Dung dịch

Gs Lâm Phước Ðiền
 

   

1. Khái niệm về dung dịch

Ngày nay dung dịch không phải là một khái niệm xa lạ nhờ tính phổ biến của nó. Tuy nhiên để hiểu đúng về dung dịch không phải là chuyện đơn giản. Với các lý thuyết hiện đại về hóa học đến nay vẫn chưa giải thích được rõ ràng một số vấn đề về dung dịch như: tính tan của các chất trong dung môi, các tính chất của dung dịch có nồng độ chất tan lớn,... Do đó vấn dề tìm hiểu dung dịch không chỉ xuất phát từ yêu cầu về mặt thực tiễn mà còn do yêu cầu về mặt lý thuyết.

a). Các hệ phân tán và dung dịch

Dung dịch là các hệ phân tán nhưng không phải hệ phân tán nào cũng là dung dịch. Hệ phân tán là những hệ trong đó có ít nhất một chất phân bố( gọi là chất phân tán) vào một chất khác( gọi là môi trường phân tán) dưới dạng các hạt có kích thước nhỏ. Các hệ phân tán có thể được phân loại theo trạng thái tập hợp của chất phân tán vào môi trường phân tán, hoặc theo kích thước của các hạt trong hệ phân tán, hoặc theo cường độ tương tác giữa các hạt trong hệ phân tán,...

Tùy thuộc vào trạng thái tập hợp của chất phân tán và môi trường phân tán mà ta sẽ có các hệ phân tán sau ( K =khí, L = lỏng, R =rắn )

K-K         K-L         K-R

L- K         L-L         L-R

R-K         R-L         R-R

Tuy nhiên do tính chất của hệ phân tán phụ thuộc rất lớn vào kích thước của các hạt nên sự phân loại theo kích thước các hạt là có ý nghĩa hơn cả.   

Hệ phân tán thô: kích thước các hạt>cm, do đó có thể nhìn thấy các hạt bằng mắt thường hoặc bằng kính hiển vi quang học. Tùy thuộc trạng thái của chất phân tán mà người ta phân biệt dạng huyền phù hay nhũ tương. Dạng huyền phù thu được khi có sự phân bố hạt chất rắn trong chất lỏng, ví dụ các hạt đất sét lơ lững trong nước. Dạng nhũ tương thu được khi có sự phân bố hạt chất lỏng trong chất lỏng, ví dụ sữa là hệ nhũ tương điển hình gồm các hạt mở lơ lững trong chất lỏng.

Các hệ phân tán thô không bền vì các hạt phân tán có kích thước quá lớn so với các phân tử, ion nên dễ dàng lắng xuống.

Hệ phân tán cao hay hệ keo: Các hạt phân tán có kích thước trong khoảng đến , do đó để quan sát được các hạt phải dùng kính siêu hiển vi có độ phóng đại lớn. Ví dụ cho loại hệ này là gelatine, keo dán, sương mù, khói. Các hệ keo cũng không bền vì các hạt keo dễ liên hợp nhau thành hạt có kích thước lớn hơn và lắng xuống. Các hệ keo có nhiều tính chất rất đặc biệt và có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống, do đó việc nghiên cứu hệ keo đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu độc lập gọi là hóa keo.

Dung dịch: khi các hạt có kích thước cở phân tử hay ion, nghĩa là có kích thước< thì hệ phân tán trở thành đồng thể và được gọi đơn giản là dung dịch. Kích thước vô cùng bé nhỏ của các hạt làm cho chúng phân bố đồng đều trong môi trường và dẫn đến sự đồng nhất về thành phần, cấu tạo và tính chất trong toàn bộ thể tích của hệ, cũng như làm cho hệ rất bền không bị phá hủy khi để yên theo thời gian. Ví dụ khi hòa tan đường và muối ăn vào nước, các hạt đường phân tán dưới dạng phân tử, còn các hạt muối phân tán dưới dạng ion.

Từ các đặc điểm đã nêu ta có thể định nghĩa dung dịch như sau:

Dung dịch là hệ đồng thể gồm hai hay nhiều chất mà thành phần của chúng có thể thay đổi trong một giới hạn rộng.

Ðịnh nghĩa này cho thấy dung dịch giống hợp chất về tính đồng nhất nhưng khác ở chổ có thành phần thay đổi, trong khi đó giống hỗn hợp cơ học ở chổ có thành phần thay đổi nhưng khác ở tính đồng nhất.

Bảng 5.1. Phân loại hệ phân tán theo kích thước của tiểu phân

Hệ

Kích thước tiểu phân. Ðơn vị cm

Ðộ bền theo
thời gian

Ví dụ

Hệ phán tán thô

-Huyền phù

-Nhũ tương

>10-5

Không bền

-Hạt sét lơ lững trong nước.

-Sữa

Hệ keo

10-5 - 10-7

Không bền

Gelatin

Dung dịch

<10-7

Bền

NaCl tan trong nước

b). Trạng thái dung dịch    

Trong hoá học chúng ta thường làm việc với các dung dịch lỏng, do đó, đối với nhiều người dung dịch được hiểu là ở trạng thái lỏng. Thực ra về mặt trạng thái tập hợp, dung dịch có thể ở trạng thái khí, lỏng hoặc rắn.

Bảng 5.2. Các trạng thái tập hợp của dung dịch

Ví dụ

Trạng thái của dung dịch

Trạng thái của chất tan

Trạng thái của dung môi

Không khí

Khí

Khí

Khí

Rượu trong nước

Lỏng

Lỏng

Lỏng

Thép

Rắn

Rắn

Rắn

Nước đường

Lỏng

Rắn

Lỏng

Soda

Lỏng

Khí

Lỏng

H2 tan trong Pd

Rắn

Khí

Rắn

c). Chất tan và dung môi

Như đã trình bày dung dịch là hệ đồng nhất gồm các chất phân tán vào nhau. Chất đóng vai trò môi trường phân tán, gọi là dung môi. Các chất còn lại đóng vai trò chất phân tán, gọi là chất tan. Với định nghĩa này ta thấy ranh giới phân biệt giữa chất tan và dung môi là không rõ rệt.

Thông thường dung môi được hiểu là chất có trạng thái tập hợp không thay đổi khi hình thành dung dịch nếu các chất ban đầu khác nhau về trạng thái, hoặc dung môi là chất chiếm lượng lớn khi tạo thành dung dịch nếu các chất ban đầu cùng trạng thái. Ðôi khi người ta có thể sử dụng một tính chất cụ thể nào đó để xác định dung môi, ví dụ: đối với các hệ rắn-lỏng, khí-lỏng thì dung môi là chất lỏng hoặc dung môi sẽ là chất kết tinh đầu tiên khi làm lạnh dung dịch.

d). Dung dịch loãng, đậm đặc, chưa bảo hòa, quá bảo hòa, độ tan

Khi hoà tan đường vào nước, đường đóng vai trò chất tan, nước đóng vai trò dung môi. Nếu lượng đường tan trong nước ít, ta có dung dịch nước đường loãng. Nếu lượng đường tan trong nước thật nhiều, ta có dung dịch nước đường đậm đặc. Vậy ta có thể hiểu:

- Dung dịch loãng là dung dịch chứa một lượng ít chất tan.

