Hướng dẫn vi tính cho người khiếm thị

Vietsciences- Trần Bá Thiện      19/10/2006

 

Anh Trần Bá Thiện, hiệp sĩ CNTT năm 2004, đã gởi cho Vietsciences bài viết chỉ dẫn cho những huấn luyện viên sáng mắt cách dạy  tin học cho những  người khiếm thị. Phần sau, vì vô tình, anh Thiện đã viết chữ in hoa. Anh Thiện nói là anh sẽ cập nhật hóa bài viết này trong  một ngày gần đây. Để hiểu rõ hơn về anh Trần Bá Thiện, xin mời các bạn đọc link sau:

http://www.echip.com.vn/echiproot/html/hscntt/html/tranbathien.html

Vietsciences


 
I- Lịch sử phát triển:
 

Đầu năm 1998, nhóm các sinh viên trường Đại Học Tổng hợp TP HCM dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ Đinh Điền đã lần đầu tiên đưa ra phần mềm Braille cho người mù. Phần mềm này chạy trên nền DOS và gồm các phần mềm con như: tự điển nói Anh Việt, phần soạn thảo văn bản tiếng Việt và chuyển đổi sang chữ braille, máy tính nói, chương trình tập đánh máy có phát âm, lịch nói. Các phần mềm này dùng được cho người khiếm thị vì khi gõ từ vào máy tính, phần mềm liên kết với một bộ đọc và bộ đọc sẽ đọc lên từ mới nhập vào máy. Ngoài ra, người dùng cũng có thể nghe máy đọc khi di chuyển con trỏ trên màn hình. Con trỏ đọc nội dung thông tin đang hiển thị.
 
Từ đây cho phép ta hình dung công việc thiết kế một phần mềm dành cho người khiếm thị. Phần mềm ấy cần có 2 bộ phận.
 
- Trình ứng dụng: tuỳ theo chức năng, trình ứng dụng có thể là trình xử lý văn bản, tự điển hay một loại trình nào đó. Điều cốt yếu là thông tin thể hiện phải ở dạng văn bản, không phải là hình ảnh.
 
- Trình đọc màn hình: gồm một bộ đọc màn hình được điều khiển bởi một phần mềm goị là trình đọc màn hình. Trình đọc màn hình sẽ xuất các âm tương ứng từ bộ đọc này.
 
Vào năm 1991, công ty Scitec  đã phát triển một bộ đọc màn hình tiếng Việt theo đơn đặt hàng của một tổ chức người Việt ở hải ngoại. Bộ đọc này được sản xuất để phục vụ nhu cầu học tiếng Việt tại nước ngoài. Bộ đọc được viết theo kỹ thuật tự điển nói. Trong đó cần một giọng đọc chuẩn để đọc từng âm tiếp trong tiếng Việt. Mỗi âm tiếp sẽ được nối với một từ tương ứng. Như thế khi từ xuất hiện trên màn hình, theo lệnh của trình duyệt bộ đọc sẽ "đọc" từ này. May mắn vì tiếng Việt chỉ có khoảng 8.000 âm tiếp nên kỹ thuật này được thực hiện hiệu quả. Kỹ thuật tự điển nói có những ưu điểm là do giọng người đọc nên dễ nghe hơn, phương thức sản xuất đơn giản hơn. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế. Do thu bằng tập tin âm nên đòi hỏi một dung lượng cao. Thường khoảng 30 mega byte. Một số từ nước ngoài sẽ không đọc được và bộ đọc chỉ đánh vần các từ này. Ngày nay người ta đang nhắm tới việc thành lập các bộ đọc tiếng Việt bằng âm tổng hợp. Đến thời điểm năm 2004 này, có nhiều bộ âm tổng hợp tiếng Việt đã ra đời, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo chất lượng.
 
Cũng vào năm 1998, công ty Scitec đã phát triển một phần mềm mới dành cho người mù. Phần mềm được tài trợ do SKhoa học Công nghệ và Môi trường và có sự hợp tác với trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. Phần mềm mang tên ndc, chạy trong môi trường hệ điều hành Windows 9x. Hiện đang rất phổ biến trong giới người khiếm thị. Nđc cho phép soạn thảo văn bản tiếng Việt và tiếng Anh, chuyển đổi sang chữ braille, gởi nhận thư điện tử. Trình soạn thảo này khá mạnh và hoàn chỉnh.
 
