Khai Thác Search Engine
Cho Nhu Cầu Học Tập và Nghiên Cứu - bài IV

 

vietsciences-Võ Quang Nhân         ngày  05 tháng 08 năm 2004

        

 

6. Sử dụng đúng chổ search engine theo lời khuyên cuả nhà chuyên môn:

Mỗi một máy truy tìm sẽ có điểm mạnh và yếu riêng. Tuỳ theo mụch đích, nội dung, và cấp độ cuả thông tin cần thiết mà bạn nên lưạ chọn trang truy tìm cho thích hợp. Sau đây là một số hướng dẫn (và đánh giá) chung. Với một sự tìm kiếm sơ xài không quá chuyên sâu thì rõ ràng việc lưạ chọn máy truy tìm không cần thiết; bạn có thể chọn loại nào tiện lợi và quen dùng

6.1 Những tìm kiếm dữ liệu thông thường
Thế nào gọi là thông thường? Thực sự  không có biên giới nào về các cấp độ sâu hay nông cuả thông tin. Người ta thường có xu huớng muốn nhận về càng nhiều chi tiết về 1 sự việc càng tốt. (hà hà nhiều khi có nhiều quá thì lại không biết cái nào cần cái nào không cái naò hay cái nào dở thì tổ ...mệt thêm)  Đôi khi giá phải trả cho các chi tiết này lại không xứng với công sức bỏ ra (thơì gian và đầu tư) thì cũng là điều đáng suy nghĩ. Theo chúng tôi, đối với cấp độ học vấn thông thường (từ Đại Học và tốt nghiệp đại học trở xuống) thì việc tìm kiếm dữ liệu có thể chỉ cần loay hoay trên các máy truy tìm thông dụng (như google, altavista, và yahoo) là đủ cho nhu cầu  

6.1.1 Kỹ Năng lưạ chọn bộ từ khoá và yêu cầu tối thiểu :
Nếu xử dụng các máy truy tìm thì việc đầu tiên là gõ vào ô tìm kiếm bộ từ khoá. Việc này tưởng chừng như dể dàng (như ăn cơm với ...mắm zậy mà)  nhưng thực tế nhiều khi không đơn giản tí nào. Nhiều khi gõ vào một chữ mà sốt trang tìm ra đến mấy ngàn thì làm sao biết trang nào là trang cần mở ra? (mở hết thì ... overload mà mất trang mở ngẫu nhiên lại ... quá dỏm ) Ngược lại, có lúc gõ vào lại nhận được qúa ít hay không có một thông tin nào! Có nhiều nguyên do. Khách quan như là hạn chế cuả khả năng truy tìm cuả search engine, số người đăng bài về 'đề tài' này quá ít hay hoàn toàn không có (nhưng cả hai nguyên do này đều đáng ngờ ..hổng lẽ cả trăm triệu trang WEB không có trang nào ...hợp nhãn sao). Nếu loại bỏ các nguyên nhân khách quan, thì sở dĩ thất bại là vì người dùng thiếu kỹ năng viết xuống từ khoá thích hợp hoặc không đáp ứng được một số điều kiện tối thiểu 

6.1.2 Những yêu cầu thiết yếu:

  • Vốn sinh ngữ: Nếu chỉ bó buộc thông tin trong Việt ngữ thì chắc chắn bạn sẽ bị trở ngaị lớn. (Các thống kê cho biét số dân Đại Cồ Việt có WEB site riêng thì  ... dưới 1 triêu/ 80 triệu dân). Đa số các trang WEB sẽ thông tin bằng ngôn ngữ riêng và hoạ hoằng trình bày thêm 1 ngoại ngữ thường lại là tiếng Anh. (hi hi nói chơi thôi -- nếu muốn tìm tin tức về khủng bố thì học tiếng ..Ả Rập là chắc như bắp ...rang).  Như vậy, việc có vốn ngoại ngữ (ít nhất là đọc hiểu) là không thể tránh khỏi.  Tuỳ theo mụch đích mà dùng ngoại ngữ nào sẽ thích hợp hơn. Tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh,  Anh ngữ thường là yêu cầu lớn nhất. (Dẫu sao ti việc biết càng nhiều ngoại ngữ sẽ càng có lợi cho việc tìm kiếm thông tin.)
    Ngoại trừ tìm tài liệu chuyên biệt về 1 loại ngôn ngữ, khi dùng Anh ngữ để gõ từ khoá thì sác xuất tìm ra sẽ lớn nhất. Mặc dù vậy, khi dùng từ chung chung thì số lượng trang tìm được sẽ có thể quá nhiều và do đó bạn phải có khả năng để tìm một từ (hay cụm từ) khác chuyên biệt hơn nhằm thu hẹp lại số trang tìm ra. Ngoài ra việc gõ sai chính tả cũng gây mất thì giờ không kém.