- Dung dịch đậm đặc là dung dịch chứa một lượng lớn chất tan.

Nếu tiếp tục thêm đường vào dung dịch, ta thấy đường tiếp tục tan ra, dung dịch bây giờ sẽ chứa một lượng đường nhiều hơn ban đầu. Nhưng nếu tiếp tục thêm đường đến một lúc nào đó ta thấy đường không thể hòa tan thêm được nữa ở một nhiệt độ xác định, lúc này ta có dung dịch nước đường bảo hòa và lúc này lượng đường có trong dung dịch bằng độ tan của nó. Tổng quát ta hiểu như sau:

- Dung dịch chưa bảo hòa là dung dịch mà chất tan có thể tiếp tục tan thêm.

- Dung dịch bảo hòa là dung dịch mà chất tan không thể tan thêm được nữa ở một nhiệt độ xác định.

- Ðộ tan là lượng chất tan được vào dung dịch để tạo ra một dung dịch bảo hòa ở một nhiệt độ xác định.

Bây giờ nếu ta nâng nhiệt độ dung dịch lên cao hơn, đường sẽ tiếp tục hòa tan . Khi làm nguội dung dịch về nhiệt độ ban đầu t0C thì lượng đường dư so với độ tan ở nhiệt độ t0C sẽ kết tinh tách ra khỏi dung dịch và có sự hình thành trở lại dung dịch bảo hòa. Trong một số trường hợp, quá trình kết tinh có thể xảy ra lập tức hoặc sẽ xảy ra khi ta thêm vào đó vài tinh thể của chất tan, hoặc lắc dung dịch. Dung dịch chứa một lượng chất tan vượt quá so với độ tan được gọi là dung dịch quá bảo hòa, Sirô là dung dịch nước đường quá bảo hòa mà chúng ta thường gặp.  

2. Thành phần của dung dịch

Do thành phần của dung dịch có thể thay đổi nên mối quan hệ về lượng của các chất trong dung dịch phải được xác định rõ ràng và có nhiều cách khác nhau để xác định mối quan hệ đó .

a). Nồng độ phần trăm khối lượng (%)

Số gam chất tan trong 100 gam dung dịch.  

Ví dụ 5.1. Dung dịch NaOH 20% nghĩa là cứ 100g dung dịch thì có 20g NaOH tan trong đó.

b). Phân mol

Là tỉ lệ giữa số mol chất nào đó với tổng số mol của các chất trong dung dịch. Ðối với dung dịch tạo thành từ hai chất A, B với số mol tương ứng là , ta có biểu thức phân mol như sau:  

c). Nồng độ molan (m)

Số mol của chất tan có trong 1kg hoặc 1000g dung môi.  

d). Nồng độ mol

Số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch  

Ví dụ 5.2. Dung dịch . Ta có thể chọn một loại nồng độ nào đó để sử dụng sao cho tiện lợi với yêu cầu định lượng.

Ví dụ 5.3. Khi trộn lẫn 1,00g etanol với 100,0g nước ta thu được dung dịch có thể tích là 101ml. Tính: nồng độ molan. Phân mol của etanol trong dung dịch.

Giải:  

e). Nồng độ đương lượng

Một loại nồng độ khác thường được sử dụng để tính toán trong các phương pháp phân tích thể tích là nồng độ đương lượng được định nghĩa là số đương lượng gam của chất tan trong một lít dung dịch. Từ nồng độ mol ta có thể dễ dàng tính được nồng độ đương lượng theo biểu thức:  

là số đương lượng gam ứng với 1 mol chất tan.

Ví dụ 5.4. Ta có dung dịch ứng với số đương lượng gam là 2.

Do đó

Nói chung ta đều có thể thực hiện sự chuyển đổi qua lại giữa các loại nồng độ, và qua đó biết được thành phần của dung dịch.

Ví dụ 5.5. Dung dịch sử dụng bình acqui là dung dịch H2SO4 3,75M, có khối lượng riêng là: 1,230 g/ml. Tính nồng độ %, nồng độ molan và nồng độ đương lượng của H2SO4 trong dung dịch trên.

Giải:

Khối lượng của 1 lít dung dịch: 1000 x 1,230 = 1230g.

Khối lượng của H2SO4 trong 1 lít dung dịch: 3,75 x 98 = 368g.

Khối lượng của H2O trong 1 lít dung dịch: 1230 - 368 = 862g.

Do đó:  

3. Tương tác giữa chất tan và dung môi

a). Nhiệt hòa tan

Khi hòa tan NaOH vào nước ta thấy dung dịch nóng lên, ngược lại khi hòa tan urê vào nước thì ta lại thấy dung dịch lạnh đi. Ðiều này chứng tỏ khi hòa tan chất tan vào dung môi không chỉ đơn thuần xảy ra quá trình khuếch tán các tiểu phân chất tan vào các tiểu phân của dung môi, mà còn xảy ra quá trình tương tác giữa các tiểu phân đó với nhau. Những lực tương tác giữa các tiểu phân của chất tan và dung môi cũng chính là những lực tương tác quyểt định trạng thái tập hợp của các chất. Chúng có bản chất vật lý như lực hút tĩnh điện, lực Van Der Waals... Hoặc bản chất hóa học như tương tác cho-nhận, lực liên kết hydro... Các lực tương tác thứ nhất gắn liền với các quá trình vật lý và chỉ thể hiện trên những khoảng cách lớn hơn kích thước phân tử. Những lực tương tác thứ hai được thực hiện trên những khoảng cách gần với sự tham gia của các obitan nguyên tử và phân tử.

Sự khuếch tán các tiểu phân chất tan vào dung môi là nguyên nhân làm cho nồng độ dung dịch đồng đều trong toàn bộ thể tích dung dịch.

Trong trường hợp tổng quát các quá trình vật lý bao gồm các quá trình phá vỡ mạng tinh thể, quá trình khuếch tán chất tan vào dung môi,... Gọi chung là quá trình chuyển pha.

Quá trình hóa học bao gồm tất cả các quá trình tương tác để tạo thành những hợp chất có thành phần thay đổi giữa chất tan và dung môi được gọi là sự solvat hóa, nếu dung môi là nước thì được gọi là sự hidrat hóa.

Trong đa số trường hợp các quá trình vật lý thường tương ứng với quá trình thu nhiệt, còn các quá trình hóa học thường ứng với quá trình tỏa nhiệt. Tùy chất tan và dung môi, cũng như tùy nhiệt độ và áp suất mà một trong hai quá trình sẽ chiếm ưu thế, kết quả dẫn đến là quá trình hòa tan sẽ tỏa nhiệt hay thu nhiệt.

Người ta định nghĩa Lượng nhiệt thu vào hay phát ra khi hòa tan một mol chất tan được gọi là nhiệt hòa tan.