Tháng 12/1999 do sự hỗ trợ của nhóm các giờ kinh phụng vụ, 60A Phạm Ngọc Thạch, TP HCM, công ty Scitec  đã hoàn tất phần mềm "Tra cứu Kinh Thánh" gồm toàn bộ 73 sách Cựu ước và Tân ước với bản dịch mới nhất.
 
Nhóm vcl của thạc sĩ Đinh Điền tiếp tục nâng cấp phần mềm braille. Các phiên bản sau chỉ nhắm vào phần tự điển Anh Việt với các phiên bản lần lượt ra đời của vcl. Sau này, Mái ấm Thiên ân dưới sự phụ trách của anh Nguyễn Viết Phong đã kế thừa và đưa ra bộ phần mềm mata.
 
Vào tháng 8 năm 2003, một nhóm tình nguyện với tên "Nhóm vi tính cho người mù Việt Nam" hay vmv , đã đưa ra một bộ gồm nhiều phần mềm dành cho người mù mang tên vmv. Các ứng dụng này bao gồm: chương trình quản lý tập tin, lịch nói âm dương, máy tính, chương trình nghe S, quản lý thư mục và tập tin, đọc sách. Hệ chương trình của vmv cũng rất được ưa chuộng.
 
Vào cuối tháng 12/2003, trung tâm tin học vì người mù Sao Mai đã thử nghiệm thành công và đưa ra trình duyệt Sao Mai. Đây là công cụ giúp người mù đọc các trang web tiếng Việt.
 
Bên cạnh các sản phẩm phần mềm nói trên, vi tính cho người mù còn được ghi nhận bởi các sản phẩm phụ khác như bộ giáo trình tin học cho người mù của Sao Mai, mạng lưới đào tạo từ xa của Sao Mai.


 
II- Cấu hình máy tính của người khiếm thị:
 
1. Phần cứng:


 Xét về phần cứng, máy tính dành cho người mù cũng giống các máy tính khác. Phần cứng bao gồm các thiết bị cơ bản sau:


- cứng, cpu (bộ xử lý trung tâm), ram (bộ nhớ tạm thời), modem: dùng như mọi máy khác.


- Màn hình: với người mắt kém cần dùng màn hình lớn với thiết bị điều khiển (video card) có công suất lớn. Với người hoàn toàn hỏng mắt thì màn hình chỉ dùng cho kỹ thuật viên sáng khi cần sửa máy. Người mù không dùng màn hình. Vì thế tại các phòng vi tính cho người mù có thể dùng một màn hình chung cho nhiều máy, có gắn thiết bị switch để chuyển đổi quyền sử dụng màn hình giữa các máy.
 
- Loa và sound card: thường nên dùng loại sound card mạnh. Vì người mù khai thác các tính năng về âm thanh trên máy tính, cần có loa và tai nghe.
 
Nhìn chung cấu hình máy không khác máy so với các máy chung. Nghĩa là họ vẫn có thể đến các tiệm internet để sử dụng các máy công cộng này nếu các máy ấy có gắn các phần mềm hỗ trợ.


 
2. Thiết bị đặc biệt:


 Các thiết bị này rất đắt tiền và việc mua sắm cũng khá phức tạp. Do vậy chỉ có những trung tâm lớn mới đủ khả năng trang bị.
 
- Máy in chữ nổi (braille embosser): máy có thể in ra các văn bản chữ braille. Giá từ $5.000 USD đến $15.000 USD.


- Màn hình chữ nổi (braille display): thiết bị này cho giúp hiển thị các thông tin ở dạng văn bản text chữ sáng trên màn hình và chuyển sang chữ nổi. Khi con trỏ di chuyển, thiết bị này cũng chuyển dịch dòng văn bản tương ứng với tốc độ dịch khoảng 0,2 giây.
 
Hiện nay, các phần mềm hỗ trợ đã giúp khắc phục việc phải trang bị các thiết bị đặc biệt này. Hầu hết người dùng khiếm thị không có các thiết bị hỗ trợ mà chỉ cần phần mềm chuyên dùng.

 

3. Phần mềm:


 Các phần mềm dành cho người mù Việt nam hiện hoạt động trên nền Windows. Do vậy để cài đặt các phần mềm này cần cài hệ điều hành Windows trước. Mỗi loại phần mềm lại tương thích với một thế hệ khác nhau của Windows.
 
