Một số loài sử dụng format và rượu
bậc hai như 2-propanol, 2-butanol
làm cơ chất. Phần lớn các loài đều
có khả năng sinh trưởng tự dưỡng, sử
dụng CO2 làm nguồn cacbon
duy nhất, tuy nhiên acetate và cao
men thường có tác dụng thúc đẩy sinh
trưởng. Ammonium, sulfid (H2S)
và sulfur được sử dụng làm nguồn
nitơ và lưu huỳnh để sinh trưởng.
Các loài Methanobacterium
hiện có được phân lập từ những môi
trường có nồng độ muối thấp như bể
lên men kỵ khí, cặn bùn, nước ngầm
v.v., vì thế chúng thường bị ức chế
ở nồng độ muối từ 0,2 M trở lên. Chi
Methanobrevibacter gồm những loài có
tế bào hình que ngắn hoặc hình cầu,
có khả năng sinh mêtan từ H2
+ CO2 hoặc format. Các
loài Methanobrevibacter được
phân lập từ hệ tiêu hoá của động
vật, vì thế thường có nhu cầu dinh
dưỡng phức tạp. Khác với hai chi
trên, các loài thuộc chi
Methanosphaera có tế bào hình
cầu và hoàn toàn không có khả năng
khử CO2 thành CH4,
mà chỉ tạo CH4 trên nguồn
cơ chất H2 + methanol
(xem bảng 4). Chúng không có khả
năng sinh trưởng tự dưỡng, thường có
nhu cầu về vitamin và acid amin. Các
loài được biết đến cho tới nay đều
được phân lập từ hệ đường ruột của
động vật có vú.
Bảng 6. Một số đặc điểm hình
thái và sinh lý của các họ Cổ khuẩn
sinh mêtan chuẩn
Họ Cổ
khuẩn |
Đặc
điểm |
Methanobacteriaceae |
Có hai
dạng tế bào:
- Trực
khuẩn, độ dài tế bào khác
nhau; sử dụng H2
+ CO2, đôi khi
format và rượu làm nguồn cơ
chất sinh mêtan.
- Cầu
khuẩn, chỉ sử dụng H2
+ metanol; đa số là Gram(+);
thành tế bào chứa
pseudomurein; không chuyển
động; thành phần GC = 23-61
mol% |
Methanothermaceae |
Trực
khuẩn, cơ chất sinh metan là
H2+CO2;
Gram(+); thành tế bào chứa
pseudomurein; không chuyển
động; ưa nhiệt cực đại
(extreme thermophiles);
thành phần GC = 33-34 mol% |
Methanococcaceae |
Cầu khuẩn
hình dạng không đều; cơ chất
tạo mêtan là H2+CO2
và format; Gram(-); chuyển
động; thành phần GC = 39-61
mol% |
Methanomicrobiaceae |
Tế bào
hình que, xoắn, hình đĩa
hoặc cầu không đều; cơ chất
sinh mêtan là H2+CO2,
format, đôi khi là rượu;
Gram(-); có loài chuyển
động, có loài không; thành
phần GC = 39-61 mol% |
Methanocorpusculaceae |
Cầu khuẩn
nhỏ, không đều; cơ chất sinh
mêtan là H2+CO2,
format, đôi khi là rượu;
Gram(-); có loài chuyển
động, có loài không; thành
phần GC = 48-52 mol% |
Methanosarcinaceae |
Cầu khuẩn
không đều, trực khuẩn có vỏ
bọc bên ngoài; cơ chất sinh
mêtan là H2+CO2,
acetate, các hợp chất có
nhóm methyl, không sử dụng
format; Gram (+) hoặc (-);
thường không chuyển động;
thành phần GC = 36-52 mol% |
Họ
Methanothermaceae chỉ gồm một chi
Methanothermus, cả hai loài
thuộc chi này đều là cổ khuẩn ưa
nhiệt cực đoan phát triển ở nhiệt độ
tối ưu 83-88 °C, bị ức chế ở nhiệt
độ dưới 60 °C hoặc trên 97 °C. Môi
trường sống của chúng là các nguồn
nước nóng có nhiệt độ trong khoảng
85 – 101 °C. Tế bào của
Methanothermus có một lớp bề mặt
(S-layer) bảo vệ bên ngoài lớp
pseudomurein. H2 + CO2
được sử dụng làm cơ chất sinh mêtan.
Họ
Methanococcaceae có một chi
Methanococcus gồm sáu loài sống
ở môi trường ấm hoặc nhiệt độ cao.
