Apologie de Socrate - Socrate tự biện

Vietsciences- Phạm Trọng Luật -  Platon      (Victor Cousin, 1822) 

 

Bài song ngữ Pháp - Việt  Nguyên bản và những bài dịch Việt, Anh, Đức
  1. Đoạn 1
  2. Đoạn 2
  3. Đoạn 3
  4. Đoạn 4
  5. Đoạn 5

Tiểu sử của Socrate
Tiểu sử của Platon
Socrate tự biện (Tiếng Việt)
The Apology of Socrates (Tiếng Anh)
Πλάτωνος Ἀπολογία Σωκράτους(NB  Platon)
Die Apologie des Sokrates
Những mẩu chuyện về Socrate

Năm 399 trước Tây lịch, Socrate bị ba công dân Athènes là Mélètos, Anytos và Lycon truy tố về tội «làm thanh niên hư hỏng» và «thay thế các vị thần của thành quốc bằng ngoại thần». Theo luật pháp của Athènes, kẻ bị buộc tội có thể tự biện hộ hay đọc bài cãi do người khác viết giúp. Ông chọn giải pháp đầu, và sau một phiên xử mang danh nghĩa công lý song thực chất là chính trị, đã bị kết án phải uống thuốc độc. Nhưng cũng từ đó, Socrate hoá thân thành mẫu mực bất tử, bài tự biện của ông do Platon ghi lại trở thành tác phẩm văn học và triết học gối đầu giường, «trường hợp Socrate» không ngừng chất vấn lương tâm con người, đồng thời đặt ra một câu hỏi lớn về công lý cho mọi chế độ chính trị.

Để chuyển ngữ tác phẩm lý thú này, chúng tôi chủ yếu dựa trên bản dịch tiếng Pháp của Victor Cousin (Apologie de Socrate, 1822), và bản dịch tiếng Anh của Benjamin Jowett (The Apology of Socrates, 1892), cả hai đều có thể tìm thấy dễ dàng trên Internet. Tuy nhiên, ở một số đoạn, chúng tôi đã sử dụng song song các bản dịch Pháp ngữ mới của Emile Chambry hoặc Luc Brisson, khi thấy cần phải diễn tả giản dị, trong sáng hoặc gần gũi hơn với tiếng Việt.

Socrate (-470 ; -399) Platon (-427; - 347) Victor Cousin (1792-1867)

Người hầu mang đến cho ông ly chứa nước cốt cây ciguë (1)

Socrate tường thuật nguồn gốc của sự vu khống mà ông là nạn nhân, chất vấn Mélètos, và đặt vấn đề công lý.

DEUXIEME PARTIE   PHẦN HAI - Đoạn 4
[Ici les juges avant été aux voix, la majorité déclare que Socrate est coupable. Il reprend la parole : ]

[35e] Le jugement que vous venez de
[36a] prononcer, Athéniens, m'a peu ému, et par bien des raisons; d'ailleurs je m'attendais à ce qui est arrivé. Ce qui me surprend bien plus, c'est le nombre des voix pour ou contre; j'étais bien loin de m'attendre à être condamné à une si faible majorité; car, à ce qu'il paraît, il n'aurait fallu que trois voix de plus pour que je fusse absous. Je puis donc me flatter d'avoir échappé à Mélitus, et non-seulement je lui ai échappé, mais il est évident que si Anytus et Lycon ne se fussent levés pour m'accuser, il aurait été condamné à payer [36b] mille drachmes, comme n'ayant pas obtenu la cinquième partie des suffrages.