- NĐC:  sản xuất năm 1998 tương thích với win 9x, hoạt động không hiệu quả lắm trên win xp.
 
- MATA: tương thích với win 98, không hiệu quả trên win 2000, me, xp.
 
- TRÌNH DUYỆT Sao Mai: sản xuất năm 2004, tương thích với win 2000, me, xp, không sử dụng được trên win 98.


- VMV: hoạt động trên win 9x và xp, sản xuất 2003.
 
Các phần mềm tiếng Việt mang tính bổ túc. Nếu máy có sẵn các phần mềm của bộ Microsoft office thì việc sử dụng càng hiệu quả hơn. Cần lưu ý rằng các phần mềm tiếng Việt và bộ ms office độc lập với nhau. mức sử dụng cao, cần thêm các phần mềm chuyển font. Chúng tôi đề nghị sử dụng Unikey là một phần mềm chuyển font miễn phí.
 
-JAWS (Job Access With Speech): phần mềm đọc màn hình cho người mù mạnh nhất thế giới hiện nay. JAWS giúp người mù sử dụng được các hệ thống của Windows và giúp sử dụng các phần mềm của Microsoft. Tuy nhiên JAWS khá đắt tiền, hơn 1.000 USD cho bản quyền.
 
Hiện nay, Sao Mai đã cho ra đời một bộ đọc mới có thể tích hợp với JAWS. Như thế người mù có thể sử dụng các phần mềm của MSoffice.


 4. Địa chỉ liên lạc:


a. Trung tâm tin học Sao Mai


12B/C7 HOÀNG HOA THÁM, PHƯỜNG 13, TÂN BìNH, TP HCM
TEL:" 8495069
E-mail: info@saomaicenter.org
Website: http://www.saomaicenter.org
 
Liên lạc với Sao Mai để nhận miễn phí các phần mềm: trình duyệt Sao Mai, nđc, vmv và bộ giáo trình tin học cho người mù. Sao Mai chỉ tặng phần mềm và tài liệu, người dùng phải mang theo dĩa cd để chép.


 
b. Mái ấm Thiên Ân:


Liên lạc với anh Nguyễn Quốc Phong.
TEL: 8472406
E-mail: pthienan@hcm.vnn.vn
 
 

c. Trần Bá Thiện

Hiện là phó giám đốc trung tâm Sao Mai, tuy nhiên việc phổ biến phần mềm tra cứu Kinh Thánh lại không nằm trong nội dung hoạt động của Sao Mai. Quí vị có thể liên lạc với tôi để chép lại bộ phần mềm Kinh Thánh này theo địa chỉ:


26/11 Nuyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP HCM
TEL: 8434905, 0918183835
E-mail: bathien@saomaicenter.org
Website: http://www.bungsang.org/training/bathien/

 

d. JAWS:


http://www.freedomscientific.com
 

IV- SO SÁNH VIỆC SỬ DỤNG GIỮA NGƯỜI SÁNG VÀ Người Mù:
 
1. Logic Nhìn và Nghe:

- Khi nhìn, ta nắm nhiều thông tin tại nhiều điểm khác nhau rồi tổng hợp chúng để tập trung vào một điểm cần chú ý.
 
- Khi nghe, ta nghe lần lượt từng thông tin ở từng điểm rồi lựa chọn vào điểm cần chú ý. Do vậy, khi nghe, ta cần nhớ nhiều hơn khi nhìn.


 
2. Sử dụng chuột và bàn phiếm

Chuột và bàn phím đều cùng có chức năng di chuyển điểm sáng trên màn hình goị là con trỏ. Đầu tiên, máy tính được thiết kế để dùng bàn phím. Từ khi có Windows, người ta phát minh thêm ứng dụng chuột. Hầu hết các chương trình ngày nay đều cho phép sử dụng cả bàn phím lẫn chuột. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp các ứng dụng mới bỏ qua việc tương tác bằng bàn phím mà tập trung vào tương tác bằng chuột. Theo khuyến cáo của tổ chức W3C thì moị ứng dụng trên máy tính đều phải thao tác được cả chuột và bàn phím. Nhờ vậy mọi nhóm người dùng đều có thể sử dụng được.

