Chương trình Đức ngữ
Tiếng Đức hiện nay là tiếng mẹ đẻ của khoảng 120
triệu người trên thế giới. Nếu tính riêng châu Âu
thì số
người có tiếng mẹ đẻ là tiếng Đức chiếm phần lớn
nhất. Thật vậy, tiếng Đức là ngôn ngữ chính thống ở
Đức, Áo và Thụy Sĩ (17 trong 24 tỉnh). Ngoài ra
người ta còn nói tiếng Đức ở các nước khác như
Liechtenstein (nằm giữa Thụy Sĩ và Áo), Luxemburg
(nằm giữa Pháp, Bỉ và Đức), nhiều vùng lớn ở Bắc Ý,
Đông Bỉ và Đông Pháp. Cạnh đó còn phải kể các "ốc
đảo" nói tiếng Đức rải rác ở Đông Âu và Hoa Kỳ, là
những nơi mà nhiều thế kỷ trước dân Đức đến lập
nghiệp và đến nay vẫn bảo tồn được tiếng mẹ đẻ. Do
đó mà hiện nay tiếng Đức, bên cạnh tiếng Nga, cũng
là ngôn ngữ giao lưu được sử dụng nhiều nhất ở châu
Âu, vượt xa cả tiếng Anh.
Về văn hóa, tính chung mỗi năm có trên dưới 60
ngàn tựa sách mới được xuất bản bằng tiếng Đức,
chiếm khoảng 18% tổng số toàn thế giới, chỉ sau
tiếng Anh và tiếng Hoa (và tính ra nhiều hơn số tựa
sách mới được xuất bản tại Mỹ đến cả 30%!). Việc
biên soạn và đăng tải các công trình khoa học kỹ
thuật bằng tiếng Đức cũng rất phổ biến, chỉ đứng sau
tiếng Anh. Trong thương mại hay du lịch cũng vậy,
nhất là từ khi Liên minh châu Âu (EU) mở rộng ra
Trung và Đông Âu, vai trò của tiếng Đức ngày càng
trở nên quan trọng hơn. Cộng vào đó, do có rất nhiều
sinh viên từ các nước châu Phi, châu Á hay Trung
Đông sang Đức du học mà tiếng Đức lại có dịp được
phổ biến thêm trong những môi trường mới này. Ngay
cả trên Internet, số lượng các trang bằng tiếng Đức
chỉ đứng sau tiếng Anh, còn lại thì vượt xa các ngôn
ngữ khác.
Hiện nay trên khắp thế giới ước tính có khoảng 16
triệu người đang học ngoại ngữ là tiếng Đức. Vì với
tiếng Đức bạn không chỉ có thể tiếp cận được với một
trong những nền văn hóa lớn của phương Tây mà còn
tận dụng được nhiều cơ hội trong công việc làm ăn
nữa.
Người Việt học tiếng Đức có khó không?
Trái với chính lối nghĩ của người Đức, học tiếng
Đức không phải là chuyện khó lắm. Nếu bạn đã có một
số vốn liếng ngoại ngữ Tây phương như tiếng Pháp hay
tiếng Anh chẳng hạn thì việc học tiếng Đức có thể dễ
dàng hơn đôi chút. Thí dụ như đã quen với chuyện các
danh từ tiếng Pháp có giới tính (và do đó mà biến
thể lúc dùng trong câu) thì khi gặp tiếng Đức sẽ bớt
bị bỡ ngỡ. Ai thạo tiếng Anh thì sẽ nhận ra rất
nhiều từ vựng tương đối quen thuộc trong tiếng Đức
vì hai ngôn ngữ này có cùng nguồn gốc. Nếu bạn biết
phát âm các âm trong tiếng Pháp thì sẽ dễ dàng phát
âm phần lớn các âm trong tiếng Đức. Mặt khác, các từ
tiếng Đức thường có khuynh hướng nhấn giọng những âm
đầu giống như trong tiếng Anh. Và nếu có căn bản
tiếng La Tinh thì học ngữ pháp tiếng Đức không có gì
khó khăn nữa cả.