Ðể hiểu rõ hơn ta xét trường hợp hòa tan chất rắn vào dung môi lỏng, ví dụ hòa tan NaCl vào nước, quá trình có thể chia làm 3 bước:

Bước 1 Phá vỡ cấu trúc tinh thể của chất tan để tạo thành tiểu phân riêng biệt. Quá trình này đặc trưng bằng giá trị

Bước 2 Phá vỡ lực liên kết liên phân tử giữa các phân tử dung môi để tạo ra các khoảng trống cho các tiểu phân của các chất tan xâm nhập. Quá trình được đặc trưng bằng

Bước 3 Xảy ra tương tác giữa các tiểu phân của chất tan và các phân tử của dung môi để tạo thành dung dịch, tức xảy ra quá trình solvat hóa. Quá trình này đặc trưng bằng giá trị . chính là tổng của 3 giá trị trên.  

Tùy quá trình nào chiếm ưu thế mà giá trị có thể (+) hoặc (-) hay nói cách khác quá trình hòa tan thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt.

Ðối với quá trình hòa tan NaCl trong nước, giá trị phải lớn và có dấu (+) do phải tốn nhiều năng lượng để bẻ gãy lực hút giữa các ion trong tinh thể. Giá trị cũng rất lớn và có dấu (-) vì xảy ra tương tác rất mạnh giữa các ion với các phân tử H2O.  

Từ đây ta có nhiệt hòa tan NaCl trong nước là:  

Về mặt nhiệt động học, một quá trình nếu đòi hỏi cung cấp năng lượng càng lớn thì càng khó xảy ra. Quá trình hòa tan NaCl vào nước chỉ đòi hỏi một năng lượng tương đối nhỏ, do đó có thể xảy ra một cách tự nhiên. Giá trị chính là biến đổi entalpi của quá trình hòa tan.

Tuy nhiên ở đây chưa thể giải thích được tại sao NaCl tan tốt trong nước. Theo nguyên lý II của nhiệt động lực học một quá trình xảy ra tự nhiên là một quá trình tiến đến một trạng thái xáo trộn cao hơn. Do đó NaCl tan tốt vì tuy phải cung cấp một năng lượng nhỏ nhưng trạng thái dung dịch đạt độ xáo trộn lớn hơn rất nhiều so với ban đầu, kết quả là có sự hình thành dung dịch NaCl khi hòa tan NaCl vào nước. Các kết quả thu được ở đây hoàn toàn phù hợp với qui luật kinh nghiệm về độ tan là <Các chất có cùng tính phân cực thì hòa tan tốt vào nhau>.

Bảng 5.3. Yếu tố năng lượng của quá trình hình thành dung dịch                   
từ các chất tan và dung môi khác nhau

Bản chất của các chất

DH1

DH2

DH3

Kết quả

Dung môi phân cực-chất tan phân cực

(+)
lớn

(+)
lớn

(-)
lớn

nhỏ

Hình thành dung dịch

Dung môi phân cực-chất tan không phân cực

(+)
nhỏ

(+)
lớn

(-)
nhỏ

(+)
lớn

Khó hình thành dung dịch

Dung môi không phân cực-chất tan không phân cực

(+)
nhỏ

(+)
nhỏ

(-)
nhỏ


nhỏ

Hình thành dung dịch

Dung môi không phân cực-chất tan phân cực

(+)
lớn

(+)
nhỏ

(-)
nhỏ

lớn
(+)

Khó hình thành dung dịch

b). Dung dịch lý tưởng                

Khi khảo sát quá trình hòa tan về phương diện động lực học như đã trình bày người ta nhận thấy có những trường hợp mà dung dịch được hình thành với . Ðó là trường hợp khi hòa tan vào nhau các chất không cực và giống nhau về cấu trúc, liên kết hóa học, ví dụ như pental và hexan. Trong những dung dịch như thế lực tương tác của những phân tử cùng loại và khác loại giống nhau. Những dung dịch như vậy được gọi là dung dịch lý tưởng. Ðộng lực duy nhất để đưa đến sự hình thành các dung dịch lý tưởng chính là sự gia tăng độ xáo trộn, tức gia tăng entropy của dung dịch với các chất riêng lẻ ban đầu. Ðối với dung dịch lý tưởng tính chất của dung dịch không phụ thuộc vào bản chất của chất tan mà chỉ phụ thuộc vào nồng độ của chúng.

c). Ảnh hưởng của cấu trúc chất tan đến độ tan

Như đã đề cập <chất có cùng bản chất phân cực hòa tan tốt vào nhau>, mà sự sự phân cực của một chất được xác định bởi cấu trúc của nó, do đó, giữa cấu trúc và độ tan có một mói quan hệ xác định. Các vitamin là những ví dụ tiêu biểu cho thấy ảnh hưởng của cấu trúc đến độ tan.

Ta có thể phân vitamin ra làm hai nhóm chính: tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và tan trong nước (vitamin B, C). Vitamin A được cấu tạo chủ yếu bởi C và H, có ái lực electron tương đương nhau nên trong phân tử không xảy ra sự phân cực liên kết đáng kể và do đó là chất không phân cực. Ðiều này cho thấy chúng dễ dàng tan trong các dung môi không phân cực, ví dụ như dầu mỡ, và không tan trong các dung môi phân cực, ví dụ như nước.

Hình 5.1 Cấu tạo của Vitamin A và Vitamin C  
Các vitamin tan trong dầu có thể hình thành và tích trữ tại các mô mỡ trong cơ thể. Do đó ta chịu đựng được một thời gian dài nếu trong chế độ ăn uống thiếu các loại vitamin trên. Ngược lại, nếu chúng quá dư có thể dẫn đến chứng bệnh gọi là thừa vitamin (hypervitaminosis).

Ðối với các vitamin tan trong nước, chúng dễ dàng bị cơ thể thải bỏ và do đó phải được bổ sung thường xuyên. Trước đây người ta phát hiện bệnh phù chảy máu của các thủy thủ sống xa đẩt liền do thiếu vitamin C, căn bệnh này được chặn đứng bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin C.

d). Ảnh hưởng của áp suất đến độ tan

Áp suất ảnh hưởng không đáng kể đến độ tan của chất rắn hoặc lỏng, nhưng có tác động lớn đến độ tan của chất khí. Các loại nước giải khát chứa ga khi đóng chai phải ở áp suất CO2 cao nhằm bảo đảm đạt được một nồng độ lớn của CO2 trong dung dịch. Khi mở nắp, do áp suất của CO2 trong khí quyển bé nên xảy ra sự thoát CO2 khỏi dung dịch tạo nên tiếng bọt vỡ đặc trưng.

Sự gia tăng độ tan của khí trong dung dịch có thể được minh họa trong ví dụ sau: giả sử đang xảy ra cân bằng giữa chất khí và chất lỏng, nghĩa là số phân tử khí thoát ra hoặc tan vào dung dịch với tốc độ bằng nhau. Nếu ta làm tăng áp suất, số phân tử khí trong một đơn vị thể tích sẽ gia tăng, khí sẽ tan vào dung dịch với tốc độ lớn hơn tốc độ thoát ra, lúc này nồng độ khí tan trong dung dịch sẽ tăng cho đến khi một cân bằng mới được thiết lập, và dĩ nhiên lúc này dung dịch sẽ chứa một lượng khí tan nhiều hơn.