Các loài đều có tế bào hình cầu
không đều, đường kính 1–2 mm, có lớp
bề mặt (S-layer) cấu tạo từ protei
bảo vệ bên ngoài, chuyển động nhờ
tiêm mao. H2 + CO2
và format được sử dụng làm cơ chất
sinh mêtan, không loài nào có khả
năng sử dụng acetate, các hợp chất
có nhóm methyl hay rượu. Phần lớn
các loài đều có thể cố định CO2;
nguồn nitơ, lưu huỳnh được sử dụng
là ammonium, nitơ khí, alanin,
purin, sulfid và lưu huỳnh tự do.
Tất cả các loài được phân lập cho
đến nay đều có nguồn gốc từ môi
trường biển và có nhu cầu về muối để
sinh trưởng.
Họ
Methanosarcinaceae gồm toàn bộ các
loài cổ khuẩn có khả năng sử dụng
acetat hoặc các hợp chất có nhóm
methyl làm cơ chất để sinh mêtan.
Các loài thuộc họ này hoàn toàn
không chuyển hoá format, và đa số
không có khả năng phát triển trên
nguồn cơ chất H2 + CO2.
Có tất cả bảy chi đã được mô tả cho
đến nay, được xếp thành 3 nhóm dựa
trên các đặc điểm hình thái và sinh
lý. Thuộc nhóm thứ nhất có chi
Methanosarcina gồm sáu loài, có
tế bào hình cầu không đều, đứng một
mình hay tạo thành nhóm, sử dụng
acetate, methanol, H2 +
CO2 làm cơ chất sinh
mêtan; nhóm thứ hai gồm chi
Methanosaeta có đặc điểm phát
triển với tốc độ rất chậm trên nguồn
cơ chất acetat; và nhóm thứ ba gồm
các chi còn lại có đặc điểm chung là
ưa mặn và sử dụng các hợp chất có
nhóm methyl làm cơ chất sinh mêtan.
Họ
Methanomicrobiaceae gồm sáu chi với
hình thái khác nhau: hình cầu (Methanogenium,
Methanoculleus), hình đĩa (Methanoplanus),
hình que (Methanomicrobium,
Methanolacinia) hay hình xoắn
(Methanospirillum), nhưng
giống nhau về các đặc điểm sinh lý.
Trừ một trường hợp ngoại lệ còn tất
cả các loài đều sử dụng H2
+ CO2 và format làm cơ
chất, có khả năng cố định CO2,
tuy nhiên acetat và pepton đều có
tác dụng kích thích sinh trưởng. Hai
chi Methanogenium và
Methanoculleus được phân biệt
với các chi khác nhờ tốc độ phát
triển chậm ở điệu kiện tối ưu, có
nhu cầu dinh dưỡng phức tạp, thành
phần GC trong ADN cao và yêu cầu
NaCl thấp. Chi Methanoplanus và
Methanospirillum dễ dạng được phân
biệt bởi hình dạng tế bào đặc biệt.
Hai chi Methanomicrobium và
Methanolacinia gồm các loài
có tế bào hình que nhuộm Gram (-) và
có thành phần GC trong ADN cao hơn
các chi khác.
Họ
Methanocorpusclaceae có đặc điểm gần
với họ Methanomicrobia-ceae và chỉ
có một chi, Methanocorpusculum,
có tế bào hình cầu nhỏ.
Methanocorpusculum khác với
Methanococcus ở nhu cầu dinh
dưỡng phức tạp và với các chi
Methanogenium hay
Methanoculleus nhờ khả năng phát
triển trên môi trường không có NaCl.
  |
  |
Methanothermus |
Methanococcus |
  |
 |
Methanosarcina |
Methanospirillum |
 |
 |
Methanomicrobium |
Methanobacterium
|
 |
 |
 |
Methanogenium |
Methanoculleus
|
Methanosaeta
|
Hình 10.
Hình thái tế bào của một số loài cổ
khuẩn sinh mêtan
Cổ khuẩn sinh mêtan được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, điển hình nhất là trong các
công nghệ xử lý chất thải giầu hữu
cơ, chuyển hoá chất hữu cơ thành
mêtan và CO2. Do khả năng
sử dụng cơ chất hạn hẹp nên cổ khuẩn
sinh mêtan ít được đưa vào các qui
trình xử lý ở dạng chủng đơn mà
thường ở dạng hỗn hợp với các loài
dị dưỡng có khả năng chuyển hoá chất
hữu cơ trong chất thải thành nguồn
cơ chất thích hợp cho chúng. Các
loài vi sinh vật được sử dụng đồng
thời với cổ khuẩn sinh mêtan trong
các qui trình xử lý chất thải hữu cơ
thường là các loài có khả năng lên
men đường, protein như
Lactobacillus, Eubacterium,
Clostridium, Klebsiella,
hay Leuconostoc. Ngoài ra, cổ
khuẩn sinh mêtan còn được sử dụng để
phân huỷ các hợp bền vững làm ô
nhiễm môi trường như các hợp chất
thơm và cao phân tử mạch thẳng chứa
halogen. Cùng với vi khuẩn khử
sulfat, cổ khuẩn sinh mêtan còn là
tác nhân gây ăn mòn kim loại ở điều
kiện không có oxygen.
