Một cung điện nhà vua trên trời- Un palais impérial dans le Ciel

Vietsciences-Nguyễn Quang Riệu      19/01/2006   

 

Từ thời xa xưa, thiên  văn học ở Viễn Đông đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba trường phái triết học và tôn giáo tức là Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo. Theo những quan điểm này, thiên văn học mang tính chất huyền bí và siêu hình. Tất cả học thuyết trên đều có một mẫu số chung (điểm cơ bản chung) là Âm và Dương. Vũ trụ bị chi phối bởi hai thực thể này đối địch nhau, nhưng  Âm, Dương  không những không tự hủy với nhau, mà còn chung sống  một cách hài hòa để điều hành toàn thể Vũ trụ, kể cả vận mệnh của con người cũng được  coi là một vũ trụ nhỏ. Sự xuất hiện của những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ báo hiệu những điềm xấu như sao chổi, nhật thực và nguyệt thực đều do sự mất thăng bằng của hai lực  Âm, Dương.

Theo giáo huấn của luân lý đạo Khổng, đã là một công dân trung thành nên  nhà thiên văn phải phục vụ "Thiên tử", nhà vua hùng  mạnh. Như ta biết, ngôi sao Bắc đẩu tượng trưng Thiên tử. Theo định nghĩa, ngôi sao gần thiên cực Bắc nhất được chọn là sao Bắc đẩu.  Thiên cực Bắc là một điểm trên vòm trời Bắc bán cầu, mà các vì sao đều quay xung quanh. Bởi vì Trái đất tự quay tròn và lắc lư như con quay, nên Thiên cực không đứng một chỗ nhưng chuyển động trên một quỹ đạo hình tròn trên vòm trời và quay hết mỗi vòng trong 26 nghìn năm (Hình 1).

Do đó một ngôi sao trước kia gần thiên cực  nhất, nay lại xa thiên cực hơn một ngôi sao khác. Ngôi sao thứ hai này lại trở thành sao Bắc đẩu. Thiên cực chuyển động rất chậm trên một quỹ đạo vòng tròn, nên một ngôi sao được giữ làm sao Bắc đẩu trong nhiều thế kỷ. Hiện nay ngôi sao Alpha Tiểu Hùng,  ngôi sáng nhất trong chòm "Tiểu Hùng", nằm gần thiên cực nhất. Alpha Tiểu Hùng là sao Bắc đẩu ( 抖 星 , Bắc Đẩu Tinh  hay cũng còn gọi là Sao Bắc Cực - Bắc Cực Tinh ) của thời đại hiện tại.

Các nhà thiên văn Trung Quốc đời xưa phân ra một vùng có bán kính chừng 20 độ xung quanh sao Bắc đẩu hiện tại (sao số 1 trong Hình 1), bao quanh bởi hai hàng sao của chòm Thiên Long [tọa] ( , Rồng trời), Tiên Vương [tọa] ( ,  Vua), Tiên Hậu [tọa]    ( , Hoàng hậu), Đại Hùng [tọa] ( , Gấu lớn) và Lộc Cẩu [tọa] ( 鹿 , Hươu sao). Bên trong hai bức "thành" này, ngay cạnh sao Bắc đẩu (sao số 1) có một số sao được đặt tên những nhân vật của hoàng thất. Ngôi sao Bêta của chòm Tiểu Hùng [tọa] ( Gấu nhỏ, sao số 3), sáng thứ nhì trong chòm, có lẽ là sao Bắc đẩu của thiên niên kỷ thứ nhất trước CN và được đặt tên là sao "Thiên Đế" ( ). Ở sườn bên trái có "Thái Tử" (  sao số 2, gamma Tiểu Hùng) và sườn bên phải có "Thứ Tử" (  sao số 4) và "Hậu Cung" ( , cung Hoàng hậu, sao số 5). Một ngôi sao khác thường nữa (sao số 6) gọi là Thiên Xu ( , chỗ trọng yếu) nằm trên quỹ đạo của thiên cực, ngôi sao này là sao Bắc đẩu thời nhà Hán (thế kỷ 2 sau CN). Xung quanh có bốn ngôi sao nhỏ gọi là "T Phụ" ( , phụ trợ) trông giống như cái ngai, có thể ngôi sao Bắc đu này tượng trưng các vua Hán ngày xưa. Còn ngôi sao Bắc đầu hiện tại (sao số 1), Alpha Tiểu Hùng, được gọi là "Thiên Hoàng Đại Đế" ( ). Vùng xung quanh Bắc cực đúng được gọi là hình ảnh của cung điện "Tử Cấm Thành" ( hoặc Cổ Cung ) của nhà vua xây trên Trái đất.

