TT - 14g ngày 19-8 (giờ VN) là
thời khắc có thể đi vào lịch sử Việt Nam, nếu dự
báo thành sự thật: Liên đoàn Toán học thế giới
trao giải Fields - giải thưởng được ví như
“Nobel toán học” cho giáo sư Ngô Bảo Châu.
Báo Tuổi Trẻ đã cử hai phóng
viên đến với Đại hội toán học thế giới (tại Ấn
Độ) để đón đầu sự kiện này. Cũng từ hôm nay,
Tuổi Trẻ khởi đăng loạt bài “Duyên số với giải
Fields” về những câu chuyện thú vị liên quan đến
toán học VN, đến giáo sư Ngô Bảo Châu...
Giáo sư Ngô Bảo Châu
(phải) và thầy Laumon (Pháp). Xung quanh
họ có nhiều nhân vật liên quan thú vị
đến nền toán học VN - Ảnh tư liệu
Tuổi Trẻ xin giới thiệu những
câu chuyện có thể nói là duyên số của toán học
VN với giải thưởng Fields danh giá.
Giải Fields được trao lần thứ
ba vào năm 1954. Một trong hai người được giải
là nhà toán học Nhật Kunihiko Kodaira.
Ông có con rể là GS Mutsuo Oka, cũng là một nhà
toán học.
Ông Oka là một người bạn lớn
của toán học VN. Ông đã thu xếp cho nhiều nhà
toán học VN sang Nhật làm việc và tham gia quyên
góp tiền cho việc xây dựng nhà khách của Viện
Toán học. Khi ông Kodaira mất năm 1997, gia đình
đã quyết định tặng tủ sách chuyên môn của ông
Kodaira cho thư viện Viện Toán học.
“Có một nền toán học
VN...”
Năm 1966, lần đầu tiên giải
Fields được trao cho bốn nhà toán học, trong đó
có nhà toán học Pháp Alexander Grothendieck và
nhà toán học Mỹ Steffen Smale. Cả hai người đều
nổi tiếng về hoạt động chống chiến tranh của Mỹ
ở VN.
Ông Grothendieck được coi là
nhà toán học có ảnh hưởng nhất trong nửa sau của
thế kỷ 20. Để tỏ thái độ chống chiến tranh, ông
Grothendieck sang thăm VN năm 1967 trong lúc Mỹ
đang ném bom Hà Nội ác liệt nhất. Ông đã giảng
một loạt bài về các hướng nghiên cứu toán học
hiện đại, chủ yếu về đại số đồng điều.
Trong bản báo cáo về chuyến đi
VN ông viết rằng “có một nền toán học VN thật sự
đúng nghĩa ở nước VN dân chủ cộng hòa”. Câu này
được ông gạch thêm bên dưới để nhấn mạnh. Sau
đấy ông viết là sẽ chứng minh “Định lý tồn tại”
này và giới thiệu tương đối chi tiết toán học VN
thời bấy giờ. Ông đặc biệt ấn tượng với khả năng
của các nhà toán học trẻ VN và nêu tên đích danh
ba người là Đoàn Quỳnh, Hoàng Xuân Sính và Trần
Văn Hạo.
Ông có kế hoạch đưa những người
này sang đào tạo bên Pháp. Sau này chỉ có Hoàng
Xuân Sính sang Paris làm luận án tiến sĩ dưới sự
hướng dẫn của ông. Tham gia hội đồng bảo vệ luận
án có đến ba người được giải Fields là
Grothendieck, Schwartz và Pierre Deligne. Có lẽ
chưa bao giờ có một hội đồng bảo vệ luận án nổi
tiếng như vậy. Ông Grothendieck là thầy (hướng
dẫn luận án tiến sĩ) của ông Luc Illusie, ông
này lại là thầy của Gerard Laumon là thầy của
Ngô Bảo Châu. Như vậy Grothendieck - Ngô Bảo
Châu - GS Lê Văn Thiêm - GS Hoàng Xuân Sính có
họ hàng về mặt toán học.
Còn ông Smale được coi là một
nhà bác học trong toán học vì ông quan tâm
nghiên cứu nhiều chuyên ngành toán học khác
nhau, và ở chuyên ngành nào ông đều đạt được
những kết quả xuất sắc. Những năm 1960, ông là
lãnh tụ phong trào trí thức chống chiến tranh VN
ở Mỹ.
Năm 1965 ông tổ chức cho sinh
viên bãi khóa ở Đại học California và chặn tàu
chở lính Mỹ ở Berkeley. Năm 1966 ông tổ chức họp
báo chống chiến tranh VN bên thềm Đại hội toán
học thế giới khi nhận giải Fields. Vì những hoạt
động chống chiến tranh mà ông bị Quỹ khoa học
quốc gia Mỹ cắt tiền tài trợ nghiên cứu.
Năm 2004 Viện Toán học mời GS
Smale sang VN giảng bài với sự tài trợ của Quỹ
giáo dục VN (VEF). Trong buổi nói chuyện với
sinh viên tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ông đã
khóc và xin lỗi về chiến tranh VN. Ông Smale có
một học trò người Việt là Hà Quang Minh, hiện
làm việc ở Đại học Humboldt Berlin.Laumon, Lafforgue, Ngô
Bảo Châu, Ngô Đắc Tuấn...