  • Vốn chuyên môn: Bạn không thể học toán nhân (x) nếu chưa biết toán cộng (+). Cũng tương tự, khi truy tìm một tài liêu về bất kì chuyện gì thì điều kiện là bạn phải thỏa mãn yêu cầu kiến thức tối thiểu về chuyện đó. Hiểu biết càng nhiều thì việc tìm kiếm càng hiệu quả. (Ai mà biểu tui đi tìm tài liệu về bộ lọc khói ống bô xe hơi đời mới  thì kể như ... luá vì ngoài việc thay nhớt xe tui chả có tí kiến thức nào)

  • Một tí kiên trì: Làm gì cũng vậy yêu cầu tối thiểu cũng phải kiên nhẫn. Nếu lỡ gõ vào một từ khoá mà được quá nhiều kết quả hay các kết quả không như ý thì bạn nên nghĩ lại xem từ khoá đó có chính xác không nên thêm hay bớt chữ nào. Ngược lại cũng vậy khi mà máy truy tìm không tìm ra cái gì hết thì việc trước tiên là xem lại có viết đúng chính tả không. Từ khoá điền vào có rõ và đầy đủ không (nhiều khi mình dịch từ tiếng việt ra tiếng Anh rồi gõ đại vào và nhận được toàn là những thứ không vưà ý chẳng qua là vì mình dùng sai chổ/chữ)

  • Dùng thêm hổ trợ cuả các sách tra cứu hay sách giáo khoa: Tại sao phải có mấy thứ lỉnh kỉnh này? Thật ra, để tìm ra các từ vựng chi tiết và chính xác về đề tài mà mình kiếm thì cách hay nhất là có từ điển và sách giáo khoa để xem lại ... nhiều khi bạn không thể tìm trang WEB bằng từ khoá mà bạn nghĩ ngay tới vì .. nó quá nhiều nghiã (ambiguous) hay quá chung chung (common/generic meaning). Dùng các từ điển hay sách  tra cứu là để kiếm ra chữ khác đặc biệt, cũng đi đi sát với đề tài bạn tìm nhưng lại không hàm chưá nhiều ý nghiã khác.
    Ngoài ra, do các yêu cầu tìm kiếm tài liệu thì việc viết đúng chính tả dùng đúng khái niệm và các từ vựng khoa học để đặt vào bộ từ khoá là cần yếu. Như đã trình bày, các từ điển này cũng là nguồn hổ trợ để "mài duã" lại bộ từ khoá cho bén nhạy hơn
    Trên google bạn có thể dùng từ khoá mặc định define: để tra cứu định nghiã cuả 1 khái niệm hay 1 chữ (ví dụ define:LASER )

6.1.3 Kỹ năng lựa chọn từ khoá:
Luôn luôn nhớ cho rằng bạn là người chủ động và thông minh còn computer chỉ là cái máy rất nhanh nhưng thật sự ngờ nghệch. Hãy xử dụng sự khôn khéo cuả mình kết hợp với cái nhanh cuả máy chứ đừng làm ngược lại! Cần phải biết thật rõ bạn muốn đào kiếm cái gì và bao sâu
Trong khi truy tìm các dữ liệu cho việc nghiên cứu và học tập bằng các search engine thì việc lưạ chọn từ khoá rất quan trọng. Nên chú ý thêm rằng, máy truy tìm sẽ không thể tìm ra những bài viết nào chỉ có các từ đồng nghiã với từ khoá nhưng từ này lại không có mặt trong bản thân cuả từ khoá mà bạn điền vào ô truy tìm.

  • Từ khoá càng chuyên sâu càng đạt kết quả cao. Ở đây nếu bạn dùng đúng bộ từ khoá mô tả chính xác và chi tiết  những gì mình muốn thì kết quả tìm gặp sẽ cao hơn. Nên nhớ rằng nhiều trạng từ hay liên từ thường là các từ không đóng vai trò quan trọng (trừ khi nó đứng trong 1 cụm từ trích dẫn " " ) và do đó thường bị các search engine bỏ qua.  (Trong Anh ngữ thì tránh dùng các chữ: a, an, the, is, and, or, of, you, me, my .. trừ khi nó đứng trong ngoặc kép cuả trích dẫn).
    Ví dụ: Khi install Redhat 7.3, một số máy compaq hiệu 1850R sẽ bị treo. Bạn muốn tìm giải pháp cuả chứng này trên Internet. Bạn có thể tự mình so sách kết quả viêc dùng các bộ từ khoá sau:
    1.  Linux hang
    2.  Redhat 7.3 install
    3.  Redhat 7.3 1850R hang
    4.  Redhat 7.3 1850R intall hang
    Nếu như nhận xét thì bạn dể dàng tìm ra lời giải bằng cách đọc vài trang tìm thấy bởi google với một trong hai bộ từ khoá thứ 3 hay 4. (và điạ chỉ cuả cách giải (có thể) nằm trong các trang đầu tìm kiếm) trong khi đó nếu dùng hai bộ từ khoá đầu thì .... hơi khó

