Thương Xá TAX:

 

Vietsciences-  Tim Doling                   19/12/2014
 

Di sản “đất vàng” sắp sửa bị phá hủy:

Thương Xá Tax Sài Gòn

 

 

(Bản tiếng Việt do Tim Doling viết)

26/08/2014

Ngày xưa là sự hiện thân của lối sống sang trọng thuộc địa Pháp, cửa hàng Grands Magasins Charner (GMC) – hiện nay là Thương Xá Tax Saigon tại số 135 đường Nguyễn Huệ – là cửa hàng bách hóa thời thuộc địa duy nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vì tọa lạc trên một khu “đất vàng,” nó sẽ bị phá hủy để xây dựng lại như một khối tháp 43 tầng.

 

Cửa hàng Grands Magasins Charner (GMC) không phải là cửa hàng bách hóa đầu tiên trong thành phố – cửa hàng Au Nouveautés Catinat đã được doanh nhân Corsica Lucien Berthet thành lập vào năm 1887 trên place Francis Garnier (quảng trường Lam Sơn). Nhưng sau khi đươc khai trương năm 1924, cửa hàng Grands Magasins Charner (GMC) đã trở thành nơi uy tín nhất để mua sắm ở Sài Gòn.

Vào đầu thế kỷ 19, tòa nhà đầu tiên được xây dựng trên khu dất số 135 boulevard Bonard (Nguyễn Huệ) đã cung cấp văn phòng cho cơ quan chính phủ Direction de l’Agriculture et du Commerce (Sở Nông nghiệp và Thương mại) và Ban biên tập tạp chí ra hai tháng một kỳ Bulletin de la Chambre d’Agriculture de Cochinchine (Tờ Báo cáo Phòng Thương mại Nông nghiệp Nam Kỳ).

Sau này, tòa nhà đầu tiên tại số 135 boulevard Charner trở thành cơ quan của một loạt các tổ chức khác, bao gồm cả các Syndicat des Planteurs (Công đoàn các Công dân Cao su), Société de protection des jeunes métis (Hội Bảo vệ Những Trẻ em Lai) và công ty bán lẻ Bresset et Cie. Trong những năm Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, công ty ô tô Établissements Claudius Perrin cũng mở cửa tại đây để bán các xe hơi Renault và De Dion-Bouton và các lốp xe Michelin. Tuy nhiên, khi tổ chức Union Commerciale Indochinoise et Africaine mua đất này vào năm 1921, những người thuê nhà phải chuyển đến chỗ khác và tòa nhà cũ đã bị phá hủy.

Năm 1921, tổ chức Union Commerciale Indochinoise et Africaine đã thành lập một công ty con được gọi là Société Coloniale des Grands Magasins để quản lý cửa hàng Grands Magasins Réunis tại Hà Nội của minh. Vào năm 1922, công ty này khởi công xây dựng một cửa hàng bách hóa lớn hơn tại Sài Gòn. Ngày 26 Tháng 11 năm 1924 cửa hàng Grands Magasins Charner đã được chính thức khánh thành.

Vào ngày 27 Tháng 11 năm 1924, một bài báo trên báo l’Écho annamite đã mô tả lễ khai mạc được chủ trì bởi ông Eutrope, đại diện cho Thống đốc Nam Kỳ.

Theo báo này, “Một đám đông lớn tụ tập bên ngoài để nhìn vào các cửa sổ nhấp nhoáng đã được lấp đầy một cách nghệ thuật với các sản phẩm là niềm tự hào của ngành công nghiệp Pháp.” Ở ngoài cửa chính, các nhân viên của công ty, ăn mặc bộ lễ phục rât lịch sự, chào đón những khách VIP “với sự lịch sự tinh tế của các nhà kinh doanh hoàn hảo.”

Sau đó khách VIP đã được hướng dẫn trong một tour của cửa hàng mới, trong đó bao gồm các bộ phận nước hoa, đồ trang sức và đồ bạc, nón mũ, đồ lót, vải và lụa, đồ kim chỉ, giày dép, hàng da, đồ sứ, đồ nội thất, dụng cụ, đồ chơi và thiết bị thể thao, âm nhạc, đồ dùng trong nhà, thực phẩm, rượu vang, rượu mạnh và thuốc lá, dược phẩm, văn phòng phẩm, và sách. Cũng có một bộ phận rất quan trọng đối với những người thực dân Pháp giàu có, đó là bộ phận bán vũ khí, đạn dược và các thiết bị đi săn. Thậm chí có cả một thẩm mỹ viện, một bộ phận du lịch và một studio chụp ảnh.