C'est donc la peine de mort que cet homme réclame contre moi; à la bonne heure; et moi, de mon côté, Athéniens, à quelle peine me condamnerai-je ? Je dois choisir ce qui m'est dû; Et que m'est-il dû? Quelle peine afflictive, ou quelle amende mérité-je, moi, qui me suis fait un principe de ne connaître aucun repos pendant toute ma vie, négligeant ce que les autres recherchent avec tant d'empressement, les richesses, le soin de ses affaires domestiques, les emplois militaires, les fonctions d'orateur et toutes les autres dignités; moi, qui ne suis jamais entré dans aucune des conjurations et des cabales si fréquentes dans la république, me [36c] trouvant réellement trop honnête homme pour ne pas me perdre en prenant part à tout cela; moi qui, laissant de côté toutes les choses où je ne pouvais être utile ni à vous ni à moi, n'ai voulu d'autre occupation que celle de vous rendre à chacun en particulier le plus grand de tous les services, en vous exhortant tous individuellement à ne pas songer à ce qui vous appartient accidentellement plutôt qu'à ce qui constitue votre essence, et à tout ce qui peut vous rendre vertueux et sages; à ne pas songer aux intérêts passagers de la patrie plutôt qu'à la patrie elle-même, [36d] et ainsi de tout le reste? Athéniens, telle a été ma conduite; que mérite-t-elle? Une récompense, si vous voulez être justes, et même une récompense qui puisse me convenir. Or, qu'est-ce qui peut convenir à un homme pauvre, votre bienfaiteur, qui a besoin de loisir pour ne s'occuper qu'à vous donner des conseils utiles?

II n'y a rien qui lui convienne plus, Athéniens, que d'être nourri dans le Prytanée; et il le mérite bien plus que celui qui, aux jeux Olympiques, a remporté le prix de la course à cheval, ou de la course des chars à deux ou à quatre chevaux; car celui-ci ne vous rend heureux qu'en [36e] apparence : moi, je vous enseigne à l'être véritablement : celui-ci a de quoi vivre, et moi je n'ai rien. Si donc il me faut déclarer ce que je mérite, en bonne justice, je le déclare, c'est [37a] d'être nourri au Prytanée.

Quand je vous parle ainsi, Athéniens, vous m'accuserez peut-être de la même arrogance qui me faisait condamner tout à l'heure les prières et les lamentations. Mais ce n'est nullement cela; mon véritable motif est que j'ai la conscience de n'avoir jamais commis envers personne d'injustice volontaire; mais je ne puis vous le persuader, car il n'y a que quelques instants que nous nous entretenons ensemble, tandis que vous auriez fini par me croire peut-être, si vous aviez,

[37b] comme d'autres peuples, une loi qui, pour une condamnation à mort, exigeât un procès de plusieurs jours , au lieu qu'en si peu de temps , il est impossible de détruire des calomnies invétérées. Ayant donc la conscience que je n'ai jamais été injuste envers personne, je suis bien éloigné de vouloir l'être envers moi-même, d'avouer que je mérite une punition, et de me condamner à quelque chose de semblable; et cela dans quelle crainte? Quoi ! pour éviter la peine que réclame contre moi Mélitus, et de laquelle j'ai déjà dit que je ne sais pas si elle est un bien ou un mal, j'irai choisir une peine que je sais très-certainement être un mal, et je m'y condamnerai moi-même!

[37c] Choisirai-je les fers? Mais pourquoi me faudrait-il passer ma vie en prison, esclave du pouvoir des Onze, qui se renouvelle toujours? Une amende, et la prison jusqu'à ce que je l'aie payée? Mais cela revient au même, car je n'ai pas de quoi la payer. Me condamnerai-je à l'exil? Peut-être y consentiriez-vous. Mais il faudrait que l'amour de la vie m'eût bien aveuglé, Athéniens, pour que je pusse m'imaginer que, si vous, mes concitoyens, vous n'avez pu supporter [37d] ma manière d'être et mes discours, s'ils vous sont devenus tellement importuns et odieux qu'aujourd'hui vous voulez enfin vous en délivrer, d'autres n'auront pas de peine à les supporter. Il s'en faut de beaucoup, Athéniens. En vérité, ce serait une belle vie pour moi, vieux comme je suis, de quitter mon pays, d'aller errant de ville en ville, et de vivre comme un proscrit. Car je sais que partout où j'irai, les jeunes gens viendront m'écouter comme ici; si je les rebute, eux-mêmes me feront bannir par les hommes [37e] plus âgés; et si je ne les rebute pas, leurs pères et leurs parents me banniront, à cause d'eux.