 

L'astronomie dans les temps anciens en Extrême-Orient était profondément marquée par trois tendances philosophico-religieuses, le Confucianisme, le Taoisme et le Bouddhisme. Elle avait, de ce point de vue, un caractère mystique et métaphysique. Le Yin et le Yang constituent le dénominateur commun de ces doctrines. L'Univers est dominé par ces deux entités antagonistes, mais loin de se détruire mutuellement, le Yin et le Yang coexistent d'une manière harmonieuse pour gérer tout I'Univers, y compris la destinée de l'homme considéré lui-même comme un petit univers. L'apparition des phénomènes naturels insolites de mauvais augure comme les comètes et les éclipses serait dûe à un déséquilibre entre ces deux forces.

Selon les préceptes de la morale confucéenne, l'astronome en tant que loyal citoyen, doit être au service du souverain tout puissant, le "Fils du Ciel". Celui-ci, on le sait, est représenté par l'Étoile Polaire. Par définition, l'étoile qui se trouve la plus proche du pôle Nord céleste est choisie comme Étoile Polaire. Le pôIe Nord céleste est un point dans le ciel boréal autour duquel tournent les étoiles. Comme la Terre tourne autour d'elle-même tout en oscillant à la manière d'une toupie, le pôle céleste n'est pas fixe mais se déplace dans le ciel en décrivant une trajectoire circulaire en 26 mille ans (Fig. 1). Il en résulte qu'une étoile qui était auparavant la plus proche du pôle s'en écarte tandis qu'une autre s'en rapproche. Cette dernière devient alors à son tour l'Étoile Polaire. Comme le mouvement de rotation du pôle céleste est très lent, une étoile conserve son rôle d'Étoile Polaire pendant des siècles. Il se trouve qu'Alpha Ursa Minor, l'étoile la plus brillante de la constellation de la "Petite Ourse", se situe actuellement le plus près du pôle céleste. Elle est l'Étoile Polaire de notre époque.

Dans une région d'une vingtaine de degrés de rayon autour de l'Étoile Polaire actuelle (étoile No 1 de la Figure 1), les astronomes chinois des temps anciens délimitaient une zône entourée par deux rangées d'étoiles appartenant aux constellations du Dragon, de Céphée, de Cassiopée, de la Grande Ourse et de la Girafe. A l'intérieur de ces deux "remparts" tout près de l'Étoile Polaire (étoile No 1) se trouvent des étoiles baptisées de noms des personnalités de la famille impériale. L'étoile Bêta de la Petite Ourse (étoile No 3) qui est la deuxième étoile la plus brillante de cette constellation, était probablement considérée comme Étoile Polaire du premier millénaire avant notre ère. Baptisée "Empereur Céleste", elle est flanquée à sa gauche du "Prince héritier" (étoile No 2 appelée Gamma de la Petite Ourse) et à sa droite du "Deuxième Prince" (étoile N° 4) et de "l'Impératrice" (étoile N° 5). Une autre étoile remarquable (étoile No 6) appelée "Pivot Céleste" se trouve sur la trajectoire du pôle céleste. Il s'agit de I'Étoile Polaire de l'époque de la dynastie des Han (2ème siècle av. J.-C.). Entourée par quatre autres petites étoiles appelées les "Quatre Soutiens" dessinant une sorte de trône, cette Étoile Polaire d'antan représentait probablement les empereurs de cette dynastie. Quant à I'Etoile Polaire actuelle (étoile No 1), Alpha Ursa Minor, elle porte le nom de "Grand Empereur Céleste". Cette région près du pôle  Nord céleste est considérée, sans aucun doute, comme une réplique de I'enceinte du palais impérial construit sur terre, la "Cité Interdite".

