Kênh đào Suez

Vietsciences-Phạm Văn Tuấn & Võ Thị Diệu Hằng       22/10/2005
 

1: Địa Trung Hải (Mediterranean Sea); 2: Hải cảng Saïd; 3: Hồ Al-Manzala;

4: Hồ Timsah;  5: Biển Đỏ (Red Sea)

 

1: Địa Trung Hải (Mediterranean Sea); 2: Hải cảng Saïd; 3: Hồ Al-Manzala;

4: Hồ Timsah;  5: Biển Đỏ (Red Sea); 6: Sông Nil; 7: Kênh đào Suez

 

1/ Kênh Đào Suez.

 Từ 4000 năm về trước, người Ai Cập đã có ước mơ mở một kênh đào trên dải đất Suez khi Vua Pharaoh cho đào một con kênh đầu tiên nối giòng sông Nile với hồ lớn Bitter. Cũng vì chưa có kênh đào Suez nên trong nhiều thế kỷ, việc thương mại của miền Trung Đông với châu Âu phải đi qua phần đất liền của châu Á rồi sau đó, các con tầu biển chở hàng hóa từ Hồng Hải đã phải dương buồm qua mỏm cực nam của châu Phi để đi tới biển Địa Trung Hải.

Vì kênh đào chỉ có thể dùng cho các tàu chạy bằng máy mà tới năm 1860 chỉ có 5% thuyền chạy bằng nơi nước nên việc  xây kênh xem như một cá cuộc. Nhưng thập niên tiếp theo thì những tàu buôn được tăng lên hàng loạt

Kênh đào Suez dài 163 cây số, gấp hai lần chiều dài của kênh đào Panama, với 123 cây số hai bên bờ được xây tường thành bằng đá và xi măng để tránh bị sụp lở và chỉ có 39 cây số giòng kênh đi qua các hồ nước được nạo vét dưới đáy.

            Giòng kênh Suez có chiều sâu 20 mét và chiều ngang di chuyển được giữa các phao nổi là 180 mét. Tầu thuyền có thể di chuyển hai chiều tại 4 đoạn kênh dài hơn 67 cây số. Các con tầu biển thật lớn với độ chìm (draught) tới 16 mét đều có thể đi qua kênh đào Suez. Chỉ các tầu thật lớn khi di chuyển trên kênh đào mới cần tới tầu kéo và thời gian mất từ 12 tới 18 giờ. Để tránh các tai nạn có thể xẩy ra, các tầu thuyền phải di chuyển với tốc độ cố định, cách khoảng trước sau và hai bên cố định. Các đoàn tầu được tính toán cẩn thận để chạy ngược chiều nhau trên hồ lớn Bitter.

            Mỗi ngày, trên kênh đào có hai đoàn tầu đi từ phía nam lên mạn bắc và một đoàn tầu đi từ phía bắc xuống, với tổng số tầu bè qua lại vào khoảng 80 chiếc. Hàng năm, có vào khoảng 20,000 con tầu chuyên chở từ 300 tới 400 triệu tấn hàng, với một nửa là tầu chở dầu và chở hàng hóa. Tầu đi lên mạn bắc chở theo dầu lửa từ Vịnh Ba Tư để tới các nước Tây Âu, còn xuôi về nam là các con tầu chở sản phẩm kỹ nghệ và ngũ cốc, từ châu Âu và Bắc Mỹ, để đi tới miền nam châu Á và Viễn Đông. Ngoài ra còn có các con tầu chiến và tầu du lịch viễn duyên. Nhờ có kênh đào Suez, con đường biển từ thành phố London, nước Anh, tới thành phố Bombay, Ấn Độ, đã tiết kiệm được 11,670 cây số so với hải lộ qua Mũi Hảo Vọng của Nam Phi.

            Kênh đào Suez dài gấp hai lần kênh đào Panama nhưng lại dễ thực hiện hơn nhiều vì đi qua một miền đất bằng phẳng, ngang với mặt nước biển nên không cần loại cửa cống khóa nước (lock).

 

 2/ Lịch sử:

 

Thế kỷ thứ 13 trước Công nguyên: Một kênh đào được xây giữa châu thổ sông Nile và biển Đò (Red Sea) . Những  thế kỷ tiếp theo, chỉ một phần của kênh được coi ngó.

