1-
Giáo dục Việt Nam: ngôi nhà cần đổ lại móng
2-
Vấn đề đạo đức người thầy phải được nghiên cứu
3-
Nghề thanh bạch, sống trong sạch
4-
Hơn 100.000 HS phổ thông bỏ học: Tôi không bất ngờ
5-
Giáo dục Việt Nam: ngôi nhà cần đổ lại móng
6-
HS phải biết được một lĩnh vực chuyên môn
1- Giáo dục Việt Nam: ngôi nhà cần đổ lại móng
Ông lão 79 tuổi gầy nhom, tóc điểm bạc, ngày ngày còng lưng trước chiếc máy
tính đời cũ để vào mạng kiếm thông tin. Lúc nào học trò ông cũng nườm nượp
đến xin thụ giáo. Nhiều người vẫn ngạc nhiên hỏi đi hỏi lại: "Từ lúc nghỉ
hưu thầy dạy 20 năm nữa mà sao chưa hết vốn?". Vị giáo sư già tủm tỉm cười:
"Tôi học nhờ Internet cả đấy". Vị giáo sư ấy là tiến sĩ khoa học Dương Thiệu
Tống. Ông là một trong những chuyên gia có quan điểm rất khác với những người quản
lý giáo dục (GD). Ông có thể nói về xuất phát điểm của những quan điểm
"khác, khó chấp nhận" của mình? - Trước hết, tôi là một người may mắn vì đã có các quan điểm khác với nhiều
người, vì có khác biệt mới có chút gì mới để đóng góp. Tôi còn may mắn là
một trong các nhà giáo đã sống với nền GD VN từ lúc bắt đầu (1945) cho đến
tận bây giờ. Ngoài ra, tôi được tiếp thu nhiều nền GD khác nhau: GD Nho học do cha mẹ
truyền dạy, GD Pháp (tú tài đến cử nhân), GD Anh, Mỹ (hậu đại học), và cũng
đã từng thăm viếng, tìm hiểu GD Liên xô cũ và một số nước khác. Quan trọng nhất đối với tôi vẫn là nền GD dân tộc, tức là những gì tôi thu
nhận từ VN, kinh nghiệm sống qua nhiều giai đoạn lịch sử của dân tộc. Ở nước
ta, cũng như tại mọi nước trên thế giới, GD và văn hoá là hai thứ không bao
giờ tách rời nhau. Phải biết yêu và hiểu sâu rộng nền văn hoá VN thì mới làm
nhà giáo dục VN được. Trên quan điểm này, xin ông đi thẳng vào vấn đề mà hiện nay cả xã hội quan
tâm: Cải cách nền GD VN như thế nào cho hiệu quả? Có một số nhà nghiên cứu
quá khích cho rằng nên phá đổ những gì làm nên ngôi nhà GD hiện nay, thay
vào đó là bắt đầu xây dựng lại cái móng cho vững rồi hãy nghĩ đến tầm cao.
Nhưng đập phá mà không có gì để xây thì quá tàn nhẫn. - Tôi xin nói ngay rằng ngôi nhà GD bây giờ không thể phá ngay được. Mặc dù
tôi đồng ý phải phá đổ những gì sai lầm. Một cuộc cách mạng có thể phá đổ
một chế độ ngay lập tức, nhưng đối với GD thì không thể, vì liên quan đến
con người và truyền thống. Nhìn vào lịch sử GD VN, sẽ thấy ngay truyền thống vốn rất chậm thay đổi. Kể
từ khi thực dân Pháp chiếm VN cho đến tận năm 1919, phải sau hơn 30 năm nền
GD Nho học ở miền Bắc và miền Trung mới chấm dứt. Điều ông thường nhấn mạnh là chúng ta thiếu một chiến lược giáo dục. Ai cũng
thấy nhưng sao chẳng người nào chỉ ra hoặc chí ít tin vào những chuyên gia
hàng đầu như ông? - Đấy là mấu chốt cho cuộc cải cách GD. Các nhà cải cách phải để ý chiến
lược trước chiến thuật, chứ không phải làm sai đến đâu sửa đến đó, rồi làm
lại theo nếp cũ. Lâu nay tôi chẳng thấy ai nói hay bình luận với nhau về chiến lược GD cả.
Thời Pháp thuộc, người Việt không được tham dự vào việc cải tổ GD, tất cả
đều do chuyên gia Pháp thực hiện. Từ năm 1945 đến nay, chúng ta có nhu cầu xây cho mình một nền GD riêng, như
xây dựng một ngôi nhà mới, trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh đã có. Nhưng thực
tiễn khác với mong muốn: Cho đến nay vẫn chưa hề có một nền GD thuần tuý VN
được xây nên trên cơ sở triết lý của riêng mình. Trong khi xây ngôi nhà GD VN mới, chúng ta lẫn lộn giữa vai trò của "kiến
trúc sư, kỹ sư, công nhân và người thầu". Từ đó nảy sinh hiện trạng chúng ta
thiếu kiến trúc sư, kỹ sư trong giáo dục, và nếu có thì cũng chẳng ai dùng,
vì ai cũng làm kiến trúc sư, kỹ sư được. Người có quyền không hẳn là kiến
trúc sư giỏi. Người kiến trúc sư, kỹ sư giỏi mà không có quyền nên nói chẳng
ai nghe. Phải chăng, nguyên nhân sâu xa khiến nền GD càng cải cách càng khó sửa đổi
chính là ngôi nhà đang xây dở có cái móng không được vững? - Nói đúng ra là chưa có móng. Ở VN chưa bao giờ có một trường ĐH đào tạo
chuyên gia GD cấp cao về mọi lĩnh vực trong GD, chẳng hạn như: chuyên gia
quy hoạch GD, quản lý GD, kinh tế GD, soạn thảo chương trình, chuyên gia
soạn SGK, chuyên gia nghiên cứu phương pháp giảng dạy, đánh giá ở từng cấp.
