Bài nói chuyện của Thượng Nghị sỹ John McCain tại Học viện Ngoại giao Việt Nam

Vietsciences

 

Address by Senator John McCain
Diplomatic Academy of Vietnam

April 7, 2009

It has been more than five years since I last visited Vietnam, and on this occasion I am reminded again of the extraordinary strides Vietnam has made in recent years. Poverty has fallen dramatically, trade is up, living standards have risen, and Vietnam has normalized relations not only with the United States, but with much of the world. Perhaps emblematic of this progress – and of Vietnam’s future potential on the world stage – is Vietnam’s current membership on the United Nations Security Council.

This remarkable rise has been influenced, I believe, by the willingness here and in the United States to put the past behind us, and to embark on a gradual process of normalizing diplomatic and trade relations between our two countries. We began carefully with cooperation in the search for missing American service personnel. That cooperation, along with Vietnam's withdrawal from Cambodia and the end of the Cold War, fostered a new spirit in Southeast Asia, one that allowed the United States to lift the U.S. trade embargo in 1994 and normalize diplomatic relations with Vietnam in 1995. My friend Pete Peterson was nominated by President Clinton to serve as America’s ambassador in Hanoi in 1996. The U.S. lifted Jackson-Vanik restrictions on Vietnam in 1998 and two years later signed a bilateral trade agreement with Vietnam – one of the most comprehensive bilateral trade agreements both countries had ever negotiated. In 2003, for the first time in nearly 30 years, a U.S. warship, the USS Vandergrift, docked in the port of Saigon in Ho Chi Minh City. A ship of peace. And three years ago, the United States extended Permanent Normal Trading Relations status to Vietnam, paving the way for its entrance into the World Trade Organization. The same year, Vietnam hosted President Bush at the Asia-Pacific Economic Cooperation summit in Hanoi.

It has been a remarkable series of developments, and our two countries have come this very long way together. And yet we would not have come this far were it not for the support of Americans who once served in Vietnam in another time, and for the commitment of those Vietnamese officials who wished to build a better future for their people. America and Vietnam have moved on from the past. Each of us has found, in a new era, a place of friendship for a former adversary.

Today, the hardest work of normalization is behind us. The time has come, I believe, for us to move from the normalization of our bilateral relations to a modernization of our ties commensurate with Vietnam’s rising status in the region and in the world. We should not simply rest on our laurels and allow the relationship to plateau. It is time to take the next step.

The further strengthening of our relationship should occur not only because of the unprecedented economic transformation of Vietnam and the extraordinary progress of our relations in the last two decades, but also because of the historic shift of economic power from the western world to Asia. As the rise of China demonstrates so vividly, Asia is gaining in prosperity relative to the rest of the world with each passing year. In light of this phenomenon, some experts have decreed the American century a thing of the past and have declared this the “Asian century.” To call it such, however, embraces a kind of zero-sum thinking that is itself rooted in the past. U.S. and Asian ascendancy are not mutually exclusive, nor should we let them become so. If leaders on both continents grasp the opportunity inherent in this essential truth, we can usher in an unprecedented era: a 21st century that is both American and Asian. And in this new era, I believe, Vietnam will have a critical role to play.

Vietnam’s economic reforms initiated in 1986 ignited an engine of economic growth that has been the key agent of change. Your increased openness to trade has helped liberate millions of Vietnamese from poverty. This country has moved from the brink of famine in the 1980s to the world’s second-largest rice exporter and second-largest producer of coffee. In the decade that passed between 1992 and 2002, the poverty level in Vietnam was cut nearly in half. Vietnam has brought more people out of poverty, faster, than perhaps any country in history save China. This astonishing progress is the product of reforms that coupled free market principles with the industry and creativity of the Vietnamese people.

Yet today, in the midst of a global recession, we hear voices in the United States and in Asia that condemn globalization, and urge a return to the failed policies of economic isolationism that would not only delay recovery but worsen the current crisis. We must not heed them. They live in the past, and having learned none of its lessons, romanticize a future for the world that would arrest the progress of humanity by rejecting the inevitable changes and opportunities caused by the ever freer flow of goods and services in a global economy. We should not fear the interdependence of a global economy. On the contrary, we should embrace it as the best possible path toward greater prosperity for all. Open markets have been the engine of mankind’s prosperity for centuries and, by seeking the opportunities they offer, they will remain so.

