Shirin Ebadi

HNguyễn Toàn
 
 

Vượt qua con số kỷ lục 165 ứng cử viên, trong số đó có Ðức Giáo Hoàng Jean Paul II và cựu tổng thống tchhèque Vaclav Havel. Sau trên một thế kỷ từ khi có giải Nobel, Shirin Ebadi là người đàn bà thứ 11 được giải Hòa bình. Shirin Ebadinữ luật sư người Iran , "con vật đen" của những người cực đoan thuộc giới giáo sĩ. Bà đặc biệt được chú y nhờ những  đấu tranh cho dân chủnhân quyền nhất là cho quyền  lợi của đàn bà và  trẻ em.

 
photo Reuter
   

 người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên đoạt giải thưởng danh tiếng này và đồng thời là người Iran đầu tiên trong lịch sử Giải Nobel Hoà Bình cao quý hơn trăm năm nay vì những hoạt động cho Nhân quyền và Dân chủ.

y ban Nobel Na Uy đã chào bà như một chuyên viên tài ba, một người can đảm không sợ những đe dọa đè nặng cho an ninh cá nhân của mình. “Là một thẩm phán, nhà giáo, nhà văn và nhà hoạt động, bà có tiếng nói mạnh mẽ ở Iran, và tiếng nói đó vượt qua cả biên giới”, Chủ tịch Ủy ban Nobel Nauy Ole Danbold Mjoes công bố trong lễ trao giải chiều nay tại Oslo

Bà  là người phụ nữ Iran đầu tiên được trở thành thẩm phán  trước cách mạng Islam năm 1979. Cách mạng này đã ép bà phải từ chức. Nhờ làm trong tòa nên bà bảo vệ quyền lợi đàn bà và trẻ em.

Bà tuyên bố trước đài truyền hình Na Uy NRK, đã đối thoại với bà bằng điện thoại tại Paris:

"Tôi rất sung sướng và hãnh diện, tôi cũng chẳng nghĩ là sẽ được nhận giải"

"Thật là tốt đối với tôi, thật là tốt đối với nhân quyền, thật là tốt đối với chế độ dân chủ tại Iran, và đặc biệt cho quyền lợi phụ nữ và trẻ em ở Iran."


Tại Téhéran, phản ứng của nhà cầm quyền Iran lại trở lại tranh đấu giành ảnh hưởng giữa chính quyền cải cách và giới giáo sĩ bảo thủ

Tại Iran, bà nổi danh là người luôn đứng về phía người nghèo - nạn nhân của những người theo đường lối cứng rắn. Với tư cách là luật sư, bà đã tranh đấu cho gia đình những nhà văn và trí thức bị sát hại năm 1999 và 2000. Bà Shirin Ebadi đồng thời vạch trần bộ mặt của những kẻ lãnh đạo đứng đằng sau vụ tấn công của những kẻ theo đường lối tăng lữ Hồi giáo vào sinh viên Đại học Tổng hợp Tehran năm 1999.

Theo Uỷ ban Nobel Na Uy: "Bà là người chuyên nghiệp, dũng cảm và không bao giờ để ý đến những mối đe doạ đối với sinh mệnh của chính mình".

Bà Shirin Ebadi cũng từng được Giải thưởng Rafto, do Giáo sư Na Uy Thorolf Rafto - người cống hiến trọn đời cho việc bảo vệ Nhân quyền.

Lúc  được  tin giải Nobel Hòa bình về  tay bà, bà Shirin Ebadi nói: "Tôi bị chấn động khi nghe tin này. Giải thưởng Nobel Hoà bình không chỉ thuộc về tôi mà thuộc về tất cả những ai hoạt động vì Dân Chủ và Hoà Bình ở Iran". Trả lời phỏng vấn truyền hình Na Uy ít phút sau, bà khẳng định: "Tôi là người Hồi giáo, nên bạn có thể vừa là người Hồi giáo vừa ủng hộ nền dân chủ. Đây là điều tốt lành đối với phong trào Nhân quyền ở Iran, đặc biệt là quyền trẻ em. Tôi hy vọng rằng tôi vẫn còn là người có ích".

Bà Shirin Ebadi chủ trương Iran tiến đến con đường Dân chủ bằng một cuộc cải cách và tiến hóa thầm lặng, không bạo động và không can thiệp từ bên ngoài. Trong cuộc họp báo tại Paris, bà tuyên bố:

 "Nhân dân mỗi quốc gia phải tự chính mình đứng ra giải quyết vấn đề cho mình "

Bà tin rằng Giải Nobel Hoà bình sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với công việc của bà, cũng như đối với người dân Iran.

Chính phủ Iran ra thông báo khẳng định họ lấy làm hài lòng về quyết định của Uỷ ban Nobel. Bà Sharbanou Amani, một trong 13 nữ nghị sĩ Quốc hội Iran nói: "Từ nay những người không cảm tình với ý nguyện của bà sẽ phải xem xét lại lập trường của Bà Shirin Ebadi."

Nhà Trắng (Mỹ) công nhận Giải thưởng cao quý này tưởng thưởng " cả một đời dâng hiến cho nhân phẩm và gía trị con Người và cho Dân Chủ ".

Tổng thống Jacques Chirac cảm thấy vui lòng và đánh giá đây là sự chọn lựa ngoại hạng. Được biết ông cũng ở trong danh sách sáng giá 165 nhân vật thế giới được đề cử Giải Nobel Hoà bình.

Tại Bruxelles, Cao ủy Đại diện của Liên hiệp Châu Âu về Ngoại giao Javier Solana, khen ngợi Bà Shirin Ebadi, đáng được Giải thưởng cao trọng nay với tất cả lòng ngưỡng mộ sâu xa về tấm lòng quả cảm và dấn thân của Bà Shirin Ebadi ...

 Điều ngạc là cựu Tổng thống Lech Walesa, người được giải Nobel Hoà bình 1983 ta cho rằng chọn lựa Shirin Ebadi quả là một "sai lầm lớn". Theo cựu Tổng thống Lech Walesa Giải Nobel Hoà bình 2003 cao quý này phải dành cho Đức Giáo Hoàng Jean Paul II. Nhưng may thay chính Đức Giáo Hoàng Jean Paul II đã quyết định trong diễn văn khen thưởng Bà Ebadi "sự kiện trao cho một phụ nữ và một người phụ nữ Hồi Giáo là lý do chính khiến bản thân tôi vô cùng mãn nguyện."

Tại phi trường Charles De Gaulles trên đường trở lại quê hương, Bà Shirin Ebadi nhấn mạnh : " Giải Nobel Hoà bình tưởng thưởng cho tất cả những người Iran đã đang và sẽ chiến đấu cho nền Dân chủ . Sự kiện này vô cùng quan trọng cho hoạt động của tôi dành cho Nhân quyền và quyền công dân tại Iran (…). Điều này cho tôi thêm can đảm và nghị lực". Bà cũng đề nghị " trao trả tự do càng nhanh càng tốt tất cả những tù nhân lương tâm chính trị tại Iran." Bà cũng phát biểu thêm để vinh danh Đức Giáo Hoàng Jean Paul II : " Tôi cũng vui sướng và cảm thấy vinh danh nếu Ngài được trao phần thưởng này."