Rốt cuộc là người ta chỉ biết làm theo kinh nghiệm, mà hầu hết là những kinh
nghiệm xưa cũ, lạc hậu. Bây giờ, các nhà lãnh đạo đã ý thức được tầm quan
trọng của GD và tính bức thiết của đổi mới, nhưng vấn đề là ai làm? Trong khi ấy thì cả thế giới, nơi nào cũng có trường ĐH GD. Tôi nhớ vào năm
1972, bản thân tôi từng được mời ra nước ngoài dạy về các phương pháp khoa
học GD mới cho các thầy giáo người Thái, Singapore, Malaysia, Indonesia và
Philippines. Bây giờ ngược lại, những người các nước đó sang đây để dạy cho các thầy giáo
nước mình về các lĩnh vực như soạn thảo chương trình, phương pháp đánh
giá... Các chuyên gia không hiểu điều kiện, hoàn cảnh của GD VN, trình độ
người đi học ở VN, ngôn ngữ của người VN thì sao làm hiệu quả được? Trong
khi đó chuyên gia VN không được dùng đến. Điều đầu tiên ta nên làm ngay từ bây giờ là gì, thưa giáo sư? Và liệu có quá
muộn không, khi ông cho rằng nền giáo dục VN có những lĩnh vực chậm sau thế
giới ít nhất 100 năm. Và nhất là trong khi chúng ta chờ đợi đã mòn mỏi sự
cải tổ đúng nghĩa trong giáo dục, lại phải mất một thời gian dài nữa. - Chính vì quá muộn nên ta phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Chúng ta đã chờ đợi
điều này hơn nửa thế kỷ nay rồi. GD là một khoa học cần đào tạo chuyên sâu.
Nếu chậm nữa, thì đừng trông mong gì theo kịp các nước xung quanh chúng ta. Trước mắt, cử người đi học về khoa học GD gấp. Nên chọn những thầy giáo đã
có kinh nghiệm, với những suất học sau đại học. Thứ hai nữa là mở ngay trường đại học GD đào tạo các chuyên gia GD ở các
cấp. Để giải quyết vấn đề này, điều khó nhất là thiếu thầy về các lĩnh vực
KHGD. Bước đầu có thể hợp tác với các trường giáo dục nước ngoài nổi tiếng,
và phối hợp với các chuyên gia VN để đào tạo chuyên gia tại chỗ. Xét về nhu
cầu đổi mới GD VN, từ xuất phát điểm hiện tại, số lượng chuyên gia GD cần
thiết cho mọi lĩnh vực theo tôi dự đoán là rất lớn. Như thế theo ông, có phải chúng ta lại bắt đầu sự nghiệp GD từ chỗ bắt đầu? - Không hẳn như thế. Chúng ta đã có nhiều cố gắng, nhưng những cố gắng ấy
phần nhiều là những biện pháp để giải quyết những vấn đề trước mắt, chứ
không nhìn đến tương lai. Làm GD là phải nhìn về tương lai. Những giải pháp "tình thế" có khi là những
trở lực cho mọi sự đổi mới trong tương lai, nếu ta không có một tầm nhìn sâu
xa và rộng mở trong GD. Trong hiện tại, những gì tiến bộ thì giữ lại, những
gì không chịu được cấu trúc mới thì phá đi. Hư hỏng nhất là những quan niệm
sai lầm trong truyền thống. Mà theo ông, một trong những quan niệm cần đả phá nhất là quan niệm thi cử? - Đó là tàn dư của lối học từ xa xưa, quan niệm học để "cầu quan to, hốt
đồng bạc" (Phan Bội Châu). Sai không chỉ ở người học, mà còn ở người tổ chức
thi cử, người đặt ra thi cử. Chế độ thi cử hiện nay không đánh giá việc học để xem học sinh có đạt được
các mục tiêu đã đề ra cho từng cấp học. Người ta quan niệm thi cử như một sự
tưởng thưởng những đứa bé học chăm, học "giỏi" và "trừng phạt" những đứa
lười biếng. Dường như không ai nghĩ rằng kết quả thi cử là những dữ liệu rất quý giá để
ta nghiên cứu đánh giá khả năng của học sinh, theo từng vùng, từng loại
người, đánh giá đề thi, đánh giá chương trình và phương pháp giảng dạy, tiên
đoán việc học tập của học sinh trong tương lai. Là một nhà giáo nghiêm khắc, Giáo sư Tống từng phát biểu trên báo chí rằng:
"Tôi không tin vào giá trị của kỳ thi nào hiện nay, kể cả kỳ thi tốt nghiệp
THPT hay tuyển sinh ĐH". Ông quan niệm: Theo nguyên tắc, thi cử phải phục vụ
việc giảng dạy, học tập, chứ không phải giảng dạy, học tập phục vụ thi cử.
Hệ quả của một nền GD "ốm yếu" hiện nay là căn bệnh chạy theo thành tích
đang tạo một môi trường giả ngay trong chính trường học. Ông nghĩ sao về
điều này? - Đừng trách trẻ con sớm có tính gian dối, mà hãy trách ở chính người lớn:
Chính người lớn tạo cho chúng ý niệm đó. Dạy cho trẻ tính không trung thực vì bắt chúng làm theo ý người lớn mà không
cho chúng nói lên ý nghĩ của mình. Buộc học sinh trả bài như vẹt, làm theo
bài mẫu, làm đúng theo sách giáo khoa cũng là một cách tập cho trẻ tính giả
dối và tính gian lận. Và điều này bắt đầu từ sự thiếu trung thực của người lớn mà ra.
Xin cảm ơn ông.
Nguồn: 11/11/2003- Báo Lao Động
2- Vấn đề đạo đức người thầy phải được nghiên cứu...
