Hình do kính thiên văn không gian Hubble chụp

Vietsciences- Hồng Nhung                22/04/05        

 

 

Hành tinh bốc hơi

Hành tinh này đang bốc hơi. Hydrogen chứa trong lớp bên trên của bấu khí quyển sôi vì sát bên sức nóng tỏa ra  bởi ngôi sao (màu vàng). Khí quyển lúc bấy giờ trở nên loãng và nóng đến nối  nó  bị thoát ra khỏi ảnh hưởng của trọng lực của hành tinh (màu xanh dương)

 

Thiên hà xa xôi

Nhờ vật kính đặc biệt, Hubble có thể thu nhận các ánh sáng rất yếu từ các thiên hà xa xôi. Chẳng hạn thiên hà này cách xa hệ mặt trời của chúng ta rất nhiều năm ánh sáng.

 

Tinh vân Đầu ngựa

"Tinh vân Đầu ngựa"  là một trong những thiên thể được chụp hình nhiếu nhất trong  bầu trời. Đó là một đám mây khí và bụi, bị biến dạng do những bức xạ của một ngôi sao khổng lồ. 

 

Sao siêu mới

Sao siêu mới là sao đang chết. Trung tâm của sao chứa Hélium và chất này bị đốt hết dần . Khi sao không còn chất khí này nữa, sao sẽ sụp đổ dưới chính trọng lượng của nó và có thể có khối lượng gấp 10 lần Mặt trời

 

Đám sao

Vòng cung Lynx, hội tụ của nhiều triệu sao, ít sáng hơn hai lần chòm sao Orion (Lạp H, là tinh vân gần Trái đất nhất) . Các sao nóng đến nỗi một phần lớn ánh sáng của chúng  phát ra tia tử ngoi, cho ra màu xanh lá cây và màu đỏ

 

Nébuleuse du cône

Cái cột sao khổng lồ, gồm chất khí và bụi, có chiều cao khoảng nhiều năm ánh sáng. Nội chiều cao của cũng đã tượng trưng cho 23 triệu vòng của Mặt trăng và nguyên cả khối tinh vân bằng 65 lần lớn hơn hệ Mặt trời của chúng ta.

 

Géode céleste

Theo địa chất học, géode là những viên đá tròn của núi lửa, tương tự ,  ở bầu trời đó là một cái khoang chứa khí , được điêu khắc bởi gió mặt trời và các tia bức xạ tử ngoại của sao trẻ

 

Anneau de gaz

Hình này là một trong những hình nổi tiếng do Hubble chụp. Đó là một ống khí, di tích của một ngôi sao đã chết từ nhiều ngàn năm ánh sáng.

 

Thiên hà lùn

Thiên hà này gồm nhiều sao đang sinh ra: chúng chỉ có 25 triệu năm, gần như lúc mà con người đầu tiên xuất hiện trên trái đất. Môi trường hỗn loạn ở kề bên khiến xảy ra những cơn gió lốc khí

 

Galactique

Tinh vân Dombbell cách Trái đất 1200 năm ánh sáng, do một sao già cởi bỏ các lớp ngoài của nó, phát ra một phổ màu sắc. Mỗi đám mây nhìn thấy trên ảnh này có thể chứa 3 Trái đất

 

Echo lumineux

Sự nổ trên bầu trời này tạo ra sự dội lại của ánh sáng, phản chiếu trong các mây bụi xung quanh, tạo cảm tưởng như sao lớn dần. Sự vang dội này có thể tiếp tục sau khi sao biến  mất rất lâu

 

La Pléïade

Như một ánh chớp trên bức tường của một hang động, ánh sáng của sao vừa mới xuyên qua mây và phản chiếu trên bề mặt của nó.  Sao Pleïade, tên của 7 ái nữ của thần Atlas (Atlas, xứ Titan bị Zeus đày phải đội bầu trời, hay Trái đất, trong truyện thần thoại Hy Lạp)

 

Thiên hà xoắn ốc:

Nhờ đo độ sáng của các sao khác nhau trong một thiên hà, người ta có thể tính khoảng cách của chúng. Người ta cũng dùng những số đo này để định tỷ lệ giãn nở của Vũ trụ và định tuổi của nó

 

Tinh vân Eskimo

Tinh vân Eskimo ở trong chòm sao Gémeaux, ở cách xa chúng ta 5000  năm ánh sáng. Trên hình này, chụp năm 2000, màu sắc định được thành phần cấu tạo  của tinh vân: màu đỏ là nitrogen, màu xanh lá cây là hydrogen, màu xanh dương là oxygen và màu tím là helium

 

© http://vietsciences.free.fr Hồng Nhung