 

Hình 1: Sao và chòm sao xung quanh thiên cực Bắc. Các nhà thiên văn Trung Quốc quan niệm vùng trời này theo hình ảnh của Tử Cấm Thành (Cung điện nhà vua) xây tại Trung Quốc. Có hai hàng rào sao như hai bức thành định ranh giới của "Cung điện", trong đó các nhà thiên văn Trung Quốc lấy tên Hoàng đế (sao  số 1, 3 và  6), Hoàng hậu (sao số 5) và Hoàng tử (sao số 2, và 4) để đặt tên cho một số sao.

Figure 1: Etoiles et constellations autour du pôle Nord céleste. Les astronomes chinois concevaient cette région du ciel à l'image de la Cité Interdite (Palais lmpérial) construite dans l'Empire du Milieu (Chine). A l'intérieur de "l'Enceinte lmpériale" délimitée par deux remparts d'étoiles, les astronomes chinois ont attribué à certaines étoiles les noms des Empereurs (étoiles no 1,3 et 6), de l'lmpératrice (étoile no 5) et des Princes (étoiles no 2 et 4).

Ở các nước Viễn Đông, thiên văn học được coi là một ngành khoa học chính thức, nên các nhà thiên văn có nhiệm vụ theo dõi cẩn thận bất cứ hiện tượng lạ thường nào có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến số mệnh của công dân. Họ thường được đón tiếp tại cung điện nhà vua. Vua Nghiêu (thế kỷ 7-8 trước CN) nổi tiếng là uyên thâm, sau khi hội đàm với sáu anh em thiên văn kiêm nhà ảo thuật họ Hi và Hòa, bèn gửi họ đi khắp nước đến bốn phương trời, nhằm thay đổi đường đi của Mặt trời. Vua nghĩ làm như thế có thể thay đổi được nhịp các mùa và để tránh mùa đông lạnh lẽo và mùa hạ nóng nực kéo dài quá lâu. Ở thời xa xưa đó, các nhà thiên văn quan niệm Trái đất vuông như bàn cờ mà những đỉnh của hình vuông tượng trưng bốn phương chính của la bàn.

Ngoài những giai đoạn huyền thoại, các sự kiện thiên văn thường được ghi lại khá chính xác. Tài liệu có từ thế kỷ 5 trước CN đến thế kỷ 10 sau CN đã cung cấp nhiều thông tin, đôi khi độc nhất, về sự xuất hiện theo chu kỳ của những sao chổi và về những vụ nổ sao mới và sao siêu mới. Sao chổi nhìn thấy năm 240 trước CN, triều đại của ông vua nổi tiếng Tần Thủy Hoàng, người chống Nho giáo  và đốt kho tàng quý báu sách  để lại bởi những triều đại trước, chính là sao chổi Halley xuất hiện với một chu kỳ nhất định. Từ đó sao chổi này được ghi chép đều 76 năm một lần trong sách sử thiên văn Trung Quốc. Vết đen trên bề mặt Mặt trời thường quan sát thấy trong thời kỳ Mặt trời hoạt động  mạnh đã  được phát hiện ở Trung Quốc trước khi nhà thiên văn  Galilée nhìn thấy những vết này trong  kính thiên văn  năm 1610. Những hiện tượng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi không gợi sự chú ý  của các người châu Âu khi họ quan sát bầu trời, vì ở thời Trung cổ, họ quan niệm một Vũ trụ hoàn hảo và bất di bất dịch.