GS-TS Dương Thiệu Tống bắt đầu nghiệp làm thầy của mình từ việc dạy cấp
trung học từ năm 1945, rồi du học ở Anh, lấy bằng tiến sĩ giáo dục tại ĐH
Columbia (Hoa Kỳ). Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách viết về các vấn
đề nghiên cứu giáo dục.
* Thưa ông, có vẻ như não trạng của nhiều người đã hằn một nếp nghĩ:
Muốn nói chuyện người thầy đạo đức trong sáng vẹn toàn hay đạo đức người
thầy (ĐĐNT), hiện giờ, chỉ còn cách tìm đến những người thầy giáo già thế hệ
ông hay một số người trẻ hơn một chút?
- Thầy giáo già là thầy giáo đạo đức hơn? Chưa chắc! Thầy già thì cũng từng
là thầy trẻ, cũng bao nhiêu lần vấp váp, sơ hở mới nhìn sự đời một cách đúng
đắn đựơc. Vậy, nếu muốn hỏi ý kiến một thầy giáo già về vấn đề ĐĐNT, nên đặt
câu hỏi về những bài học ông ta thu được sau cả một quá trình làm nghề. Đừng
đòi hỏi những thầy giáo già nói đến chuyện đạo đức để "huấn thị" những người
thầy hôm nay.
Đạo đức nói chung và ĐĐNT nói riêng thay đổi theo thời đại, có điểm chung,
điểm riêng, có bất biến, nhưng cũng có cái vạn biến. Dẫu sao, nếu thầy giáo
già có cuộc sống trong sạch, có tinh thần bất vụ lợi, có lòng yêu nghề yêu
trẻ, mà nhân cách vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay thì, theo tôi nghĩ, những
người ấy củng đáng được ngưòi đời nhớ đến.
* Vậy, chẳng lẽ ngày xưa không hề có chuyện tiêu cực thi cử, những
người thầy vô đạo đức như một số thầy cô giáo mà báo chí phanh phui gần đây?
Xin hỏi thật ông, với tư cách người thầy liệu có khi nào ông làm việc gì đó
để tới bây giờ cảm thấy hối hận với học trò của mình?
- Tôi không nói hộ người khác, mà nói từ kinh nghiệm bản thân, từ thời có
nền giáo dục VN - năm 1945 tới nay: Giáo dục VN trải qua những giai đoạn khó
khăn, khó khăn hơn bây giờ rất nhiều; chúng tôi không được học trong các
trường sư phạm, cũng không đựơc dạy về ĐĐNT. Chúng tôi đỗ tú tài, ra làm
thầy, đi dạy ngay. Chúng tôi chỉ trông vào gương các thầy của mình, hưởng
thụ giáo dục từ gia đình, cha mẹ.
Xưa kia, tôi cũng đã từng làm chánh chủ khảo, hiệu trưởng, đôi khi cũng giúp
những học sinh mình quý mến, có cảm tình thi đậu, chẳng hạn bằng cách hỏi dễ
hơn, cho điểm cao hơn một chút trong kỳ thi vấn đáp... Chuyện này có thật,
và tôi đã từng kể lại trong cuốn hồi ký "Thuở ban đầu" của tôi. Nhưng chưa
một lần nào tôi dám làm chuyện bất chính trong thi cử và giảng dạy, như ăn
tiền, tráo bài, sửa điểm v.v... Có lẽ nhờ vậy mà bây giờ , lúc về già, tôi
có một cuộc sống thảnh thơi, hạnh phúc, không có gì phải hối hận.
* Ông thầy không phải ông thánh. Phải chăng không thể và không nên kêu
gọi suông những người làm thầy phải gương mẫu hơn người làm các ngành khác?
- Nghề làm thầy khác các nghề khác ở chỗ: Họ là người được xã hội lựa chọn
để làm nhiệm vụ "dạy người". Nghề nào cũng có ràng buộc riêng. Không một nhà
giáo nào có thể quan niệm rằng nhiệm vụ của mình chỉ là đào luyện kiến thức
chữ nghĩa, chứ không phải là "đào tạo con người". Nhưng muốn đào tạo con
người, trước hết phải chứng tỏ mình là "con người" với đầy đủ ý nghĩa của
nó. Đây là vấn đề cốt lõi của nghề nhà giáo mà ai cũng biết, nhưng nó đã trở
thành "sáo ngữ" nên rất dễ quên.
* Theo ông vì sao hiện nay lại có những người thầy vô đạo đức như gần
đây báo chí đã nêu tên?
- Có lẽ do người ta nghĩ rằng hễ có kiến thức là có thể làm giáo dục, do đó
cứ học xong trường sư phạm sẽ được gọi là "nhà giáo", không cần biết "đạo
đức" người ấy như thế nào! Nhưng vấn đề ĐĐNT là vấn đề lớn. Thay vì chỉ lý
luận suông về đạo đức, ta cần phải nghiên cứu một cách khoa học yếu tố nào
ảnh hưởng tiêu cực, tích cực đến ĐĐNT; cấu trúc, những biểu hiện của ĐDNT là
gì, những biện pháp giáo dục nào có hiệu quả phát huy tính trung thực của
thầy và trò... Những nghiên cứu như vậy cần phải được phổ biến để làm chất
liệu cho những bài giảng dạy về sư phạm ở các trường đại học. Đó là những gì
mà các trường đại học giáo dục nước ngoài đã từng làm để đào luyện thầy
giáo.
Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển ngày nay, tính trung thực đã
trở thành đức tính căn bản cho việc áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập
hiện đại. Tôi đề nghị Bộ GDĐT tận dụng các viện, trung tâm nghiên cứu trực
thuộc Bộ, cùng với các trường đại học sư phạm trong nước, tiến hành nghiên
cứu một cách khoa học vấn đề giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Xin cảm ơn ông.
http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(39,163699)
Lâm Tuyền thực hiện
3- Nghề thanh bạch, sống trong sạch
GS Dương Thiệu Tống: “Tôi không giàu vật chất nhưng
giàu tinh thần”
Đó là những phẩm chất quan trọng của nghề giáo, ở mọi thời, với mọi người.