Nhưng đó chỉ là dễ dàng cho lúc đầu thôi. Theo
kinh nghiệm và quan sát của riêng tôi, ngay cả người
có tiếng mẹ đẻ là tiếng Pháp hay tiếng Anh không hẳn
là sẽ học tiếng Đức nhanh hoặc giỏi hơn người Việt
mình (người Pháp nói tiếng Đức hầu như lúc nào cũng
có giọng Pháp rất buồn cười, người Anh thì chính vì
sự gần gũi ngôn ngữ mà thường dùng từ hay thành ngữ
sai, ngay cả trong các bản dịch của các nhà xuất bản
lớn). Mặt khác, tuy cũng lâu đời như tiếng Anh nhưng
cách viết tiếng Đức chỉ mới được chuẩn hóa thực sự
từ thế kỷ 15-16, và mới đây họ lại vừa cải cách lại
chính tả - mà chắc cũng chưa phải là lần cuối. Do đó
mà cũng như chữ Quốc ngữ, tiếng Đức có vẻ "hợp lý"
vì phần lớn viết sao đọc vậy và hầu như có thể "đánh
vần" giống tiếng Việt mình vậy (không như tiếng Anh,
viết một đàng đọc một nẻo!). Rất nhiều âm tiếng Đức
giống như âm tiếng Việt: chẳng hạn
ch trong
một số trường hợp phát âm rất giống
kh của
tiếng Việt; âm h cũng vậy,
không "câm" như
trong tiếng Pháp, Ý.
Trên đây chỉ là vài thí dụ nhỏ theo cách nhìn chủ
quan của tôi thôi. Học tiếng Đức - cũng như học các
ngoại ngữ khác - cần nhất là phải thực tập nhiều,
nhất là về khả năng nghe/hiểu và nói. Hy vọng bài
viết này có thể giúp các bạn hình dung được phần nào
ngôn ngữ này, và có khi làm bạn tò mò tìm đến nó
nữa.
Mẫu tự
Mẫu tự Đức gồm 30 chữ cái (Buchstabe) sau đây
(bấm vào dấu
trước mỗi chữ để nghe):
|
a |
|
|
k |
|
|
t |
|
ä |
|
|
l |
|
|
u |
|
b |
|
|
m |
|
|
ü |
|
c |
|
|
n |
|
|
v |
|
d |
|
|
o |
|
|
w |
|
e |
|
|
ö |
|
|
x |
|
f |
|
|
p |
|
|
y |
|
g |
|
|
q |
|
|
z |
|
h |
|
|
r |
|
i |
|
|
s |
|
j |
|
|
ß |
Đây chỉ là cách đọc các chữ cái để tạo cho bạn
một khái niệm đầu tiên về âm tiếng Đức thôi. Phạm vi
bài này không thể giới thiệu hết cách phát âm các
nguyên âm (khi nào "ngắn", khi nào "dài"), phụ âm
(cũng có khi vầy khi khác), ngoài ra cũng như trong
các thứ tiếng khác lại còn có những nguyên âm kép,
phụ âm kép v.v. (và theo tôi quan niệm, khó ai có
thể học ngôn ngữ chỉ qua bài vở, dù là có hay và đầy
đủ cách mấy - ngoại trừ các cổ ngữ). Tuy vậy, các
bạn đã có thể biết người Đức gọi tên các hiệu xe VW
(viết tắt của Volkswagen) và BMW (Bayerische Motoren
Werke) ra sao.
