Chương
VI
Ở thực vật, trong quá trình quang
hợp các chất dinh dưỡng cần
thiết được tạo
ra cùng vớiì nước và một chất khí
là CO2;
chất thải quan trọng nhất (O2
)
cũng là một chất khí. Ở động
vật thì ngược lại, O2
rất cần cho sự hô hấp và quá trình
chuyển hóa lại thải ra CO2
và nước. Như vậy một vấn đề
cơ bản ở hầu hết các sinh vật
là sự trao đổi khí sẽ được
xem xét trong chương này.
I.
CẤU TRÚC CỦA HỆ HÔ HẤP
Các
động vật đòi hỏi một sự
cung cấp oxy liên tục cho sự hô hấp
tế bào cũng như cần phải phóng thích
CO2
là sản phẩm thải của quá trình
nầy. Sự trao đổi khí giúp cho quá trình
chuyển hóa của sự hô hấp tế bào
bằng cách cung cấp O2
và thải CO2.
Nguồn dự trử oxy chính của trái
đất là khí quyển (khoảng 21%).
Biển, sông và các nguồn nước khác cũng
có chứa oxy dưới dạng oxy hòa tan.
Nguồn oxy gọi chung là môi trường hô
hấp (respiratory medium), là không khí cho động
vật ở cạn và là nước cho động
vật thủy sinh. Trên cơ thể động
vật, bộ phận để cho O2
từ môi trường ngoài khuếch tán vào
tế bào và CO2
khuếch tán ra khỏi tế bào được
gọi là bề mặt hô
hấp (respiratory surface). Vì tất cả các
tế bào sống đều được bao
bởi một lớp nước nên bề
mặt hô hấp của các động vật
phải ẩm ướt để O2
và CO2
có thể khuếch tán qua chúng sau khi đã hòa
tan trong nước. Ðồng thời, bề
mặt hô hấp cũng phải đủ
lớn để cung cấp O2
và phóng thích CO2
cho toàn bộ cơ thể.
Ở động vật, vấn đề
cung cấp một bề mặt hô hấp đủ
lớn phụ thuộc chủ yếu vào kích thước
cơ thể và môi trường sống của
chúng (ở nước hay ở cạn). Sự
trao đổi khí xảy ra trên toàn bộ
bề mặt cơ thể của nguyên sinh động
vật và các động vật đơn bào khác.
Tương tự, ở một số động
vật như ruột khoang, giun dẹp, màng nguyên
sinh của mỗi tế bào trong cơ thể
tiếp xúc với môi trường ngoài, cung
cấp đủ bề mặt hô hấp. Tuy nhiên,
ở nhiều động vật do toàn bộ cơ
thể không tiếp xúc trực tiếp với môi
trường hô hấp
nên bề mặt hô hấp là một
lớp tế bào biểu mô ẩm phân cách môi
trường hô hấp với máu hoặc mao
mạch.
Một số động vật dùng
lớp da bên ngoài như một cơ quan hô
hấp. Chẳng hạn giun đất có lớp
da ẩm và trao đổi khí bằng cách
khuếch tán qua bề mặt cơ thể. Ngay bên
dưới lớp da là một mạng lưới
mao mạch dầy đặc. Vì bề mặt hô
hấp cần được duy trì ẩm, giun
đất và nhiều động vật thở
bằng da (bao gồm cả lưỡng thê)
phải sống trong môi trường nước
hoặc những nơi ẩm thấp. Phần
lớn những động vật hô hấp
bằng da thường tương đối
nhỏ và cơ thể thường có dạng
mỏng, dài hoặc dẹp, nhờ đó bề
mặt hô hấp tăng lên (Hình 1A).
Ðối với hầu hết các động
vật khác, bề mặt cơ thể nói chung
thiếu những vùng thích hợp để trao
đổi khí cho toàn bộ cơ thể. Ở
các động vật nầy, một vùng
của bề mặt cơ thể được
tăng cường các nếp gấp hoặc phân
nhánh, do đó làm tăng diện tích cần cho
sự trao đổi khí. Phần lớn động
vật thủy sinh bề mặt hô hấp
được mở ra ngoài và tiếp xúc
với nước, tạo thành mang (Hình 1B). Ngược
lại, các động vật ở cạn
lại có bề mặt hô hấp bên trong cơ
thể, thông với khí quyển qua một
hệ thống ống phân nhánh. Ống khí
của côn trùng và phổi của động
vật có xương sống
là hai dạng của kiểu bề mặt
hô hấp nầy (Hình 1C và 1D).