Sự quan sát những sự kiện không tồn tại lâu trên trời, thuật lại  từ hàng nghìn năm về trước trong các sách sử thiên văn phương Tây cũng như phương Đông, đã giúp các nhà thiên văn ngày nay nhận ra những sao chổi xuất hiện theo chu kỳ và những vết tích của những vụ sao nổ vĩ dại. Nhờ những kết quả quan sát đó mà đến năm 1919, nhà thiên văn Thụy Điển Lundmark đã phát hiện được "Tinh vân con Cua" là tàn dư của sao siêu mới quan sát thấy bằng mắt thường năm 1054 bởi các nhà thiên văn Trung Quốc và Nhật Bản. Sự tìm kiếm những ngôi sao nổ và phát sinh ra những tàn dư sao siêu mới  đã đóng góp rất nhiều vào sự nghiên cứu quá trình tiến hóa của các ngôi sao, một hướng nghiên cứu đang  phát triển mạnh trong  ngành thiên văn hiện đại. Danh sách của một số sự kiện xảy ra đột ngột và không tồn tại lâu trên trời đã được lập ra từ những cuốn sử biên niên Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam để tìm kiếm các tàn dư của những vụ sao nổ.

Ngành thiên văn học phương Đông đã sớm trải qua một thời vinh quang, nhờ ưu thế của ngành khoa học chuyên quan sát những hiện tượng trên trời coi như có ảnh hưởng đến vận mệnh con người. Sự hành đạo của nhân dân theo học thuyết Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo đã đóng góp nhiều vào thành tựu tốt đẹp này. Sau một thời kỳ huy hoàng lâu dài, đến thế kỷ 16-17 thiên văn học  phương Đông bắt đầu bị thiên  văn học  phương Tây vượt qua. Hồi đó, ngành thiên văn tiến bộ rất nhiều nhờ có sự xuất hiện của các nhà thiên văn và toán học xuất sắc như Copernic, Galilée, Kepler, Newton, cùng sự phát minh ra kính thiên văn. Thiên văn học phương Đông chủ yếu hướng về quan sát và thiếu tính chặt chẽ vì không dựa trên một cơ sở toán học vững chắc. Khổng giáo logic về mặt tư duy nhưng quan tâm đến việc xây dựng một xã hội gương mẫu, chú ý nhiều đến luân lý và xã hội hơn đến khoa học thuần túy. Đạo Lão xét các vấn đề có tính khoa học theo kiểu những nhà hóa học thời Trung cổ thực hành thuật chế kim. Phật giáo coi cõi đời chỉ là một giai đoạn trong quá trình luân hồi tuân theo luật khắt  khe của "nghiệp" quyết định cho sự đầu thai nối tiếp nhau. Phủ nhận một thế giới mà tất cả chỉ là tạm thời (vô thường) có thể là một yếu tố cản trở phần nào sự phát triển khoa học.  

 

Comme I'astronomie a longtemps été considérée en Extrême- Orient comme une science officielle, les astronomes avaient pour tâche de surveiller attentivement tout phénomène insolite sensé avoir une influence directe sur le sort des citoyens. Ils étaient fréquemment reçus à la Cour impériale. L'empereur Nghiêu (7ème - 6ème siècle av. J.-C.) connu pour sa légendaire sagesse, lors d'une consultation des six frères "astronomes-magiciens" des familles Hi et Hoa, les envoya aux quatre coins de l'empire dans la direction des points cardinaux, afin de changer la course du Soleil. Il pensait ainsi pouvoir modifier le rythme des saisons et éviter que l'hiver glacial et l'été torride ne durent trop longtemps. A ces lointaines époques, les astronomes concevaient une Terre carrée, à l'image d'un échiquier et dont les sommets représentent les quatre points cardinaux.


