Quần xã sinh vật |
|
Gs Huỳnh Thu Hòa - Võ Văn Bé |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
Quần xã sinh vật là một
tập hợp các quần thể phân bố trong một
vùng hoặc trong một sinh cảnh nhất định.
Ðó là một đơn vị có tổ chức, tức
là có một số tính chất đặc biệt không
thấy ở mức quần thể và cá thể. Thuật ngữ quần xã dùng để
chỉ một một đơn vị chức năng.
Thí dụ quần xã vi sinh vật cố định
đạm trong một khu rừng; quần xã động
vật có xương sống ăn kiến ở
rừng Tây Nguyên. Thuật ngữ này còn dùng để
chỉ một đơn vị phân loại. Thí dụ
quần xã các cây họ Dầu cuả rừng dầy
Bornéo, Indonésie; quần xã các loài bò sát ở savan Châu
Phi. Quần xã sinh vật là một
thể thống nhất nhờ sự chuyển hóa và
trao đổi chất tương hỗ. Thuật
ngữ này cần đuợc hiểu theo nghĩa
rộng và dùng để chỉ các đơn vị thiên
nhiên có kích thước khác nhau, từ quần xã
một thân cây đến quần xã của một
rừng hay đại dương.
Quần xã sinh vật bao gồm
rất nhiều loài. Các loài này thường chiếm các
khoảng không gian khác nhau, tạo nên sự phân
tầng trong quần xã sinh vật. Người ta thường
phân biệt các tầng sau. a. Tầng tự dưỡng
và tầng dị dưỡng Tầng tự dưỡng là nơi
xảy ra hoạt động quang tổng hợp
mạnh của các sinh vật sản xuất. Ðó là
tầng mà tán lá phát triển nhất, còn gọi là
"tầng xanh", nơi nhận nhiều ánh sáng
mặt trời nhất. Còn trao đổi dị dưỡng
xảy ra ở dưới, trong đất và trong
chất trầm tích, còn gọi là "tầng nâu",
nơi tích lũy nhiều chất hữu cơ. b. Sự phân tầng trên mặt đất của động vật và thực vật Thảm thực vật có thể phân
thành tầng cỏ, tầng cây bụi, tầng tiểu
mộc và tầng đại mộc. Rừng dầy
nhiệt đới có sự phân tầng phức
tạp nhất (Hình 1). Ðộng vật nhất là chim và các thú nhỏ sống trên cây (Sóc, Khỉ, Chồn bay...) cũng có sự phân tầng nhưng không rõ rệt như sự phân tầng ở thực vật. c. Sự phân tầng dưới
mặt đất cuả rễ cây
Sự phân tầng này không
được rõ ràng lắm. Rễ cuả các loài cây
cắm vào đất với các độ sâu khác nhau. d. Sự phân tầng trong nước Sự phân tầng cuả các thủy sinh vật thấy rõ trong các hồ sâu nhất là trong biển. Các loài tảo biển và các động vật cố định (hàu, balane...) chỉ gặp ở những độ sâu nhất định (Hình2). a. Số lượng
loài (species richness) Số lượng loài là tổng
số loài cuả quần xã trong một hệ sinh thái.