Song gìn giữ được những phẩm chất tốt đẹp đó luôn là điều ưu tư của các nhà
giáo và cả xã hội.
Xin hỏi GS một câu hỏi hơi riêng tư: ngày xưa đi dạy lương của GS có đủ sống
không?
- Lương dạy học vừa đủ cho tôi có một cuộc sống bình thường, nuôi năm đứa
con ăn học thành tài. Chứ với mức lương giáo viên và các khoản tiền trường
như bây giờ chắc con tôi thất học hết (cười). Tôi thì không giàu vật chất
nhưng giàu tình cảm, giàu tinh thần.
Tôi hài lòng vì được sống trên đất nước VN, được đóng góp cho nền giáo dục
VN, được nói lên điều mình suy nghĩ và mong ước. Cuộc đời tôi có rất nhiều
sai lầm nhưng cái đúng nhất của tôi là ở lại với đất nước này.
Ngay từ khi xin được học bổng của các chính phủ nước ngoài, tôi đã xác định:
mình học cho ai? Tôi học cho cha mẹ tôi, ông bà tôi vì ngày xưa cha mẹ tôi
thường răn dạy “ráng học đi con, sau này giúp gia đình”. Ai cần tôi học? Đất
nước này cần tôi học chứ nước ngoài họ đâu cần tôi học!
Nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Tuổi Trẻ gặp gỡ nhà giáo Dương
Thiệu Tống, để nghe ông tâm tư về một điều trăn trở: làm gì để tinh thần tôn
sư trọng đạo luôn được gìn giữ và phát huy?
82 năm tuổi đời, 61 năm tuổi nghề, GS-TS Dương Thiệu Tống vẫn tiếp tục miệt
mài với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Trò chuyện với phóng viên Tuổi Trẻ khi
vừa trải qua cơn bạo bệnh, câu chuyện đầu tiên của người thầy nhiệt tâm này
là niềm hạnh phúc vô biên của ông giáo nghèo.
Tôi không giàu vật chất, nhưng giàu tinh thần, tình
cảm
Có lần GS đã nói: “Học trò đã mang lại niềm hạnh phúc lớn cho cuộc đời người
thầy”?
- Đúng vậy đấy! Học trò tôi bây giờ có người 60 tuổi, người 70 tuổi, cũng
mắt mờ chân run nhưng từ khi tôi bị bệnh đến nay cứ vài ngày lại có học trò
đến thăm. Có học trò phải dò từng bậc cầu thang một để lên thăm tôi. Lần
sinh nhật tôi gần đây nghe nói có học trò đến chúc mừng, ngồi trên giường
nhìn ra phía cầu thang thấy mái tóc bạc phơ nhô lên trước, rồi dáng người
khệ nệ bưng bánh kem lên sau, tôi xúc động và hạnh phúc vô cùng.
Ai cũng biết cái bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của tôi tốn tiền vô cùng. Mỗi
lần lên cơn kịch phát mất cả triệu đồng tiền thuốc mỗi ngày. Một anh dược sĩ
(vốn là học trò Trường Quốc học Huế của tôi ngày xưa) đang sống tại Mỹ đợt
vừa rồi về thăm quê, nghe thầy bệnh đến thăm thầy. Anh ấy xem rất kỹ đơn
thuốc của tôi và từ đó đến nay, cứ mỗi tháng lại gửi cho tôi một thùng
thuốc. Tôi viết thư bảo anh ấy đừng gửi nữa hoặc để tôi gửi tiền nhưng anh
ấy không đồng ý.
Thưa GS, có ý kiến cho rằng lối sống công nghiệp, hiện đại đã làm cho tinh
thần tôn sư trọng đạo của giới trẻ ngày nay có phần phai nhạt so với các thế
hệ học trò thời xưa. GS nghĩ như thế nào?
- “Tôn sư trọng đạo” đã trở thành đức tính truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta từ ngàn xưa đến nay. Nhưng dĩ nhiên “sư” phải như thế nào thì mới được
“tôn”. Theo tôi, thầy giáo cần hội đủ ba yếu tố: có cuộc sống trong sạch,
tinh thần bất vụ lợi và có lòng yêu nghề mến trẻ.
Tôi đã từng du học tại nhiều nước hiện đại trên thế giới như Anh, Mỹ,
Pháp... Họ rất văn minh, nhịp sống của họ cũng hối hả, cũng công nghiệp
nhưng tình cảm tôn trọng người thầy, yêu quí nhà trường vẫn rất mạnh mẽ.
Muốn học sinh kính trọng, bản thân thầy phải gương mẫu, phải trung thực
trước đã.
Cuộc sống giáo viên quá khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân của
tình trạng không hay trong ngành giáo dục- đây là trách nhiệm của những nhà
quản lý. Trước hết, xã hội phải lo cho người thầy giáo có một cuộc sống đầy
đủ để họ yên tâm với nghề. Nghề giáo vốn là nghề thanh bạch, bản chất người
thầy giáo vốn giản dị. Điều này trong sách vở sư phạm ngày xưa đã nói rất
nhiều.
61 năm gắn bó với ngành giáo dục VN, GS mong mỏi điều gì?
- Tôi đã sống và trải nghiệm qua các thời kỳ khác nhau, các cơ chế quản lý
khác nhau của nền giáo dục VN. Giáo dục VN có phát triển đấy nhưng vẫn còn
quá chậm so với thế giới.
Điều mong ước lớn nhất của tôi hiện nay là người VN, giới trí thức VN nói
chung và những cán bộ - giáo viên ngành giáo dục nói riêng hãy đoàn kết, hợp
tác với nhau để giải quyết rốt ráo những bất cập, bài trừ tiêu cực, bệnh
thành tích, đưa nền giáo dục nước nhà phát triển vững và mạnh.
