Apologie de Socrate - Socrate tự biện

Vietsciences- Phạm Trọng Luật -  Platon      (Victor Cousin, 1822) 

 

Bài song ngữ Pháp - Việt  Nguyên bản và những bài dịch Việt, Anh, Đức
  1. Đoạn 1
  2. Đoạn 2
  3. Đoạn 3
  4. Đoạn 4
  5. Đoạn 5

Tiểu sử của Socrate
Tiểu sử của Platon
Socrate tự biện (Tiếng Việt)
The Apology of Socrates (Tiếng Anh)
Πλάτωνος Ἀπολογία Σωκράτους(NB  Platon)
Die Apologie des Sokrates
Những mẩu chuyện về Socrate

Năm 399 trước Tây lịch, Socrate bị ba công dân Athènes là Mélètos, Anytos và Lycon truy tố về tội «làm thanh niên hư hỏng» và «thay thế các vị thần của thành quốc bằng ngoại thần». Theo luật pháp của Athènes, kẻ bị buộc tội có thể tự biện hộ hay đọc bài cãi do người khác viết giúp. Ông chọn giải pháp đầu, và sau một phiên xử mang danh nghĩa công lý song thực chất là chính trị, đã bị kết án phải uống thuốc độc. Nhưng cũng từ đó, Socrate hoá thân thành mẫu mực bất tử, bài tự biện của ông do Platon ghi lại trở thành tác phẩm văn học và triết học gối đầu giường, «trường hợp Socrate» không ngừng chất vấn lương tâm con người, đồng thời đặt ra một câu hỏi lớn về công lý cho mọi chế độ chính trị.

Để chuyển ngữ tác phẩm lý thú này, chúng tôi chủ yếu dựa trên bản dịch tiếng Pháp của Victor Cousin (Apologie de Socrate, 1822), và bản dịch tiếng Anh của Benjamin Jowett (The Apology of Socrates, 1892), cả hai đều có thể tìm thấy dễ dàng trên Internet. Tuy nhiên, ở một số đoạn, chúng tôi đã sử dụng song song các bản dịch Pháp ngữ mới của Emile Chambry hoặc Luc Brisson, khi thấy cần phải diễn tả giản dị, trong sáng hoặc gần gũi hơn với tiếng Việt.

Socrate (-470 ; -399) Platon (-427; - 347) Victor Cousin (1792-1867)

Người hầu mang đến cho ông ly chứa nước cốt cây ciguë (1)

Socrate tường thuật nguồn gốc của sự vu khống mà ông là nạn nhân, chất vấn Mélètos, và đặt vấn đề công lý.

TROISIEME PARTIE   PHẦN BA - Đoạn 5
[Ici les juges vont aux voix pour l'application de la peine, et Socrate est condamné à mort. Il poursuit:]

[38c] Point n'avoir pas eu la patience d'attendre un peu de temps, Athéniens, vous allez fournir un prétexte à ceux qui voudront diffamer la république; ils diront que vous avez fait mourir Socrate, cet homme sage; car pour aggraver votre honte, ils m'appelleront sage, quoique je ne le sois point. Mais si vous aviez attendu encore un peu de temps, la chose serait venue d'elle-même; car voyez mon âge; je suis déja bien [38d] avançé dans la vie, et tout près de la mort. Je ne dis pas cela pour vous tous, mais seulement pour ceux qui m'ont condamné à mort ; c'est à ceux-là que je veux m'adresser encore.