http://forums1.itrc.hp.com/service/forums/bizsupport/questionanswer.do?threadId=206270
http://www.van-dijk.net/mailarchive/vandijk0304/0000.html

  • "Cụm" từ khoá và tổ hợp các từ khoá: Như trên chúng ta cũng đã thấy dùng tổ hợp từ khoá có ảnh hưởng nhiều đến việc truy tìm ...( và ngay cả đảo thứ tự các từ khoá cũng có ảnh hưởng đến sự sắp xếp thứ tự các trang tìm ra .. bạn hãy tự so sánh khi dùng bộ từ khoá 4a: hang install Redhat 7.3 1850R so với bộ từ khoá 4 xem ). Trong nhiều trường hợp thì việc dùng ngoặc kếp để bảo vệ nguyên văn cụm từ đi tìm sẽ có vai trò khá quan trọng (nhất là trường họp bạn muốn tìm lại văn bản cuả một baì viết đặc biệt nào đó). thí du: Bạn muốn tìm càng nhiều càng tốt bài viết về một người tên là Nguyễn Khắc Hiếu nhưng lại không phải là "Tản Đà" ban có thể thấy kết quả khác nhau vô cùng cuả hai bộ từ khoá:
    Nguyễn Khắc Hiếu -Tản -Đà -phố
    "Nguyễn Khắc Hiếu" -Tản -Đà -phố
     

hình1a: Dấu ngoặc kép giúp truy tìm chính xác hơn (chỉ còn 384 trang)

Hình 1b: Không có ngoặc Kép thì có đến hơn 2000 trang! (kể như trường hợp này là "lắm mối, tối nằm ...chơi" )

Ví dụ2: biomedical engineering" AND cancer sẽ cho ra quá nhiều kết quả liên quan đến các chương trình học bạn có thể loại bớt chúng bằng từ khoá "biomedical engineering" cancer -"Department of" -"School of"

  • Biến chiêu (với các phép toán) Ngoài các dấu + và - thì việc tận dụng các phép toán sẽ giúp qúa trình tìm kiếm thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn.  (Rất tiếc, google lại không hổ trợ tốt các phép toán Boolean như là Altavista). Xin đơn cử 1 ví dụ là bạn muốn tìm tài liệu để tự học về Linux script (--Tạm dịch: văn lệnh cuả hệ thống Linux). Trong tiếng Anh các tài liệu chỉ dẫn thường được viết là tutor (n) tutorial (adj) hay là guide, howto (chữ guide thường ở mức độ sơ sài hơn). Như vậy ta có thể thử dùng bộ từ khoá (trong Altavista):
    "Linux script" AND (tutor OR tutorial OR Howto OR guide)
    Lưu ý: Phép toán phân nhánh trong Altavista chỉ được hổ trợ mức thấp nhất nghiã là bạn không thể lồng hai hay nhiều dấu ngoặc đơn vào nhau
     

  • Biết nhiều ngoại ngữ: Tiếng Anh là thứ tiếng thông dụng nhất thế giới (kế đến là tiếng ..Tàu. Nhưng rất tiếc, không có mấy ai viết bài nghiên cứu khoa học bằng thứ tiếng tượng hình này ngoại trừ dân bản xứ mà xứ này thì lại còn bị giới hạn nhiều thứ) Nếu kể về số lượng các tài liệu khoa học chuyên khảo thì bên cạnh tiếng Anh còn có Tiếng Đức, Tây Ban Nha, và Pháp. Nhiều khi tài liệu mà bạn muốn tìm lại không viết bằng tiếng Anh!  Do đó, biết càng nhiều thứ tiếng thì càng có lợi. Ngay cả việc tìm tài liệu  nghiên cứu về Việt Nam thì việc biết thêm Anh hay Pháp ngữ cũng vô cùng quan trọng (để biết cái nhìn khách quan cuả người nước ngoài). Bạn hãy thử so sánh số trang tìm được cuả hai từ khoá sau đâu về Ampere: "Andre Marie Ampere" (Anh) và "André Marie Ampère" (Pháp) thì sẽ rõ.
     