Hồng Hạnh (Theo Tuổi Trẻ)
4- Hơn 100.000 HS phổ thông bỏ học: Tôi không bất ngờ
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2007, cả nước có hơn 100.000 học sinh từ
tiểu học đến THPT bỏ học. Bộ lý giải nguyên nhân chủ yếu là do thắt chặt
chất lượng đào tạo. Ngoài ra còn do lũ lụt, rét và hoàn cảnh khó khăn của
học sinh. Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với giáo sư-tiến sĩ Dương Thiệu Tống
để nhìn rõ nguyên nhân và thử đề ra giải pháp.
Hậu quả tất yếu
. Thưa giáo sư, là nhà giáo lâu năm, ông có bất ngờ với con số 100 ngàn học
sinh bỏ học trong năm 2007?
+ Tôi không hề bất ngờ về hiện tượng này, vì đây là hậu quả tất yếu của quan
điểm sai lầm về giáo dục trong nhiều năm qua. Điều quan trọng là phải tìm ra
được nguyên nhân vì sao có hiện tượng học sinh bỏ học trên cơ sở đối chiếu,
so sánh tỷ lệ bỏ học theo từng cấp học, lớp học và cả từng địa phương, từng
thời điểm. Con số một, hai trăm ngàn học sinh bỏ học cũng chẳng nói lên được
cái gì.
. Vậy thưa ông, nguyên nhân học sinh bỏ học từ đâu?
+ Trước hết là do chương trình học quá tải, thầy không đủ thời gian giảng
dạy chu đáo, không có thì giờ tìm hiểu, chăm sóc từng học sinh, dẫn đến hậu
quả là học sinh đã kém đành phải chịu kém mãi, từ đó nảy sinh nhu cầu học
thêm, học kèm, gây tốn kém cho phụ huynh, kéo theo bao nhiêu hệ lụy như ta
đã thấy. Vì nhà trường không chăm sóc được tất cả học sinh, chỉ quan tâm đến
học sinh giỏi nên bệnh thành tích phát sinh, kéo dài nhiêu năm, biến học
sinh kém thành học sinh giỏi để “đẩy” lên lớp. Hiện tượng này gọi là “ngồi
nhầm lớp”. Học không nổi thì phải bỏ học, đó là điều tất yếu.
Nguyên nhân nữa là do các chi phí học tập. Học sinh đi học ngoài khoản đóng
học phí còn rất nhiều khoản đóng góp khác. Theo một cuộc nghiên cứu của Ngân
hàng Thế giới mà tôi đã có dịp tham gia báo cáo trước đây, ở Việt Nam, cha
mẹ phải đóng góp trên dưới 50% chi phí học tập cho học sinh tiểu học và
trung học, kể cả học phí, tiền sách vở, chi phí chuyên chở, các khoản đóng
góp cho nhà trường... Trong khi ở nhiều nước trên thế giới, người ta cố phấn
đấu để cha mẹ học sinh chỉ phải đóng góp 20% là tối đa.
Trong hoàn cảnh kinh tế phát triển, hội nhập toàn cầu, đầu tư cho giáo dục
trong và ngoài nước ngày càng dồi dào mà con em phải thất học do chi phí học
tập quá cao, đó là điều hết sức vô lý. Lẽ ra kinh tế phát triển thì học phí
ở bậc tiểu, trung học phải giảm để dần dần đi đến chỗ miễn phí hoàn toàn. Đó
mới là điều mà chúng ta mong đợi.
Trả ít chi phí mới mong xóa được tình trạng bỏ học
. Đa số học sinh bỏ học là ở vùng sâu, vùng xa. Phải chăng hoàn cảnh kinh tế
khó khăn cũng là một nguyên nhân, thưa ông?
+ Mức học phí thì thu như nhau, học sinh vùng sâu, vùng xa càng nghèo thì
lấy tiền đâu mà học. Nghèo quá nên họ có quan điểm là thà cho con nghỉ học
đi làm kiếm tiền giúp gia đình hơn là học tới lớp 12 rồi cũng đi làm thuê.
Tôi tin nhà nước ta đã thấy được vấn đề này và sẽ giải quyết được nó. Tuy
nhiên, yếu tố vẫn là thời gian chứ không phải làm trong vài ba năm được.
Hiểu và làm được theo quan điểm kinh tế phát triển, người đi học càng giảm
bớt tốn kém thì lúc đó mới giải quyết được cái gốc của vấn đề.
. Nhưng theo Bộ GD-ĐT, lộ trình giải quyết vấn đề này trong ba năm 2008-2010
liệu có làm được không, thưa ông?
+ Tôi hy vọng Bộ làm được những gì đã nói chứ tôi thấy khó trong việc xóa bỏ
hiện tượng bỏ học trong vài ba năm. Hậu quả mà nền giáo dục của ta đang phải
hứng chịu từ một quan điểm giáo dục sai lầm mấy chục năm qua là chạy theo
thành tích. Nếu dân trí còn thấp thì dân mình nghèo mãi, không thể hội nhập
được với thế giới. Muốn kinh tế phát triển bền vững thì phải chăm lo cho
giáo dục. Người giàu hay nghèo gì cũng được đi học. Tiến tới xã hội hóa giáo
dục cũng giống như làm một tờ báo. Tôi ví dụ: một tờ báo giá 1.800 đồng,
người đọc trả tiền rất ít, phần lớn là doanh nghiệp trả cho các chi phí làm
ra tờ báo. Trong giáo dục cũng thế, người học trả rất ít chi phí mới mong
xóa được tình trạng học sinh bỏ học vì chi phí quá cao.
. Xin cảm ơn ông.