Cổ khuẩn ưa mặn
Halobacteriales
Đây là một nhóm
cổ khuẩn đa dạng, thuộc lớp
Halobacteriales, sống ở các môi
trường có nồng độ muối cao như là
các hồ nước mặn trong tự nhiên, các
cánh đồng muối hay trong thực phẩm
muối như thịt muối, cá muối làm nước
mắm. Các loài cổ khuẩn thuộc nhóm
này có nhu cầu về muối rất cao, đôi
khi đến nồng độ bão hoà. Theo nguyên
tắc phân loại chung, những sinh vật
được gọi là ưa mặn cực đoan (extreme
halophiles) có nhu cầu về muối cho
sinh trưởng tối thiểu là 1,5 M
(khoảng 9%) NaCl và phát triển tối
ưu ở nồng độ 2-4 M NaCl (12-23%).
Trong thực tế, các vi sinh vật ưa
mặn cực đoan có thể sống ở nồng độ
5,5 M NaCl (32%, nồng độ bão hoà của
NaCl), tuy nhiên ở điều kiện này
nhiều loài phát triển với tốc độ rất
chậm.
Phần lớn các loài
cổ khuẩn ưa mặn đều dinh dưỡng theo
phương thức hoá dưỡng hữu cơ và đại
đa số các loài đều là hiếu khí.
Nguồn năng lượng phổ biến nhất là
các acid amin, acid hữu cơ. Ngoài ra
chúng còn có nhu cầu lớn về các yếu
tố sinh trưởng khác, chủ yếu là
vitamin. Một vài loài thuộc chi
Halobacterium có khả năng oxygen
hoá hydrat-cacbon, nhưng khả năng
này không phổ biến trong các thành
viên khác. Cổ khuẩn ưa mặn có đủ các
thành phần của chuỗi vận chuyển điện
tử hô hấp hiếu khí. Bên cạnh đó một
số loài Halobacterium có khả
năng sinh trưởng kỵ khí theo hình
thức lên men đường hay hô hấp khử
nitrat hoặc fumarat.
Theo như tên gọi,
các loài cổ khuẩn ưa mặn đều có nhu
cầu về muối natri rất lớn. Thí
nghiệm ở Halobacterium cho
thấy không thể thay thế Na+
bằng các ion khác, thậm chí là K+.
Tế bào Halobacterium không
ngừng bơm một lượng lớn ion K+
từ ngoài môi trường vào trong tế bào
làm nồng độ ion này trong tế bào
thậm chí còn cao hơn nồng độ Na+
ở bên ngoài, nhờ đó giữ được thế cân
bằng ion dương ở hai phía của màng
và tránh được lực thẩm thấu phá vỡ
tế bào. Cấu tạo hoá học của thành tế
bào ở Halobacterium là
glycoprotein đặc biệt giàu các acid
amin mang điện tích dương như
aspartat và glutamat. Nhóm carboxy
của các acid amin này liên kết với
ion Na+ (hướng ra phía
ngoài), và vì thế khi thiếu Na+
thành tế bào sẽ lập tức bị phá vỡ.
Một đặc điểm
thích nghi với nồng độ muối cao khác
ở cổ khuẩn ưa mặn cực đoan là phần
lớn các protein trong nguyên sinh
chất đều phân cực, có tính acid cao
và hoạt tính phụ thuộc vào ion K+.
Trong môi trường có nồng độ ion rất
cao như nguyên sinh chất ở cổ khuẩn
ưa mặn cực đoan (Bảng 7) thì chỉ có
protein phân cực mới tồn tại được
trong dung dịch, các protein không
phân cực ở điều kiện này sẽ bị kết
dính và mất hoạt tính.
Bảng 7.
Nồng độ các ion bên trong tế bào
Halobacterium salinarum
Ion |
Nồng độ ngoài môi trường
(M) |
Nồng độ trong tế bào (M) |
Na+ |
3,3 |
0,8 |
K+ |
0,05 |
5,3 |
Mg2+ |
0,13 |
0,12 |
Cl- |
3,3 |
3,3 |
Một số loài cổ khuẩn ưa mặn cực đoan ví dụ như
Halobacterium salinarum có khả
năng sử dụng năng lượng ánh sáng để
tổng hợp ATP. Tuy nhiên, không như ở
vi khuẩn hay thực vật bậc cao, quá
trình quang hợp ở đây diễn ra hoàn
toàn không có sự tham gia của
chlorophill hay bacteriochlorophill.