Peut-être pensez-vous que si j'avais cru devoir tout faire et tout dire pour me sauver, je n'y serais point parvenu, faute de savoir trouver des paroles capables de persuader? Non, ce ne, sont pas les paroles qui m'ont manqué, Athéniens, mais l'impudence: je succombe pour n'avoir, pas voulu vous dire les choses que vous aimez tant à entendre; pour n'avoir pas voulu me [38e] lamenter, pleurer, et descendre à toutes les bassesses auxquelles on vous a accoutumés. Mais le péril où j'étais ne m'a point paru une raison de rien faire qui fût indigne d'un homme libre, et maintenant encore je ne me repens pas de m'être ainsi défendu; j'aime beaucoup mieux mourir après m'être défendu comme je l'ai fait, que de devoir la vie à une lâche apologie. Ni devant les tribunaux, ni dans les combats, il n'est permis ni à moi ni à aucun autre d'employer toutes sortes de moyens pour éviter la mort. Tout le monde [39a] sait qu'à la guerre il serait très-facile de sauver sa vie, en jetant ses armes, et en demandant quartier à ceux qui vous poursuivent; de même, dans tous les dangers, on trouve mille expédients pour éviter la mort, quand on est décidé à tout dire et à tout faire. Eh! ce n'est pas là ce qui est difficile, Athéniens, que d'éviter la mort;

[39b] mais il l'est beaucoup d'éviter le crime; il court plus vite que la mort. C'est pourquoi, vieux et pesant comme je suis, je me suis laissé atteindre par le plus lent des deux; tandis que le plus agile, le crime, s'est attaché à mes accusateurs, qui ont de la vigueur et de la légèreté. Je m'en vais donc subir la mort à laquelle vous m'avez condamné, et eux l'iniquité et l'infamie à laquelle la vérité les condamne. Pour moi, je m'en tiens à ma peine, et eux à la leur. En effet, peut-être est-ce ainsi que les closes devaient se passer; et, selon moi, tout est pour le mieux.

[39c] Après cela, ô vous qui m'avez condamné voici ce que j'ose vous prédire; car je suis précisément dans les circonstances où les hommes lisent dans l'avenir, au moment de quitter la vie. Je vous dis donc que si vous me faites périr; vous en serez punis aussitôt après ma mort par une peine bien plus cruelle crue celle à laquelle vous me condamnez; en effet, vous ne me faites mourir que pour vous délivrer de l'importun fardeau de rendre compte de votre vie: mais il vous arrivera tout le contraire, je vous le prédis.

[39d] Il va s'élever contre vous un bien plus grand nombre de censeurs que je retenais sans que vous vous en aperçussiez; censeurs d'autant plus difficiles, qu'ils sont plus jeunes, et vous n'en, serez que plus irrités; car si vous pensez qu'en tuant les gens, vous empêcherez qu'on vous reproche de mal vivre, vous vous trompez. Cette manière de se délivrer de ses censeurs n'est ni honnête ni possible : celle qui est en même temps et la plus honnête et la plus facile, c'est, au lieu de fermer la bouche aux autres, de se rendre meilleur soi-même. Voilà ce que j'avais à prédire à ceux qui m'ont condamné : il ne me reste qu'à prendre congé d'eux.

[39e] Mais pour vous, qui m'avez absous par vos suffrages, Athéniens, je m'entretiendrai volontiers avec vous sur ce qui vient de se passer, pendant que les magistrats sont occupés, et qu'on ne me mène pas encore où je dois mourir. Arrêtez-vous donc quelques instants, et employons à converser ensemble le temps qu'on me laisse.