  • Dùng từ tương đương hay đồng nghiã: Trong ví dụ về việc tìm bài học về Linux script, chúng a cũng đã dùng kĩ thuật từ tương đương hay đồng nghiã. Vấn đề là vì một số tác giả thích dùng chữ này mà lại không dùng chữ kia, và do đó, nếu bạn bỏ sót 1 từ đồng nghiã X (hay từ tương đương X) thì cũng có nghiã là bạn mất hẳn một cơ hội tìm ra bài viết cuả các tác giả chỉ thích dùng từ X này. (Ngộ nhở bài đó lại là cuả 1 tác giả xuất sắc thì lại càng uổng hơn). Ngoài ra, việc dùng ACRONYM (--tạm dịch: chữ viết tắt) thêm vào bộ từ khoá cuả một danh từ khoa học cũng rất quan trọng. thí dụ người ra hay dùng chữ LED ( đi-ốt phát quang) trong tài liệu hơn là chữ nguyên gốc "light emitting diode". Cũng như vậy cho chữ laser.
     

  • Dùng từ cùng chuyên khoa: Khi bạn tìm các bài chuyên khảo về một ngành nghề nào đó thì việc hiểu viết nhiều từ vựng trong ngành đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc "tinh lọc" các thông tin nhận về.  Thí dụ trường hợp  bạn tìm tài liệu nghiên cứu về kí sinh trùng sốt rét ác tính thì ngoài chữ intensive malaria bạn có thể thay bằng tên khoa học cuả con kí sinh trùng này (Plasmodium Falciparum) để thêm vào bộ từ khoá.
     

6.2 Tìm Kiếm Đề Tài có Mụch tiêu Xác Định:
Trước tiên xử hãy dụng cách thức thông thường (Vì cái điạ chỉ cuả google nó dể nhớ ! Hi hi ) thông thường. Nếu bạn vẩn muốn tìm thêm dữ liệu thì hãy thử những gì ghi ra dưới đây tùy theo mụch tiêu truy tìm

6.2.1 Dữ liệu đặc biệt: 
Hãy dùng đến các trang chưá cơ sở dữ liệu Nhắc lại từ bài 1 rằng có nhiều thông tin được cất giữ riêng trong các cơ sở dữ liệu mà chỉ có thể tìm ra khi chúng ta vào các trang riêng biệt để tìm chúng. Một vài trang chứa cơ sở dữ liệu như vậy là
http://lii.org/  -- adcademic search database
http://www.academicinfo.net/ -- adcademic search database
http://infomine.ucr.edu/  -- adcademic search database
http://www.invisible-web.net/ -- invisible WEB
http://www.rdn.ac.uk/ Resouce Discovery Network
http://turbo10.com/cgi-bin/showdeepnet.cgi --Turbo 10
http://www.freepint.com/gary/direct.htm Direct Search
http://www.noodletools.com/debbie/literacies/information/5locate/advicedepth.html Noodle tools
http://www.lib.berkeley.edu/Collections/acadtarg.html Thư mục cuả Đại hoc Berkely
Trong nhiều trưòng hợp nếu bạn mu
ốn truy tìm tin tức từ các cơ sở dữ liệu chỉ việc thêm vào bộ từ khoá chữ "database" ở vị trí cuối cùng cuả bộ từ khoá.

6.2.2 Dữ liệu có liên quan đến cấu trúc viết chữ và  từ khoá (chính tả, đồng nghiã, câu cú, chữ hoa hay chữ thường):
Trong trườn hợp này cách tốt nhất là ... bỏ các chữ này vào các ngoặc kép thì sẽ giải quyết được vấn đề.

6.2.3 Truy tìm định nghiã, khái niệm, tài liệu tham khảo hay dịch nghiã:
Nếu chỉ muốn biết chính tả thì có thể dùng từ đó làm từ khoá vã gõ vào google rồi đọc chức năng hổ trợ có dòng "did you mean ...." Đây là là chức năng có khả năng chỉnh chính tả. Nếu để tra ý nghiã chữ, khái niệm, hay danh từ khoa học thì dùng từ khoá qui ước define: trên google. (ví dụ define:OLED) Ngoài ra, bạn có thể lên các trang tự điển để tra cứu chẳng hạn như:
http://www.yourdictionary.com
http://dictionary.reference.com/
http://www.reference.com/

http://www.britannica.com/
http://www.search.com/search?channel=19
http://www.iTools.com/research-it

Các tài liệu tham khảo chung còn có
http://www.odci.gov/cia/publications/factbook/index.html
: the world fact book cuả CIA
http://www.guinnessworldrecords.com/ : Trang Guiness các kỉ lục thế giới
http://portal.unesco.org: Trang cuả tổ chức Văn hoá Giáo dục và Khoa Học cuả Liên Hợp Quốc
http://www.noodletools.com/debbie/resources/math/stats.html trang liên kết về các dữ liệu thống kê.
 

