Cuộc đời của Dolly

Top

 

Dolly và mẹ Black Face

Dolly và con

Dolly bị viêm khớp

Chưa có bằng chứng thực sự cho thấy bệnh viêm khớp của cừu Dolly là hậu quả của việc nhân bản.

Thông tin này được Giáo sư Ian Wilmut, một thành viên của nhóm nghiên cứu cừu Dolly, thuộc viện Roslin (Scotland), đưa ra hôm qua. Ông cho biết t́nh trạng trên có thể đă phát sinh do các khiếm khuyết về gene trong quá tŕnh nhân bản.

Ông Wilmut cũng kêu gọi thực hiện một chương tŕnh nghiên cứu để xác minh ảnh hưởng của việc nhân bản lên sức khỏe động vật.

Phản ứng trước tin Dolly bị viêm khớp, các tổ chức chăm sóc động vật tuyên bố điều đó chỉ chứng tỏ rằng nhân bản là có hại, và kêu gọi các nhà khoa học chấm dứt thí nghiệm của ḿnh.

Tuy nhiên, GS Wilmut khẳng định: “Không có cách nào để biết được đây là hậu quả của việc nhân bản hay chỉ là sự trùng hợp. Chúng ta không bao giờ có được lời giải cho nghi vấn này”.

Cho tới nay, nhiều công ty nhân bản đă thông báo rằng động vật mà họ tạo ra rất khỏe mạnh. Nhưng trên thực tế, chưa hề có đánh giá độc lập nào về sức khỏe dài hạn của những động vật thí nghiệm đó. (5/1/2002)

B.H. (theo BBC)

Dolly đă chết

Dolly, con vật có vú đầu tiên được nhân bản trên thế giới, đă đi vào giấc ngủ vĩnh hằng hôm qua, bằng một mũi tiêm gây chết không đau đớn (c̣n gọi là cái chết êm ả). Các bác sĩ thú y phát hiện thấy nó bị viêm phổi nặng, một căn bệnh thường gặp ở cừu già.

Tiến sĩ Harry Griffin, một nhà nghiên cứu của viện Roslin (Scotland), cho biết: “Cừu có thể sống tới 11 hoặc 12 năm, và bệnh viêm phổi là khá phổ biến ở những con cừu già, đặc biệt với những con nuôi nhốt. Chúng tôi đang mổ khám nghiệm tử thi của Dolly và sẽ sớm công bố kết quả”.

Dolly, được đặt theo tên của nữ ca sĩ Scotland Dolly Parton, chào đời ngày 5/7/1996 và ra mắt công chúng một năm sau đó. Con cừu cái này là sản phẩm của quá tŕnh nhân bản vô tính: Người ta lấy nhân từ một tế bào tuyến vú của một con cừu cái trưởng thành, và cấy nó vào một tế bào trứng cừu khác.

Sự ra đời của cừu Dolly đă dấy lên những lời chỉ trích và lo ngại rằng, khoảng cách từ việc nhân bản cừu đến việc tạo bản sao người chỉ c̣n là một quăng ngắn. Tuy nhiên khi đó, Griffin đă bảo vệ sản phẩm của ḿnh với tuyên bố rằng, nghiên cứu này có thể mở đường cho những hướng điều trị mới trên nhiều loại bệnh tật.

Về mặt sinh lư, Dolly vẫn là một con cừu cái b́nh thường, và nó đă hai lần sinh nở với một con cừu đực xứ Welsh có tên gọi là David, lứa đầu tiên đẻ một con vào tháng 4/1998 và lần hai 3 con vào năm 1999.

Tháng 1/2002, Dolly được phát hiện mắc chứng viêm khớp - một t́nh trạng thường thấy trên các động vật già. Căn bệnh này đă làm bùng nổ cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học về việc liệu có phải bộ gene của nó cũng “già” hơn 5 năm so với b́nh thường, và rằng tất cả các động vật nhân bản có bị lăo hóa sớm như vậy hay không. Giáo sư Ian Wilmut, trưởng nhóm nghiên cứu, khi đó đă cho biết, bệnh viêm khớp chứng tỏ kỹ thuật nhân bản của họ chưa thực sự hiệu quả, và cần được tiếp tục nghiên cứu.

“Nếu cái chết sớm của Dolly có liên quan tới việc nhân bản, th́ đây sẽ là bằng chứng bổ sung cho thấy sự nguy hiểm tiềm tàng trong việc tạo bản sao người, và sự thiếu trách nhiệm của những ai đang ra sức mở rộng loại h́nh nghiên cứu này trên người”, giáo sư Richard Gardner, Chủ tịch hiệp hội Hoàng gia Anh, tuyên bố.

Người ta dự định đưa Dolly về trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Scotland ở Edinburgh. (15/2/2003)

B.H. (theo Discovery, BBC)

 

Dolly được triển lăm

Công chúng sẽ được chiêm ngưỡng Dolly bắt đầu từ ngày 11/4.

Con cừu nhân bản đầu tiên trên thế giới, vốn từng gây xôn xao dư luận thế giới khi ra đời vào năm 1997, đang được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Edinburgh, Scotland, sau khi đă được bảo quản và đóng khung.

Dolly đă chết vào tháng 2/2003 v́ viêm phổi. Viện Roslin, nơi tạo ra con vật, đă trao tặng xác Dolly cho Bảo tàng quốc gia Scotland.

Đă có nhiều ư kiến trái ngược nhau sau khi Dolly được nhân bản thành công từ tế bào đông lạnh lấy từ tuyến vú của con mẹ đă chết trước đó vài năm. "Cô nàng" được đặt theo tên của ca sĩ đồng quê Mỹ Dolly Parton.

Giám đốc bảo tàng Hoàng gia Gordon Rintoul phát biểu: "Dolly sẽ là một minh chứng về thành tựu khoa học đă đạt được tại Scotland. H́nh ảnh của nó sẽ c̣n được ghi nhận trong nhiều thế kỷ".

Da của Dolly đă được ngâm vào dung dịch axit và thuộc để bảo quản, trước khi bọc ra ngoài một khung sợi thuỷ tinh, sau đó lắp thêm cặp mắt thuỷ tinh.

Đến tháng 7, Dolly sẽ được đưa tới Bảo tàng cuộc sống Scotland ở East Kilbride, rồi chuyển về trưng bày vĩnh viễn tại bảo tàng Edinburgh vào tháng 9. (10/4/2003)

Minh Thi (theo CNN)