[40a] Je veux vous raconter, comme à mes amis, une chose qui m'est arrivée aujourd'hui, et vous apprendre ce qu'elle signifie. Oui, juges (et en vous appelant ainsi, je vous donne le nom que vous méritez), il m'est arrivé aujourd'hui quelque chose d'extraordinaire. Cette inspiration prophétique qui n'a cessé de se faire entendre à moi dans tout le cours de ma vie, qui dans les moindres occasions n'a jamais manqué de me détourner de tout ce que j'allais faire de mal, aujourd'hui qu'il m'arrive ce que vous voyez, ce qu'on pourrait prendre, et ce qu'on prend en [40b] effet pour le plus grand de tous les maux, cette voix divine a gardé le silence; elle ne m'a arrêté ni ce matin quand je suis sorti de ma maison, ni quand je suis venu devant ce tribunal, ni tandis que je parlais, quand j'allais dire quelque chose. Cependant, dans beaucoup d'autres circonstances, elle vint m'interrompre au milieu de mon discours; mais aujourd'hui elle ne s'est opposée à aucune de mes actions, à aucune de mes paroles: quelle en peut être la cause? Je vais vous le dire; c'est que ce qui m'arrive est, selon toute vraisemblance, un bien; et nous nous trompons sans [40c] aucun doute, si nous pensons que la mort soit un mal. Une preuve évidente pour moi, c'est qu'infailliblement, si j'eusse dû mal faire aujourd'hui, le signe ordinaire m'en eût averti.

    Voici encore quelques raisons d'espérer que la mort est un bien. Il faut qu'elle soit de deux choses l'une, ou l'anéantissement absolu, et la destruction de toute conscience, ou, comme on le dit, un simple changement, le passage de l'âme d'un lieu dans un autre. Si la mort est la [40d] privation de tout sentiment, un sommeil sans aucun songe, quel merveilleux avantage n'est-ce pas que de mourir? Car, que quelqu'un choisisse une nuit ainsi passée dans un sommeil profond que n'aurait troublé aucun songe, et qu'il compare cette nuit avec toutes les nuits et avec tous les jours qui ont rempli le cours entier de sa vie; qu'il réfléchisse, et qu'il dise en conscience combien dans sa vie il a eu de jours et de nuits plus heureuses et; plus douces que celle-là; je suis persuadé que non-seulement un simple [40e] particulier, mais que le grand roi lui-même en trouverait un bien petit nombre, et qu'il serait aisé de les compter. Si la mort est quelque chose de semblable, je dis qu'elle n'est pas un mal; car la durée tout entière ne paraît plus ainsi qu'une seule nuit.

Mais si la mort est un passage de ce séjour dans un autre, et si ce qu'on dit est véritable, que là est le rendez-vous de tous ceux qui ont vécu, quel plus grand bien peut-on imaginer, [41a] mes juges? Car enfin, si en arrivant aux enfers, échappés à ceux qui se prétendent ici-bas des juges, l'on y trouve les vrais juges, ceux qui passent pour y rendre la justice, Minos, Rhadamanthe, Éaque, Triptolème et tous ces autres demi-dieux qui ont été justes pendant leur vie, le voyage serait-il donc si malheureux? Combien ne donnerait-on pas pour s'entretenir avec Orphée, Musée, Hésiode, Homère? Quant à moi, si cela [41b] est véritable, je veux mourir plusieurs fois. O pour moi surtout l'admirable passe-temps, de me trouver là avec Palamède, Ajax fils de Télamon, et tous ceux, des temps anciens, qui sont morts victimes de condamnations injustes !

Quel agrément de comparer mes aventures avec les leurs! Mais mon plus grand plaisir serait d'employer ma vie, là comme ici, à interroger et à examiner tous ces personnages, pour distinguer ceux qui sont véritablement sages, et ceux qui croient l'être et ne le sont point. A quel prix ne voudrait-on, pas, mes juges, examiner [41c] un peu celui qui mena contre Troie une si nombreuse armée, ou Ulysse ou Sisyphe, et tant d'autres, hommes et femmes, avec lesquels ce serait une félicité inexprimable de converser et de vivre, en les observant et les examinant? Là du moins on n'est pas condamné à mort pour cela; car les habitants de cet heureux séjour, entre mille avantages qui mettent leur condition bien au-dessus de la nôtre, jouissent d'une vie immortelle, si du moins ce qu'on en dit est véritable.

C'est pourquoi, mes juges, soyez pleins d'espérance dans la mort, et ne pensez qu'à [41d] cette vérité, qu'il n'y a aucun mal pour l'homme de bien, ni pendant sa vie ni après sa mort, et que les dieux ne l'abandonnent jamais; car ce qui m'arrive n'est point l'effet du hasard; et il est clair pour moi que mourir dès à présent, et être délivré dés soucis de la vie, était ce qui me convenait le mieux; aussi la voix céleste s'est tue aujourd'hui, et je n'ai aucun ressentiment contre mes accusateurs, ni contre ceux qui m'ont condamné, quoique leur intention n'ait pas été de me faire du bien, et qu'ils n'aient cherché qu'à me nuire; en quoi j'aurais bien quelque raison de me plaindre d'eux.

[41e] Je ne leur ferai qu'une seule prière. Lorsque mes enfants seront grands, si vous les voyez rechercher les richesses ou toute autre chose plus que la vertu, punissez-les, en les tourmentant comme je vous ai tourmentés; et, s'ils se croient quelque chose, quoiqu'ils ne soient rien, faites-les rougir de leur insouciance et de leur présomption; c'est ainsi que je me suis conduit avec vous. Si vous faites cela, moi et mes enfants nous n'aurons qu'à nous louer de votre justice.

[42a] Mais il est temps que nous nous quittions, moi pour mourir, et vous pour vivre.

Qui de nous a le meilleur partage ?  Personne ne le sait, excepté Dieu.

 

Sau khi lại bị kết án tử hình với một đa số cao hơn, Socrate phát biểu với những kẻ đã kết tội và những người bênh vực ông trong phiên xử.

Thưa quý công dân Athènes, chỉ vì thiếu kiên nhẫn, quý vị đã tạo cơ hội cho người đời bêu rếu nền cộng hoà; họ sẽ nói rằng quý vị đã giết Socrate, một người hiểu biết, bởi vì dù không đúng họ cũng sẽ nói tôi là người hiểu biết để sỉ nhục quý vị nặng nề hơn nữa. Chỉ cần chờ thêm ít lâu, cái chết của tôi tự khắc sẽ đến, bởi vì nhìn xem, tôi đã ở vào tuổi gần đất xa trời rồi. Tôi không chê tất cả mọi người ở đây như thế, mà chỉ riêng những kẻ đã khép tôi vào tội chết. Và cũng chỉ với họ thôi, tôi xin nói tiếp đôi điều sau đây.    

Có lẽ quý vị nghĩ rằng Socrate đã bị kết tội vì không tìm ra lời lẽ, thứ lời lẽ có đủ sức thuyết phục quý vị, nếu như tôi tin rằng bổn phận của mình là phải làm hết mọi cách, kể lể đủ chuyện hòng thoát chết. Không phải thế đâu, thưa quý đồng hương. Tôi không thiếu lời lẽ mà chỉ thiếu trâng tráo: tôi bị kết tội vì không chịu nói những điều tai quý vị đã quen nghe, vì không muốn than khóc và hạ mình làm những chuyện hèn hạ mắt quý vị đã quen thấy. Đối với tôi, nguy nan phải đương đầu không thể là lý do để làm điều bất xứng với một con người tự do, và ngay cả đến lúc này, tôi không hề hối tiếc đã tự bênh vực như vừa rồi; thà chết mà tự vệ như tôi đã làm còn hơn là sống sót nhờ một bài tự biện hèn hạ. Khi đứng trước toà cũng như lúc lâm trận, dù là tôi hay ai khác cũng không được phép dùng bất cứ phương tiện nào để thoát chết. Ai cũng biết rằng muốn cứu thân mình nơi trận địa chẳng có chi là khó, chỉ cần vất bỏ vũ khí và van xin kẻ đuổi theo tha mạng. Cũng thế, trước mọi hiểm nguy, một khi đã nhất quyết nói và làm bất cứ chuyện gì, người ta có thể tìm ra nghìn cách xoay xở hầu  tránh cái chết.      

