Những bài cùng tác giả
1.
NGUỒN GỐC
TRUNG Y
Xưa nay biết
bao học giả
đã gắng công
chú giải
kinh điển
Trung y.
Những chứng
cứ khảo cổ
mới được
phát hiện
gần đây và
các công
trình nghiên
cứu về những
ký lục của
các y sư
riêng biệt
về các y án
đã tiết lộ
cho thấy một
xu hướng
canh tân và
đa dạng
trong việc
thực hành
Trung y.
Những dị
biệt theo
khu vực địa
lý cũng như
những yếu tố
xã hội và
chính trị đã
ảnh hưởng rõ
rệt cách
thức mà cá
nhân hay tập
thể đã xây
dựng và
thuyết giải
nền y học cổ
điển. Trong
khi hầu hết
các nguồn tư
liệu viết
bằng chữ Hán
mô tả một
cách giới
hạn về một
nền y thuật
kiệt xuất và
do nam giới
đảm nhiệm,
thì một số
văn bản tiết
lộ về một
lịch sử y
học của phụ
nữ.

Hoàng Đế |
Những gì
chúng ta
biết được về
sự thực hành
Trung y suốt
đời Chiến
Quốc và đời
Hán là chủ
yếu góp nhặt
từ các
chuyên luận
của các tác
giả vô danh
về triết lý
và y thuật.
Các tác giả
Trung Quốc
ngày xưa có
xu hướng gán
tác phẩm của
mình cho tam
hoàng ngũ
đế, các y sư
truyền
thuyết, hay
các bậc thầy
của họ. Khi
nghiên cứu y
thuật, các y
sư ngày xưa
thường sao
chép các
đoạn bản
thảo và sắp
xếp chúng
theo một thứ
tự nhằm phản
ánh sự kế
tục của các
y sư bậc
thầy thuộc
nhiều trường
phái khác
nhau. Điều
này giải
thích sự
hiện diện
của bốn sưu
tập lớn về
các y luận
châm cứu,
được biết
chung dưới
tên Hoàng
Đế Nội Kinh.
Hoàng Đế là
một vị vua
truyền
thuyết,
tương truyền
sống khoảng
2697-2597
tcn, và được
xem là cha
đẻ của Trung
y. Đa phần
lý thuyết
trong
Hoàng Đế Nội
Kinh
(biên soạn
khoảng đầu
công nguyên)
được trình
bày qua lời
vấn đáp giữa
Hoàng Đế và
Kỳ Bá, một
vị quan cũng
là chuyên
gia về châm
cứu và các
vấn đề huyền
bí.
Giá trị mà
những bậc
học thức
nhìn nhận
đối với các
y luận này
có thể giải
thích sự
hiện diện
của những
sưu tập đầu
tiên về các
tư liệu
tương tự
trong các
ngôi mộ đời
Hán, thí dụ
như 3 ngôi
Hán mộ được
phát hiện
tại Mã Vương
Đôi, thuộc
Trường Sa,
tỉnh Hồ Nam
hiện nay.
Trong số các
văn bản khai
quật ở ngôi
Hán mộ số 3
thì có 7 văn
bản đề cập
lý thuyết âm
dương, lời
chú cúng tế,
phòng trung
thuật, tĩnh
tọa, và các
phương thuốc
bào chế từ
thảo dược,
động vật, và
các chất
liệu gia
dụng.
Sự phát
triển mau
chóng của
thương mại
nói chung và
của kỹ thuật
ấn loát nói
riêng vào
đời Minh đã
giúp phổ
biến kiến
thức y học.
Sự giao tiếp
trực tiếp
giữa y sư và
đệ tử không
quan trọng
bằng việc
các y điển
quan yếu
được phổ
biến rộng
rãi hơn
trước. Trong
các gia đình
theo nghiệp
y, các thế
hệ con cháu
đã xuất bản
và đề cao
tác phẩm y
học của gia
tiên. Rõ
ràng việc
tường thuật
các ca chẩn
trị thành
công này đã
chứng minh
các quan
điểm lý
thuyết và
thể hiện
những kỹ
thuật mới.
Những y án
cũng trở nên
phổ biến
hơn, giúp
người ta
thấy được lý
thuyết Trung
y được vận
dụng trong
thực tế ra
sao.
Sau cùng,
văn chương,
nhất là các
tiểu thuyết
từ đời Minh
và đời Thanh
đã tạo một
ấn tượng
muôn màu về
sự phức tạp
và tinh tế
của thế giới
Trung y.
2.