Hình 1. Các kiểu bề mặt hô hấp
ở động vật
A. Da
B. Mang
C. Ống khí
D. Phổi
Mang
là phần uốn cong ra ngoài của bề
mặt cơ thể được chuyên hóa cho
sự trao đổi khí. (Hình 2). Ở một
số động vật không xương
sốngnhư sao biển, mang có hình dạng
đơn giản và được phân bố
gần như trên toàn bộ cơ thể.
Nhiều loài giun đốt có các mang mở ra
từ mỗi đốt thân hoặc các mang hình
lông chim tập hợp thành đám ở đầu
hoặc đuôi. Mang của sò, tôm và nhiều
động vật khác được giới
hạn ở một vùng của cơ thể và
tổng bề mặt của mang lớn hơn
nhiều so với bề mặt của những
phần còn lại trong cơ thể.
Nước là môi trường hô hấp
vừa có những thuận lợi, vừa có
những bất lợi.
Thuận lợi vì mang hoàn toàn được
bao quanh bởi môi trường nước nên không
có vấn đề trong việc giữ cho màng
của bề mặt hô hấp luôn luôn ẩm.
Bất lợi vì nồng độ oxy hòa tan
trong nườc thấp hơn nhiều so với
oxy có trong không khí và khi nước càng ấm,
càng có nhiều muối thì càng có ít oxy hòa tan.
Vì vậy cần phải có sự thông khí
(ventilation) mang mới nhận đủ oxy từ
nước.
Hình 2. Mang cá
Ở
cá xương, mang được thông khí liên
tục bởi một dòng nước liên
tiếp đi vào miệng, thông qua khe ở
hầu, thổi qua mang và sau đó thoát ra ở
phía sau của nắp mang. Vì nước có ít
oxy trên một đơn vị thể tích hơn
không khí nên cá phải dành một số năng
lượng nhất định cho sự thông khí
ở mang.
Sự sắp xếp các mao mạch trong mang
cá cũng tăng cường sự trao đổi
khí. Máu chảy theo hướng ngược
với hướng nước chảy qua mang. Phương
thức nầy làm cho oxy được
chuyển vào máu bởi một quá trình rất
hiệu quả gọi là sự trao đổi ngược
dòng (countercurrent exchange) (Hình 3A). Khi máu chảy
ngang qua mao mạch, nó càng lúc càng tải
nhiều oxy do nước có oxy hòa tan liên
tục chảy qua mang. Ðiều này có nghĩa là
dọc theo toàn bộ chiều dài của mao
mạch có một gradient khuếch tán phù hợp
cho sự chuyên chở oxy từ nước vào máu.
Cơ chế trao đổi ngược dòng
nầy có hiệu quả đến mức mang có
thể lấy hơn 80% oxy hòa tan trong nước
đi ngang qua bề mặt hô hấp (Hình 3B).
Môi
trường hô hấp là không khí có nhiều
thuận lợi, không chỉ vì có một lượng
lớn oxy mà còn vì CO2
và CO2
khuếch tán nhanh hơn, bề mặt hô hấp
bộc lộ trong không khí nên không cần
sự thông khí. Khi động vật tiến hành
thông khí, chúng cần ít năng lượng vì
không khí được vận chuyển dễ dàng
hơn nước. Tuy nhiên do bề mặt hô
hấp lớn và ẩm nên chúng sẽ liên
tục mất nước do sự bốc hơi.
Vì vậy trong môi trường không khí bề
mặt hô hấp thường được
cuộn vào trong cơ thể. Hệ thống
ống khí của côn trùng là một dạng
của bề mặt hô hấp nầy.
Hình 3. Hệ thống trao đổi ngược
dòng ở các lá mang cá
Ôúng khí (trachea) là một hệ thống
ống phân nhánh khắp cơ thể côn trùng.
