Giai thoại giải thưởng Nobel

Vietsciences- Võ Thị Diệu Hằng    31/01/2008
   
 

1-   Những người được giải trẻ nhất cho từng môn
2-   Những người được giải già tuổi nhất cho từng môn
3-   Tuổi trung bình cho mỗi môn (1995)
4-   Những cặp vợ chồng cùng lãnh
5-   Sui gia cùng lãnh
6-   Anh em cùng lãnh
7-   Cha con cùng lãnh
8-   Tiếp tục được lãnh lần thứ hai
9-   Tổ chức quốc tế
10- Từ chối không lãnh

 

1- Những người được giải trẻ nhất cho từng môn:

Vật lý: Sir William Lawrence Bragg 25 tuổi (1915)

Sinh lý học/Y khoa: Sir Frederick G. Banting 32 tuổi (1923)

Koichi Tanaka

Hoá học: Koichi Tanaka , 33 tuổi (2000)

Hòa bình: Rigoberta Menchü Tum 33 tuổi (1992)

Hóa học: Frédéric Joliot 35 tuổi, Irène Curie Joliot 38 tuổi (1935)

Vật lý: Marie Curie,  Sklodowska 36 tuổi (1903)

Văn chương: Rudyard Kipling 42 tuổi (1907)

 

2- Những người được giải già tuổi nhất theo thứ tự

 

Kinh tế: Leonid Hurwicz (2007) 90 tuổi

Văn chương: Doris Lessing (2007) 88 tuổi

Sinh lý học/Y khoa: Francis Peyton Rous (1966)  87 tuổi

Sinh lý học/Y khoa: Karl von Frisch (1973)  87 tuổi

Vật lý: Vitaly L. Ginzburg (2003) 87 tuổi

Hòa bình: Ferdinand Buisson (1927)  86 tuổi

Văn chương: Theodor Mommsen (1902) 85 tuổi

Vật lý: Pyotr L. Kapitsa (1978) 84 tuổi

Hóa học: Charles J. Perdersen  (1987) 83 tuổi

Sinh học: Oliver Smithies (2007) 82 tuổi

 

3- Tuổi trung bình cho mỗi môn

 

Hóa học:  54,24 tuổi

Văn chương: 63,68 tuổi

Hòa bình: 62,31 tuổi

Sinh lý học/Y khoa: 55,88 tuổi

Vật lý: 51,22 tuổi

Trung bình tổng cộng: 57,46 tuổi

4- Những cặp vợ chồng cùng lãnh

Gia đình Joliot: Irène  (con của Pierre và Marie Curie) và chồng là  Frédéric Joliot chung chia giải Hóa học  (1935)

 

Gia đình Curie: Pierre và Marie chung chia giải Vật lý năm 1903

 

Gia đình Cori: Karl Ferdinand và vợ là Gerty Theresa chung chia giải Sinh lý học/Y khoa năm 1947

 

Gia đình Myrdal: Gunnar lãnh giải Kinh tế năm 1974, vợ ông là Alva lãnh giải Hòa bình năm 1982

 

5- Sui gia cùng lãnh:

Marie Curie: lãnh giải Nobel Vật lý năm 1903 và Hóa học năm 1911,con rể là Frédéric Joliot lãnh giải Nobel Hóa học năm 1935

 

Heinrich Wieland : lãnh giải Nobel Hóa học năm 1927, con rể là Feodor Lynen lãnh giải Sinh lý học/Y khoa năm 1964

 

John Howars Northrop nhận giải Nobel Hóa học năm 1946 và con rể Frederic chapman Robbins lãnh giải Sinh lý học/Y khoa năm 1954

 

Alan Hodgkin lãnh giải Sinh lý học/Y khoa năm 1963, cha vợ ông Peyton Rous lãnh Sinh lý học/Y khoa năm 1966

6- Anh em cùng lãnh:

Gia đình Tinbergen: Jan  lãnh giải Kinh tế năm 1969, em ông là Nikolaas được giải Sinh lý học/Y khoa năm 1973

 

7- Cha, mẹ, con cùng lãnh:

Gia đình  Curie: Marie và Pierre Curie lãnh giải Vật lý năm 1903, Marie lãnh giải Hóa học năm 1911, con gái là Irène Curie lãnh giải Nobel Hóa học năm 1935

 

