Ralph Bunche
(Hoà bình, 1950)
Cha
làm nghề hớt tóc,
Ralph Bunche
sinh 1903,
lúc 7 tuổi
làm nghề giao hàng . 11 tuổi cha mẹ mất, làm công cho tiệm bánh mì,
và được bà ngoại -sinh ra làm nô lệ tại Texas- đem về
nuôi: "Đừng bao giờ gây chiến, nhưng cũng đừng thụt lùi trước một
cuộc chiến nếu như con đúng lý"
Cũng
đứa cháu người nô lệ đó sẽ được nổi bật nhờ học xuất
sắc và can đảm. Vừa làm vừa học và đậu Master năm 25 tuổi, tiếp theo đậu
Tiến sĩ về Giao thiệp quốc tế. Là người da đen đầu tiên đậu tiến sĩ ở
Havard. Là người đứng hàng đầu trong cuộc hòa
giải cuộc xung đột ở Palestine và ký kết hòa bình (1948)
Rigoberta Menchu Tum (Nobel hòa bình năm1992).
Biết
ơn về việc làm vì công bằng xã hội và văn hoá dân tộc trên cơ bản tôn
trọng quyền lợi thổ dân, Rigoberta Menchu Tum được lãnh giải Nobel hòa bình
năm1992. Người con gái da đỏ trẻ tuổi thất học, bị lưu vong đến Mexique để
tránh những cuộc hành hạ, đã sinh ra trong một gia đình nông dân không
đất đai, chỉ sống lây lất nhờ trồng bắp trên vài mảnh đất nhỏ trên sườn
núi khô cằn.. Với năm anh chị em, cô bé 8 tuổi đã đi hái cà phê và làm
nghề nông từ đồn điền này đến đồn điền khác.
Bà
tặng hết giải thưởng của mình cho tất cả những ai đã hiến cuộc đời của
họ cho Guatamala trở thành đất nước công bằng. Từ năm 1996 bà là đại sứ
tình nguyện cho U.N.E.S.C.O., bà tranh đấu cho nền tự do của những dân
tộc bản xứ (autochtone)
Grazia Deledda (văn chương, 1926)
là con gái trong gia đình mà cha mẹ đều
thất học như số đông dân tộc Sardaigne thời bấy giờ. Vị cha xứ trong làng
giúp bà khám phá dụng cụ chữ viết. Văn hóa và truyền thống xứ Sardaigne là
căn bản của tác phẩm của bà, được nuôi bằng tuổi thơ và tài quan sát bén
nhạy.
Alva
Mirdal (Hoà bình, 1982)
Là
con gái một nhà khai thác nông nghiệp, Alva Mirdal
rất ham đọc
sách và theo đuổi việc học. Cha mẹ bà từ chối không cho bà mượn sách thư
viện vì sợ thiếu vệ sinh. Vậy là đằng sau tiệm sách của một người bạn, bà
tha hồ đọc thỏa thích. Lúc nào cũng đi ngược với ý kiến của cha mẹ, bà đã
giữ chức vụ tuyệt đẹp tại U.N.E.S.C.O. đại sứ rồi bộ trưởng bộ Giải trừ quân
bị (1966-1973) trong chính quyền Thụy Điển. Và bà được giải Nobel hòa bình
cho cuộc đấu tranh vĩnh viễn cho sự giải trừ quân bị: Bỏ cuộc không xứng
đáng làm người.
Wladyslaw Reymont (văn chương, 1924)
Reymont
kể cho chúng ta nỗi đam mê đọc sách và
viết của ông: Lúc sáu tuổi, (...) tôi khám phá ra thư viện nhà thờ xứ có
những cuốn sách vô cùng hay. (...) tôi giấu sách dưới áo và đọc bất cứ chỗ
nào tôi có thể (...) Lúc 22 tuổi (...) tôi phải ở nguyên ngày ngoài trời để
trông coi thợ thuyền, chiều và tối thì ở trong căn phòng lạnh cóng đến
nỗi tôi phải trùm mền kín để viết và phải hơ hũ mực trên ngọn đèn để nó
khỏi đông. (1891).
Sau hai năm trong những điều kiện khó khăn như vậy, ông
đã in ra 6 quyển sách (1893)... và cơ quan đường sắt sa thải ông vì họ cần
người thợ chớ không cần nhà văn. Ông phải trải qua môt thời kỳ khốn khổ
và lang thang. Được báo Le Quotidien của Varsovie thu nhận để viết về
chuyến hành hương tại Czestochowa (1895), Bài phóng sự của ông gây sự chú ý
của giới phê bình.Cuối cùng nghề văn chương đã mở rộng cửa cho ông. Tác phẩm
Les paysans (Những người nông dân) đã làm ông nổi tiếng thế giới.
©
http://vietsciences.free.fr
Nguyễn toàn |