Y SƯ VÀ Y
THUẬT

Hoa Đà |
Những nghiên
cứu về lịch
sử Trung y
cho thấy các
y sư Trung
Quốc thuở
xưa thực là
đa dạng. Họ
đồng thời
cũng có thể
là nho sĩ,
tăng nhân,
đạo sĩ, hay
phụ nữ. Tuy
nhiên những
chuyên luận
do các y sư
trứ tác đôi
khi đã ảnh
hưởng đến sự
phát triển
của Trung y,
thí dụ như
tác phẩm
Thương Hàn
Luận của
Trương Trọng
Cảnh
(142-220).
Tác phẩm
được người
đời sau
trích dẫn
rất nhiều
này đã chào
đời sau một
nạn bệnh
dịch xảy ra
và tàn phá
thị trấn ông
cư ngụ. Y
luận của ông
được kế tục
vào đời
Tống, Kim,
Nguyên do
một số y sư
có tư tưởng
canh tân và
lập nên
trường phái
riêng, chẳng
hạn như Tôn
Tư Mạc
(khoảng
581-682, về
sau được
sùng bái như
một vị thần
y dược).
Suốt đời
Thương,
chiêm bốc
hẳn rất cần
thiết để xoa
dịu cơn
thịnh nộ của
tổ tiên;
nhưng những
khi khác thì
chiêm bốc và
lịch pháp
được dùng để
xác định quá
trình và hậu
quả của bệnh
tật. Giới vu
hịch (đồng
cốt), nhất
là nữ vu (bà
đồng) cũng
thực hành y
thuật, một
công việc
liên quan
đến chức
năng tôn
giáo của họ.
Họ chuyên về
chiêm bốc,
mà việc này
dùng để chẩn
bệnh. Họ có
thể niệm
danh các chư
thần, triệu
vời ma quỉ
và chiêu hồn
tổ tiên về
trợ giúp
việc trị
bệnh, hoặc
chế tác các
hình nộm của
bệnh nhân để
thư ếm hay
trị bệnh.
Các phương
pháp chẩn
bệnh cổ
truyền gọi
là tứ
chẩn:
vọng
(quan sát),
văn
(nghe),
vấn (hỏi
han), và
thiết
(bắt mạch).
Tư Mã Thiên
chép truyện
Biển Thước
và Thương
Công trong
Sử
Ký, đã
kể rằng thần
y Biển Thước
thời Chiến
Quốc đã biết
«thiết mạch,
vọng chẩn,
thính thanh,
vấn chẩn»
rồi.

Tôn Tư
Mạc |
Các tác phẩm
y học đã
chứng minh
rằng cả y
thuật mang
tính tôn
giáo lẫn ma
thuật có lúc
đã là thành
phần chủ lực
trong truyền
thống y
thuật bác
học. Tuy
nhiên, vào
giữa thế kỷ
II tcn,
những y sư
thực hành y
thuật theo
triết lý tự
nhiên hẳn đã
tự xem mình
là những
người bảo vệ
cho một
truyền thống
y học dựa
trên kinh
điển.
Trong khi sự
phát triển
dược học là
một phần chủ
lực của
thuật luyện
đan Đạo
giáo, thì
các nhà sư
từ khi Phật
giáo du nhập
vào Trung
Quốc sau thế
kỷ I cn đã
bắt đầu bào
chế thuốc
cũng như đặt
ra cách ăn
chay, tham
thiền, và
các bài tập
điều tức.
Bùa chú và
pháp nội
quán dùng để
trị các bệnh
do tà quái
gây ra.
Vào cuối thế
kỷ XIX đầu
thế kỷ XX,
cách thực
hành y thuật
mang tính
chất mê tín
đã bị hạn
chế. Tuy
nhiên, Trung
y vẫn tiếp
tục phát
triển ở tầm
mức địa
phương và
địa vị của
Trung y đã
được khôi
phục phần
nào sau khi
Cộng sản nắm
quyền.
3.
KHÍ VÀ SINH
LÝ HỌC CON
NGƯỜI
Những yếu tố
quan trọng
nhất trong
cơ thể con
người là
tinh, khí
thần.
Những tư
liệu cổ xưa
nhất như văn
tự khắc trên
đồ đồng đời
Thương và
đời Chu đã
có chữ
khí
氣 và
chữ khí
liên quan
đến thực
phẩm dinh
dưỡng (trong
chữ khí
氣 có
chữ mễ
米 là
gạo). Các tư
liệu khoảng
giữa đời
Chiến Quốc
cho thấy xu
hướng dùng
chữ khí
để mô tả
tình trạng
không khí và
môi trường,
nhất là hơi
ẩm ướt, vân
vụ, và sương
mù, rồi bằng
sự suy luận
tương tự,
người ta
dùng chữ
khí để
mô tả những
đặc tính vô
hình và tập
trung thí dụ
khói hay ma
quỷ.
