Giải thưởng Sakharov

Vietsciences-Trần Điển Ngọc          13/05/05

 

Hai cha đẻ bom H: Edward TellerAndrei Sakharov

 Năm 1988 Quốc hội Âu châu (Parlement européen) theo tinh thần của Sakharov, đã lập ra một giải thưởng để vinh danh cá nhân, tổ chức hay đoàn thể đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát huy nhân quyền và các quyền căn bản của con người, trong sự tranh đấu cho tự do tư tưởng chống lại mọi áp bức cùng bất công.  Giải thưởng  này mang tên nhà vật lý hạch nhân người Liên Xô, ông Andrei Dmitriyevich Sakharov (1921-1989).  Ông Sakharov đã  làm việc trong trung tâm chế tạo bom khinh khí (Hydrogen bomb) của Liên Xô, nhưng ông đã công  khai chống lại việc sản xuất vũ khí hạch nhân.  Ông tranh đấu cho hòa bình thế giới, giải tỏa những tranh chấp có thể đưa đến chiến tranh, và chống lại việc dùng bạo lực trong các vụ tranh chấp giữa các nước.   Sakharov là hiện thân của cuộc đấu tranh chống lại sự chối bỏ và không tôn trọng các quyền căn bản của con người.   Ðe dọa, lưu đày đã không làm ông sờn lòng hay lùi bước.  Quốc tế đã ghi nhận những cố gắng này của ông và vào năm 1975, đã trao tặng ông giải Nobel về Hòa bình.
            Hằng năm, đến trung tuấn tháng 10, Quốc hội Âu châu sẽ công bố danh sách người hay đoán thể sẽ được chọn nhận "giải thưởng Sakharov cho tự do tư tưởng"  Giải này trao tặng vào tuần lễ của ngày 10 tháng 12 dương lịch, ngày Liên Hiệp Quốc đã ban hành Tuyên ngôn Quốc tế về  Nhân quyền vào năm 1948. Giải Sakharov nhằm vinh danh chọn những người đã có những đóng góp quan trọng trong các lãnh vực sau:

- Bảo vệ nhân quyền và những tự do cơ bản,  đặc biệt là quyền tự do ngôn luận

- Bảo vệ quyền lợi những người thiểu số (droits des minorités)

- Tôn trọng nhân quyền trên bình diện quốc tế

- Phát triển chế độ dân chủ bằng  cách thực hiện những sản phẩm trí tuệ hay nghệ thuật

 

Phần thưởng của giải Sakharov là hiện kim, bằng: 50000 Euros.  Quốc hội Âu châu khi trao giải thưởng, có quyền in tác phẩm của người được giải thưởng.   Giải thưởng có thể trao cho cá nhân hay những nhóm, hoặc những tổ chức.   Tác phẩm văn chương dùng để hậu thuẫn cho người dự tuyển phải được viết bằng  một trong những tiếng chính thức của Liên hiệp Âu Châu (Union Européenne).  Nhưng không có bất cứ điều liện gì về quốc tịch cùng nơi cư trú của người được đề nghị dự tuyển.   Ðề nghị  dự tuyển phải được viết ra rõ rệt và có chữ ký ủng hộ của ít nhất là 25 đại biểu của quốc hội, hay bởi một khuynh hướng chính trị trong quốc hội.  Mỗi đại biểu quốc hội chỉ được ký tên đề nghị một người dự tuyển.   Các đơn dự tuyển hội đủ những điều kiện trên sẽ được Ủy ban Ngoại vụ của Quốc hội Âu châu xét duyệt  và đưa ra một danh sách đề nghị gồm ba người, ghi theo thứ tự mẫu tự.  Hội đồng các Chủ tịch Ủy ban trong Quốc hội sẽ tuyển  lựa người được lãnh giải, và quyết định của Hội đồng có tính cách chung quyết.   Người nhận giải sẽ được thông báo, và Chủ tịch Quốc hội Âu châu sẽ chính thức trao giải này trong phiên họp chính thức và long trọng của Quốc hội tại thành phố Strasbourg, nơi tọa lạc của Quốc hội Âu châu (trong tuần lễ 10 tháng 12 như đã ghi ở trên,   Giải có thể được trao tận tay người đoạt giải, hoặc trong vài trường hợp sẽ được trao cho người đại diện, như chồng hay em khi người nhận giải còn bị giam giữ ở trong xứ của người đó.