Mais me dira-t-on peut-être : Socrate, quand tu nous auras quittés, ne pourras-tu pas te tenir en repos, et garder le silence? Voilà ce qu'il y a de plus difficile à faire entendre à [38a] quelques-uns d'entre vous; car si je dis que ce serait désobéir au dieu, et que, par, cette raison, il m'est impossible de me tenir en repos, vous ne me croirez point, et prendrez cette réponse pour une plaisanterie; et, d'un autre côté, si je vous dis que le plus grand bien de l'homme, c'est de s'entretenir chaque jour de la vertu et des autres choses dont vous m'avez entendu discourir, m'examinant et moi-même et les autres: car une vie sans examen n'est pas une vie; si je vous dis cela, vous me croirez encore moins. Voilà pourtant la vérité, Athéniens ; mais il n'est pas aisé de vous en convaincre. Au reste, je ne suis point accoutumé à me juger digne de souffrir aucun mal.

[38b] Si j'étais riche, je me condamnerais volontiers à une amende telle que je pourrais la payer, car cela ne me ferait aucun tort; mais, dans la circonstance présente... car enfin je n'ai rien... à moins que vous ne consentiez à m'imposer seulement à ce que je suis en état de payer; et je pourrais aller peut-être jusqu'à une mine d'argent; c'est donc à cette somme que je me condamne. Mais Platon, que voilà, Criton, Critobule et Apollodore veulent que je me condamne à trente mines, dont ils répondent. En conséquence, je m'y condamne; et assurément je vous présente des cautions qui sont très-solvables.
 

Sau khi toà tuyên án có tội và mời ông tự định một hình phạt để thay thế bản án tử hình mà bên nguyên đề nghị, Socrate yêu cầu được phụng dưỡng tại công đường thành quốc.

Thưa quý công dân Athènes, lời tuyên án vừa rồi của quý vị không làm Socrate phẫn nộ bao nhiêu vì nhiều lý do, trong đó phải nói rằng nó không bất ngờ chút nào đối với kết cục tôi chờ đợi. Điều còn làm tôi ngạc nhiên hơn là sự chênh lệch giữa hai số phiếu; thú thật rằng tôi không ngờ mình bị kết án bởi một đa số yếu như thế, bởi vì nếu tôi tính đúng, chỉ cần có sự xê dịch của 30 phiếu là trắng án. Như vậy, tôi có thể tự hào đã thoát tay Mélètos, không những thế, hiển nhiên là nếu Anytos và Lycon đã không cùng đứng lên để buộc tội, thì y đã phải trả 1000 đrắc tiền phạt vì không hội đủ một phần năm tổng số phiếu [01].     

Dù sao,  Mélètos đã khép Socrate vào tội chết. Tốt thôi! Về phần tôi, thưa quý công dân Athènes, tôi phải tự kết mình vào tội gì? Hiển nhiên phải là một tội tương xứng với điều tôi  đáng hưởng – song đấy là điều gì? Nhục hình nào, hình phạt nào tôi đáng nhận hưởng? Tôi, kẻ không ngừng tự đặt cho mình nguyên tắc suốt đời phải xem thường, thay vì háo hức  tìm kiếm như bao kẻ khác, hoặc của cải tư lợi, hoặc quyền chức chính trị hay phẩm hàm quân sự, hoặc bất cứ thứ danh vọng nào khác. Tôi, kẻ chưa bao giờ tham gia một âm mưu hay toan tính đảng phái nào vốn tràn ngập nền cộng hoà này, tự nghĩ mình quá lương thiện để có thể vong thân trong loại manh động ấy. Tôi, kẻ đã gác qua một bên ngay cả sinh kế khi tự thấy làm thứ công việc ấy mình chẳng hữu ích gì cho cả quý vị lẫn bản thân, mà chỉ giữ lại mối bận tâm duy nhất là mang đến cho mỗi cá nhân quý vị điều tôi xem là nghĩa vụ cao quý nhất: khuyến khích từng người khoan bận bịu về những gì chỉ tùy thuộc quý vị một cách ngẫu nhiên trước khi lo nghĩ đến phần tinh anh của mình, đến điều có thể giúp quý vị sống đời đạo hạnh và hiểu biết, khoan đôn đáo chuyện thành quốc trước khi lo nghĩ về thành quốc, và luôn luôn giữ nguyên tắc cùng trật tự ấy trong tất cả mọi lĩnh vực còn lại?

