Hệ sinh thái và con người

Gs. Huỳnh Thu Ḥa - Vơ Văn Bé
 

   

  1. CON NGƯỜI, SINH VẬT TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HỆ SINH THÁI.

  2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI.

    1. Nhu cầu về thức ăn của nngười.

    2. Các độc tố tự nhiên trong thức ăn.

    3. Tác động của con người lên sinh thái và môi trường

     

I. CON NGƯỜI, SINH VẬT TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HỆ SINH THÁI

Loài người (Homo sapiens), là một sinh vật tiêu thụ, nhưng là sinh vật hết sức đặc biệt. Ngoài các nhu cầu b́nh thường của một động vật, con người c̣n có nhiều nhu cầu khác của một thành viên trong xă hội loài người. Việc ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe, giải trí... ngày càng phức tạp hơn và đ̣i hỏi chất lượng ngày càng cao hơn. Để thỏa măn các nhu cầu này, con người không ngừng khai thác các tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa con người c̣n chế tạo ra các chất không có hay hiếm có trong thiên nhiên. Các hành động này thường gây nhiều bất lợi cho sinh vật và đe dọa cả sự sống trên trái đất.

Con người là sinh vật ăn tạp nhất trong các động vật. Ngoài những thức ăn có sẵn trong thiên nhiên, con người đă sản xuất, chế biến thành vô số các loại thức ăn khác nhau. Trong đó có những thứ mà chỉ con người mới biết sử dụng và dám sử dụng. Thí dụ như tân dược, trà, cà phê, thuốc lá, rượu cho đến các chất ma túy...

Trong các chuỗi thức ăn, con người thường đứng ở vị trí cuối của chuỗi nên thường tích lũy một lượng lớn các chất không bị phân hủy sinh học. Điều này thường dẫn đến thiệt hại cho sức khỏe của con người như đột biến, ung thư và các bệnh tật khác.

Một trong những đặc tính của con người là có một biên độ sinh thái lớn, khả năng sống trong các điều kiện mà các loài khác từ chối. Cho nên con người cư trú khắp nơi, từ sa mạc khô cằn cho đến Bắc cực băng giá.

Con người luôn chịu ảnh hưởng cuả các nhân tố sinh thái, nhưng ngược lại con người cũng là sinh vật ảnh hưởng nhiều nhất lên môi trừơng, nhất là môi trường đất liền.  

II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI

Cũng như các sinh vật khác, con người chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái của môi trường. Ở đây, chúng ta đặc biệt chú ư tới các nhân tố liên quan tới nhu cầu số một của người tức là vấn đề lương thực thực phẩm.

1. Nhu cầu về thức ăn của người

Chúng ta cần ăn đủ lượng và chất để hoạt động b́nh thường (bảo tŕ, tăng trưởng, sinh sản,...), gọi là khẩu phần. Đủ lượng là hàng ngày chúng ta cần ăn một lượng calorie (cal) cần thiết. Theo tiêu chuẩn của tổ chức lương nông (FAO) của LHQ th́ khẩu phần ăn trung b́nh là 2.500 kcal cho người lớn. Chỉ tiêu của Việt Nam là 2.200 kcal/ngày. Con số này thay đổi tùy độ tuổi, giới tính và tính chất công việc. Ngoài ra, khẩu phần ăn c̣n phải đủ về chất tức là ngoài bột đường c̣n phải đủ lượng chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.

CHẤT KHÓANG

NGUỒN THỨC ĂN

NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG CƠ THỂ

TRIỆU CHỨNG KHI THIẾU KHOÁNG

Calcium (Ca)

Sản phẩm sữa, rau, đậu

Tạo xương và răng, đông máu, vận động cơ và dây thầ́n kinh

Tăng trưởng chậm có thể giảm khôí lượng xương

Lân ( P)

Sản phẩm sữa thịt, ngũ cốc

Tạo xương và răng, cân bằng acid-baz, tổng hợp nucleotid

Ốm yếu, mất khóang từ xương, mất Ca

Lưu huỳnh (S)

Protein từ nhiều nguồn khác nhau

Thành phần cuả nhiều acid amin

Triệu chứng thiếu đạm

Kali (K)