Từ năm 1988, Quốc hội Âu châu đã lần lượt trao giải Sakharov cho những người và những tổ chức sau.  Theo đúng tinh thần của Sakharov, những người và những đoàn thể này đã chứng tỏ được mức độ cần thiết của lòng can đảm, sự kiên nhẫn, và sức mạnh nội tâm để phát huy và bảo vệ nhân quyền cùng đòi hỏi mọi chế độ phải tôn trọng các quyền căn bản đó.  Chính những người này đã trả giá rất đắt cho sự tranh đấu của họ: họ đã bị cầm tù, bị tra tấn, bị áp chế, bị tước đoạt tự do cá nhân của họ, và nhiều người đã bị lưu đày hay phải chịu biệt xứ, hay bị trục xuất ra khỏi quê hương, xứ sở của họ.

 

Năm

Cá nhân hay đoàn thể

Ghi chú

1988

Nelson R. MANDELA và Anatoli MARCHENKO (truy tặng)

 

Anatoli MARCHENKO

Một trong những người ly khai khỏi liên bang Xô Viết nổi tiếng nhất, chết năm 1986 sau 20 năm bị cầm tù tại Tschistopol (Nga)

1989

Alexander DUBCEK

Người Tiệp khắc, tham gia cuộc chiến giải phóng xứ sở chống cộng sản Nga.

1990

Aung San SUU KYI 

Chỉ được tự do tạm vào năm 1995 - Ðến giờ vẫn còn bị quản chế ở Miến điện

1991

Adem DEMAÇI

 

1992

LAS MADRES DE LA PLAZA DE MAYO

Các bà mẹ của Công trường tháng năm.  Bắt đầu với 14 bà mẹ người Á căn đình.

1993

OSLOBODJENJE

Nhật báo ở Sarajevo, tranh đấu cho các sắc dân thiểu số ở Serbie

1994

Taslima NASREEN

Y sĩ và ký giả người Bangladesh, tranh đấu cho nữ quyền, đoạt giải năm 32 tuổi

1995

Leyla ZANA

Ðến năm 2004 mới được tự do.

1996

Wei JINGSHENG

Bị tù ở Trung quốc, em gái nhận giải.  Vạch mặt Ðặng Tiểu Bình là độc tài.

1997

Salima GHEZALI

Sinh trưởng ở gần Alger (Algérie) tranh đấu cho nữ quyền trong một nước theo Hồi giáo.

1998

Ibrahim RUGOVA

 

1999

Xanana GUSMÃO

Lãnh tụ Ðông Timor, chống Indonesia

2000

IBASTA YA!

Ðủ rồi !  Tổ chức nhân dân ở Basque, chống bọn  khủng bố.

2001

IZZAT GHAZZAWI, NURIT PELED-ELHANAN and DOM ZACARIAS KAMWENHO

 

2002

OSWALDO JOSÉ PAYÁ SARDIÑAS

 

2003

U.N. SECRETARY GENERAL, Kofi ANNAN AND ALL THE STAFF OF THE UNITED NATIONS

Tổng thư ký Liên hiệp quốc  (LHQ) Kofi Annan và Văn phòng LHQ.

2004

BELARUSIAN ASSOCIATION OF JOURNALISTS

Hiệp hội Ký giả xứ Belarussia

 

Ghi chú:

Nhiệm kỳ 6 của Quốc Hội Âu châu (2004 - 2009) gồm có 729 đại biểu được cử tri trong các quốc gia hôi viên bầu lên.  Ðại biểu quốc hội này không ngồi theo quốc gia mà ghi danh ngồi theo các Tập hợp đảng phái. 

 

Ký danh

Danh xưng

Số ghế

PPE-DE

Groupe du Parti populaire européen (Démocrates-chrétiens) et des Démocrates européens

267

PSE

Groupe socialiste au Parlement européen

201

ALDE

Groupe Alliance des démocrates et des libéraux pour l'Europe

87

Verts/ALE

Groupe des Verts/Alliance libre européenne

42

GUE/NGL

Groupe confédéral de la Gauche unitaire européenne/Gauche verte nordique

41

IND/DEM

Groupe Indépendance/Démocratie

36

UEN

Groupe Union pour l'Europe des Nations

27

NI

Non-inscrits (đại biểu độc lập, không theo đảng hay phe phái nào)

28

 

© http://vietsciences.net   và  http://vietsciences.free.fr Trần Điển Ngọc