QUỐC VIỆTi
http://www.phapluattp.vn/news/giao-duc/view.aspx?news_id=211)
5- Giáo dục Việt Nam: ngôi nhà cần đổ lại móng
Ông lão 79 tuổi gầy nhom, tóc điểm bạc, ngày ngày còng lưng trước chiếc
máy tính đời cũ để vào mạng kiếm thông tin. Lúc nào học trò ông cũng
nườm nượp đến xin thụ giáo. Nhiều người vẫn ngạc nhiên hỏi đi hỏi lại:
"Từ lúc nghỉ hưu thầy dạy 20 năm nữa mà sao chưa hết vốn ?". Vị giáo sư
già tủm tỉm cười: "Tôi học nhờ Internet cả đấy". Vị giáo sư ấy là tiến
sĩ khoa học Dương Thiệu Tống.
Ông là một trong những chuyên gia có quan điểm rất khác với những người
quản lý giáo dục (GD). Ông có thể nói về xuất phát điểm của những quan
điểm "khác, khó chấp nhận" của mình ?
- Trước hết, tôi là một người may mắn vì đã có các quan điểm khác với
nhiều người, vì có khác biệt mới có chút gì mới để đóng góp. Tôi còn may
mắn là một trong các nhà giáo đã sống với nền GD VN từ lúc bắt đầu
(1945) cho đến tận bây giờ.
Ngoài ra, tôi được tiếp thu nhiều nền GD khác nhau: GD Nho học do cha mẹ
truyền dạy, GD Pháp (tú tài đến cử nhân), GD Anh, Mỹ (hậu đại học), và
cũng đã từng thăm viếng, tìm hiểu GD Liên xô cũ và một số nước khác.
Quan trọng nhất đối với tôi vẫn là nền GD dân tộc, tức là những gì tôi
thu nhận từ VN, kinh nghiệm sống qua nhiều giai đoạn lịch sử của dân
tộc. Ở nước ta, cũng như tại mọi nước trên thế giới, GD và văn hoá là
hai thứ không bao giờ tách rời nhau. Phải biết yêu và hiểu sâu rộng nền
văn hoá VN thì mới làm nhà giáo dục VN được.
Trên quan điểm này, xin ông đi thẳng vào vấn đề mà hiện nay cả xã hội
quan tâm: Cải cách nền GD VN như thế nào cho hiệu quả ? Có một số nhà
nghiên cứu quá khích cho rằng nên phá đổ những gì làm nên ngôi nhà GD
hiện nay, thay vào đó là bắt đầu xây dựng lại cái móng cho vững rồi hãy
nghĩ đến tầm cao. Nhưng đập phá mà không có gì để xây thì quá tàn nhẫn.
- Tôi xin nói ngay rằng ngôi nhà GD bây giờ không thể phá ngay được. Mặc
dù tôi đồng ý phải phá đổ những gì sai lầm. Một cuộc cách mạng có thể
phá đổ một chế độ ngay lập tức, nhưng đối với GD thì không thể, vì liên
quan đến con người và truyền thống.
Nhìn vào lịch sử GD VN, sẽ thấy ngay truyền thống vốn rất chậm thay đổi.
Kể từ khi thực dân Pháp chiếm VN cho đến tận năm 1919, phải sau hơn 30
năm nền GD Nho học ở miền Bắc và miền Trung mới chấm dứt.
Điều ông thường nhấn mạnh là chúng ta thiếu một chiến lược giáo dục.
Ai cũng thấy nhưng sao chẳng người nào chỉ ra hoặc chí ít tin vào những
chuyên gia hàng đầu như ông ?
- Đấy là mấu chốt cho cuộc cải cách GD. Các nhà cải cách phải để ý chiến
lược trước chiến thuật, chứ không phải làm sai đến đâu sửa đến đó, rồi
làm lại theo nếp cũ.
Lâu nay tôi chẳng thấy ai nói hay bình luận với nhau về chiến lược GD
cả. Thời Pháp thuộc, người Việt không được tham dự vào việc cải tổ GD,
tất cả đều do chuyên gia Pháp thực hiện.
Từ năm 1945 đến nay, chúng ta có nhu cầu xây cho mình một nền GD riêng,
như xây dựng một ngôi nhà mới, trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh đã có.
Nhưng thực tiễn khác với mong muốn: Cho đến nay vẫn chưa hề có một nền
GD thuần tuý VN được xây nên trên cơ sở triết lý của riêng mình.
Trong khi xây ngôi nhà GD VN mới, chúng ta lẫn lộn giữa vai trò của
"kiến trúc sư, kỹ sư, công nhân và người thầu". Từ đó nảy sinh hiện
trạng chúng ta thiếu kiến trúc sư, kỹ sư trong giáo dục, và nếu có thì
cũng chẳng ai dùng, vì ai cũng làm kiến trúc sư, kỹ sư được. Người có
quyền không hẳn là kiến trúc sư giỏi. Người kiến trúc sư, kỹ sư giỏi mà
không có quyền nên nói chẳng ai nghe.
Phải chăng, nguyên nhân sâu xa khiến nền GD càng cải cách càng khó sửa
đổi chính là ngôi nhà đang xây dở có cái móng không được vững ?
- Nói đúng ra là chưa có móng. Ở VN chưa bao giờ có một trường ĐH đào
tạo chuyên gia GD cấp cao về mọi lĩnh vực trong GD, chẳng hạn như:
chuyên gia quy hoạch GD, quản lý GD, kinh tế GD, soạn thảo chương trình,
chuyên gia soạn SGK, chuyên gia nghiên cứu phương pháp giảng dạy, đánh
giá ở từng cấp.
Rốt cuộc là người ta chỉ biết làm theo kinh nghiệm, mà hầu hết là những
kinh nghiệm xưa cũ, lạc hậu. Bây giờ, các nhà lãnh đạo đã ý thức được
tầm quan trọng của GD và tính bức thiết của đổi mới, nhưng vấn đề là ai
làm ?