In the United States, the recession and global financial crisis have encouraged the advocates of protectionism. Their influence is evident in the recently enacted “Buy American” legislation and in growing opposition to free trade agreements. The new administration, and those of us in Congress who see the folly in reversing the progress of globalization must show greater resolve in rejecting their counsel. We must advance not retreat. This includes exploring new ways to increase the bilateral trade between the U.S. and Vietnam and expanding free trade benefits to other ASEAN states. As Vietnam makes greater progress on labor issues, we should conclude a Bilateral Investment Treaty with Vietnam and bring Vietnam into the GSP program, which extends duty-free treatment to many imports from developing countries. And together we should enter together the multilateral Trans Pacific Partnership free trade agreement.

Resisting the anti-globalization forces requires certain actions in Vietnam as well. By improving lawful governance and further opening this society, your already dynamic economy will thrive even more. By modernizing your infrastructure and embracing clean environmental principles, Vietnam can reap more of the benefits the global economic system offers. Such steps are, I believe, not simply desirable, but necessary.

Security and economic growth are intimately connected, and a threat to peace is a threat to prosperity. The establishment of military contacts and the visits of U.S. warships to Vietnamese ports are a great step in the right direction. Yet, as the recent harassment of the U.S.S. Impeccable by Chinese vessels indicates, we face new security challenges in this region. The United States has long stood for freedom of navigation throughout the world, and that must include the South China or East Sea. We have an interest in open sea lines of communication in this region, and in the peaceful resolution of disputes in the Spratleys, Paracels and elsewhere.

Increased U.S.-Vietnam defense cooperation serves our mutual interests. Bilaterally, and in concert with America’s other allies and partners in Southeast Asia, including the Philippines, Singapore, and Indonesia, we should explore a multitude of ways to expand our ties. We should work to increase exchanges conducted under the International Military Exchange and Training agreement signed in 2005, and continue discussions about Vietnam’s participation in UN peacekeeping operations. These steps should take place within the context of expanded dialogue between our leaders about the way in which we view the strategic environment throughout Asia.

The Vietnamese military has long enjoyed a reputation for tenacity. In reforming its economy and achieving some of the world’s highest sustained growth rates, the Vietnamese economy has become a model for developing countries across the globe. By forging close ties with a former adversary, and by exercising prudence in its Security Council role, Vietnam has illustrated its global diplomatic influence. Now, I believe, Vietnam has the chance to extend its accomplishments by pursuing progress in the political and social spheres.

This change - which includes expanding social freedoms, allowing greater freedom of expression, releasing all individuals imprisoned for peacefully expressing their views, improving human rights, and widening the scope for political activity – would be of historic magnitude. Tolerance of competing views is a sign of strength, not weakness, and if there is one trait that the people of Vietnam have exhibited over the decades, it is strength. The world has taken note of signs of political change in China, ranging from local elections to a more independent legislature to a more independent and robust judiciary. By taking steps toward greater political liberalization here, Vietnam has the chance not simply to match these accomplishments but to surpass them. You could become a model for others to emulate. And you would ensure that, over time, relations with the United States are anchored not in the shifting sands of mutual economic and security interests, but in the bedrock of shared values.

Vietnam’s leaders are the custodians of extraordinary accomplishments that in a very short time have transformed an economy and a people. You are responsible for protecting and extending those accomplishments, just as America’s leaders are responsible for encouraging the progress of our society. The last century, even with its terrible wars and untold hardships, will surely be considered great among the epochs of history for the overall advance of freedom over its opposite, prosperity over poverty, the rights of all over the privileges of a few. This task is not yet complete, however, not in Washington and not in Hanoi. History has assigned humanity’s further progress to us; to the world’s leaders who have the responsibility to see us through our present difficulties without losing faith in the principles and practices that have advanced the fortunes of mankind beyond the most hopeful expectations of previous generations. That is our shared responsibility, and it is an honor I welcome, as I welcome the privilege today of addressing a new generation of leaders in this country, who with a new generation of leaders in mine, will write a new and better chapter in the history of relations between Vietnam and the United States
 