Giữa thế kỷ
IV cn, chữ
khí
được dùng để
mô tả một
chất liệu cơ
bản trong
cõi tự nhiên
giúp tăng
cường sự
sống trong
thế giới
biến thiên.
Nó cũng được
dùng để mô
tả sự cường
điệu về các
cảm giác
được trải
nghiệm với
thân thể như
nóng bức,
đau đớn,
khoái lạc,
và đam mê.
Như vậy đã
có một sự
chuyển biến
quan trọng
của quan
niệm về
khí: từ
quan niệm
khí là
những đặc
tính môi
trường mà ta
có thể quan
sát cho đến
quan niệm
khí là
cái mà thân
thể tuân
theo như bốn
mùa, rồi đến
quan niệm
khí là
một yếu tố
của cơ thể
mà mỗi cá
nhân đều có
thể khống
chế nó.

Chữ
Khí được
viết với
một nét
bút duy
nhất
(tượng
trưng
tính
liên tục
của nó) |
Nói chung,
khí
trong cơ thể
là yếu tố vô
hình mà mỗi
cá nhân chỉ
có thể cảm
nhận hay một
y sư có thể
nhận biết
qua sắc mặt
và cử chỉ
của bệnh
nhân hoặc
qua việc bắt
mạch. Trong
chẩn bệnh,
khí
có thể xem
là hữu hình,
qua thuật
ngữ «xích
khí»
赤 氣
(khí đỏ), ám
chỉ các vết
đỏ hiện ra
trên da do
nóng sốt.
Vào thời
xưa, người
ta quan niệm
khí
đi theo
hướng từ
trên xuống
dưới. Khí
đi lên
thí dụ như
nhiệt thì
được xem là
triệu chứng
bệnh tật,
liên quan
đến sự khó
thở. Những
cảm giác
bình thường
hay bệnh tật
đều được xem
là «có đầy
khí» nhất là
khi các cảm
giác đó liên
quan đến vũ
dũng, phẫn
nộ, và hiếu
chiến. Kẻ
hiếu chiến
thường bị
xem là «hiếu
khí» 好氣
và
trong Hán
ngữ hiện nay
«sinh khí»
生 氣
nghĩa là nổi
giận.
Vào những
thế kỷ đầu
sau khi Tần
Thủy Hoàng
Đế thống
nhất Trung
Quốc, trong
lý thuyết
Trung y vốn
phân biệt có
nhiều mức độ
về khí
thì
khí trở
thành nguyên
lý thống
nhất cơ bản.
Khí
bình thường
có thể bị ô
nhiễm do tà
nhập. Trong
ngũ tạng,
khí có
đặc tính
khác nhau.
Thí dụ khí
của gan (can
khí) có xu
hướng thăng
lên và gây
bệnh, nhiệt,
đau, hay
tính tình
nóng nảy.
4.
CẤU TRÚC CƠ
THỂ CON
NGƯỜI
Những quan
niệm của
người Trung
Quốc về các
cấu trúc và
chức năng
khác nhau
của cơ thể
đã phản ánh
thực tế
chính trị,
tôn giáo, và
triết lý của
Trung Quốc,
và chúng
phục chế
từng phương
diện của thế
giới con
người và
thiên nhiên
trong giải
phẫu học
cũng như
sinh lý học.
Các y điển
đã mô tả cơ
thể con
người giống
như một tiểu
vũ trụ, mà
mỗi bộ phận
cơ thể tượng
trưng cho
mặt trời,
mặt trăng,
tinh tú, núi
non, sông
ngòi, động
vật, thảo
mộc, v.v...

Các
huyệt để
châm cứu |
Người ta cho
rằng trong
thân thể có
chư thần
và
hồn phách.
Thí dụ thần
ngụ ở tim
(tâm thần)
giúp ta
thông minh
mẫn tiệp.
Các y điển
đời Hán đã
mô tả về hồn
và phách có
thể gây ra
bệnh tâm lý
và chứng
chiêm bao
mộng mị.
Người ta cho
rằng khi một
người chết
thì hồn và
phách của kẻ
ấy vẫn còn
quanh quẩn
nơi mộ phần,
và nếu không
được cúng
bái thì vong
hồn đó sẽ
quấy phá
người sống.