Đại hội toán học thế giới năm
1970 có hai giải Fields liên quan đến VN. Người
thứ nhất là nhà toán học Nhật Heisuke Hironaka.
Năm 1968 ông Hironaka dạy về lý thuyết kỳ dị cho
các nhà toán học trẻ ở châu Âu. Trong lớp học đó
có một sinh viên VN tên là Lê Dũng Tráng mới ở
tuổi đôi mươi. Sau này Lê Dũng Tráng trở thành
một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về
lý thuyết kỳ dị.
GS Lê Dũng Tráng là người đưa
Hội Toán học VN gia nhập Liên đoàn Toán học thế
giới là tổ chức xét và trao giải Fields. GS
Hironaka rất quan tâm đến việc giúp đỡ toán học
VN. Ông là người đã vận động Hội Toán học Nhật
thành lập chương trình trao đổi toán học giữa
Nhật và VN. Ông đã sang thăm VN một vài lần với
tư cách cá nhân.
Năm 1977 ông công bố một công
trình toán học nổi tiếng của mình trong tạp chí
Acta Mathematica Vietnamica của Viện Toán, được
trích dẫn rất nhiều. Người thứ hai là nhà toán
học Nga Sergey Novikov. Ông Novikov là thầy của
Lê Tự Quốc Thắng, huy chương vàng Olympic toán
quốc tế năm 1982. Hiện nay Lê Tự Quốc Thắng là
một chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực
Tôpô chiều thấp.
Còn hai người đoạt giải Fields
nữa đã sang làm việc ở VN. Người thứ nhất là nhà
toán học Mỹ David Mumford được giải Fields năm
1974. Ông này đã làm báo cáo mời tại Hội nghị
toán quốc tế do Viện Toán phối hợp với Đại học
Quy Nhơn tổ chức năm 2005. Người thứ hai là nhà
toán học New Zealand Vaughan Jones, được giải
Fields năm 1990. Ông này đã làm báo cáo mời tại
Hội nghị quốc tế về Tôpô lượng tử do Viện Toán
tổ chức năm 2007, và công bố một công trình của
mình trong tạp chí Acta Mathematica Vietnamica
của Viện Toán.
Năm 1978 có nhà toán học Pháp
Pierre Deligne được giải Fields. Ông Deligne là
học trò của ông Grothendieck và là thầy của GS
Lê Dũng Tráng (đồng hướng dẫn). Ông từng là
thành viên hội đồng bảo vệ của GS Hoàng Xuân
Sính. Do GS Hoàng Xuân Sính cũng là học trò của
ông Grothendieck nên có thể coi GS Hoàng Xuân
Sính là em và Ngô Bảo Châu là “cháu họ” của GS
Deligne về mặt toán học.
Đặc biệt hơn, bạn cùng thầy của
Ngô Bảo Châu là Laurent Lafforgue cũng được giải
Fields năm 2002. Học trò đầu tiên của Lafforgue
là Ngô Đắc Tuấn, người từng đoạt huy chương vàng
hai lần thi Olympic toán quốc tế năm 1995 và
1996. Hiện nay Ngô Đắc Tuấn đang làm việc tại
Đại học Paris 13.
Gần đây nhất có Terence Tao là
nhà toán học Úc được giải Fields năm 2006 cũng
có liên quan đến VN. Tao có mối quan hệ cộng tác
thân thiết với Vũ Hà Văn, hiện là một chuyên gia
hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tổ hợp. Họ đã
viết chung 15 công trình và một cuốn sách chuyên
khảo. Ngoài ra, Tao có cùng thầy với Dương Hồng
Phong, cũng là một nhà toán học VN hàng đầu ở
Mỹ. Hiện nay, Tao có một nghiên cứu sinh người
Việt là Lê Thái Hoàng, huy chương vàng Olympic
toán quốc tế năm 1999. Với những người trẻ tuổi
như Ngô Đắc Tuấn và Lê Thái Hoàng, biết đâu toán
học VN tiếp tục nồng đượm với giải Fields...
2/ Ngô
Bảo
Châu -
sản phẩm
đặc biệt
của A0
- Vũ Công Lập
TT -
Ngày mai
19-8,
chúng ta
sẽ cùng
hướng về
Hyderabad
(Ấn Độ)
để hi
vọng một
sự kiện
có ý
nghĩa
lịch sử,
trong
một ngày
lịch sử:
giáo sư
Ngô Bảo
Châu và
giải
thưởng
Fields.
Để ghi
nhận sự
kiện
trọng
đại này,
Tuổi
Trẻ
đã cử
hai PV
đến
Hyderabad
và nhận
được sự
cộng tác
của các
giáo sư
Ngô Việt
Trung,
Lê Tuấn
Hoa,
Hoàng
Văn Phú
(Viện
Toán
học),
Nguyễn
Văn Liễn
(Viện
Vật lý)
cùng
TSKH Vũ
Công
Lập.