Bài nói chuyện của Thượng Nghị sỹ John McCain
tại Học viện Ngoại giao Việt Nam

ngày 07/04/2009

Đã hơn năm năm kể từ chuyến thăm Việt Nam gần đây nhất của tôi, và dịp trở lại này gợi cho tôi nhớ về những tiến bộ phi thường mà Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây. Đói nghèo đã giảm nhanh chóng, thương mại đang gia tăng, mức sống đã được nâng lên, và Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ không chỉ với Hoa Kỳ mà với hầu hết các nước trên thế giới. Có lẽ biểu tượng của tiến trình này - và biểu tượng cho triển vọng tương lai của Việt Nam trên trường quốc tế - là vai trò thành viên của Việt Nam hiện nay trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Tôi tin rằng sự thiện chí ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ nhằm gác lại quá khứ và mở ra một tiến trình từng bước bình thường hoá quan hệ ngoại giao và thương mại giữa hai nước đã có tác động tới sự phát triển vượt bậc này. Chúng ta đã bắt đầu thận trọng với sự hợp tác trong việc tìm kiếm những người Mỹ mất tích. Sự hợp tác đó, cùng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, đã cổ vũ cho một luồng sinh khí mới ở Đông Nam Á, cho phép Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận thương mại năm 1994 và bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1995. Bạn của tôi, ngài Pete Peterson, đã được Tổng thống Clinton cử làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội năm 1996. Hoa Kỳ cũng dỡ bỏ các hạn chế thương mại Jackson-Vanik đối với Việt Nam năm 1998 và ký hiệp định thương mại song phương với Việt Nam hai năm sau đó – một trong những hiệp định thương mại song phương bao quát nhất mà hai nước từng thương lượng. Năm 2003, lần đầu tiên sau gần 30 năm, một tàu chiến của Hoa Kỳ, tàu USS Vandergrift, đã cập cảng Sài Gòn ở thành phố Hồ Chí Minh. Đó là con tàu của hoà bình. Cách đây ba năm, Hoa Kỳ trao cho Việt Nam Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn, mở đường cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Cũng trong năm đó, Việt Nam đón Tổng thống Bush tham dự Hội nghị Thượng định Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tại Hà Nội.

Đó là một loạt những bước phát triển nổi bật và hai nước chúng ta đã cùng chung bước trên con đường dài đó. Và có lẽ chúng ta đã không tiến được xa đến vậy nếu như không có sự ủng hộ của những người Mỹ đã từng phục vụ ở Việt Nam trước đây, cũng như sự cam kết của các quan chức Việt Nam mong muốn xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho dân tộc mình. Hoa Kỳ và Việt Nam đã bước ra khỏi quá khứ. Mỗi nước đã tìm ra, trong một kỷ nguyên mới, một chỗ đứng của tình hữu nghị dành cho kẻ thù năm xưa.

Giờ đây, công việc bình thường hoá quan hệ khó khăn nhất đã lùi lại phía sau. Tôi tin rằng, đã đến lúc chúng ta chuyển từ việc bình thường hoá quan hệ song phương sang hiện đại hoá những liên kết giữa hai nước cho tương xứng với vị thế ngày càng tăng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Chúng ta không nên chỉ tự thoả mãn với thành công và để cho mối quan hệ hệ ở mức bão hoà. Đã đến lúc cần có bước đi mới.

Việc tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa hai nước không nên chỉ vì sự chuyển đổi kinh tế chưa từng thấy của Việt Nam và tiến bộ vượt bậc trong quan hệ giữa hai nước trong hai thập kỷ qua, mà còn vì sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế mang tính lịch sử từ phương Tây về châu Á. Mỗi năm qua đi, châu Á lại càng trở nên thịnh vượng hơn so với phần còn lại của thế giới mà sự lớn mạnh của Trung Quốc là minh chứng rõ rệt. Chính vì hiện tượng này, một số chuyên gia đã cáo chung cho thế kỷ của Hoa Kỳ và tuyên bố đây là “thế kỷ của châu Á”. Tuy nhiên, cách gọi như vậy đi theo tư duy “được ăn cả, ngã về không,” một kiểu tư duy mà bắt rễ từ quá khứ. Thế lực của Hoa Kỳ và châu Á không loại trừ lẫn nhau và chúng ta cũng không muốn để xảy ra như vậy. Nếu lãnh đạo của cả hai châu lục nắm lấy cơ hội sẵn có trong chân lý cốt tử này, chúng ta có thể bước sang một kỷ nguyên chưa từng biết tới: một thế kỷ 21 của cả Hoa Kỳ và châu Á. Và trong kỷ nguyên này, tôi tin rằng Việt Nam sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Những đổi mới kinh tế của Việt Nam năm 1986 đã tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế, hạt nhân then chốt của sự thay đổi. Sự tăng cường mở cửa đối với thương mại của Việt Nam đã giúp hàng triệu người Việt Nam thoát khỏi đói nghèo. Đất nước các bạn đã vươn lên từ bờ vực của nạn đói vào những năm 1980 trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai và sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Trong một thập kỷ từ 1992 đến 2002, mức nghèo đói ở Việt Nam đã giảm đi gần một nửa. Có lẽ Việt Nam đã đưa được nhiều người dân thoát ra khỏi đói nghèo hơn và nhanh hơn bất kỳ nước nào khác trong lịch sử, trừ Trung Quốc. Tiến bộ bất ngờ này là kết quả của những đổi mới trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên lý của thị trường tự do với sự cần cù và sáng tạo của dân tộc Việt Nam.