6.2.4 Tìm trên các thư viện:
Các thư viện trên WEB cũng có thể cung cấp nhiều thông tin quí báu:
http://www.ipl.org/ Thư viện Internet công cộng
http://www.lib.berkeley.edu/ Thư viện cuả ĐH Berkeley
http://web4.si.edu/sil/onlineexhibitions/oe_search2.cfm Thư viện WEB cuả Smithsonian Institution

Các trước tác:
http://libweb.sonoma.edu/assistance/subject/primaryonline.html : Nguồn link cuả các trước tác (primary source) Đây là một nguồn liên kết sưu tầm rất lớn các tài liệu từ các thư viện

http://www.cyberschoolbus.un.org/infonation/info.asp so sánh thông tin về điạ lý và chính quyền các nước.
http://www.uidaho.edu/special-collections/iil.htm Bộ sưu tập lớn các liên kết tới trang WEB cuả các quốc gia
http://www.tulane.edu/~lmiller/ArchivesResources.html thư viện NET go
http://vlib.org/Overview.html Thư viện ảo
http://www.loc.gov/rr/askalib/ Hỏi các thủ thư viện.

Thông tin về các vấn đề Nóng:
http://infodome.sdsu.edu/research/guides/hot/supersites.shtml
http://www.publicagenda.com/issues/issuehome.cfm

6.2.5 Các trích dẫn câu phát biểu (Quotation):
http://www.quoteland.com
http://www.quotationspage.com/search.php3
http://www.aphids.com/quotes/index.shtml
http://creativequotations.com (Những phát biểu liên quan tới sự sáng tạo)

6.2.6 Truy tìm phương thức giải quyết:
Các bài viết về cách thức làm hay giải quyết vấn đê nào đó thường có những chữ đặc trưng như là "howto" ,"how to", "instruction", "do it yourself", "DYI",..
Trong nhiều trường hợp có những vấn đề về kĩ thuật, bạn có thể viết thẳng câu hỏi bằng Anh ngữ lên và xem như đó là bộ từ khoá (Dĩ nhiên là phải đúng văn phạm và chính tả). Thí dụ: Bạn muốn tìm tài liệu để chế tạo thiết bị Laser hãy thử bộ từ khoá trên google:
How to build a laser device
Bạn sẽ nhận được kết quả rất thú vị bất ngờ.
Tương tự như vậy khi mà bạn gặp hư hỏng hay trục trặc trong quá trình xử dụng computer hay phần mềm thì cứ chép ngay nguyên văn (hay một phần lớn) cái dòng báo lỗi lên làm thành bộ từ khoá. Sau đó có thể thêm vào một số chi tiết để lọc bớt thông tin. Thí dụ: đôi khi dùng X-window cuả Linux có thể bạn sẽ gặp trục trặc mà máy báo lổi như sau: "Could not init font path element Unix/:7100, removing from list!". Bạn có thể dùng ngay câu báo lỗi này làm từ khoá va bỏ vào google để tìm các bài viết về cách giải quyết:
"Could not init font path element Unix/:7100"
Bạn sẽ tìm được khá nhiều bài viết về việc này. Dĩ nhiên là bạn có thể sẽ phải thêm vào bộ từ khoá vài chi tiết để t`im ra cách giải quyết thoả đáng.
Ngoài ra, các bạn có thể trực tiếp đặt câu hỏi giải quyết khó khăn trong các forum mà trang sau đây là một chổ tập trung các links:
http://www.forumone.com/index/

6.2.7 Truy tìm tài liệu học vấn (MÃ NGUỒN, BÀI VỞ..):
Hãy chú ý đến những từ khoá như là tutor, tutorial, research, database, how-to, instruction, source, source code, schematic, flow chart, circuit, theorem, proof, ... nếu như bạn muốn tìm hiểu về môt định lý hay lí thuyết nào đó thì cứ việc đánh thẳng tên (nếu có) cuả định lí hay lí thuyết đó làm từ khoá xem.  Từ kết quả này bạn có thể lọc lại bằng cách thêm vào bộ từ khoá các phép toán (dùng dấu - hay NOT) . Ngay cả trường hợp chỉ nhớ đúng một phần cuả tên cũng có thể hữu dụng. Thí dụ bạn hãy thử đánh Cauchy theorem trên google xem có thể tìm dược bao nhiêu định lí Cauchy khác nhau.
 