Mối liên hệ giữa áp suất và nồng độ khí tan trong dung dịch được thể hiện qua phương trình:

P = kC.

Với P là áp suất riêng phần của khí tan trên bề mặt dung dịch.

C là nồng độ của khí tan trong dung dịch

k là hằng số đặc trưng của mỗi loại dung dịch.

Ðây là phương trình toán học của định luật Henry, nó thể hiện nội dung sau: <lượng khí tan trong dung dịch tỉ lệ với áp suất riêng phần của nó>.

Ðiều quan trọng cần phải chú ý là định luật Henry chỉ đúng trong trường hợp khí tan không phản ứng với dung môi, ví dụ: đúng với trường hợp khí O2 tan trong nước, nhưng không đúng với trường hợp HCl tan trong nước vì ở đây xảy ra sự phân ly của HCl.  

Ví dụ 5.6. Một loại nước giải khát được đóng nắp ở 250C chứa khí CO2 với áp suất trên bề mặt dung dịch là 5 atm. Nếu áp suất riêng phần của CO2 trong khí quyển là 4,0.10-4 atm, hãy tính nồng độ CO2 trong dung dịch trước và sau khi mở nắp. Hằng số Henry của CO2 trong dung dịch là 32 l.atm/mol ở 250C.         

Giải

Áp dụng định luật Henry ta có:  

K = 32 l.atm/mol.  

Khi mở nắp, CO2 trong dung dịch thoát ra và đạt đến trạng thái cân bằng với áp suất của atm, do đó:

e). Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan

Việc hòa tan các chất rắn vào nước, ví dụ hòa tan đường hay muối vào nước, mà ta gặp hằng ngày có thể làm ta đi đến kết luận rằng độ tan của các chất tăng theo nhiệt độ. Thực sự không phải như vậy. Nhiệt độ cao giúp quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn nhưng lượng chất tan có thể giảm đi theo nhiệt độ.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của các một số chất tan rắn trong nước được trình bày ở hình 5.2. Ta thấy rằng đa số các chất có độ tan tăng khi tăng nhiệt độ, nhưng cũng có một số chất có độ tan giảm khi tăng nhiệt độ như: Na2SO4, Ce2(SO4)3...

Rất khó để mà tiên đoán sự phụ thuộc của độ tan của một chất theo nhiệt độ. Do đó phương pháp tốt nhất là kiểm tra bằng thực nghiệm.  

Hình 5.2. Sự phụ thuộc của độ tan của một số chất rắn theo nhiệt độ
 

Ðối với chất khí thì hầu như là độ tan giảm khi tăng nhiệt độ.

Hình 5.3. Sự phụ thuộc độ tan của các chất khí khác nhau trong nước theo nhiệt độ ở áp suất 1 atm

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với độ tan của các chất khí có ý nghĩa quan trọng về mặt môi trường. Một lượng lớn nước được sử dụng để làm nguội trong các qui trình công nghiệp, sau khi sử dụng sẽ bị nóng lên và được thải trở lại sông hồ. Do nóng hơn nên nước sẽ chứa ít lượng O2 hòa tan hơn, điều này làm phá vỡ cân bằng hấp phụ O2, làm giảm lượng O2 hòa tan trong nước và do vậy ảnh hưởng đến hoạt động sống của các sinh vật sống trong nước.

4. Tính chất của dung dịch không điện ly

Do kết quả tương tác xảy ra giữa các tiểu phân của chất tan và dung môi, cũng như do sự giảm nồng độ các tiểu phân tự do của dung môi trong quá trình tạo thành dung dịch mà tính chất của chất tan, dung môi thay đổi và khác với tính chất của dung dịch thu được. Ðiều này được chứng minh rõ ràng với hiệu ứng nhiệt, hiệu ứng thể tích, độ tăng nhiệt độ sôi, hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch so với dung môi tinh chất.

Khi nồng độ chất tan tăng, ảnh hưởng của các yếu tố nói trên tăng mạnh làm cho tính chất của dung dịch trở nên phức tạp hơn. Việc nghiên cứu tính chất của các dung dịch đó rất khó, do đó, đến nay vẫn chưa có lý thuyết định lượng đối với những dung dịch có nồng độ cao.

Ðối với các dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ, đặc biệt ở những nồng độ rất nhỏ, các ảnh hưởng của những yếu tố nói trên có thể bỏ qua, do đó dung dịch trở thành gần với lý tưởng, nghĩa là không có hiệu ứng nhiệt và hiệu ứng thể tích. Trong những trường hợp như vậy tính chất của dung môi hầu như không thay đổi, còn các tính chất của dung dịch thì có một số thay đổi phụ thuộc bản chất chất tan, ví dụ như sự thay đổi màu sắc, nhưng có một số tính chất khác chỉ phụ thuộc nồng độ chất tan như áp suất hơi bảo hòa, nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc, áp suất thẩm thấu. Việc nghiên cứu các tính chất này tương đối đơn giản và đã xây dựng được lý thuyết định lượng hoàn chỉnh về chúng đối với các dung dịch lỏng và loãng.

Dưới đây sẽ lần lượt khảo sát các tính chất đó.

a). Áp suất hơi của dung dịch

Các dung dịch lỏng có áp suất hơi khác đáng kể so với dung môi tinh chất. Ðể hiểu được sự ảnh hưởng này chúng ta xem xét thí nghiệm sau:  

Có hai cốc: một cốc đựng nước tinh chất và một cốc đựng dung dịch nước đường, đặt trong một chậu thủy tinh như hình 5.4. Sau một thời gian ta thấy thể tích của nước giảm còn thể tích của dung dịch nước đường tăng.

Hình 5.4. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chất tan đến tính chất của dung môi

Ðiều này chỉ có thể giải thích được khi áp suất hơi của dung môi tinh chất phải lớn hơn áp suất hơi của dung dịch chứa chất tan không bay hơi, nghĩa là nếu hai bình độc lập nhau thì khi cân bằng lỏng hơi được thiết lập áp suất hơi tạo ra trên bề mặt dung môi tinh chất phải lớn hơn áp suất hơi tạo ra trên bề mặt dung dịch. Do đó trong một hệ kín sự hóa hơi mạnh của dung môi tinh chất làm cân bằng lỏng hơi của dung dịch bị dịch chuyển theo chiều dung dịch phải hấp thụ hơi để làm giảm áp suất hơi trên bề mặt dung dịch. Sự hấp thụ hơi dung môi trên bề mặt dung dịch làm giảm áp suất hơi của dung môi trong hệ. Ðể đạt cân bằng lỏng hơi trở lại dung môi tinh chất phải bốc hơi thêm, do đó cân bằng lỏng hơi của dung môi tinh chất bị dịch chuyển theo chiều làm tăng áp suất hơi của dung môi tinh chất, kết quả là xảy ra sự chuyển dung môi tinh chất sang dung dịch.

Sự hiện diện của chất tan trong dung dịch làm giảm số phân tử dung môi tự do trong một đơn vị thể tích, do đó làm giảm số phân tử dung môi trên bề mặt và do đó làm giảm khả năng hóa hơi của dung môi.