Tuy vậy, ngày nay, trong cuộc suy thoái toàn cầu, chúng ta nghe đâu đó ở Hoa Kỳ và châu Á những lời chỉ trích toàn cầu hoá và thúc giục quay trở lại với những chính sách cô lập kinh tế vốn đã từng thất bại và sẽ không những làm cho phục hồi chậm chạp hơn mà còn làm cho cuộc khủng hoảng hiện nay thêm sâu sắc. Chúng ta không nên nghe theo họ. Họ vẫn đang sống với quá khứ, và khi không học được bài học nào của quá khứ, họ đang lãng mạn hoá một tương lai của thế giới mà ở đó sự tiến bộ của nhân loại sẽ bị chặn lại bằng sự chối bỏ những thay đổi và cơ hội không thể cưỡng lại nhờ lưu thông hàng hoá và dịch vụ tự do hơn bao giờ hết trong một nền kinh tế toàn cầu. Người lại, chúng ta đi theo con đường tự do đó vì nó là con đường tốt nhất đem lại thịnh vượng hơn nữa cho tất cả chúng ta. Các thị trường mở từng là động lực cho sự thịnh vượng của nhân loại hàng thế kỷ qua và chúng sẽ tiếp tục là động lực nếu chúng ta kiếm tìm những cơ hội mà chúng đem lại.

Ở Hoa Kỳ, cuộc suy thoái và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cỗ vũ cho những người theo chủ nghĩa bảo hộ. Ảnh hưởng của họ thể hiện rõ trong đạo luật “Mua hàng Mỹ” mới thông qua gần đây và sự phản đối ngày càng tăng đối với các hiệp định thương mại tự do. Chính quyền mới, và những dân biểu trong Quốc hội như chúng tôi thấy rõ sự điên rồ trong việc đi ngược lại tiến trình toàn cầu hoá phải tỏ rõ quyết tâm hơn nữa bác bỏ luận điểm của họ. Chúng ta phải tiến mà không lui. Bước tiến này gồm cả tìm kiếm những cách thức mới để tăng cường quan hệ thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đồng thời mở rộng những lợi ích của thương mại tự do với các nước ASEAN khác. Khi Việt Nam có những tiến bộ lớn hơn trong các vấn đề về lao động, chúng tôi sẽ hoàn tất Hiệp ước Đầu tư Song phương với Việt Nam và đưa Việt Nam vào Chương trình GSP, một chương trình miễn thuế cho nhiều mặt hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Và hai nước cũng sẽ cùng tham gia hiệp định tự do thương mại đa phương Đối tác Liên Thái Bình Dương.

Chống lại những thế lực phản đối toàn cầu hoá cũng đòi hỏi Việt Nam có những hành động nhất định. Bằng việc củng cố nền cai trị bằng luật pháp và một xã hội cởi mở hơn, nền kinh tế năng động của các bạn sẽ còn thịnh vượng hơn nữa. Bằng hiện đại hoá hạ tầng và theo đuổi những nguyên tắc về môi trường trong sạch, Việt Nam có thể giành thêm những lợi ích mà hệt thống kinh tế toàn cầu đem lại. Tôi cho rằng, những bước đi đó không chỉ là mong muốn mà còn cần thiết.

An ninh và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ mật thiết, và nguy cơ đối với hoà bình là nguy cơ cho sự thịnh vượng. Sự thiết lập các mối liên hệ và các chuyến thăm của tàu chiến Hoa Kỳ tới các cảng của Việt Nam là những bước đi tích cực và đúng hướng. Tuy nhiên, như thể hiện trong vụ xâm hại của các tàu Trung Quốc với tàu U.S.S. Impeccable, chúng ta đang đối mặt với những thách thức an ninh mới trong khu vực. Hoa Kỳ từ lâu đã ủng hộ quan điểm tự do đi lại trên toàn thế giới và sự tự do này phải bao gồm cả ở Nam Trung Hoa hay Biển Đông. Chúng tôi có lợi ích trong lưu thông đường biển tự do trong khu vực và trong việc giải quyết hoà bình những tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường Sa và các vị trí khác.