 

3. Thông tin bằng  văn bản và hình ảnh.

Nguồn gốc của moị thông tin hình ảnh trong các phần mềm đều xuất phát từ văn bản. Tuy nhiên, để giúp người dùng dễ liên tưởng, người ta đã thêm hình ảnh vào. Theo W3C thì nếu bản chất của thông tin là văn bản thì nên để song song vừa văn bản vừa hình ảnh để tạo tính tiếp cận cho moị người. Ngày nay, vẫn có một số phần mềm với giao diện hoàn toàn bằng hình ảnh. Giao diện này đẹp nhưng nó hạn chế số lượng người dùng. Nhóm người khiếm thị sẽ không tiếp cận được các loại giao diện này. Ta cũng nên xét đến nhu cầu sử dụng của người kém mắt, mù màu hoặc yêu cầu có sự tương phản cao về màu sắc trên màn hình.


 
4. Cấu trúc các giao diện thông dụng

Tại các phần mềm thông dụng, giao diện được chia làm các khu vực sau:

- Khu vực soạn thảo:

khi kích hoạt mở phần mềm này, thông thường con trỏ sẽ mặc định đứng ở khu vực soạn thảo của một văn bản mới do phần mềm tạo ra. Nhóm 8 phím di chuyển con trỏ giúp ta duyệt khu vực này. 8 phím ấy gồm: 4 phím mũi tên lên, xuống, trái, phải và 4 phím home, end, pageup và pagedown.

-Khu vực trình đơn (menu):

trình đơn hay thực đơn là bảng danh sách các chức năng mà phần mềm cung cấp cho người dùng. Muốn di chuyển con trỏ sang khu vực trình đơn ta cần nhấn phím Alt (hoặc f10 tại một số phần mềm). Các chức năng sẽ tác động nếu ta nhấn enter vào tên chức năng trong thực đơn. Hoặc sử dụng phím nóng nếu có. Tên phím nóng được viết bên cạnh tên của chức năng. Ví dụ: save => Ctrl +s. (lưu tập tin)
 
-KHU VỰC THÔNG TIN VỀ TẬP TIN:

BAO GỒM TÊN TẬP TIN, ĐIẠ CHỈ, ĐƯỜNG DẪN... PHẢI CÓ PHÍM NÓNG DO PHẦN MỀM CUNG CẤP MỚI ĐẾN ĐƯỢC. VÍ DỤ, Ở NĐC NHẤN CTRL T, TRìNH DUYỆT Sao Mai: ALT+D KHI VÀO CÁC ỨNG DỤNG CỦA Microsoft VỚI JAWS, TA PHẢI DÙNG CON TRỎ ẢO CỦA JAWS ĐỂ ĐẾN VÙNG NÀY. NHẤN INSERT+ PHÍM - BÊN BÀN PHÍM SỐ.
 
-
Chuyển đổi giữa các cửa sổ: nhấn alt+tab để chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ.
-
Thực Đơn Ngữ Cảnh (Context Menu): Nhấn Chuột Phải Hoặc Phím Application
 
 

V- KÍCH HOẠT MỘT PHẦN MỀM


 
CÓ NHIỀU CÁCH KHÁC NHAU ĐỂ KÍCH HOẠT MỘT PHẦN MỀM.


1. KÍCH HOẠT TRỰC TIẾP TỪ CHỨC NĂNG RUN CỦA Windows:


 -VÀO START MENU BẰNG CHUỘT, HOẶC CTRL+ESC HOẶC NHẤN PHÍM LOGO Windows (BÊN PHẢI PHÍM CTRL TRÁI HOẶC BÊN TRÁI PHÍM APPLICATION)
 
-CHỌN MỤC RUN VÀ GÕ ĐƯỜNG DẪN TÊN TẬP TIN ĐIỀU HÀNH CỦA PHẦN MỀM MUỐN SỬ DỤNG. VÍ DỤ VỚI NĐC LÀ C:\NDC\NDC.EXE
 
-NHẤN ENTER VÀ PHẦN MỀM ĐƯỢC KÍCH HOẠT.

 

2. GỌI TỪ MY COMPUTER:

-VÀO MY COMPUTER BẰNG CHUỘT HOẶC NHẤN WIN+E ĐỂ MỞ Windows EXPLORER. CHỌN Ổ ĐĨA NƠI CÓ CHỨA PHẦN MỀM VÀ TìM ĐẾN THƯ MỤC CỦA PHẦN MỀM. RỒI MỞ TẬP TIN ĐIỀU HÀNH.