Chức năng thu nạp ánh sáng và bơm
proton qua màng tế bào được thực
hiện bởi protein trong màng tế bào
là bacteriorhodopsin liên kết với
một phân tử tương tự như carotenoid.
Các sắc tố này làm cho tế bào chuyển
màu nâu khi thực hiện quang hợp. Tuy
nhiên Halobacterium salinarum
chỉ thực hiện quang hợp ở điều kiện
thiếu oxygen và chất dinh dưỡng hữu cơ,
khi không thể thực hiện được các khả
năng dinh dưỡng khác. Năng lượng tạo
ra từ quá trình quang hợp chỉ đủ để
chúng sinh trưởng với tốc độ rất
chậm. Năng lượng ánh sáng xúc tác
bơm proton, đồng thời tác động lên
quá trình bơm ion Na+ ra
ngoài tế bào (theo cơ chế vận chuyển
ngược chiều của Na+/H+)
và kéo theo một số chu trình thu nạp
chất dinh dưỡng khác vào trong tế
bào như acid amin (theo cơ chế đồng
vận chuyển với ion Na+)
hay ion K+. Ngoài ra,
nhóm cổ khuẩn này còn có bộ máy
halorhodopsin hoạt động nhờ năng
lượng ánh sáng, có chức năng bơm
ion Cl-
vào trong tế bào.
Cổ khuẩn ưa mặn
có hình thái rất đa dạng (Hình 11),
từ hình que, hình cầu cho đến các
hình dạng vô cùng đặc biệt. Về phả
hệ, dựa trên trình tự 16S rARN cổ
khuẩn ưa mặn phân nhánh rất gần với
cổ khuẩn sinh mêtan (Hình 8). Các
loài cổ khuẩn ưa mặn được biết đến
hiện nay được xếp vào 14 chi với 35
loài được mô tả chính thức, trong đó
6 chi đồng thời là cổ khuẩn ưa kiềm
cực đoan (extreme alkaliphiles)
(Bảng 8).
 |
 |
Halobacterium
|
Haloferax |
 |
 |
 |
Natronobacterium |
Natronococcus |
Haloarcula |
Hình 11.
Hình
thái một vài đại diện cổ khuẩn ưa
mặn
Bảng 8. Các chi
và loài cổ khuẩn ưa mặn
Chi /
loài |
Hình
thái |
G+C
mol% |
Môi
trường phân lập và một số
đặc tính |
Halobacterium
(T)
H. salinarum
(T) |
Trực
khuẩn |
66-71 |
Cá muối
và hồ nước mặn. Các loài
cùng chi là H. halobium
và H. cutirubrum |
Halorubrum
H.
sodomense
H.
saccharovorum
(T)
H.
lacusprofundi
H.
trapanicum
H.
coriense
H.
vacuolatum |
Trực
khuẩn
Hình que
biến dạng |
68
71
65-66
64
(-)
62,3 |
Biển
chết, nhu cầu Mg2+
cao
Nước mặn,
sử dụng đường
Hồ ở bắc
cực, phát triển ở 4 °C
Đồng muối
ở Trapani, Ý
Đồng
muối, Úc
Hồ
Madagi, Kenya |
Halobaculum
H.
gomorrense |
Trực
khuẩn |
70 |
Biển
chết, nhu cầu Mg2+
cao, sinh trưởng tối ưu ở
nồng độ muối 1,5 M |
Haloferax
H.
volcanii
H.
mediterranei
H.
gibbonsii
H.
denitrificans |
Hình đĩa
dẹt hoặc hình chén |
63-66
60-62
62
64 |
Biển
chết, nhu cầu Mg2+
cao
Đồng
muối, sử dụng tinh bột
Đồng muối
ở Tâybanha
Đông muối
ở Baja, California; khử
nitrat |
Haloarcula
H. vallismortis
(T)
H. hispanica
H. marismortui
H.
japonica
H.
argentinensis
H.
mukohataei |
Hình đĩa
biến dạng, tam/ tứ giác
Hình que |
65
63
63
63
62
65 |
Thung
lũng chết, CA
Đồng
muối, Tâybanha
Biển
chết, Israel
Đồng
muối, Nhật
Đồng
muối, Achentina
Đồng
muối, Achentina |
Halococcus
H. morrhuae (T)
H. saccharoliticus
H.
salifodinae |
Cầu khuẩn |
60-66
59
62 |
Biển
chết, Israel
Đồng
muối, Tâybanha, sử dụng
đường
Đồng
muối, Áo |
Halogeometricum
H.
borinquense
(T) |
Đĩa dẹt,
biến dạng |
59 |
Đồng
muối, Puectorico |
Haloterrigena
H.
turkmenica
(T)
|
Cầu khuẩn |
59-60 |
Đất có độ
mặn cao, Nga |
Natronobacterium
N.