Ở trên chắc các bạn đã nhận thấy chỉ có
ä,
ü, ö và
ß là những chữ cái đặc
biệt của tiếng Đức. Ngoại trừ ß - có lẽ vì
không bao giờ đứng ở đầu một từ - chúng đều có dạng
viết thường và viết hoa. Dưới đây các bạn sẽ thấy
tiếng Đức viết hoa nhiều lắm! Nếu ai không có bàn
phím Đức thì để đánh được đúng những chữ đặc biệt
này phải dùng đến bảng ký hiệu (như trong MS Word
chẳng hạn) hay đánh qua mã số ASCII 8bit. Hoặc giống
như ngày xưa, thuở máy tính còn phôi thai, ASCII
8bit với những mã chữ này còn chưa phổ biến và dĩ
nhiên là chưa có Unicode, bạn có thể đánh thế
ä
thành
ae,
ö thành
oe, ü
thành ue
và ß
thành ss. Tuy
nhiên có nhiều trường hợp viết như vậy là sai chính
tả, phát âm cũng khác hoặc có khi khác cả nghĩa nữa
(tương tự như viết tiếng Việt thiếu dấu giọng). Mặc
dù vậy, ở Thụy Sĩ ngày nay, người ta hầu như thay
hẳn ß bằng ss.
Đại từ nhân xưng (Personalpronomen)
Tương tự như các ngôn ngữ khác, đại từ nhân xưng
trong tiếng Đức có thể chia ra là 3 ngôi (Person),
và phân biệt số nhiều (Plural) hay số ít (Singular),
giống cái (feminin), giống đực (maskulin) và trung
tính (neutral):
|
ngôi |
tiếng Đức |
tiếng Anh |
tiếng Pháp |
số ít |
1. |
ich |
I |
je |
2. |
du |
you |
tu |
3. |
er
(maskulin),
sie (feminin),
es (neutral) |
he
(masculine),
she (feminine),
it (mostly for objects) |
il (masculin),
elle (féminin)
|
số nhiều |
1. |
wir |
we |
nous |
2. |
ihr |
you |
vous, vous (formel) |
3. |
sie, Sie
(formell) |
they |
ils, elles |
Qua bảng đối chiếu trên chúng ta dễ thấy rằng
tiếng Đức rất gần với tiếng Anh (vì thật ra tiếng
Anh chính là một phương ngữ của tiếng Đức cổ, du
nhập vào các đảo ở Anh rồi thời gian sau đó hòa trộn
với tiếng Đan Mạch xưa mà thành).
Tuy vậy cũng có vài điểm khác biệt:
-
đại từ ngôi thứ 3 số ít
es trong
tiếng Đức tuy tương ứng với it của tiếng
Anh, nhưng phải sử dụng đúng trong trường hợp
thay thế cho một danh từ trung tính (neutral),
cho dù danh từ đó có là đồ vật, khái niệm hay
con người.
-
đại từ ich trong tiếng Đức không luôn
luôn viết hoa như I trong tiếng Anh, trừ
khi đứng đầu câu hay dùng như danh từ (das
Ich=cái tôi).
-
tiếng Đức lại còn có đại từ cho cách gọi
trang trọng hay nghi thức là
Sie (lúc nào
cũng viết hoa, cho dù ở giữa câu). Cách gọi
Sie này tương tự như vous của tiếng
Pháp, dùng gọi người đối diện (và dùng chung cho
một người hay nhiều người, nam hay nữ không phân
biệt). Nhưng (nhất là ai biết tiếng Pháp) phải
để ý là về mặt ngữ pháp
Sie
là đại từ
ngôi thứ 3 số nhiều (ở vài địa phương có khi
người ta còn nói "trỏng", gọi người đối diện
bằng er, tức là ngôi thứ 3 số ít, tuy khá
hiếm). Thật ra tiếng Anh cho đến khoảng 1600
(thời Shakespeare) vẫn còn lối gọi trang trọng
thou (số ít) và ye (số nhiều),
song song với dạng thân mật you mà sau
này dần dần đẩy lùi hai dạng kia.
Thêm vào đó có vài điểm nên để ý là
-
trong tiếng Đức ngôi thứ 3 số ít giống cái
sie (=bà ta, cô ấy, v.v.) giống y như
ngôi thứ 3 số nhiều (tuy khác nghĩa, khác cách
chia động từ và khác cách biến thể, sẽ đề cập
sau).