 

3. MỞ TỪ DESKTOP:


-NHẤN WIN+M ĐỂ VỀ DESKTOP.
-NẾU PHẦN MỀM ĐÃ CÓ BIỂU TƯỢNG TRÊN DESKTOP THì KÍCH HOẠT BẰNG CÁCH NHẤN ENTER VÀO BIỂU TƯỢNG. NẾU CHƯA CÓ THì VÀO Ổ ĐĨA CHỨA TẬP TIN ĐIỀU HÀNH PHẦN MỀM (XEM LẠI MỤC 2 Ở TRÊN) SAU KHI TìM RA TẬP TIN ĐIỀU HÀNH BẠN CHỌN TIẾP CÁC BƯỚC:
 
*NHẤN CHUỘT PHẢI (APPLOICATION) CHỌN MỤC SEND TO DESKTOP CREATE SHORTCUT VÀ NHẤN ENTER. BIỂU TƯỢNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI DESKTOP.

 

4. PHÍM NÓNG:


 MỘT SỐ PHẦN MỀM CHO NGƯỜI MÙ TỰ ĐỘNG NẠP PHÍM NÓNG KHI CÀI ĐẶT. VÍ DỤ: CTRL+ALT+N ĐỂ MỞ NĐOC. CTRL+ALT+I ĐỂ MỞ TRÌNH DUYỆT Sao Mai.
 
NẾU PHẦN MỀM CHƯA CÓ PHÍM NÓNG THÌ CÓ THỂ TẠO CHÚNG BẰNG CÁCH THEO CÁC HƯỚNG DẪN TỪ MỤC 2 ĐẾN 3 Ở PHẦN NÀY ĐỂ ĐƯA BIỂU TƯỢNG RA DESKTOP. SAU ĐÓ NGAY TẠI BIỂU TƯỢNG TA VÀO PROPERTY BẰNG CÁCH NHẤN ALT+ENTER RỒI TAB ĐẾN MỤC SHORTCUT KEY VÀ GÕ PHÍM NÓNG VÀO.
*PHÍM NÓNG PHẢI LÀ 1 KÝ TỰ VÍ DỤ GÕ VÀO N HOẶC M, HOẶC 1 HAY THẬM CHÍ CẢ CÁC DẤU NHƯ MUĨ TÊN LÊN XUỐNG, +, = VÀ CẢ DẤU PHẨY (,)
*CẦN LƯU Ý RẰNG PHÍM NÓNG TẠO SAU TRÙNG TÊN VỚI PHÍM ĐÃ CÓ TRƯỚC SẼ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG. VÍ DỤ ĐÃ CÓ CTRL+ALT+N ĐỂ MỞ NĐC NẾU BẠN TẠO TIẾP MỘT PHÍM N KHÁC THì PHÍM NÀY KHÔNG CÓ TÁC DỤNG. THAY VÀO Đ1O BẠN CÓ THỂ TẠO BẰNG CÁCH NHẤN ĐỒNG THỜI 3 PHÍM SAU CTRL+SHIFT+N ĐỂ ĐẶT CHO MỘT PHẦN MỀM MỚI.

 

V- CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN ĐỂ HƯỚNG DẪN VI TÍNH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ:
 
1. NẮM VỮNG BÀN PHÍM:


ĐỂ THUỘC LÒNG BÀN PHÍM CHUẨN, TA CẦN CHIA BÀN PHÍM LÀM 3 KHU VỰC CHÍNH:
 

-KHU VỰC PHÍM CHỮ: BÊN TRÁI.
-KHU VỰC PHÍM SỐ: BÊN PHẢI.
-KHU VỰC PHÍM CHỨC NĂNG: Ở GIỮA.
 
KẾ ĐẾN TẬP TRUNG VÀO VIỆC HỌC THUỘC CÁC PHÍM Ở NHÓM PHÍM CHỮ. HỌC VIÊN CẦN ĐỂ TAY ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP.
 