Theo mô tả của phóng viên l’Écho annamite, bộ phận đồ trang sức “như là một trong những vùng đất mơ ước được mô tả trong câu chuyện của Arabian Nights (Đêm Ả Rập)…sau đó, bạn sẽ được chuyển sang thế giới của kiến thức và suy nghĩ - đó là bộ phận sách.”

“Phóng viên l’Écho annamite tiếp tục nói giống như không kịp thở: “Ở những nơi khác, người sành ăn sẽ liếm đôi môi của mình khi thấy các chai rượu sâm banh và rượu vang có nhãn hiệu nổi tiếng nhất, chúng tự hào được gắn nhãn mác và được xếp chồng lên nhau thành hàng như những người lính được xem xét, bên cạnh có các lon bánh bít qui, các lọ mứt được chất đống như các kim tự tháp.”

Dường như ông phóng viên l’Écho annamite rất ấn tượng khi thấy bộ phận đồ chơi trẻ em, trong đó có “con búp bê nói được ‘mama, papa,’ hoặc là nhắm mắt khi đã được đặt xuống trên lưng…. Cũng có con, khi mà bóp bụng của chúng thì nó sẽ đập chũm chọe/ chụp xỏa??, những con thú khác nhảy lên trên hai chân khi bóp bóng cao su, những mô hình đường sắt, xe hơi với bánh xe cao su có thể chạy khi vặn dây cót, vv.”

Tuy nhiên, sau đó, phóng viên quyết định bỏ các bộ phận còn lại và đi thẳng đến “phòng trà sang trọng” phục vụ “rượu sâm banh tuyệt vời, các bánh ngọt và bánh sandwitch ngon.”

Lúc kết thúc tour, khách VIP đã ngồi quanh những chiếc bàn nhỏ để nhấm nháp rượu sâm banh và nhai các patisserie, cùng lúc lắng nghe một cách lịch sự những bài phát biểu của ông Eutrope và của ông Ribupe, đại diện của Société des Grands Magasins. Ông Ribupe đã giải thích rằng để đảm bảo chất lượng cao của tất cả các sản phẩm được bán trong cửa hàng, công ty của ông đã được liên kết với Société Française des Nouvelles Galeries (SFNGR), “một trong những công ty cửa hàng hoàn hảo nhất tồn tại ở Pháp.”

Với khẩu hiệu “Lòng trung thành là sức mạnh của chúng ta,” cửa hàng GMS tự hào nói là “đại lý bán hàng của các nhãn hiệu tốt nhất toàn cầu như đồng hồ Omega, đồng hồ báo thức Jaz, áo sơ mi Seymour, vớ Gillier, giày Heyraud, mỹ phẩm Lesquendieu và máy chụp ảnh Zeiss-Ikon.”

Một đặc sản quan trọng của cửa hàng GMS trong suốt thời kỳ thuộc địa Pháp là những thiết bị đi săn. Trong những năm 1920 và 1930, GMS hay tập trung vào việc quảng cáo các sản phẩm này, bao gồm những súng trường hammerless repeating rifles??, những bao da súng với dây đeo vai có thể điều chỉnh, những thùng đạn và dây đạn… Cửa hàng GMS thậm chí xuất bản một “Danh mục đặc biệt các vũ khí và thiết bị đi săn” riêng của minh.

Sách Guide touristique général de l’Indochine (Hướng dẫn Du lich Đông Dương), được in vào năm 1937, mô tả GMS như là “cửa hàng trữ đầy đủ nhất tại Đông Dương, với sự lựa chọn rộng nhất, giá không thể so sánh được và và tất cả các tiện nghi mà chúng ta sẽ thấy trong một cửa hàng tại Paris.”

Với vị trí tại trung tâm Sài Gòn, mái nhà của GMS đã được chính quyền Cảng Sài Gòn lựa chọn vào tháng 10 năm 1925 để cài đặt “một còi máy rất mạnh mẽ để công bố sự đến của các tàu “Courriers de France” của Cong ty Messageries maritimes.

Mái vòm nguyên bản của tòa nhà GMS bao gồm một tháp đồng hồ, nhưng vào cuổi những năm 1940 hoặc là đầu những năm 1950, công ty GMS đã được gỡ bỏ mái vòm và tháp đồng hồ và xây dựng thêm một tầng thứ ba để tăng lên không gian bán lẻ.

.

Cửa hàng GMS cũng đã xuất hiện một cách ngắn gọn trong cuốn tiểu thuyết The Quiet American (Người Mỹ trầm lặng) của tác giả Graham Greene. Trong sách này, phóng viên Anh, ông Thomas Fowler, được mời đứng ở bên ngoài “cửa hàng lớn tại góc đại lộ Charner” để chứng kiến những sự kiện của “Operation Bicyclette,” kết thúc bằng một vụ nổ bom bơm xe đạp trong hồ bơi phun nước Bùng Binh Sài Gòn. Sự cố này đã được đạo diễn phim ông Joseph L Mankiewicz quay trong phim The Quiet American đầu tiên (năm 1958).