Suốt đời
Chiến Quốc,
thuyết âm
dương đã mô
tả tính chất
lưỡng diện
(nhị nguyên)
trong cơ
thể:
trong-ngoài,
trên-dưới,
nóng-lạnh,
v.v... Các
triết gia về
chính trị
thuở ban đầu
đã tiếp thu
và phát huy
thuyết âm
dương bằng
cách bổ sung
sự tương tác
của ngũ
hành. Khi
được vận
dụng để trị
bệnh, ngũ
hành phải
tương thích
với các yếu
tố như tứ
thời, mầu
sắc, tình
cảm, ngũ
tạng, các
chức năng
sinh lý,
cũng như là
các kinh lạc
châm cứu.
Sức khoẻ của
mỗi cá nhân
có thể được
xét qua các
triệu chứng
cụ thể và sự
tương khắc
hay tương
sinh của ngũ
hành. Bằng
cách kích
thích những
huyệt vị tức
là châm cứu
trên cơ thể
bệnh nhân, y
sư có thể
điều chỉnh
tình trạng
sức khoẻ của
người đó.

Đốt ngải
cứu
(moxa) |
Sau cuộc
thống nhất
Trung Quốc
của Tần Thuỷ
Hoàng Đế,
kinh điển
Trung y cũng
phản ánh sự
thống nhất
trong một
quan niệm
mới mẻ về cơ
thể. Tất cả
các phương
diện sinh lý
của con
người đều
chịu ảnh
hưởng của
một nguyên
lý thống
nhất, đó là
khí.
Cơ thể cũng
được xem là
một vương
quốc, và mỗi
bộ phận
chính là một
cơ quan hành
chính.
Tư liệu xưa
nhất về các
huyệt vị
châm cứu là
các văn bản
được khai
quật tại một
ngôi mộ ở Vũ
Uy (niên đại
được giám
định là thế
kỷ I tcn).
Các huyệt vị
được đặt tên
theo thiên
nhiên, bầu
trời, tinh
tú, hoàng
cung. Thí dụ
như thiên
khu, nhật
nguyệt,
và thượng
tinh
phản ánh
trật tự vũ
trụ; thần
đình, thân
trụ, và
nội cung
phản ánh
kiến trúc
hoàng cung
trong cơ
thể; núi
Côn Lôn,
chiếu hải
cùng với các
tên sông
ngòi, ao đầm
đã vẽ nên
bản đồ cơ
thể như là
hình ảnh của
hệ thống
sông ngòi
trong thiên
nhiên.
5.
CHÂM CỨU
Theo truyền
thuyết,
Hoàng Đế là
cha đẻ của
châm cứu.
Trong
Hoàng Đế Nội
Kinh,
thân thể gồm
12 kinh mạch
và nguồn
sinh lực là
khí
lưu thông
qua chúng.
Nội Kinh còn
mô tả 10
kinh mạch
nối liền lục
phủ ngũ tạng
đến da. Trên
da có các
huyệt vị mà
ta có thể
dùng kim
châm (gọi là
châm
huyệt)
hay đốt ngải
cứu. Dụng cụ
ban đầu để
châm chưa
phải bằng
kim loại, mà
bằng đá, gọi
là
biếm.
Hứa Thận đã
giải thích
trong
Thuyết Văn
Giải Tự
rằng: «Biếm
là dùng đá,
châm để trị
bệnh.»
Nghĩa là ban
đầu người ta
dùng mảnh đá
sắc bén để
rạch vỡ
những chỗ tụ
máu hoặc có
mủ.

Biếm
để trị
bệnh |
Về sau người
ta dùng que
bằng xương
hoặc tre để
châm. Kim
châm bằng
kim loại chỉ
phát triển
khi người ta
nắm vững kỹ
thuật dã
kim. Người
ta cho rằng
kim châm
bằng kim
loại tốt sẽ
có hiệu quả
tinh tế tác
động tốt đến
dòng khí
và tinh
trong thân
thể. Phát
hiện khảo cổ
sớm nhất về
kim châm là
ở ngôi mộ
Tây Hán,
khai quật
năm 1968 ở
Hà Bắc.
Trong đó có
bốn chiếc
kim bằng
vàng còn
nguyên vẹn
và năm chiếc
kim bạc bị
gẫy.
Kim châm
được dùng
kết hợp với
ngải cứu đầu
tiên vào đời
Hán mặc dù
thao tác
không hoàn
toàn giống
như ngày
nay. Truyện
của thần y
Biển Thước
cho ta thấy
ông đã dùng
kim (châm)
và đá quý
(ngọc thạch)
để trị bệnh
về máu
huyết.