(Hình 4). Các ống nhỏ nhất tiếp xúc
với bề mặt của hầu hết các
tế bào, nơi đây khí được trao
đổi bởi sự khuếch tán qua lớp
biểu mô ẩm lót ở đầu tận cùng
của hệ thống ống khí. Vì tất
cả các tế bào của cơ thể đều
bộc lộ trong môi trường hô hấp nên
hệ tuần hoàn mở của côn trùng không
tham gia vào việc vận chuyển O2
và CO2.
Hình
4. Hệ thống ống khí của côn trùng
Ðối với các côn trùng nhỏ, chỉ
riêng sự khuếch tán cũng đủ để
chuyển O2
từ không khí
vào hệ thống ống khí và thải O2
ra ngoài. Những côn trùng lớn thường
cần nhiều năng lượng hơn để
thông khí cho hệ thống ống khí nhờ
chuyển động nhịp nhàng của cơ
thể để đóng và mở các ống khí.
Một côn trùng khi bay thường có tốc
độ trao đổi chất cao, tiêu thụ O2
gấp 10 đến 100 lần so với lúc
nghỉ ngơi vì vậy các tế bào cơ cánh
có rất nhiều ti thể.
Ngược
với hệ thống ống khí được
phân nhánh khắp cơ thể côn trùng, phổi
chỉ được giới hạn trong
một vùng. Vì bề mặt hô hấp của
phổi không tiếp xúc trực tiếp với
tất cả các phần khác của cơ
thể nên cần hệ tuần hoàn chuyên
chở O2
từ phổi đến các
phần còn lại của cơ thể. Phổi
có một mạng lưới dầy đặc
các mao mạch nằm ngay dưới
lớp biểu mô tạo thành bề mặt hô
hấp.
Ở phần lớn lưỡng thê,
phổi như một quả bóng, không cung
cấp một bề mặt hô hấp lớn nhưng
ngoài phổi, lưỡng thê còn nhận
được O2
từ sự khuếch tán qua da. Ngược
lại, phổi của thú có một cấu trúc
xốp và có hình tổ ong với một
biểu mô ẩm giữ vai trò bề mặt hô
hấp. Tổng bề mặt của mô đủ
để trao đổi khí cho toàn bộ cơ
thể (Hình 5).
Hình
5. Tiến hóa của phổi động vật
có xương sống
a.Phổi
của người
Phổi
người nằm trong xoang ngực, được
bao bởi một túi có màng đôi. Lớp màng
trong của túi dính chặc với phía ngoài
của phổi và lớp màng ngoài dính vào thành
của xoang. Hai lớp màng nầy được
phân cách bởi một khoảng hẹp chứa
đầy dịch. Do sức căng bề
mặt, hai lóp nầy có thể trượt lên
nhau nhưng không thể tách ra.
Không khí đi vào phổi qua một hệ
thống ống phân nhánh. Khí đi vào hệ
thống
nầy qua mũi, chúng được lọc
bởi các lông mũi, được sưởi
ấm, làm ẩm ướt khi đi qua xoang mũi.
Xoang mũi dẫn vào hầu (pharynx) rồi đến
thanh quản (larynx) có vách bằng sụn. Ở
người thanh quản còn là cơ quan phát âm.
Từ thanh quản, không khí đi ngang qua khí
quản (trachea). Khí quản được duy trì
hình dạng nhờ các vòng sụn (hình chữ
C). Khí quản phân nhánh thành 2 phế quản
(bronchi), mỗi phế quản đi về
một phổi. Trong phổi, phế quản phân
nhánh nhiều lần thành các ống nhỏ hơn
gọi là tiểu phế quản (bronchioles).
Lớp biểu mô bên trong các phế quản
được bao phủ bởi các tiêm mao và
một lớp màng nhầy mỏng. Chất
nhầy giữ bụi, hạt phấn và các
chất bẩn khác, nhờ chuyển động
của tiêm mao Hình 6. Sơ đồ hệ hô
hấp ở người
đẩy chất nhầy xuống yết
hầu, tại đây
chúng được nuốt vào thực
quản. Quá trình nầy giúp làm sạch hệ hô
hấp.
Cuối cùng các phế quản nhỏ
nhất đi vào các phế nang (aveoli). Lớp
biểu mô mỏng của hàng triệu phế
nang trong phổi giữ vai trò như một
bề mặt hô hấp. O2
trong không khí đi vaò phế nang theo đường
hô hấp sẽ hòa tan trong lớp màng ẩm và
khuếch tán qua biểu mô đi vào lưới
mao mạch chung quanh các phế nang. CO2 khuếch tán
từ các mao mạch qua biểu mô của
phế nang rồi đi vào không khí (Hình 6).
b.