-
trong khi đó ngôi thứ 3 số nhiều
sie
(=họ, những thứ này, bọn ấy, v.v.) dùng chung
cho cả giống cái, giống đực và trung tính (giống
tiếng Anh điểm này, không phân biệt giới tính,
nhưng khác với tiếng Pháp).
Và chắc hẳn là để người học đừng coi thường, cho
là tiếng Đức quá dễ (!), ihr (=tụi bay, mấy
cô, các anh v.v.) lại giống hệt như
ihr (=cho
cô ấy, với bà ta, v.v., tương ứng với
her
trong tiếng Anh) đại từ nhân xưng ngôi thứ 3, số ít,
giống cái ở thể Dativ, và cũng giống
ihr
(chẳng hạn
ihr Buch=quyển sách của cô ấy, của
tụi nó v.v.) là tính từ sở hữu (Possessivadjektiv)
tương ứng với sie
ở thể Nominativ hay
Akkusativ!
Có vẻ rắc rối thật, nhưng đừng lo, về sau các bạn
sẽ thấy thực ra tiếng Đức rất rõ ràng và khoa học,
không dễ lộn đâu! Và nhờ đó mà diễn đạt trong tiếng
Đức rất chính xác và lại uyển chuyển hơn hẳn tiếng
Anh hay tiếng Pháp nữa.
Danh từ (Substantiv)
Như trên đã có nói sơ, danh từ tiếng Đức có một
trong 3 giới tính (Genus): giống cái (Femininum),
giống đực (Maskulinum) và trung tính (Neutrum),
tương tự như tiếng La Tinh, tiếng Hy Lạp hay tiếng
Nga (các ngôn ngữ Bắc Âu hay Hòa Lan còn phân biệt
thêm một loại giới tính "chung" nữa!). Danh từ trong
tiếng Đức lại có thể thay đổi tùy dạng số ít hay số
nhiều (Numerus), và còn biến thể tùy theo công dụng
trong câu (Kasus) nữa. Ba thứ này Genus, Numerus và
Kasus kiểm soát và xác định hoàn toàn hình thái của
các danh từ.
Biến thái ra sao đi nữa thì các danh từ tiếng Đức
hầu như đều giữ đặc điểm là khi nào cũng viết hoa,
không chỉ khi đứng đầu câu, và không chỉ khi là danh
từ riêng. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các động
từ hay tính từ khi được dùng như danh từ. Cũng như
người ta hay nói "trên nguyên tắc", ở đây cũng có
vài ngoại lệ, thí dụ như:
ein paar Zigaretten
(vài điếu thuốc) -
theo nghĩa này paar không viết hoa, dù là
danh từ
ein Paar Schuhe (một đôi giày) - theo nghĩa
này Paar lại
viết hoa
Thông thường danh từ có mạo từ (Artikel) đi cùng.
Ở đây chúng ta chỉ làm quen với các mạo từ xác định
như der (giống đực),
die (giống cái),
das (trung tính) và các mạo từ bất định tương
ứng ein, eine, ein:
das Buch - cuốn sách (này),
die
Bücher - những quyển sách (này)
ein Buch - một quyển sách (nào đó hay nói
chung), einige Bücher - một vài quyển sách
Die là mạo từ số nhiều, dùng chung cho cả
3 giới tính, còn ein paar, einige
(một
vài/some/quelques), mehrere
(nhiều/several/plusieurs), viele
(nhiều/many/beaucoup) là một vài từ chỉ số nhiều bất
định thông dụng, danh từ đi cùng phải thành số
nhiều.