6.2.8 Truy tìm tin tức: 
Tin tức thì có rất nhiều nhưng nổi bật là:
http://dailynews.yahoo.com Yahoo news
http://news.google.com Google news
Tin tức với bình luận va phân tích:
http://www.rdn.ac.uk/bth/  BBC news
http://www.usnews.com/usnews/briefings/nbhome.htm

Trang WEB cuả các hãng thông tấn lớn:
www.cnn.com  CNN
http://www.ap.org/ AP
http://www.afp.com/english/home/ AFP
http://www.cbs.com/ CBS
http://nbcpublish.console.net/ NBS

Trang liên kết các trang về tin tức:
http://www.headlinespot.com

Truy tìm các tin tức từ mọi khiá cạnh (bằng nhiều ngôn ngữ): http://www.alltheweb.com/advanced?c=news&cs=utf-8
 

6.2.9 Truy tìm các loại tệp văn bản:
Hãy dùng từ khoá qui ước filetype: trên www.google.com để tìm ra cá loại tệp văn bản có format riêng. Hoăc có thể dùng advanced search từ MSN: http://search.msn.com/advanced.aspx?FORM=HP

6.2.10 Truy tìm các quan hệ:
Một số trường hợp bạn lại muốn tìm các trang có chỉ thêm quan hệ giưã các từ khoá thì trang search engine say đây có thể cung cấp các thông tin thú vị
http://www.kartoo.com/flash04.php3 cuả trang Kart00
ví dụ: từ khoá gasoline electric car sẽ cho kết quả nhiều bản đồ liên hệ:


Hình2: Kart00

Tương tự có trang  http://www.webbrain.com/html/default_win.html

6.2.11 Truy tìm các loaị dữ liệu không phải văn bản (nhạc, hoạ, phim hình)
Có thể dùng trang www.Altavista.com Rồi bấm vào các đề mục (như images, MP3/Audio, video)
http://memory.loc.gov/ammem/collections/finder.html sưu tập các thể loại nghệ thuật

Tìm hình ảnh có thể dùng:
 www.google.com hay www.ask.com

http://classroomclipart.com
Các loại hình ảnh computer
http://www.si.umich.edu/Art_History/  Thư viện nghệ thuật tranh-ảnh cuả ĐH Michigan
http://www.thinker.org/fam/about/imagebase/subpage.asp?subpagekey=420 Trang thư viện hội hoạ cuả San Francisco

Trang có chưá nhiều tập tin âm thanh: http://www.findsounds.com

6.2.12 Truy tìm người, đia chỉ số phone:

6.2.13 Các báo cáo Khoa Học NSDL (National Science, Technology, Engineering, and Mathematics Education Digital Library)
Trang này cuả Internet Scout Project chuyên chở các báo cáo về các lãnh vực Khoa học Ki thuật và Toán Giáo dục Thư viện số cuả các cơ quan nghiên cứu:  http://scout.cs.wisc.edu/index.php

6.2.14 Thu nhận ý kiến thăm dò (kết qủa):
http://www.opinion-pages.org
http://www.pollingreport.com
http://blogdex.net

Các đánh giá về chất lượng:
http://www.rateitall.com
 

6.2.15 Hỏi ý kiến cuả các chuyên gia:
http://www.vrd.org/locator/ Dành cho các câu hỏi về giáo dục và các lớp bậc trung học cuả bộ giáo dục Hoa kì
http://www.allexperts.com/index.htm Trang WEb cuả các chuyên gia thiện nguyện
http://experts.mediamap.com/(dx3lkv553etvqg55ys1njhqb)/search.aspx Dùng để tìm chuyên gia về các ngành nghề
http://www.ibiblio.org/slanews/internet/experts.html các dòng liên kết tới các trang WEB chuyên ngành

6.2.16 Tìm Bản đồ:
http://plasma.nationalgeographic.com/mapmachine/ Trang cuả National Gepgraphic
http://atlas.geo.cornell.edu/webmap/ Bản đồ điạ lí thế giới
http://www.mapsarea.com/ Tập trung các lnk về bản đồ đủ loại

6.2.17 Tải về các software:
Có lẽ là thưà nếu tôi trình bày với các bạn trong nước ở đâu để kiếm phần mềm (vưà rẻ vưà tốt). Tuy nhiên, nguồn tải các phần mềm hợp pháp lớn nhất là: http://www.shareware.com/ www.download.com