Ngô Bảo
Châu khi
còn là
học sinh
lớp A0
(cách
gọi vui
vẻ lớp
chuyên
toán)
cách đây
hơn 20
năm -
Ảnh: tư
liệu -
Nguyễn Á
Gần đây
chúng ta
nghe và
nói
nhiều
đến giải
Fields,
được
mệnh
danh là
Nobel
toán
học. Dần
dần
Fields
cũng trở
nên quen
thuộc.
Fields
quen
thuộc là
nhờ có
giáo sư
Ngô Bảo
Châu,
một nhà
toán học
trẻ Việt
Nam trở
thành
“một
người
dẫn đầu
trên
đỉnh cao
của nền
toán học
thế
giới”,
như
người
thầy của
anh,
giáo sư
G.
Laumon
(Pháp)
đã nhận
định.
Giáo sư Ngô Bảo Châu tại Đại học Chicago (Mỹ) năm 2001 - Ảnh tư liệu
Ước
mơ
Fields
từ
Grothendieck
Ngày đi
học ở
Trường
đại học
Tổng
hợp, lứa
chúng
tôi vốn
có lòng
kính
phục sâu
nặng đối
với các
thầy dạy
toán.
Lúc đó
thầy Lê
Văn
Thiêm là
hiệu
phó,
thầy
Hoàng
Tụy là
chủ
nhiệm
khoa
toán,
còn các
thầy
Hoàng
Hữu
Đường,
Nguyễn
Bác Văn,
Nguyễn
Thừa
Hợp,
Phan Đức
Chính...
đứng đầu
các bộ
môn khác
nhau.
Ngày ấy
chưa
phong
giáo sư,
nhưng
bao giờ
cánh học
trò
chúng
tôi cũng
bàn tán
rôm rả
về các
thầy với
lòng
thán
phục về
tài
năng, và
biết bao
câu
chuyện
mang màu
sắc
huyền
thoại.
Ngay cả
sinh
viên các
khoa
khác,
đặc biệt
là khoa
lý, cũng
hướng về
những
huyền
thoại
toán học
ấy.
Với sự giúp đỡ của tiến sĩ khoa học Vũ Công Lập, các giáo sư Ngô Việt Trung, Lê Tuấn Hoa, Hoàng Văn Phú (Viện Toán học) và Nguyễn Văn Liễn (Viện Vật lý) sẽ đồng hành cùng Tuổi Trẻ trong việc tuyên truyền về sự kiện Ngô Bảo Châu với giải Fields.
Còn nhớ
ngày bộ
trưởng
Tạ Quang
Bửu đưa
giáo sư
Grothendieck
lên thăm
Trường
Tổng
hợp, cỡ
năm
1965-1966,
khi
trường
sơ tán ở
vùng Đại
Từ, Thái
Nguyên.
Sinh
viên
đứng
chen
nhau bên
những
hàng
tre,
ngóng
nhìn từ
xa dáng
hình và
bước
chân của
những
nhà khoa
học lớn.
Sau này
mới biết
“vào
những
năm
1958-1970,
phòng
làm việc
của
Grothendieck
là trung
tâm của
thế giới
toán
học”
(lời của
L.
Lafforgue,
Giải
Fields
năm
2002,
cùng là
học trò
của
G.Laumon
như Ngô
Bảo
Châu).
Chứ còn
ngày bom
đạn ấy,
chỉ mới
nghe
rằng ông
giáo sư
người
Pháp này
giỏi
lắm, vĩ
đại lắm,
nhưng
ông vẫn
vui vẻ ở
trong
một gia
đình
nông dân
bình
thường,
dùng
nước
giếng và
giặt
quần áo
phơi lên
sào tre.
Từ ngày
đó, với
những
người
đặc biệt
như cố
giáo sư
Tạ Quang
Bửu đã
có ước
mơ về
giải
Fields
trong
tương
lai cho
VN...
Với
người đi
học,
toán học
là một
bộ môn
đặc biệt
dù thoạt
đầu có
vẻ chỉ
là một
môn như
nhiều
môn
khác. Vì
môn toán
đặc biệt
nên
người
làm toán
cũng
khác
thường.
Và cũng
thật lạ,
có hẳn
một Liên
đoàn
Toán học
thế giới
(IMU -
International
Mathematical
Union)
để người
làm toán
có một
không
gian
riêng
cho công
việc và
những
trao đổi
của họ.
Bạn thử
nghĩ mà
xem làm
gì có
Liên
đoàn vật
lý (hay
hóa học)
thế
giới?
Cứ mỗi
bốn năm
một lần,
IMU lại
tổ chức
đại hội
toán học
thế giới
(ICM -
International
Congress
of
Mathematicians),
để trong
phiên
khai mạc
đại hội,
giải
thưởng
Fields
sẽ được
trao
tặng.
Vào sáng
mai,
19-8-2010,
phiên
khai mạc
sẽ diễn
ra từ
9g30-12g30
(giờ Ấn
Độ),
nghĩa là
từ
11g-14g
(giờ
Việt
Nam).
Ở thời
điểm ấy,
chúng ta
hãy mở
tivi
(VTV) để
xem GS
Ngô Bảo
Châu,
nhà toán
học Việt
Nam 38
tuổi,
bước lên
diễn đàn
trang
trọng
nhất ở
Hyderabad.
Chúng ta
có thể
biết gì
về anh?
Giáo sư
Lê Tuấn
Hoa -
chủ tịch
Hội Toán
học Việt
Nam, một
trong 65
thành
viên của
IMU -
tâm sự:
”Về hiện
tượng
Ngô Bảo
Châu,
chúng ta
chỉ có
thể có
một tiệm
cận nào
đó mà
thôi”.
Những
người
thầy đầu
tiên
Bây giờ,
có lẽ ít
ai biết
đến lịch
sử của
ký hiệu
A0. Đấy
là thời
sơ tán
chống
Mỹ. Bảo
mật là
một
nguyên
tắc chủ
yếu. Nếu
bạn đi
tìm
người
thân ở
nơi sơ
tán, bạn
sẽ phải
khóc mà
bỏ về.
Hỏi tên:
không
biết.
Hỏi lớp:
không
biết.
Hỏi quê:
không
biết...
Người
ta không
gọi sinh
viên các
ngành là
toán, lý
hay
sinh...
Các lớp
toán
chuyển
thành
A1, A2,
A3, A4
(theo
thứ tự
từ năm
thứ nhất
đến năm
4). Các
lớp lý
tương
tự: B1,
B2, B3,
B4...
Còn hóa
là C,
sinh là
D... Khi
lớp toán
năng
khiếu
xuất
hiện,
gọi là
toán đặc
biệt,
đặt là
A0.
Những
năm gian
khó ấy
ngành
toán
Việt Nam
đã đón
tiếp
Laurant
Schwartz,
Alexander
Grothendieck,
ít năm
sau là
Friedrich
Phạm, Lê
Dũng
Tráng,
những
nhà toán
học Việt
Nam ở
nước
ngoài đã
đóng góp
nhiều
công sức
cho toán
học Việt
Nam.
Và cũng
thật
đáng
ngạc
nhiên và
khâm
phục,
dưới
những
mái nhà
tranh sơ
sài, bên
ngọn đèn
dầu leo
lét, một
thế hệ
mới các
nhà toán
học Việt
Nam đã
hình
thành.
Gần như
cùng lúc
đó, các
trường
sư phạm
cũng mở
các lớp
chuyên
toán, ở
cả Hà
Nội lẫn
thành
phố
Vinh,
tạo ra
một
không
khí học
tập thật
sôi nổi.
Không
thể nhớ
và kể
hết,
nhưng
trong
lứa này
có GS
Đào
Trọng
Thi, GS
Lê Tuấn
Hoa...
Ngày ấy
thầy
Phan Đức
Chính,
vừa tốt
nghiệp
phó tiến
sĩ ở
Liên Xô
trở về,
được cử
sang
chuyên
phụ
trách
lớp A0.
Đây lại
thêm một
bằng
chứng
cho tầm
nhìn
chiến
lược của
giáo sư
Tạ Quang
Bửu.
Với năng
lực nổi
trội,
việc Ngô
Bảo Châu
vào A0
(sau này
dù đã
hòa
bình,
mọi
người
vẫn gọi
lớp
chuyên
toán là
A0) là
một điều
gần như
đương
nhiên.
Điều
đáng lưu
ý là hầu
như anh
đồng
thời
hưởng
thụ hai
quá
trình
đào tạo
song
hành,
hiệu
quả.
Một, là
quá
trình
diễn ra
trong
nhà
trường,
trên bục
giảng,
như với
bất cứ
một học
sinh nào
khác. Và
phải
khẳng
định đây
là những
giáo
trình
tốt,
những
thầy
giáo
giỏi. Và
hai, là
quá
trình
học thêm
theo một
hướng
khác, có
ý nghĩa
bổ sung,
phát
triển,
khiến
Ngô Bảo
Châu trở
thành
khác
biệt.
Giáo sư
Lê Tuấn
Hoa kể
lại:
“Chính
anh Ngô
Huy Cẩn
- bố của
Ngô Bảo
Châu -
lo việc
tìm thầy
cho con
và cũng
bàn với
thầy về
cách
dạy”.
Bản thân
là một
nhà khoa
học, ông
biết
cách
nuôi
dưỡng
ước mơ
cho con
và giúp
con thực
hiện ước
mơ.
Thầy dạy
thêm cho
Châu
ngay từ
hồi cấp
II là
một cán
bộ khoa
học trẻ,
cùng
công tác
tại Viện
Cơ với
GS Ngô
Huy Cẩn
là anh
Phạm
Ngọc
Hùng.
Sau anh
Hùng đi
làm
nghiên
cứu sinh
ở Liên
Xô thì
bạn anh
Hùng là
anh Lê
Tuấn
Hoa,
cũng mới
tốt
nghiệp
ngành
tổng hợp
toán ở
Nga trở
về. Sau
anh Hoa
đến anh
Vũ Đình
Hòa, tốt
nghiệp
toán đại
học và
sau đại
học tại
Đức.
Anh Hoa
và anh
Hòa đều
là lứa
học sinh
chuẩn bị
tham gia
giải
toán
Olympic
thế giới
đầu
tiên,
vào năm
1974,
nghĩa là
ngay từ
khi nước
nhà còn
trong
cảnh
thiếu
thốn của
chiến
tranh.
Các thầy
dạy thêm
cho Châu
đều là
những
cán bộ
rất trẻ.
Chưa ai
có vợ,
thậm chí
còn chưa
có cả
người
yêu. Họ
dành tất
cả thời
gian và
tâm
huyết
cho học
trò.
Chính
bản thân
họ cũng
đang ở
đoạn đầu
trên
bước
đường
chinh
phục
đỉnh cao
và mang
trong
người
cái hơi
hướng
của toán
học hiện
đại.
Trong họ
đã có
sẵn sự
chín
muồi của
kỹ năng,
nhưng
quan
trọng
hơn cả
là họ
mang đến
cho học
trò mình
những
nhận
thức đầu
tiên về
phương
pháp,
không
chỉ biết
cặm cụi
trên
những
trang
sách
trước
mắt, mà
biết
ngẩng
lên để
nhìn xa
hơn về
phía
chân
trời.
Ngày ấy,
tình
thầy trò
mà như
anh em,
chuyện
học hành
cũng
chẳng
cách xa
một cuộc
chơi là
mấy. Bây
giờ, Lê
Tuấn Hoa
nhớ lại:
”Anh
Cẩn, chị
Hiền lo
lắng cho
chúng
tôi cũng
nhiều
lắm. Và
thường
thì áy
náy
không
biết trả
công cho
thầy như
thế nào.
Chúng
tôi cũng
hay đùa:
Dạy cho
em là có
dịp ăn
một bữa
cơm no
và ngon,
thế là
quý lắm
rồi”.
Có lẽ
đây là
một cách
quan
trọng để
Ngô Bảo
Châu có
thể nối
bước từ
hai huy
chương
vàng
Olympic
(1988-1989)
đến
những
đỉnh cao
toán học
thật sự.
Những
đỉnh non
cao vời
vợi.
Vũ Công
Lập
3/ Đôi cánh gia đình
TT - Trong “Trò chuyện với nhà
toán học Ngô Bảo Châu”, một bài phỏng vấn khá
thành công của nhà văn Phan Việt, ngay từ những
dòng đầu ta đã thấy tác giả mô tả “mái tóc đã
bạc nhiều” của GS Ngô Bảo Châu.
GS Ngô Bảo Châu và bố
là GS Ngô Huy Cẩn
Nhưng người thấy hết lớp tóc
bạc của Ngô Bảo Châu chính là PGS.TS Trần Lưu
Vân Hiền, mẹ anh. Bà nói:”Cứ thấy tóc nó bạc dần
mà sốt cả ruột”. “Làm toán vất vả quá phải không
chị?”. “Vâng - rồi bà cười lấp đi - nhưng có lẽ
do di truyền nữa. Bố cháu cũng bạc tóc sớm”. Ngô
Bảo Châu có nét mặt giống mẹ nhưng dáng người
giống cha, GS.TSKH Ngô Huy Cẩn, một trong những
nhà cơ học hàng đầu của VN.
Bà mẹ luôn đổi mới vì con
trai
Con trai còn giống mẹ ở một
điểm khác: cả hai đều là học sinh Trường Trưng
Vương, Hà Nội. Đấy là một gia đình Hà Nội. Bây
giờ, sau chợ Châu Long vẫn còn ngôi lăng dành để
tưởng nhớ cụ tổ Trần Lưu Công Huân. Cụ của bà
Vân Hiền là Trần Lưu Huệ, sau được công nhận là
một danh nhân văn hóa Huế.
Trần Lưu Vân Hiền là một nữ
sinh Hà Nội, thuộc đội tuyển học sinh giỏi văn
của thủ đô những năm 1963-1964, rồi chị trở
thành một cán bộ mang dáng dấp Hà Nội. Nếu nhìn
bức ảnh chụp cùng con trai kế bên thì bạn sẽ tin
vào điều đó. Nhưng điều đáng ngạc nhiên chính là
con đường học vấn của chị. Tốt nghiệp Đại học
Bách khoa ngành hóa nhưng bà Vân Hiền lại là
tiến sĩ dược học, với đề tài liên quan đến khả
năng nâng cao hoạt tính miễn dịch của cơ thể
dưới ảnh hưởng của các loài cây thuốc VN.
Tuy nhiên nếu nói chuyện với bà
Hiền hôm nay bạn sẽ tin rằng bà chính là một nhà
toán học. Bà nói rõ tất cả mọi chuyện, từ chương
trình Langlands đến bổ đề cơ bản, kể cả bổ đề
Jacquet, bà kể chuyện ăn cơm và đi nghỉ với gia
đình Laumon, nói chuyện về giải thưởng của
Lafforgue... Phàm bất cứ lĩnh vực nào Ngô Bảo
Châu đã đặt chân qua thì mẹ Trần Lưu Vân Hiền
cũng có mặt. Bà mẹ ấy đã sinh ra, nuôi dưỡng đứa
con trai và để mãi mãi ở bên con, bà cũng luôn
đổi mới chính bản thân mình.
Cứ mỗi bận có con anh lại gửi
con về cho ông bà trông. Khôn lớn một chút, cháu
lại rời ông bà sang ở với bố mẹ, Bà nội cứ lúc
bận lúc rỗi, lúc vui lúc buồn. Và càng thế lại
càng thương con cháu.
Bà kể một chuyện vui: ”Cháu tôi
nó ngồi dưới gầm bàn ấy. Đầu cúi xuống, khuỷu
tay tì lên đầu gối, bàn tay chống lên cằm. Hỏi:
Ngồi làm gì thế con. Trả lời: Cháu đang làm
toán”. Rồi sau này có thay đổi, nó tay vòng ôm
lên vai, bàn tay sờ sờ dưới cằm: làm toán kiểu
nhổ râu. Chắc lúc này GS Ngô Bảo Châu đã sang
giai đoạn mọc râu và bạc đầu. Điều này rất phù
hợp với phong cách làm toán của Ngô Bảo Châu:
anh thường làm toán mà không cần giấy, chỉ khi
nghĩ xong mới lấy giấy ra để chép lại. Sự chép
lại ấy cũng vô cùng vất vả.
Ôi chao, một gia đình đến là
lắm chuyện vui nhưng không lẫn vào đâu được.
Bà Trần Lưu Vân Hiền và con trai Ngô
Bảo Châu năm 1972
Một gia đình khoa học
GS Ngô Huy Cẩn học đại học, có
bằng tiến sĩ rồi tiến sĩ khoa học đều ở Nga. Năm
1972, trong thời khắc gay go nhất của cuộc chiến
tranh chống Mỹ, ông gia nhập quân đội, và nói
vui “Tôi là lính 5 đồng”, tức những chiến sĩ
thực thụ, tham gia những cuộc chiến vào sinh ra
tử. Sau quân đội điều TS Cẩn về Viện Vũ khí, rồi
tham gia biên soạn tài liệu để thành lập Trung
tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Ông rời quân ngũ với
quân hàm trung tá.
Cho dù chặng đường ấy đã để lại
nhiều dấu ấn, về cơ bản GS Ngô Huy Cẩn vẫn là
một trong những chuyên gia hàng đầu ở Viện Cơ
học, thuộc Viện Khoa học và công nghệ VN.
Có thể nói Ngô Bảo Châu sinh ra
và lớn lên trong một gia đình khoa học. Bác họ
Ngô Bảo Châu là nhà toán học Ngô Thúc Lanh. Với
nhiều sinh viên toán lý bậc đại học, “Đại số
tuyến tính” của Ngô Thúc Lanh là một trong những
cuốn sách hàng đầu. GS Ngô Việt Trung nói rằng
đó là một trong hai cuốn sách mà ông mang theo
sang tận Đức và vẫn giữ mãi tới hôm nay.
GS Lê Tuấn Hoa là người đã dạy
Châu từ ngày học phổ thông, hiện nay vẫn là
người bạn thân thiết và tin cậy của gia đình. GS
Hoa cho rằng bố Cẩn chính là linh hồn phát triển
toán học cho Ngô Bảo Châu. Ông luôn tạo cho Châu
một niềm khát vọng, một động lực mãnh liệt để
vươn tới, nhưng ông không gây cho con bất cứ áp
lực nào.
Áp lực ấy bản thân người cha
gánh chịu hết thảy bằng cách chọn trường, chọn
thầy cho con, bằng cách ông luôn là người tìm ra
giải pháp tổng thể trong từng giai đoạn. Để cuối
cùng bao giờ Châu cũng hồn nhiên học, hồn nhiên
sống, với chỉ một niềm vui duy nhất là tìm tòi
và khám phá.
GS Lê Tuấn Hoa nhớ lại GS Ngô
Huy Cẩn luôn ở bên con trong bất cứ trường hợp
nào. Khi Châu vào lớp chuyên toán, bố Cẩn đã
nghĩ đến giải Olympic. Khi Châu sang Pháp, GS
Cẩn đã nghĩ đến giải Fields. Ngay cả khi GS Ngô
Bảo Châu đã nhận giải Clay, là một giải to lắm
rồi, ông Ngô Huy Cẩn vẫn quyết tâm không dừng
lại.
Bây giờ nhớ lại, thời điểm GS
Ngô Huy Cẩn nhớ nhất là lúc Ngô Bảo Châu làm
luận án tiến sĩ ở Pháp: “Hơn hai năm, không tạo
ra bất cứ đột phá nào. Đã có lúc tưởng phải thu
xếp những kết quả dọc đường để làm ra luận án.
Nhưng may quá, mọi sự đã kết thúc tốt đẹp”. Còn
trên blog của mình, Ngô Bảo Châu khẳng định:
”Làm PhD (tiến sĩ) nhanh chưa chắc đã hay. Đây
là khoảng thời gian rất quý để bạn tìm ra con
đường riêng của mình trong toán học”.
TSKH VŨ CÔNG LẬP
4/ Ngô Bảo Châu và
duyên kỳ ngộ với Pháp
TT - Cũng rất tự nhiên, học
sinh như Ngô Bảo Châu sẽ được chọn đi học ở nước
ngoài. Mà học toán lúc bấy giờ tốt nhất là đi
Liên Xô. Nhưng không may Liên Xô lúc ấy đang tan
rã nên Ngô Bảo Châu chuẩn bị ngoại ngữ để đi học
ở Hungary, một nước cũng có nền toán học mạnh,
đã đào tạo cho Việt Nam khá nhiều tài năng.
Chủ tịch IMU nhiệm kỳ 2007-2010
là Laszlo Lovasz (Hungary), người từng đoạt 4
HCV Olympic. Nhưng hình như lúc này GS Ngô Huy
Cẩn - bố Châu - vẫn chưa yên tâm.
Vợ chồng giáo sư G.
Laumon tại tiệc chiêu đãi tối 19-8 do
Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức
mừng sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt
giải Fields - Ảnh: Hoài Linh - Tuổi
Trẻ
”Quới nhân” Paul Germain
Lúc ấy, ông Paul Germain, tổng
thư ký vĩnh viễn của Viện Hàn lâm khoa học Pháp,
sang thăm Việt Nam theo lời mời của GS Đặng Hữu,
chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật nhà nước.
Vào ngày nghỉ, GS Nguyễn Văn Điệp, phó viện
trưởng Viện Cơ học, mời vị khách quý người Pháp
đi thăm Hạ Long theo sự ủy thác của GS viện sĩ
Nguyễn Văn Đạo, viện trưởng Viện Cơ học. GS Ngô
Huy Cẩn đi cùng. Và Châu cũng có mặt, theo cái
lý trước lúc đi du học cứ con đâu là bố đấy.
Trong câu chuyện trên xe, tình
cờ GS Germain hỏi thăm rất kỹ về chú bé duy nhất
có mặt. Rất nhanh, ông đưa ra một đề nghị: ”Xin
các bạn chờ cho một chút, tôi sẽ cố thu xếp một
học bổng của Pháp cho cháu”. Chỉ hai tuần sau
tin vui đến từ Paris: Châu được nhận học bổng
sang học toán ở Pháp. Còn gì cho bằng, cái nôi
toán học vĩ đại ở nước Pháp. Cả hai người bạn
lớn của toán học Việt Nam là L.Schwartz và A.
Grothendieck đều là những người Pháp từng đoạt
giải Fields.
Sang Pháp học toán, đó có lẽ là
điều kỳ diệu nhất. Chúng ta muốn sang Pháp học
và các bạn Pháp cũng muốn đón nhiều tài năng về
Pháp để đào tạo. Bởi vì chính những tài năng trẻ
tuổi đó sau này biết đâu lại vinh danh cho nước
Pháp. Có thể nói đây là một bước ngoặt cực kỳ
quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của GS
Ngô Bảo Châu.
Còn một câu chuyện nhỏ nữa về
việc Châu đi học ở Pháp. Tất nhiên học sinh nào
cũng phải trải qua kỳ thi ngoại ngữ. Bà Trần Lưu
Vân Hiền kể lại:”Ông ngoại dạy cháu học có hai
tháng. Sau các thầy bên đài phát thanh giúp
thêm. Nhưng thời gian ngắn quá. Đến khi đi thi,
bài đầu là đọc - hiểu Châu bảo chỉ biết khoảng
hơn 10 từ.
Châu nói với giám thị: Em biết
ít từ quá, nhưng em hiểu câu chuyện này, đó là
câu chuyện Người đi xuyên tường và em đã đọc bản
dịch tiếng Việt. Giám thị khuyên: Vậy thì em cố
viết lại, được nhiều chừng nào hay chừng ấy. Đến
bài thi nói cũng tàm tạm, khá hơn”. Nghe mà thấy
hồi hộp: “Rồi sự việc kết thúc thế nào hả chị?”.
Bà Hiền kết thúc nhẹ nhàng bằng một giọng rất Hà
Nội: ”Bên Pháp họ cho đỗ. Họ bảo với những học
sinh thông minh như thế này, chỉ sang bên ấy vài
tháng là giỏi tiếng Pháp. Ngôn ngữ quyết không
thể là rào cản cho những tài năng”. Người Pháp
có cách chọn học sinh của riêng họ, và họ nhìn
khá xa.
Bây giờ là lúc Châu bước vào
một chặng đường hoàn toàn mới.
”Người khổng lồ” Gerard
Laumon
Giáo sư G. Laumon là một nhà
toán học đặc biệt. Ông thuộc dòng toán học Pháp
nổi tiếng, có nguồn gốc từ L.Schwartz, A.
Grothendieck và là thầy dạy trực tiếp của hai
học trò đoạt giải Fields: L.Lafforgue (2002) và
Ngô Bảo Châu (2010). Tên tuổi GS Laumon mãi mãi
gắn bó với những thành tựu toán học đặc sắc nhất
của GS Ngô Bảo Châu.
