Châu Á hào hứng theo dõi nhật thực lâu nhất trong thế kỷ này

Vietsciences- Đức Tâm - RFI      22/07/2009 

 

Những bài cùng đề tài

 
Nhật thực cũng là dịp để thu hút du khách. Các khách sạn cao tầng ở Thượng Hải chật đông khách đến ăn sáng, tranh thủ quan sát hiện tượng hiếm thấy này. Ngay tại Ấn Độ, nhiều hãng hàng không mở dịch vụ đưa khách du lịch lên độ cao hơn 12 cây số để quan sát nhật thực
Theo các chuyên gia nghiên cứu không gian Hoa Kỳ NASA, nhật thực bán phần bắt đầu đã được nhìn thấy từ lúc 00h30 phút, giờ quốc tế, từ Ấn Độ Dương ở ngoài khơi bờ biển phía tây Ấn Độ. Sau đó, đến 00h53 phút, giờ quốc tế, mặt trời bị mặt trăng che lấp toàn bộ, tức nhật thực toàn phần.

Hiện tượng này kéo dài trong 6 phút 39 giây, được quan sát thấy từ tiểu bang Gujara, Ấn Độ và trong một dải lãnh thổ dài 15 ngàn cây số, rộng 258 cây số, bao gồm phía tây Ấn Độ, Nepal, Bhoutan, Bangladesh, Miến Điện, Trung Quốc, các đảo Ryukyu ở phía nam Nhật Bản cho tới tận Thái Bình Dương.

Tính trung bình, do nhật thực, Ấn Độ bị chìm trong bóng tối từ 3 đến 4 phút. Trung Quốc khoảng 5 phút. Tuy nhiên, ở một số nơi, do thời tiết xấu, mưa, nên việc quan sát không được rõ. Giới chuyên gia cho biết, phải đợi đến năm 2132 thì mới xẩy ra nhật thực kéo dài hơn sự kiện ngày hôm nay.

Ảnh chụp bức tượng <em>Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời, </em>tại Thiểm Tây lúc nhật thực (Reuters)

Ảnh chụp bức tượng Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời, tại Thiểm Tây lúc nhật thực (Reuters)

Tại nhiều nước châu Á, các câu chuyện cổ hoặc huyền thoại thường gắn hiện tượng nhật thực, nguyệt thực với những điều hay hoặc điềm gở. Ở phía bắc Ấn Độ, khoảng 1,5 triệu người theo Ấn Độ giáo đã đổ về thành phố thánh Kurukshetra để tắm gội trong lúc có nhật thực, nhằm giải thoát các linh hồn.

Tại thành phố Bénarès, bên bờ sông Hằng, đám đông giơ tay lên trời chào đón mặt trời xuất hiện sau nhật thực. Theo truyền hình nước này, khoảng 5 triệu người theo Ấn Độ giáo đã làm các lễ nghi nói trên.

Ở Ấn Độ cũng như Nepal, nhiều phụ nữ được khuyên nhủ không nên sinh con vào ngày hôm nay. Theo AFP, trong một ngôi làng ở phía bắc Bangladesh, một nước hồi giáo, hàng chục ngàn người đã tụ tập trong một sân vận động, "khóc than, run sợ khi mặt trời biến mất và mừng vui vỗ tay khi mặt trời tái hiện".

Nhật thực cũng là dịp để thu hút khách du lịch. Các khách sạn cao tầng ở Thượng Hải, Trung Quốc chật đông khách đến ăn sáng, tranh thủ quan sát hiện tượng hiếm thấy này. Ngay tại Ấn Độ, nhiều hãng hàng không mở dịch vụ đưa khách du lịch lên độ cao hơn 12 cây số để quan sát nhật thực.

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/115/article_4287.asp

 

La plus longue éclipse totale du siècle

par  RFI

Article publié le 22/07/2009 Dernière mise à jour le 22/07/2009 à 15:05 TU

 

La plus longue éclipse totale de notre siècle a commencé en Inde.(Photo : AFP)

La plus longue éclipse totale de notre siècle a commencé en Inde.
(Photo : AFP)

Le phénomène a commencé à 00h30 Temps universel au-dessus de l'Inde sur l’Etat du Gujarat. La plus longue éclipse totale de Soleil a plongé dans l'obscurité peu à peu une bande de 15 000 km de long sur le contient asiatique. Elle était visible du Népal, du Bouthan, du Bangladesh, de la Birmanie, de Chine et des îles méridionales japonaises Ryukyu.

Les spécialistes parlent d’une éclipse « monstre ». Le Soleil a été  complètement masqué par la Lune pendant six minutes et 39 secondes dans une zone peu habitée du Pacifique, un record de durée qui ne sera pas battu avant l'année 2132.

David Fossé, membre de l’Association française d’astronomie et journaliste au magazine «Ciel et Espace»

« Sa particularité est qu'elle est l'éclipse la plus longue du XXIe siècle : elle va durer 6 minutes et 39 secondes, c'est un véritable record ! »

22/07/2009 par Christian Sotty

Ils étaient des centaines de millions d'Asiatiques à l'attendre, cette éclipse que l'on annonçait la plus belle et la plus longue du siècle à venir. De l'Inde à la Chine, on l'a guettée, on l'a observée... et on a surtout joué à cache-cache avec les nuages.

Satiajai Mayor, habitant de l'Etat du Gujarat

L'éclipse vue de l'Etat du Gujarat, à l'ouest de l'Inde

« Vers 06h23, à l'heure de l'éclipse totale, la clarté s'est éteinte d'un coup et pendant plus d'une minute ça a été la nuit, tous les oiseaux se sont arrêtés de chanter. »

22/07/2009 par Camille Magnard

En Asie du Sud-Est, on est en pleine période de moussons, et le ciel est malheureusement resté bouché sur une bonne partie de la région concernée. Le Soleil, la star du jour, ne s'est montré que dans de rares endroits, et c'est au final à la télévision, grâce aux directs diffusés par toutes les grandes chaînes asiatiques, que l'on a pu profiter de la magie du moment.

Un bon moyen, au final, de conjurer certaines superstitions. Car en Inde notamment, l'éclipse a été accueillie avec un mélange de fascination et de craintes, la craindre de sortir au moment de l'éclipse. Et donc, pluie ou pas pluie, beaucoup d'Indiens avaient décidé de rester chez eux, bien à l'abri des éventuels mauvais sorts.

On raconte même que dans les maternités indiennes, des femmes ont tout fait pour repousser d'une journée, ou au moins de quelques heures leur accouchement, pour ne surtout pas donner naissance à un enfant pendant les quelques minutes de colère du Soleil

http://www.rfi.fr/actufr/articles/115/article_82925.asp

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org