này hoặc có các triệu chứng đặc hiệu của các bệnh này.

Những mục đích của việc dùng kháng sinh là gì?

Bệnh viêm họng ngay cả do vi trùng strep cũng thường tự khỏi. Việc dùng kháng sinh là nhằm các mục đích giảm các biến chứng tại chỗ và toàn cơ thể gây ra do vi trùng strep, phòng ngừa vi trùng lây sang người khác, và kháng sinh nếu dùng sớm cũng có thể làm giảm sự trầm trọng và thu ngắn thời gian bị bệnh.

Như bác sĩ vừa nói, một trong những điều quan trọng nhất trong việc dùng kháng sinh là để phòng các biến chứng nguy hiểm, xin nhắc lại các biến chứng này?

Các biến chứng này có thể là:
- Bệnh thận
- Sốt thấp khớp (có thể làm tổn thương các van tim và có thể gây tử vong)
- Sự tạo thành các túi mủ (gọi là áp xe) ở amiđan và các vùng lân cận

Thuốc kháng sinh chích có tốt hơn thuốc uống hay không? Có phải là thuốc kháng sinh mới và mắc tiền sẽ có hiệu quả hơn không?

Để trị viêm họng và amiđan chưa có biến chứng, thường chỉ cần dùng kháng uống. Rất may là vi trùng strep gây viêm họng thường vẫn còn rất nhạy với kháng sinh penicilin uống tương đối rất rẽ tiền. Trong đa số các trường hợp, các kháng sinh mới mắc tiền chẳng có gì lợi hơn.

Làm sao để trị viêm họng và viêm amiđan bị tái đi tái lại?

Ở trẻ em bị viêm amiđan tái đi tái lại trên sáu lần một năm, hoặc trên bốn lần một năm trong hai năm liên tiếp, thì cắt bỏ amiđan để loại bỏ ổ chữa vi trùng sẽ là giải pháp.

Như đã nói, amiđan cũng là một phần của hệ miễn dịch của cơ thể, do đó, chỉ nên cắt bỏ amiđan khi thật sự cần thiết, như đã nói trên.

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp