Câu chuyện giữa
phóng viên Bee,
phóng
viên VietNamNet với GS Ngô Bảo Châu vào một buổi
trưa ở quán ăn trên phố Linh Lang, gần nhà anh
bây giờ, với người bạn vong niên, ông Nguyễn
Trung Hà, một nhà đầu tư "có tiếng" ở Hà Nội.
Thưa GS Ngô Bảo Châu,
chuyến viếng thăm của Phó Thủ tướng
làm anh cảm thấy sao?
 |
GS
Ngô Bảo Châu: "Có
rất nhiều kế hoạch xây dựng trường ĐH
đẳng cấp quốc tế. Có thể đổ rất nhiều
tiền. Nhưng tôi nghĩ, khả năng thành
công không lớn vì mình không có người
dạy tốt, bởi số người có trình độ ít,
đếm trên đầu ngón tay". Ảnh:
Hoàng Hạnh -
Bee(chụp ngày 10/8) |
GS Ngô Bảo Châu: Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân đi cùng với 2 Thứ trưởng Bộ
GD-ĐT đến thăm gia đình chúng tôi vào chủ nhật,
nói chuyện thân mật. Tôi thấy ông Nhân là người
cởi mở, dễ nói chuyện. Tôi xúc động về sự quan
tâm này.
Để những nhà khoa học có thể làm việc tốt
nhất, theo anh, nên quan tâm như thế nào? Nhà và
lương có quan trọng không?
Về
nhà và lương, không thể sánh được với tiêu chuẩn
bên Mỹ. Tuy nhiên, mức như hiện nay thì không
thể chấp nhận được.
Anh Lê Tuấn Hoa, Viện phó Viện Toán học, có
trả lời trên báo,
khi tôi về, mức lương tối đa mà viện có thể trả,
như với cụ Hoàng Tụy bây giờ là 5 triệu đồng mỗi
tháng, chính xác là 4,4 triệu đồng. Còn những
nghiên cứu sinh ở nước ngoài về lương chỉ được
1.8 triệu mỗi tháng. Vậy là họ phải lo việc khác
thôi. Mà đã lo việc khác thì không làm khoa học
được.
Bạn hình dung như thế này, làm khoa học không
phải là học xong rồi cứ thế mà làm. Kiến thức
phải được cập nhật liên tục, vừa học vừa làm cái
mới. Ở Việt Nam, chưa thực sự là môi trường khoa
học. Đồng nghiệp, rồi những người xung quanh đều
lo mưu sinh.
Nhưng, tôi thấy, để phát triển khoa học, có một
chuyện có thể làm được. Đó là tìm từng nhóm bạn
trẻ, tổ chức từng nhóm nghiên cứu, khoảng 5 - 10
người.
Như anh nói, ở Việt Nam, chưa thực sự là môi
trường khoa học. Vậy ý tưởng phát triển một viện
đào tạo và nghiên cứu cấp cao về Toán làm thế
nào thành hiện thực trong môi trường này?
Chúng tôi mượn ý tưởng này từ viên Nghiên cứu
Cao cấp ở Princeton. Ở Pháp cũng có Viện IHES
của Pháp, Viện Toán Max - Planck của Đức, RIMS
của Nhật...
Rất nhiều nước đang phát triển đã và làm thành
công như Brazil, Hàn Quốc.
Ý
tưởng chính của họ không phải là một viện với
một cơ chế bên trên. Chỉ có một Ban Giám đốc rất
hạn chế để lựa chọn hồ sơ. Những người làm việc
đều hoạt động trong một thời gian ngắn, tối
thiểu là 3 tháng, đến 2 - 3 năm là tối đa.
Nghĩa là, luôn có sự luân chuyển, ưu tiên những
người đến dạy theo hình thức: có hai người Việt
Nam, một người nước ngoài; hoặc một người Việt
Nam, một GS nước ngoài đến làm việc trong khoảng
thời gian nhất định.
Nguồn lực này liệu có dồi dào, thưa anh?
 |
GS Ngô Bảo
Châu: "Với lời mời "chúng tôi có một thế
hệ trẻ có triển vọng và muốn làm việc
với ông", các nhà khoa học sẽ rất
thích". Ảnh: Hoàng Hạnh - Bee(chụp
ngày 10/8) |
Thực ra, số lượng GS nước ngoài sẵn sàng sang
giúp mình rất lớn. Các
trường bên nước Mỹ có chế độ "sabbatical year".
Trong 7 năm, họ được 1 năm muốn làm ở đâu cũng
được mà trường vẫn trả lương. Và mọi người đã
lựa chọn theo những cách khác nhau: vẫn ở trường
làm hoặc ra nước ngoài. Rất nhiều người muốn
sang các nước đang phát triển.
Có thể, mời 6 tháng để đi du lịch thì họ
không sang. Nhưng với lời mời "chúng tôi có
một thế hệ trẻ có triển vọng và muốn làm
việc với ông", họ sẽ rất thích.
Khi sang, chỉ cần mình tiếp đón chu đáo, có
phòng làm việc, có máy vi tính, có chỗ để ở,
thỉnh thoảng tạo điều kiện cho họ đi chơi đây
đó. Nhưng cái chính là phải có người cho họ làm
việc cùng. Đó là điều vô cùng thuận lợi cho
mình.
Viện Nghiên cứu và Đào tạo cao cấp về toán
sẽ là chỗ để cho những GS nước ngoài có điều
kiện gặp gỡ và làm việc với nhau trong một thời
gian nhất định, tạo điều kiện cho mình tiếp thu
kiến thức mới.
Tôi nghĩ nhiều đến những bạn trẻ, những nghiên
cứu sinh có thể về nước trong một mùa hè, vừa
chơi vừa làm việc. Kể cả các anh chị, các bạn đã
đi làm ở các trường đại học, có ham mê nghiên
cứu nhưng không có đủ điều kiện vì phải lo mưu
sinh, hay vì thời lượng dạy ở các trường ĐH Việt
Nam quá nhiều, chắc phải gấp 5 lần các trường
nước ngoài chẳng hạn.
Khi không có thời gian và điều kiện nghiên cứu,
chỉ cần một lần được đến làm việc nghiên cứu
trong môi trường như vậy, cùng với các GS nước
ngoài, họ sẽ có cái đà để có thể làm tiếp được.
Tất nhiên, mô hình đó cũng có hạn chế, chỉ phù
hợp với những ngành khoa học lý thuyết thôi.
Tức là, chỉ có chỗ làm việc, thư viện chứ không
có máy móc gì cả. Nếu mỗi lần phải đầu tư một
phòng thí nghiệm thì đúng là chịu, không thể làm
được.
Bên viện Princeton không chỉ có Toán mà còn có
Vật lý lý thuyết, Lịch sử, khoa học xã hội, kinh
tế, sinh vật. Với sinh vật lý thuyết, họ lấy dữ
liệu từ nơi khác về rồi xử lý số liệu chứ không
có thí nghiệm gì cả.
"Sợ dốt thì không tiến bộ được"
 |
GS
Ngô Bảo Châu trong lần về thăm trường,
ĐHQG Hà Nội ngày 11/8.
Ảnh: Bùi Tuấn |
Anh đề cập tới chuyện lập những nhóm nghiên
cứu toàn người Việt trong khi "ở Việt Nam chưa
thực sự là môi trường khoa học". Liệu những nhóm
như vậy hình thành, có hy vọng tác động ngược
trở lại, cải thiện môi trường nghiên cứu khoa
học ở Việt Nam?
Không những sẽ giúp cải tạo môi trường khoa học,
điều này còn tác động tới môi trường giảng dạy
đại học.
Có
rất nhiều kế hoạch xây dựng trường ĐH đẳng cấp
quốc tế. Có thể đổ rất nhiều tiền. Nhưng tôi
nghĩ, khả năng thành công không lớn vì mình
không có người dạy tốt, bởi số người có trình độ
ít, đếm trên đầu ngón tay.
Còn tạo nên những nhóm nghiên cứu khoa học thì
có thể làm được. Tuần trước, tôi có gặp ông
Pierre
Darriulat, một GS vật lý. 10 năm nay, ông ấy
nghỉ hưu rồi sang Việt Nam lập ra nhóm các bạn
trẻ để nghiên cứu.
Thế nhưng, Việt Nam chưa có cơ chế nào giúp cho
việc này. Phải có cơ chế đặc biệt mới tạo ra
không khí học thuật.
Anh thử phác thảo cơ chế đặc biệt đó...?
Trước nay, nguồn nhân lực cấp cao có
dòng dịch chuyển từ Đông sang Tây. Liệu
một ngày nào đó, có dòng dịch chuyển
ngược lại mà trung tâm là Trung Quốc?
Tôi nghĩ, chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng
không quá nhanh được. Trung Quốc đổ rất
nhiều tiền, nhưng thực tế, ngay cả những
người trẻ Trung Quốc thật sự xuất sắc
cũng chưa về nước. Một số người làm sau
tiến sĩ xong, tôi hỏi có về nước không,
chế độ lương bổng cũng tốt. Nhưng họ nói
ở Trung Quốc chưa có môi trường khoa
học, họ muốn làm việc thêm 5 - 6 năm ở
Mỹ.
Phía Trung Quốc có ngỏ lời mời anh
không?
Cũng có. Một vài trường Trung Quốc ngỏ
lời mời chung, còn tôi muốn về chỗ nào
thì về… |
Cái đó, phải có thời gian. Nhưng tôi nghĩ, hãy
đến xem nhóm làm việc của
Darriulat.
Nói chung, tôi nghĩ không chỉ việc đó, mà lãnh
đạo nhà nước nên có một ban cố vấn để có thể hỏi
các nhà khoa học trong nước và nước ngoài thường
xuyên.
Một số chính sách, rõ ràng có sự đầu tư của nhà
nước, nhưng bị lệch hướng và không đem lại hiệu
quả. Bởi, có nhiều thứ trên giấy tờ tưởng là rất
tốt, nhưng trên thực tế có làm được không? Nếu
thực lực không làm được thì chuyện bị bóp méo.
Như chuyện thư viện ở trường ĐH chẳng hạn.
Trường ĐH nào cũng có thư viện, có máy tính, có
tài liệu. Nhưng sinh viên có xài được không? Có
thư viện nào ra hồn? Dù cách đây vài năm, Nhà
nước có chính sách đầu tư cho các thư viện
trường, mất khá nhiều tiền.
Theo tôi, lý do đơn giản, vì ngay cả giáo viên
cũng không quan tâm đến chuyện đọc. Nên xảy ra
chuyện là người ta xây một cái nhà ba bốn tầng
nhưng không có quyển sách nào cả. Hoặc là những
cuốn sách cũ nát từ năm 60 để lại.
Rất nhiều những câu chuyện tương tự như vậy. Tôi
nghĩ, Nhà nước nên có một ban cố vấn gồm những
nhà khoa học thực sự, cố vấn những chuyện như
thế.
Việt Nam cũng đã có những hội đồng tư vấn...
Tôi không rõ điều này. Nhưng tôi nghĩ, nên nghe
ý kiến của người ngoài, những người Việt Nam ở
nước ngoài. Không thể đóng cửa bảo nhau được.
Tất cả các viện lớn trên thế giới, kể cả viên
Princeton, hàng năm vẫn mời những hội đồng từ
nơi khác đến để đánh giá xem có gì chưa ổn.
Nghe là để đánh giá. Được đánh giá đâu có gì
đáng xấu hổ mà thực ra rất tốt. Cái gì làm sai
thì mình sửa. Nếu cứ sợ người ta bảo mình dốt
thì làm sao mà tiến bộ được, đúng không? (cười)
Người trong cuộc thì hiểu tường tận mọi chuyện.
Nhưng nhiều khi mình biết “làm thế này thì đề án
mới qua”, những người biết rõ chưa chắc đã hiểu
được xu hướng chung.
Đặt giả thiết, anh được mời tham gia tư vấn
một số đề án, chính sách. Khi làm việc, tư vấn
của anh mâu thuẫn với lợi ích, hoặc nhóm lợi ích
của người đặt hàng. Anh sẽ giải quyết mâu thuẫn
đó ra sao?
Câu
chuyện đến đây bắt đầu có sự tham gia của ông
Nguyễn Trung Hà. Từ một học sinh giỏi quốc tế về
Toán cách đây hơn 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ
bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một
nhà đầu tư "có máu mặt" của Việt Nam, nhúng tay
vào hàng chục lĩnh vực, sở hữu và đồng sở hữu
vài chục công ty. Xuất hiện một lần trên báo,
ông đã làm "nổi sóng" cả giới Toán học khi châm
ngòi cho ý tưởng "làm toán là tự sướng" và mệnh
đề
"người giỏi làm Toán rất lãng phí".
Ông cũng là một trong những người bạn mà GS Ngô
Bảo Châu thường gặp khi về Việt Nam.
Đối thoại giữa GS Ngô Bảo Châu và đại gia Hà
thành
-
Câu chuyện đến đây
bắt đầu có sự tham gia của ông Nguyễn Trung Hà.
Từ một học
sinh giỏi quốc tế về Toán cách đây hơn 20 năm,
Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để
hiện tại trở thành một nhà đầu tư "có máu mặt"
của Việt Nam, nhúng tay vào hàng chục lĩnh vực,
sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty.
Xuất hiện một lần
trên báo, ông đã làm "nổi sóng" cả giới Toán học
khi châm ngòi cho ý tưởng "làm toán là tự sướng"
và mệnh đề
"người giỏi làm
Toán rất lãng phí".
Ông cũng là một trong những người bạn mà GS Ngô
Bảo Châu thường gặp khi về Việt Nam.
 |
GS Ngô Bảo
Châu: "Văn hóa của mình là hay suy diễn
quá nhiều tới những gì diễn ra trong đầu
người ta. Trong khi, đáng lẽ nên nhìn
xem những việc cụ thể xảy ra như thế
nào" (Ảnh: Hoàng Hạnh - Bee) |
"Trong
đầu người ta thế nào thì xét sau"
Đặt giả thiết,
anh được mời tham gia tư vấn một số đề án, chính
sách. Khi làm việc, tư vấn của anh mâu thuẫn với
lợi ích, hoặc nhóm lợi ích của người đặt hàng.
Anh sẽ giải quyết mâu thuẫn đó ra sao?
 |
Ông Nguyễn
Trung Hà. |
Ông
Nguyễn Trung Hà: Thứ nhất, em đặt câu
hỏi sai. Chắc nhà báo được đào tạo rất định
hướng.
Thứ hai, tư vấn
như anh Châu nói là cần, nhưng chuyện đặt bài
toán ra quan trọng hơn là chuyện bài toán có tồn
tại hay không.
Một số vấn đề, có
hẳn một viện nghiên cứu. Họ tự đặt vấn đề,
nghiên cứu vấn đề, rồi trình lên. Nhưng cái đó
không bao giờ có cái giá trị cả. Vấn đề mấu
chốt, tôi phải là người hỏi.
GS Ngô Bảo
Châu: Anh Hà đánh giá quá cao người
đưa ra chính sách...
Ông Nguyễn Trung Hà:
Thực tế cần phải
như vậy. Còn bây giờ, lập ra các nhóm tư vấn,
các nhóm nghiên cứu, có đệ trình lên cái gì cũng
không giải quyết vấn đề nào cả.
Anh Hà có nói, câu
hỏi của em là một câu hỏi sai...
GS Ngô Bảo Châu:
Với tôi thì khác. Trong mọi trường hợp, khi đặt
ra một câu hỏi, tôi trả lời đúng theo suy nghĩ
của mình chứ không quan tâm lắm đến chuyện câu
hỏi đó có đi ngược lại với những cái người khác
suy nghĩ không.
Vậy, anh trả lời
như thế nào?
Tôi là một
nhà khoa học, đứng ở vai trò tư vấn, đưa ra ý
kiến của mình. Còn vì lý do nào đó, không nghe
là việc của người ta. Tất nhiên, để thể hiện sự
tôn trọng, nếu không nghe, người ta phải giải
thích cho tôi vì sao. Nếu không giải thích,
nghĩa là họ không tôn trọng, và tôi không làm tư
vấn được.
Nhân 2 anh có mặt
ở đây, em nhớ đến mệnh đề "nổi tiếng của anh Hà"
là: “Người giỏi làm toán rất lãng phí”. Khi thực
hiệnloạt
bài viết về học sinh giỏi Toán quốc tế,
đã nảy ra cuộc tranh luận nảy lửa giữa: "làm
toán ứng dụng", "toán lý thuyết", rồi "Toán học
vị toán học" hay "Toán học vị nhân
sinh",v.v. Việc được đánh giá là một ứng viên
nặng ký của giải Field 2010 là một sự ghi nhận
về thành công của anh Ngô Bảo Châu. Lúc này,
anh có phản biện gì về mệnh đề của anh Hà không?
Ông Nguyễn Trung
Hà:
Ở đây, anh phải giải thích câu đó cho ngọn ngành
nhé.
Ý anh nói, khi
nguồn lực quốc gia hiếm hoi, cụ thể là có ít
suất học bổng đi nước Nga. Những người phụ trách
lúc đó toàn là những người yêu toán một cách
nồng nhiệt. Vì có quyền trong tay nên tất cả
những gì hiếm hoi thì dồn cho môn mình thích.
Trong khi đó, lẽ
ra, với nguồn lực có ít thì cần nhiều việc để
làm. Mà một trong những nguồn lực quý nhất là
nhân lực.
Trong vài năm
tuyển ra được vài chục người xuất sắc nhất (điểm
thi cao, nhiều thành tích học tập) lại đi ném
vào thứ do ưa thích cá nhân, chưa cần thiết bằng
những thứ khác, nên đó là lãng phí.
Em vừa đói, em vừa
nghèo, em có một ít tiền, đốt tiền đó để sưởi
ấm, có lãng phí không? Cái đó là lãng phí, đối
với quốc gia là lãng phí.
"Tôi chỉ quan tâm tới những
việc cụ thể xảy ra. Còn trong đầu
người ta thế nào thì xét sau".
(GS Ngô Bảo Châu) |
Anh Hà muốn nói
đến thời kỳ của GS Tạ Quang Bửu phải không ạ? GS
là người rất quan tâm đến Toán học và quyết định
cho việc Việt Nam tham gia thi Olympic Toán quốc
tế từ những năm 1970. Năm nay, cũng là sự tình
cờ ngẫu nhiên, là 100 năm ngày sinh GS Bửu. Và
cũng là năm anh Châu đang đợi tin vui lớn. Anh
Châu này, giả sử là Bộ trưởng, anh ưu ái cho
cái gì nhất?
GS Ngô Bảo Châu:
Tôi nghĩ, đã ưu
ái phải ưu ái đều chứ không có cái gì đặc biệt
hơn được.
Quay trở lại sự
nồng nhiệt của Phó Thủ tướng. Có mâu thuẫn không
giữa việc sự trọng vọng của Phó Thủ tướng dành
cho anh với những gì đang diễn ra ở các trường
ĐH, các viện nghiên cứu? Nhà nước đang cần trí
thức hay đang làm một việc theo phong trào? Tức
là, nếu cả thế giới trọng vọng mà mình không
trọng vọng thì không được? Lúc nãy, anh có trả
lời là mình cảm động. Nhưng anh có tin là Nhà
nước đang thực sự cần những người như anh không?
GS Ngô Bảo
Châu:
Văn hóa của mình là hay suy diễn quá nhiều tới
những gì diễn ra trong đầu người ta. Trong khi,
đáng lẽ nên nhìn xem những việc cụ thể xảy ra
như thế nào.
Tôi chỉ quan tâm
tới những việc cụ thể xảy ra. Còn trong đầu
người ta thế nào thì xét sau.
"Không làm khoa
học nghiêm túc, ĐH Việt Nam mãi be bét"
Ông Nguyễn
Trung Hà:
Tôi
từng nghe thông tin, nếu có bài báo khoa học
đăng ở nước ngoài, Nhà nước sẽ tặng 1.000 USD.
Nếu cho bằng tiền cá nhân thì rất hoan nghênh,
có khi tôi góp theo. Còn nếu lấy ngân sách quốc
gia cho chuyện đó thì tôi thấy phản cảm. Nghề
Toán cũng đặc biệt. Đó là môn nghệ thuật chứ
không phải môn khoa học. Muốn học Toán, phải có
khả năng, không được dùng nguồn lực xã hội vì đó
là phục vụ cá nhân. Có khuyến khích hỗ trợ nhưng
là từ cá nhân..
GS Ngô Bảo
Châu:
Anh Hà nói vậy là
mặc định cho mình biết rõ ràng xã hội cần cái
gì.
Ông Nguyễn Trung
Hà:
Anh không hề mặc
định.
Ngô Bảo Châu:
Anh mặc định xã hội cần tài chính, rồi buôn cái
nọ, cái kia. Nhưng trong xã hội, cái gì là quan
trọng nhất? Có ba thứ: quốc phòng, y tế và ba là
giáo dục. Kinh tế cũng cần đấy, nhưng chưa chắc
cần hơn giáo dục. Mà giáo dục không học Toán
học, Văn thì học cái gì.
