Hành tinh tưởng tượng

Vietsciences-Gs Trịnh Xuân Thuận                09/10//2004

  Võ Thị Diệu Hằng chuyển ngữ

Sự hình thành Thái dưong  hệ:

Đầu tiên cách đây 10 tỉ năm, cái sẽ trở thành hệ mặt Trời của chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé của một đám mây khổng  lồ Hydrogen và Helium vũ ballet xung quanh tâm Ngân Hà. Thời gian trôi qua, dần dần đám mây này co lại từ từ và được  tích tụ các  nguyên tố nặng nhờ sự bùng nổ của các  ngôi sao khổng  lồ kế bên, để giải thích sự phong  phú các nguyên tố nặng ở bậc thang 2%. Cuối cùng cách đây khoảng 4,6 tỉ năm, dưới ảnh hưởng trọng  lực của chính nó, nó tự sụp đổ lên chính nó và văng  ra  thành một loạt  mây nhỏ hơn mà một trong  những  đám mây dó sẽ trở thành hệ Mặt Trời của chúng ta.

Thái dương hệ là kết quả của đám mây khí giữa các sao có đường kính hàng  mấy ngàn tỉ cây số. Trong  khi sụp đổ,  đám mây trở thành dẹp và trở nên  vô cùng nóng  và đặc ở trung tâm nên  các phản ứng  hạch tâm khởi phát: đó là sự  tạo thành mặt Trời.  Chất khí ở vòng  ngoài loãng  hơn, tới phiên mình  ngưng tụ thành hành tinh và thiên  thạch. Vậy là Thái dương  hệ ra đời

 

Sự  hình thành các  hành tinh

... Thời gian trôi. Đồng hồ vũ trụ báo 10,4 tỷ năm. Trong số hàng trăm tỷ thiên hà định cư trong vũ trụ có thể quan sát được, chúng ta hãy chú ý tới một thiên hà với  các cánh tay xinh đẹp hình xoắn ốc. Nó có tên  là Giải Ngân Hà. Trong  cái góc nhỏ bé  hẻo lánh  giải Ngân Hà này, nằm  ở hai phần ba  khoảng  cách tính từ tâm tới bờ, một đám mây giữa các vì sao co lại. Chuyển động sụp đổ của nó có thể được khởi động do một sao supernovae sát  gần đó. Nhiệt độ ở tâm đám mây tăng . Từ vài chục độ, tăng  dần một cách nhẹ  nhàng, sau vài triệu năm sẽ đến giai đoạn quyết định là 10 triệu độ. Các phản ứng hạch nhân khởi phát. Đám mây khí  phát sáng . Nó trở thành ngôi sao. Mặt Trời, thiên thể của thế hệ thứ ba ra đời.

Thiên nhiên theo đuổi sự tăng trưởng của nó tới sự phức  tạp. Các phân tử chỉ gồm khoảng chục  nguyên tử không đủ cho nó nữa. Những điều kiện của môi trường giữa các vì sao còn lạnh hơn cả các cực  và những  khoảng "gần như trống" đến chóng  mặt quá khắc  nghiệt để tạo ra những  cấu trúc phức tạp hơn. Để sinh ra sự sống, cần phải tìm một cái nôi mời gọi hơn. Từ  đó thiên nhiên đã tưởng tượng ra các  hành tinh. Để tạo nên hành tinh này, nó dùng các bụi  ở khoảng giữa các ngôi sao nằm rải rác trong  đám mây. Lúc các đám mây co lại, các hạt bụi thoát ra ngoài. Một số bắt đầu quay xung quanh  mặt Trời tạo nên các vòng xinh đẹp như các  vòng trang sức cho Saturne . Trong  lòng  các vòng này, một số hạt bụi hơi lớn hơn các  hạt khác bắt đầu bắt các hạt khác. Chúng  lớn  dần lên. Khối lượng của chúng cũng tăng dần: 1g, 1kg, 1 tấn, rồi lên tới hàng  tỉ tấn. Chẳng  bao lâu sau, gần như toàn bộ vật chất của các  vòng gặp nhau nơi 9 thể rắn hình cầu (lực  hấp dẫn rất thích dạng cầu) Vậy là hệ mặt Trời bắt đầu sự tồn tại của mình với Jupiter to lớn là vị vua của nơi này. Chung quanh mỗi hành tinh (trừ Mercure) đều tổ chức cho mình một đám rước (cortège)  các ngưng tụ nhò, các mặt Trăng. Trái Đất có mặt Trăng của nó,  và Jupiter ngự trị giữa vài chục vệ tinh. Những cái còn lại trở thành thiên thạch và tiểu hành tinh.  Một số lớn các thiên thạch này tới đập tan nát (s'écraser) vào các hành tinh vừa mới tạo thành. Nhựng miệng hố (cratère) rải rác trên phong cảnh của mặt Trăng và Mercure là những chứng  nhân im  lặng của thời kỳ dội bom mãnh liệt đó.

Thời kỳ xáo trộn lớn kéo dài vài trăm triệu năm. Trái Đất với sức  mạnh của 6 ngàn tỉ tỉ tấn có thể bắt đấu chuẩn bị cho sự sống. Nó tự quay quanh nó thật nhanh. Vô số núi lửa  phun  ra bề mặt trái Đất phún xuất thạch nóng  bỏng, nhìn thấy mặt Trời vội vã xuyên  qua bầu trời. Cuộc chạy đua thiên thể của nó, từ lúc  bình minh đến  hoàng hôn chỉ kéo dài hai giờ rưỡi: trái Đất lúc đầu quay 5 giờ  một vòng. Từ đó về sau nó quay càng  ngày càng chậm dần vì bị hãm lại do lực  hấp dẫn của mặt Trăng tác dụng  lên nó.Nó sẽ tiếp tục  quay chậm dần. Một ngày 24 giờ sẽ kéo dài ra thành 48 giờ, kéo dài thành các tuần, tháng, năm...  Nhưng  những  ai không thích bị phiền hà vì thói quen của họ nên  yên  tâm, vì cho dù họ sống trăm tuổi thì họ cũng chỉ thêm  cao nhất là 30 giây cho một ngày cua họ. Sự quay chậm lại của trái Đất rất nhỏ gần  như không thấy được cho một đời người.

 

Dịch từ:

La Mélodie secrète, Trinh Xuan Thuan

http://www.astronomes.com/c9_origines/p911_formation.html

© http://vietsciences.free.fr  Võ Thị Diệu Hằng