Với giòng họ Kornberg thì giải Nobel hơi giống chuyện gia đình, một gene đã truyền từ đời cha sang đời con. Cha, Arthur, được giải Nobel Y học  năm 1959 nhờ những công trình trên ADN nhưng  đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của Roger, lúc đó chỉ mới 12 tuổi: Roger đã chọn học bộ môn  rất gần với công việc của cha, ARN. Là giáo sư ĐH Stanford (Californie), ông vừa được giải Nobel Hóa học 2006 vì là người đầu tiên sáng tạo hình ảnh chứng  minh sự sao chép gene nơi các eucaryote

 

Gia đình Bragg: Cha: William Henry và con William Lawrence cùng nhận giải Nobel Vật lý năm 1915

 

Gia đình Euler: Hans von Euler-Chelpin lãnh giải Hóa học năm 1929, con trai ông Ulf von Euler, lãnh giải thưởng Sinh lý học/Y khoa năm 1970

 

Gia đình Siegbahn: Mann Siegbahn lãnh giải Nobel Vật lý năm 1924, con trai là Kai Siegbahn lãnh giải Nobel cùng môn, năm 1981

 

Gia đình Bohr: Niels Bohr lãnh giải Nobel Vật lý năm 1922, con trai ông Aage Bohr lãnh giải Nobel năm 1975 cùng  môn

 

Gia đình Thomson: sir Joseph Thomson, giải Nobel Vật lý năm 1906 là cha của sir George Paget Thomson, được  giải  Nobel Vật lý năm 1937

 

8- Tiếp tục được lãnh lần thứ hai

 

Marie curie: Giải thưởng Nobel Vật lý năm 1903 cùng chia giải với chồng bà, Pierre Curie và  H. Becquerel vi tìm ra chất phóng xạ.

Giải Nobel Hóa học năm 1911 cho sự khám phá chất Polonium và Radium

 

John Bardeen: Lãnh giải  Nobel Vật lý  năm 1956 cùng chia với W. H. Brattain và  W. Shokley về việc hiệu chính transistor Germanium

Lãnh giải Nobel Vật lý năm 1972 cùng với L. Cooper và J. R. Schrieffer về  lỳ thuyết về chất siêu dẫn

 

Linus Pauling: Giải  Nobel Hóa học  năm 1954 vể những công trỉnh về tính chất các nối hóa học với những áp dụng cho cơ cấu các phức chất

Giải Nobel Hòa bình năm 1962 cho cuộc đấu tranh theo sự hủy bỏ  khí giới hạch tâm

 

Frederic Sanger : Lãnh giải Nobel Hóa học năm 1958  cho những công trình trên cơ cấu protéine và  insuline

Lãnh giải Nobel Hóa học  năm 1980 chia với W. Gilbert  vè  sự đóng góp  của họ cho việc định rõ những  dây base trong acide nucléique

 

 

9- Tổ chức quốc tế :

HCR Cao ủy liên hiệp quốc cho người tị nạn

Nobel Hòa bình năm 1954

Nobel Hòa bình năm 1981

 

Hôi Hồng Thâp tự:

Nobel Hòa bình năm 1917

Nobel Hòa bình năm 1944

Nobel Hòa bình năm 1963

10- Từ chối không lãnh:

Tự nguyện:

Jean Paul Sartre, giải Nobel Văn chương năm 1964
  Lê Ðức Thọ, giải Nobel Hòa bình năm 1973

 

Vì ép buộc chính trị:

 

Boris Pasternak nhà văn Liên Xô, lúc đầu  nhận lãnh giải Nobel Văn chương năm 1958. Sau đó nhà cầm quyền nước ông từ chối giải
Ba nhà khoa học Ðức được giải Hóa học  bị Adolph Hitler cấm lãnh:

1) Richard Kuhn, giai Nobel Hóa học năm 1938

 

2)  Adolf Friedrich Johann Butenandt  (giải Nobel Hóa học năm 1939)  lãnh giải này

 

3) Gerhard Domagk, Nobel Sinh lý học/Y khoa năm 1939

 

Họ lãnh sau khi chiến tranh thế giới lần  thứ 2 chấm dứt

 


Viết lấn đầu 10/2005, cập nhật 28/10/2006, 10/10/2007, 31/01/2008

           © http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.org  Võ Thị Diệu Hằng