Hoàng Đế Nội
Kinh,
nhất là phần
Linh Khu,
là y điển
bàn nhiều về
châm cứu, do
Linh Khu
ngày xưa
cũng có tên
là Châm
Kinh.
Châm và cứu
khởi phát từ
sự tổng hợp
các y thuật
ban sơ với
những ý
tưởng mới mẻ
về sinh lý
học, mà điều
này về sau
hưng thịnh
thành bộ môn
dưỡng sinh.

Thần y
Biển
Thước
(Tần
Việt
Nhân) |
Nguồn gốc
của cứu
có thể
là do kinh
nghiệm của
người cổ đại
thấy rằng
khi ngồi bên
bếp lửa, hơi
nóng của lửa
có thể tiêu
trừ một số
bệnh. Cũng
có thể trong
sinh hoạt
hàng ngày họ
bị phỏng
lửa, nhưng
bù lại họ
tình cờ được
khỏi một thứ
bệnh nào đó.
Có lẽ vì thế
mà cách trị
bằng hơi
nóng đã xuất
hiện. Trong
ngôi Hán mộ
số 3 khai
quật ở Mã
Vương Đôi
(Trường Sa)
năm 1974, có
bốn văn bản
ghi chép về
kinh mạch và
phương pháp
cứu. Chất
liệu ban đầu
được dùng để
cứu vị tất
đã là ngải.
Người ta đã
thử nhiều
chất liệu và
cây cỏ khác
nhau, và
cuối cùng
nhận thấy
ngải cứu có
ưu điểm hơn
cả. Ngải cất
trữ lâu năm
lại tốt hơn
ngải còn
tươi.
Những phát
hiện khảo cổ
gần đây về
đời Tây Hán
giúp ta khám
phá sự thực
hành châm
cứu với kinh
mạch. Hai
văn bản chép
tay mô tả
rằng thân
thể có 11
mạch mà tên
của các mạch
này cũng
tương tự như
tên các mạch
trong lý
thuyết cổ
điển. Một
hình nhân
nhỏ bằng gỗ
sơn mài màu
đen (được
chôn trễ lắm
là khoảng
năm 118 tcn)
bên trên có
vẽ các mạch
màu đỏ. Hình
nhân được
tạo tác một
cách tượng
trưng về cấu
trúc xương,
cơ bắp, và
hệ động-tĩnh
mạch, nhưng
không cho
thấy các
huyệt châm
cứu. Hai văn
bản và hình
nhân này là
những nỗ lực
chính thức
hoá các ý
tưởng về
kinh nghiệm
và việc làm
giảm đau
đớn.
Trước khi
phát hiện
được hình
nhân gỗ này,
người ta đã
phát hiện
được các
hình nhân
bằng đồng và
giám định
niên đại là
có từ đời
Bắc Tống.
Những hình
nhân đồng
rỗng ruột
này thể hiện
hệ thống
kinh mạch và
các huyệt
vị, và dùng
để dạy y
thuật. Hình
nhân được
phủ một lớp
sáp màu
vàng, bên
trong được
đổ nước. Khi
học sinh
châm kim
xuyên qua
lớp sáp và
xoi đúng vào
một huyệt
thì nước
chảy ra
ngoài.
Châm cứu
hình thành
một bộ phận
Trung y «cao
cấp» cho
giới thượng
lưu. Châm
cứu rất phổ
biến trong
triều đình
đời Đường và
là môn học
chính thức
trong Thái Y
Viện đời
Tống. Tuy
nhiên có lúc
các y sư phỉ
báng châm
cứu là nguy
hiểm, là
công việc
của phụ nữ
hay của thầy
lang không
chuyên. Năm
1822 (niên
hiệu Đạo
Quang đời
Thanh), châm
cứu bị cấm
dạy trong
Thái Y Viện.
Và với sự
lấn át ngày
càng mạnh
của Tây y
vào đầu thế
kỷ XX, sự
thực hành
châm cứu
càng ít đi
tuy rằng nó
không bao
giờ bị triệt
tiêu. Suốt
chiến dịch
đề cao di
sản dân tộc
vào cuối
thập niên
1950 của Mao
Trạch Đông,
châm cứu
được hồi
sinh với
việc thành
lập các cơ
sở trị liệu,
dưỡng đường,
và các trung
tâm dạy châm
cứu.
6.