Thịt, sản phẩm từ sữa, nhiều trái, rau và hạt

Cân bằng acid-baz, cân bằng nước, chức năng dây thần kinh

Yếu cơ, tê liệt, nôn mửa, suy tim

Chlor (Cl)

Muối ăn

Cân bằng acid-baz, tạo dịch tiêu hóa

Vọp bẻ (chuột rút), ăn mất ngon

Natri ( Na)

Muối ăn

Cân bằng acid-baz, cân bằng nước, chức năng dây thần kinh (ATP bioenergetics)

Vọp bẻ (chuột rút), ăn mất ngon

Magne ( Mg)

Hạt nguyên, rau xanh

Đồng tác nhân (cofactor); sinh năng lượng ATP

Rối loạn hệ thần kinh

Sắt ( Fe)

Thịt, trứng, đậu, hạt nguyên rau xanh

Thành phần của hemoglobin và của chất mang điện tử trong biến dưỡng năng lượng; đồng tác nhân enzim

Bệnh thiếu sắt, ốm yếu, hệ miễn nhiễm giảm

Fluorin ( F)

Nước uống, trà, hải sản

Bảo vệ cấu trúc răng (và có thể của xương)

Thường hư răng

Kẽm (Zn)

Thịt, hải sản, hạt

Thành phần cuả vài enzim tiêu hóa và protein

Tăng trưởng kém, viêm da sừng, sinh sản kém, miễn nhiễmyếu

Đồng ( Cu)

Hải sản, quả nhân cứng, đậu, thịt cuả các cơ quan

Đồng tác nhân enzim trong biến dưỡng sắt, tổ hợp melanin, chuyển điện tử

Anemia, thay đổi xương và tim mạch

Mangan (Mn)

Quả nhân cứng, hạt, rau, trái cây, trà

Đồng tác nhân enzim

Xương và sụn không b́nh thường

Iod (I)

Hải sản, sản phẩm sữa, muối iod

Thành phần kích thích tố các tuyến giáp trạng

Bướu cổ

Cobalt (Co)

Thịt và sản phẩm sữa

Thành phần của vitamin B12

Không, ngoại trừ khi thiếu B12

Selenium (Se)

Hải sản, thịt, hạt nguyên

Đồng tác nhân enzim; chống oxid hóa trong sự liên quan chặt chẽ với vitamin E

Đau cơ, có thể suy tổn cơ tim

Chrom (Cr)

Men bia, gan, hải sản, thịt và vài loại rau

Tham gia vào biến dưỡng năng lượng và glucoz

Biến dưỡng glucoz suy yếu

Molypden (Mo)

Đậu, hạt và vài loại rau

Đồng tác nhân enzim

Rối loạn trong bài tiết các hợp chất chứa nitơ

Các chất trên được lấy từ thức ăn hàng ngày để thỏa măn nhu cầu năng lượng, sinh tổng hợp các chất mà cơ thể cần. Cơ thể người có thể tổng hợp các phân tử cho cơ thể, nhưng có những chất mà cơ thể không thể tổng hợp được, gọi là chất thiết yếu (essential nutrients). Chúng bao gồm các acid amin thiết yếu, acid béo thiết yếu, vitamin và muối khoáng.

a. Acid amin

Cơ thể chúng ta cần khoảng 20 acid amin để tạo protein. Khoảng phân nửa trong số đó cơ thể có khả năng tổng hợp được, c̣n lại là các acid amin thiết yếu phải lấy từ thức ăn. Đó là tryptophan, methionin, valin, threonin, phenylalanin, leucin, isoleucin và lysin. Đáng chú ư nhất là hai chất đầu (tryptophan và methionin) không có trong đậu và một số rau; c̣n hai chất sau (isoleusin và lysin) lại không có trong bắp và một số ngũ cốc.

b. Acid béo

Con người có thể tổng hợp được hầu hết các acid béo. Nhưng acid béo linoleic (acid béo không băo ḥa) là một acid béo thiết yếu để tổng hợp phospholipid của màng tế bào. Các acid béo băo ḥa có nhiều trong mỡ và bơ động vật; c̣n acid béo không băo ḥa có nhiều trong dầu thực vật.