Gregoryi
(T)
N.
magadii
N.
pharaonis
|
Trực
khuẩn |
65
63
64
|
Tất cả
các loài đều được phân lập
từ hồ nước mặn có độ kiềm
cao; sinh trưởng tối ưu ở pH
9,5 |
Natronococcus
N. occultus (T)
N. amylolyticus
|
Cầu khuẩn |
64
63,5
|
Hồ
Magadi, Kenya
Hồ
Magadi, Kenya
|
Natrosomonas
N.
pharaonis
(T)
|
Trực
khuẩn |
61 |
|
Natrialba
N.
asiatica
(T)
N.
magadii
|
Trực
khuẩn |
60-63
49-63
|
Bãi biển
Nhật bản
Hồ
Magadi, Kenya
|
Natrinema
N. pellirubrum (T)
N. pallidum
|
Trực
khuẩn |
69,9
(-)
|
Thực phẩm
muối |
Natronorubrum
N.
bangense
(T)
N.
tibetense |
Hình dạng
biến đổi |
59,9
60,1 |
Hồ nước
kiềm, Tibet
Hồ nước
kiềm, Tibet |
T = chi chuẩn của họ hoặc
loài chuẩn của chi; (-) chưa xác
định
Cổ khuẩn ưa
nhiệt cao (hyperthermophiles)
Cổ khuẩn ưa nhiệt
cao là những sinh vật có khả năng
sống ở điều kiện nhiệt độ cao hơn cả
trong giới sinh vật, chúng đều có
nhiệt độ sinh trưởng tối ưu trên 80
°C, nhiều loài có thể sinh trưởng ở
nhiệt độ nước sôi hoặc cao hơn nữa
(Bảng 9). Đa số các loài cổ khuẩn ưa
nhiệt cao được phân lập từ môi
trường có nhiệt độ cao và nhiều các
hợp chất lưu huỳnh, ví dụ như các
tầng nham thạch bên núi lửa; môi
trường có nhiệt độ cao và giàu lưu
huỳnh như vậy được gọi là solfatar.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm địa chất của
vùng mà môi trường solfatar mang
tính kiềm hoặc acid nhẹ (pH 5-8).
Trong một số trường hợp pH trong môi
trường xuống rất thấp do acid
sulfurich được tạo ra từ việc oxygen
hoá H2S và S0
bởi một số loài vi khuẩn và cổ
khuẩn.
Bảng 9. Các đại
diện cổ khuẩn ưa nhiệt cao
Chi |
Hình
thái tế bào |
Số
loài |
GC
mol% |
T°C Tối
thiểu |
T°C tối ưu |
T° C Tối đa |
Môi
trường sống
và một
số đặc tính
|
Sulfolobus |
Hình cầu
phân thuỳ |
4 |
37 |
55 |
75-85 |
87 |
- Suối
nước nóng, nhiều lưu huỳnh,
pH thấp (1-5)
- Hiếu
khí, oxy hoá H2S,
S0 thành H2SO4,
cố định CO2 |
Acidianus |
Hình cầu |
2 |
31 |
65 |
85-90 |
95 |
- Suối
nước nóng, nhiều lưu huỳnh,
pH thấp
- Sinh
trưởng hiều khí (S0
+ O2 ® SO42-)
hoặc kỵ khí (H2 +
S0 ® H2S) |
Thermoproteus |
Trực
khuẩn |
2 |
56 |
60 |
88 |
96 |
- Suối
nước nóng, pH trung tính
hoặc acid nhẹ
|
Thermofilum |
Trực
khuẩn |
2 |
57 |
70 |
88 |
95 |
- Kỵ khí
bắt buộc, khử S0
® H2S, oxygen hoá H2
và các chất hữu cơ như tinh
bột, glucoza, acid hữu cơ,
rượu |
Desulfuro-coccus |
Hình cầu |
2 |
51 |
70 |
85 |
95 |
- Suối
nước nóng, pH trung tính
- Kỵ khí
bắt buộc, khử S0
® H2S |
|
|
Đại
|
|
dương |
|
|
|
Pyrodictium |
Hình đĩa,
có phần đuôi kéo dài |
3 |
62 |