Thực tế ít khi đếm được tổng
số loài trong một quần xã. Vì vậy người
ta thường nghiên cứu một phần cuả
hệ sinh thái, khi đó người ta sử dụng
số lượng trung bình cuả loài, đó là số
trung bình các loài có trong mẫu của hệ sinh thái. Sự hiểu biết về
tổng số loài thì tương đối dễ khi
nghiên cứu quần xã các cây đại mộc,
nhất là ở trong rừng ôn đới. Công việc
trở nên khó khăn hơn khi đó là các thực
vật nhỏ hay động vật mà sự hiếm
hay quá nhiều và việc di chuyển của chúng làm
cho việc đếm trở nên khó khăn. Người ta có thể ước
lượng tổng số loài bằng cách sử
dụng đường biểu diễn số lượng
tích lũy cuả loài ứng với số lần thu
mẫu. Ðường tiệm cận của đường
cong này là tổng số loài. Có sự biến thiên
đáng kể trong tổng số loài cuả các
quần xã. Nhìn chung thì số lượng loài rất
dồi dào ở các quần xã xích đạo và
rất ít ở vùng cực. Người ta thấy có
2.000 cây mộc ở trong rừng mưa cuả Malaysie
(100.000 km2) trong khi toàn bộ châu Âu chỉ có 100 loài mà
thôi. Cũng tương tự , người ta đếm
được 488 loài chim cư trú trong 15 km2 rừng mưa
Eïquateur (Nam Mỹ) còn các rừng ôn đới chỉ
có chừng 20 loài. b. Sự phong phú
cuả các loài (species abondance) Ðóï là số lượng cá
thể cuả mỗi loài trong quần xã. Ở đây,
mật độ không phải là thông số tốt
để so sánh các quần xã mà các loài có kích thước
quá chênh lệch nhau. Do đó sinh khối và trọng lượng
khô trên diện tích cho ta một sự ước lượng
chính xác hơn về sự phong phú này. Các quần xã
thực vật có thể được nghiên cứu
bằng cách đánh giá sự phong phú cuả các loài khác
nhau bằng phần trăm diện tích được
che phủ bởi các cac thể cuả mỗi loài. c. Sự ưu
thế (dominance) Trong các quần xã, một số loài
rất phong phú, tạo thành một tần số cao ;
trong khi các loài khác có số lượng rất ít, cho
nên chỉ có một tần số thấp trong quần
xã. Sự hiểu biết về độ ưu thế có lợi ích trong việc khảo cứu các quần xã bị chi phối bởi sự ưu thế này. Trong các quần xã đất liền, các cây hiển hoa tạo thành một nhóm ưu thế trong quần xã sinh vật sản xuất sơ cấp và cả của toàn thể sinh vật. Simpson đã đề ra cách tính
hệ số ưu thế gọi là "sự tập
trung cuả ưu thế" bằng công thức: Với S: tổng số loài trong
quần xã ni: số cá thể cuả loài
ở hạng i N: tổng số cá thể trong
quần xã Trong các quần xã thực vật
ở vùng Bắc Cực có sự ưu thế rất
mạnh, chỉ có một hoặc hai loài tạo thành hơn
90% cuả tầng đại mộc. Ngược
lại có đến hơn 20 loài cây ưu thế
ở rừng mưa nhiệt đới. d. Sự đa
dạng về loài (species diversity) Ðể mô tả cấu trúc của
một quần xã, số lượng loài chưa đủ
để biểu diễîn đầy đủ. Thât
vậy sự phong phú tương đối về loài
cũng tham dự vào, bởi vì chỉ có vài phần trăm
loài là thực sự phong phú (có thể được
tiểu biểu bởi mật độ sinh khối...).
Trái lại, phần lớn còn lại được
tạo ra bởi nhiều loài ít phổ biến,
hiếm hoặc rất hiếm Trong khi vài loài có vai trò
quan trọng trong quần xã thì vài loài hiếm chi
phối sự đa dạng cuả quần xã. Khảo cứu sự định lượng
cuả sự đa dạng về loài có thể
được thực hiện bằng nhiều cách,
dựa vào sự sử dụng các chỉ số đa
dạng mà công thức có thể gặp ít nhiều
phức tạp. - Cách thứ nhất chỉ sử
dụng chỉ số cuả số lượng loài.
Chỉ số đơn giản nhất, diễn tả
"sự khác nhau về loài", gồm các loài quan sát
trong quần xã trên một đơn vị diện tích.
Nó chỉ có thể được sử dụng
nhằm mục đích so sánh trong trường hợp các
mẫu có kích thước như nhau. - Một chỉ số khác cuả
sự đa dạng về loài là tỉ số
đơn giản giữa số lượng loài S và
tổng số cá thể N. + Chỉ số cuả Meinhinick: d= S/N + Chỉ số cuả Sorenson : d = (S
- 1)/logN Tuy có nhiều tiện lợi trong
sử dụng nhưng các chỉ số trên cũng không
hoàn toàn mô tả đầy đủ sự đa
dạng, bởi vì chưa đề cập đến
sự phong phú tương đối của mỗi loài.
Sự phong phú tương tạo thành một bộ
phận của sự đa dạng, gọi là sự
đồng phần. Thí dụ: 2 quần xã, mỗi
quần xã có 10 loài và 100 cá thể, do đó có cùng
chỉ số Meinhinick. Tuy vậy ta thấy rằng
sự đa dạng về loài của 2 quần xã này
không giống nhau. Nếu trong quần xã 1, một loài có
91 cá thể chiếm ưu thế, và các loài còn
lại chỉ có 1 cá thể; trong khi quần xã 2
mỗi loài là 10 cá thể thì sự đồng
phần là cực tiểu ở quần xã 1 và cực
đại ở quần xã 2. Do đó cần phải kết
hợp giữa sự phong phú tương đối
của các loài với sự đa dạng về loài
để có một công thức toán học cho chỉ
số tổng quát cuả sự đa dạng. Dựa vào lý thuyết thông tin có công thức Shannon- W Trong đó ni/N = Pi : xác suất
gặp được loài ở hạng i. Dù rằng chỉ số Shannon-Wienner
thay đổi trực tiếp theo số lượng loài,
nhưng các loài hiếm thì có tầm quan trọng ít hơn
các loài phổ biến. Chỉ số này rất phù
hợp trong việc so sánh các quần xã vì nó tương
đối độc lập với kích thước
cuả mẫu. Từ đó ta có thể tính sự
đồng phân e: e = H/log S Sự đồng phần này thay
đổi từ 0 tới 1. Nó hướng về 0 khi
đa số các cá thể thuộc một loài và hướng
về 1 khi mỗi loài trong tổng số loài có số
lượng cá thể bằng nhau. e. Các dạng
sống (life-forms) của quần xã Trong các quần xã tự nhiên có
rất nhiều sinh vật khác nhau. Chúng tạo thành các
dạng sống khác nhau. Do kết quả cuả các
dị hướng tiến hóa mà các loài gần gũi
về mặt phân loại lại có thể sống trong
những môi trường rất khác nhau. Trái lại
sự đồng tiến hóa làm cho các loài không
gần nhau về mặt phân loại học lại có
thể sống trong cùng một môi trường. Nhà
thực vật học người Ðan MaÛch Raunkiaer (1934)
đã xếp các thực vật bậc cao thành các nhóm
dạng sống, có thể liệt kê một cách
tổng quát như sau:
Ðối với động
vật, Andrews và CSV (1979) xếp các động vật
hữu nhũ vào các dạng sống sau đây:
Các tác giả trên cũng xếp các
động vật hữu nhũ dựa theo tập quán
dinh dưỡng: - Ăn thực vật bao gồm
ăn cỏ và ăn trái cây - Ăn côn trùng - Ăn thịt - Ăn tạp
a. Ba nhóm sinh
vật trong quần xã Trong quần xã luôn luôn có hai nhóm
sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Ðầu tiên là nhóm sinh vật tự dưỡng,
gồm chủ yếu là cây xanh. Chúng có thể tổng
hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
của môi trường, được gọi là sinh
vật sản xuất, cung cấp thức ăn cho nhóm
sinh vật dị dưỡng. Sinh vật dị dưỡng
không tự tạo được chất hữu cơ
mà phải nhờ vào nhóm trước. Sinh vật
dị dưỡng gồm hai nhóm khác nhau. Nhóm thứ
nhất là sinh vật tiêu thụ gồm đa số các
động vật. Nhóm còn lại là sinh vật phân
hủy, gồm vi khuẩn và nấm, có nhiệm vụ
phân hủy chất hữu cơ từ xác bã động
vật, thực vật và các chất thải thành
chất vô cơ trả lại cho môi trường. Ba nhóm
sinh vât trên tạo thành chuỗi thức ăn hay
chuỗi dinh dưỡng. b. Chuỗi
thức ăn Chuỗi thức ăn làm cho năng
lượng trong hệ sinh thái vận chuyển trong
hệ sinh thái từ sinh vật sản
xuất ( thực vật) đến các nhóm sinh vật
khác. Sinh vật sản xuất -> Sinh vât
tiêu thụ -> Sinh vật phân hủy Trong thực tế, ít khi người ta thể hiện sinh vật phân hủy trên các minh họa trong chuỗi thức ăn, vì chúng quá nhỏ và tác động ở mọi bậc dinh dưỡng. Cho nên chuỗi thức ăn thường được biểu diễn từ sinh vật sản xuất và các sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2, bậc 3... c. Lưới thức ăn Các chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái thường đan xen nhau, liên kết với nhau một cách chặt chẽ tạo thành mạng lưới thức ăn. Trong môi trường, mỗi sinh vật thường ăn các loại thức ăn khác nhau, đến phiên chúng lại làm thức ăn cho nhiều nhóm sinh vật khác. Chính vì thế mạng lưới thức ăn trong một môi trường thường rất phức tạp và góp phần tạo nên sự ổn định của hệ sinh th d. Hiệu suất