6.2.18 Các liên kết khoa Học:
Ngoài các điạ chỉ đã được giớo thiệu, các link sau đây có thể giúp bạn có thêm các tài liệu Khoa học cũng như giáo khoa bậc ĐH
http://www.martindalecenter.com/ Mantidale Reference Desk
http://www.sciencegems.com/
Frank Potter's Science Gems chủ yếu cho Khoa Vật Lý
http://explanation-guide.info/ Cho rất nhiều giải thích về các hiện tượng và hiệu ứng
http://searchenginewatch.com/links/science.html Có các links về các trang khoa học
http://searchenginewatch.com/links/medical.html Có các link về các trang y hoc

7. Giới thiệu một số máy truy tìm cuả các quốc gia khác Hoa kì:

 

8. Phụ Lục:

7.1: Kĩ thuật trình bày META TAG cho một trang WEB:
Như đã đề cập trong bài I, một số máy truy tìm sẽ dùng các thông tin cho trong META TAG để xếp hạng các bài viết. Nếu bạn chưa rõ cách thức xếp hạng cuả máy truy tìm xin xem lại bài I
Nhiều khi bạn đi tìm một tài liệu chuyên về khoa hoc thì lại có khá nhiều trang ... quảng cáo vè chuyện hoàn toàn khác lọt vào trong danh mục tìm thấy. Đó là vì các trang (vô duyên) này đã dùng đến kĩ thuật nhồi nhét các 'từ khoá' mà họ cho là hay là quan trọng vào trong các META TAG cuả họ
Hiểu biết về META TAG sẽ có thể giúp bạn trong việc lọc lưạ các thông tin xuất hiện trên máy truy tìm bằng cách điều chỉnh bộ từ khoá.

7.1.1 META TAG là gì:

  • Về mặt mã nguồn thì bạn có thể tìm thấy META TAG nằm trong phần đầu <HEAD> cuả tất cả các trang WEB. Thí du:

<HEAD>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<meta http-equiv="Content-Language" content="vi">
<meta name="GENERATOR" content="Microsoft FrontPage 6.0">
<meta name="keywords" content="Sciences; science; khoa học; khoahoc; vật lý; hóa;sinh học;gene; danh nhân; danhnhan;Tiểu sử danh nhân;thiên văn; astronomy; astronomie; physics; physique; maths; langues; languages; anh văn; english; vietnamese; vietnam; lichsu; lịch sử; histoire; inventions; sáng chế; phát minh;giai thoại;tảng đá bên đường;tìm hiểu;danh ngôn;Nobel,Crafoord;Fields">
 

  • Các META TAG này dùng để chỉ thị thêm cho các WEB Browser (tạm dịch -- Máy truy Cập WEB) thêm một số thông tin đặc biệt về định nghiã, mô tả, các yêu cầu đặc trưng để tải,...

  • Một bộ phận quan trọng cuả META TAG là cung cấp thêm dữ liệu 'từ khoá' cho các máy truy tìm.  Do đó, những trang nào có các META soạn thảo một cách kĩ lưỡng thì sẽ có nhiều cơ hội hơn để được các máy truy tìm đưa lên thứ tự ưu tiên trong danh mụch kiếm theo từ khoá khi nó bắt gặp. Ngược lại nhiều trang WEB nhất là trang WEB cuả những người không chuyên môn về cách trình bày META cho WEB site thì cơ hội bài cuả họ được xếp cao trong danh mục tìm thấy sẽ thấp hơn và do đó khó tìm ra hơn (mặc dù thường các bài viết này có thể chứa thông tin mà bạn đang cần)

  • Các nội dung cuả META TAG bao gồm Content (nội dung) Subcategory (phân lớp), Access level (cấp độ xử dụng) và Access Restriction Requirements (các yêu cầu giới hạn khi xử dụng), Expiry Date (thời hạn), Publisher (nhà xuất bản), Keywords (từ khoá) và  Description (mô tả)

7.1.2 Đặc Điểm:

  • Tuỳ theo cấu trúc cuả từng máy truy tìm mà các META TAG có thể có ảnh huởng khác nhau đến việc xếp hạng.

