Robot hút bụi kiêm chống trộm của một học sinh trung học tại Hà Nội

 

2007.04.09

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Từ quan sát nhận ra những nhu cầu của cuộc sống, một học sinh trung học tại Hà Nội đã có những ý tưởng làm ra máy massage, rồi robot hút bụi kiêm chống trộm, cho đến và phần mềm dạy học cho các cháu mẫu giáo.

Robot hút bụi kiêm chống trộm của em Phạm Ngọc Thắng. Photo courtesy sanphamHOT.com

Người học sinh ham sáng tạo đó là em Phạm Ngọc Thắng, hiện là học sinh lớp 11A10, trường Phổ thông Trung học Trần Phú, Hà Nội.

Trong chương trình Sáng kiến & Đời sống tuần này, mời quí thính giả và các bạn cùng đến với nhân vật Phạm Ngọc Thắng đó và sáng chế robot hút bụi kiêm chống trộm của em.

 

Niềm đam mê

 

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giáo dục thì chương trình học tại Việt Nam khá nặng, học sinh từ cấp một đến cấp ba đều phải dành hầu hết thời gian trong ngày cho việc học, nếu các cháu muốn hoàn thành mọi bài vở mà nhà trường đưa ra.

Thời giờ dành cho vui chơi giải trí đối với những em lo chạy theo chương trình hầu như không có. Thế nhưng đối với Phạm Ngọc Thắng, niềm đam mê sáng tạo cũng giúp em sắp xếp thời gian để mày mò làm ra những sản phẩm mà em thấy cần cho cuộc sống.

Nó có hai chức năng. Có một mô tơ, một bộ phận giữ bụi, một nguồn; khi chạy thì có bánh xe, có quạt để hút bụi lên, được một màng ngăn lại. Chạy bằng pin, ba cục pin 1.5 volt thì chạy được chừng ba bốn tiếng.

Phạm Ngọc Thắng

Công trình nghiên cứu sáng chế ra robot hut bụi kiêm chống trộm của Phạm Ngọc Thắng được khởi sự từ đấu năm 2006. Sản phẩm được mang đi dự Cuộc thi Sáng tạo Khoa học – Kỹ thuật dành cho thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc do VIFOTECH tổ chức trong năm ngóai; thế nhưng sản phẩm đó vẫn còn nhiều hạn chế và đang được Thắng hoàn thiện để năm nay lại tiếp tục dự thì.

Phạm Ngọc Thắng cho biết về duyên cớ nghĩ ra robot hút bụi kiêm chống trộm như sau: “Lấy ý tưởng từ robot hút bụi bán ở siêu thị BigC với giá 300 đô. Nhưng nghĩ là không cần phải sử dụng nhiều cảm biến như thế.”

Phạm Ngọc Thắng trình bày về robot hút bụi: “Nó có hai chức năng. Có một mô tơ, một bộ phận giữ bụi, một nguồn; khi chạy thì có bánh xe, có quạt để hút bụi lên, được một nmàng ngăn lại. Chạy bằng pin, ba cục pin 1.5 volt thì chạy được chừng ba bốn tiếng.

Nguyên liệu dùng là các phế liệu, ny long, bìa nylông Clear bag để nhẹ và không thấm nứơc. Nó có hình tam giác. Chức năng chống trộm nhờ vào cảm biến tự chế.”

Về việc hoàn thiện sản phẩm thì Phạm Ngoc Thắng cũng cho biết: “Cần nghiên cứu lại qui trình sao cho nó có thể hút mạnh hơn, và nhận biết nơi đã hút rồi.”

Chỉ mới tuần qua, Phạm Ngọc Thắng cũng cho công bố phần mềm dạy học dành cho các cháu mẫu giáo. Phạm Ngọc Thắng cho biết về điều này: “Đang làm phần mềm dạy trẻ học chữ, hình khối, học đếm. Giờ phát hành để lây ý kiến người dùng.”

 

Năng khiếu sáng tạo

 

Thân mẫu của Phạm Ngọc Thắng cho biết về năng khiếu sáng tạo của con bà cũng như những giới hạn trong việc gia đình hỗ trợ cho Thắng về mặt sáng tạo:

“Từ nhỏ đã thích đồ điện. Chúng tôi không hỗ trợ gì cho cháu vì không có chuyên ngành. Máy làm ra máy massage do thấy mẹ bị đau tay; để massage bấm huyệt. Máy hút bụi làm để đỡ quét nhà. Tuy nhiên chúng tôi nhắc cháu phải lo học và đậu đại học trước.”

Trường thì có khen nhưng thưởng thì gộp trong thưởng của học kỳ vừa rồi. Tôi mong là phòng thí nghiệm nhà trường tốt hơn, và trường ủng hộ tài chính để có thể mua linh kiện.

Thầy giáo Nguyễn Minh Hiệp

Thầy giáo Nguyễn Minh Hiệp, chủ nhiệm lớp 11A10 trường THPT Trần Phú cũng có một số nhận xét về học sinh Phạm Ngọc Thắng trong lớp ông: “Chủ nhiệm từ năm lớp 10; em này có năng khiếu và ham thích về kỹ thuật.”

Ông cũng có nhận xét về robot hút bụi của Phạm Ngọc Thắng: “Tôi thấy cái đấy cũng là sản phẩm của một học sinh, toàn sử dụng những vật liệu tiết kiệm nên cần phải có đầu tư.”

Việc khen thưởng của nhà trường và hạn chế trong phát huy sáng tạo cho học sinh: “Trường thì có khen nhưng thưởng thì gộp trong thưởng của học kỳ vừa rồi. Tôi mong là phòng thí nghiệm nhà trường tốt hơn, và trường ủng hộ tài chính để có thể mua linh kiện.

Chủ yếu là các học sinh tự làm thôi chứ nhà trường chưa định hướng. Nay điều kiện sức ép học tập bận lắm.”

Ở cấp độ nhà trường thì dù họat động sáng tạo của Phạm Ngọc Thắng có thể là một tấm guơng cụ thể đế giúp giáo dục cho các học sinh khác; thế nhưng nhà trường vận chưa tận dụng như thừa nhận của cô hiệu phó Đinh Thị Hoà sau đây:

“Không có sản phẩm nên không tuyên truyền được cho các học sinh; đối với học sinh thế này thì cần phải có quan tâm.”

Phát động phong trào để khơi dậy tính sáng tạo của các thanh thiếu niên trong nước là việc làm hữu ích. Thế nhưng qua nhiều cuộc thi mà những sản phẩm của các cháu đọat giải vẫn chỉ nằm ở mức ý tưởng không được đầu tư hoàn thiện để sản xuât đại trà phục vụ cuộc sống thì phong trào khó có thể phát huy hết tác dụng và đạt mục tiêu.

Trong trường hợp Phạm Ngọc Thắng, những sáng kiến của cháu hiện cũng rơi vào tình trạng tương tự như một số sáng kiến khác của các bạn đồng trang lứa trong thời gian qua.