Hợp tác quốc phòng được củng cố giữa Hoa Kỳ và Việt Nam phục vụ lợi ích cả hai bên. Song phương và phối hợp với các đồng minh và đối tác khác của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á như Philippines, Singapore Indonesia, chúng ta cần tìm nhiều phương thức khác nhau để mở rộng quan hệ. Chúng ta cần phối hợp để tăng cường trao đổi thông qua hiệp định Huấn luyện và Trao đổi Quân sự ký năm 2005 tiếp tục các cuộc đối thoại về việc Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc. Những bước đi này cần diễn ra trong bối cảnh đối thoại mở rộng giữa lãnh đạo hai nước về cách thức chúng ta nhìn nhận về môi trường chiến lược trên toàn châu Á.

Quân đội Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng về sự kiên cường. Khi cải cách nền kinh tế và đạt được tốc độ tăng trưởng liên tục thuộc hàng cao nhất giới, nền kinh tế Việt Nam đã trở thành mô hình cho nhiều nước phát triển trên toàn cầu. Nhờ thắt chặt quan hệ với kẻ thù xưa và khôn khéo trong vai trò tại Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã chứng tỏ được ảnh hưởng ngoại giao toàn cầu của mình. Tôi tin rằng, Việt Nam đang có cơ hội để tiếp tục những thành tựu của mình bằng việc theo đuổi những tiến bộ trong lĩnh vực chính chị và xã hội.

Sự thay đổi này – bao gồm mở các quyền tự do xã hội, cho phép tự do ngôn luận rộng rãi hơn, trả tự do cho tất cả các cá nhân bị cầm tù vì thể hiện chính kiến của mình một cách hoà bình, cải thiện nhân quyền, và mở rộng phạm vi hoạt động chính trị - sẽ có tầm vóc lịch sử. Khoan dung với những quan điểm khác nhau là biểu hiệu của sức mạnh, không phải điểm yếu, và nếu có một nét nào đó dân tộc Việt Nam đã thể hiện trong những thập kỷ qua, đó chính là sức mạnh. Thế giới đã từng lưu ý về những dấu hiệu về biến đổi chính trị ở Trung Quốc, từ bầu cử ở địa phương cho tới nền lập pháp tự chủ hơn và nền tư pháp liêm khiết và độc lập hơn. Bằng những bước tự do hoá chính trị mạnh mẽ hơn, Việt Nam có cơ hội không chỉ theo kịp những thành tựu đó mà còn vượt qua chúng. Việt Nam có thể trở thành một mô hình để các nước khác noi theo. Và Việt Nam sẽ đảm bảo rằng, theo thời gian, quan hệ với Hoa Kỳ được gắn kết không phải trên cơ sở còn biến động của các lợi ích chung về kinh tế và an ninh, mà trên nền tảng của những giá trị chung.

Những nhà lãnh đạo Việt Nam là những người gìn giữ những thành tựu phi thường mà chỉ trong một thời gian ngắn đã chuyển đổi cả một nền kinh tế và một dân tộc. Quý vị có trách nhiệm bảo vệ và mở rộng những thành quả đó, như các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có trách nhiệm cổ vũ cho những tiến bộ của xã hội Mỹ. Thế kỷ trước, dù với những cuộc chiến và gian lao chưa kể hết, chắc chắn sẽ được coi là vĩ đại trong các giai đoạn của lịch sử vì sự vượt lên của tự do trên sự kìm kẹp, thịnh vượng trên sự đói nghèo, quyền của mọi người trên những đặc quyền của thiểu số. Tuy nhiên, nhiệm vụ này vẫn chưa hoàn thành, ở cả Washington và Hà Nội. Lịch sử đã trao nhiệm vụ thúc đẩy hơn nữa tiến bộ của loài người vào tay chúng ta; vào những nhà lãnh đạo của thế giới có trách nhiệm giúp chúng ta vượt qua những khó khăn hiện nay mà không từ bỏ niềm tin vào những nguyên lý và thực tiễn đã từng đưa vận mệnh của nhân loại vượt lên trên những khát vọng của các thế hệ đi trước. Đó chính là trách nhiệm chung của chúng ta, và đó là một vinh dự mà tôi mong chờ, như tôi mong chờ vinh dự hôm nay được nói chuyện với một thế hệ những nhà lãnh đạo mới của đất nước này, những người cùng với thế hệ lãnh đạo mới ở đất nước tôi, sẽ viết nên một chương mới tốt đẹp hơn trong lịch sử quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
 
            ©  http://vietsciences.free.frr  và http://vietsciences.org