Tiểu sử Thầy Cung Giũ Nguyên

Vietsciences-   tổng hợp         

 

Cung Giũ Nguyên (1909-2008) nhà văn, nhà báo, nhá giáo, Hướng đạo trưởng VN

Thầy Cung Giũ Nguyên sinh ngày 20 tháng 11 năm 1909 tại Huế. Họ thật là Hồng bị cải thành Cung khi vua Tự Đức, húy Hồng Nhậm lên ngôi. Vì lý do chính trị hay kinh té - tổ tiên của Cung Giũ Nguyên, người Phúc Kiến, đã qua lập nghiệp tại Việt Nam giữa thế kỷ XIX . Tại đây, họ Hồng cùng với nhiều họ Trung Hoạ khác, lập ở Bao Vinh, Thừa Thiên, phố Thanh Hà, sau thành làng Minh Hương , và sau đó đều được xem là người Việt Nam. Thân phụ Cung Giũ Nguyên là Ông Cung Quang Bào, một đốc học. Thân mẫu là bà Nguyễn phước thị Bút, trưởng nữ quận công Hồng Ngọc, và cháu nội Ngài Nguyễn Phước Miên Lịch , An Thành Vương, con út Vua Minh Mạng, và có lần đã làm Nhiếp chánh Thân thần.

- Ông học cấp trung học tại trường Quốc Học Huế những năm 1922-1927. Đáng lẽ đi học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hànội, nhưng vì con trưởng một gia đình nghèo và đông con, phải từ bỏ mộng trở nên họa sĩ để kiếm kế sinh nhai. Năm 1928, được bổ làm trợ giáo tập sự tại trường Nam tiểu học Nha Trang nhưng đến đầu năm 1930 bị bãi chức ; nghị định thải hồi của Khâm sứ Trung kỳ không nêu lý do, nhưng có thể ước đoán là vì lý do chính trị. Năm 193O là năm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, và cũng là năm Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí trong Việt Nam Quốc dân đảng bị xử tử tại Yên Báy. Trong bài thơ Le Mot đăng trong tạp chí France-Asie, Sài Gòn, tháng 7 năm 1948,  Cung Giũ Nguyên có nhắc đến biến cố nầy. Giáo sư Bùi xuân Bào trong phần giới thiệu các nhà văn Việt Nam viết tiếng Pháp trong quyển Littérature de langue francaise hors de France, đã nhắc lại bài thơ ấy và xem 1930 là năm đánh dấu khúc quanh đời của tác giả.

- Cung Giũ Nguyên viết văn từ năm 1928 và từ đó, đã cộng tác với nhiều báo chí trong nước và ngoài nước, trong số có : Đông pháp thời báo (Sài Gòn), Sài Gòn-Mới Nam Phong (Hà nội) , L’Indochine Nouvelle (Sài Gòn) , France-Annam. La Gazette de Huế , Tân Văn (Sài Gòn) Symposium (Syracuse) Books Abroad (Oklahoma, Hoa Kỳ) France-Asie . (Sài Gòn) . Bách Khoa (Sài Gòn) , Présence Francophone (Sherbrooke, Canada) Đại Học (Huế) , Tri Thức (Đà Lạt). La Tribune (Sài Gòn) .v.v.

- 1938-1940 - Cùng với Raoul Serène, sau nầy là Giám đốc Hải Học Viện Đông dương, chủ trương nguyệt san Les cahiers de la jeunesse, Nha Trang.

- 1939 - Chủ bút Nguyệt san song ngữ Tương Lai tạp chí, Nha Trang

- 1940-1942 - Chủ bút nhật báo Le Soir d’Asie, Sài Gòn.

- 1954 - Chủ bút tuần báo La Presse d'Extrême Orient, Saigon

Văn chương - Báo chí-Tác phẩm

- Một người vô dụng, tiểu thuyết. Tín đức thư xã, Sài Gòn, 1930 ;

- Nhân tình thế thái, truyện ngắn, (Phổ thông văn xã, Gia định, 1931,

- Nợ văn chương, tiểu thuyết, Nhà in Châu Tịnh, Vinh 1934) ;

 - Volontés d’existence, tiểu luận Editions France-Asie Sài Gòn 1954 ;

- Le Fils de la Baleine, tiểu thuyết, Editions Arthẻme Fayard, Paris 1956. Bản dịch tiếng Đức : Der Sohn das Walfischs, Helmut Kossodo Verlag, Frankfurt & Genf (Genève), 1957. Bản dịch tiếng Việt của  Nam Hải: Kẻ thừa tự , Nxb Văn Học Hà nội 1995;

 - Le Domaine Maudit, tiểu thuyết, Fayard Paris 1961 ; Bản dịch tiếng Việt: Thái Huyền, tiểu thuyết, Nxb Đại Nam, Glendale, Hoa Kỳ, 1995...

- Trên bốn mươi (40) đầu sách khác chờ xuất bản .

- Cung Giũ Nguyên trở lại nghề dạy học từ 194O.

Giáo dục

Tại Nha Trang, ông đã dạy (các môn, tùy theo trường : Việt văn, Hán văn, Latinh, Pháp văn, Anh văn , Sử địa. Kinh tế học, Văn học, Triết học...) ở các trường Kim Yến, Collège Français de Nha Trang, Võ Tánh, Lê quý Đôn, các Trường Dòng Phanxicô, Lasan, Giuse, Lớp Tu Muộn Địa phận , Lớp Kỹ thuật viên Viện Pasteur. Lớp Anh văn Trung Học Y tế v.v..