Sự thông khí ở phổi
Ở
người, sự thông khí ở phổi do áp
suất âm (negative pressure) kéo không khí vào
phổi, tương tự như hoạt động
của một bơm hút. Công việc nầy
được hoàn tất nhờ hoạt động
của nhiều cơ làm nở lồng ngực.
Khi hít vào, sự co của các cơ sườn
làm nở lồng ngực bằng cách kéo các xương
sường lên. Cử động của
lồng ngực kéo theo cử động của
phổi do sức căng bề mặt của
chất dịch ở giữa hai màng bao phổi.
Khi lồng ngực nở, phổi cũng nở
ra làm cho thể tích phổi tăng lên, áp
suất không khí trong phế quản giảm
xuống thấp hơn áp suất khí quyển. Vì
khí luôn luôn di chuyển từ vùng có áp suất
cao đến vùng có áp suất thấp, khí
sẽ qua mũi, xuống đường hô
hấp đi vào phế quản. Khi cơ sườn
duỗi ra, thể tích ngực bị giảm và
sự tăng áp suất không khí trong phế
quản sẽ đẩy không khí lên đường
hô hấp và thoát ra ngoài qua mũi.
Hoạt động của các cơ sườn
trong việc tăng thể tích phổi rất
quan trọng khi hít vào tận lực. Tuy nhiên,
phần lớn sự tăng thể tích phổi
khi hít vào bình thường là do tác động
của cơ hoành. Cơ hoành là một tấm cơ
tạo thành vách của đáy xoang ngực. Khi hít
vào, sự co của cơ hoành kéo nó xuống, làm
nở rộng xoang ngực và hạ áp suất
trong phổi (Hình 7B). Khi cơ hoành duỗi chúng
được nâng lên, đẩy khí ra ngoài làm
giảm thể tích phổi (Hình7A).
Hình
7. Cơ chế của sự thở
Thể tích khí mỗi lần hít vào và
thở ra bình thường gọi là thể tích
hô hấp (tidal
volume), trung bình khoảng 500ml. Thể tích khí
tối đa có thể hít vào và thở ra khi hô
hấp tận lực được gọi là
dung tích sống (vital capacity), trung bình khoảng
4800ml ở nam và 3400ml ở nữ. Dung tích
sống phụ thuộc vào tính đàn hồi
của phổi. Thật ra phổi có chứa
nhiều khí hơn dung tích sống, nhưng vì khí
không hoàn toàn thoát khỏi phế nang nên một
lượng thể tích cặn (residual volume)
của khí vẫn còn nằm trong phổi ngay sau
khi chúng ta đã tận lực thở ra. Khi
phổi mất khả năng đàn hồi do già
hoặc bệnh (như bệnh khí thủng
chẳng hạn), thể tích cặn tăng lên làm
giảm dung tích sống.
II.
SỰ TRAO ÐỔI KHÍ
Ðể
có thể hiểu khí được trao đổi
như thế nào tại các vị trí khác nhau
trong cơ thể, chúng ta cần biết rằng
các chất được khuếch tán theo
chiều gradient của chúng. Dù hiện diện
trong không khí hay hòa tan trong nước, sự
khuếch tán của khí phụ thuộc vào
sự khác biệt của áp suất từng
phần hay còn gọi là phân áp (partial pressure).
Một chất khí sẽ luôn luôn khuếch tán
từ vùng có phân áp cao đến vùng có phân áp
thấp. Ở mực nước biển,
tổng áp suất của khí quyển là 760 mmHg.
Vì khí quyển có 21% O2
(tính theo thể tích) nên phân áp O2
(ký hiệu là CO2)
là 0,21 x 760 = 160 mmHg. Phân áp CO2
(PCO2)
ở mực nước biển là 0,23 mmHg. Khi nước
phơi bày trong không khí, lượng khí hòa tan vào
nước sẽ phụ thuộc vào độ
hoà tan và phân áp
của nó trong không khí. Sự cân bằng đạt
được khi phân tử khí đi vào và
đi ra khỏi dung dịch có cùng tốc độ.