DƯỠNG SINH
Tại Trung
Quốc, dưỡng
sinh bao gồm
các sự thực
hành để thân
thể khang
kiện và tinh
thần minh
mẫn. Dưỡng
sinh cũng
liên quan
đến Đạo dẫn,
vốn là sự
luyện tập
trị liệu ở
mức độ cao
hơn. Trong
các kinh
điển đời
Chiến Quốc,
thuật ngữ
«dưỡng sinh»
thường xuất
hiện trong
các lý luận
về nhân
tính. Mạnh
Tử (372-289
tcn) tin
tưởng vào
việc nuôi
dưỡng mầm
thiện trong
tâm mỗi
người. Đối
với ông,
trau dồi đức
dũng
và nhân
tức là
dưỡng khí
với các kỹ
thuật hô hấp
đúng đắn.
Trên những
miếng ngọc
đời Chiến
Quốc đã ghi
khắc những
mô tả sớm
nhất về các
phép thực
hành tăng
cường khí để
cho ảnh
hưởng của
thiên nhiên
tác động vào
thân thể.

Toạ
thiền |
Trong những
thế kỷ sau
đó, một số
thế gia sĩ
tộc đã sưu
tập các y
điển và thể
nghiệm những
bí pháp nhằm
kiện khang
cũng như
tăng cường
tinh và khí.
Khi xu hướng
này được đề
cao cực độ,
nó dẫn đến
quan niệm
thể xác bất
tử.
Quan niệm
thông thường
đối với các
phép dưỡng
sinh (và
cũng có lẽ
là kế thừa
các tín
ngưỡng cổ
xưa) cho
rằng thân
thể là một
lò luyện
đan, chuyển
hoá tinh
và thần.
Một tư liệu
xưa nhất
nhấn mạnh
lợi ích của
dưỡng khí
một cách hệ
thống đó là
chương Nội
Nghiệp trong
tác phẩm
Quản Tử.
Tuy tác phẩm
này được gán
cho nhà tư
tưởng và
chính trị
Quản Trọng
(mất năm 645
tcn) nhưng
có lẽ nó đã
được viết
khoảng giữa
thế kỷ V và
thế kỷ I
tcn. Quản Tử
chủ trương
sự định tâm
và tĩnh khí
để định tam
bảo
tinh-khí-thần
nhằm đạt
được cảnh
giới thần
minh. Khi
đạt được
cảnh giới
thần minh
thì thân thể
khang kiện,
tứ chi kiên
cố, nhĩ mục
thông minh,
da dẻ sáng
láng.
Một bài học
quan trọng
mà y học đã
tiếp thu từ
dưỡng sinh
là hầu hết
các y sư
minh triết
đều biết bảo
dưỡng thân
thể trước
khi khi bệnh
tật phát
sinh. Họ
biết thận
trọng trong
việc ẩm
thực, phòng
trung, và
các sinh
hoạt thường
ngày.
Cũng từ
dưỡng sinh
người ta
biết cách
dẫn khí lưu
thông trong
thân thể.
Việc tập
trung tư
tưởng vào
đan điền
(tức là
những trung
tâm chuyển
hoá) rất là
bình thường
trong phép
quán sổ tức
(đếm hơi
thở). Rốt
cuộc châm
cứu đã tiếp
thu phép tập
trung tư
tưởng này để
điều khiển
khí của bệnh
nhân qua
cách thao
tác kim châm
có chủ ý.
Các y điển
thường hướng
các quy tắc
dưỡng sinh
theo mục
đích của y
thuật. Trong
khi tĩnh tọa
nhấn mạnh
nhiều vào
dưỡng khí
thì y thuật
nhấn mạnh
việc quân
bình
tinh-khí-thần.
Điều này
được thấy
qua kỹ thuật
đạo dẫn, một
phương pháp
rất phổ biến
trong lịch
sử Trung
Quốc và được
lưu truyền
hiện nay qua
các bài tập
khí công và
uốn dẻo đa
dạng.
7.
DƯỢC PHẨM VÀ
THỨC ĂN TRỊ
LIỆU
Các dược
điển xưa
nhất hiện
tồn đã được
khai quật
tại Mã Vương
Đôi. Chúng
chứng minh
việc sử dụng
rộng rãi các
chất liệu
làm dược
phẩm trong
đời Chiến
Quốc và đời
Tần–Hán. Mọi
thứ từ thực
phẩm và cây
cỏ thông
thường cho
đến côn
trùng và các
chất bài
tiết của
người hay
súc vật đã
được phối
hợp và điều
chế thành vô
số các dược
phương dưới
các hình
thức
cao-đơn-hoàn-tán
để trị bệnh
cho con
người. Một
số chất ở
dạng tươi
hoặc khô,
giã hay bằm.
Một số ở
dạng tễ và
bào chế với
rượu hay
giấm, một số
khác được
sắc trong
siêu.