Các nghiên cứu về áp suất hơi của dung dịch lỏng lý tưởng chứa chất tan không bay hơi được thực hiện bởi Francois M.Raoult và được công thức hóa như sau:

 

Ðường biểu diễn phương trình của định luật Raoult có dạng đường thẳng:            
y = ax + b.

Với:

Ví dụ 5.7. Tính áp suất hơi của dung dịch được tạo thành bằng cách hòa tan 158,0g đường Saccaroz (M = 342,3g) trong ,  khối lượng riêng của nước tinh chất là 0.9971g/cm3 và áp suất hơi của nước tinh chất là 23,76mmHg.

Giải

Trong trường hợp chất tan bay hơi, thường gặp đối với các dung dịch lỏng-lỏng lý tưởng, phương trình mở rộng của dịnh luật Raoult có dạng.

Với:                                                

Các dung dịch lý tưởng nghiệm đúng phương trình của định luật Raoult. Nếu phương trình không được nghiệm đúng ta có sự sai lệch. Sự sai lệch này có thể âm hoặc dương, nghĩa là áp suất hơi dung dịch có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với khi tính toán bằng phương trình Raoult. Ðối với dung dịch chứa chất tan không bay hơi thường gặp sự sai lệch nhiều hơn so với dung dịch chứa chất tan bay hơi.

Ðồ thị biểu diễn sự phụ thuộc áp suất hơi của dung dịch chứa chất tan bay hơi theo phân mol của dung môi và chất tan được thể hiện ở hình 5.5.

Hình 5.5. Sự phụ thuộc của áp suất hơi của dung dịch chứa chất tan bay hơi theo
phân mol của dung môi và chất tan trong trường hợp lý tưởng và có xảy ra sai lệch  

1: áp suất hơi dung dịch.

2: áp suất riêng phần của B.

3: áp suất riêng phần của A.

Ðối với các dung dịch mà tương tác giữa chất tan- chất tan, dung môi-dung môi, chất tan- dung môi có cùng bản chất thì tính chất của dung dịch càng gần với tính chất của dung dịch lý tưởng. Trong trường hợp này chất tan chỉ làm nhiệm vụ pha loãng dung môi và ngược lại.

Ví dụ 5.8. Dung dịch benzen-toluen chúng có cùng bản chất là không phân cực. Entanpy hòa tan coi như bằng 0, dung dịch này rất gần dung dịch lý tưởng và có thể xem là dung dịch lý tưởng.

Trong một số trường hợp dung môi có thể có những ái lực đặc biệt đối với chất tan, ví dụ như tạo được liên kểt hydro đối với chất tan, lúc này khả năng hóa hơi của chất tan cũng như dung môi trong dung dịch đều giảm và do đó áp suất hơi của dung dịch nhỏ hơn so với tính toán bằng phương trình Raoult, ta có sự sai lệch âm, ví dụ: dung dịch aceton trong nước có sai lệch âm vì xảy ra liên kết hydro giữa aceton và nước.  

Ngược lại nếu tương tác giữa chất tan-dung môi yếu hơn tương tác giữa các phân tử của chất tinh chất thì khi hình thành dung dịch nhiệt hòa tan thường có giá trị (+) vì cần năng lượng để làm dãn khoảng cách giữa các phân tử chất tan và dung môi khi chúng được trộn lẫn vào nhau. Trong trường hợp này các phân tử chất tan cũng như dung môi có khuynh hướng hóa hơi mạnh hơn, ta có dung dịch sai lệch (+), nghĩa là áp suất hơi của dung dịch sẽ lớn hơn so với giá trị tính toán bằng phương trình Raoult. Ví dụ về trường hợp này là dung dịch etanol-hexan. Các phân tử etanol phân cực, các phân tử hexan không phân cực, chúng tương tác với nhau rất yếu. Entanpy hòa tan có giá trị (+)xảy ra sự sai lệch dương.

Bảng 5.4. Bảng tóm tắt tính chất của các loại dung dịch khác nhau  

Ví dụ 5.9. Một dung dịch được điều chế bằng cách hòa tan 5,81g aceton vào 11,9g Cloroform. Ở 350C dung dịch có áp suất hơi là 260mmHg. Ðây là dung dịch lý tưởng hay không? Biết áp suất hơi của aceton và cloroform ở 350C là 345 và 293mmHg.

Giải:

Muốn biết dung dịch có lý tưởng không ta tính áp suất hơi của dung dịch theo phương trình Raoult rồi so sánh với giá trị thực nghiệm.  

Theo thực nghiệm giá trị đo được là 260mmHg, vậy đây là dung dịch không lý tưởng.  

Ở đây có sự giảm áp suất hơi của dung dịch nhiều hơn dự kiến tức xảy ra sự sai lệch âm. Ðiều này cho thấy giữa chất tan và dung môi phải tương tác nhau mạnh. Thực vậy, giữa aceton và cloroform hình thành liên kết hydrogen.

Ýï nghĩa của sự giảm áp suất hơi của dung dịch chứa chất tan không bay hơi cho ta một phương pháp thực tiển để đếm số phân tử và qua đó giúp ta xác định được phân tử lượng của một chất chưa biết. Dùng phương trình Raoult chúng ta biết được số phân tử chất tan hiện diện, và do đó chúng ta đã biết khối lượng tương ứng nên sẽ xác định được phân tử lượng.

Ví dụ 5.10. Một dung dịch được điều chế bằng cách hòa tan 20,0g urea vào 125g nước ở 250C. Áp suất hơi của dung dịch đo được ở 250C là 22,67mmHg. Xác định phân tử lượngcủa urea biết áp suất hơi của nước tinh chất ở nhiệt độ trên là 23,76mmHg.

Phân tử lượng đúng của urea là 60,0. Kết quả thực nghiệm phù hợp tốt với thực tế.

Một ý nghĩa khác nữa là có thể dùng định luật Raoult để nghiên cứu tính chất của dung dịch. Khi hòa tan 1 mol NaCl vào nước thì người ta thấy rằng áp suất hơi dung dịch giảm gấp 2 lần so với dự kiến bởi vì các phân tử NaCl khi hòa tan vào nước phân ly hoàn toàn thành ion nên tiểu phân trong dung dịch tăng lên gấp đôi, mà độ giảm áp suất hơi của dung dịch thì tỉ lệ với số lượng tiểu phân có trong dung dịch. Thí nghiệm này khẳng định NaCl phân ly hoàn toàn khi hòa tan vào nước là đúng.