Tk 8 TCN: kênh không còn được giữ gìn và tàu bè không còn qua lại được

1854: Saïd Pasha, một phó vương Ai Cập, quyết định thi hành dự án đào kênh, nối Địa Trung hải (Mediterranée) tới Hồng  hải (Mer Rouge)
Tới năm 1858, một viên kỹ sư người Pháp tên là Ferdinand de Lesseps, nhờ là bạn của Phó Vương Ai Cập Saïd Pasha, nên đã giành được quyền tổ chức một công ty có mục đích đào một con kênh nhân tạo. Đó là công ty La Compagnie Universelle du Canal Maritime de Suez. Công ty này là của cả hai bên, Pháp và Ai Cập, cả hai phải xây dựng  và được quyền quản lý trong 99 năm. Sau thời gian này, quyền sỡ hữu sẽ thuộc về chính phủ Ai Cập

Saïd pacha, 1859.

Hoàng tử Toussoun, con của du phó vương Saïd pacha.

25/04/1859 : Bắt đầu công trình: hãng Ferdinand de Lesseps xây dựng kênh từ 1859 đến 1869. Cuối công trình, Ai Cập được 44% và 21 000 người Pháp đồng làm chủ.

Người ta phỏng đoán rằng khoảng 1,5 triệu người Ai Cập tham dự vào công trình xây cất kênh và 125000 người thiệt mạng, thường là do bệnh thổ tả (choléra) . Có những máy móc đặc biệt làm ra để giúp họ.
 

17/02/1867: chiếc tàu đầu tiên chạy trên kênh, nhưng phải đợi tới ngày

17/11/1869 kênh đào Suez mới được khánh thành dưới sự hiện diện của  hoàng hậu Eugénie, vợ vua Napoléon III tại hải cảng đầu tiên ở phía bắc là Hải Cảng Saïd (Port Saïd), được đặt bằng tên của Phó Vương Saïd Pasha. Kích thước như sau: sâu 8 mét, bề rộng nơi mặt đáy 22 mét, chiều rộng trên bề mặt 58 mét

1875: Vì mắc nợ các nước ngoài, nên Ai Cập bó buộc phải bán cổ phần cho nước Anh

1882:  Quân đội Anh đóng quân ở hai bờ kênh để bảo vệ và thay thế đế quốc Ottoman, đỡ đầu cho nước

1888: Do sự thỏa thuận quốc tế, kênh được mở cho tàu bè mọi nước

Trong thời kỳ Thế giới đại chiến lần I, người Anh điều đình để ký bản thỏa thuận Sykes-Picot giữa Anh và Pháp để chia Trung đông nhằm đẩy xa ảnh hưởng của Pháp trên kênh Suez

Giá trị cỗ phần tăng lên gấp bội

1936: Thông qua một hiệp ước người Anh được quyền đóng quân ở vùng kênh đào

1948: Nhà cầm quyền Ai Cập điều chỉnh chống không cho tàu dùng  kênh Suez để tới hải cảng  Israël


1954: Thỏa hiệp giữa Ai Cập và Anh quốc phải rút quân sau 7 năm


Tháng 6, 1956: Khi quân đội Anh rút đi, quân đội Ai Cập đến đóng


26/07/56: Nasser, thủ tướng Ai Cập quốc hữu hóa kênh Suez. Điều này làm mất quyền lợi của Pháp và Anh nên họ cùng với Abdel Nasser, GamalIsraël định lấy lại  chủ quyền. Nhưng dưới áp lực của Liên bang Xô viết, hăm dọa sẽ cho nổ bom nguyên tử, trong  lúc  hậu thuẫn Hoa kỳ của họ không tới, nên họ bó buộc  phải cho quân đội rút lui. Chiến thắng này đưa Nasser lên hàng anh hùng của người A Rập.

 


31/10/56: Pháp và Anh tấn công Ai Cập viện cớ là họ muốn mở kênh cho mọi tàu be qua lại. Ai Cập trả lời bằng việc đắm chìm 40 chiếc tàu hiện diện trong  kênh vào thời điểm đó.


3/1957 : Mở cửa kênh trở lại


1962: Những người có cỗ phần  được thanh toán


5/6/1967: Chung với cuộc chiến 6 ngày (Six-Day War), Ai Cập đóng cửa Kênh cho tới 1975, một lực lượng an ninh của Liên Hiệp Quốc ở tại chỗ cho tới năm 1974


5/6/1975 : Mở cửa trở lại cho phép tàu bè chở hàng hoá từ Israël qua lại kênh

1979: Ai Cập thỏa thuận Israël cho tàu bè qua lại không  hạn chế , hòa bình giữa hai dân tộc

 

© http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.net  Phạm Văn Tuấn và Võ Thị Diệu Hằng