Trong khi ấy thì cả thế giới, nơi nào cũng có trường ĐH GD. Tôi nhớ vào
năm 1972, bản thân tôi từng được mời ra nước ngoài dạy về các phương
pháp khoa học GD mới cho các thầy giáo người Thái, Singapore, Malaysia,
Indonesia và Philippines.
Bây giờ ngược lại, những người các nước đó sang đây để dạy cho các thầy
giáo nước mình về các lĩnh vực như soạn thảo chương trình, phương pháp
đánh giá ... Các chuyên gia không hiểu điều kiện, hoàn cảnh của GD VN,
trình độ người đi học ở VN, ngôn ngữ của người VN thì sao làm hiệu quả
được? Trong khi đó chuyên gia VN không được dùng đến.
Điều đầu tiên ta nên làm ngay từ bây giờ là gì, thưa giáo sư ? Và liệu
có quá muộn không, khi ông cho rằng nền giáo dục VN có những lĩnh vực
chậm sau thế giới ít nhất 100 năm. Và nhất là trong khi chúng ta chờ đợi
đã mòn mỏi sự cải tổ đúng nghĩa trong giáo dục, lại phải mất một thời
gian dài nữa.
- Chính vì quá muộn nên ta phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Chúng ta đã chờ
đợi điều này hơn nửa thế kỷ nay rồi. GD là một khoa học cần đào tạo
chuyên sâu. Nếu chậm nữa, thì đừng trông mong gì theo kịp các nước xung
quanh chúng ta.
Trước mắt, cử người đi học về khoa học GD gấp. Nên chọn những thầy giáo
đã có kinh nghiệm, với những suất học sau đại học.
Thứ hai nữa là mở ngay trường đại học GD đào tạo các chuyên gia GD ở các
cấp. Để giải quyết vấn đề này, điều khó nhất là thiếu thầy về các lĩnh
vực KHGD. Bước đầu có thể hợp tác với các trường giáo dục nước ngoài nổi
tiếng, và phối hợp với các chuyên gia VN để đào tạo chuyên gia tại chỗ.
Xét về nhu cầu đổi mới GD VN, từ xuất phát điểm hiện tại, số lượng
chuyên gia GD cần thiết cho mọi lĩnh vực theo tôi dự đoán là rất lớn.
Như thế theo ông, có phải chúng ta lại bắt đầu sự nghiệp GD từ chỗ bắt
đầu ?
- Không hẳn như thế. Chúng ta đã có nhiều cố gắng, nhưng những cố gắng
ấy phần nhiều là những biện pháp để giải quyết những vấn đề trước mắt,
chứ không nhìn đến tương lai.
Làm GD là phải nhìn về tương lai. Những giải pháp "tình thế" có khi là
những trở lực cho mọi sự đổi mới trong tương lai, nếu ta không có một
tầm nhìn sâu xa và rộng mở trong GD. Trong hiện tại, những gì tiến bộ
thì giữ lại, những gì không chịu được cấu trúc mới thì phá đi. Hư hỏng
nhất là những quan niệm sai lầm trong truyền thống.
Mà theo ông, một trong những quan niệm cần đả phá nhất là quan niệm thi
cử ?
- Đó là tàn dư của lối học từ xa xưa, quan niệm học để "cầu quan to, hốt
đồng bạc" (Phan Bội Châu). Sai không chỉ ở người học, mà còn ở người tổ
chức thi cử, người đặt ra thi cử.
Chế độ thi cử hiện nay không đánh giá việc học để xem học sinh có đạt
được các mục tiêu đã đề ra cho từng cấp học. Người ta quan niệm thi cử
như một sự tưởng thưởng những đứa bé học chăm, học "giỏi" và "trừng
phạt" những đứa lười biếng.
Dường như không ai nghĩ rằng kết quả thi cử là những dữ liệu rất quý giá
để ta nghiên cứu đánh giá khả năng của học sinh, theo từng vùng, từng
loại người, đánh giá đề thi, đánh giá chương trình và phương pháp giảng
dạy, tiên đoán việc học tập của học sinh trong tương lai.
Là một nhà giáo nghiêm khắc, Giáo sư Tống từng phát biểu trên báo chí
rằng: "Tôi không tin vào giá trị của kỳ thi nào hiện nay, kể cả kỳ thi
tốt nghiệp THPT hay tuyển sinh ĐH". Ông quan niệm: Theo nguyên tắc, thi
cử phải phục vụ việc giảng dạy, học tập, chứ không phải giảng dạy, học
tập phục vụ thi cử.
Hệ quả của một nền GD "ốm yếu" hiện nay là căn bệnh chạy theo thành tích
đang tạo một môi trường giả ngay trong chính trường học. Ông nghĩ sao về
điều này ?
- Đừng trách trẻ con sớm có tính gian dối, mà hãy trách ở chính người
lớn: Chính người lớn tạo cho chúng ý niệm đó.
Dạy cho trẻ tính không trung thực vì bắt chúng làm theo ý người lớn mà
không cho chúng nói lên ý nghĩ của mình. Buộc học sinh trả bài như vẹt,
làm theo bài mẫu, làm đúng theo sách giáo khoa cũng là một cách tập cho
trẻ tính giả dối và tính gian lận.
Và điều này bắt đầu từ sự thiếu trung thực của người lớn mà ra.
Xin cảm ơn ông.
Báo Lao Động.Thứ Năm, 04/09/2003
6- HS phải biết được một lĩnh vực
chuyên môn
Theo GS Dương Thiệu Tống dù học ngành gì, sau bậc phổ thông, học sinh
phải biết được ít nhất một lĩnh vực chuyên môn để có thể phục vụ cho gia
đình hoặc địa phương nơi mình sống.