Vào khoảng năm 1960, GMS đã đổi tên thành Thương Xá Tax Sài Gòn, vì lúc đó, nó bắt đầu thuê không gian cho những người buôn bán nhỏ và không còn là một cửa hàng thống nhất nữa.

Sau giải phóng, tòa nhà Thương Xá Tax đã trở thành một trung tâm triển lãm cho các máy móc công nghiệp, nhưng vào năm 1981 nó đã được thiết lập lại như là một Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố. Tòa nhà đã được cải tạo vào năm 1995, và vào tháng 10 năm 1997, chủ sở hữu Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) đã đặt tên mới là Công ty Bán lẻ Tổng hợp Sài Gòn. Tuy nhiên, đầu năm sau, tên cũ “Thương Xá Tax Sài Gòn” đã được phục hồi trên mặt đứng.

Thương Xá Tax Sài Gon đã được trùng tu lần cuối cùng vào năm 2003 và đóng cửa ngày 25/9/2014.

Kể từ lúc đó, một nhóm địa phương dưới sự lãnh đạo của ông Tổng Lãnh sự Phần Lan đã tổ chức cuộc vận động để thuyết phục Ủy ban Nhân dân TPHCM bảo tồn cầu Thang, đồ khảm Mosaic tráng lệ của Thương Xá Tax và kết hợp các yếu tố kiến trúc nguyên bản của GMS trong thiết kế của tháp mới.

Tim Doling

 

***  

*

***

 

 

 

Date with the Wrecker’s Ball: Saigon Tax Trade Centre

 

 Tim Doling

26/08/2014

Once the epitome of colonial chic, the former Grands Magasins Charner (GMC), better known as the Saigon Tax Trade Centre, was the city’s only surviving colonial-era department store. Located on a prime site in one of Hồ Chí Minh City’s numerous “đất vàng” (gold land) areas, it is now closed and awaiting demolition to make way for a 43-storey tower block.

The Saigon Tax Trade Centre today

 

The Grands Magasins Charner was not the first department store in the city – that honour went to the Au Nouveautés Catinat, a store founded in 1887 on place Francis Garnier (Lam Sơn square) by Corsican entrepreneur Lucien Berthet. But following its grand opening in 1924, the Grands Magasins Charner became the place to shop in Saigon.

The earlier Au Nouveautés Catinat department store (1887)

 

At the turn of the 19th century, the site on which the Saigon Tax Trade Centre stands housed premises which were occupied by the Direction de l’Agriculture et du Commerce and the editorial board of the bimonthly Bulletin de la Chambre d’Agriculture de Cochinchine.

These premises – 135 boulevard Charner – later became home to a variety of other tenants, including the Syndicat des Planteurs (Planters Syndicate), the Société de protection des jeunes métis (Society for the Protection of Young Mixed-race Children) and the retail company, Bresset et Cie. During the World War I years, the automobile company Établissements Claudius Perrin also set up business here, selling Renault and de Dion-Bouton motor vehicles and Michelin tyres. However, when the site was acquired by the Union Commerciale Indochinoise et Africaine in 1921, existing tenants were moved out and the site was cleared.

Later that same year, the Union, which had just established a subsidiary known as the Société Coloniale des Grands Magasins to look after the running of its Grands Magasins Réunis in Hanoï, embarked on the construction of an even bigger luxury department store in Saigon. Construction got under way in 1922 and on 26 November 1924 the Grands Magasins Charner was inaugurated.

 

 

The Grands Magasins Réunis Hanoï

 

A report in the Écho annamite newspaper of 27 November 1924 described the opening ceremony which was presided over by Mr Eutrope, representing the Governor of Cochinchine.

As “a huge crowd” gathered outside to peer into “the gleaming windows artistically filled with the pride of French industry,” invited guests were greeted at the door by company staff, “immaculate in their tuxedos, with the refined politeness of the perfect trader.”

The guests were treated to a guided tour of the new store, which comprised departments of perfumery, jewellery and silverware, millinery, lingerie, fabrics and silks, haberdashery, shoes, leather goods, porcelain, furnishings, hardware, toys and sports equipment, music, household goods, food, wines, spirits and tobacco, pharmacy, stationery and books, and – de rigeur for the wealthy colon – weapons, ammunition and hunting accessories. There was even a salon de manucure, a travel department and an in-house photographic studio.