Có điều, thưa quý công dân Athènes, tránh cái chết không phải là điều khó nhất, tránh cái ác còn khó hơn bội phần, bởi vì tội ác chạy nhanh hơn cả tử thần [07]. Vì vậy, người già cả nặng nề như Socrate mới bị đứa chậm chân bắt kịp, trong khi kẻ buộc tội tôi, nhẹ nhàng và khoẻ khoắn hơn, đã bị đứa nhanh chân là tội ác túm lấy. Giờ đây tôi sẽ ra đi, với án tử hình của toà án này; nhưng rồi họ cũng sẽ ra đi, đeo theo tội bất công và độc ác của toà án chân lý. Tôi giữ lấy hình phạt của tôi, họ giữ lấy tội trạng của họ. Có lẽ sự việc đã tiến triển đúng như nó phải xảy ra, và đối với tôi, không thể nào suôn sẻ hơn.

Như vậy, mọi việc đã an bài. Nhưng hỡi những kẻ kết tội Socrate, đây là điều tôi  báo trước với quý vị, bởi vì hiện tôi đang ở vào cảnh ngộ đọc được tương lai rõ nét nhất của người sắp lìa đời. Xin cảnh báo rằng, ngay sau khi giết tôi, quý vị sẽ phải chịu một hình phạt độc địa hơn cả cái án chết mà quý vị đã buộc vào tôi. Thật ra, quý vị chỉ giết tôi để tự giải thoát khỏi cái gánh nặng rất khó chịu là cứ phải xét nghiệm đời mình; nhưng rồi xem, tôi nói trước rằng những gì sắp xảy ra sẽ hoàn toàn trái ngược với điều quý vị hy vọng.

Quý vị sẽ phải đương đầu với một số người khảo hạch đông đảo mà quý vị không ngờ rằng cho đến nay tôi vẫn cố cầm giữ, và càng trẻ họ càng hung hăng hơn, càng làm quý vị khó chịu hơn [08]. Thật là sai lầm nếu quý vị nghĩ rằng chỉ cần giết người là trốn thoát lời chê trách sống không xét nghiệm. Cách loại bỏ sự kiểm tra ấy vừa bất chính vừa bất khả thi, cách vừa chính đáng vừa dễ dàng là, thay vì tìm cách bịt miệng kẻ khác, hãy tự tu thân sửa tánh. Đấy là điều tôi thấy cần cảnh báo những ai đã kết tội tôi. Bây giờ tôi xin kiếu.   

Nhưng thưa những công dân Athènes đã bỏ phiếu xoá án tôi, Socrate sẵn sàng đàm luận tiếp với quý vị về chuyện xảy ra, trong khi người ta chưa đưa tôi đến nơi chờ chết vì còn bận bịu việc toà. Chúng ta hãy tĩnh tâm một lúc và dùng khoảng thời gian còn lại để cùng đàm luận.

Tôi muốn kể quý vị nghe như với bạn hữu chuyện kỳ lạ đã xảy ra cho tôi hôm nay, và giải thích với quý bạn ý nghĩa của nó. Vâng, thưa quý thẩm phán (khi gọi như thế, tôi chỉ trả lại quý vị một danh nghĩa chính đáng), tôi vừa trải nghiệm điều khác thường sau. Cái tiếng nói quỷ thần suốt đời vẫn luôn luôn văng vẳng bên tai, không bỏ lỡ một dịp nào dù nhỏ đến đâu để can ngăn mỗi khi tôi có ý định làm điều gì sai trái, hôm nay lại giữ im lặng, trong khi tôi phải đương đầu với điều mà mọi người có thể và trên thực tế đều cho là nỗi bất hạnh lớn nhất như quý vị biết đấy. Nó không cản tôi khi ra khỏi nhà sáng nay, khi bước ra trước tòa, khi đang phát biểu hay sắp nói điều gì, dù vẫn có thói quen ngắt lời tôi giữa chừng trong mọi hoàn cảnh bình thường khác. Tại sao hôm nay nó lại không ngăn chận bất cứ hành động nào, lời lẽ nào của tôi? Để tôi giải thích với quý bạn: bởi vì điều xảy ra cho tôi hôm nay có vẻ như thật là điều lành, và hẳn là chúng ta đã sai lầm khi tưởng rằng cái chết là nỗi bất hạnh. Đối với tôi, bằng chứng hiển nhiên là nếu tôi lỡ làm điều chi sai trái, thì cái tiếng nói ấy đã lên tiếng cảnh báo.