Ở thời điểm này, khí có phân áp trong
dung dịch bằng với phân áp trong không khí.
Máu theo động mạch phổi đến
phổi có PO2
thấp và PCO2 cao
hơn khí tại phế nang do đó CO2
khuếch tán từ máu vào không khí trong phế
nang còn O2
của không khí hòa tan vào chất dịch bao ngoài
biểu mô và khuếch tán vào mao mạch. Khi máu
từ phổi vào tỉnh mạch phổi
trở về tim, chúng có PO2
tăng và PCO2
giảm. Từ tim máu nầy được bơm
vào hệ tuần hoàn lớn đi đến các
mô. Ở các mao mạch phân bố tại các môsự
chênh lệch phân áp giữa máu ở mao mạch
và dịch kẽ ở mô có xu hướng làm O2
khuếch tán từ máu vào dịch kẽ và
CO2
đi từ dịch kẽ vào máu. Ðiều
nầy xảy ra vì sự hô hấp tế bào
nhanh chóng làm giảm lượng O2
và tăng lượng CO2
trong dịch kẽ. Sau khi máu đã nhả O2
và nhận CO2,
chúng trở về tim bằng tĩnh mạch. Máu
lại được bơm lên phổi để
trao đổi khí tại phế nang.
a.
Sắc tố hô hấp và sự chuyên chở O2
Vì
O2
ít hòa tan trong nước nên rất ít O2
được chuyên chở trong máu dưới
dạng hòa tan. Ở phần lớn động
vật,
được chuyên chở bởi các sắc
tố hô hấp
(respiratory pigments) trong máu. Các sắc tố
nầy thường là các protein. Nhiều protein
chuyên chở O2
được tìm thấy trong máu của các
động vật không xương sống.
Một trong số nầy là Hemocyanin có chứa
đồng làm cho máu có màu xanh lơ. Loại
sắc tố này thường có ở những
động vật thuộc ngành chân khớp
(Arthropoda) và ngành thân mềm (Mollusca) dưới
dạng hòa tan trong huyết tương.
Ở phần lớn động vật có
xương sống, sắc tố hô hấp là
Hemoglobin có trong tế bào hồng cầu (xem hình
2 chương 8). Hemoglobin gồm 4 đơn
vị nhỏ gọi là nhóm Hem. Mỗi nhóm có
một nguyên tử sắt tại trung tâm. Vì các
nguyên tử sắt là nơi gắn O2
nên mỗi phân tử Hemoglobin có thể chuyên
chở 4 phân tử O2.
Hemoglobin nhận O2
trong phổi hoặc mang và nhả O2
trong các phần còn lại của cơ thể.
Trong sự gắn và nhả O2,
có sự phối hợp giữa bốn
đơn vị của Hemoglobin. Sự
gắn O2 vào
một đơn vị sẽ làm các đơn
vị còn lại thay đổi cấu hình và tăng
ái lực đối với O2,
do đó nhanh chóng dẫn đến việc
gắn ba còn lại. Tương tự, khi
một đơn vị nhả O2,
ba đơn vị còn lại cũng hơi
biến dạng và giảm ái lực đối
với O2.
Cơ chế phối hợp trong việc
gắn và nhả
được chứng minh bằng đường
cong
phân ly (dissociation curve) của Hemoglobin (Hình 8). Vượt
quá giới hạn của
(nơi
đường cong phân bố có dạng dốc
đứng), một sự thay đổi rất
ít của
cũng sẽ làm cho Hemoglobin gắn hoặc
nhả một lượng O2
đáng kể.
Như các protein khác, cấu trúc của
Hemoglobin rất nhạy cảm với sự thay
đổi của các yếu tố môi trường.
Vì CO2
phản ứng với nước để thành
lập
, một mô hoạt động sẽ làm
giảm pH của môi trường chung quanh nó và
kích thích Hemoglobin cung cấp nhiều O2
hơn.
b.
Sự chuyên chở CO2
Cùng
với việc chuyên chở O2,
Hemoglobin còn giúp cho máu chuyên chở CO2
và duy trì hệ đệm của máu (ngăn
cản những thay đổi có hại trong pH).
