Những vấn đề giáo dục hiện nay: Quan điểm và giải pháp

    

Điểm sách



Nhà xuất bản Tri thức trân trọng giới thiệu
Tên sách : Những vấn đề giáo dục hiện nay: Quan điểm và giải pháp
Tác giả : Nhiều tác giả
Số trang : 432 trang
Khổ sách : 14,5 x 20,5cm
Giá bìa : 55000 đ
 

Nhà xuất bản Tri thức, 12/2007
Tổng phát hành : Nhà xuất bản Trí Thức

 

 




 

LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Chưa bao giờ những vấn đề cốt lõi và nổi cộm của nền giáo dục nước nhà lại được đặt ra một cách bức xúc và rốt ráo như thời gian vừa qua. Các cuộc thảo luận lớn, nhỏ triền miên, các kiến nghị ngắn, dài được đề xuất liên tiếp... với bao nhiêu công sức, thời gian và tâm huyết. Nhưng hình như tình trạng “người nói cứ nói, người làm cứ làm”, đang làm cho tình hình ngày càng rối thêm và đâu đó đã nghe tiếng thở dài nản lòng...
Nhưng nản lòng sao được khi Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng phát triển bền vững, là vận mệnh và tương lai của Đất nước ta. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHKHKTVN) càng không thể đứng ngoài cuộc và sẽ tổ chức một đợt thảo luận rộng rãi, sâu sắc và toàn diện những vấn đề nóng bỏng hiện nay của giáo dục. Để phục vụ cho các cuộc thảo luận này, theo sự chỉ đạo của thường trực Đoàn Chủ tịch LHHKHKTVN, Nhà xuất bản Tri thức xin trân trọng giới thiệu với độc giả cuốn sách: “Những vấn đề giáo dục hiện nay: Quan điểm và Giải pháp”.
Cuốn sách gồm các bài quan trọng về các vấn đề mấu chốt và cấp bách của giáo dục do các tác giả trong và ngoài nước viết đã hoặc chưa được công bố trên các phương tiện truyền thông. Phần thứ nhất của cuốn sách bao gồm một số bài viết mang tính dẫn luận. Trong phần này chúng tôi trích dẫn phát biểu của Einstein về giáo dục và ý kiến hết sức quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo nước nhà. Tiếp đó chúng tôi xin giới thiệu với độc giả các ý kiến trả lời phỏng vấn về các vấn đề giáo dục của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đăng trên các báo trong thời gian gần đây để dẫn luận cho phần II của cuốn sách, phần thảo luận về quan điểm và đề xuất giải pháp.
Phần II, chúng tôi xin mở đầu bằng hai bản Đề án Kiến nghị của hai tập thể các nhà khoa học trong nước (Hoàng Tụy và cộng sự) và ở nước ngoài (Vũ Quang Việt và cộng sự).
Đây là hai bản Đề án - Kiến nghị được soạn thảo một cách rất công phu, mang tính khoa học và tính thực tiễn cao; đã được gửi đến các cơ quan cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước từ vài năm trước, nhưng tiếc rằng cho đến nay vẫn chưa có phản hồi. Chúng tôi xin đăng lại hai tài liệu này để tỏ lòng trân trọng ý thức trách nhiệm và nhiệt huyết của các tác giả, đồng thời cũng để khẳng định tính thời sự của các kiến nghị này.
Tiếp đó chúng tôi xin giới thiệu bài viết của các tác giả là người Việt ở trong và ngoài nước, và người nước ngoài, được sắp xếp theo thứ tự A, B, C... theo tên tác giả.
Những ý kiến được trình bày trong cuốn sách này là của riêng các tác giả. Nhà Xuất bản xin đề nghị quý vị độc giả coi đây là tài liệu tham khảo để nghiên cứu với tinh thần cầu thị.


Nhà xuất bản Tri thức


Mục lục


Phần I: Dẫn luận

Albert Einstein
Giáo dục tư duy độc lập

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà

Nguyễn Thiện Nhân
Tăng học phí vào đầu năm học 2008
Học phí Đại học ở Việt Nam thấp nhất thế giới

Phần II: Thảo luận
Hoàng Tụy và cộng sự
Kiến nghị của Hội thảo về Chấn hưng, Cải cách, Hiện đại hóa giáo dục

Vũ Quang Việt và cộng sự
Đề án: Sử dụng trí thức Việt kiều để xây dựng giáo dục đại học chất lượng cao tại Việt Nam

Nguyễn Quang A
Cải cách giáo dục
Tín dụng học đường và những đề án 16.000 tỷ đồng

Mark A. Ashwill
Caveat Emptor - Chọn mặt gửi vàng - Lựa chọn đối tác Hoa Kỳ đáng tin cậy cho các chương trình hợp tác đào tạo

Hồ Tú Bảo
Về đội ngũ giáo sư của đại học chất lượng cao ở Việt Nam

Nguyễn Trọng Chuẩn
Về việc dạy triết học cho sinh viên ở nước ta hiện nay

Pierre Darriulat
Việt Nam cần các trường Đại học và Viện nghiên cứu tốt hơn

Phan Đình Diệu
Đổi mới chương trình và nội dung giáo dục trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay

Phạm Chí Dũng
Tăng học phí: vì công bằng hay do lợi nhuận?

Lê Văn Giạng
Từ năm 2010 trở đi mới nên thực hiện cải cách

Nguyễn Xuân Hãn
Chất lượng nguồn nhân lực quá yếu
Vô tình giáo dục biến thành “hàng hóa”

Phạm Duy Hiển
Đuổi kịp “top” 200, đường còn xa lắm!
Đào tạo hai vạn tiến sĩ bằng cách nào?

Lê Quang Huy
Bài phát biểu tại Lễ nhậm chức Hiệu trưởng Đại học Tổng hợp Harvard của bà Drew G. Faust

Nguyễn Đăng Hưng
Nhìn lại giáo dục đại học Việt Nam sau ngày gia nhập WTO

Bùi Trọng Liễu
Vài vấn đề muốn nêu cho Giáo dục đào tạo, để đất nước phát triển được trong thời toàn cầu hóa

Nguyên Ngọc
Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?
Lại xôn xao chuyện triết lý giáo dục

Phạm Phụ
Chương trình Sinh viên vay vốn – BA ĐIỀU CẢNH BÁO

Bùi Văn Nam Sơn
“Tự đóng cửa là tự hại mình”
Hưng ư thi

Hồng Lê Thọ
Vấn đề Giáo dục và đào tạo “đẳng cấp quốc tế” ở nước ta

Nguyễn Minh Thọ
Giáo dục: Từ "xã hội hóa" đến "tư hữu hóa"
Vài ý kiến về việc tuyển chọn giáo sư cho một đại học chất lượng cao

Trần Văn Thọ
Một trăm bao gạo vì sự nghiệp giáo dục

Phạm Toàn
Điều kiện cốt tử của Cải cách Giáo dục: hiểu rõ trẻ em và có giải pháp nghiệp vụ đúng

Nguyễn Trung
Suy nghĩ về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta
Đề án 112 + đề án 20.000 tiến sỹ = đề án 112” lũy thừa n

Hoàng Tụy
Học phí và đổi mới giáo dục

Hà Dương Tường
Đại học “đẳng cấp” hay tiêu chuẩn quốc tế?

Vũ Quang Việt
Trường chọn: Một cách nhìn khác từ Mỹ
Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục

Nguyễn Xuân Xanh
Suy nghĩ về bức thư của Tổng thống Pháp
Luyện gà nòi hay nuôi chim đại bàng?
 

         

©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org