Dưới đây là một vài thí dụ khác (trong thể
Nominativ, tức là danh từ lãnh vai trò chủ từ):
|
Singular |
Plural |
|
Feminina |
die Schale/eine Schale
die Mutter/eine Mutter
die Treue |
die Schalen/(viele) Schalen
die Mütter/(einige) Mütter
- |
cái tô
người mẹ
sự trung thành (không có số nhiều) |
Maskulina |
der Krug/ein Krug
der Briefträger/ein Briefträger
der Traum/ein Traum |
die Krüge/(mehrere) Krüge
die Briefträger/(einige) Briefträger
die Träume/(viele) Träume |
cái vại (uống bia chẳng hạn)
người phát thư
giấc mơ |
Neutra |
das Glas/ein Glas
das Mädchen/ein Mädchen
das Gebäude/ein Gebäude |
die Gläser/(viele) Gläser
die Mädchen/(einige) Mädchen
die Gebäude/(ein paar) Gebäude |
cái ly
em bé gái
tòa nhà |
Cũng có khi danh từ chỉ đứng một mình mà không
dùng đến mạo từ như:
Frankreich hat eine größere
Fläche als Deutschland. (Pháp có diện tích
lớn hơn Đức.)
Frankreich và Deutschland đều cùng
là danh từ (riêng) trung tính. Nhưng không phải lúc
nào tên một quốc gia cũng trung tính, và không dùng
mạo từ:
Die Schweiz hat eine viel
kleinere Fläche als Frankreich. (Thụy Sĩ có diện
tích nhỏ hơn Đức nhiều.)
và ngược lại trong trường hợp sau đây người ta
lại nói
Das ist das schöne Frankreich!
(Đây là nước Pháp xinh đẹp!)
có sử dụng mạo từ.
Theo tôi nhận thấy, giới tính của danh từ trong
tiếng Đức tốt nhất là phải học thuộc lòng:
- giới tính của một danh từ (Genus) nếu có
liên quan gì đến giới tính tự nhiên (Sexus) thì
chỉ là ngẫu nhiên: der Mann
- người đàn
ông, das Weib - đàn bà,
das
Mädchen - cô gái
- cũng khó suy từ tiếng Pháp chẳng hạn, nếu
bạn đã biết tiếng Pháp:
der Tisch - la
table - cái bàn, das Dutzend - la
douzaine - một chục
-
thật ra cũng có một số quy tắc hoặc mẹo để
nhớ giới tính của vài loại danh từ, nhưng thường
thì lúc nào cũng phải học thuộc lòng thêm những
ngoại lệ của các quy tắc đó, tính ra lại tốn
công nhiều hơn! (Tuy vậy tôi cũng sẽ nêu ở phần
dưới một vài quy tắc đáng tin cậy cho các bạn
tham khảo.)
Và đã bỏ công học thì nên học thuộc lòng luôn
dạng số nhiều của các danh từ nữa, vì phần lớn chúng
cũng không theo quy luật nào nhất định (xem các thí
dụ trong bảng ở trên).
Chắc các bạn tự hỏi tại sao giới tính các từ
trong tiếng Đức (và nhiều thứ tiếng khác) phiền phức
như vậy mà không bị đào thải như trong tiếng Anh cho
dễ học? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta xem thí dụ
này:
Das Glas fiel auf die Schale, aber
es zerbrach nicht! (Cái ly rớt lên cái tô,
nhưng nó không bể!)
Đọc câu dịch ra tiếng Việt chắc các bạn đã hiểu
câu trả lời ra sao rồi: do đại từ "nó" trong tiếng
Việt không biểu hiện được chính xác cái ly hay cái
tô nên không thể chắc chắn từ câu này mà suy ra cái
gì không bể. Còn câu tiếng Đức thì cũng chỉ bao
nhiêu đó mà lại diễn tả rất chính xác là cái ly
không bể: "es" là đại từ trung tính nên chỉ có thể
biểu hiện "das Glas" và hoàn toàn không liên quan gì
đến "die Schale" cả. Câu tương đương như vậy trong
tiếng Anh sẽ là
The glass fell onto the bowl, but it
did not break!
và người đọc người nghe cũng mắc phải nghi vấn
như trường hợp tiếng Việt. Nếu muốn thể hiện đúng ý
thì không thể diễn đạt ngắn gọn được như trong tiếng
Đức mà phải nói rườm rà hơn, chẳng hạn:
The glass fell onto the bowl, but the glass
did not break! (Cái ly rớt lên cái tô, nhưng cái
ly không bể!)
(Còn tiếp)
|