sinh học Ðó là tỉ lệ các trị số của dòng năng lượng trong các bậc dinh dưỡng khác nhau cuả chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Cứ qua mỗi bậc thì đa số năng lượng mất đi, chỉ một phần nhỏ được sử dụng để làm sinh khối cuả cá thể. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị mất đi do chuyển thành nhiệt trong sự hô hấp. Cho nên hiệu suất sinh thái là rất thấp. Chuỗi thức ăn càng dài (có nhiều bậc dinh dưỡng) thì năng lượng nhận ở cuối chuỗi càng ít. Năng lượng
từ 1.000.000 Kcal của ánh sáng mặt trời Hình 7. Hiệu suất
sinh thái
a. Sự cạnh
tranh (competition) Là sự tranh giành nhau nguồn tài
nguyên giữa hai sinh vật cùng một loài hoặc
thuộc hai loài khác nhau. Cạnh tranh cùng loài khi các cá
thể cuả một quần thể cùng tranh nhau
thức ăn, nước uống, đối tượng
sinh dục... Cạnh tranh khác loài xảy ra khi các
cá thể của hai loài khác nhau cùng tranh nhau một
nguồn tài nguyên. b. Sự ăn
mồi (predation) Là hiện tượng một
sinh vật bắt và ăn một sinh vật khác. Thí
dụ thỏ ăn cỏ, thỏ là vật ăn
mồi còn cỏ là mồi. Khi sói ăn thỏ thì
thỏ là con mồi và sói là vật ăn mồi. c. Sự ký
sinh (parasitism) Là hiện tượng một sinh
vật sống lợi dụng một sinh vật khác. Trên
hay trong cơ thể động thực vật có
rất nhiều ký sinh vật. Có nhiều điểm giống và
khác nhau giữa sự ăn mồi và sự ký sinh;
trong sự ký sinh, vật ký sinh thường nhỏ hơn
vật chủ và không nhất thiết phải giết
chết vật chủ, trong khi vật ăn mồi
nhất thiết phải giết chết con mồi. d. Sự tiết
chất cảm nhiễm ở thực vật Người ta thường phân
biệt sự tiết chất kháng sinh ở thực
vật bậc thấp như nấm. Thí dụ nấm
Penicilium tiết chất penicilin. Ở thực vật
bậc cao có hiện tượng tiết chất độc
xa nguồn (teletoxie). Thí dụ như cây Artemisia
californica tiết ra một chất terpène bay hơi có tác
dụng ngăn cản sự nẩy mầm của các
hoà bản và các cây nhất niên khác. e. Sự hội
sinh (commensalism) Ðây là mối quan hệ đơn
giản và bước đầu cuả sự phát
triển quan hệ hai bên cùng có lợi. Thí dụ :
điạ y trên cây xoài, mận; dương xỉ, lan
trên cây rừng. f. Sự hợp tác (cooperation) Ðó là mối quan hệ hai bên cùng có
lợi nhưng không bắt buộc giữa hai loài. Thí
dụ : hải quì và tôm ký cư. Hình 8. Sự hợp tác giữa hải quì Calliactis parasitica và tôm ký cư Pagurus bernhardus g. Sự cộng sinh
(symbiosis) Ðây là mối quan hệ bắt buộc và có lợi giữa hai loài. Thí dụ rong và nấm trong địa y; vi khuẩn nốt rễ và cây họ đậu; mối và nguyên sinh động vật. Theo Elton (1927) thì ổ sinh thái là vai
trò và vị trí cuả loài trong sự hoạt động
của hệ sinh thái. Ðã từ lâu có một sự
lầm lẫn đáng tiếc giữa sự định
vị không gian của một loài với ổ sinh thái
của nó. Ðó là do có ba hình thức cơ bản trong
quan hệ giữa một loài với môi trường
tự nhiên; đó là vùng phân bố địa lý, nơi
ở và ổ sinh thái. - Vùng phân bố địa lý: la ìbề
mặt cuả đất liền hay của biển mà
ở đó có mặt loài này hay loài khác. - Nơi ở: là nơi sinh sống
của sinh vật và môi trường xung quanh. Trong
một sinh cảnh có thể có nhiều nơi ở
nhỏ. Các sinh cảnh càng khác biệt càng tạo ra
nhiều vi môi trường. Thí dụ trong một khu
rừng các chồi cây, tán lá, vỏ cây... tạo thành
nhiều nơi ở. Ở biển , các hốc đá tán
cuả tảo nâu, vỏ ốc rỗng tạo thành nơi
cư trú đặc biệt. Còn ở các sinh cảnh
đồng nhất , ta có các đại môi trường
sống như savanes, đồng cỏ,... Thuật
ngữ môi trường sống (nơi ở) cũng có
thể áp dụng cho quần xã hay toàn thể sinh
vật của một vùng. Thí dụ môi trường
sống cuả các côn trùng ở cồn cát duyên
hải. - Ổ sinh thái có thể định
nghiã một cách đơn giản là vị trí chuyên môn
của một loài trong quần xã. Theo Odum (1959) thì
ổ sinh thái là nghề nghiệp, còn môi trường
sống là địa chỉ của loài đó. Hutchinson (1957)có một khái niệm
khác về ổ sinh thái. Theo ông thì sinh vật của
một loài chỉ có thể sống sót, tăng trưởng,
sinh sản... trong một giới hạn nhiệt độ.