Mặc dù
khoảng 156
trong số
chừng 224
dược chất
được đề cập
trong bộ sưu
tập tư liệu
phong phú
nhất khai
quật trong
ba ngôi Hán
mộ ở Mã
Vương Đôi đã
được đối
chiếu với
các dược
chất sử dụng
trong Trung
y về sau
này, nhưng
các tư liệu
này hầu như
không cho
thấy các quy
tắc của
Trung y cổ
xưa. Các
dược phương
liên hệ trực
tiếp đến
bệnh chứng
chứ không
nhắc đến sự
tương ứng
của âm dương
và ngũ hành.
Nhiều liệu
pháp còn vận
dụng vu
thuật.

Trương
Trọng
Cảnh
(142-220) |
Việc tùy
táng các tư
liệu y dược
này trong ba
ngôi Hán mộ
ở Mã Vương
Đôi (Trường
Sa, Hồ Nam)
xảy ra năm
168 tcn. Gần
700 năm sau
đó, Đào
Hoằng Cảnh
(452-536)
mới biên
soạn Thần
Nông Bản
Thảo Kinh.
Đây là dược
diển cổ nhất
của Trung
Quốc hiện
tồn, luận
bàn 365 loại
dược vật,
252 loại
thực vật, 67
loại động
vật, và 46
loại khoáng
vật. Trong
Thần Nông
Bản Thảo
Kinh Đào
Hoằng Cảnh
liệt kê các
dược tính
của dược
liệu tương
tự theo hệ
thống hành
chính trong
vương quốc.
Dược liệu
phân làm ba
hạng:
thượng,
trung, hạ;
mỗi hạng có
chức năng
vương 王
(vua) hay
thần 臣
(bầy tôi).
Thuốc nào
làm khang
kiện thân
thể và ích
thọ diên
niên thì xếp
vào loại
«thuốc vua»
(vương dược
王 藥); thuốc
nào chỉ có
tác dụng trị
bệnh mà thôi
thì xếp vào
loại «thuốc
bầy tôi»
(thần dược 臣
藥).
Năm 659,
triều đình
đời Đường
bảo trợ một
tập thể do
Tô Kính chủ
biên, biên
soạn quyển
dược điển
tên là
Tân tu Bản
Thảo.
Dược điển
này gồm 844
vị thuốc kèm
hình vẽ minh
họa. Căn cứ
nguồn gốc tự
nhiên của
các vị
thuốc, sách
phân chúng
làm 9 loại:
ngọc thạch,
cỏ, gỗ, cầm,
thú, côn
trùng, cá,
quả, rau.
Triều đình
đời Đường đã
qui định
dược điển
này làm tư
liệu giảng
dạy chính
thức cho các
y sinh. Ảnh
hưởng của
dược điển
này rất lớn
và được
truyền sang
Nhật Bản.
Thương Hàn
Luận
của Trương
Trọng Cảnh
(142-220) là
y điển xưa
nhất hiện
tồn luận bàn
căn nguyên
của bệnh dựa
trên cơ sở
âm dương và
đề ra các
dược phương
tương ứng. Y
điển này có
ảnh hưởng
rất lớn đến
các nhà lý
luận y dược
về sau, nhất
là ảnh hưởng
đến truyền
thống y dược
của Nhật
Bản.

Lý Thời
Trân
(1518-1593) |
Khai triển
từ tác phẩm
Đào Hoằng
Cảnh theo
các phương
diện khác
biệt, những
trường phái
lý luận
Trung y cạnh
tranh nhau
đã nở rộ một
ngàn năm sau
đó, tức là
suốt các đời
Tống, Kim,
và Nguyên.
Mỗi y sư của
các trường
phái này tập
trung vào
việc đơn
giản hoá các
mô tả căn
nguyên của
bệnh, chẳng
hạn quy vào
hàn và
nhiệt; hoặc
xác định
nguyên nhân
nội tại hay
ngoại tại,
và sau cùng
là thành lập
một nền dược
học dựa trên
lý thuyết
Trung y cổ
truyền.
