TQ đưa nữ phi hành gia lên vũ trụ

Vietsciences- Jonathan Amos        BBC News    16/06/2012

 

Những bài cùng đề tài

TQ tuyên bố phóng thành công tàu vũ trụ

Trung Quốc tuyên bố vừa phóng thành công tàu vũ trụ có người lái mang theo nữ phi hành gia đầu tiên người TQ vào không gian.

 

Trung Quốc vừa phóng tàu không gian có người lái lần thứ tư vào vũ trụ.

Đoàn phi hành gia gồm ba người, trong đó có một nữ phi hành gia đầu tiên của quốc gia này, bà Lưu Dương, theo phòng thí nghiệm quỹ đạo không gian Thiên Cung cho biết.

Phi thuyền Thần Châu-9 của Trung Quốc cất cánh từ sân bay vũ trụ Tửu Tuyền, nằm ở rìa sa mạc Gobi vào lúc 18:37 giờ địa phương (tức 10:37 GMT).

Tên lửa Trường Chinh 2F mang theo tàu Thần Châu-9 đưa các phi hành gia vào vũ trụ bằng công nghệ kết nối trong không gian với trạm Thiên Cung trong vòng vài ngày.

Sau đó, họ sẽ sống và làm việc trong quỹ đạo một tuần trước khi quay về trái đất.

Trước khi cất cánh, phi hành đoàn đã được giới thiệu với các viên chức Đảng Cộng sản, các nhân vật quan trọng và giới truyền thông.

Người chỉ huy nhiệm vụ này là Cảnh Hải Bằng, đồng thời cũng là người lần thứ hai thực hiện sứ mệnh không gian sau khi tham gia lần phóng tàu Thần Châu-7 vào năm 2008, năm Trung Quốc thực hiện sứ mệnh không gian có người lái lần đầu tiên.

Phi công chiến đấu Lưu Vương của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có cơ hội tham gia sứ mệnh này sau 14 năm phục vụ trong quân đoàn phi hành gia vũ trụ Quốc gia Trung Quốc.

Trong khi đó bà Lưu Dương đã nổi lên với tư cách là nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc chỉ sau hai năm đào tạo.

Vai trò của bà trong sứ mệnh này là thực hiện các thí nghiệm y tế trong quỹ đạo.

Bà Liu Dương, nữ phi hành gia vũ trụ Trung Quốc

Bà Liu Dương là nữ phi hành gia vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc bay vào không gian

Tàu Thần Châu-9 sẽ tiếp tục công việc của tàu không gian không người lái Thần Châu-8 hồi năm ngoái với sứ mệnh tiến hành thí nghiệm công nghệ cần thiết để kết nối tàu tới trạm Thiên Cung.

Những cuộc thử nghiệm đã diễn ra rất tốt và khiến cho các quan chức Trung Quốc tự tin về việc đưa người vào không gian.

Khi tàu này tiếp cận trạm Thiên Cung, tàu Thần Châu-9 được trông đợi sẽ ghép nối hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, cũng có kế hoạch sẽ để con người thử điều khiển ghép nối đó trong sứ mệnh lần này.

Khi đó các phi hành gia sẽ tách tàu khỏi trạm và họ rút vào một khoang tách rời và sau đó điều khiển tàu của họ ghép nối về vị trí cũ.

Ông Lưu Vương sẽ là người điều hành việc thực hiện động tác này. Phát biểu tại buổi họp báo, ông Lưu nói: "Chúng tôi đã tiến hành mô phỏng nhiều lần."

"Chúng tôi làm chủ được kỹ thuật và các kỹ năng này. Trung Quốc có công nghệ và những phi hành gia hàng đầu, do đó tôi tin chắc rằng chúng tôi sẽ thực hiện được việc ghép nối bằng tay này."

Trạm Thiên Cung là bước tiếp theo trong chiến lược mà chính quyền Bắc Kinh hy vọng sẽ dẫn tới việc xây dựng và đưa vào hoạt động một trạm vũ trụ lớn có người lái thường trực.

Đây chỉ là dạng mẫu cho các module mà Trung Quốc mong đợi sẽ xây dựng để hoạt động trong quỹ đạo. Nắm vững các kỹ thuật và thủ tục ghép nối là trọng tâm của chiến lược đó.

Với khối lượng tịnh khoảng 60 tấn, trạm được dự kiến này nhỏ hơn đáng kể so với các trạm quốc tế khác với tải trọng vào khoảng 400 tấn mà các quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Châu Âu, Canada và Nhật Bản đã đưa vào hoạt động.

Tuy nhiên, chỉ đơn thuần sự hiện diện của trạm này trong không gian dù sao cũng được đánh giá là một thành tích đáng kể.

Phi hành gia Trung Quốc

Đây là lần đầu tiên một nữ phi hành gia Trung Quốc vào không gian

Giới chức cho hay, trạm sẽ được các tàu vận tải cung cấp đúng theo cách mà các tàu robot vận tải chuyên chở nhiên liệu, nước, thực phẩm, không khí và phụ tùng thay thế cho Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) hiện nay.

Trung Quốc đang đầu tư hàng tỷ đô la vào tham vọng không gian của mình.

Họ đã có những nỗ lực mạnh mẽ về khoa học không gian với hai vệ tinh quay quanh quỹ đạo được phóng lên mặt trăng.

Quốc gia châu Á này cũng đang triển khai hệ thống định vị vệ tinh riêng được biết đến với tên BeiDou, hoặc Compass.

Trước khi rời khỏi Trái đất, bà Lưu Dương cho biết, sứ mệnh của tàu Thần Châu-9 sẽ tạo thêm niềm tự hào ở người dân Trung Quốc.

"Khi là một phi công, tôi bay trên bầu trời, giờ là một phi hành gia, tôi sẽ bay vào không gian, bay cao hơn và xa hơn", bà nói.

"Tôi có nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành, nhưng bên cạnh những nhiệm vụ đó, tôi muốn cảm nhận môi trường đặc biệt trong không gian và chiêm ngưỡng cảnh quang. Tôi muốn khám phá một Trái đất tuyệt đẹp, một ngôi nhà tuyệt đẹp.”

"Tôi muốn ghi lại tất cả cảm xúc và công việc của mình để chia sẻ với bạn bè, các đồng chí và các đồng nghiệp tương lai của tôi."

 

 

                 http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org