A 1927 advertisement for the Grands Magasins Charner

 

The Écho annamite reporter described the jewelry department as being “like one of those dream lands described in the Arabian Nights…. then, almost without transition, you are transported into the less futile domain of knowledge and thought – it’s the book department.”

“Elsewhere,” continued the breathless reporter, “gourmets will lick their lips in delight as they contemplate bottles of champagne of the most renowned brands and wines of the best vintages, proudly wearing their labels and stacked in rows like soldiers on review, alongside cans of biscuits and conserves piled in pyramids.”

The toy department seems to have made a particular impression, with its “dolls which say ‘mama, papa,’ or close their eyes when they are laid on their backs, toy figures which play cymbals when you pinch their bellies, stuffed animals which get up on their hind legs when you squeeze their attached rubber bulbs, model railways, clockwork cars with rubber wheels, etc etc.”

However, the reporter then decided to forego the other departments and head straight for the “luxurious salon de thé,” with its “excellent champagne, cookies, cakes and tasty sandwiches.”

 

A view of the Grands Magasins Charner in the late 1940s

 

At the conclusion of the tour, the guests were seated around small tables where they sipped champagne and nibbled on pâtisserie while listening politely to speeches from Mr Eutrope and Mr Ribupe, representative of the Société des Grands Magasins, who explained that in order to ensure the supply of all the highest-quality goods, his company was affiliated with the Société Française des Nouvelles Galeries (SFNGR), “one of the most perfect department store companies which exist in France.”

With its slogan “Loyalty is our strength,” the Grands Magasins Charner boasted of being “Sales agents of the best global brands such as Oméga watches, Jaz alarm clocks, Seymour shirts, Gillier stockings, Heyraud shoes, Lesquendieu beauty products and Zeiss-Ikon cameras.”

A view of the Grands Magasins Charner in the early 1950s after it was remodelled

 

However, its speciality throughout the late colonial period seems to have been hunting supplies – several advertisements of the 1920s and 1930s devote considerable space to the promotion of leather gun cases with adjustable shoulder straps, leather cartridge cases, cartridge belts and hammerless repeating rifles.The store even published its own “special catalogue of weapons and hunting supplies.”

The 1937 Guide touristique général de l’Indochine described the Grands Magasins as “the best stocked store in Indochina, with the widest choice, incomparable price and all of the facilities one would find in a Paris department store.”

The Saigon Tax Trade Centre in the 1960s

 

With its central location, the roof of the building was selected in October 1925 by the port authority as the location of “a powerful siren which announced the arrival of the courriers de France.”

The Grands Magasins roof dome originally incorporated a clock tower, but some time after 1948, that was removed in order to make way for the construction of a third floor to provide additional retail space.

The Grands Magasins Charner makes a brief appearance in Graham Greene’s novel The Quiet American as “the big store at the corner of the Boulevard Charner,” outside which British correspondent Thomas Fowler is invited to stand and witness the events of “Operation Bicyclette”– which conclude with a bicycle bomb explosion in the fountain pool in the middle of the Bùng Binh Sài Gòn traffic circle. This incident was featured in the first (1958) film version of The Quiet American.

 

The shop’s beautifully designed main stairway (photo courtesy http://commerces-immarcescibles.blogspot.com)

In around 1960, the Grands Magasins was renamed the Saigon Tax Trade Centre (Thương Xá Tax Sài Gòn) when its owners began renting out space to individual merchants.

After Reunification, the building initially became an exhibition centre for industrial machinery, but in 1981 it was re-established as the City General Department Store (Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố). The building was renovated in 1995 and in October 1997 its name was changed to Saigon General Retail Company (Công ty Bán lẻ Tổng hợp Sài Gòn) by its owner, the Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA). However, early the following year the old name Thương Xá Tax Sài Gòn was reinstated on the façade.

Last renovated in 2003, the building retains many of its original interior features, notably its beautifully designed mosaic stairway with decorative wrought iron railings.

Since its closure in September 2014, the building has been the focus of a high-profile campaign by a local conservation group to persuade the authorities to preserve its magnificent mosaic staircase and elements of the original GMS facade design in the new tower block which will replace it.

A 1920s view of the Grands Magasins Charner

 

 

 

A 1950s view of the Grands Magasins Charner

 

The building was featured in The Quiet American (book and first film) – a still from the 1958 film of The Quiet American (© Figaro/United Artists)

 

 

 

 

Tác giả Tim Doling, Saigon, March, 2014

Tim Doling is the author of the walking tour book Exploring Hồ Chí Minh City (Nhà Xuất Bản Thế Giới, Hà Nội, 2014) and also conducts Heritage Tours of Saigon and Chợ Lớn.

 

© http://vietsciences.free.fr  Tim Doling