Các lỗ đen

Vietsciences-Trịnh Xuân Thuận              6/10/2004

Võ Thị Diệu Hằng chuyển ngữ

Làm thế nào tạo ra các lỗ đen?

Chỉ cần nén một khối lượng (bất cứ khối lượng nào, một đồng bạc cắc mười franc, cái ghế, hòn núi, ngôi sao hay thiên hà) trong một thể tích đủ nhỏ để lực hấp dẫn ở nơi đó to đến nỗi ngay cả ánh sáng -có vận tốc lớn nhất có thể có được(300.000km/s)- cũng không thể thoát ra được nữa. Bán kính qua đó  ta phải nén vật để trở thành lỗ đen được các nhà khoa học gọi là "bán kính không trở lại" (rayon de non-retour) (ai vượt qua bán kính này sẽ không thể trở ra được nữa hay "bán kính Schwarzschild" (tên nhà vật lý đã phát hiện ra nó). Bán kính R này tỷ lệ thuận với khối lượng  vật được nén:

a M

Công thức chính xác là 

R =

 2GM
  c2

nơi đó G là hằng số chi phối lực hấp dẫn và c là vận tốc ánh sáng.

Mặt Trời với khối lượng 2.1023g,  có bán  kính không trở lại là 3km. Tháp Eiffel có khối lượng 6.900 tấn có bán kính không trở lại là một phần ti tỉ cm (10-18 cm). Một người nặng 70 ký sẽ trở thành một lỗ đen nếu người đó bị nén nhỏ hơn 10-23 cm. Xét rằng vóc dáng quá nhỏ của các bán kính không trở lại của các đồ vật thường ngày, ta hiểu dễ dàng tại sao tất cả những vật này không sụp đổ thành lỗ đen: khối lượng của chúng, nghĩa là lực hấp dẫn của chúng, không đủ lớn để thắng sức bền bỉ của các lực điện từ liên kết các nguyên tử và trao sự vững chắc cho các đồ vật trong đời sống, cũng  không nén các  vật đó tới tầm vóc cực nhỏ được. Chỉ các sao và thiên hà mới có đủ khối lượng và lực  hấp dẫn để sụp đổ thành lỗ đen.

Khối lưựng riêng của  lỗ đen là:

d=  Khối lượng
thể tích
= 3M 
  4
pR3
a  M
 M3
a  1
M2
a  1
R2

 a = tỷ lệ thuận

Vì khối lượng riêng giảm, tỉ lệ nghịch với bình phương khối lượng, lỗ đen rất nặng nhưng  không  nhất thiết phải rất đặc. Khối lượng riêng của lỗ đen có cùng khối lượng  Mặt Trời thì khá  lớn, bằng 1,8 x 1016 g/cm3, nhưng  một lỗ đen có khối lượng  bằng 4,2 tỉ Mặt Trời sẽ có khối lượng riêng của không khí mà chúng ta thở (0,001g/cm3).

Nhà vật lý thiên văn Stephen Hawking đã chứng  minh rằng dù sao thì các  lỗ đen cũng không hoàn toàn đen.  Cơ học lượng tử cho phép chúng bốc hơi từ từ thành ánh sáng. Tốc độ bốc hơi được kiểm soát bởi nhiệt độ T của lỗ đen.  Nhiệt độ càng thấp khi khối lượng lỗ đen càng  lớn.

T a

 
  M

Thời gian t (bốc hơi) để một lỗ đen bốc hơi hoàn toàn thay đổi theo lũy thừa ba của khối lượng

t (bốc hơi)

a  M3

Nhiệt độ lỗ đen có khối lượng  mặt Trời là một phần mười triệu Kelvin (10-7 K) và thời gian bốc hơi của nó là 1065 năm. Nhiệt độ lỗ đen cỡ thiên hà có khối kượng bằng một tỉ khối lượng Mặt Trời  là 10-16 K và thời gian bốc hơi là 1092 năm, trong  lúc nhiệt độ một lỗ đen siêu thiên hà khối lượng bằng một ngàn tỉ khối lượng Mặt Trời là 10-19 K và thời gian bốc hơi của nó là 10100 năm.

Lẽ đương nhiên, cũng  giống y như nuớc nóng của tách cà phê chỉ có thể bốc hơi khi không  khí bao quanh nó lạnh hơn (nhiệt chỉ có thể đi từ nóng sang  lạnh), các lỗ đen  chỉ có thể bốc hơi khi nhiệt độ của chúng cao hơn nhiệt độ hóa thạch đang bao trùm vũ trụ. Điệu kiện này không được thỏa mãn trong vũ trụ hiện tại -nhiệt độ vũ trụ là 3K sau 15 tỉ năm tiến hóa (évolution)- Biết rằng nhiệt độ vũ trụ T (vũ trụ) thay đổi: xem bài Những thông số thuộc vũ trụ luận và sự tiến hóa vũ trụ:

T (vũ trụ) a

       1      
  R (vũ trụ)

a     1  
  T2/3

trong đó t là tuổi của vũ trụ, chúng ta suy ra rằng  một lỗ đen có khối lượng Mặt Trời chỉ bắt đầu bốc hơi khi t=1020 năm, khi mà nhiệt độ vũ trụ sẽ hại xuống bằng 1 phần  mười triệu độ Kelvin. Mộ lỗ đen thiên hà phải chờ đến 1034 năm và một lỗ đen siêu thiên hà phải chờ tới 1039 năm mới có thể bắt đầu bốc hơi.

Trên nguyên tắc khối lượng  một lỗ đen  có thể  lớn chừng nào hay chừng đó. Nhưng không thể nhỏ hơn 20 microgram (2 x 10-5g)

Lỗ đen nào có khối lượng vô cùng nhỏ này  (có tên là khối lượng Planck) sẽ có nhiệt độ 1032 độ Kelvin (nhiệt độ Planck) và sẽ bốc hơi ở 10-43 giây (thời gian Planck). Những con số này tượng trưng cho lúc  khởi thủy của vũ trụ, nới bức tường  Planck, lúc  mà vật lý  hiện tại bị hẫng chân. Hawking đã gợi ý rằng vũ trụ lúc  bấy giờ quá sức đặc đến  nỗi không gian của nó bị sụp đổ thành vô số  lỗ đen li ti  (mini-trous noirs, hay những lỗ đen khởi thủy, trous noirs primordiaux) có khối lượng Planck và bay hơi hết rối lại tái sinh sau 10-43 giây trong  một chu trình kinh hoàng của sự sống và sự chết (cycle infernal, từ chữ enfer, thuộc về hỏa ngục, chữ dùng thân mật). Người ta không  bao giờ dò ra được các lỗ đen khởi thủy này.

© http://vietsciences.free.fr   Trịnh Xuân Thuận