LƯU Ý: PHÍM F VÀ J CÓ CHẤM NỔI; PHÍM 5 Ở BÀN PHÍM SỐ CÓ CHẤM NỔI. ĐÂY LÀ CÁC QUY CHUẨN TIẾP CẬN BÀN PHÍM CỦA QUỐC TẾ.


 
CÁC BÀI TẬP THEO TRìNH TỰ SAU:
 
A. TUẦN 1: HỌC THUỘC HÀNG CƠ BẢN. TA QUI ƯỚC CÁC NGÓN TAY THEO CÁC SỐ SAU:

-1: NGÓN CÁI
-2: NGÓN TRỎ
-3: NGÓN GIỮA
-4: NGÓN ÁP ÚT
-5: NGÓN ÚT
 
NHƯ VẬY KHI ĐẶT TAY LÊN BÀN PHÍM, BÀN TAY TRÁI CÁC NGÓN LẦN LƯỢT SẼ LÀ:
 
TAY TRÁI: 1 THANH CÁCH CHỮ; 2 F; 3 D; 4 S; 5 A
 
TAY PHẢI: 1 THANH CÁCH CHỮ; 2 J; 3 K; 4 L; 5 DẤU CHẤM PHẨY
 
HỌC TỪNG BÀN TAY VÀ KHÔNG ĐƯỢC GÕ SAI NGÓN.

SAU KHI HỌC THUỘC Vị TRÍ 4 PHÍM ĐẦU CHO MỖI BÀN TAY, TA SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP:
 

ASDF CÁCH CHỮ JKL; CÁCH CHỮ
 
;LKJ CÁCH CHỮ FDSA CÁCH CHỮ
 
RỒI BỔ SUNG THÊM NGÓN 2 TAY TRÁI GÕ PHÍM G, NGÓN 2 TAY PHẢI GÕ PHÍM H VÀ 5 TAY PHẢI GÕ '
 
BÀI TẬP:
 
ASDFG CÁCH HJKL;' CÁCH ';LKJH CÁCH GFDSA CÁCH
 
KẾ TIẾP TẬP LÊN HÀNG TRÊN. TẬP TỪNG BƯỚC THEO CÁC BÀI TẬP:
 
1.A.1 AQ AQ AQ AQ
SW SW SW SW
DE DE DE DE
FRTG FRTG FRTG '[ '[ '[
;P ;P ;P ;P
LO LO LO LO LO
KI KI KI KI KI
JU JU JU JU
HY HY HY
JUYH JUYH JHYU JHYU
 


VÀ HỌC THUỘC LÒNG:


QWERT CÁCH YUIOP[] CÁCH
 
1.A.2 AZ AZ AZ AZ
SX SX SX
DC DC DC DC
FVBGF FVBGF FVBG
FGBV FGBV FGBV
JHNM JHNM JHNM JHNM
JMNH JMNH JMNH JMNH
K, K, K, K,
L. L. L. L.
;/ ;/ ;/
 
 

RỒI HỌC THUỘC LÒNG:
 
 

ZXCVB CÁCH NM,./
 
 

1.A.3 HÀNG TRÊN CÙNG:

A1 A1 A1 A2 A2 A2 A2
S3 S3 S3 D4 D4 D4 F5 F5 F5
F56GF F56GF F56GF F56GF F56GF
J87H J87H J87H J87H
K9 K9 K9 L0 L0 L0 ;- ;-  ;- ;-='
THỜI GIAN THỰC TẬP RẤT QUAN TRỌNG. YÊU CẦU ĐỂ HOÀN TẤT BÀI TẬP MỖI HỌC VIÊN ÍT NHẤT PHẢI CÓ KHOẢNG 1 GIỜ TẬP MỖI NGÀY.

B. TUẦN THỨ 2:

HỌC VIÊN TẬP CÁC TỪ ĐƠN NHƯ: NHA, COI, LANH, NHINH PHAO. MỖI TỪ TẬP KHOẢNG 5 DÒNG.
 
SAU ĐÓ SANG TỪ CÓ DẤU MỖI TỪ CŨNG 5 DÒNG NHƯ: BÀN, QUÍ HẸN, MỎI
 
TIẾP SANG TỪ 2 DẤU NHƯ: VẦN, LỖI, TIẾP, ĐƯỢC, THƯƠNG...

 

C. TUẦN 3:

TẬP GÕ VỚI 2 TỪ THƯỜNG DÙNG NHƯ: TRƯỜNG HỌC, THỈNH THOẢNG, NGƯỜI TA ...