Còn vài lý do khác để nghĩ rằng cái chết là điều lành. Nó chỉ có thể là một trong hai ngả sau: hoặc là sự hủy diệt tuyệt đối và tiêu tan hoàn toàn của ý thức, hoặc chỉ đơn giản là sự chuyển dời của linh hồn từ cõi này sang cõi khác như người ta nói [09]. Nếu cái chết là sự tước bỏ mọi cảm thức, một giấc ngủ không chiêm bao, thì nó sẽ là hạnh phúc tuyệt vời phải không quý bạn? Bởi vì, ai đó trong quý vị cứ chọn lấy một đêm dài đẫy giấc không bị mộng mị quấy rầy, và so sánh nó với tất cả những ngày, những đêm đã lấp đầy đời mình thử xem. Hãy suy nghĩ rồi tự hỏi xem, liệu trong đời mình đã có được bao nhiêu lúc sung sướng, êm ả hơn thứ đêm ấy. Tôi tin chắc rằng không chỉ người thường, mà ngay cả bậc Đại Đế [10] cũng chẳng tìm ra bao nhiêu đâu, có thể đếm được trên đầu ngón tay. Nếu cái chết là một giấc ngủ tương tự, tôi quả quyết nó không phải là điều bất hạnh, bởi vì cả chuỗi thời gian vô tận dường như chỉ thu lại còn một đêm trường.

Mặt khác, nếu cái chết là sự chuyển dời từ trú sở này sang một cõi khác, và nếu đúng thật như người ta nói, rằng đấy là nơi hẹn hò của bao người đã từng nghiệm trải cuộc sống trần gian, còn có thể tưởng tượng được hạnh ngộ nào lớn hơn, thưa quý thẩm phán? Bởi vì rốt cuộc, nếu đến cõi Hadès mà thoát khỏi tay những kẻ mệnh danh là quan toà ở đây để gặp các vị thẩm phán đích thực, những người được xem là luôn luôn thực thi công lý, như Minos, Rhadamanthe và Éaque [11] hay như Triptolème và các vị bán thần khác đã từng sống công chính suốt đời, thì cuộc hành trình này lại khốn khổ đến thế hay sao? Chúng ta phải trả cái giá nào để được đàm luận với Orphée, Musée, với Hésiode, Homère? Riêng tôi, nếu chết mà được như thế thật, tôi sẵn sàng chết nhiều lần, nhất là nếu được    gặp Palamède, gặp Ajax con của Télamon [12], và tất cả những người thời xưa đã chết oan vì là nạn nhân của các bản án bất công!

Trò chuyện với họ, rồi so sánh những gì đã xảy ra cho họ và cho bản thân mình, thú vị đấy chứ! Nhưng có lẽ thú vui lớn nhất của tôi, ở đấy cũng như ở đây, vẫn lại là dùng cả đời mình vào việc chất vấn và xem xét mọi nhân vật mà tôi gặp trên đường, để phân biệt ai là người hiểu biết, ai là người chỉ tưởng mình thông thái mà không thực hiểu biết. Phải trả cái giá nào, thưa quý thẩm phán, để có thể khảo sát Agamemnon, vị tướng đã thống lãnh cả một đội quân hùng hậu như thế để đánh thành Troie, hay Ulysse hay Sisyphe, và bao nhân vật nam nữ khác nữa, những người mà chỉ được sống bên cạnh, được chuyện trò với họ thôi để quan sát và tìm hiểu, cũng đã là một đại phúc không nói hết được? Ít ra ở đấy, không ai bị kết án tử hình vì loại hành động tương tự; bởi vì ngoài cả nghìn lợi thế đã đặt cuộc sống của họ cao hơn của chúng ta rất xa, cư dân nơi đây còn hưởng lộc bất tử, nếu đúng như người ta nói.