Thưa quý công dân Athènes, đấy là hành trạng của Socrate, và nó xứng đáng được hưởng gì, nếu quý vị thực là người công chính? Một phần thưởng, hơn thế nữa, một phần thưởng thích đáng với tôi [02]. Mà cái gì có thể tương xứng với một ân nhân nghèo túng của quý vị, cần có đủ rảnh rỗi để chỉ chăm lo đến việc khuyên nhủ quý vị một cách bổ ích thôi? Thưa quý đồng hương, đối với một người như vậy, chẳng có chi thích đáng hơn là được chiêu đãi tại công đường thành quốc [03]. Và chắc chắn là xứng đáng hơn bao lực sĩ đã thắng giải đua ngựa, hoặc đua xe hai ngựa hay bốn ngựa trong các kỳ thi điền kinh ở Olympie, bởi vì họ chỉ mang lại cho quý vị chút hạnh phúc hời hợt bên ngoài, trong khi tôi chỉ cho quý vị đâu là chân hạnh phúc, và họ có phương tiện sống trong khi tôi chẳng có chi cả. Vậy thì, nếu phải tuyên cáo điều tôi đáng nhận hưởng một cách hoàn toàn công chính, xin nói thẳng với tất cả mọi người: tôi xứng đáng được phụng dưỡng tại công đường thành quốc.

Nói như thế, có thể Socrate tôi sẽ bị buộc tội đã ngạo mạn thách thức quý vị, như khi bài bác chuyện van xin than khóc ban nãy. Nhưng không phải thế đâu, thưa quý đồng hương; đây mới là lý do thực sự. Tôi hoàn toàn tự biết mình chưa hề làm điều gì bất công với ai một cách cố ý, nhưng quý vị từ chối tin tôi, bởi vì chúng ta có quá ít thời giờ để bàn cãi. Nếu luật pháp thành quốc đòi hỏi phải xét xử loại tội phạm có cơ dẫn đến án tử hình ít ra trong vài ngày như ở nhiều nơi khác, hẳn tôi đã có thể đánh đổ những điều vu khống thâm căn cố đế trong tâm trí quý vị, thay vì đành chịu không thuyết phục nổi quý vị trong vài giờ như ở đây. Biết chắc rằng mình chưa bao giờ làm hại ai, có lý nào bây giờ Socrate tôi lại tự làm hại chính mình, không những thú nhận đáng bị trừng phạt, mà còn tự đề nghị cho mình cả hình phạt nữa. Nhưng có gì đáng sợ mới được cơ chứ! Bản án tử mà Mélètos đòi chụp lên đầu tôi chăng, khi tôi đã nói rằng chưa biết cái chết sẽ là điều lành hay dữ, phúc hay họa, hung hay kiết? Chẳng lẽ để tránh nó, bây giờ tôi lại đi chọn và bắt mình chịu đựng một hình phạt mà tôi biết chắc chắn là điều hung!

Gông cùm ư? Nhưng tại sao Socrate lại phải sống trong tù, làm tôi mọi cho mười một viên cai ngục [04] thay phiên nhau thị uy sai khiến? Chịu tiền phạt và ngồi tù cho đến khi trả hết nợ chăng? Thế thì cũng chẳng khác chi, vì tôi làm gì có tiền để trả. Đi đày ư? Có thể là quý vị chấp thuận đấy, nhưng phải thật là tham sinh úy tử đến độ đui mù tôi mới có thể nghĩ rằng người xứ khác có thể chịu đựng được dể dàng nếp sống và cách nói năng của mình, trong khi chúng đã trở thành sai quấy và ghê tởm đến độ ngay cả kẻ đồng hương như quý vị mà còn không chịu đựng nổi và nay tìm cách khai trừ. Socrate tôi đâu mù quáng đến mức ấy, thưa quý công dân Athènes. Mà quả thật, đấy sẽ là một cuộc đời chao ôi là đẹp đối với tôi, nếu phải rời bỏ quê hương vào tuổi này để lang thang hết thành nọ đến xứ kia và sống như kẻ phát vãng. Bởi vì tôi biết rằng, đi đến đâu, lớp trẻ cũng sẽ đến nghe tôi như ở đây; và nếu tôi xua đuổi thì chính họ sẽ nhờ người lớn tuổi hơn trục xuất tôi; còn nếu như tôi không xua đuổi, bố mẹ hay thân nhân họ rồi cũng sẽ mượn cớ bảo vệ họ để đòi trục xuất.