SAU ĐÓ GÕ LÊN 3 TỪ NHIỀU LẦN. VÀO THỜI GIAN NÀY, HỌC VIÊN ĐÃ THUỘC PHÍM KHÁ NHIỀU, NÊN TẬP THÊM CÁCH XÓA CÁC TỪ GHI SAI BẰNG CÁC CHỨC NĂNG XÓA SAU:
 
-BACKSPACE: XÓA LÙI KÝ TỰ MỚI GHI
-DELETE XÓA TỚI KÝ TỰ TRƯỚC.
-CTRL+BACKSPACE XÓA LÙI MỘT KÝ TỰ
-CTRL+DELETE XOÁ TỚI MỘT KÝ TỰ.

D. TẬP MỘT CÂU NGẮN NHƯ CÓ CHÍ THì NÊN. SAU ĐÓ TẬP 1 CÂU DÀI TRONG VÀI THÁNG. CHẲNG HẠN CÂU:

BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG, TUY RẰNG KHÁC GIỐNG NHƯNG CHUNG MỘT GIÀN.
 
VIỆC THỰC TẬP QUEN BÀN PHÍM Ở TUẦN THỨ 4 TRỞ ĐI CHỈ CHIẾM KHOẢNG 15 PHÚT ĐẦU CÁC BUỔI HỌC. NÊN XEN VÀO HƯỚNG DẪN CÁC KIẾN THỨC TIN HỌC TỪ TUẦN THỨ 3. NẾU CÓ CÁC PHẦN MỀM DẠY ĐÁNH MÁY VI TÍNH PHỐI HỢP TA VẪN KHÔNG THỂ BỎ QUA CÁC NGUYÊN TẮC TRONG BÀI NÀY. CÁC PHẦN MỀM TẬP ĐÁNH MÁY GIÚP HỌC VIÊN HỨNG THÚ HƠN NHƯNG KHÔNG TẠO NỀN TẢNG CƠ BẢN CHO VIỆC SỬ DỤNG BÀN PHÍM.

 

2. KIẾN THỨC TIN HỌC:

HỌC VIÊN CẦN ĐƯỢC GIỚI THIỆU VỀ CẤU HìNH MÁY, CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN, CÁC KIẾN THỨC NỀN TẢNG NHƯ BYTE... CÁC KIẾN THỨC NÀY KHÔNG CẦN THUỘC LÒNG CHỈ MANG TÍNH GIỚI THIỆU.

 

3. SỬ DỤNG TRìNH SOẠN THẢO NĐC.

XIN XEM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CỦA Sao Mai.
 
CÁC THAO TÁC CẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC VIÊN BAO GỒM:
 
-ĐÁNH MÁY CHỮ (XEM PHẦN 1)
-MỞ TẬP TIN, TẠO TẬP TIN MỚI, LƯU TẬP TIN
-LẬP VÙNG CHỌN, SAO CHÉP, CẮT DÁN MỘT PHẦN VĂN BẢN.
-KIẾN THỨC VỀ TỔ CHỨC THƯ MỤC,, ĐƯỜNG DẪN.

 

3. SỬ DỤNG JAWS:
 

KHI HỌC JAWS, HỌC VIÊN KHÔNG CẦN HIỂU HẾT CÁC THÔNG TIN BẰNG TIẾNG ANH DO JAWS ĐƯA RA. CHỈ CẦN NẮM MỘT SỐ TỪ KHOÁ ĐỂ XÁC ĐịNH LỆNH ĐƯỢC ĐƯA RA CÓ THỰC HIỆN ĐỦ HAY KHÔNG. ĐỂ HIỂU THÊM VỀ JAWS, XIN XEM TÀI LIỆU CỦA Sao Mai. TỪ SAU PHẦN NĐC, CÁC BÀI CÒN LẠI CHỦ YẾU LÀ DÙNG JAWS ĐỂ ĐIỀU KHIỂN.
 