Ông Nguyễn
Trung Hà:
Toán
là một trò chơi. Thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là
một trò chơi, một trò thể thao. Bản thân cái
việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài
điều duy nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có
thể thoả mãn khát khao chinh phục một cái gì
đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và
hứng thú luyện tập thể dục
GS Ngô Bảo
Châu:
Anh vẫn nhầm. Khi không có người làm việc nghiêm
túc thì không thể có một trường đại học nghiêm
túc. Và như vậy, không thể có một nền giáo dục
nghiêm túc.
Có một chuyện rất
sai lầm là Nhà nước chỉ định nhà khoa học làm
gì. Có thể viết ra báo cáo. Không có bất cứ một
cái nghiên cứu nào có giá trị. Những báo cáo đó
nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra lại không hợp
lý. Khoa học không phải đơn thuần do yêu cầu của
xã hội mà nó phải phát triển theo yêu cầu nội
tại của nó.
Ông Nguyễn
Trung Hà:
Mỗi một
trình độ phát triển, phải cần một thứ. Lấy một
câu chuyện vui, mượn lời Cụ Hồ, anh tạm phân
toán lý thuyết, toán ứng dụng thế này: Toán ứng
dụng, "bao giờ đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng
hơn". Toán lý thuyết, "bao giờ đất nước sánh vai
với các cường quốc năm châu". Làm toán lý
thuyết, xác suất thành công rất khó, còn khi đã
thành công, thì chỉ phục vụ cho giới toán.
GS Ngô Bảo
Châu:
Cuối cùng, anh bảo
vệ ý kiến của anh, không nghe theo lời người
khác. Khi tranh luận, phải nghe người khác nói
gì. Diễn văn đã đọc rồi khi bật lại không có tác
dụng gì cả.
Nguyễn Trung Hà:
Vì bản chất có đổi
đâu.
GS Ngô Bảo Châu: Tại
sao không? Nếu không làm nghiên cứu nghiêm túc
chất lượng đại học Việt Nam mãi be bét. Trẻ con
Việt Nam đi học nước ngoài, tiêu hàng tỷ USD.
Muốn cho đại học tử tế, phải có những người dạy
tử tế chứ không phải giảng viên thuộc lòng rồi
lên nói là được.
Cái cần phấn đấu
là để cho chất lượng các trường ĐH nói chung,
đặc biệt giáo viên ĐH giảng tốt, nghiên cứu
tốt. Muốn vậy, phải có đỉnh cao để kéo cái
chung đó lên. Đỉnh cao đó không phải là mục đích
duy nhất. Còn vai trò ứng dụng trong xã hội nữa.
Vai trò chính và cơ bản đối với một nước như
Việt Nam là kéo hiện trạng giáo dục lên tốt hơn.
"Tôi không chọn để nổi tiếng"
Anh Châu
này, đoạt giải thưởng Fields, anh có kế
hoạch gì không?
Nếu đoạt
giải, tôi dự định sẽ dành số tiền để
trao học bổng cho các em giỏi mà không
có tiền đi học đại học. Chỉ là đi học ở
trong nước thôi, chứ cũng chưa nhất
thiết phải đi học ở nước ngoài.
Anh cũng
nghĩ tới việc đoạt giải sẽ nuôi được
niềm tin của lớp trẻ? Nếu phần đông giới
trẻ coi anh là thần tượng, anh có thấy
đó là gánh quá nặng?
Theo tôi,
lúc nào cũng phải giữ gìn được cho mình
sự đam mê khoa học. Điều quan trọng nhất
là công việc chứ không phải công danh
hay tiền bạc. Trong khoa học, ở mức độ
trung bình thì việc đánh bóng bản thân
có thể có tác dụng. Nhưng, nếu để đạt
một đỉnh cao thì điều đó không có tác
dụng gì.
Tôi thích
cuộc sống riêng tư của mình hơn. Dẫu
sao, nổi tiếng là câu chuyện tôi phải
chịu đựng, chứ không phải là câu chuyện
tôi lựa chọn.
|
Cảm ơn
anh!
(Theo Bee.net.vn)