c. Vitamin

Vitamin là những chất thiết yếu, dù rằng nhu cầu của chúng ta đ̣i hỏi một lượng rất nhỏ. Thiếu hay quá thừa vitamin có thể gây các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của con người. Như thiếu vitamin A có thể gây bệnh quáng gà, mù mắt, khô da hay có vẩy; nhưng quá thừa gây bệnh nhức đầu, nôn mửa, rụng tóc, hại gan và xương.

d. Chất khoáng

Chất khoáng là thức ăn vô cơ, thường được đ̣i hỏi với một lượng nhỏ, từ dưới 1mg đến khoảng 2.500 mg tùy loại. Con người và các động vật có xương sống khác cần một lượng tương đối lớn Ca và P để tạo và bảo tŕ xương. Ca cũng cần cho hoạt động cuả dây thần kinh và cơ. P là thành phần cấu tạo của acid nhân và ATP. Sắt (Fe) là thành phần của cytochrom (có chức năng trong hô hấp tế bào) và của hemoglobin (là protein của tế bào hồng cầu). Magnesium, sắt, kẽm, đồng mangan, selenium và molypden là các đồng yếu tố (cofactor) trong cấu tạo của vài enzim; như magnesium hiện diện trong enzim phân cắt phân tử ATP. Iod cần cho tuyên giáp để tạo thyroxin cho tăng trưởng và điều ḥa nhịp độ biến dưỡng (metabolic rate). Na, K và Cl quan trọng trong chức năng thần kinh và cân bằng thẩm thấu giữa tế bào và dịch giữa kẽ (interstial fluid). Con người thường ăn nhiề́u muối NaCl hơn mức cơ thể thật sự cần.

Tóm lại, thức ăn cần cung cấp calorie để thỏa măn nhu cầu năng lượng, vật liệu thô cho tổng hợp và một lượng thích hợp của các chất thiết yếu.  

2. Các độc tố tự nhiên trong thức ăn

a. Các chất độc trong thức ăn

Trong thức ăn có thể có các chất độc tự nhiên hay nhân tạo. Ở đây cần nhắc lại rằng một chất độc rất khó định nghĩa v́ tất cả đều tùy thuộc vào liều lượng của nó. Bảng dưới đây xếp loại cách thức chất độc có thể có trong thưcï ăn.

Bảng 2 cho chúng ta thấy chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay con người tạo ra. Loại chất độc tự nhiên được chúng ta đặc biệt chú ư tới.

Bảng 2. Các loại chất độc trong thức ăn

CHẤT ĐỘC TỰ NHIÊN

Sẵn có ( inherent)

Thường có trong thức ăn và tác động khi người ăn đủ liều như solanine trong khoai tây

Độc tố do điều kiện bất thường của sinh vật dùng làm thức ăn

Như thịt ṿm nhiễm chất độc thần kinh hay mật của các loại ong hút mật hoa Rhododendron hay Azalea

Người tiêu dùng mẫn cảm bất thường

Dị ứng với thực phẩm đặc biệt dị ứng với vài loại hải sản

Nhiễm độc bởi vi khuẩn gây bệnh

Bệnh cấp tính, thường là bệnh đường ruột như độc tô útiết bởi Staphyllococcus aureus hay Clotridium botulinum

Độc tố nấm

Thức ăn bị mốc và hư như aflatoxin B1 từ Aspergillus flavus là chất gây ung thư gan

Chất gây đột biến và ung thư

Do cách nướng, nhúng mỡ, hay chiên thịt và cá

NHIỄM ĐỘC HÓA HỌC

Chất phụ gia không muốn có

Hóa chất dùng trong nông nghiệp và chăn nuôi

Như thuốc trừ nấm trên ngũ cốc, thuốc trừ sâu trên rau trái, kháng sinh và kích thích tố cho động vật

Ô nhiễm môi trường

Như thủy ngân hữu cơ, cadmium, ch́, nhôm, PCB, ṛ rỉ phóng xạ có thể ảnh hưởng một nấc nào đó của chuỗi thức ăn

Chất phụ gia thực phẩm

Chất bảo quản, chất tạo bọt, mùi, màu

Vài chất đă được sử dụng hàng thế kỷ nay; nhiều chất có nguồn gốc tự nhiên và dùng với lượng nhỏ; đa số đă được thử nghiệm kỹ

( theo Walker, 1993)  

b. Độc tố tự nhiên trong thức ăn

Có những người rất cảnh giác với sự ngộ độc hóa chất khi ăn thức ăn được nuôi hay trồng bằng công nghệ hóa học hiện đại đến mức muốn quay về lối sống đơn giản và chỉ ăn thức ăn tự nhiên mà thôi. Nhưng rất tiếc là trong thiên nhiên chất độc tự nhiên cũng nhiề́u vô kể. Trong bảng 2 đă liệt kê các thựûc phẩm có chứa các chất được biết là tác dụng xấu với người.