CÁC BÀI TRONG TÀI LIỆU Sao Mai MANG TÍNH LIỆT KÊ ĐẦY ĐỦ. Vì THẾ TA CÓ THỂ LƯỢT BỚT ĐỂ HỌC VIÊN NẮM NHỮNG NÉT CƠ BẢN NHẤT VÀ SAU ĐÓ SẼ ÔN LẠI Ở PHẦN NÂNG CAO. NHƯ THẾ Ở TRìNH ĐỘ BAN ĐẦU, HỌC VIÊN CẦN DÙNG JAWS TRONG CÁC MỤC TIÊU:
 
A. SỬ DỤNG Windows EXPLORER ĐỂ TẠO THƯ MỤC, SAO CHÉP CẮT DÁN CÁC TẬP TIN, THƯ MỤC TRÊN MÁY. CÁC CHỨC NĂNG VỀ TRìNH BÀY CỦA WE SẼ CHỈ GIỚI THIỆU TÓM TẮT.
 
B. MS WORD: CHỈ DÙNG ĐỂ CHUYỂN MÃ CÁC LOẠI VĂN BẢN VIẾT BẰNG MÃ UNICODE. CẦN SỬ DỤNG THÊM UNIKEY ĐỂ CHUYỂN TỪ UNICODE SANG VNI VÀ NGƯỢC LẠI. TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG WORD ĐỂ SOẠN VĂN BẢN RỒI GOị NĐC ĐỌC MÀ DÙNG NĐC TẠO VĂN BẢN VÀ DÙNG WORD ĐỂ TRANG TRÍ, ĐịNH DẠNG VĂN BẢN.
 
C. OUTLOOK EXPRESS: NẾU HỌC VIÊN CÓ ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN MẠNG INTERNET THì GIỚI THIỆU CÁCH NHẬN VÀ GỞI THƯ CŨNG NHƯ CÁCH BIÊN SOẠN MỘT LÁ THƯ. CHỦ YẾU VẪN DÙNG NĐC ĐỂ TẠO VĂN BẢN TRƯỚC RỒI ĐƯA RA OUTLOOK EXPRESS ĐỂ DÁN VÀO RỒI GỞI ĐI.
 
D. INTERNET EXPLORER: NÊN THAY THẾ BẰNG TRìNH DUYỆT Sao Mai Vì IE CẦN DÙNG JAWS. MÀ JAWS KHÔNG HỖ TRỢ UNICODE.
 
E. MATA: CÓ THỂ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HOÀN TOÀN CÁC TÍNH NĂNG CỦA PHẦN MỀM NÀY.
 
F. VMV: CÓ THỂ TIẾP CẬN HOÀN TOÀN.
 
G. Kinh Thánh: CÓ THỂ TIẾP CẬN HOÀN TOÀN.
 
 

VII- HIỆU QUẢ:
 


TIN HỌC ĐÃ TẠO MỘT MÔI TRƯỜNG HỮU HIỆU CHO VIỆC LIÊN LẠC VÀ GIAO TIẾP CỦA CON NGƯỜI, ĐẶC BIỆT VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT NÓI CHUNG VÀ KHIẾM THị NÓI RIÊNG. CÓ THỂ NÓI, CHƯA MỘT PHÁT MINH NÀO CỦA CON NGƯỜI HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT NHIỀU BẰNG TIN HỌC. VỚI NGƯỜI KHIẾM THị, TIN HỌC GIÚP:
 
-TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THUỘC MOị LẢNH VỰC VĂN HOÁ, KINH TẾ, XÃ HỘI...
-RÀO CẢN VỀ CHỮ VIẾT GIỮA CHỮ SÁNG VÀ CHỮ BRAILLE ĐÃ KHÔNG CÒN TỒN TẠI. VIỆC LIÊN LẠC GIỮA NGƯỜI MÙ, NGƯỜI MẮT KÉM VÀ PHẦN CÒN LẠI CỦA XÃ HỘI TỪ NAY HOÀN TOÀN THUẬN TIỆN.
 
-RÀO CẢN VỀ KHÔNG GIAN VÀ ĐI LẠI CŨNG TỪNG BƯỚC Bị THÁO GỠ. QUA MẠNG INTERNET NGƯỜI MÙ CÓ THỂ "ĐI" TỚI MOị THƯ VIỆN ĐỂ TìM ĐỌC SÁCH BÁO CŨNG NHƯ "ĐI" TỚI MỌI NƠI ĐỂ TRAO ĐỔI HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC.
 
 

© http://vietsciences.org   và  http://vietsciences.free.fr http://vietsciences2.free.fr   - Trần Bá Thiện