Bản Thảo
Cương Mục
của Lý Thời
Trân
(1518-1593)
đời Minh là
một bách
khoa thư,
sưu tập và
tăng bổ 952
nguồn tư
liệu xa xưa
về lĩnh vực
y, dược,
khoáng vật,
dã kim, thực
vật, và động
vật. Trong
từng tập bản
thảo, Lý
Thời Trân mô
tả cách trị
liệu cổ
truyền của
các dược
thảo, động
vật, khoáng
vật. Ông mô
tả ngoại
hình của
chúng, cách
nuôi trồng,
cách bào
chế, các
dược tính
của chúng
cũng như sự
tương cận
của chúng
với các dược
liệu khác,
âm tính hay
dương tính
của chúng,
và mức độ
hiệu quả khi
sử dụng
chúng. Công
trình đồ sộ
này luôn
được trân
trọng trong
giới y sư
Trung y cũng
như ở các
trường y
dược. Sau
khi được
khắc in ở
Nam Kinh năm
1596, bộ y
điển này
được tái bản
liên tục,
lan truyền
nhanh sang
Nhật Bản và
Triều Tiên.
Hiện đã được
dịch một
phần hoặc
toàn phần ra
các ngôn ngữ
Nhật, Triều
Tiên, Latin,
Anh, Pháp,
Đức.
Tuy nhiên,
vào thế kỷ
VII Tôn Tư
Mạc chủ
trương việc
dùng thực
phẩm để
phòng bệnh
và trị bệnh.
Theo ông,
một y sư sau
khi khám
bệnh và xác
định được
căn nguyên
bệnh thì
trước tiên
phải dùng
thức ăn để
trị bệnh (ẩm
thực liệu
pháp), khi
nào liệu
pháp này
thất bại thì
mới dùng đến
thuốc.

Một
trang
của
Bản Thảo
Cương
Mục |
Tịch cốc
(hạn chế
hoặc không
dùng ngũ
cốc) cũng là
cách diên
niên ích
thọ. Tuy
nhiên có
người phản
bác rằng:
trong chữ
khí
氣 có
chữ mễ
米
(gạo) tức là
một loại ngũ
cốc. Gạo
(hay ngũ
cốc) tạo ra
khí, vậy
tịch cốc lẽ
nào có thể
làm cho khí
hưng vượng
để khiến con
người được
diên niên
ích thọ?
Cũng như
phật gia và
đạo gia,
người ta
đồng thời
cũng nên
kiêng các
thứ như
rượu, thịt,
và thức ăn
có nhiều gia
vị gây kích
thích. Trong
các chế độ
dinh dưỡng
cổ truyền,
người ta
quan niệm ăn
gì bổ đó,
như ăn dương
vật của chó,
nai, dê, lừa
sẽ làm tăng
cường khả
năng tính
dục. Người
ta cũng tin
rằng ăn quả
hồ đào (hình
dáng giống
quả thận) sẽ
tráng thận.
Các thực
phẩm nhiều
prô-tê-in
(protein:
đản bạch
chất) như
thịt thú
rừng cũng
được xem là
giúp tăng
cường sinh
lực. Thực
phẩm nào
càng quý
hiếm khó tìm
thì giá càng
cao.
Mỗi thứ thực
phẩm đều
được quy vào
hệ thống âm
dương ngũ
hành, mặc dù
âm dương
không quan
trọng bằng
tính hàn hay
nhiệt của
thức ăn.
Thực phẩm có
năm mức
nhiệt độ:
nóng, ấm,
vừa, nguội,
lạnh. Chúng
có tác dụng
đối với
nhiệt độ cơ
thể, thí dụ
ăn ớt ăn
gừng thì
nóng.
Thực phẩm
cũng được
phân loại
theo ngũ vị:
cay, đắng,
chua, mặn,
ngọt. Chúng
có chức năng
trị liệu,
thí dụ thức
ăn đắng có
nhiều âm
tính nhất,
nên đối trị
với bệnh
nhiệt, giúp
hạ sốt,
thanh nhiệt,
an thần.
Thức ăn cay
có nhiều
dương tính
nhất, giúp
kích thích
khí huyết,
gia tăng
thân nhiệt,
và khử đàm.
Nói chung, y
dược đòi hỏi
sự quân bình
và tiết độ.
Ăn quá nhiều
thịt thà,
gia vị, dầu
mỡ sẽ phát
nhiệt; còn
ăn rau sống
và thức ăn
nguội lạnh
và nước lạnh
sẽ khó tiêu
hoá và đau
bao tử.●
LÊ ANH
MINH
TƯ LIỆU THAM
KHẢO CHÍNH
1. E.L.
Shaughnessy,
China,
Oxford,
2000.
2. Wolfram
Eberhard,
A History of
China,
University
of
California
Press, 1977.
3. Jacques
Gernet, A
History of
Chinese
Civilisation,
Cambridge
University
Press, 1987.
(Bản dịch
tiếng Anh
của J.R.
Foster).
4. Một số
trang Web
của Trung
Quốc về đề
tài này. Các
hình ảnh vay
mượn từ các
trang web
này.
|