82 |
105 |
110 |
- Núi lửa
ở đáy biển, đặc biệt sinh
trưởng ở 105 °C ở áp suất
thường (1 at), pH trung tính
- Kỵ khí
bắt buộc, khử S0
® H2S, oxygen hoá H2 |
Pyrolobus |
Hình cầu
phân thuỳ |
1 |
53 |
90 |
105 |
113 |
- Sống ở
môi trường tương tự như
Pyrodictium
- Cổ
khuẩn ưa nhiệt cao duy nhất
có khả năng khử nitrat thành
NH4+ |
Thermodiscus |
Hình đĩa |
1 |
49 |
75 |
90 |
98 |
- Hình
thái gần giống
Pyrodictium nhưng không
có khả năng sinh trưởng ở
trên 100 °C
- Kỵ khí
(khử S0), oxygen hoá
các chất hữu cơ |
Pyrobaculum |
Trực
khuẩn |
(-) |
(-) |
(-) |
100 |
103 |
- Hiếu
khí hoặc kỵ khí khử nitrat
(NO3 ® N2),
oxygen hoá H2 và các
hợp chất hữu cơ, không sử
dụng đường. S0 ức
chế sinh trưởng. |
Thermococcus |
Hình cầu |
3 |
38-57 |
70 |
88 |
98 |
- Môi
trường yếm khí, nhiệt độ cao
dưới đáy biển
- Kỵ khí
bắt buộc (khử S0),
chỉ sử dụng chất hữu cơ |
Pyrococcus |
Hình cầu |
2 |
38 |
70 |
100 |
106 |
- Đặc
điểm dinh dưỡng tương tự như
Thermococcus |
Staphylo-thermus |
Hình cầu,
tạo nhóm |
1 |
35 |
65 |
92 |
98 |
- Lên men
các hợp chất hữu cơ, có nhu
cầu về S0 cho
sinh trưởng |
Methanopyrus |
Trực
khuẩn |
1 |
60 |
85 |
100 |
110 |
- Đáy
biển, gần các miệng núi lửa,
ở độ sâu > 2000 m
- Cổ
khuẩn sinh mêtan (H2
+ CO2 ® CH4
+ H2O) |
Archaeoglobus |
Hình cầu |
2 |
46 |
64 |
83 |
95 |
- Khử
sulfat (® H2S),
oxygen hoá H2,
lactate, glucoza v.v. |
Thermotoga |
Trực
khuẩn có vỏ bọc đặc biệt |
4 |
46 |
55 |
80 |
90 |
- Gồm cả
các loài sống trên đất liền
và ngoài biển
- Kỵ khí,
sử dụng đường và protein
phân rã |
Aquifex |
Trực
khuẩn |
2 |
40 |
67 |
85 |
95 |
- Nguồn
nước nóng ở đáy đại dương
- Sinh
trưởng vi hiếu khí và kỵ
khí, oxygen hoá H2,
S0, S2O3
và khử O2, NO3. |
Ngoại trừ một vài trường hợp, đa số
cổ khuẩn ưa nhiệt cao sinh trưởng kỵ
khí bắt buộc và thực hiện dinh dưỡng
theo phương thức hoá dưỡng hữu cơ
hoặc hoá dưỡng vô cơ. Hầu hết các
loài đều có nhu cầu về lưu huỳnh,
hoặc làm chất nhận điện tử trong hô
hấp kỵ khí, hoặc làm chất cho điện
tử trong hô hấp hiếu khí. Các loài
kỵ khí có thể sử dụng các hợp chất
hữu cơ và vô cơ (như H2)
để khử lưu huỳnh S0 thành
H2S. Ngược lại, các loài
hiếu khí oxygen hoá H2S, S0
thành acid sulfuric. Ngoài ra, một
số loài có khả năng thực hiện hô hấp
kỵ khí sử dụng các chất nhận điện tử
khác ngoài S0 như là
nitrat (Pyrolobus,
Pyrobaculum), sulfat (Archaeoglobus)
hay sinh metan (Methanopyrus).
Về
hình thái, cổ khuẩn ưa nhiệt cao
tương đối đa dạng, nhiều loại có
hình dạng tế bào đặc biệt (Hình 12).