Bảng 3 chỉ liệt kê một số độc tố tự nhiên, chắc chắn là chưa đầy đủ. Chúng có tác động dược học cấp tính hay măn tính. Chúng có trong thực vật như cơ chế tự vệ chống lại các động vật ăn chúng. C̣n động vật cũng có các phản ứng sinh hóa và các đáp ứng tế bào nhằm đối phó với chất độc hay ít ra vô hiệu hóa một phần ảnh hưởng có hại. Người và các động vật khác cũng đă có kinh nghiệm tránh ăn các thực phẩm có độc tố. Nhưng trong nhiều trường hợp, các độc tố trong thức ăn có thể gây ngộ độc ở mức độ nghiêm trọng khác nhau, đôi khi dẫn tới tử vong.

Tóm lại, trong thực phẩm có nhiều chất độc tự nhiên có thể ảnh hưởng xấu lên sức khỏe của chúng ta.

Bảng 3. Các độc tố tự nhiên trong thức ăn và tác động lên người

NGUỒN GỐC

HOẠT CHẤT

TÁC ĐỘNG

Chuối và vài trái cây khác

5-Hydroytriptamin; adrenalin; noradrenalin

Aính hưởng lên hệ thần kinh trung ương và ngọai biên

Vài loại phô-mai

Tyramin

Tăng huyết áp, tănh họạt động của chất ức chế men monoamine oxidase

Ṿm

Do ăn Gonyaulus, động vật đơn bào là thức ăn cuả ṿm

Ngứa, tê, yếu cơ, tê liệt hô hấp

Hột thiên tuế

Methylazoxymethanol

(cycasin)

Hại gan, ung thư

Vài loại cá thịt và phômai

Nitrosamines

Ung thư

Dầu mù tạt

Sanguinines

Phù thủng

Trái đậu

Haemagglutinins

Hại hồng cầu và tế bào ruột

Vài loại đậu

Vicin

b- Aminopropionitrile

b- N- Oxalyl- amino- L- alnin

Haemolytic anaemia (Favism)

Đi đôi với sự thành lập collagen

Tác dụng độc với hệ thần kinh, lathysism

Trái ackee (Blighia sapida)

a- Amino- b- methylene

Nôn mửa, Hypoglycaenia

Hột bắp cải và vài cây họ cải khác

Glucosinolates, thiocyanate

Lớn tuyến giáp trạng v́ glucosinolates cần sự tạo thyroxin, thiocyanate giảm sự tập trung iod trong tuyến giáp trạng

Khoai tây xanh

Solanie, các sapotoxines khác

Rối loại đường ruột

Nhiều loại cá

Thay đổi, do vài cơ quan hay vào các mùa khác nhau

Chủ yếu độc cho hệ thần kinh

Nhiều loại nấm

Độc tố nấm

Chủ yếu độc cho hệ thần kinh và gan

(Theo Walker, 1993)  

3. Tác động của con người lên hệ sinh thái và môi trường

Ngay từ khi xuất hiện, con người đă tác động vào môi trường thiên nhiên. Tầm mức tác động ngày càng gia tăng theo sự phát triển của xă hội loài người.