Ví dụ 5.11. Dự đoán áp suất hơi của dung dịch được điều chế bằng cách hòa tan

Giải:  

Khi hòa tan vào nước, do đó số tiểu phân tan trong dung dịch tăng lên 3 lần nên cũng sẽ ứng với số mol là:

b). Ðộ tăng nhiệt độ sôi

Nhiệt độ sôi bình thường của một chất lỏng được định nghĩa là nhiệt độ lúc đó áp suất hơi của chất lỏng đạt được 1 atm. Các chất tan không bay hơi làm giảm áp suất hơi của dung dịch, do đó dung dịch phải được đun nóng đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của dung môi tinh chất mới có thể đạt được áp suất 1atm. Ðiều này có nghĩa là chất tan không bay hơi làm tăng nhiệt độ sôi của dung môi. Mức độ gia tăng nhiệt độ sôi phụ thuộc vào nồng độ của chất tan trong dung dịch. Ðối với các dung dịch loãng mối quan hệ đó được biểu diễn bằng phương trình:  

Với: T: độ tăng nhiệt độ sôi so với dung môi tinh chất.

gọi là hằng số nghiệm sôi phụ thuộc vào bản chất dung môi.

nồng độ molan của chất tan trong dung dịch.

Bảng 5.5. Giá trị KS và Kđ của một số dung môi khác nhau

Dung môi

Nhiệt độ sôi (C)

Ks0C.Kg/mol

Nhiệt độ

Kd0C.Kg/mol

Nước

100,0

0,51

0

1,86

CCl4

76,5

5,03

-22,99

3,00

CHCl3

61,2

3,63

-63,5

4,70

C6H6

80,1

2,53

5,5

5,12

CS2

46,2

2,34

-111,5

3,83

Ête etylic

34,5

2,02

-116,2

1,79

Camphor

208,0

5,95

179,8

40

Dựa vào độ tăng nhiệt độ sôi so với dung môi tinh chất ta có thể xác định được phân tử lượng của chất tan trong dung dịch.

Ví dụ 5.12. Một dung dịch được điều chế bằng cách hòa tan 18,00g Glucô trong 150,00g nước. Dung dịch có nhiệt độ sôi là 100,340C. xác định phân tử lượng của Glucô, biết hằng số nghiệm sôi của nước là 0,510C.Kg/mol.

Giải:  

c). Ðộ hạ nhiệt độ đông đặc

Người ta định nghĩa nhiệt độ đông đặc của một chất lỏng là nhiệt độ mà lúc đó áp suất hơi của pha lỏng bằng với áp suất hơi của pha rắn, cụ thể đối với nước tinh chất có nhiệt độ đông đặc là 00C (chính xác là 0,00990C) ứng với áp suất hơi bảo hòa của nước đá và nước lỏng là 0,006atm. Việc hòa tan chất tan vào nước sẽ làm cho dung dịch có nhiệt độ đông đặc thấp hơn nước tinh chất, bởi vì sự hiện diện của chất tan trong nước sẽ làm cho áp suất hơi của nước trong dung dịch thấp hơn áp suất hơi của nước đá, do đó tại nhiệt độ này dung dịch không thể đông đặc vì không có sự bằng nhau của áp suất hơi giữa pha lỏng và pha rắn. Nếu ta hạ nhiệt độ, áp suất hơi của pha rắn giảm nhanh hơn pha lỏng, kết quả sẽ dẫn đến sự cân bằng áp suất hơi của 2 pha lỏng và rắn và lúc này dung dịch sẽ đông đặc.

Do chất tan làm hạ nhiệt độ đông đặc của nước, nên các chất như NaCl, CaCl2 thường được rãi trên vĩa hè hoặc đường để tránh sự đóng băng trong mùa đông ở các nước Châu Âu, dĩ nhiên với điều kiện nhiệt độ bên ngoài không quá thấp.  

Hình 5.6. Giản đồ pha của cân bằng lỏng / hơi và lỏng / rắn
của dung dịch nước chứa chất tan không bay hơi

Từ giản đồ ta có thể kết luận: sự hiện diện của chất tan không bay hơi làm mở rộng khoảng nhiệt độ mà dung dịch tồn tại ở trạng thái lỏng-cũng giống như độ tăng nhiệt độ sôi-độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch so với dung môi tinh chất phụ thuộc vào nồng độ của chất tan, phương trình biểu diễn sự liên hệ, đối với dung dịch loãng, cũng có dạng tương tự và cũng được dùng để xác định phân tử lượng của các chất tan.  

độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch so với dung môi tinh chất.

 Kd  : hằng số nghiệm đông phụ thuộc vào bản chất dung môi.

m ct: nồng độ molan của chất tan.

Giá trị hằng số Kd của một số dung dịch khác nhau được trình bày ở bảng 5.5.

Ví dụ 5.13a. Tính gần đúng khối lượng của etylen glycol cần thêm vào 10 lít nước để thu được một dung dịch có nhiệt độ đông đặc là -23,3°C. Biết M etylen glycol = 62,1  . Khối lượng riêng của nước 1g/ml, hằng số nghiệm đông của nước 1,86°C.kg/mol  

Giải  

Ví dụ 5.13b. hòa tan 0,546g thyroxin (một loại hocmon động vật) vào 15,0g benzen. Dung dịch thu được có độ hạ nhiệt độ đông đặc là 0,2400C. xác định phân tử lượng của thyroxin.

Giải  

d). Áp suất thẩm thấu

Ta xét thí nghiệm sau đây: một ống thủy tinh hình chữ U được ngăn cách bởi một màng bán thẩm ở giữa (màng bán thẩm là một loại màng ngăn có tính chất đặc biệt là chỉ cho các phân tử dung môi thấm qua nhưng không cho các phân tử chất tan thấm qua). Cho vào hai bên ống thể tích bằng nhau của dung môi tinh chất và dung dịch chứa chất tan. Sau một thời gian thể tích của dung dịch tăng còn thể tích của dung môi tinh chất giảm. Quá trình chuyển dung môi tinh chất sang dung dịch thông qua màng bán thẩm được gọi sự thẩm thấu. Ðến một lúc nào đó mực chất lỏng bên phần ống đựng dung dịch không dâng cao lên nữa, quá trình thẩm thấu đạt đến cân bằng. Mực chất lỏng trong ống đựng dung dịch cao hơn trong phần ống đựng dung môi tinh chất, điều này có ý nghĩa là áp suất tĩnh của dung dịch lớn hơn của dung môi tinh chất. Phần áp suất chênh lệch được gọi là áp suất thẩm thấu.  

Hình 5.7. Thí nghiệm xác định áp suất thẩm thấu

Chúng ta có thể xét một thí nghiệm khác như sau: chúng ta cũng bố trí thí nghiệm tương tự thí nghiệm trên, và có thể ngăn chặn sự thẩm thấu bằng cách áp đặt lên dung dịch một áp suất xác định nào đó. Aïp suất cần áp đặt lên dung dịch để ngăn chặn sự thẩm thấu phải bằng với áp suất thẩm thấu.