Theo trình tự 16S rARN, cổ khuẩn ưa
nhiệt cao chia thành hai nhóm rõ rệt
là (1) các loài sống ở môi trường
nước ngọt trên đất liền (các suối
nước nóng, miệng núi lửa, v.v) và
(2) các loài sống ở những vùng núi
lửa dưới đáy đại dương với nhiều đại
diện sinh trưởng ở trên 100 °C nhờ
áp lực của nước biển (Bảng 9). Tuy
nhiên đối với một số loài, vị trí
trên cây phân loại vẫn chưa được xác
định rõ. Đặc biệt ở đây hai nhóm vi
khuẩn Thermotoga và
Aquifex cũng được đưa vào vì mặc
dù là vi khuẩn nhưng chúng có rất
nhiều đặc điểm tương đồng với cổ
khuẩn ưa nhiệt cao. Trên cây phân
loại hai nhóm vi khuẩn này phân
nhánh sâu nhất, chúng là những đại
diện vi khuẩn cổ nhất được biết đến.
Thêm vào đó phải kể đến chi
Archaeoglobus, một nhóm cổ khuẩn
có khả năng khử sulfat, là đặc điểm
chung của một nhóm vi khuẩn lớn
thuộc nhánh d-Proteobacteria. Nhiều
giả thuyết cho rằng đây là hình thái
tồn tại trung gian giữa cổ khuẩn ưa
nhiệt và vi khuẩn khử sulfat.
 |
 |
 |
Sulfolobus
|
Acidianus
|
Thermoproteus
|
 |
 |
 |
Thermofilum |
Desulfurococcus
|
Pyrobaculum
|
 |
 |
 |
Pyrodictium |
Pyrococcus
|
Pyrolobus |
 |
 |
 |
Thermodiscus
|
Staphylothermus |
Thermococcus |
 |
 |
 |
 |
Aeropyrum
|
Hyperthermus |
Metallosphaera |
Archaeoglobus |
Hình 12.
Một số
đại diện cổ khuẩn ưa nhiệt cao
Thermoplasmatales
Cuối cùng phải kể
đến một nhóm nhỏ gồm những đại diện
cổ khuẩn có hình thái cũng như vị
trí phân loại đặc biệt thuộc lớp
Thermoplasmatales. Đây là những vi
sinh vật ưa nhiệt và pH thấp
(thermoacidophilic), hô hấp kỵ khí
không bắt buộc, thường sử dụng các
hợp chất hữu cơ làm cơ chất nhưng
cũng có loài có khả năng sinh trưởng
tự dưỡng. Lớp Thermoplasmatales gồm
ba họ, mỗi họ mới chỉ có một chi đại
diện, đó là họ Thermoplasmaceae với
chi Thermoplasma, họ
Picrophilaceae với chi
Picrophilus và họ
Ferroplasmaceae với chi
Ferroplasma. Tất cả các đại diện
của Thermoplasmatales đều bền vững
với các chất ức chế thành tế bào như
ampicillin, vancomycin và
streptomycin.
Các loài
Thermoplasma có đặc điểm nổi bật
là không có thành tế bào, vì thế
trước đây chúng được xếp vào cùng
với nhóm vi khuẩn mycoplasma. Về vị
trí phân loại dựa trên trình tự 16S
rARN Thermoplasma được xếp
vào nhóm Euryarchaeota, giữa
hai lớp Methanobacteriales và
Archaeoglobales. Chi
Thermoplasma hiện có hai loài,
T. acidophillum phân
lập từ bãi thải khai thác than và
T. volcanium phân lập từ
suối nước nóng (Hình 13) khác nhau
chủ yếu ở thành phần GC của ADN (T.
acidophillum 46 mol% GC và T.
volcanium 38 mol% GC).
Thermoplasma sinh trưởng tối ưu
ở 55 °C, pH 2 trên môi trường tổng
hợp, hô hấp kỵ khí không bắt buộc.
Để tồn tại được trong môi trường
nhiệt độ cao và pH thấp mà không có
thành tế bào, Thermoplasma có
màng tế bào rất đặc biệt cấu tạo từ
lipopolysaccharid (so sánh với
lipoglycan ở mycoplasma) và
glycoprotein. Đặc biệt
lipopolysaccharid có thành phần
tetraete-lipid với đơn nguyên là
mannoza và glucoza, giúp cho cấu
trúc màng tế bào bền vững trong điều
kiện nhiệt độ và độ acid cao. Giống
như mycoplasma, Thermoplasma
có genom rất nhỏ, khoảng 1100 kb (so
với genom E. coli là 4700 kb)
với thành phần GC của ADN là 46
mol%. ADN có cấu trúc hạt (như
nucleosom ở tế bào sinh vật nhân
thật) nhờ liên kết với một loại
protein có trình tự acid amin tương
đồng với histon trong nhân của sinh
vật nhân thật.