a. Tác động môi trường bởi người nguyên thủy

Lửa chắc chắn là một thụ đắc công nghệ của nhân loại. Cho đến khi chế ngự được lửa, con người đă sống một cách hài hoà với thiên nhiên, ít ra trên b́nh diện sinh thái học. Tổ tiên xa xưa của chúng ta ở hạ kỳ đồ đá cũ (Paléolithique inférieur) chỉ tác động lên môi trường một cách hạn chế. Như thế họ là thành viên hoàn toàn của hệ sinh thái và chỉ là một trong vô số sinh vật tạo nên quần lạc sinh vật, hoà nhập vào chu tŕnh vật chất và ḍng năng lượng trong sinh quyển. Nhưng ngay khi mà các người săn bắt thời kỳ đồ đá mới có được lửa, th́ họ bắt đầu tác động lên môi trường thiên nhiên bằng hành động phá hủy không tương ứng với số lượng ít ỏi của họ. Hiện nay chúng ta chắc chắn rằng dùng lửa để săn bắt thú đă gây nên một sự xáo trộn các quần xă thực vật, cách nay mấy trăm ngàn năm trên nhiều vùng trên thế giới. Nếu châu Phi là nơi bị tác động nhiều nhất, th́ chúng ta cũng có bằng chứng về những đám cháy khổng lồ đă tàn phá thảm thực vật Trung Âu vào thời đồ đá mới (Ramade, 1989).

Trong vùng nhiệt đới và thể cả ôn đới, hỏa hoạn đă tàn phá nhiều diện tích rừng nguyên sinh và ngăn chận sự phục hồi về sau. Hơn nữa, thảm thực vật phục hồi c̣n bị con người tàn phá một cách cố ư, ở nhiều vùng của châu Phi, châu Á và châu Mỹ nhiệt đới. Người ta phá rừng để tạo nên các thảo nguyên ḥa bản để thả được nhiều thú có guốc (Ongulata) hơn. Do đó, các đám cháy cố ư này đă tạo ra các savanes ở Tây Phi và Đông Nam Á. Cách nay khoảng mười ngàn năm, các thổ dân Bắc Mỹ đă mở rộng đồng cỏ bằng cách đốt rừng tạo đất cho ḅ Bisons. Với cách làm như vậy, nếu sự đổi thảm thực vật không làm mất sức sản xuất của sinh cảnh, th́ sự tàn phá có hệ thống các quần xă thực vật thường làm giảm khả năng sinh học của môi trường, như ở Cote dï'Ivoire, Brésil và Guyanne (Lamotte et al, 1967 và sau đó).

Nhưng các thợ săn thời kỳ đồ đá mới không chỉ biến đổi hay hủy hoại các quần xă thực vật trên những diện tích rộng lớn. Luôn luôn với sự trợ lực của lửa, kết hợp với nhiều kỹ thuật săn bắt khác nhau, họ cũng làm nghèo đi thành phần loài cuả các động vật có xương sống lớn trên nhiều vùng trên thế giới.

Ngày nay chúng ta có những bằng chứng cổ sinh vật học về sự tận diệt nhiều loài động vật khổng lồ, chứng cứ muộn màng của hệ động vật phong phú thời Tân Sinh (Neogène). Người ta cũng nói đến các cuộc tàn sát thời Pleistocène ở châu Phi nhiệt đới, cách nay khoảng 50.000 năm, đă làm mất đi một nửa số thú lớn c̣n sót lại từ các thời kỳ của kỷ Đệ tam (tertiaire). Cũng thế, các thợ săn thượbg kỳ đồ đá cũ (Paleothique superieur), cách nay khoảng 12.000 năm, đă tận diệt ít ra là 60% các thú lớn ở Mahgreb, châu Phi.

Các thổ dân cổ Bắc Mỹ đă tiêu diệt các khổng tượng (mammuth) và ḅ Bisons cổ cũng vào thời kỳ này... Con người cũng có vai tṛ trong sự tuyệt chủng của các loài chim Dinornithidae khổng lồ ở Madagascar và Tân Tây Lan.  

b. Nông nghiệp, nguyên nhân chủ yếu của sự mất cân bằng do hoạt động cuả con người

Vào đầu thời Đồ đá mới, tác động của con người lên sinh quyển gia tăng bằng nhiều mức độ với sự khám phá ra nghề nông và từ đó gây ra sự gia tăng dân số chưa từng có. Nông nghiệp tạo nên cuộc cách mạng công nghệ thứ hai của nhân loại và chi phối tất cả các cấu trúc xă hội từ thời bấy giờ măi cho đến thời gian gần đây và hiện và c̣n ở nhiều nước thuộc thế giới thứ ba.