GS Dương Thiệu Tống giới thiệu mô hình Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức
mà ông đã dày công xây dựng và thực hiện cách đây 41 năm:
- Triết lý căn bản của trường là phát hiện năng khiếu, khả năng, sở
thích của các em, trên cơ sở đó hướng dẫn để các em phát triển năng
khiếu.
Đây là sự phối hợp giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp qua việc
thiết lập các ban công kỹ nghệ, kinh tế gia đình, canh nông và doanh
thương cho học sinh phổ thông, việc tổ chức các hoạt động hướng dẫn và
khải đạo, áp dụng phương pháp học lấy học sinh làm trung tâm, sử dụng
trắc nghiệm khách quan trong việc đánh giá học tập, tìm hiểu tâm lý và
tuyển sinh…
+ Triết lý giáo dục mà GS xây dựng ở trường này liệu có có thể áp dụng
đại trà?
- Tôi xây dựng mô hình này nhằm mục đích nghiên cứu áp dụng cho tất cả
các trường, đặc biệt là các trường ở các thành phố nhỏ, nơi không thể mở
các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề riêng lẻ. Tùy yêu cầu từng
địa phương sẽ đẩy mạnh về nghề biển, nông, thương…
Vì không phải học sinh nào học xong phổ thông cũng có khả năng vào ĐH
nên mục đích của mô hình này là dù học ngành gì, sau bậc phổ thông, học
sinh phải biết được ít nhất một lĩnh vực chuyên môn để có thể phục vụ
cho gia đình hoặc địa phương nơi mình sống. Do đó mục tiêu của trường là
đào tạo từ nhà khoa học, bác học tương lai cho đến bà nội trợ.
+ Phương pháp nào để trường có thể thực hiện được nguyên tắc giáo
dục là học sinh nào cũng có thể đào tạo?
- Trường thu nhận học sinh mọi năng khiếu. Lần đầu tiên ở Việt Nam năm
1965, trường áp dụng lối thi tuyển bằng trắc nghiệm khách quan bao gồm
một số bài trắc nghiệm phụ và các môn: Văn, Toán, Khoa học thường thức,
chú trọng việc khảo sát trí thông minh hơn là khả năng học tập, khả năng
thuộc bài, nhớ sách. Ngoài ra, trong suốt quá trình học tập, học sinh
được phát hiện năng khiếu và sở thích qua các trắc nghiệm tâm lý, công
tác hướng dẫn do các thầy giáo có huấn luyện đảm nhận.
Quá trình học chia làm 2 giai đoạn: Từ lớp 6-9 là giai đoạn dự hướng
nhằm tìm hiểu từng em có khả năng về lĩnh vực nào. Từ lớp 10-12 là giai
đoạn định hướng. Qua công tác hướng học, hướng nghiệp của trường và sự
hợp tác của cha mẹ, các em có khả năng về kinh doanh thì được khuyến
khích theo ngành doanh thương, có khả năng văn chương thì học sâu về văn
chương.
+ Nhiều trường THPT đã đẩy mạnh việc hướng nghiệp cho học sinh qua
việc tổ chức phòng hướng nghiệp có giáo viên chuyên trách. Theo GS làm
thế nào để hoạt động này hiệu quả?
- Để làm được công tác hướng học và hướng nghiệp, vai trò của giáo viên
hướng dẫn rất quan trọng. Họ phải được huấn luyện kỹ. Một số thầy giáo
hướng dẫn tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức có bằng thạc sĩ về tâm
lý. Bây giờ có giáo viên chủ nhiệm nhưng họ không được huấn luyện về
hướng học, hướng nghiệp. Người hướng dẫn là người hiểu rõ học sinh qua
việc đo lường, tìm hiểu, trắc nghiệm tâm lý, có hồ sơ theo dõi học sinh.
Họ giúp học sinh giải quyết những vấn đề riêng tư về học tập, tình cảm…
Ở trường sư phạm, chỉ đào tạo chuyên về tâm lý chưa đủ, phải có đào tạo
chuyên về hướng dẫn. Cái thiếu trong giáo dục hiện nay là thiếu chuyên
gia về mọi lĩnh vực. Cần có cả trăm chuyên gia trong tất cả mọi lĩnh vực
chuyên môn của giáo dục. Chẳng hạn như: Quy hoạch giáo dục, soạn thảo
chương trình từ tiểu học đến ĐH, đánh giá đo lường, quản lý giáo dục…Và
từng bậc học như tiểu học, trung học cũng cần có chuyên gia riêng.
+ Cho đến nay mô hình Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức còn điều
gì khiến GS tâm đắc?
- Học sinh ngày ấy đã được học theo lối thuyết trình, thảo luận, đi tham
quan thực tế tại các xí nghiệp… Tuy nhiên, ngoài việc học, nhà trường
rất chú trọng thái độ ứng xử ngoài đời của học sinh. Tập cho học sinh có
thói quen ganh đua về chính mình để tiến bộ. Trường chỉ cho học sinh
biết kiểm điểm chính mình để học sinh giỏi không tự kiêu, học sinh yếu
không tự ti.
Cho đến nay, tình cảm của học sinh đối với thầy cô cũ tha thiết đến lạ
lùng. Đến nay, dù trường không còn nhưng tháng 10 hàng năm học sinh cũ,
giáo viên cũ đều có cuộc họp Gia đình Kiểu mẫu.
+ Nhiều người cho rằng, với số học sinh đông như hiện nay đã cản
trở nhiều phương pháp giáo dục có tính ưu việt, chẳng hạn như mô hình mà
GS vừa trình bày, quan điểm của GS về vấn đề này?
- Tôi muốn nhấn mạnh rằng mọi khó khăn, dù lớn lao đến đâu cũng có thể
vượt qua nếu có tinh thần đoàn kết bất vụ lợi của những người làm giáo
dục.
Theo HOÀNG MAI - Tiền Phong
http://vietsciences.free.fr
và http://vietsciences.org
|