Chi
Picrophilus có hai loài đại diện
là P. oshimae và P.
torridus, sự khác biệt giữa hai
loài rất nhỏ, chỉ dựa trên 3% khác
biệt về trình tự 16S rARN và phân
tích ADN bằng enzyme giới hạn. Cả
hai loài thuộc chi này đều được phân
lập từ môi trường solfatar (nhiệt độ
cao, giàu hợp chất lưu huỳnh) ở Nhật
bản. Hai loài đều bị ức chế ở nồng
độ NaCl 0,2M, chứng tỏ chúng có
nguồn gốc từ đất liền. Khác với
Thermoplasma, tế bào của
Picrophilus có lớp bề mặt
(S-layer) bảo vệ bên ngoài, vì thế
chúng mẫn cảm đối với
chloramphenicol và novobiocin, trong
khi đó các đại diện khác của
Thermoplasmatales lại có tính đề
kháng với hai chất kháng sinh này.
Picrophilus sinh trưởng hiếu
khí bắt buộc, có nhiệt độ sinh
trưởng tối ưu 60 °C, pH tối ưu 0,7,
thậm chí phân chia tế bào vẫn diễn
ra tại pH 0, vì thế chúng được gọi
là vi sinh vật ưa acid cực đoan
(hyperacidophilic).
Chi
Ferroplasma cũng gồm hai loài,
F. acidiphilum và F.
acidarmanus, tuy nhiên mới chỉ
có loài F. acidiphilum được
mô tả và đưa vào danh sách phân loại
chính thức. Hai loài này khác nhau ở
khả năng sinh trưởng trên chiết xuất
nấm men và pH tối ưu, còn trình tự
16S rARN của chúng hoàn toàn giống
nhau. Ferroplasma được phân
lập từ các bể tách vàng từ quặng
arsenopyrit/pyrite ở Kazacstan. Cả
hai loài đều sinh trưởng tối ưu ở
nhiệt độ 37 °C. Khác với hai chi
Thermoplasma và Picrophilus,
các loài Ferroplasma sinh
trưởng vô cơ tự dưỡng
(chemolithotrophy). F.
acidiphilum sử dụng pyrite (FeS2)
làm nguồn năng lượng (oxygen hoá tạo ra
Fe3+) và CO2
làm nguồn cacbon để sinh trưởng.
Ngoài ra F. acidiphilum còn
có thể sinh trưởng hữu cơ, sử dụng
chiết xuất nấm men làm cơ chất,
trong khi đó F. acidarmanus
không có khả năng này.
 |
 |
Thermoplasma acidophilum
|
Thermoplasma volcanium |
Hình 13.
Đại diện chi Thermoplasma
Kết luận
Cổ khuẩn là một
nhóm vi sinh vật đa dạng, không
những về hình thái và sinh lý, mà
còn về môi trường sống, trong đó
nhiều nơi có điều kiện vô cùng khắc
nghiệt mà chi cổ khuẩn mới có khả
năng tồn tại được. Tuy nhiên những
loài cổ khuẩn được chúng ta biết đến
và trình bày ở đây mới chỉ chiếm một
phần rất nhỏ của toàn bộ lĩnh giới.
Hiện nay với các kỹ thuật sinh học
phân tử tiên tiến người ta có thể
tiến hành nghiên cứu và thu thập một
lượng thông tin đáng kể về cổ khuẩn
mà không cần thông qua con đường
phân lập và nuôi cấy cổ truyền. Các
trình tự 16S rADN có được trực tiếp
từ môi trường cho thấy tính đa dạng
cao và sự có mặt của cổ khuẩn ở
nhiều môi trường sống khác nhau,
chứng tỏ cổ khuẩn có vai trò rất
quan trọng trong hệ sinh thái trên
trái đất mà hiện nay con người còn
chưa hiểu rõ được.
Tài liệu tham
khảo
1.
Dworkin W., Falkow S., Rosenberg E.,
Schleifer K.-H. & Stackebrandt E.
(ed.).
2000. The Prokaryotes: an Evolving
electronic resource for the
microbiological community.
Springer-Verlag, New York.
2.
Heribert Cypionka. 2003. Grundlagen
der Mikrobiologie (German), 2th
edition.
Springer, Berlin-Heidelberg.
3.
Krieg
N.R. & Holt J.G. (ed.) 1984.
Bergey’s manual
of systematic bacteriology. Williams
& Wilkins, Baltimore, USA.
4.
Lengeler J.W., Drews G. & Schlegel
H.G. 1999.
Biology of the
prokaryotes. Georg Thieme Verlag,
Stuttgart, Germany.
5.
Michael T. Madigan, John M.
Martinko & Jack Parker. 1997. Brock
Biology of microorganisms, 8th
edition. Prentice Hall
International, Inc.
|