Sự phát triển của nông nghiệp cũng gây ra một sự xáo trộn lớn của sinh quyển bởi con người. Nó đẩy mạnh các biến đổi hệ động vật kể trên bằng cách gia tăng tốc độ tiêu diệt các động vật lớn mà các nhà chăn thả xem như là các loài cạnh tranh với gia súc. Đặc biệt sự mở rộng nông nghiệp được đặc trưng bởi sự thay thế các hệ sinh thái. Loạt thóai biến: Lâm -> Mục -> Nông được thể hiện bởi sự thay thế từ hệ sinh thái rừng cao đỉnh bằng đồng cỏ chăn thả rồi tới đất trồng trọt.

Nông nghiệp v́ thế đặc trưng bởi sự tiêu diệt thảm thực vật nguyên thủy trên các diện tích rộng lớn, nhường chỗ cho một số ít loài cây trồng mà con người chọn lựa phù hợp với nhu cầu thức ăn của ḿnh.

Sự mở rộng nông nghiệp có ảnh hưởng tai họa cho nhiều hệ sinh thái đất liền. Sự phá rừng ồ ạt, sự sử dụng đất cẩu thả đă làm kiệt quệ các vùng đất rộng lớn ở vùng ôn đới và nhiệt đới.

Sự tàn phá rừng ở thời Trung Cổ cho thấy thái độ của con người đối với cây cỏ. Nó xảy ra khắp mọi nơi và ở các nền văn minh cổ xưa như Pháp, hay Trung Hoa. Cần nhớ rằng hiện nay Trung Hoa chỉ có 8% diện tích đất che phủ bởi rừng trong khi con số này là 70% vào thời Đồ Đá mới.

Ngoài sự tạo ra các hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó sự đa dạng về loài là thấp nhất v́ người ta loại bỏ các vật canh tranh với cây trồng, nông nghiệp c̣n thuần hóa một ít loài động vật trong đó có một số để lấy sức kéo. Do đó con người làm gia tăng khối lượng thực phẩm trên một đơn vị diện tích và một lượng năng lượng cơ học cần thiết.

Nông nghiệp cũng cho phép sự định cư và xuất hiện các khu tập trung với sự tạo lập các thành phố đầu tiên. Trong khi người thợ săn thời Đồ Đá cũ cần khoảng 20 km2 đất để sinh sống cho nên ở cách xa nhau thỉ người nông dân ở thời kỳ Đồ Đá mới chỉ cần vài ha là đủ. Mặt khác, sự phát hiện ra cách bảo quản ngũ cốc trong các silos cho phép tạo nên các dự trữ và thuận lợi cho sự thay đổi từ du mục sang định cư.

Nhưng bất hạnh thay sự sử dụng cẩu thả đất ven, sự tưới có hệ thống các đất mà cấu trúc thổ nhưỡng không chịu được và sau cùng sự chăn thả quá mức gây ra các hậu quả tai hại cho các môi trường khai thác.

Sự hủy hoại các quần xă thực vật tự nhiên là khởi đầu cho sự khô hạn hay sự sa mạc hóa toàn bộ các vùng đất dùng cho trồng trọt hay chăn thả. Việc dùng lửa bởi các mục đồng tiền sử nhằm mục đích cải taọ thành nơi sinh sống của đàn gia súc đă tàn phá nhiều khu rừng nguyên sinh cách đây hàng chục ngàn năm ở nhiều nơi của vùng Địa Trung Hải.

Sự tổn hại không phục hồi của môi trường tự nhiên đă hoàn tất trên nhiều vùng vào đầu công nguyên. Đó là trường hợp của vùng Lưỡi Liềm ph́ nhiêu. Mệnh danh là cái nôi của nền văn minh, vùng đất này có h́nh cánh cung, kéo dài từ phía nam Palestine đến phía bắc Syrie và Mésopotamie, từ đó kéo dài đến tận phần phía Đông của Iran. Chính ở đó nông nghiệp đă ra đời, cách nay 10.000 năm: người ta có bằng chứng về sự trữ hạt ngũ cốc và sự nuôi cừu từ thiên niên kỷ thứ IX ở di tích Zawi, Chemi và Irak. Ngày nay sa mạc trải rộng trên nhiều địa điểm tiền sử cuả Trung Đông, nơi mà trước đây 8000 năm các nền văn minh nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự khai thác quá mức các sinh cảnh này đă tàn phá dần dần các rừng cây, thảm thực vật thứ sinh rồi đất đai... Cho đến thời gian gần đây và mặc dù sự tiến bộ của canh tác và công nghệ, các xă hội khác nhau vẫn c̣n giữ một nền tảng chung đă có từ thời Đồ Đá mới. Cho dù cơ sở xă hội kinh tế có ra sao, các xă hôị này vẫn cho thấy một cấu trúc cơ bản là nông nghiệp.