Khi 2 chất lỏng tiếp xúc nhau qua màng bán thẩm, có sự chuyển các phân tử dung môi từ dung môi tinh chất sang dung dịch và ngược lại. Do trong dung dịch có xảy ra sự tương tác giữa các phân tử chất tan và dung môi nên tốc độ chuyển các phân tử dung môi từ dung dịch vào dung môi tinh chất sẽ nhỏ hơn tốc độ của quá trình ngược lại. Kết quả là số phân tử dung môi sẽ chuyển vào dung dịch nhiều hơn, làm tăng thể tích dung dịch. Sự gia tăng thể tích dung dịch, sẽ tạo nên một áp suất có tác động làm tăng vận tốc của quá trình chuyển các phân tử dung môi từ dung dịch trở lại dung môi tinh chất. Khi vận tốc của hai quá trình này bằng nhau, hệ đạt cân bằng và thể tích dung dịch không gia tăng được nữa. Từ điều này cho thấy áp suất thẩm thấu cũng phụ thuộc vào nồng độ chất tan trong dung dịch. Ðối với các dung dịch loãng mối liên hệ đó được biểu diễn bằng phương trình:  

Áp suất thẩm thấu cũng được sử dụng để xác định phân tử lượng của chất tan và được dùng nhiều hơn các phương pháp khác bởi vì chỉ cần một nồng độ nhỏ của chất tan cũng tạo nên được một áp suất thẩm thấu có giá trị đáng kể.

Ví dụ 5.14. hòa tan   1,00.10-3 g  một protein vào nước và chỉnh đến thể tích 1ml. Dung dịch thu được có áp suất thẩm thấu là 1,12mmHg ở 250C, tính phân tử lượng của protein.

Giải:

Quá trình thẩm thấu tương tự được nghiên cứu thấy xảy ra ở thành tế bào của thực vật và động vật, nhưng trong trường hợp này màng bán thẩm cho phép các phân tử dung môi, các ion và các phân tử chất tan có kích thước nhỏ thấm qua. Một trong những ứng dụng quan trọng của sự thẩm thấu là tạo ra máy lọc máu cho những bệnh nhân bị bệnh thận. Máu được cho chảy qua một ống làm bằng cellophane, đóng vai trò màng bán thẩm, ống được đặt trong dung dịch rửa (dialyzing). Dung dịch này chứa các ion cũng như chứa các chất tan có nồng độ bằng nồng độ của chúng trong máu, do sự thẩm thấu các chất thảy sẽ thấm qua màng đi vào dung dịch và do đó máu được lọc sạch. Dung dịch có áp suất thẩm thấu như nhau gọi là dung dịch đẳng trương. Các chất lỏng bơm vào máu phải đẳng trương với chất lỏng trong máu.

Nếu tế bào được ngâm vào dung dịch ưu trương, nghĩa là dung dịch có áp suất thẩm thấu lớn hơn chất lỏng trong tế bào, thì tế bào sẽ bị co lại do sự mất nước. Ngược lại, nếu tế bào được ngâm vào dung dịch nhược trương, tức dung dịch có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn chất lỏng của tế bào, tế bào sẽ bị trương phồng và vỡ ra do sự thâm nhập của nước. Khi ướp thịt, cá bằng muối, chúng ta đã tạo ra một dung dịch ưu trương so với dung dịch trong tế bào vi khuẩn do đó xảy ra quá trình loại nước khỏi các tế bào của vi khuẩn làm vi khuẩn bị co rút lại và chết, nên chúng ta có thể dùng muối để bảo quản thịt, cá...

Bây giờ nếu chúng ta cho nước tinh chất tiếp xúc với dung dịch nước muối thông qua một màng bán thẩm và tác động lên dung dịch nước muối một áp suất lớn hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch nước muối thì sẽ xảy ra quá trình thẩm thấu ngược nghĩa là nước sẽ chuyển từ dung dịch vào nước tinh chất. Ưïng dụng này có ý nghĩa thực tiễn lớn. Các máy khử muối xách tay ứng dụng nguyên tắc trên cho phép lọc được 5 lít nước từ nước biển trong 1 giờ, nghĩa là có thể cứu sống 25 người.

5. Tính chất của dung dịch điện ly-Hệ số Vant Hoff

Các phương trình thu được trên đây chỉ áp dụng được cho các chất tan không phân ly khi hòa tan vào dung môi. Trong trường hợp chất tan phân ly, tức dung dịch thu được là dung dịch điện ly, để áp dụng được cần phải có sự hiệu chỉnh bằng cách thêm một hệ số thích hợp i, được gọi là hệ số Vant Hoff.  

Hệ số i tính theo lý thuyết cho một chất là tổng số mol ion mà 1 mol chất tan có thể phân ly ra, hay nói cách khác là số ion ứng với công thức của chất. Ví dụ NaCl có i =2,  K2SO4 có i = 3. Nhưng thực tế giá trị i xác định được bằng thực nghiệm thường nhỏ hơn giá trị i tính được bằng lý thuyết. Ðiều này cho thấy rằng trong dung dịch thực sự không phải chất tan hoàn toàn phân ly thành các ion riêng lẻ, độc lập mà sẽ một phần tồn tại dưới dạng cặp ion. Ðối với các dung dịch càng loãng thì giá trị i càng gần với giá trị lý thuyết. Ðối với các chất tan tạo ion có điện tích lớn thì giá trị i càng khác biệt đáng kể so với lý thuyết. Ðiều này nói lên rằng các dung dịch có ion mang điện tích lớn, sự hình thành các cặp ion xảy ra mạnh.

Các phương trình áp dụng cho dung dịch điện ly cũng có dạng tương tự như các phương trình đã trình bày nhưng được bổ sung thêm hệ số Vant Hoff.  

Bảng 5.6. Bảng giá trị i của một số chất điện ly khác nhau
tính theo lý thuyết và thực nghiệm (0,05m)

Chất điện ly

i lý thuyết

i thực nghiệm

NaCl

MgCl2

MgSO4

FeCl3

HCl

Ðường

2

3,0

2,0

4,0

2,0

1,0

1,9

2,7

1,3

3,4

1,9

1,0

6). Dung dịch keo

a). Khái niệm và phân loại hệ keo

Các chất tồn tại dưới dạng các hạt có kích thước khác nhau. Một số hạt như hạt cát có thể nhìn thấy bằng mắt thường; một số khác như các tế bào vi khuẩn không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có thể quan sát thấy nhờ kính hiển vi quang học; với các kính hiển vi chuyên dụng hiện đại có thể phát hiện được cả nguyên tử.

Người ta định nghĩa Các hạt có kích thước hơn phân tử và ion nhưng không đủ lớn để có thể quan sát được bằng kính hiển vi quang học được gọi là các hạt keo.

Hạt keo là một hệ phức tạp tạo nên bởi một số lượng lớn khoảng từ 103  đến 105 nguyên tử, có khối lượng khoảng 104  đến 109  đơn vị nguyên tử, với kích thước từ  10-5  đến 10-7 cm.

Hạt keo có thể là chất vô cơ hay hữu cơ. Hầu như tất cả các chất đều có thể tồn tại ở dạng keo.

Một hệ keo luôn luôn bao gồm các hạt keo gọi là chất phân tán và một chất làm môi trường phân tán. Môi trường phân tán quan trọng thường gặp là nước và không khí.

b). Tính chất của hệ keo

Các hệ keo có tính chất tương tự như dung dịch. Các hạt keo không tách ra khỏi hệ như các hạt có kích thước lớn khác, và có thể xuyên qua được giấy lọc. Tuy nhiên tốc độ khuếch tán của các hạt keo trong hệ chậm hơn tốc độ khuếch tán của các hạt trong dung dịch như phân tử và ion.