Chỉ có khoảng 7% CO2
phóng thích từ sự hô hấp tế bào
được chuyên chở dưới dạng
hòa tan trong huyết tương. 23% khác gắn vào
các nhóm amino của Hemoglobin. Phần lớn CO2
(70%) được chuyên chở trong máu dưới
dạng ion bicarbonate (HCO3-
).
CO2
được phóng thích từ sự hô hấp
tế bào hòa tan vào huyết tương, sau
đó đi vào hồng cầu. Tại đây CO2
được biến đổi thành HCO3-
.
Ðầu tiên CO2
phản ứng với nước để
tạo thành acid carbonic H2
CO3,
chất này sau đó phân ly thành ion
và .
Phần lớn
gắn vào các vị trí khác nhau của Hemoglobin
và các protein khác nên không làm thay đổi pH
của máu. Khi máu đi vào phổi, một quá
trình ngược lại sẽ diễn ra. Sự
khuếch tán của CO2
ra khỏi máu tạo ra sự cân bằng hóa
học theo hướng biến
thành CO2.
(Hình 9).
HCO3-
III.
KIỂM SOÁT SỰ HÔ HẤP
Chúng
ta có thể chủ động ngừng thở
trong một thời gian ngắn hoặc thở
nhanh hơn và sâu hơn, nhưng trong phần
lớn thời gian sự hô hấp của chúng
ta được điều hòa bởi một cơ
chế tự động. Cơ chế điều
hòa tự động này bảo đảm cho
hoạt động của hệ hô hấp
được phối hợp nhịp nhảng
với hoạt động của hệ tim
mạch.
Sự điều hòa hoạt động hô
hấp được thực hiên nhờ
các trung tâm kiểm soát hô
hấp (breathing control center) nằm ở hai vùng
trên não là hành tủy (medulla oblongata) và
cầu não (spons). Với sự hỗ trợ
của trung tâm kiểm soát ở cầu não,
trung tâm ở hành tủy tạo ra nhịp hô
hấp cơ bản. Khi chúng ta thở sâu,
một cơ chế liên hệ ngược âm
(negative-feedback) ngăn cản phổi nở quá
mức; các vùng nhận cảm sức căng
trong mô của phổi chuyển các xung thần
kinh ngược về hành tủy, gây ức
chế trung tâm kiểm soát hô hấp của hành
tủy.
Trung tâm kiểm soát hô hấp của hành
tủy cũng giúp duy trì sự cân bằng
nội môi (homeostasis) bằng cách kiểm soát
mức độ CO2
của máu và điều hòa lượng CO2
do phế quản thải ra khi chúng ta thở thông
qua sự thay đổi trong độ pH của
máu và của dịch não tủy. CO2
phản ứng với nước thành lập H2
CO3
làm giảm độ pH. Khi trung tâm kiểm soát
ở hành tủy ghi nhận một sự
giảm nhẹ trong độ pH (do gia tăng CO2)
của dịch não tủy hoặc của máu, chúng
sẽ làm tăng độ sâu cũng như
tốc độ hô hấp và lượng CO2
thừa được thải ra khi thở.
Hình
9. Sự chuyên chở CO2
Nồng
độ O2
trong máu thường có ảnh hưởng
rất ít đến trung tâm kiểm soát hô
hấp. Tuy nhiên, khi mức O2
giảm sút nghiêm trọng (chẳng hạn ở
những vĩ độ rất cao), bộ
phận nhận cảm O2
trong động mạch chủ và động
mạch cảnh sẽ gởi tín hiệu báo
động về trung tâm kiểm soát hô hấp
và trung tâm sẽ đáp ứng lại bằng cách
gia tăng tốc độ hô hấp. Một
sự gia tăng nồng độ CO2
thường là một một dấu hiệu
về sự giảm nồng độ O2
vì CO2
được tạo ra cùng với sự tiêu
thụ O2
trong quá trình hô hấp tế bào.
Như vậy, trung tâm kiểm soát hô
hấp đáp ứng với các tín hiệu
thần kinh và hóa
học, điều khiển tốc độ và
độ sâu của hô hấp cho phù hợp
với những nhu cầu khác nhau của cơ
thể. Tuy nhiên, sự kiểm soát hô hấp
chỉ có hiệu quả khi nó được
phối hợp với sự kiểm soát của
hệ tuần hoàn.
|