  • Trong thời gian gần đây thì tầm quan trọng cuả META TAG có suy giảm vì sự lạm dụng cuả các trang quảng cáo (họ nhồi nhét dủ thứ vô để đánh lưà máy truy tìm). do đó dẫn đến việc người soạn thảo máy truy tìm thay đổi phương án xây dựng các chỉ số cho cơ sở dữ liệu (hạ thấp vai trò cuả META TAG)

  • Các thông tin trong META TAG ngoại trừ việc xử dụng cho Máy truy cập và máy truy tìm, sẽ không được hiển thị trên trang WEB

  • Những từ vựng viết trong "title", "description", hay "keyword" sẽ ảnh hưởng đến cách xắp xếp cuả search engine.

  • Không có biện pháp tuyệt hảo nào để giúp cho 1 trang WEB có thể đứng đầu vĩnh viễn trong danh mục truy tìm theo một bộ 'từ khoá' cố định. Lý do là sự thay đổi cách làm việc cuả máy truy tìm và sự thay đổi cuả META TAG trong các trang khác trở nên hiệu quả hơn trang vốn đứng đầu trong danh mục.

7.1.3 Vài cách thức để áp dụng cho trang WEB: Chúng tôi nêu thêm ra ở đây dành cho các bạn để điều chỉnh trang WEB cuả mình để tạo thêm cơ hội cho nhiều người tìm đến đọc:

  • Bạn có thể dùng hai dạng quang trọng sau:
    <META name ="description" content="(viết thật ngắn mô tả trang WEB cuả bạn)"
    hay là:
    <META name ="keywords" content="(liệt kê tất cả những từ có thể làm từ khoá *)"
    (*) Mỗi 'từ khoá' được liệt kê ra sẽ phân biệt với 'từ khoá' khác bằng dấu ';' thường thì từ được liệt kê  có thể là những chử đồng nghiã, chử viết tắt, chữ được dịch ra các thứ tiếng khác nhau, hay các mô tả ngắn về trang WEB cuả bạn

  • Có nhiều WEB master đã lạm dụng META TAG đưa vào rất rất nhiều từ khoá không đúng với nội dung cuả trang WEB để nâng cao sự phân loại. Nên nhớ rằng sớm hay muộn các máy truy tìm sẽ tìm ra vằ loại trang đó khỏi vị trí cần thiết. Hãy kiểm tra chắc chắn rằng các 'từ khoá' viết vào là có liên hệ trực tiếp tới bài viết

  • Nhiều máy truy tìm sẽ tập trung đánh giá vào phần đầu các dòng chữ cuả trang WEB, nên có thể để ý trình bày cho phù hợp

  • Các TAG khác như <H1>, <H2>,... cũng được máy truy tìm tính đến để phân hạng

  • Tên cuả tập tin tương đồng với keyword cũng là nhân tố để đẩy sự xếp hạng lên cao

  • Trong các ALT tag thì bạn cũng có thể điền các keyword vào để gây thêm sự chú ý cuả máy truy tìm.

7.2 Phụ lục về gốc (extension name)cuả tên miền: Trong khi tìm kiếm về các trang WEB bạn cũng có thể dưạ vào tên đuôi (gốc) cuả miền để biết thêm đặc điểm (về ngôn ngữ chẳng hạn). Sau đây là những tên miền thường thấy.  Dĩ nhiên, các tên này cũng không có tính cách bắt buộc (nghiã là không nhất thiết phải có đúng các đặc tính :

  • .com (vi dụ www.google.com)  com là viết tắt cuả chữ comercial.  Các điạ chỉ loại này thường tập trung vào các loại tổ chức có thu nhập hay buôn bán hay có trao đổi thương mại (bán quảng cáo)

  • .net: thường là cho các cơ quan thuộc về mạng (network) http://www.nw.net

  • .gov: thường là các cơ quan công quyền hay chính phủ (government) http://www.INS.gov

  • .org: Các tổ chức thường la các tổ chức không trực tiếp làm thương mãi. (organization). ví dụ: http://httpd.apache.org

  • edu: Đây là tập trung cuả những tổ chức chức năng giáo dục như là các truờng học, ban ngành về giáo dục. Ví du: http://www.lib.berkeley.edu/

  • Ngoài ra, các tên đuôi bao gồm hai chữ thì sẽ cho biết xuất xứ cuả trang WEB. Thi du: .vn (vietnam), .uk (United Kingdom), .fr (french), ... riêng các trang WEB từ nước Mỹ sẽ không có tên này.

 

Tài liệu tham khảo chính:

http://www.lib.berkeley.edu/TeachingLib/Guides/Internet/
http://searchenginewatch.com/
http://www.searchengineshowdown.com
http://www.monash.com/spidap.html
http://www.noodletools.com/debbie/literacies/information/5locate/adviceengine.html
http://www.topwebsite.co.uk/

 

http://Vietssciences.free.fr -  Ngày 13 tháng 08 năm 2004