Vì vậy, thưa quý thẩm phán, cả quý bạn nữa cũng nên giữ hy vọng trước cái chết, và lấy chân lý này làm điều tâm niệm: không ác quả nào có thể xảy đến với người thiện, dù trong đời này hay sau khi chết, vì thần thánh không bao giờ bỏ rơi họ. Chuyện xảy ra cho tôi hôm nay không hề là ngẫu nhiên; đối với tôi, rõ ràng rằng chết vào lúc này và thoát khỏi mọi hệ lụy của cuộc sống là điều tốt lành nhất; chính vì thế mà cái tiếng nói quỷ thần kia hôm nay đã im lặng. Tôi không oán hận gì mấy kẻ đã buộc tội hay nhóm người đã kết án tôi, mặc dù ý đồ của họ là tìm cách hãm hại tôi chứ không phải mưu cầu điều lành, và như thế tôi hoàn toàn có lý do để trách móc họ.

Tôi chỉ yêu cầu họ một điều. Khi các con tôi khôn lớn, nếu quý vị thấy chúng tìm kiếm của cải hay bất cứ thứ chi khác nhiều hơn là đức hạnh, hãy trừng phạt chúng bằng cách tra vấn chúng như tôi đã hành hạ quý vị, và nếu chúng vênh váo tưởng mình đã trở thành cái gì trong khi chúng chưa thực là gì cả, hãy làm chúng hổ thẹn vì sự vô tâm và ngạo mạn ấy, như tôi đã dằn vặt quý vị. Nếu quý vị làm được như thế, bố con chúng tôi xin thực lòng ca ngợi sự công chính của quý vị.

Nhưng đã đến lúc chúng ta chia tay nhau, tôi bước vào nẻo chết, và quý vị trở lại đường sống.

Bên nào rồi sẽ nhận lấy số phần lợi hơn? Đâu ai biết được, chỉ có thần thánh may ra.  

CHÚ THÍCH

[07] Đây có lẽ là một thành ngữ rất phổ biến vào thời đó.

[08] Socrate muốn cảnh báo rằng việc làm của ông sẽ ngày càng lan rộng, triệt để hơn, và do chính các thế hệ con cháu của những kẻ đã kết án ông đảm trách.

[09] Quan điểm đầu rất phổ biến ở Hy Lạp thời đó, trong tác phẩm của Homer và có lẽ được đa số những kẻ xử ông chấp nhận. Quan niệm sau có thể xuất phát từ các nhóm thiểu số chủ trương một thứ tôn giáo huyền bí.

[10] Ở đây, từ này chỉ hoàng đế xứ Perse mà sự giàu có và hạnh phúc giả định đã được chấp nhận rộng rãi trong dư luận bình dân.

[11]  Cả 3 đều là con của thần Zeus, là vua nơi trần thế và được xem là những thẩm phán công chính dưới Hadès.   

[12] Palamède, Ajax, Télamon đều là những anh hùng chết vì bị đối xử không công chính. Trái lại, Agamemnon, Ulysse và Sisyphe là những anh hùng có mặt bất công. Ulysse đã giấu vàng trong lều Palamède rồi vu oan là thông đồng với giặc, khiến Palamède bị ném đá chết. Agamemnon ban thưởng chiến bào và vũ khí của Achille cho Ulysse thay vì Ajax, khiến Ajax tự sát.

 

© http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.org   Phạm Trọng Luật