Đến đây, có người sẽ nói với tôi: Này Socrate, khi sang đất khách, bộ ông không ngồi yên một chỗ và câm miệng lại được sao? Nhưng đấy mới chính là điều tôi không thể nào làm cho phần đông quý vị hiểu được. Bởi vì nếu tôi lại trả lời rằng làm như thế là bất tuân lời Thần, và vì vậy tôi không thể nào ngậm miệng yên vị một chỗ, quý vị sẽ không tin mà còn tưởng tôi giễu cợt. Hơn nữa, nếu tôi còn nói thêm rằng bàn luận mỗi ngày về đức hạnh và những điều quý vị vẫn thường nghe tôi phát biểu là điều lợi ích và hạnh phúc nhất trong đời người, rằng phải tự xét mình và xét người bởi vì sống không xét nghiệm không đáng gọi là sống, thì quý vị lại càng không tin nữa. Tuy nhiên, nó là sự thật đấy, thưa quý đồng hương, dù chẳng dễ gì mà thuyết phục quý vị.    Mặt khác, Socrate không có thói quen tự xử mình đáng nhận bất cứ tai vạ nào.

Nếu giàu có, tôi sẵn sàng nộp món tiền phạt đến mức phải trả, bởi vì nó cũng chẳng hại gì [05]. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay... tôi không làm gì ra tiền, trừ phi quý vị chỉ phạt tôi đến mức có đủ sức trả; và vì tôi chỉ trả nổi cao lắm là 1 min, tôi đề nghị trả 1 min tiền phạt. Dù rằng Platon đứng kia, cùng với Criton, Critobule và Apollodore muốn tôi trả đến 30 min và sẵn sàng bảo đảm. Vì vậy, tôi tự kết án phải trả 30 min tiền phạt [06], và xin giới thiệu với quý vị những người bảo lãnh hoàn toàn có khả năng thanh toán.     

CHÚ THÍCH

[01] Nếu số thẩm phán là 500 người như thông lệ, bên nguyên được 280 phiếu và bên bị 220. Chỉ cần 30 phiếu đổi chỗ là mỗi bên được 250 phiếu, bất phân thắng bại và toà phải xử trắng án. Vì được hơn 1/3 tổng số phiếu, Socrate cho rằng ông đã thoát tay  Mélètos là kẻ buộc tội duy nhất mà ông gọi đích danh ra đối chất. Mặt khác, nếu chia đều 280 số phiếu bên nguyên cho 3 người buộc tội,  Mélètos chỉ mang lại chưa tới 1/5 tổng số phiếu, thua kiện và phải trả tiền phạt.        

[02] Socrate sẽ đưa ra một phản đề nghị với hai vế, cái thứ nhất tương xứng với tư cách ân nhân thành quốc, cái thứ hai tương đương với khả năng chịu đựng của ông. Đoạn này nói về vế  thứ nhất: Socrate khẳng định ông xứng đáng được đối xử như thượng khách hay công dân gương mẫu của Athènes.    

[03] Công đường nói đây không phải là dinh Tholos như thường bị nhầm lẫn. Dinh Tholos là nơi nghị viên Athènes sống chung trong thời gian hành xử quyền cai trị thành quốc. Công đường là nhà khách chung của Athènes, nơi chiêu đãi các thượng khách, những công dân danh giá hoặc xuất sắc trong mọi lãnh vực (thể thao, quân sự...).  

[04] Số nhân viên được giao cho nhiệm vụ cai quản ngục thất, và hành quyết tử tội khi cần. Họ được chỉ định hàng năm và làm việc theo nguyên tắc luân phiên. 

[05] Đối với Socrate, điều hung có hại duy nhất là những gì có thể gây tổn thương cho tâm hồn, tiền phạt do đó không thể gây thiệt hại gì cho ông.

[06] Vế thứ hai của phản đề nghị, tương đương với khả năng chịu đựng của Socrate. Về giá trị của 2 món tiền đề nghị: 1 min được xem là giá phải chăng để chuộc tù binh thời đó; 30 min tương đương với của hồi môn mà 1 công dân trung lưu có thể trả cho chị hoặc em.

 

© http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.org   Phạm Trọng Luật