Khoảng nhiệt độ đó là ổ sinh thái
một chiều của loài. Nhưng sinh vật không
chỉ chịu ảnh huởng của một nhân
tố sinh thái đơn lẻ. Còn các nhân tố khác
như độ ẩm chẳng hạn. Sự tác động
đồng thời của hai nhân tố này tạo thành
ổ sinh thái hai chiều và tạo thành một vùng.
Nếu xét thêm nhân tố độ mặn sẽ có
ổ sinh thái ba chiểu tạo thành khối. Trong môi trường
có rất nhiều nhân tố tác động cùng
một lúc lên sinh vật tạo thành ổ sinh thái
nhiều chiều. Sự kết hợp khác nhau trong không
gian và thời gian sẽ tạo điều kiện cho
sự xuất hiện các ổ sinh thái khác nhau. Cần thấy rằng thuật
ngữ ổ sinh thái là một khái niệm trừu tượng,
diễn tả các điều kiện môi trường
cần thiết cho sinh vật và sự chuyên hóa của
các sinh vật cần thiết cho điều kiện này. Trong các quần xã tự nhiên ,
sự chuyên hóa cuả ổ sinh thái là một lợi
thế tiến hóa quan trọng. Trong các hệ sinh thái
thường thì các loài có thể sống chung trong các
đại môi trường và đôi khi cả trong các
vi môi trường. Các khảo cứu tỉ mỉ cho
thấy rằng mỗi loài ở đây có các ổ
sinh thái phân biệt rõ rệt. Ví dụ trong các ao vũng
quanh ta. Hai loài côn trùng thuộc Bộ Heteroptera là
Notonecta glauca và Corixa punctata, có kích thước tương
đương nhau, sống trong cùng một sinh cảnh
lại chiếm hai ổ sinh thái hoàìn toàn khác nhau:
Notonecta là loài ăn thịt, còn Corixa ăn cây cỏ
mục nát (Ramade, 1984). Nhiều nghiên cứu trên nhiều thông số cho phép xác định giới hạn cuả ổ sinh thái và khẳng định nguyên tắc căn bản sau đây: Do vậy mỗi loài tìm thấy
một lợi thế sống trong khi tự vệ
chống lại sự cạnh tranh cuả loài lân
cận của cùng một quần xã, đặc
biệt bởi sự chuyên biệt về dinh dưỡng. Thí dụ về chế độ
ăn cuả hai loài chim biển cùng giống Phalaccrocorax
(còng cọc). Cả hai cùng sống trong một môi trường,
làm tổ trên các dốc đá và cùng bắt cá ở
một vùng biển. Nhưng khảo sát chế độ
ăn uống của chúng cho thấy chúng chiếm
giữ các ổ sinh thái khác biệt rõ ràng.
Còng cọc lớn (Ph. carbo) là loài ăn sinh vật ở đáy; Còng cọc mào (Ph. aritotelis) ăn các sinh vật ở tầng nước gần mặt biển. Do đó tuy ở cùng nơi nhưng chúng có sự chuyên hóa rõ rệt về thức ăn, tức là có hai ổ sinh thái khác biệt nhau. |
|||||||||||||||||||||||||||||||