- Từ 1955 đến 1975 : Hiệu trưởng trường trung học  bán công Lê quý Đôn, Nha Trang,

- 1972-1975 - Giáo sư thỉnh giảng Viện Đại học Cộng đồng Duyên Hải Nha Trang, trưởng phòng Pháp văn, phụ trách nội san Duyên Hải.

- 1990-1999 - Giáo sư thỉnh giảng (Ngôn ngữ và văn chương Pháp), Khoa Pháp văn, Trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang.

Công tác xã hội :

 - Phó hội trưởng Hội Khuyến Học Nam kỳ (Société d’Enseignement Mutuel de Cochinchine), Sài Gòn 1940-1942

- Hội trưởng Hội Vinh Sơn (Conférence de Saint Vincent de Paul) Nha Trang. 1950-1952. Hội trưởng Hội Kiến Hương, Nha Trang, 1950.

- Uỷ viên Đạo trưởng Đạo Nam Hội Hướng Đạo Trung Kỳ, 1938-1944.

- Deputy Camp Chief of Gilwell. Phụ tá Trại trưởng Gilwell. Thành viên Ban Huấn luyện Trại trường Hướng đạo thế giới, London Anh quốc, 1957. Uỷ viên Huấn luyện Hội Hướng đạo Việt Nam, Trại trưởng Việt Nam 1958-1963.

- 1950-1954. Nghị viên Hội đồng quốc gia lâm thời.

- 1972 - Hội viên  Hội Nhà Văn Tiếng Pháp, Association des Ecrivains de langue francaise (ADELF), Paris .

 

**Le Mot

C'est à ce mot qu’il y a dix-huit ans

Moururent treize personnes dans une petite ville.

Seulement pour que sonne haut un doux mot

Elles tombèrent sur l'échafaud de fortune

Dressé devant la force rangée et le triste silence

Des foules sans nom, victimes, complices et bourreaux.

Le sang chaque année repeint la bannière

Sous laquelle fleurissent l'espérance et la colère

D'enfants écartelés entre une sagesse et la liberté

La chaleur du sang éclate les vaisseaux et les cœurs,

La vue du sang échauffe les cervelles sœurs.

Destins des têtes dures, cruel destin, têtes brisées!

Montagnes blanchies d'os, fleuves rougis, broderies de style

Allongent la tapisserie dont les menus fils

Défient les ravages du temps comme les affronts des hommes.

Dans la nuit de maints siècles brillait ce tracé de feu

Envers et contre toutes malchances et maldonnes.

Les sacrifices sans fin ont de quoi plaire aux dieux.

Au loin, de bien loin, quand tintent ses syllabes chantantes,

Le mot apaise les morts, agite les indignes vivants:

Vingt millions d'êtres assoiffés tendus vers le même ciboire

Ensemble, de leurs vux, vallons et coteaux se renvoient l'écho,

Sur le visage des lacs, dans les eaux des yeux, se mire le ciel de gloire

Aux mille et une splendeurs qu'annonce et bâtit le mot.

"“Le Mot", France-Asie, juillet 19488

Valeur spirituelle et humaniste de la révolte

A faire cet examen de la révolte de l'individu vietnamien, qui a coincidé avec la révolte du peuple entier, nous ne méconnaissons pas les difficultés qui assaillent ce double effort vers une existence pleine et entière...l'issue de la crise actuelle du Việt-Nam, notre peuple aura exprimé sans ambiguïé, mais non sans douleur, sa volonté d'être...

Nous estimons enfin que l'essentiel de la vie ne réside pas tant dans les oeuvres que dans l'esprit qui les suscite, dans les moyens qui les réalisent; il n'est pas tant dans les activités que dans la valeur de ces activités; l'essentiel n'est pas l'ordre social (le confucianisme autant que le nazisme établissaient un ordre), mais la place et la dignité des hommes dans la communauté. Avec Nicolas Berdiaeff, nous pensons que chaque génération est une fin en soi, porte en elle la justification et le sens de sa propre vie par les valeurs qu'elle crée et les élans spirituels qui la font se rapprocher de Dieu, et non par le fait quelle sert de moyen aux suivantes, mais il conviendrait d'ajouter, et moins encore aux générations défuntes ou au mythe dont elles sont auréolées.

Volontés d'existence 1948

(Tài-liệu: Marc Laurent trong Présence Francophone, #5: Automne 72; Nguyễn xuân Hoàng trong Văn, #39: 3-2000; Nguyễn Vỹ trong Văn-thi-sĩ tiền-chiến )

Résumé Cung giũ Nguyên (1909-) étudiait au Collège national de Huế. Il enseignait la philosophie et le français dans un lycée du Việt-Nam Central. Il servait comme éditeur à plusieurs journaux et périodiques. Il écrivait en vietnamien aussi bien en français. Ses titres en français sont: Aperçu sur la littérature au Việt-Nam, Volonté d'existence, Le fils de la baleine, Le domaine maudit. Un certain Tsou Chen, Le Serpent et la Couronne, et Le Bonjoum.

Il associa la lutte pour l'indépendance nationale avec la demande pour la liberté individuelle et il proclama que chaque génération est un fin en soi, rejetant l'emprise absolue des traditions et le control excessif de la famille sur l'individu.

 

 

©  http://vietsciences.org http://vietsciences.free.fr-