Au delà de ces périodes de légende, les événements astronomiques furent généralement rapportés de façon assez précise. Des documents datant du 5ème siècle (av. J.-C.) au 10ème siècle de notre ère, offrent de précieux renseignements, parfois uniques, concernant les apparitions périodiques de certaines comètes et les explosions de nova et de supernova. La comète observée en l'an 240 (av. J.-C.) du règne de l'illustre empereur Qin Shi Huang (259- 210 av. JC.) hostile au Confucianisme et auteur de l'autodafé de précieux livres des dynasties précédentes, n'est autre que la comète périodique de Halley. Depuis, celle-ci fut régulièrement enregistrée tous les 76 ans dans les annales astronomiques chinoises. Les taches solaires, qui apparaissent le plus souvent lors des périodes d'intense activité du Soleil, avaient été découvertes en Chine bien avant que l'astronome Galilée ne les vît en 1610 dans son télescope. Ces phénomènes célestes transitoires n'attiraient guère l'attention des observateurs occidentaux qui, durant tout le Moyen Age concevaient un Univers parfait et irnmuable.


Les observations de nombreux événements célestes transitoires relatés depuis des millénaires dans les annales astronomiques, aussi bien occidentales qu'orientales, ont facilité la tâche des astronomes d'aujourd'hui dans l'identification des comètes périodiques et des traces laissées par de gigantesques explosions d'étoile. C'est ainsi que la céIèbre "Nébuleuse du Crabe", fut identifiée en 1919 par l'astronome suédois Lundmark comme étant le vestige de la supernova observée à l'oeil nu en l'an 1054 par des astronomes de Chine et du Japon. L'identification des étoiles qui avaient engendré les vestiges de supernova a grandement contribué à l'étude de l'évolution des étoiles, une branche très active de l'astronomie moderne. Une liste d'événements célestes inattendus et transitoires compilée à partir des chroniques chinoises, coréennes, japonaises et vietnamiennes fut établie pour la recherche des vestiges d'explosions d'étoile.


L'astronomie orientale a eu très tôt son heure de gloire, grâce à la suprématie donnée à cette science consacrée à l'observation des phénomènes célestes considérés comme ayant une influence capitale sur la destinée des hommes. La pratique des doctrines confucéenne, taoïste et bouddhiste a largement contribué à ce succès. Après une très longue période faste, l'astronomie orientale a commencé à être dépassée par l'astronomie occidentale à partir du 16ème-17ème siècle. L'existence de brillants astronomes et mathématiciens comme Copernic, Galilée, Kepler et Newton, ainsi que l'invention du télescope ont beaucoup fait progresser l'astronomie à cette époque. L'astronomie orientale essentiellement observationnelle, a souffert d'un manque de rigueur dû à l'absence d'un fondement mathématique solide. Le Confucianisme qui est logique dans sa pensée mais soucieux de bâtir une société modèle, s'intéresse davantage à la morale et à la sociologie qu'à la science proprement dite. Le Taoisme traite des problèmes à caractère scientifique plutôt à la manière de l'alchimie. Le Bouddhisme considère que la vie terrestre n'est qu'une étape dans le processus de transmigration régi par les règles implacables du "Karma" qui conditionne les réincarnations successives. L'inacceptation d'un monde où tout ne serait qu'"impermanent" pourrait constituer, dans une certaine mesure, un facteur inhibiteur pour le développement scientifique
.
 

Cung điện nhà vua trên Trái đất (Tử Cấm Thành) xây tại Bắc Kinh.

La Cité Impériale (故宫) Cité Pourpre Interdite construite sur Terre à Pékin.

Trích trong cuốn sách song ngữ Việt-Pháp ‘Sông Ngân khi tỏ khi mờ - Les Reflets du Fleuve d’Argent’ cuả Nguyễn Quang Riệu (Nhà Xuất bản Giáo dục)

© http://vietsciences.free.fr http://vietsciences.net Nguyễn Quang Riệu