Sự tán xạ ánh sáng cũng là một thuộc tính quan trọng của hệ keo. Khi chiếu ánh sáng đi qua một hệ keo ta có thể quan sát đường đi của chùm sáng từ mặt bên thẳng góc với phương truyền của chùm sáng. Ðây là hiệu ứng Tyndall được dùng để phân biệt hệ keo với dung dịch.

Ðộ tăng nhiệt độ sôi, độ hạ nhiệt độ đông đặc, độ giảm áp suất hơi và áp suất thẩm thấu cũng phụ thuộc vào các hạt keo có trong hệ.

Do kích thước nhỏ nên các hạt keo có tỷ lệ bề mặt lớn so với thể tích của hạt keo nên các hạt keo có khả năng hoạt động bề mặt lớn, chúng có khả năng hấp thụ các phân tử và ion có mặt trong hệ.

c). Phân loại hệ keo

Một phương pháp phân loại các hệ keo rất thường được sử dụng là dựa trên trạng thái vật lý của hạt keo và môi trường phân tán. Bảng 5.7 trình bày cách phân loại hệ keo theo phương pháp này.

Một phương pháp quan trọng khác để phân loại hệ keo là dựa vào hình dạng của hạt keo. Dạng không gian 3 chiều giống như quả bóng, dạng không gian hai chiều giống như tấm phim, dạng không gian một chiều như sợi chỉ. Hình dạng khác nhau này làm cho việc phân loại các hạt keo chiều dài hoặc đường kính rất khó khăn.

Bảng 5.7. Phân loại hệ keo

Ví dụ

Môi trường phân tán

Chất phân tán

Loại hệ

Sương mù

Khí

Lỏng

aerosol lỏng

Khói

Khí

Rắn

aerosol rắn

Sữa

Lỏng

Lỏng

Nhũ tương

Sơn

Lỏng

Rắn

Dung dịch keo

Hợp kim

Rắn

Rắn

Dung dịch keo rắn

Kem

Lỏng

Khí

Bọt

Các tính chất cơ học của hạt keo phụ thuộc chủ yếu vào hình dạng hạt keo: ví dụ hạt keo có dạng hình cầu sẽ có độ nhớt nhỏ hơn các hạt keo có dạng hình sợi.

Ngoài ra người ta còn phân biệt hệ keo dựa trên tính kỵ nước hay ưa nước.

d). Cấu tạo hạt keo  

Trung tâm của hạt keo có thể là tinh thể ion rất nhỏ, hoặc có thể là một nhóm phân tử, hoặc chỉ có thể là một phân tử kích thước lớn. Chúng hấp thụ một lớp ion có cùng điện tích từ môi trường, lớp ion này đến lượt nó lại hấp thụ một lớp ion có điện tích trái dấu bao quanh, kết quả dẫn đến các hạt keo phần bên ngoài đều có cùng điện tích. Do có cùng điện tích nên các hạt keo sẽ đẩy nhau, không thể kết hợp lại được thành hạt có kích thước lớn tách ra khỏi hệ. Chính lực đẩy tĩnh điện này làm cho hệ keo bền trong một khoảng thời gian dài.  

e). Phương pháp điều chế keo

Chúng ta có thể tạo ra hệ keo bằng cách tạo ra các hạt có kích thước hạt keo và phân tán chúng vào môi trường. Hạt có kích thước hạt keo có thể được tạo thành bằng hai phương pháp:

- Phương pháp phân tán: bằng cách phân chia các hạt có kích thước lớn thành các hạt có kích thước hạt keo, ví dụ nghiền mịn bột màu.

- Phương pháp cô đặc: kết hợp các hạt có kích thước nhỏ với nhau tạo thành các hạt có kích thước hạt keo, ví dụ: mây được hình thành khi có lượng lớn các phân tử nước đông tụ lại, chúng sẽ tạo ra các giọt nước rất nhỏ.

Một số ít chất rắn khi cho vào nước, chúng tự phân tán một cách tự nhiên vào nước, và hình thành hệ keo-Gélatin, hồ, bột thuộc loại này và quá trình này được gọi là sự pepti hóa. Các hạt đó, bản thân chúng đã có kích thước của hạt keo, nước chỉ làm nhiệm vụ phân tán chúng- Sữa được điều chế với kích thước của hạt keo bằng cách làm khô các hạt nước từ các tia sửa.

Một hệ nhũ tương được điều chế bằng cách lắc chung hai chất lỏng không có khả năng tan lẫn vào nhau. Sự lắc mạnh làm vỡ chất lỏng thành các hạt nhỏ có kích thước hạt keo và phân tán chúng vào nhau. Tuy nhiên các hạt chất lỏng của chất phân tán thường có khuynh hướng tái hợp với nhau, hình thành giọt lớn hơn và sau đó tách thành hai lớp chất lỏng riêng biệt-do đó để làm cho các hệ keo này bền vững phải sử dụng các chất nhũ hóa-ví dụ: sửa là một hệ nhũ bền của các hạt mỡ trong nước với chất nhũ hóa là casein. Nước sốt là hệ nhũ của dầu trong giấm với chất nhũ hóa là lòng đỏ trứng. Các chất dầu loang trên biển rất khó làm sạch do xảy ra sự tạo nhũ giữa dầu và nước.

Các chất bẩn, dầu mỡ bám trên vải, sợi bị hút bởi mạch hidrocacbon của xà phòng hay bột giặt hình thành các hạt keo lơ lững trong nước và do đó dễ dàng bị rửa sạch bởi nước

Phương pháp cô đặc thường đi kèm với các phản ứng hóa học. Ví dụ keo hidroxit sắt (III) taọ ra bằng cách cho dung dịch muối sắt (III) đậm đặc vào nước nóng, dung dịch nhũ vàng có thể tạo ra bằng cách khử  Au 3+ trong dung dịch rất loãng bởi aldehyt.

f) Sự keo tụ

Ðể phá hủy hệ keo, còn gọi là sự keo tụ, chúng ta có thể dùng cách đun nóng hoặc thêm các chất điện ly. Sự đun nóng làm tăng tốc độ của các hạt, làm cho chúng có đủ năng lượng để vượt ra lớp rào ion bên ngoài và do đó có thể kết hợp lại với nhau. Quá trình này được lập lại nhiều lần nên kích thướt hạt sẽ lớn lên và lắng xuống được. Sự thêm chất điện ly vào có tác dụng trung hòa lớp ion bị hấp thụ bên ngoài hạt keo và do đó các hạt keo có thể kết hợp lại với nhau để lắng xuống. Sự keo tụ dẫn đến sự hình thành các tam giác châu ở cửa sông. Khi gặp biển, nồng độ chất điện ly cao trong nước biển làm cho các hạt keo trong nước sông đông tụ hình thành các tam giác châu. Sự loại bỏ bồ hóng khỏi khói là một ví dụ khác về sự keo tụ. Khí từ các nhà máy được dẫn qua một hệ tĩnh điện, các hạt bụi mồ hóng sẽ bị giữ lại do keo tụ, điều này giúp làm sạch không khí ở các thành phố công nghiệp nặng.