Mặc dù sự phát triển nhanh của thành phố và sự xuất hiện của các hoạt động kỹ nghệ, đa số dân chúng vẫn sống nhờ nông nghiệp. Như vậy tác động của con người lên môi trường về cơ bản là không đổi cho măi đến giữa thế kỷ thứ 19, lúc bắt đầu các khám phá khoa học của chủ nghĩa tư bản đánh dấu sự phát triển cuả nền văn minh công nghệ đương thời.

Rốt cuộc, nền văn minh nông nghiệp không làm biến đổi chu tŕnh vật chất và ḍng năng lượng trong sinh quyển; thậm chí người ta c̣n có thể nói rằng hệ sinh thái con người trong h́nh thái xă hội như vậy hoà nhập vào toàn bộ các hiện tượng sinh thái học tự nhiên.

Sự đa dạng của hệ sinh thái này mặc dù có đơn giản hóa, vẫn c̣n ở mức cao: đồng cỏ tự nhiên, rẫy, rừng, các diện tích đa canh tạo nên nhiều nơi ở ít hoặc không bị biến đổi.

Ngoài ra, HST này gồm các sinh vật sản xuất sơ cấp (cây trồng hay tự nhiên) được con người ăn trực tiếp hay qua trung gian các sinh vật sản xuất thứ cấp (thú nuôi, thú rừng...) hay dùng làm nguyên liệu (gỗ, sợi...). Con người là sinh vật tiêu thụ chính cuả hệ sinh thái, trong đó cũng có một sinh khối đáng kể các thú hoang dă. Tất cả sản lượng tiêu thụ bởi con người đều được biến thành chất thải phân hủy sinh học được sử dụng bởi các sinh vật phân hủy. Các sinh vật này phân hủy hoản toàn các chất thải trên và khoáng hoá thành các hợp chất đơn giản (phosphat, nitrat và các muối khoáng khác) được sử dụng bởi các sinh vật tự dưỡng. Do đó nước và đất có đầy đủ khả năng tự làm sạch và chu tŕnh vật chất không bị xáo trộn. Năng lượng mà con người sử dụng c̣n thấp và phân tán.

Tóm lại, HST con người trong nền văn minh nông nghiệp cho thấy một độ ổn định cao. Hoạt động của con người trong xă hội nông thôn ḥa nhập vào tổng thể chu tŕnh vật chất và không làm biến đổi ḍng năng lượng sinh quyển. Nó không giống với nền văn minh công nghệ sau này.

c. Xă hội công nghệ đương đại và tác động cuả nó lên sinh quyển.

Chính vào đầu thế kỷ thứ 19 đă manh nha các biến chuyển cho phép sự bung ra xă hội công nghệ mà chúng ta hiện đang sống. Cấu trúc kinh tế cuả các nước châu Âu thay đổi mau lẹ; việc phát minh các máy kỹ nghệ, việc ứng dụngcác kỹ thuật mới tạo thuận lợi cho vô số nhà máy. Đồng thời nhiều cây trồng được nhập nội và các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi được phổ biến. Tất cả các chuyển biến này tạo ra tiền đề cho một sự thay đổi cơ bản trong mối tương quan giữa con người và thiên nhiên.

Sự đô thị hóa và công nghiêp hóa biến các đô thị và các khu công nghiệp thành các trung tâm càng ngày lệ thuộc vào các vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh. Hơn nữa, các chất thải ngày càng nhiều và đa dạng, gây nên sự xáo trộn lớn cho hệ sinh thái.

Xem xét hệ sinh thái con người trong xă hội kỹ nghệ hiện thời, người ta thấy ba nguồn xáo trộn chủ yếu gây mất ổn định thiên nhiên. Đó là sự giảm thiểu sự đa dạng của sinh giới, sự gián đọan các chu tŕnh vật chất và sự biến đổi hoàn toàn các chu tŕnh vật chất. Chi tiết của các sự xáo trộn này sẽ được đề cập trong các chương sau của giáo tŕnh.