Giải Nobel Y học 2005 cho Barry Marshall và Robin Warren về Helicobacter pylori |
Vietsciences-Võ Thị Diệu Hằng 10/10/2005 |
Hao tổn cho sức khoẻTheo Andem, phải thông tin cho hội đồng Y khoa và bệnh nhân là phải sửa đổi cho sự thăng bằng thị trường thuốc tây vì thuốc chống loét bao tử được bán nhiều nhất thế giới. Tại Pháp có thêm hơn 80 000 trường hợp bao tử bị loét mỗi năm, khoảng 5-8% dân số. Bệnh hiếm khi làm chết người, nhưng vì làm đau đớn nơi động mạch nên người ta phải tốn tiền quá nhiều để thăm dò bệnh và điều trị. Thêm nữa, bệnh sưng màng nhày bộ tiêu hóa chiếm một nửa số người bị đau vùng bụng trên Những chuyên gia bệnh lý giải phẫu đã quan sát kỹ một loại hệ thực vật vi ti trong màng nhày dạ dày từ một thế kỷ nay, nhưng phần đông không ai nghĩ rằng chính chúng gây ra lở loét hay sưng màng nhày Cuộc bút chiến dai dẳngCuối thập niên 60, mặc dù các y sĩ nhận xét thấy rằng cho một số thuốc kháng sinh có làm giảm bệnh loét dạ dày nhưng "chẳng ai để ý đến công trình nhờ một y sĩ người Cuba quan sát này...." Sự việc thay đổi vào đầu năm 1980 khi hai người Úc, Robin Warren và Barry Marshall cô lập và nhận dạng một loại vi khuẩn mới, vi khuẩn Campylobacter pylori mà năm 1989 được đổi tên là Helicobacter pylori "Chỉ cần rọi lớn hơn sự xét nghiệm biopsie dạ dày để làm rõ ràng vi khuẩn mà người ta gọi là micro-aérophile (rất ít thích không khí) bởi vì nó có thể sống dưới áp suất nhò oxygen", giáo sư Pierre-Louis Fagniez, chuyên khoa giải phẫu bộ tiêu hóa (bệnh viện Henri-Mondor, Créteil, Pháp), thành viên cuộc hội thảo do sự thỏa thuận chung của Andem. Một cuộc bút chiến tiếp tục giữa những người theo và và những chống lại ý niệm về sự phát sinh bệnh loét bao tử là do vi khuẩn này. Người ta còn thấy năm 1985, một người tình nguyện khoẻ mạnh đã can đảm uống một chén Helicobacter pylori, để chứng minh rằng mầm (germe) này chín h là nguyên nhân gây đau dạ dày. Sự liên hệ giữa vi khuẩn này với ung thư dạ dày khá trầm trọng, giống như người hút thuốc với ung thư phổi, siêu vi trùng papillomavirus và bệnh ung thư tử cung, và siêu vi trùng hépatite B và bệnh ung thư gan, Agnès Labigne thuộc đơn vị pathogénie bactérienne des muqueuses, Institut Pasteur de Paris nói. (Le Monde, 12/09/2002) Nguyên nhân chứng loét bao tử: Ðầu thế kỷ thứ 20, người ta cho rằng nguyên nhân của đau dạ dày là yếu tố tâm lý, stress, sự căng thẳng thần kinh hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, do sự tiết acid bị bất bình thường, di truyền, nghiện thuốc lá... Bởi vì có nhiều acid trong dạ dày tiết nhiều gây ra ulcer, nên người ta chỉ cho bịnh nhân nghỉ ngơi, uống thuốc chống acide (antacid). Thật ra, đó chỉ là những yếu tố thuận lợi làm bệnh phát triển chứ không phải là nguyên nhân sinh bệnh. Ước tính có khoảng trên 50% dân số bị nhiễm vi khuẩn này, đặc biệt ở những nước đang phát triển thì tỉ lệ này còn tăng cao hơn với 60-80%. Riêng Việt Nam, con số này là 70%. Sự lây truyền vi trùng này chủ yếu qua đường miệng hoặc chất thải (nghĩa là thức ăn bị nhiễm vi trùng Helicobacter pylori) . Ruồi cũng là một con vật trung gian góp phần lây lan Helicobacter pylori qua đường thực phẩm.
Helicobacter pylori
Năm 1982,
Helicobacter pylori được khám phá ra tại Perth
Western Australia, do Robin Warren và
Barry Marshall
Helicobacter pylori là một vi khuẩn có dạng xoắn,
với 4-7 râu ở một đầu,
ở trong dạ
dày và thập nhị chỉ tràng (vùng ruột ngay dưới dạ dày). Đó là con đường duy
nhất để thích ứng với môi trường khắc nghiệt của dạ dày.
![]()
Dạ dày được bảo vệ không bị chính dịch vị của nó làm bào mòn
là nhờ ở lớp màng nhày bao phủ bên trong nó. Helicobacter
pylori ở bên trong lớp màng nhày. Một khi được sống an toàn bên
trong màng nhày, vi khuẩn nép mình bên trong màng nhày, và chống lại acid
dạ dày nhờ nó có emzym urease. Urease chuyển urê, chất có rất nhiều
trong dạ dày (từ nước miếng và dịch vị) ra bicarbonat HCO3-
và ammoniac, là những chất kiềm (base) mạnh. Sự việc này tạo ra
một đám mây hóa chất làm trung hòa acid chung quanh vi khuẩn Helicobacter
Pylori, bảo vệ nó khỏi bị acid trong dạ dày tiêu diệt. Phản ứng thủy giải
của urê quan
trọng cho sự chẩn đoán Helicobacter pylori nhờ thử hơi thở (breath test
)
C=O(NH2)2 + H+ + 2H2O --->
HCO3- + 2NH4+
Helicobacter pylori còn được bảo vệ vì hệ thống tự vệ
tự nhiên
không thể qua lớp màng nhày của dạ dày để đến vi khuần. Hệ thống miễn dịch
khi gặp nơi bị nhiễm trùng Helicobacter pilory, sẽ phản ứng lại bằng cách gởi
các bạch cầui , tế bào sát chủ T, và các tác nhân chống nhiễm trùng
khác tới để trợ giúp. Tuy nhiên, những tác nhân này không thể đến nơi bị tổn
thương được vì chúng không thể xuyên qua lớp màng nhày một cách dễ dàng.
Chúng không đi đâu được cả, trong khi đó sự đáp ứng của hệ thống miễn dịch
tăng dần, tăng dần. Các polymorphs (dạng biến đổi) chết đi và làm lan tràn
các hợp chất có tính tàn phá của chúng (các gốc peroxid) ở lớp tế bào
dạ dày. Thức ăn dư thừa được mang tới để nuôi các bạch huyết cầu thì các vi khuẩn
Helicobacter pylori dùng làm thức ăn cho mình để sinh sản. Chỉ trong vài ngày là
gây ra bịnh viêm dạ dày (gastritis) và có thể bị loét. Có thể không
phải chính vi khuẩn Helicobacter pylori làm loét dạ dày, nhưng sự sưng lớp màng dạ dày
là do Helicobacter pylori
© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.net VÕ Thị Diệu Hằng |
|||||||||||