Mùa mưa lũ nghĩ đến loài Cỏ Thần

Vivàsciences-Nguyễn Lân Dũng         19/11/2005

 

         Vâng , tôi gọi đó là loài Cỏ Thần vì chúng có những đặc tính thần diệu mà ít loài cỏ nào có được. Đó chính là Cỏ Hương bài hay Cỏ Hương lau mà lâu nay còn gọi là Cỏ Vetiver. Tên khoa học của loài cỏ này là Vetiver zizanoides.

         Thực ra trong chi Vetiver còn nhiều loài khác cũng phát triển mạnh mẽ lắm nhưng loài V.zizanoides thích hợp hơn với khí hậu nước ta. Cũng phải nhắc đến một loài có thể trồng trong các vùng khô hạn, đó là loài Vetiver nỉgitana.

         Ưu điểm thứ nhất là thân cỏ mọc thẳng đứng, có thể cao tới 1,5-2m, lá ken dày đặc, phần gốc đẻ nhánh rất mạnh. Lá dài khoảng 45-100cm, rộng 6-12cm. Khi còn non có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi rất tốt.

         Ưu điểm thứ hai là có bộ rễ chùm rất dài, cắm xuống đất sâu tới 3-4m (!), ken dầy với nhau ,làm thành một bức tường vững chãi.

         Ưu điểm thứ ba là trong rễ có chứa tinh dầu thơm với lượng chứa cao tới 2-2,5% tính theo trọng lượng khô của rễ. Tinh dầu này dùng để chế tạo ra loại nước hoa Pure Vetiver với giá tới 880 000đồng/125ml. Nếu không dùng để chưng cất tinh dầu thì có thể dùng rễ khô của cỏ này để bện thành các hàng thủ công, mỹ nghệ (quạt cỏ, túi cỏ, nón cỏ, thảm cỏ, đệm cỏ,…)

         Ưu điểm thứ tư là mọc theo hàng lối như lúc trồng, không mọc tràn lan như nhiều loài cỏ dại khác , vì chúng có thể tạo nhiều hạt nhưng cây con không mọc từ hạt mà thường được trồng theo phương pháp sinh sản vô tính (tách chồi ra để ươm giống hoặc trồng trực tiếp ra môi trường). Không có khả năng gây nên thảm họa cỏ dại như nhiều loài cỏ phát tán bằng hạt.

         Ưu điểm thứ năm là thích nghi rộng rãi trong những điều kiện đất đai rất khác nhau. Có thể mọc cả ở đất ngập nước, đất khô cạn . Tuy nhiên thích hợp nhất là ở những nơi có lượng mưa hàng năm khoảng trên 700mm để sau đó có thể tồn tại suốt thời gian khô hạn, đất chua (tới pH 3,0) hoặc đất kiềm (pH tới 12), đất mặn, đất phèn (!). Chúng chịu đựng tốt với cả úng ngập lẫn khô hạn.Có thể duy trì bền vững độ ẩm của đất

         Ưu điểm thứ sáu là thích nghi rộng rãi với các nhiệt độ từ rất lạnh (- 140C) đến rất nóng (480C). Tất nhiên thích hợp nhất là ở nhiệt độ 18-250C.

Ưu điểm thứ bảy là khác với lúa mỳ , lúa nước, loài cỏ này thuộc nhóm thực vật C4 -sản phẩm quang hợp đầu tiên có 4C (acid oxaloacetic), cho năng suất chất xanh cao hơn nhiều so với thực vật C3.

Ưu điểm thư tám là có thể chịu đựng được các kim loại nặng nguy hiểm như Arsenic (tới nồng độ 100-250ppm hay phần triệu), Đồng (50-100ppm), Cadmi (20-60ppm), thủy ngân ( 5ppm), chì…Ngoài ra còn hấp thu tốt các lượng dư thừa Phôtpho, Manhê…Chính vì vậy có thể sử dụng loài cỏ này vào mục đích xử lý các vùng đất và nước bị ô nhiễm bởi kim loại nặng.

Ưu điểm thứ chín là được sử dụng rất có hiệu quả để chống sạt lở trên các ta-luy đất ven các đường quốc lộ (đường bộ, đường sắt), các công thình thủy nông. Cũng thích hợp để chống xói mòn ở các vùng đất dốc vì ngăn cản dòng chảy khi mưa lũ. Người ta gọi hàng rào cỏ Vetiver là tấm thảm bê tông mềm mại.

Ưu điểm thứ mười là tạo nguồn phân hữu cơ rất tốt cho đất. Khi khai thác phần chất xanh trên mặt đất có thể làm phân bón hữu cơ, phần rễ dầy đặc trong đất cũng sẽ bị phân hủy tạo thành nguồn chất mùn (làm nên cấu tượng của đất, giúp đất có độ thoáng thích hợp để giữ nước , không khí và dự trữ thức ăn cho đất).

Giâm chồi (dài 20cm, rễ dài 5cm) vào các túi PE  (7 x 5 cm, đường kính 7cm), có chứa hỗn hợp tro trấu, phân chuồng, cám dừa và một ít đất mặt .Cũng có thể ươm trực tiếp tại lối vào của các đập nhỏ hay hồ chứa nước. Nước sẽ tưới cho cỏ , còn cỏ thì thanh lọc phù sa trong nước. Nên trồng thành 2-3 hàng song song qua đường nước chẩy, mỗi hàng cách nhau 30-40cm. Lấy từ chỗ ươm này đi trồng thì nên cắt ngọn cao 5-20cm, cắt rễ còn 10cm. Dùng phân điamôn phôtphat (DAP) để kích thích đâm chồi. Muốn trồng trên nơi cần bảo vệ đất cần trồng thành khóm cách nhau 10cm, trồng theo hàng để tạo vành đai đồng mức. Sau khi trồng 6-7 tháng nên cắt bỏ phần thân ra hoa để cỏ tiếp tục lên cây non.

Cỏ Vetiver đã được trồng thử nghiệm có hiệu quả tại nhiều vùng trong cả nước (Tây Ninh, Tiền Giang, An Giang, Đồng Nai,Cần Thơ, Tây Nguyên ,Thừa Thiên –Huế, Quảng Bình, Thái Bình, Nam Định,dọc đường Hồ Chí Minh…

Có thể nhận giống và hỏi thêm về kỹ thuật tại Viện Nông hóa-Thổ nhưỡng , Viện KHNN miền Nam, ĐH Cần Thơ, ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh, Công ty Sinh học Nông nghiệp và Thương mại Thiên Sinh (thành phố Hồ Chí Minh)…Có thể liên hệ qua địa chỉ trên mạng

 

http://www.thiéninh.com/contact/ )

 

 

 

 

     

           © http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.nvà  Nguyễn Lân Dũng