GS Laumon kể: “Tôi nhớ mãi buổi
trình bày rực rỡ bản luận văn thạc sĩ của Ngô
Bảo Châu năm 1993. Vào thời gian này tôi thật sự
không có một đề tài luận văn tốt và tôi hết sức
lưỡng lự khi nhận một nghiên cứu sinh mới làm
luận án tiến sĩ. Nhưng ông Michel Broue, người
chịu trách nhiệm về toán ở Trường Ecole Normale
Supérieure, có ấn tượng rất tốt về Ngô Bảo Châu
và ra sức thuyết phục tôi nhận anh làm nghiên
cứu sinh tiến sĩ...”.Về sau, giữa gia đình GS
Laumon và gia đình GS Ngô Bảo Châu đã nảy sinh
mối quan hệ hết sức thân tình.
GS Ngô Việt Trung và GS Lê Tuấn
Hoa có cùng quan điểm: ”Quan trọng hơn cả là Ngô
Bảo Châu đã theo học GS G.Laumon, một giáo sư
còn trẻ nhưng đầy ý tưởng táo bạo nhằm giải
quyết những vấn đề khó nhất của toán học. Có thể
nói Ngô Bảo Châu đã đứng trên vai của một người
khổng lồ để đạt được những đỉnh cao mới”. Người
làm toán bao giờ cũng cần những đề hay, với
người giỏi bài hay là bài khó nhất.
Thông thường, đi làm luận án
tiến sĩ ở nước ngoài chúng ta hay đi vào những
con đường an toàn đã định sẵn, nhờ vào những
thầy giáo đã nhiều thành công và làm việc theo
một nhánh trong những hướng của thầy. Ngô Bảo
Châu làm khác hẳn.
Thầy Laumon đã chỉ ra một
hướng, còn tự anh phải vạch ra một con đường, để
rồi chính anh lại chỉ ra một hướng mới, có khi
còn bao la, rộng lớn hơn nữa. Chính vì chọn một
chiến lược như thế mà cả hai thầy trò Laumon -
Ngô Bảo Châu đã có những lúc rất khó khăn. Nhưng
rồi sau này nhìn lại, năm tháng khó khăn ấy
chính là dịp tích lũy kiến thức, trui rèn ý chí
để đi tới giải Fields.
GS Ngô Việt Trung tâm sự: ”Có
thể một số tài năng sau này thực tế hơn, chọn
những con đường dễ đi hơn” và điều đó sẽ cản trở
những thành tựu lớn. Nếu hài lòng với “tốt” thì
không thể trở nên “vĩ đại”.
Châu và mẹ
cùng ông ngoại Trần Lưu Hân
Gửi thơ khóc ông
ngoại
Trong gia đình, Ngô Bảo
Châu thân thiết nhất với ông ngoại Trần
Lưu Hân. Ông cũng chính là người đã dạy
Châu học tiếng Pháp cấp tốc để tham dự
cuộc sát hạch nhận học bổng. Ông Trần
Lưu Hân là bộ đội, về tiếp quản thủ đô
năm 1954, sau học hàm thụ Bách khoa khóa
1, là một nhà kỹ thuật ưu tú về vô
tuyến, viết sách và gắn bó với những
cuốn truyện ngày nào chúng ta mê đắm:
Mít Đặc và Biết Tuốt. Ông ngoại là người
hay đưa Châu đi thi, với lòng tin luôn
được khẳng định là có ông đưa đi kết quả
bao giờ cũng tốt.
Năm 2000 ông ngoại mất.
Trước đó Châu đã kịp về ở Việt Nam chăm
sóc ông một tháng, cứ bốn ngày lại vào ở
với ông một ngày, rồi vào thăm ông bất
cứ lúc nào có dịp. Nhưng khi ông mất anh
lại không về được. Bà Vân Hiền kể: “Châu
gửi về viếng ông bằng một bài thơ. Đó là
bài Tống biệt hành của Thâm Tâm. Thâm
Tâm là cha đẻ của một học sinh Trường
Trưng Vương, bạn Nguyễn Tuấn Khoa, người
đoạt giải nhất cuộc thi toán học sinh
giỏi Hà Nội năm 1964. Có lẽ Châu là
người sành thơ lắm, anh nhớ ông:
Đưa người ta không đưa
qua sông/Sao nghe tiếng sóng ở trong
lòng/Nắng chiều không thắm không vàng
vọt/Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
Nếu bạn vào thăm blog
của Ngô Bảo Châu (Thích học toán) bạn
còn thấy anh thật sự là một người sáng
tác thơ và đối đáp bằng thơ.
5/ Những điều thú vị về Ngô Bảo Châu
TT -
Trong
giờ phút
này có
lẽ với
những
người
Việt
Nam, mọi
câu
chuyện
về GS
Ngô Bảo
Châu đều
được đón
chờ. Và
có lẽ
nói bao
nhiêu
cũng là
quá ít
về con
người
Ngô Bảo
Châu.
Trong
chừng
mực của
mình,
tôi xin
góp nhặt
đôi ba
câu
chuyện
thú
vị...